Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Xu Hướng Thiết Kế Kiến Trúc Bền Vững Năm 2014 mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Thành phố bền vững” hiện đang là từ ngữ được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây, số lượng công trình với những tính năng “xanh” tân tiến và thân thiện với môi trường đang được phát triển với tốc độ đáng ngạc nhiên. Trong phân khúc nhà ở, 62% các công ty xây dựng nhà ở đơn chiếc đang triển khai các dự án công trình bền vững và các tính năng xanh đang được áp dụng vào ít nhất 15% tổng số dự án của họ. Theo như báo cáo gần đây của McGraw Hill, con số này có thể đạt tới 84% vào năm 2016. Hội đồng Công trình Xanh của Mỹ cũng đã đưa ra dự đoán rằng 55% công trình thương mại sẽ xây dựng trong thời gian tới sẽ đủ điều kiện được phân loại là công trình xanh (hai năm trước con số này là 44%).
1 – Công trình không tiêu tốn năng lượng Net Zero
Hiện nay trong nhiều tiêu chuẩn vàng cho công trình Xanh thì các công trình Net Zero được định nghĩa là công trình tự sản sinh năng lượng nhiều hơn lượng tiêu thụ thực tế của chính công trình đấy. Thông qua một hay nhiều biện pháp kết hợp giữa sử dụng hiệu quả năng lượng và hệ thống năng lượng tái tạo tại chỗ, các tòa nhà như Trung tâm Cảnh quan bền vững tại Pittsburg. Giấy chứng nhận công trình Net Zero được cấp bởi ILFI (International Living Future Institute).
2 – Công trình bảo tồn và phục hồi nguồn nước
Nhận thức về vấn đề khủng hoảng nguồn nước trên quy mô toàn cầu hiện đang được nâng cao, do đó việc sử dụng công nghệ tiết kiệm nước trong lĩnh vực xây dựng đang được quan tâm. Bên cạnh các thiết bị lưu lượng sử dụng thấp và các biện pháp bảo tồn thông thường, hiện nay nhiều kiến trúc sư và kĩ sư đang hướng tới việc thu – xử lý – tái sử dụng ngay tại chỗ. Điển hình như công trình tại New York và Tòa nhà C.K. Choi tại Đại học British Columbia đã sử dụng kết hợp nhiều công nghệ khác nhau như: vệ sinh tự hoại, hệ thống nước xám, bể chứa nước mưa, vườn mưa và vùng ngập nước để nhằm duy trì việc sử dụng nước có trách nhiệm.
3 – Vật liệu sáng tạo
Vật liệu xây dựng hiện không còn bị giới hạn bởi các vật liệu thông thường được đặt hàng từ các xưởng sản xuất hay nhà máy. Kiến trúc sư ngày càng có nhiều sự lựa chọn, từ vật liệu tự nhiên như rơm, vật liệu tái chế hay các container vận chuyển cũ cho tới các vật liệu tiên tiến sử dụng công nghệ chuyển pha. Bất cứ là gì, miễn là vật liệu đó thỏa mãn tiêu chí thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng.
4 – Mái xanh
Nếu có cơ hội nhìn ngắm khu vực nội thành Mỹ từ trên không, hẳn bạn sẽ nhận thấy điều mà bạn khó có thể thấy cách đây 10 năm: những mảng màu xanh lá cây mọc lên không chỉ xung quanh, xen kẽ mà còn lên cả trên mái những tòa nhà. Mái xanh – mái công trình được phủ bởi lớp đất mỏng và thực vật – một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong xây dựng bền vững. Điều này hoàn toàn là dễ hiểu khi nó giảm chi phí cho việc sưởi ấm và làm mát, lọc nước mưa và giảm tốc độ dòng chảy, cải thiện chất lượng không khí và đồng thời kéo dài tuổi thọ cho kết cấu mái. Ngoài ra, mái xanh còn đóng góp không nhỏ vào tính thẩm mỹ cho công trình.
5 – Tích hợp nông nghiệp – đô thị
Mái xanh không phải là phương thức sử dụng cây cối duy nhất để tăng tính bền vững cho công trình đang được áp dụng trong bối cảnh hiện tại. Sự gia tăng nhu cầu các sản phẩm địa phương ngẫu nhiên đã dẫn tới việc khám phá ra nhiều phương thức để tích hợp giữa sản xuất thực phẩm với môi trường đô thị, điều này được thực hiện ngay trong chính bản thân ngôi nhà. Những khu vực vườn, nông trại trên mái như tại Brooklyn Grange, New York ngày càng trở nên phổ biến. Khu vườn đô thị tại Chicago của O’Hare đã chứng minh rằng một trang trại có thể đủ đẹp và sang trọng để sử dụng cho mục đích trang trí nội thất.
