Xem Nhiều 6/2023 #️ Adb: Đề Xuất Giải Pháp Thúc Đẩy Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Tại Việt Nam # Top 15 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Adb: Đề Xuất Giải Pháp Thúc Đẩy Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Tại Việt Nam # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Adb: Đề Xuất Giải Pháp Thúc Đẩy Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Tại Việt Nam mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(thitruongtaichinhtiente.vn) – Một cơ quan xếp hạng đáng tin cậy và có uy tín là một trong những mảnh ghép còn thiếu trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Việc thu hút một cơ quan xếp hạng toàn cầu đầu tư vào một trong những cơ quan xếp hạng địa phương hiện tại hoặc trong tương lai là rất quan trọng cho sự tín nhiệm đó.

Nhận định trên vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra trong báo cáo “Tiềm năng đầu tư nước ngoài vào cơ quan xếp hạng tín dụng trong nước tại Việt Nam – The Potential for Foreign Investment in a Domestic Credit rating Agency in Viet Nam”.

Báo cáo được ADB xây dựng nhằm đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường trái phiếu Việt Nam từ quan điểm của một cơ quan xếp hạng tín nhiệm toàn cầu. Báo cáo dự định sẽ giúp cơ quan xếp hạng tín nhiệm toàn cầu cân nhắc việc tham gia thị trường, lý tưởng là hợp tác với các bên tham gia khác trên thị trường.

Theo ADB, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. So với các quốc gia châu Á khác, Việt Nam bị ảnh hưởng ít nhất từ dịch bệnh do vi-rút corona gây ra.

Mặc dù dự kiến có sự suy giảm tăng trưởng kinh tế ngắn hạn trong năm 2020, song nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong năm 2021 và giữ vững vị thế là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của khu vực.

ADB cho biết, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng kể từ năm 2017 và lượng phát hành trị giá 12,8 tỷ USD trong năm 2019 đã lớn hơn so với con số của Indonesia và Philippines.

Trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm tới 94% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2018 và 2019 sau khi có sự nới lỏng các quy định về công bố thông tin và điều kiện phát hành.

“Tuy nhiên, việc thiếu văn hóa xếp hạng tín nhiệm đặt ra những rủi ro đáng kể đối với thị trường trái phiếu và lĩnh vực tài chính, đặc biệt khi các nhà đầu tư riêng lẻ hiện đang sở hữu gần một phần tư tổng lượng trái phiếu phát hành”, ADB nhận định.

Cũng theo ADB, việc thiếu nhu cầu xếp hạng tín nhiệm trong quá khứ luôn là nhân tố hạn chế đối với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm trong nước ở Việt Nam. Hai công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước đã được Bộ Tài cính cấp phép (công ty thứ nhất trong năm 2017 và công ty thứ hai vào tháng 3 năm 2020). Tuy nhiên, cả hai đơn vị này đều chưa hoạt động.

Luật Chứng khoán mới ban hành năm 2019 yêu cầu một số trái phiếu phát hành ra công chúng (nhưng không phải phát hành riêng lẻ) phải được xếp hạng bởi một đơn vị xếp hạng tín nhiệm trong nước sẽ có hiệu lực kể từ tháng 1/2021.

Hơn nữa, dự thảo các quy định hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán mới chỉ đòi hỏi rất ít, nếu không muốn nói là không đòi hỏi, trái phiếu phát hành phải được xếp hạng, khác với các thị trường ASEAN khác nơi quy định bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm đối với các trái phiếu phát hành ra công chúng – và thường là cả phát hành riêng lẻ – trong suốt những năm hình thành trái phiếu.

Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đang mong muốn nhìn thấy sự tăng trưởng có trật tự của một thị trường trái phiếu lành mạnh và đã bày tỏ cam kết mạnh mẽ đối với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm trong nước.

Sự tăng trưởng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ năm 2017 là bền vững và bối cảnh kinh doanh cho một công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu gia nhập thị trường Việt Nam thông qua một thỏa thuận dịch vụ kỹ thuật là rất hấp dẫn. Một thỏa thuận dịch vụ kỹ thuật sẽ mang lại việc gia nhập thị trường với rủi ro thấp.

