Xem Nhiều 6/2023 #️ 10 Cách Học Toán “Dễ Như Ăn Kẹo” # Top 15 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # 10 Cách Học Toán “Dễ Như Ăn Kẹo” # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Cách Học Toán “Dễ Như Ăn Kẹo” mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Làm thế nào để học giỏi môn toán?

1. Nắm vững lý thuyết, định nghĩa về các dạng toán

Khi nắm vững được lý thuyết thì các bạn có thể dễ dàng áp dụng để thực hành, Toán không giống như những môn xã hội thế nhưng việc ghi nhớ các định nghĩa cũng rất cần thiết.

Nắm vững lý thuyết, định nghĩa và công thức về các dạng toán

Tính chất, định nghĩa, lý thuyết tất cả đều phải nhớ, khi ở trên lớp bạn nên tập trung nhất có thể vào bài giảng để hiểu và ghi nhớ kiến thức ngay lúc đó. Việc áp dụng kiến thức vào bài học có thể dễ dàng hơn.

2. Luyện tập giải nhiều dạng toán khác nhau, chia nhỏ thời gian học

Lắp công thức có sẵn vào một bài toán là cách được rất nhiều bạn học sinh áp dụng, bởi cách làm nên không mất quá nhiều thời gian. Thế nhưng sẽ tạo nên tâm lý lười học, đừng chỉ giải những bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, hãy tìm tòi thêm nhiều dạng toán khác nhau trên mạng để hiểu bài hơn.

3. Phải thật sự hiểu rõ bản chất vấn đề

Việc hiểu rõ bài học đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc học, nếu chỉ dừng lại ở mức hiểu một cách mơ hồ bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn các vấn đề cơ bản với nhau. Thế nên phải thật sự hiểu rõ bài học đừng chỉ học vẹt, học đối phó

4. Giải chậm từng bước một

Hãy giải từng bước một, đừng vội vàng. Sau đó cẩn thận xem lại từng bước giải một, việc này sẽ giúp bạn sửa chữa và học hỏi thêm được nhiều sau những lỗi sai của mình. Khi làm toán, việc viết ra cách giải vô cùng quan trọng, “làm tắt” chỉ áp dụng cho những bạn đã nắm rõ và thông thạo dạng toán. Thế nhưng những lần đầu bạn nên giải chậm từng bước để rèn luyện kỹ năng thay vì dùng cách làm tắt ngay từ đâu, nó sẽ khiến bạn khó hình dung ra bài toán.

5. Mạnh dạn hỏi giáo viên khi chưa hiểu bài

Đừng giấu cái dốt, nếu chưa hiểu bài bạn hãy hỏi giáo viên hoặc bạn bè, nếu ngại việc học thì bạn khó có thể trau dồi được nhiều kiến thức, đặc biệt là ở những chỗ chưa hiểu bài.

Thế nên đừng ngại, hãy cứ mạnh dạn hỏi giáo viên, hỏi những người xung quanh. 

6. Có thái độ học nghiêm túc

Lên kế hoạch và deadline là một điều vô cùng cần thiết, bạn không thể chỉ học lúc vui còn lúc chán thì không học. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tiến trình cũng như thái độ học của bạn, thái độ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, hãy nuôi dưỡng nguồn cảm hứng học, dành sự nghiêm túc cho môn toán.

7. Học nhóm cùng bạn bè

Cách học này khá phổ biến với các bạn học sinh, bởi học nhóm có thể giải đáp thắc mắc của không chỉ một mà rất nhiều bạn học sinh với nhau. Học nhóm giúp các bạn duy trì được nguồn cảm hứng cũng như gia tăng thêm tình cảm bạn bè.

8. Có quyết tâm mục tiêu rõ ràng

Để chinh phục những dãy số khó hiểu, bài toán rắc rối bạn phải có quyết tâm rất lớn. Không ai vừa sinh ra là đã giỏi toán, những bạn học giỏi đều phải trải qua một quá trình rất dài luyện tập. Nên quyết tâm của bạn phải rất lớn mới có thể chinh phục được bộ môn này và quan trọng hơn nữa bạn phải có mục tiêu. Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn có thêm động lực, bởi nếu bạn chỉ xem việc học toán là một nhiệm vụ thì khó có thể chinh phục được nó.

