Xem Nhiều 6/2023 #️ Bàn Các Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch # Top 15 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Bàn Các Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bàn Các Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Theo báo cáo của Sở Du lịch, trong quý I/2020, du lịch Việt Nam và du lịch Quảng Bình chịu ảnh hưởng lớn do dịch bệnh Covid-19. Tháng 2-2020, tổng số khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt trên 197.200 lượt, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 51% so với kế hoạch năm 2020. Trong đó, khách quốc tế giảm 10% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 30% so với kế hoạch năm 2020. Dự ước trong quý I/2020, lượng khách du lịch đến Quảng Bình giảm 27% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 37% so với kế hoạch năm 2020, trong đó khách quốc tế ước giảm 10% so với cùng kỳ và 30% so với kế hoạch năm 2020.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các lễ hội, hoạt động văn hoá, thể thao lớn trên địa bàn tỉnh đã phải huỷ, hoãn việc tổ chức. Các khu, điểm tham quan du lịch thực hiện việc đón khách cũng đã triển khai nghiêm túc công tác tuyên truyền và các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Du lịch và các cơ quan y tế.

Trước thực trạng này, ngành du lịch Quảng Bình đã đề ra các giải pháp ổn định và phát triển du lịch theo 3 kịch bản gồm: từ nay đến khi Việt Nam công bố ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh; từ khi Việt Nam ngăn chặn được dịch đến khi cả thế giới hết dịch; sau khi cả thế giới hết dịch bệnh.

Cụ thể, tỉnh Quảng Bình sẽ thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của ngành y tế; triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và ổn định tâm lý cho nhân dân và khách du lịch; thực hiện các chương trình quảng bá du lịch Quảng Bình là điểm đến an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; thực hiện Chương trình kích cầu du lịch lớn cho khách du lịch nội địa với mức giảm giá sản phẩm, dịch vụ, mời những người nổi tiếng đến quảng bá cho du lịch Quảng Bình cũng như quảng bá chương trình sâu rộng trên truyền thông, mạng xã hội, phối hợp tổ chức các đoàn famtrip/presstrip của phóng viên và các hãng lữ hành quốc tế lớn; phối hợp triển khai hiệu quả các liên minh kích cầu du lịch với Hiệp hội du lịch Việt Nam và các tỉnh, thành phố; thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch Quảng Bình; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch mới; rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, sớm đưa vào hoạt động các khu du lịch, nghỉ dưỡng lớn trên địa bàn tỉnh…

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, sở, ngành đã có nhiều đề xuất, kiến nghị như: tỉnh cần có chính sách miễn giảm thuế đất, tiền điện; giảm lãi suất ngân hàng; hỗ trợ cho doanh nghiệp quảng bá hình ảnh…

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã cho ý kiến đối với các đề xuất, kiến nghị của Sở Du lịch, các doanh nghiệp du lịch, đồng thời mong muốn ngành du lịch, các doanh nghiệp nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn này, góp phần cùng với tỉnh hoàn thành các mục tiêu phát triển KT- XH trong năm 2020.

Ngọc Hải

Đẩy Mạnh Các Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch

Sau khi thành phố công bố chương trình kích cầu du lịch hậu Covid-19, quận Ngũ Hành Sơn đã đẩy mạnh các gói giải pháp nhằm thu hút du khách, khôi phục hoạt động du lịch.

Dù không thu phí nhưng Ban Quản lý khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn vẫn nâng cao chất lượng phục vụ du khách để giữ gìn hình ảnh an toàn, thân thiện. TRONG ẢNH: Khách tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: MINH SƠN

Phó Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn Nguyễn Hòa cho biết, nhằm xúc tiến và quảng bá hình ảnh du lịch Ngũ Hành Sơn an toàn, thân thiện; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch khắc phục khó khăn trong kinh doanh, quận đã phát động chương trình “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch, tuyên truyền viên du lịch”. Quận cũng tích cực phổ biến kiến thức về văn minh ứng xử của cộng đồng trong hoạt động du lịch cho các hộ dân trong vùng danh thắng Ngũ Hành Sơn và khu căn cứ cách mạng K20. Bên cạnh đó, quận tổ chức đợt tập huấn cho gần 240 cơ sở kinh doanh hàng lưu niệm, đồ đá mỹ nghệ Non Nước, hoạt động dịch vụ lưu trú.