ADB cho rằng, các bên gia nhập thị trường Việt Nam sẽ mong muốn được chứng kiến sự hợp tác của các thể chế địa phương với một công ty xếp hạng toàn cầu. Hơn nữa, hợp tác kỹ thuật giữa một công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu và một đơn vị xếp hạng tín nhiệm trong nước sẽ giúp nâng cao uy tín của đơn vị xếp hạng trong nước, dẫn tới sự chấp nhận rộng rãi hơn của thị trường và sử dụng xếp hạng của công ty xếp hạng trong nước nhiều hơn.

“Càng nhiều trái phiếu được xếp hạng – cho dù thông qua những thay đổi trong văn hóa hay quy định về xếp hạng – bối cảnh kinh doanh sẽ càng rõ ràng hơn để một công ty xếp hạng quốc tế vượt ra ngoài khuôn khổ thỏa thuận kỹ thuật và đầu tư cổ phần vào một công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước đã được thành lập hoặc một đơn vị mới”, ADB nhấn mạnh.

Luận Văn Đề Tài Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Việt Nam Và Những Giải Pháp Phát Triển

Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế Thế Giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, các nền kinh tế lớn trên Thế Giới cũng đều không mấy khả quan. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của khủng hoảng trên, kinh tế khó khăn, lạm phát và thất nghiệp tăng cao Đồng thời hệ thống Ngân hàng trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian này. Tình trạng nợ xấu vẫn chưa có biện pháp giải quyết, đồng thời những khó khăn trong việc huy động vốn và sự mất cân đối kỳ hạn vốn khiến nhiều Ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhiều DN. Mà năm 2013 theo dự đoán tiếp tục sẽ là năm khó khăn đối với cả nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng. Do đó ngoài nguồn vốn vay từ các NHTM, các DN cần tìm cho mình những ngồn vốn thích hợp khác. Một trong những nguồn vốn mà DN có thể xem xét đến là huy động vốn qua kênh thị trường TPDN. Thị trường trái phiếu nói chung và TPDN nói riêng là một trong những kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Thực tế đã chứng minh, nhiều nước trên Thế giới đã rất thành công trong phát triển thị trường trái phiếu mà trọng tâm là thị trường TPDN. Ở Việt Nam, mặc dù trong những năm gần đây thì thị trường trái phiếu cũng đã có nững nét khởi sắc nhưng so sánh tương quan với các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực và trên Thế giới thì thị trường TPDN Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng tầm. Do đó em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và những giải pháp phát triển”. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản của thị trường TPDN và thực trạng phát triển trong thời gian qua. Đồng thời trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đã nêu, em xin đưa ra một số giải pháp hy vọng có thể giúp thị trường TPDN Việt Nam phát triển đúng tầm của mình. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:  Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường trái phiếu doanh nghiệp  Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam  Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

Thư viện tài liệu Phong Phú

Hỗ trợ download nhiều Website

Nạp thẻ & Download nhanh

Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

Nhận nhiều khuyến mãi

Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY

DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN

Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Trái Phiếu Chính Phủ Tại Việt Nam Hiện Nay

TÓM TẮT: Trong xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế, phát triển thị trường trái phiếu để huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) đang được các quốc gia quan tâm bởi những tác động tích cực của nó đến nền kinh tế. Phát triển thị trường TPCP có ảnh hưởng không nhỏ đến việc khuyến khích tiết kiệm và thu hút nguồn vốn đầu tư trong toàn xã hội, góp phần điều chỉnh quan hệ cung cầu tiền tệ. Thị trường TPCP còn là một công cụ hiệu quả để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Phát triển thị trường TPCP về các sản phẩm trái phiếu mới; về hệ thống nhà đầu tư, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân hàng thương mại, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh sự minh bạch hóa thông tin, tiếp tục hiện đại hóa công nghệ thông tin là những vấn đề cần thiết hiện nay.

TỪ KHÓA: Trái phiếu Chính phủ, thị trường trái phiếu Chính phủ.

ABSTRACT: There has been a trend of integration and opening up in the economy, the development of the bond market to raise capital through the issuance of government bonds is being considered because of its positive effects on the economy. The development of the government bond market has had a considerable impact on encouraging savings and attracting capital investment in the society, contributing to the adjustment of monetary and supply-side relations. The government bond market is also an effective tool to regulate the macro economy. Developing new bond products; system of investors, gradually reducing dependence on commercial banks, attracting foreign investors; promoting information transparency, continuing to modernize information technology are the necessary issues in the market now.