9. Phải sáng tạo, tạo niềm đam mê với môn toán

Tư duy theo lối mòn sẽ hạn chế khả năng sáng tạo của bạn, thế nên bạn cần phải đa dạng các phương pháp giải toán. Tìm kiếm phương pháp mới sẽ giúp bạn củng cố thêm kiến thức cũ cũng như tạo nên sự thú vị và hứng thú hơn trong học tập.

Phải biết khơi dậy sự tò mò như vậy bạn mới có thể đi khám phá những bài toán ấy chứ không dừng ở việc nghe giảng và áp dụng đúng công thức như thầy cô ở trên trường. Học tập một cách khô khan mà không có bất cứ hứng thú hay niềm đam mê sẽ không giúp bạn duy trì việc học một cách lâu dài, thế nên thông minh nhất hãy biến việc học toán thành một niềm vui hằng ngày của bạn.

10. Tự học

Cách Viết Công Thức Toán Học Trong Word Cực Dễ

Có 3 cách chèn công thức toán học trong Word phổ biến nhất là Equation, Ink Equation và Math Type. Với công cụ viết công thức toán tích hợp sẵn trong Word, Equation, bạn có thể chèn những công thức toán phổ biến nhất. Ink Equation giúp viết công thức nhanh hơn và nếu cần các kí hiệu phức tạp, đa dạng thì MathType là lựa chọn của bạn.

Chèn công thức toán học với Equation

Bước 1: Vào tab Insert, nhìn sang cuối thanh menu bên phải, nhấp vào mũi tên ở nút Equation.

Bước 2: Chọn và nhấp chuột vào mẫu công thức toán học phù hợp với công thức bạn định chèn, kéo thanh trượt xuống dưới để thấy nhiều mẫu công thức hơn.

Chọn công thức toán học cần chèn vào tài liệu Word

Bước 3: Công thức sẽ xuất hiện trong tài liệu, bạn cần sửa thông số nào thì nhấp chuột vào đó, hoặc dùng các phím mũi tên tương ứng để di chuyển đến vị trí cần sửa:

Bước 4: Nếu trong Equation không có công thức sẵn có, bạn không nhấp vào mũi tên cạnh Equation nữa mà nhấp thẳng vào Equation, lúc này xuất hiện tab Design với rất nhiều kí hiệu toán học để tùy biến và chèn vào tài liệu:

Chọn các kiểu kí hiệu cần thiết để tạo công thức toán học trong Word

Sử dụng Ink Equation để viết công thức toán học trong Word

Nếu cách chèn trên quá mất thời gian khi bạn phải chèn nhiều công thức, bạn có thể sử dụng Ink Equation, đặc biệt tiện lợi nếu bạn có màn hình cảm ứng và bút chuyên dùng cho màn hình cảm ứng, không thì khéo léo dụng chuột vẫn rất ổn.

Chọn Ink Equation để chèn công thức viết tay

Dùng chuột viết công thức toán học trong khung ô ly vàng

Sau khi viết xong bạn nhấn Insert, công thức toán bạn đã viết sẽ được chèn vào Word:

Công thức toán đã được chèn vào Word

Cách dùng MathType trên Word

Bước 1:

Bạn tải và cài MathType, sau đó truy cập vào thư mục dữ liệu của MathType trên hệ thống. Nếu bạn cài bản MathType cho Windows 64bit thì truy cập theo đường dẫn C:Program Files (x86)MathType. Còn nếu là bản MathType 32bit thì thay bằng Program file.

Sau khi truy cập vào thư mục MathType chọn tiếp vào MathPage.

Bước 2:

Trong giao diện tiếp nhấn chọn vào thư mục 64.

Bước 3:

Tìm tới thư mục cài đặt bộ Office trên máy tính. Nếu cài bản Office 32bit thì truy cập vào C:Program FilesMicrosoft Office. Nếu chạy bản Office 64bit thì truy cập vào C: Program Files(x86)Microsoft Office.