6 – Tự động hóa cho công trình
Khi xét đến hiệu năng sử dụng, công tác vận hành và bảo dưỡng công trình có vai trò quan trọng tương đương với bản thân kết cấu công trình. Hệ thống điều khiển máy tính đang được sử dụng ngày càng rộng rãi để theo dõi và kiểm soát các hệ thống bên trong công trình, bao gồm HVAC, chiếu sáng, hệ thống cơ khí và kiểm soát độ ẩm. Lợi ích từ những hệ thống này là vô cùng to lớn, bao gồm cả tiết kiệm năng lượng, phát hiện sớm hơn và giải quyết các vấn đề, hỏng hóc, đồng thời giảm nhu cầu sử dụng lao động cho bảo dưỡng, giảm cả chi phí bảo hiểm.
7 – Khu dân cư bền vững
Một công trình xanh riêng lẻ thôi cũng là rất tốt tuy nhiên ảnh hưởng của nó ít nhiều sẽ bị hạn chế. Do đó việc mở rộng cơ sở hạ tầng khu dân cư xanh, bền vững cho toàn bộ cộng đồng cùng có thể chung tay mang tới những hiệu quả sâu rộng hơn vì lợi ích môi trường và xã hội. Tương tự như những chứng chỉ xanh dành cho công trình riêng biệt, các nhà phát triển đang mong muốn ghi nhận nỗ lực của các khu phố, khu dân cư thông qua chứng nhận tương tự như LEED dành cho Phát triển vùng lân cận. Một lợi thế của công trình bền vững ở quy mô cộng đồng là nó có thể mang lại cơ hội tiếp cận công trình xanh dành cho các gia đình với mức thu nhập thấp và những đối tượng khác không đủ khả năng tiếp cận.
Nếu muốn diễn tả xu hướng bao quát toàn bộ sự phát triển kiến trúc bền vững trong thời gian vừa qua, từ “toàn diện” có lẽ sẽ thích hợp hơn cả. Ngày càng có nhiều kiến trúc sư, kĩ sư và các nhà xây dựng đang đáp ứng với sự thay đổi nhận thức về công trình xanh, rằng tất cả đều có kết nối với nhau. Để thay đổi một khía cạnh của một công trình thì điều không thể tránh khỏi là sự ảnh hưởng tới các cấu trúc khác cùng với tâm trạng và sức khỏe của người sử dụng, thậm chí là của cả khu vực, cộng đồng. Hi vọng rằng các nhà xây dựng sẽ tiếp tục thực hiện những thay đổi tích cực, điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta.
Diệu Nguyễn (E4G.org /Theo Sustainable Cities Collective)
Với mong muốn phổ biến hơn kiến thức về công trình xanh/công trình hiệu quả năng lượng dưới dạng thông tin trực quan và dễ hiểu, dự án E4G trực thuộc Tổ chức Fairventures Worldwide sẽ phối hợp cùng IFC (International Finance Corporation) tổ chức sự kiện “Công trình Xanh: Triển lãm nghệ thuật và các phương tiện nghe nhìn” vào lúc 09:00 tới 20:00 giờ ngày 12/09/2014 tại Trung tâm Triển lãm Nghệ thuật và Nhiếp ảnh 29 Hàng Bài, Hà Nội.
Đến với sự kiện này, người tham dự sẽ có cơ hội tiếp cận gần gũi hơn với ví dụ thực tế của 7 xu hướng trên khi áp dụng trong điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Để có thêm thông tin chi tiết của sự kiện, vui lòng truy cập: http://e4g.org/thong-tin-chi-tiet-su-kien-cong-trinh-xanh-trien-lam-nghe-thuat-va-cac-phuong-tien-nghe-nhin/
Để đăng ký tham dự, xin vui lòng truy cập: http://e4g.org/dang-ky-tham-du-su-kien/
5 Xu Hướng Kiến Trúc Bền Vững Của Năm 2022
Quan điểm kiến trúc trong năm 2018 sẽ không còn là lĩnh vực cá nhân của các kiến trúc sư hay nhà thiết kế nữa – chúng sẽ mang tính chất “tập thể” và hợp tác nhiều hơn.