KEYWORDS: Government bonds, government bond markets.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thị trường TPCP là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi diễn ra mua bán các loại TPCP nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vốn đầu tư của các chủ thể trong xã hội. TPCP phát hành có nhiều kỳ hạn khác nhau, khối lượng phát hành và giao dịch mỗi lần tương đối lớn nên có tác động không nhỏ đến t

hị trường tài chính và đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, cùng với việc phát hành TPCP của các cơ quan chính phủ, các cơ quan địa phương góp phần làm phong phú khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển và tạo hàng hóa cho thị trường vốn. Phát triển thị trường TPCP là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút các nguồn lực tài chính cho các mục tiêu phát triển của quốc gia và là công cụ để điều chỉnh nền kinh tế cần được quan tâm. Trong bài báo, tác giả sẽ đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển thị trường TPCP để khai thác những lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế.

2. NỘI DUNG 2.1. TPCP và thị trường TPCP * Lợi ích của TPCP

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.

TPCP là trái phiếu được phát hành bởi chính phủ một quốc gia. Những trái phiếu này được phát hành nhằm bù đắp sự thiếu hụt ngân sách nhà nước, để xây dựng các công trình công cộng hoặc để giải quyết những khó khăn về tài chính, ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Đầu tư TPCP sẽ mang lại cho người đầu tư một khoản lãi suất ổn định và không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Lãi suất có thể thấp hơn tiền gửi ngân hàng nhưng độ an toàn cao, ít rủi ro do TPCP được đảm bảo chắc chắn bởi uy tín của chính phủ và tài sản của quốc gia. TPCP có tính thanh khoản cao. Người đầu tư có khả năng cầm cố và chuyển nhượng TPCP để chuyển thành tiền trên thị trường thứ cấp một cách dễ dàng. Lợi ích này vượt trội hơn hẳn so với đầu tư trên thị trường bất động sản. TPCP là công cụ an toàn, khối lượng phát hành lớn, có nhiều ưu đãi, do đó TPCP là kênh đầu tư quan trọng của những trung gian tài chính có nguồn tiền lớn, đòi hỏi tính an toàn trong đầu tư như các công ty bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí tự nguyện…

* Các yếu tố cơ bản của TPCP

TPCP cũng như các loại trái phiếu khác, có 4 yếu tố cơ bản cấu thành: Mệnh giá, lãi suất, kỳ hạn và giá phát hành.

Mệnh giá: Là giá trị ghi trên trái phiếu, nó xác định tổng số tiền gốc mà trái chủ được nhận cho tới hết thời hạn của trái phiếu. Mệnh giá là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả.

Lãi suất: Là yếu tố xác định quyền lợi về thu nhập định kỳ cho người sở hữu trái phiếu (chủ nợ). Lãi suất thường được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hành công bố trong đợt phát hành. Lãi suất được xác định theo tỷ lệ phần trăm với mệnh giá của trái phiếu. Lãi suất trái phiếu là một trong những yếu tố cơ bản của trái phiếu, là yếu tố quan tâm của nhà đầu tư trái phiếu. Lãi suất trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời hạn trái phiếu, chỉ số lạm phát và những biến động của thị trường.

Kỳ hạn: Là độ dài thời gian cho đến khi người phát hành trái phiếu trả lại toàn bộ tiền gốc cho trái chủ và nhận lại trái phiếu. Ngày hoàn trả lại tiền gốc trái phiếu lần cuối gọi là ngày đáo hạn. Ngày đáo hạn còn là cơ sở quan trọng để xác định các kỳ trả lãi.

Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường, giá phát hành được phát hành theo tỷ lệ phần trăm của mệnh giá. Tùy theo tình hình của người phát hành và tình hình thị trường mà giá phát hành được ấn định một cách hợp lý. Giá phát hành có 3 trường hợp: Giá phát hành thấp hơn mệnh giá, giá phát hành ngang bằng mệnh giá, giá phát hành lớn hơn mệnh giá.

* Thị trường TPCP

Thị trường TPCP là một bộ phận của thị trường chứng khoán nói riêng và của thị trường tài chính nói chung. Thị trường TPCP là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi TPCP, việc này diễn ra cả trên thị trường phát hành (thị trường sơ cấp) và thị trường giao dịch (thị trường thứ cấp). TPCP là một loại chứng khoán nợ do Chính phủ phát hành. Vì vậy, thị trường TPCP được coi là thị trường nợ.