Tại đây bạn sẽ thấy có thư mục Office 12. Tên thư mục sẽ tùy thuộc vào phiên bản đang cài đặt, có thể là Office14 nếu dùng bản Word 2010.

Bước 4:

Hãy dán file chúng tôi vào thư mục Office12 này. Như vậy bạn đã thêm thành công MathType vào giao diện trên Word.

Bước 5:

Mở giao diện Word và sẽ thấy có phần MathType xuất hiện trên thanh menu của giao diện.

Nhấn vào MathType rồi nhấn tiếp vào mục Inline ở bên dưới. Ngay lập tức giao diện MathType hiển thị.

Bước 6:

Chúng ta hãy viết công thức muốn sử dụng trên Word rồi bôi đen và chọn Copy.

Dán công thức hay biểu thức vào giao diện Word và bạn sẽ thấy công thức xuất hiện.

MathType và Word sẽ hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau, không ảnh hưởng tới nhau khi thực hiện những thao tác trên 2 công cụ này. Những kiểu phương trình, biểu thức mà MathType hỗ trợ bạn soạn thảo sẽ phong phú hơn so với tính năng nhập công thức toán có sẵn trên Word.

7 Cách Học Tốt Môn Toán

Đầu tiên, sự siêng năng chăm chỉ luôn là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn thành công bất cứ điều gì. Môn Toán thật sự không khó, có điều phải học đúng cách và sự đầu tư đúng hướng thì bạn sẽ giỏi thôi. Không chỉ học trên lớp mà về nhà cũng phải trau dồi và luyện tập thì bạn sẽ cảm thấy môn học này thật sự chẳng khó tí nào đâu!

1. Nắm chắc các lý thuyết, định nghĩa:

Dù không phải học thuộc lòng như mấy môn xã hội, nhưng các định nghĩa cũng như lý thuyết của môn Toán bắt buộc các em phải học thật chắc.

2. Không học dồn:

Đối với các môn tự nhiên như toán lý hóa, đặc biệt là môn Toán, thì các em phải học vững cái trước thì mới học tốt được cái sau. Bởi thế, việc học dồn là điều không thể để xảy ra với môn học này.

Có nhiều hs không học bài, đến khi thi mới lôi ra học công thức này nọ thì sẽ có kết quả thi rất thấp. Bởi vì phải có một quá trình để học và trao dồi mỗi ngày, áp dụng những kiến thức vào bài tập thì các em mới ghi nhớ lâu được.

3. Lắng nghe và ghi chép mọi thông tin từ bài giảng:

Đa số bài giảng của thầy cô đều nằm trong sách tới 80% và chỉ 20% là ở ngoài sách để các em hiểu sâu hơn. Vì thế, hãy ghi chép tất cả những gì thầy cô giảng dạy vì đó đều cần thiết và giúp ích cho các em rất nhiều.

Đừng ngại ngùng khi mình hỏi, vì thầy cô sẽ rất vui nếu các em dám hỏi để thêm kiến thức cho mình. Họ sẽ giúp đỡ học trò của mình bằng mọi cách để các em học tốt hơn!

Tự học toán tại nhà

1. Đọc trước bài mới ở nhà:

Xem bài mới trước khi đến lớp là một cách để các em tiếp thu bài tuyệt vời. Nếu các em có xem qua và chuẩn bị bài trước, các em sẽ bắt kịp bài và hiểu dễ dàng hơn, tránh tình trạng bỡ ngỡ khi gặp bài học lạ hoặc khó. Không những thế, khi đọc trước thì các em sẽ chuẩn bị sẵng cho mình những thắc mắc để lên lớp giáo viên giải đáp cho mình nữa.

2. Học và làm bài tập thật nhiều:

Các em phải làm bài tập nhiều để những công thức mà mình học được áp dụng. Càng làm nhiều, các em sẽ tiếp xúc với nhiều dạng bài tập, nó sẽ tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các em giải các bài sau này.

Nếu mình làm nhiều dạng, khi đi thi có thể gặp lại và chẳng khó khăn gì để mình giải nữa cả. Lúc đó các em mới thấy được việc làm bài tập nhiều có lợi vô cùng!