Giải Afri Sam – SAIA Awards về kiến trúc cải tiến & bền vững hiện đang diễn ra trên toàn thế giới, đây là giải thưởng công nhận những đóng góp sáng tạo cho môi trường thông qua các hình thức hoạt động cộng đồng, dự án thiết kế, xây dựng kiến trúc, công nghệ và hệ thống tự nhiên.
1. Xóa bỏ ranh giới giữa nội thất và ngoại thất
Trước đây, các thành tố của ngoại thất như mặt sàn, sân hiên hoặc ban công được xác định ranh giới rất nghiêm ngặt. Các dự án kiến trúc nhà ở bắt đầu có xu hướng xóa nhòa đi ranh giới giữa các khu vực chức năng. Điều này cho phép sự kết nối lớn hơn giữa nội thất và môi trường, tạo điều kiện cho các thiết kế bền vững phát triển hơn.
Công trình Los Terrenos tại Mexico. Ảnh: Rory Gardiner
2.Thân thiện với môi trường
Các tính năng thân thiện với môi trường cho phép các tòa nhà trở nên “xanh” hơn thông qua việc đưa cây cối vào kiến trúc và không gian.
Công trình Pavilion of the Origins của Hung Nguyen Architects. Ảnh: Nguyen Thai Thach
3.Các ứng dụng bền vững
2018 sẽ là năm bùng nổ các giải pháp bền vững ứng dụng vào thực tế nhằm kiểm soát môi trường tại các khu dân cư một cách chủ động với nhiều tiêu chuẩn về hệ thống sưởi, thông gió và chiếu sáng. Việc lắp đặt hiện nay cũng trở nên hiệu quả, ổn định hơn nhờ nhiều giải pháp đổi mới, khai thác các đặc tính vốn có của tòa nhà một cách khéo léo.
Công trình Kiah House ở Úc tận dụng các vật liệu tái chế với nhiều tiêu chí bền vững.
4.Các sản phẩm thủ công
Mức độ tiêu thụ của sản phẩm thủ công lẫn công nghệ đều tăng bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhiều nhà thiết kế độc lập. Chính cá tính và sáng tạo của các nhà thiết kế ấy là cú hích lớn cho năm 2018. Thực tế hiện nay, nhiều phát minh và sản phẩm của nhiều nhà thiết kế độc lập đã đem lại một cải tiến đáng kể trong kiến trúc dân cư.
Thiết kế đèn được làm từ thủ công từ nấm. Ảnh: Petr Krejci
5.Kiến trúc linh hoạt
Các xu hướng trên dự đoán sẽ được áp dụng phổ biến trong kiến trúc dân cư. Một loại hình kiến trúc/không gian linh hoạt đáp ứng được nhiều tiến bộ về mặt công nghệ. Điều này thực sự sẽ tạo nên ý nghĩa lớn lao trong việc hợp tác với khách hàng và những người thực sự sống trong công trình nhà ở đó. Kiến trúc năm 2018 sẽ không còn là lĩnh vực tự trị cho các kiến trúc sư và nhà thiết kế nữa – nó sẽ mang tính chất “tập thể” và hợp tác. Điều đó có nghĩa là, kiến trúc sư và nhà thiết kế sẽ không còn là cá nhân xác định không gian và không gian trông như thế nào, mà họ cần làm việc với khách hàng và người dùng của họ để đưa ra một giải pháp phù hợp nhất cho mọi người.
Công trình nhà ở Miyamoto 7 tầng có độ cao như 2 tầng. Ảnh: Shinkenchiku Sha
Nguồn: VisiẢnh bìa: UnsplashNgười dịch: Cừu
15 Vật Liệu Xanh Trong Xu Hướng Xây Dựng Bền Vững
Công trình xanh (công trình bền vững) đang là xu thế tất yếu tại các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, tại Việt Nam, quốc gia nằm trong danh sách đứng đầu về mức độ chịu rủi ro của biến đổi khí hậu trong 30 năm tới. Thì việc phát triển các công trình xanh càng cần được chú trọng và đẩy mạnh. Để đạt được điều đó, các sản phẩm xây dựng cần hướng tới và ưu tiên sử dụng vật liệu xanh. Vật liệu thân thiện với môi trường.