Theo ông Nguyễn Hòa, việc phát động các doanh nghiệp, cơ sở ăn uống và chăm sóc sức khỏe tại quận tham gia gói kích cầu du lịch Đà Nẵng năm 2020 “Danang Thank You 2020” có ý nghĩa rất quan trọng, giúp dần khôi phục các hoạt động du lịch; tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ngũ Hành Sơn. Cùng với đó, quận triển khai các gói kích cầu, giảm giá dịch vụ các hoạt động sau mùa dịch tại tuyến phố chuyên doanh (24/7), khu phố An Thượng để góp phần thu hút và tăng lượng khách đến lưu trú, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm du lịch phụ cận tại địa phương. “Thành phố vừa ban hành nghị quyết về miễn phí vé tham quan tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn trong 3 tháng (từ ngày 1-6 đến 1-8). Với động thái này, hy vọng lượng khách đến đây sẽ được cải thiện”, ông Hòa nói.

Du khách Nguyễn Thị Thùy Linh đến từ tỉnh Hưng Yên cho biết, lần thứ hai đến với danh thắng Ngũ Hành Sơn nhưng chị vẫn cảm thấy đầy hấp dẫn như mới lần đầu. “Cảm giác đến với danh thắng Ngũ Hành Sơn rất dễ chịu, mát mẻ khi được hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ và cổ kính”, chị Linh chia sẻ.

Trưởng ban Quản lý (BQL) khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn Nguyễn Văn Hiền cho biết, không chỉ miễn phí vé tham quan sau khi nghị quyết của HĐND thành phố có hiệu lực, mà ngay từ khi mở cửa trở lại (ngày 30-4) cho đến nay, BQL đã thực hiện miễn vé. Dù vậy, lượng khách vẫn chỉ đạt 5-7% ngày thường và 10% ngày Chủ nhật so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, BQL đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ngũ Hành Sơn trên trang web bằng 2 thứ tiếng (Việt, Anh); các sự kiện quan trọng sẽ được thực hiện bằng 4 thứ tiếng (Việt, Anh, Hàn, Trung); đồng thời khuyến khích cán bộ, nhân viên học ngoại ngữ, nhất là tiếng Hàn và Trung.

Theo ông Nguyễn Hòa, quận Ngũ Hành Sơn đang chỉ đạo các cơ sở lưu trú du lịch tại quận tham gia Hội liên kết các đơn vị cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch để triển khai các hoạt động kích cầu. Hiện lượng khách đã bắt đầu tăng trở lại. Đối với căn cứ cách mạng K20, quận cũng đang đề xuất đầu tư hoặc xã hội hóa khu phức hợp, gồm nhà bán vé, khu dịch vụ, sinh hoạt cộng đồng… để mở cửa đón khách; đề xuất đẩy nhanh tuyến du lịch thủy nội địa đi vào hoạt động nhằm tạo thêm sản phẩm mới cho du khách khi đến với Ngũ Hành Sơn.

MINH SƠN

Tìm Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Trùng Khánh cho biết, ngành Du lịch Việt Nam đã “đóng băng” tạm thời từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, các hoạt động đi lại, vận chuyển hàng không, du lịch trên thế giới bị ngừng trệ.

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thời điểm này dịch bệnh cơ bản đã được đẩy lùi, để triển khai Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, TCDL đã đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Kế hoạch phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2020.

“Quý I năm 2020, Việt Nam đón gần 3,7 triệu lượt khách quốc tế, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019; khách nội địa đạt 13 triệu lượt, giảm 48% so với cùng kỳ năm 2019; tổng thu từ du lịch ước đạt 6,1 tỷ đô la Mỹ, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước”, ông Khánh thông tin.