3. Yêu thích môn học:

Bất cứ điều gì khi mình yêu thích thì mình sẽ làm tốt nó nhất. Vì vậy, hãy tập yêu môn Toán thử đi, hãy tạo cảm hứng để mình học. Các em sẽ chinh phục được nó nếu các em yêu thích nó. Đừng đặt áp lực quá nhiều vào nó, thay vào đó hãy thoải mái để học, các em sẽ thành công thôi!

10 Cách Dạy Học Online Hiệu Quả

1. Phần mềm thu bài giảng online

Trong bối cảnh Covid-19 bùng nổ, Công ty Techsmith, đơn vị chuyên cung cấp phần mềm để thu bài giảng, cung cấp miễn phí công cụ TechSmith Snagit đến tháng 6/2020 để mọi người có thể thu bài giảng trực tiếp trên máy tính, ghi lại file Power point, kết hợp ghi hình cả người giảng và bài giảng.

2. Độ dài của mỗi video

Theo thống kê 3 năm trở lại đây ở Oklahoma State University, mỗi video bài giảng dài 10-15 phút sẽ dễ theo dõi, tăng sự chú ý, tập trung của học sinh, sinh viên hơn. Bài giảng có nội dung khoa học, đòi hỏi sự tập trung thì nên chia ra thành nhiều video thay vì một video rất dài. Tôi cũng phỏng vấn sinh viên học online trong hai năm qua và cũng nhận được đánh giá như vậy.

Các bạn có thể thu bài giảng trong một tiếng liên tiếp nhưng sau đó nên chỉnh sửa, cắt thành những video nhỏ để đăng lên cho học sinh, sinh viên xem, giúp các em tiếp thu tốt hơn.

3. Học chủ động bằng cách giải quyết vấn đề (đưa ra case study)

Phương pháp học này rất tốt, tăng sự hiếu kỳ, tò mò của học sinh, sinh viên. Tùy môn giảng dạy, tôi sẽ đưa ra các case study khác nhau. Ví dụ dạy sinh hóa, tôi thường đưa ra case study về những bệnh mà bệnh nhân gặp phải, sinh viên đóng vai trò như một bác sĩ, tìm hiểu nguyên nhân, phương pháp chữa trị. Cách này để tăng sự tập trung, động lực cho sinh viên, giúp các em chủ động, tích cực và yêu thích môn học hơn.

Tôi hay sử dụng các case study ở website National Center for Case study teaching in Science. Đây là thư viện quốc gia của Mỹ về các vấn đề dạy trong khoa học. Bạn có thể sử dụng miễn phí hoặc đăng ký gói 25 USD một năm với nhiều tính năng hơn. Tôi khuyến khích các bạn vào đây tham khảo tìm case study cho bài giảng để sinh viên áp dụng những gì được học vào thực tế, từ đó phát triển tình yêu khoa học.

Khi dạy, tôi cho các bạn đọc case study rồi nộp lại báo cáo online. Với những lớp dạy trực tuyến hay trực tiếp, tôi khuyến khích các em làm việc theo nhóm để tìm hiểu về case study đó. Tôi thường yêu cầu nộp báo cáo viết tay để chứng minh sinh viên cùng thực hiện một cách công bằng, giúp các em tăng cường cách làm bài tập nhóm, suy nghĩ đa chiều.

4. Hình thức thi online trong các bài thi dài một tiếng

Mình sử dụng ứng dụng ProctorU – dịch vụ gác thi online, giám sát thí sinh. Nó yêu cầu một người ngồi trực tuyến theo dõi màn hình của các thí sinh đang thi, đảm bảo họ không mở bất kỳ website hay bài giảng nào, không có ai hỗ trợ.

5. Hướng dẫn hàng tuần

Mục đích là tạo cho sinh viên học trực tuyến có lịch trình cố định và trở nên quen thuộc, biết được ngày nào, giờ nào sẽ nhận được bài kiểm tra, bài giảng, bài tập từ giáo viên. Mình thường gửi mail cho tất cả sinh viên vào thứ hai hàng tuần, nêu rõ bài tập, thời gian hoàn thành, ví dụ 23h thứ năm hàng tuần.