Vật liệu xanh được định nghĩa là loại vật liệu có trách nhiệm với môi trường vì các ảnh hưởng của chúng. Được cân nhắc trong suốt vòng đời của vật liệu. Theo định nghĩa của Greenguide, các sản phẩm. Vật liệu xây dựng xanh phải thỏa mãn ít nhất một trong những tiêu chí sau:
– Không độc hại.
– Có hàm lượng tái chế.
– Tiết kiệm tài nguyên.
– Vòng đời sử dụng lâu dài.
– Quan tâm đến môi trường.
Xin giới thiệu tới bạn đọc những sản phẩm vật liệu xanh đang được đánh giá cao trên thị trường. Về tính hiệu quả và khả năng tiết kiệm chi phí.
Vật liệu có nguồn gốc từ đất.
Các vật liệu có nguồn gốc từ đất như gạch không nung, hỗn hợp đất sét trộn với lõi ngô và vôi. Đất nện từng được sử dụng cho mục đích xây dựng từ khi ra đời cho tới nay. Để gia tăng khả năng chịu lực và độ bền cho vật liệu, người ta có thể bổ sung thêm. Cỏ, rơm rạ hay các loại sợi cắt nhỏ khác. Các công trình được làm từ các vật liệu này có khả năng cách nhiệt rất cao và chi phí cạnh tranh.
Tre là vật liệu truyền thống được sử dụng trong các công trình xây dựng ở nhiều địa phương từ hàng nghìn năm qua. Ngày nay, cùng với xu thế phát triển công trình xanh. Tre thực sự là vật liệu xây dựng đầy hứa hẹn cho các công trình hiện đại trên thế giới. Loại vật liệu này có ưu điểm về độ bền, trọng lượng và khả năng tái tạo nhanh chóng. Tre có thể được dùng làm khung cho các công trình, thay thế vai trò của bê tông cốt thép. Nhất là tại các vùng có nguồn tre dồi dào, giao thông khó khăn. Cần tái thiết sau thảm họa thiên nhiên.
Xốp XPs.
Từ lâu, tấm xốp XPs là vật liệu cách âm, cách nhiệt được sử dụng trong nnhiều công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và công cộng. Nhiều nghiên cứu gần đây về các tòa nhà xây dựng mới cho thấy rằng. Những công trình sử dụng tấm xốp cách nhiệt có độ dày 15-18cm. Có khả năng tiết kiệm lượng điện tiêu thụ từ 343-344Wh/m2.
Bê tông nhẹ.
Bê tông nhẹ có trọng lượng chỉ bằng ½ gạch đất sét nung, giúp tiết kiệm chi phí làm nền móng. Với cấu trúc có độ rỗng cao, bê tông nhẹ cách nhiệt tốt, giúp giảm khoảng 30% điện năng sử dụng cho máy lạnh. Ngoài ra, bê tông nhẹ còn có khả năng cách âm cao, chống cháy được khoảng 4 giờ. Sử dụng bê tông nhẹ cũng giúp giảm chi phí cho vữa trát tường do bề mặt bê tông bằng phẳng.
Dù có giá thành cao hơn gạch thông thường khoảng 10-15% nhưng bù lại, bê tông nhẹ. Giúp giảm chi phí làm nền móng, vữa trát, điện năng và còn là vật liệu xanh được khuyến khích sử dụng vì quá trình sản xuất ít phát thải.
Sơn không chứa VOC.
Thuật ngữ VOC (volatile organic compounds) thường dùng để chỉ hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại bay trong không khí. VOC tồn tại trong hầu hết các loại sơn nội thất, ngoại thất, keo dính, sản phẩm lau chùi… VOC rất dễ bay hơi và kết hợp với các chất vô cơ vô hại tạo thành hợp chất mới. Gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Như gây kích ứng mắt, mũi, đau đầu, chóng mặt, các bệnh về hô hấp, làm tổn thương phổi và hệ thần kinh.
Do vậy, khi chọn sơn tường, bạn nên quan tâm đến chỉ số VOC của sơn. Những loại sơn có hàm lượng VOC thấp thường đắt hơn nhưng sẽ an toàn hơn. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình. Bạn nên chọn sơn không chứa VOC (0g/lit) hoặc có hàm lượng VOC dưới 50g/lit.
Kiện rơm.
Kiện rơm là vật liệu xanh được sử dụng nhiều trong các nông trại bởi tính sẵn có và khả năng cách âm, cách nhiệt cao. Ngoài ra, kiện rơm cũng có khả năng chống cháy bởi khi sản xuất, rơm được ép chặt nên không khí không thể lọt qua. Do kiện rơm không có khả năng chịu lực. Chịu tải nên chỉ phù hợp làm vật liệu lấp đầy giữa các cột hay trong các khung, dầm.