Thị trường sơ cấp là thị trường để thực hiện việc phát hành mới các loại TPCP. Thị trường sơ cấp là nơi cung cấp vốn, thông qua hoạt động của thị trường này, những luồng tiền nhàn rỗi trong dân chúng và các tổ chức kinh tế – xã hội có thể chuyển được thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán. Thị trường này hoạt động không liên tục, chỉ hoạt động khi có đợt phát hành trái phiếu mới.

Thị trường thứ cấp là nơi mua bán các loại trái phiếu đã phát hành trước đó. Hoạt động của thị trường thứ cấp tạo ra khả năng dễ dàng, thuận tiện chuyển đổi trái phiếu thành tiền. Trên thị trường này diễn ra việc mua bán TPCP giữa các nhà đầu tư, tiền thu được từ việc bán trái phiếu không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư bán trái phiếu nhường lại quyền sở hữu trái phiếu cho nhà đầu tư khác.

Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; nếu không có thị trường sơ cấp thì không có hàng hóa lưu thông trên thị trường thứ cấp; nếu không có thị trường sơ cấp thì thị trường thứ cấp khó có thể hoạt động hiệu quả và phát triển.

2.2. Thực trạng thị trường TPCP tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay tại Việt Nam, các nhà đầu tư mua bán TPCP trên hai thị trường truyền thống: Thị trường sơ cấp (mua trái phiếu trong đợt phát hành lần đầu) và thị trường thứ cấp (việc mua bán trái phiếu của những người đang nắm giữ).

Theo số liệu thống kê được công bố trên trang chúng tôi tháng 01/2018, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức 12 phiên đấu thầu, huy động được tổng cộng 19365 tỷ đồng trái phiếu, tăng 63.3% so với tháng 12/2017. Tất cả trái phiếu trúng thầu trong tháng 01/2018 đều do Kho bạc Nhà nước phát hành với tỷ lệ giá trị trúng thầu so với giá trị gọi thầu đạt 97.3%. Khối lượng đặt thầu của tháng 01 cao gấp 4.2 lần khối lượng gọi thầu. Theo đó, lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 5 năm là 4.30%/năm, 7 năm là 4.35%/năm, 10 năm trong khoảng 4.38 – 5.15%/năm, 15 năm trong khoảng 4.50 – 5.20%/năm, 20 năm là 5.20%/năm, 30 năm là 5.40%/năm. So với cuối năm 2017, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước giảm trên tất cả các kỳ hạn, theo đó kỳ hạn 5 năm giảm 0.22%/năm, 10 năm giảm 0.27%/năm, 20 năm giảm 0.82%/năm, 30 năm giảm 0.70%/năm.

Trên thị trường TPCP thứ cấp, tháng 01/2018, tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 1.06 tỷ trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 118 nghìn tỷ đồng, tăng 4.3% về giá trị so với tháng 12/2017. Tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn 1.15 tỷ trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 118 nghìn tỷ đồng, giảm 2.6% về giá trị so với tháng 12/2017. Giá trị giao dịch mua outright của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đạt hơn 8.9 nghìn tỷ đồng, giá trị giao dịch bán outright của NĐTNN đạt hơn 8.1 nghìn tỷ đồng. Giá trị giao dịch mua repos của NĐTNN đạt hơn 220 tỷ đồng, giá trị giao dịch bán repos của NĐTNN đạt hơn 247 tỷ đồng. Nhìn lại hoạt động của thị trường TPCP năm 2017 có thể thấy những điểm mạnh sau đây:

Về khung khổ pháp lý: Trong năm 2017, khung khổ pháp lý về phát triển thị trường trái phiếu nói chung, thị trường TPCP nói riêng đã tiếp tục được hoàn thiện từ cấp nghị định đến thông tư hướng dẫn. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 1911/QĐ-TTg năm 2017 lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện nay, việc điều chỉnh thị trường TPCP thực hiện theo quy định tại Nghị định số 01/2011/NĐ-CP, Thông tư số 111/2015/TT-BTC hướng dẫn về phát hành TPCP, Thông tư số 234/2012/TT-BTC hướng dẫn giao dịch TPCP, Thông tư số 150/2011/TT-BTC ngày 9/11/2011 về hướng dẫn hoán đổi TPCP, Thông tư liên tịch số 92/2016/TTLT-BTC-NHNN ngày 27/6/2016 hướng dẫn phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước. Các văn bản pháp lý hướng dẫn đã quy định rõ về quy trình thủ tục phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch TPCP nhằm tăng tính công khai minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia trên thị trường.