Các bạn có thể soạn email từ tối hôm trước rồi cài đặt gửi tới toàn bộ sinh viên trong lớp vào 7h sáng hôm sau.

6. Hướng dẫn ôn thi

Trong một học kỳ có 4 kỳ thi nhỏ trước bài thi cuối kỳ. Lúc đó, tôi sẽ cung cấp cho học sinh phần hệ thống hóa một số đầu mục nội dung chính mà sinh viên phải học. Bạn không cần đưa phần tóm tắt từng nội dung mà chỉ cần hệ thống đầu mục, sinh viên sẽ biết cần ôn tập cái gì và có thể kiểm tra những phần chưa tốt để ôn lại.

7. Câu hỏi dành cho chương tình học

Giáo trình môn học được phát vào đầu mỗi khóa học như một hợp đồng giữa giáo viên và sinh viên. Hai bên cùng thống nhất những chính sách về việc thi lại, nộp bài trễ, có việc đột xuất thì xử lý như nào hay những yêu cầu như phải xem đầy đủ video, phải nộp bài đúng hẹn.

Không phải sinh viên nào cũng đọc hết và nhớ hết vì nó khá dài (3-4 trang). Vì vậy, tôi sẽ làm khoảng 20 câu hỏi ngắn để sinh viên phải trả lời. Ví dụ, khi nộp bài trễ bạn cần làm gì, muốn thi sớm hơn phải làm gì? Qua phần này, sinh viên sẽ nhớ ra yêu cầu chính của môn học và cách xử lý khi có vấn đề xảy ra.

8. Thiết kế bài kiểm tra hàng tuần

Các bài kiểm tra thường kết hợp nhiều dạng câu hỏi như trắc nghiệm, điền vào chỗ trống sẽ giúp kiểm tra được một cách đa dạng hơn. Do không thể kiểm soát được sinh viên ở những bài thi ngắn 15-20 phút, giáo viên phải thiết kế sao cho trong thời gian đó chỉ những sinh viên học bài, có chuẩn bị trước mới có thể hoàn thành kịp thời hạn, còn nếu mở tài liệu thì không hoàn tất được.

Tôi thường làm bài kiểm tra với 20 câu. Một tuần có hai bài để học sinh hiểu sâu hơn về các bài giảng online.

9. Biện pháp khuyến khích sinh viên xem video thường xuyên

Học online có một vấn đề là sinh viên chỉ đọc Power point slide chứ không kiên nhẫn xem hết những video bài giảng. Trường mình có phần mềm giúp kiểm tra sinh viên xem video chưa, xem trong thời gian bao lâu. Từ đó, với những bạn xem đầy đủ video, mình có thể xem xét cho làm thêm bài kiểm tra nhỏ để làm tròn điểm. Sinh viên sẽ có động lực để xem video đầy đủ hơn.

10. Cách tổ chức thi giữa kỳ và cuối kỳ

Thiết kế bài thi chính 1-2 tiếng, giáo viên có thể sắp xếp cho sinh viên nhiều sự lưa chọn như lấy bài thi trực tiếp trên ProctorU hoặc thi tại trường không mất phí, đồng thời giúp sinh viên đặt câu hỏi trong quá trình thi.

Một phòng học trên Zoom cho phép tối đa 100 người trong 40 phút, hoàn toàn miễn phí mỗi lần và có thể thu lại toàn bộ (bật tính năng video record) nội dung buổi học để học sinh, sinh viên xem lại nếu cần hoặc cho ai vắng mặt. Lưu ý là giáo viên cần chỉnh trước chế độ chỉ giáo viên có quyền điều khiển buổi học, chế độ màn hình và cửa sổ chat để học sinh không thể chat riêng hay đẩy bạn khác ra khỏi nhóm được.

Giáo viên cũng nên tắt tiếng tất cả học sinh tham gia, khi ai muốn phát biểu thì dùng tính năng giơ tay trên Zoom để bật tiếng cho em đó hỏi và sau đó tắt.

( TS Ellie Phương D. NguyễnBài viết được chuyển thể từ video trên kênh của tiến sĩ)

Cùng tác giả:

Bạn đang xem bài viết 10 Cách Học Toán “Dễ Như Ăn Kẹo” trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!