Bao cát.
Công nghệ xây dựng sử dụng bao đất, cát (earthbag) đang được giới chuyên môn đánh giá cao nhờ chi phí thấp. Thời gian hoàn thiện nhanh mà vẫn đảm bảo độ kiên cố, vững chắc cho công trình. Xu hướng này khởi nguồn từ các quốc gia châu Phi như Zimbabwe, Nam Phi, Mozambique, Madagascar, Namibia.
Cách xây nhà bao cát rất đơn gảin, những bao cát được xếp chồng lên nhau và cố định bằng dây thép để không bị trượt xuống. Tại một số quốc gia, chẳng hạn như Colombia, ngoài nguyên liệu chính là cát. Người ta còn trộn thêm một số chất như vôi, xi măng, đất sét. Đồng thời trét thêm một lớp gạch sống hay thạch cao ở bên ngoài để bảo vệ công trình khỏi tác động của ngoại cảnh. Cấu trúc này thậm chí còn có thể chịu được động đất.
Đá chẻ (slate).
Đá chẻ là đá tự nhiên, được chẻ từ một khối đá lớn. Nhờ vậy mà đá có màu sắc đồng đều, dễ dàng ốp lát. Với đặc tính chịu được nhiệt độ cao, độ lạnh tốt; khả năng chịu lực cao. Có nhiều màu sắc, vân đá tự nhiên, đá chẻ mang đến cho công trình độ bền vĩnh cửu và vẻ đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, đá chẻ được sản xuất bằng công nghệ không nung nên ít gây tác động lên môi trường. Chi phí cũng thấp hơn so với nhiều vật liệu ốp lát khác.
Tuy nhiên, do có khối lượng rất nặng và thi công khó khăn nên vật liệu này chủ yếu được sử dụng ở gần các khu vực khai thác. Chủ yếu là các công trình gần với khoảng cách không quá 100km.
Tôn lợp sinh thái.
Tôn lợp sinh thái được sản xuất từ sợi hữu cơ cellulose, acrylic và chất chống thấm asphalt theo phương pháp ép lớp. Nhờ vậy mà tấm lợp có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, không bị ăn mòn trong môi trường muối nên rất phù hợp với các công trình ven biển. Loại tấm lợp này có khả năng chống nóng, cách âm và cách điện giúp tiết kiệm điện năng dùng cho điều hòa vào những ngày nhiệt độ tăng cao.
Mái lợp tổng hợp
Các tấm mái lợp làm bằng vật liệu tổng hợp như mút xốp cách nhiệt hay lớp cellulose kẹp giữa hai tấm kim loại hoặc hai tấm nhựa được liệt kê vào danh sách những vật liệu xanh, thân thiện với môi trường. Loại vật liệu này khá nhẹ, chi phí hợp lý và có khả năng cách nhiệt rất tốt cho cấu trúc, từ đó giúp giảm lượng điện tiêu thụ.
Vật liệu cách nhiệt lạnh PU
Tấm cách nhiệt PU (PolyUrethane) có khả năng cách nhiệt hoàn hảo, chống ẩm, chống cháy tốt, không bị lão hóa, khả năng chịu lực và có độ bền cao. Trong xây dựng, tấm cách nhiệt PU được ứng dụng để làm nhà tiền chế, nhà lắp ghép, bệnh viện, trường học…
Panel cách nhiệt SIPs
Thành phần chính tạo nên SIPs là xốp và tấm sợi (OSB). Loại vật liệu này mất ít nguyên liệu và năng lượng để sản xuất hơn so với các hệ thống kết cấu khác. Không chỉ có khả năng cách nhiệt tốt, panel cách nhiệt SIPS còn giúp các kiến trúc sư. Đạt được chứng chỉ năng lượng LEED Platinum và tiêu chuẩn Nhà thụ động.
Sợi tự nhiên
Sợi tự nhiên như bông, len cũng là vật liệu cách nhiệt phổ biến cho các công trình xây dựng. Sợi bông hay len lái chế sẽ được ép thành tấm. Và lắp đặt vào các bức tường hay khung gỗ.
Sợi thủy tinh
Sợi thủy tinh cũng được sử dụng cho mục đích cách nhiệt dưới dạng các tấm thủy tinh. Mặc dù trong sợi thủy tinh có chứa một số thành phần độc hại. Nhưng nhờ đặc tính siêu cách nhiệt và giá thành rẻ nên nó vẫn được coi là một loại vật liệu xây dựng xanh.