Về tổ chức thị trường: Trong giai đoạn đầu của thị trường, khi thị trường chứng khoán chưa phát triển và sự tham gia của nhà đầu tư có tổ chức còn hạn chế, Bộ Tài chính chủ yếu phát hành trực tiếp TPCP cho người dân theo phương thức bán lẻ nhưng khối lượng phát hành thấp.

Khi thị trường chứng khoán đã phát triển ở mức độ nhất định và đã hình thành nhiều nhà đầu tư có tổ chức chuyên nghiệp, Bộ Tài chính đã chuyển dần phát hành TPCP trực tiếp cho người dân theo phương thức bán lẻ sang phát hành TPCP cho các nhà đầu tư có tổ chức theo phương thức đấu thầu. Đặc biệt năm 2009, Sàn Giao dịch chứng khoán được thành lập, TPCP được tổ chức đấu thầu và niêm yết, giao dịch tập trung qua sàn giao dịch để tăng tính thanh khoản của thị trường; đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, Bộ Tài chính đã hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trên thị trường để đảm bảo hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu diễn ra thông suốt; rút ngắn thời gian từ khâu phát hành đến niêm yết trái phiếu tạo thanh khoản trên thị trường. Trong giai đoạn này, việc huy động vốn TPCP đã đạt hiệu quả cao hơn so với giai đoạn trước đây.

Về cơ cấu nhà đầu tư: Cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường tập trung chủ yếu là các ngân hàng thương mại nắm giữ khoảng 77% khối lượng TPCP. Các nhà đầu tư khác (công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài…) nắm giữ khoảng 23% khối lượng TPCP. Tuy nhiên thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiện đầy đủ các giải pháp để phát triển hệ thống nhà đầu tư dài hạn trên thị trường để giảm dần sự phụ thuộc vào hệ thống các ngân hàng thương mại và xây dựng lộ trình thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Về tổ chức trung gian tài chính: Từ năm 2012, theo quy định của Nghị định số 01/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 17/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành TPCP tại thị trường trong nước, đã hình thành hệ thống thành viên đấu thầu TPCP với quyền lợi, nghĩa vụ cơ bản như khối lượng mua TPCP tối thiểu, cam kết niêm yết giá chào mua chào bán… Hiện nay, hệ thống thành viên đấu thầu của Việt Nam gồm có 24 thành viên với 18 ngân hàng thương mại, 6 công ty chứng khoán. Bộ Tài chính tiếp tục phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường với nền tảng là các thành viên đấu thầu TPCP hiện nay với đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi tương tự như các nước trên thế giới.

Về khối lượng: Trong năm 2017, Kho bạc Nhà nước đã thành công trong việc phát hành trái phiếu dài hạn 20 năm, 30 năm với lợi suất trúng thầu giảm sâu. Kho bạc Nhà nước đã huy động được 182462 tỷ đồng trái phiếu. Nếu như các năm trước, Kho bạc Nhà nước hoặc là giữ nguyên, hoặc là điều chỉnh tăng kế hoạch phát hành thì năm 2017 lại điều chỉnh giảm kế hoạch phát hành từ mức 183.4 nghìn tỷ đồng xuống còn 169.3 nghìn tỷ đồng, vào tháng 11/2017. Đây là một dịch chuyển hết sức tích cực, đặc biệt trong bối cảnh mối lo về nợ công gia tăng nhanh trong những năm gần đây.

Về phương thức phát hành: Toàn bộ khối lượng trái phiếu phát hành ra thị trường trong năm 2017 thực hiện theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (đối với trái phiếu) và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (đối với tín phiếu). Vì vậy, kế hoạch, lịch biểu, thông tin về đợt phát hành, kết quả phát hành, thanh toán TPCP được công khai minh bạch tới tất cả các nhà đầu tư.

2.3. Một số giải pháp phát triển thị trường TPCP tại Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở thực trạng và sự cần thiết về phát triển thị trường TPCP như trên, tác giả đã đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường TPCP như sau:

Nhóm thứ nhất: Hoàn thiện cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý

– Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý để đảm bảo phù hợp với sự phát triển của thị trường trái phiếu và thông lệ quốc tế;

– Đẩy mạnh minh bạch hóa thông tin, tiếp tục hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin thông qua xây dựng trang thông tin điện tử chuyên biệt cho thị trường trái phiếu để rút ngắn quy trình từ đấu thầu đến giao dịch trái phiếu nhằm tăng thanh khoản trên thị trường thứ cấp;

– Tập trung phát triển và hoàn thiện hệ thống chỉ báo thị trường, đặc biệt là các chỉ báo về đường cong lợi suất, chỉ số trái phiếu. Riêng với mục tiêu thu hút nhà đầu tư nước ngoài, việc hoàn thiện các chỉ báo định lượng này có ý nghĩa rất quan trọng.