“Trong những năm gần đây, lượng khách nội địa đi du lịch Việt Nam đều đạt trên 80 triệu lượt, chiếm tỷ trọng trên 80% trong cơ cấu nguồn khách du lịch, là một bộ phận có đóng góp lớn trong tổng thu của ngành du lịch. Trước bối cảnh đất nước dần trở lại nhịp sinh hoạt bình thường hậu Covid-19, chúng tôi nhận định đây là thời điểm vàng để khôi phục thị trường khách du lịch nội địa, tạo đà tăng trưởng quan trọng “phá băng” cho ngành Du lịch Việt Nam. Trong khi du lịch quốc tế chưa thể hoạt động trở lại do các quốc gia trên thế giới vẫn đang phải triển khai các biện pháp để ứng phó với dịch bệnh, thì việc kích cầu du lịch nội địa tại thời điểm hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng giúp từng bước khôi phục hoạt động kinh doanh du lịch, giúp các DN du lịch vượt qua khó khăn hiện nay”, Tổng Cục trưởng TCDL nhấn mạnh và đề nghị các địa phương, các hiệp hội, DN, đơn vị kinh doanh du lịch, các hãng hàng không, DN vận tải du lịch… cùng phối hợp, xây dựng các gói sản phẩm kích cầu hấp dẫn nhất nhằm thu hút khách du lịch nội địa.

Các DN, đơn vị kinh doanh du lịch hưởng ứng tham gia Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”; xây dựng các chương trình kích cầu/khuyến mại/giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; cung cấp thông tin, thông báo về dịch vụ và giá cả khuyến mại, thực hiện đúng cam kết với khách du lịch; đồng thời tích cực xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới và nâng cao tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách.

Đồng quan điểm, Chủ tịch TAB Trần Trọng Kiên cho rằng, việc kích cầu du lịch nội địa là yếu tố quan trọng. Năm 2019 Việt Nam có khoảng 16 triệu lượt du khách đi ra nước ngoài và thời điểm hiện tại họ sẽ quay về với du lịch trong nước.

“Đi du lịch bây giờ chúng ta giúp vực dậy một ngành kinh tế mũi nhọn, mà trong 4 năm gần đây đã tạo ra hàng triệu việc làm mới”, ông Kiên bày tỏ.

Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam Nguyễn Lâm Thanh cho hay, năm 2019 TikTok chạy 3 chương trình gồm Chào Đà Nẵng, Ninh Bình và chương trình giới thiệu ẩm thực Việt Nam. Số lượng xem lần lượt là 129 triệu, 109 triệu và 190 triệu.

Theo ông Thanh, ảnh hưởng của TikTok tại thời điểm này đã có sự khác biệt lớn so với trước. Đợt giãn cách xã hội vừa qua, TikTok làm clip “ở nhà vẫn vui” với kỳ vọng 200 triệu lượt xem nhưng chỉ sau 21 ngày lượt view lên tới 6,1 tỷ, cùng 35.000 video người xem tạo ra lấy cảm hứng từ clip trên.

“TikTok đóng vai trò trung gian kết nối với người tiêu dùng, chuyển tải thông điệp an toàn và mong muốn đồng hành với ngành Du lịch để quảng bá các điểm đến Việt Nam tới du khách trong nước, ông Thanh nói.

Chia sẻ kinh nghiệm của địa phương đã triển khai nhiều biện pháp kích cầu ngay sau khi dịch được kiểm soát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Thiên Định cho biết, Huế đã miễn phí vé tham quan đại nội, giảm 50% tham quan điểm di tích đến hết tháng 7/2020, khi cần sẽ tiếp tục gia hạn, đồng thời sẽ xây dựng các video quảng bá, triển khai gói kích cầu với giá phòng giảm khoảng 25%, lữ hanh giảm 30%, Huế cũng phối hợp với Quảng Nam – Đà Nẵng để kích cầu du lịch. Ông Định đề xuất các hãng hàng không sớm mở lại đường bay Huế – Hà Nội, hiện tại mới có VietnamAirlines nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, ngoài ra cần có các chính sách hỗ trợ của nhà nước, của Bộ VHTTDL, TCDL…

Theo Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình Hồ An Phong, hiện du lịch nội địa là giải pháp tình thế lấp khoảng trống du lịch quốc tế, về lâu dài cần có chiến lược cụ thể. Kích cầu để lấy nhuệ khí, lấy đà cho các hoạt động là rất quan trọng. Ông Phong cho rằng các tỉnh trọng điểm rất kịp thời triển khai kích cầu, đáp ứng nhu cầu của du khách, ông cũng đề nghị Bamboo Airway mở tuyến bay Đồng Hới- chúng tôi để tạo thuận tiện cho du khách đến Quảng Bình.