Vật liệu xây dựng tái chế
Việc sử dụng vật liệu xây dựng tái chế có tác dụng làm giảm nhu cầu vật liệu mới, giảm thiểu chi phí sản xuất. Chi phí vận chuyển, chi phí xử lý chất thải…
– Gạch: Sử dụng những viên gạch lành cho tường chắn, các công trình phụ; gạch vỡ làm nền móng, lối đi.
– Bê tông: Bê tông vụn sau khi phá dỡ có thể được tận dụng để làm nền nhà. San lấp công trình hoặc làm nguyên liệu để sản xuất gạch không nung.
– Kim loại: Phế thải xây dựng được tái sử dụng nhiều nhất là thép. Vật liệu này được tái chế gần như hoàn toàn, cho phép tái chế lặp đi lặp lại.
– Gỗ: Gỗ tái chế được tận dụng từ nhà kho, nhà cổ, những thùng rượu, thùng chở hàng. Gỗ dư thừa từ các công trình xây dựng và phá vỡ có thể được tái sử dụng cho các dự án xây dựng khác sau khi làm sạch.
– Nhựa: Chất thải nhựa có thể tái chế tốt nhất khi các phế liệu này được thu gom riêng, không pha trộn với các chất thải khác. Chất thải nhựa sau khi được làm sạch có thể được tái sử dụng trong các sản phẩm. Được thiết kế đặc biệt như ống dẫn cáp, cửa sổ PVC, mái nhà hay sàn nhà.
Công Ty Thiết Kế Kiến Trúc Green House Việt Nam
Thương hiệu Green House Việt Nam được chọn với ý nghĩa “Ngôi nhà xanh”, ngôi nhà có sức sống, luôn vươn lên, thuận theo tự nhiên, đó cũng là ngôi nhà sinh thái, luôn gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên để mang đến cảm giác bình yên cho con người.
TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN DỊCH VỤ THIẾT KẾ CỦA GREEN HOUSE
Triết lý về thiết kế
Mỗi công trình Green House Việt Nam là một sự sáng tạo độc đáo với những nét đặc sắc riêng, góp phần khẳng định sự khác biệt, đẳng cấp và cá tính của khách hàng.
Kinh nghiệm hơn 500 dự án
Dự án của Green House Việt Nam thực hiện trải dài trên toàn quốc từ thiết kế và thi công dinh thự, biệt thự, căn hộ chung cư cao cấp, nhà riêng cho tới văn phòng công ty.
Đội ngũ kiến trúc sư giỏi
Với đội ngũ kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, thiết kế những công trình đẳng cấp, những sản phẩm vượt trội về chất lượng, đáp ứng được đúng nhu cầu cũng như sự kỳ vọng của khách hàng.
Đảm bảo ngân sách, tối ưu chi phí
Đến với Green House Việt Nam, khách hàng sẽ nhận được các phương án thiết kế không những đảm bảo tính khoa học, hợp lí và chất lượng mà còn tối ưu tới 30% chi phí xây dựng
Miễn phí thiết kế khi thi công trọn gói
Miễn phí 100% phí thiết kế khi khách hàng lựa chọn dịch vụ thi công trọn gói – chìa khóa trao tay tại Green House Viêt Nam.
Bản vẽ chi tiết từ các chuyên gia bộ môn
Quý khách sẽ nhận được bản vẽ thiết kế chi tiết, mỗi lĩnh vực Thiết kế Kiến trúc, Điện, nước đều do các kiến trúc sư và kỹ sư có chuyên môn, năng lực chuyên sâu từ Green House Việt Nam triển khai.
Tối ưu không gian, đảm bảo tiến độ
Các phương án mà chúng tôi đưa ra nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng cũng như tạo nên một không gian sống đầy khoa học. Không chỉ đến chất lượng, chúng tôi còn đảm bảo thời gian hoàn thành đúng tiến độ.
Bảo hành thiết kế
Green House Việt Nam có chính sách bảo hành & bảo trì sản phẩm ĐỘC NHẤT, đồng thời, chúng tôi luôn quan tâm và hướng tới cốt lõi là quyền lợi và sự hài lòng của khách hàng.
Bạn đang xem bài viết 7 Xu Hướng Thiết Kế Kiến Trúc Bền Vững Năm 2014 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!