Nhóm giải pháp thứ hai: Đa dạng hóa sản phẩm và sự hỗ trợ nhà đầu tư khi họ tham gia thị trường

– Tạo dựng niềm tin lâu dài và ổn định cho nhà đầu tư. Trên thị trường TPCP, Chính phủ là người đi vay và người cho vay chính là các nhà đầu tư (trong nước và quốc tế). Do vậy, Chính phủ cần tiếp tục kiên định, đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nâng cao chất lượng nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư công nói riêng, tạo lập sự ổn định của kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn TPCP, qua đó nâng cao uy tín, xếp hạng tín nhiệm của Chính phủ trong nước cũng như trên trường quốc tế;

– Phát triển hệ thống nhà đầu tư dài hạn trên thị trường như quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm…, giảm dần sự phụ thuộc vào hệ thống các ngân hàng thương mại và xây dựng lộ trình thu hút nhà đầu tư nước ngoài;

– Phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường trên cơ sở hệ thống thành viên đấu thầu TPCP với các nghĩa vụ và quyền lợi đầy đủ tương tự như các nước trên thế giới;

Phát triển các sản phẩm trái phiếu mới trên thị trường cũng như các công cụ phòng ngừa rủi ro để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước như xây dựng và phát triển các sản phẩm trái phiếu phái sinh như hợp đồng kỳ hạn… để phòng ngừa rủi ro trên thị trường trái phiếu;

– Tạo lập kênh đối thoại thường xuyên với nhà đầu tư. Các hội nghị, hội thảo, đối thoại định kỳ được thực hiện hàng quý nhằm chuyển tải thông tin, định hướng chính sách, giới thiệu, quảng bá thị trường TPCP để chuyển tải thông tin tới nhà đầu tư tiềm năng cũng như nắm bắt nhu cầu, giải quyết vướng mắc kịp thời;

– Phát hành TPCP trên thị trường vốn quốc tế. Đề án phát hành TPCP ra thị trường vốn quốc tế đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính cần phối hợp tổ chức phát hành thành công.

3. KẾT LUẬN

Năm 2017, với việc chính sách tài khóa đã được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ công có xu hướng giảm nhẹ, thị trường TPCP phát triển mạnh mẽ. Năm 2018 tiếp tục được kỳ vọng là một năm phát triển mạnh mẽ của thị trường TPCP Việt Nam trên cơ sở môi trường vĩ mô ổn định và kỳ vọng về khả năng kết hợp hiệu quả, linh hoạt và nhịp nhàng hơn trong điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Phát triển thị trường TPCP nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo nguồn vốn cho ngân sách nhà nước, tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn, là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả của các nhà đầu tư. Với những lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế, các giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu luôn và cần được quan tâm, chú trọng o

Tài liệu tham khảo

[1]. TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB. Tài chính.

[2]. PGS. TS. Vũ Văn Ninh (2015), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB. Tài chính.

[3]. TS. Hoàng Văn Quỳnh (2009), Giáo trình Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán, NXB. Tài chính.

[4]. PGS. TS. Lê Văn Tề, TS. Nguyễn Văn Hà, TS. Nguyễn Đắc Sinh (2015), Thị trường chứng khoán tại Việt Nam, NXB. Thống kê.

Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Sang Thị Trường Mỹ

Thành lập các tập đoàn công ty lớn hoặc liên kết các công ty có quy mô nhỏ để sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng chủ lực trên quy mô sản xuất lớn, có khả năng cạnh tranh cao, tạo ra nguồn cung cấp hàng hoá xuất khẩu ổn định và lâu dài, đáp ứng được nhu cầu đặt hàng nhanh với số lượng lớn của các đối tác Mỹ.

Thực tiễn cho thấy đối với mặt hàng dệt may, Mỹ không đặt đơn hàng lẻ. Một đơn hàng của Mỹ có thể lên tới cả triệu sản phẩm mà thời gian cung ứng hàng lại rất nhanh. Do vậy, cần đưa năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngành may lên cao và cần liên kết lại nhằm đủ sức thực hiện một đơn hàng.