Nhận định về tình hình kích cầu du lịch nội địa, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng cho rằng, dư địa của du lịch nội địa rất lớn với 85 triệu khách tiềm năng sẽ thúc đẩy các hoạt động của nhiều ngành nghề do du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Tuy nhiên, để đẩy được du lịch nội địa, còn phải “nhìn” vào hàng không và các dịch vụ khác. Hiện du khách vẫn còn tâm lý lo ngại du lịch có an toàn hay không, vì vậy cần triển khai mạnh mẽ hơn tiêu chí du lịch an toàn do TCDL ban hành, tại tất cả các địa phương. Mặt khác, Thứ trưởng Lê Quang Tùng cho rằng, vấn đề quan trọng là làm thế nào để người dân có tiền đi du lịch. Ngành VHTTDL đã tính đến phương án kiến nghị Chính phủ cho vay kích cầu tiêu dùng nội địa (trong đó có du lịch), tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ hơn, Thứ trưởng Lê Quang Tùng đánh giá cao vai trò các địa phương vừa qua đã triển khai các gói kích cầu để phục hồi như Quảng Ninh tung gói 200 tỷ để tạo thuận lợi cho các DN, hộ kinh doanh cùng với nâng cao chất lượng, để du khách được thụ hưởng các dịch vụ tốt hơn. Cùng với đó, nhiều DN đã quảng bá trực tuyến bằng công nghệ thông tin – xu thế tất yếu của du lịch trong thời đại 4.0.

“Ngành VHTTDL luôn đồng hành với địa phương, DN để triển khai các hoạt động du lịch nội địa đạt kết quả tốt nhất”, Thứ trưởng Lê Quang Tùng khẳng định.

Viễn Nguyệt

Nhiều Biện Pháp Kích Cầu Du Lịch

(Congannghean.vn)-Ngay sau khi Chính phủ có chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã mở cửa, đón khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Tuy nhiên, các điểm du lịch, tắm biển tại Nghệ An vẫn vắng khách dịp lễ. Nguyên nhân được cho là do khách du lịch còn thận trọng với dịch COVID-19. ngành du lịch nghệ an đang có nhiều biện pháp kích cầu du lịch.

Năm nay, khu du lịch biển Cửa Lò ít khách, chủ yếu là khách ở các địa phương trong tỉnh

Các điểm du lịch “đìu hiu” khách

Tại khu di tích Làng Sen quê Bác, theo ghi nhận của phóng viên, du khách tới tham quan chủ yếu là người địa phương, khá ít du khách thập phương. So với dịp này những năm trước, mùa lễ 30/4, 1/5 năm nay giảm 50% lượng khách tới tham quan. Đến khu di tích Hoàng Trù, quê ngoại của Bác Hồ, mặc dù lượng du khách tới tham quan có đông hơn, nhưng cũng vẫn được nhận xét là vắng vẻ hơn rất nhiều so với những năm trước.

Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia Kim Liên Nguyễn Bảo Tuấn cho biết: Nguyên nhân dẫn đến lượng khách tham quan giảm là do người dân còn thận trọng với dịch COVID-19. Nhưng cũng có thể nhiều người nghỉ một thời gian quá dài, nay tiếp tục nghỉ nữa nên không kích thích du lịch. Cũng có thể sau thiệt hại vì COVID-19 nên khách thận trọng cắt giảm chi phí, hạn chế đi du lịch.

Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia Kim Liên thực hiện nghiêm ngặt việc đo nhiệt độ du khách trước khi vào tham quan, yêu cầu du khách đeo khẩu trang và sát khuẩn tay kỹ lưỡng. Trên mỗi điểm tham quan đều có người nhắc nhở du khách phải đeo khẩu trang, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh. Ban Quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia Kim Liên đã linh hoạt nhiều phương án như giãn cách các tour, các đoàn tham quan, tránh tập trung đông người tại một điểm dừng chân, bố trí lực lượng nhắc nhở du khách giữ khoảng cách đúng quy định. Tại các khu di tích Làng Sen, Hoàng Trù và Khu mộ bà Hoàng Thị Loan sẽ được mở của thông tầm để phục vụ khách tham quan đến ngoài giờ hành chính. Trước đó, đơn vị này đã triển khai các biện pháp vệ sinh, phun khử trùng, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho du khách.

Tại Khu du lịch biển Cửa Lò, dù là dịp nghỉ lễ kéo dài tới 4 ngày, nhưng lượng du khách đến với biển năm nay rất hạn chế; chỉ có một số khách nội địa tại địa phương nhưng số lượng cũng còn khiêm tốn. Ông Nguyễn Thế Sơn, Phó Trưởng phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch TX Cửa Lò cho biết, năm nay, du khách đến nghỉ dưỡng tại Cửa Lò giảm đáng kể. Để đảm bảo an toàn cho người dân, du khách, các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn đã tập trung chuẩn bị các điều kiện phục vụ. Đặc biệt, trong thời gian hơn 1 tháng đóng cửa, các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh có đầy đủ thời gian để sắp xếp lại hoạt động kinh doanh, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Mong rằng, trong thời gian tới, ngành Du lịch sẽ có những khởi sắc mới.

Ngoài ra, tại một số điểm du lịch nổi tiếng ở Nghệ An như: Thác Khe Kèm, đập Phà Lài; biển Diễn Thành; biển Quỳnh Nghĩa; Bãi Lữ; đảo chè Thanh Chương; rừng săng lẻ Tương Dương… các năm trước thu hút hàng vạn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng thì dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay đều “thất thu” nghiêm trọng do vắng khách.

Các khách sạn tập trung nâng cao chất lượng phục vụ

Chủ động các biện pháp kích cầu du lịch

Trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, hoạt động ngành Du lịch đã trở lại bình thường, một số cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ, các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, quán ăn, khu di tích, danh lam thắng cảnh, hoạt động vận chuyển hành khách nội tỉnh, liên tỉnh được phép hoạt động trở lại. Dịp nghỉ lễ này, thời tiết cũng khá thuận lợi cho các hoạt động du lịch của người dân. Trong 4 ngày nghỉ lễ, trên địa bàn có 110 nghìn lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 31 nghìn lượt khách lưu trú, doanh thu trong các cơ sở lưu trú du lịch gần 36 tỉ đồng; tổng số khách do các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh đón ước đạt 68 nghìn lượt khách, doanh thu ước đạt 1.250 triệu đồng. Đây là tín hiệu phục hồi đáng mừng của ngành Du lịch tỉnh nhà trong thời gian tới.

Ông Dương Hoàng Vũ, Phó Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An cho biết: Dự báo vào mùa du lịch hè năm nay sẽ tiếp tục gặp khó khăn do tâm lý thận trọng của người dân sau dịch bệnh, học sinh phải học xuyên hè để bù cho thời gian nghỉ vì dịch COVID-19; kinh tế suy thoái ảnh hưởng đến nguồn tài chính của các tổ chức, cá nhân dành cho hoạt động nghỉ dưỡng, hưởng thụ… Để kích cầu du lịch ngay sau khi hết dịch COVID-19, các đơn vị trong ngành Du lịch Nghệ An đã và đang lên phương án đào tạo nhân lực, truyền thông quảng bá, xây dựng sản phẩm mới đặc trưng để thu hút du khách trở lại; mở hướng “kích cầu” với 5 mũi nhọn đã và đang triển khai: Yêu cầu tất cả khách sạn, đơn vị vận chuyển khách du lịch giảm giá từ 30 – 50%; tập trung “chiến dịch” quảng bá những địa chỉ hấp dẫn của du lịch xứ Nghệ, với tiêu chí – điểm đến an toàn và thân thiện; tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực nếu cần; coi trọng việc nâng cấp hệ thống hạ tầng du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ (đường đi, lối lại, sơn, sửa phòng ngủ…); tăng cường công tác quản lý (thanh, kiểm tra) để đưa các hoạt động phục vụ du lịch vào nề nếp.

Bên cạnh đó, ngay trong tháng 5 này, ngành Du lịch tỉnh Nghệ An đề ra nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường công tác tuyên truyền hoạt động du lịch biển. Theo đó, ngành sẽ triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch sau khi dịch bệnh kết thúc; tăng cường công tác tuyên truyền trong năm 2020, nhất là các hoạt động du lịch biển; chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy hồi phục hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, triển khai các giải pháp kích cầu du lịch để thu hút khách quay trở lại sau khi dịch COVID-19 kết thúc.

Ngoài ra, tiếp tục tiến hành kiểm tra, chỉ đạo công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng du lịch năm 2020 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn; triển khai kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động du lịch, chuẩn bị cho mùa cao điểm đón khách năm 2020.

Bạn đang xem bài viết Bàn Các Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!