Quy mô sản xuất của ta hiện nay còn quá nhỏ để có thể cạnh tranh vì sản xuất còn phân tán theo vùng và sản xuất thủ công là chính nên giá thành còn cao, chất lượng chưa đồng đều và sức cạnh tranh kém. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta cần tổ chức lại sản xuất ở quy mô hợp lý, kết hợp sử dụng lao động lành nghề và giản đơn, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, đưa hệ thống sản xuất của ta vào định hướng xuất khẩu các loại hàng hoá mà các đối tác nước ngoài cần chứ không phải dựa vào những gì mình có, cố gắng tận dụng phát huy những lợi thế so sánh của mình để tăng khả năng xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Để có quy mô sản xuất lớn hai yếu tố chính là vốn và thị trường. Vì vậy việc thu hút vốn là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh nhưng nếu thiếu thị trường thì cũng không thể tăng quy mô sản xuất.

Trung bình một công ty quy mô vừa ở Mỹ vào khoảng 100 triệu USD doanh số. Các công ty dưới mức này thường liệt vào dạng nhỏ. Các công ty siêu quốc gia cũng đang trên đường hội nhập và đang có xu thế sáp nhập để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, về vốn cần phát huy nội lực là chính, đồng thời có thể dựa vào nguồn vốn của các ngân hàng trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính, các nguồn viện trợ, các khoản vay ngắn, trung và dài hạn, các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc tiếp cận vốn trên thị trường chứng khoán. Kinh doanh càng phát triển sẽ tích luỹ được nhiều vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng đầu tư chiều sâu, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về thị trường, các doanh nghiệp phải dựa một phần lớn vào hệ thống toàn cầu mới giải quyết được trên cơ sở hội nhập tiểu khu vực, khu vực, châu lục, liên châu lục và toàn cầu, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên cơ sở giá thành hạ, chất lượng cao thì mới có khả năng mở rộng, giữ vững và phát triển thị trường. Sau khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, cánh cửa thị trường Mỹ sẽ được mở rộng với các hàng hoá xuất khẩu nếu như các doanh nghiệp của ta có khả năng sản xuất được các mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng được phía bạn chấp nhận, giá cả mang tính cạnh tranh.

Mỗi doanh nghiệp cần đặt lên hàng đầu mục tiêu nâng cao chất lượng hàng hóa của mình, từ đó nâng sức cạnh tranh của hàng hóa. Cùng với việc nâng cao chất lượng là việc giảm giá thành, đa dạng hóa mẫu mã, cải tiến bao bì … sao cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ. Các doanh nghiệp không thể đổ lỗi cho thiếu vốn hay thiết bị lạc hậu để biện hộ cho khả năng cạnh tranh yếu kém của hàng hóa của mình bởi vì còn rất nhiều yếu tố khác cũng tác động vào sức cạnh tranh của sản phẩm như các yếu tố vĩ mô (tỷ giá hối đoái, lãi suất, thuế khóa) và các yếu tố vi mô (quy trình sản xuất, kinh nghiệm quản lý của từng doanh nghiệp). Vì vậy trong tình hình hiện nay, do các nguồn vốn còn hạn hẹp, các doanh nghiệp cần chủ động vạch ra chiến lược cạnh tranh dài hạn cho hàng hóa của mình bằng cách tạo ra nét độc đáo cho sản phẩm dựa trên khả năng cắt giảm chi phí bình quân trong ngành cũng như hợp lý hóa quy trình sản xuất.

Trong điều kiện quốc tế hoá hiện nay, nền sản xuất nhỏ như ở Việt Nam có những điểm lợi thế tương đối là giá nhân công rẻ và có thể đầu tư thêm công nghệ để dần nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng cũng phải thấy rằng chỉ có thể làm thuê gia công và làm vệ tinh cho các công ty lớn mà thôi. Muốn vươn lên tự chủ cần phải tính đến quy mô sản xuất hợp lý, cần có vốn, nhân lực, công nghệ và thị trường là những yếu tố quan trọng nhất.

Các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua Hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường, bám sát và tiếp cận được tiến bộ của thế giới trong sản xuất kinh doanh, chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trông chờ trợ giá, trợ cấp.

Việc tham gia các hội chợ triển lãm nhất là ở nước ngoài có thể gặp khó khăn về kinh phí do giá thuê gian hàng đắt. Vì vậy các doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt thông tin qua Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hoặc Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại hoặc nối mạng Internet để từ đó có thể tìm được những bạn hàng tin cậy, nắm bắt được tương đối chính xác nhu cầu thị trường đối với hàng hóa của mình cũng như khả năng cung cấp của thị trường đó, giá cả, chất lượng cho những mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất và kinh doanh trong nước.

Trước khi ra quyết định xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, một bước quan trọng không thể bỏ qua là phải nghiên cứu kỹ thị trường và đánh giá nghiêm túc thực lực của doanh nghiệp, sức cạnh tranh của sản phẩm, khả năng tiếp thị và tiềm lực tài chính. Việc lựa chọn đúng hình thức xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường đầy tiềm năng này. Để vào được thị trường Mỹ các doanh nghiệp có thể xuất khẩu gián tiếp qua đại lý. Khi đã quyết định xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, phương án tối ưu là phải vạch ra được chiến lược để thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu, thiết lập được quan hệ trực tiếp với mạng lưới tiêu thụ và người tiêu dùng.

Tổng kết kinh nghiệm của các công ty nước ngoài cho thấy, con đường tiến tới chinh phục thị trường Mỹ là phải biết sử dụng các đại diện bán hàng, đại lý, nhà phân phối và nhà bán lẻ. Đây là một nhu cầu bức xúc nhưng rất khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải làm dần, từng bước tìm hiểu. Mặt khác, bản thân các nhà nhập khẩu, nhà phân phối cũng sẽ tìm đến các doanh nghiệp Việt Nam để đặt hàng. Họ sẽ đưa ra các yêu cầu (thường là chất lượng, khối lượng hàng và thời gian giao hàng…) còn phương thức tiếp cận thị trường không đáng lo lắm vì tiềm lực tài chính của họ khá dồi dào. Các doanh nghiệp cùng ngành hàng ở Việt Nam nên liên kết với nhau để có thể đáp ứng được những đơn hàng quy mô lớn, thời gian giao hàng nhanh. Các doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng khi quyết định bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng bởi tại Mỹ việc bán hàng trực tiếp này kèm theo trách nhiệm rất lớn đối với người tiêu dùng.

Qua thực tế thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế Việt Nam, có thể thấy rõ năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn của các cán bộ, người lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Nội dung hợp tác với Mỹ bao gồm các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác về kinh tế cũng như khoa học công nghệ khá đa dạng. Trong khi đó trình độ cán bộ của ta còn hạn chế cả về kiến thức, kinh nghiệm và ngoại ngữ. Để đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho mục tiêu trên, cần quan tâm thích đáng đến công tác đào tạo cán bộ, cụ thể là tập trung vào 4 lĩnh vực sau:

– Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực hoạch định và thực hiện chính sách.

– Đào tạo cán bộ có trình độ đàm phán quốc tế.

– Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ nắm bắt được kịp thời các Hiệp ước quốc tế, các kết quả đàm phán trên bàn hội nghị, hiểu và vận dụng được những Hiệp ước và kết quả đàm phán đó vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh quốc tế. Để kinh doanh được với Mỹ, các doanh nghiệp cần hiểu và vận dụng được các luật lệ, chính sách thương mại của Mỹ.

– Đào tạo về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để cán bộ có đủ trình độ giao dịch quốc tế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải thường xuyên đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

Tóm lại, để chuẩn bị thực hiện Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, các doanh nghiệp cần sớm xúc tiến nghiên cứu để thâm nhập thị trường Mỹ, tìm hiểu đối tác, nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, cơ chế chính sách và luật pháp quốc tế; cần chủ động để đổi mới công nghệ, mẫu mã nâng cao chất lượng hàng hoá, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, cần xúc tiến khẩn trương việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề cho công nhân, cán bộ quản lý, kể cả giám đốc để nâng cao trình độ tiếp nhận công nghệ mới, nâng cao năng lực quản lý hiểu biết các chuẩn mực thông lệ quốc tế, chính sách thương mại thế giới và chính sách thương mại Mỹ trong cuộc làm ăn mới trên một thị trường mới. Sự chuẩn bị kỹ càng là điều kiện tốt để các doanh nghiệp nước ta chủ động hội nhập đón nhận những cơ hội và thách thức mới khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chính thức được thực thi.

Bạn đang xem bài viết Adb: Đề Xuất Giải Pháp Thúc Đẩy Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Tại Việt Nam trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!