Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Nhân Mổ U Não Bao Lâu Thì Bình Phục? mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mổ u não rất cần thiết khi mà các khối u não có thể phát triển ở các bộ phận của não ảnh hưởng không nhỏ đến các chứng năng vận động của cơ thể. Vậy mổ u não bao lâu thì bình phục?
Các khối u não có thể phát triển ở các bộ phận của não bộ và ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng như vận động, nhận thức, ngôn ngữ… của cơ thể. Do đó rất cần thiết có các biện pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật não nhằm đảm bảo ổn định sức khỏe và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, sớm tái nhập trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy u não sống được bao lâu? Mổ u não bao lâu thì bình phục?
1. Những vấn đề thường gặp sau phẫu thuật não
Sau phẫu thuật u não có thể xảy ra hiện tượng phù não và có các biểu hiện cơ thể như sau:
Cơ thể suy yếu, rối loạn thăng bằng
Khó khăn về giọng nói, cách diễn đạt và rối loạn nuốt
Thay đổi về nhân cách
Rối loạn về nhận thức như: Suy giảm trí nhớ…
Rối loạn về nhận thức như: Suy giảm trí nhớ… có thể gặp ở bệnh nhân sau mổ u não
2. Mổ u não bao lâu thì bình phục?
Hiện nay, phẫu thuật chính là phương pháp điều trị bệnh u não được sử dụng phổ biến gần như trong tất cả các trường hợp mắc phải bệnh lý này. Để có thể tiến hành cắt bỏ các khối u, các bác sỹ sẽ phải tiến hành mở hộp sọ. Căn cứ vào 3 cấp độ: cắt bỏ hoàn toàn các khối u, lấy ra một phần hay nếu khối u nằm ở vị trí khó quá thì không thể tiến hành phẫu thuật được. Mỗi trường hợp khác nhau sẽ có những phương pháp phẫu thuật khác nhau.
Các triệu chứng sau thường sẽ dần dần giảm bớt và biến mất khi hồi phục, có thể chỉ mất vài ngày. Nhưng đối với một số người, thời gian này sẽ kéo dài vài tuần hoặc đôi khi là vài tháng. Một số người có thể hồi phục lại hoàn toàn. Và có thể quay trở lại tất cả các hoạt động thông thường bao gồm cả làm việc nếu có. Tuy nhiên cũng có một số người thời gian phục hồi lâu hơn, cần phải theo dõi và điều trị dứt điểm một số biến chứng để lại sau phẫu thuật não bộ.
Và, mổ u não bao lâu thì bình phục cũng sẽ phụ thuộc vào phương pháp mà bệnh nhân đó chọn lựa. Với sự phát triển của y học, ngày nay rất nhiều bệnh viện đã sử dụng phương pháp phẫu thuật u não bằng dao gamma hoặc bằng máy gia tốc tuyến tính Cyberknife. Phương pháp này đã được rất nhiều bệnh nhân chọn lựa và ca mổ đều thành công, giúp người bệnh mau chóng bình phục ngay sau khi phẫu thuật và giúp cho sự sống của người bệnh được kéo dài hơn.
Phẫu thuật chính là phương pháp điều trị bệnh u não được sử dụng phổ biến
3. Phục hồi sau phẫu thuật não
Mổ u não bao lâu thì bình phục cũng phụ thuộc vào quá trình chăm sóc sau phẫu thuật của người bệnh. Sau khi được phẫu thuật não, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hồi sức. Tại đây, đội ngũ y tá chăm sóc sẽ cố gắng hỗ trợ bệnh nhân để phục hồi lại các hoạt động thường ngày càng sớm càng tốt bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
Vật lý trị liệu: U não và điều trị u não có thể gây liệt. Có thể bị suy yếu và rối loạn thăng bằng. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân lấy lại sức lực và sự cân bằng.
Chuyên gia điều trị giọng nói: giúp những bệnh nhân có khó khăn về giọng nói, cách diễn đạt và rối loạn nuốt.
Các chuyên gia về điều trị bằng công việc: Họ sẽ giúp bệnh nhân phục hồi lại các hoạt động thường ngày như ăn, dùng nhà vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo.
Cách chăm sóc hỗ trợ đặc biệt: Cần thiết ở trẻ em u não nhằm phục hồi và duy trì những hoạt động của não.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Mổ u não bao lâu thì bình phục phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Một khi bệnh nhân có thể uống được nhiều nước mà không cảm thấy buồn nôn, không có vấn đề gì về nuốt, y tá sẽ tháo các ống thông mũi dạ dày ra. Dần dần, bệnh nhân có thể ăn được như bình thường trở lại. Khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật não, cách bổ sung dinh dưỡng chuyển vào cơ thể người bệnh cần được tham khảo và chỉ định bởi các bác sĩ, chuyên gia y tế.
Một số dưỡng chất cần bổ sung trong quá trình điều trị và phục hồi sau phẫu thuật não thường là omega-3, protein…
Mổ u não bao lâu thì tỉnh? Các axít béo omega-3 vốn rất quan trọng đối với tế bào não và có nhiều trong cá, dầu cá, đậu phụ, súp lơ, trứng… Việc bổ sung omega-3 sẽ giúp bảo vệ dây thần kinh khỏi bị hư hại và phục hồi nhiều hơn sau chấn thương. Có thể chọn các món cháo gạo, thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá, sữa, táo, nước cam quýt, cà chua… và chế biến thành các món mềm nhỏ dài, dễ nhai nuốt, thanh đạm hợp khẩu vị với người bệnh.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh:
Mổ u não bao lâu thì bình phục cũng phụ thuộc vào quá trình chăm sóc sau phẫu thuật của người bệnh
Mổ u não bao lâu thì bình phục? Để quá trình phục hồi sau phẫu thuật não diễn ra tốt đẹp, ngay từ đầu các y tá sẽ khuyến khích người bệnh rời khỏi giường và ngồi lên ghế ngay sau khi bác sĩ phẫu thuật cho phép mặc dù việc đứng dậy và di chuyển xung quanh có vẻ rất khó khăn lúc ban đầu. Tuy nhiên, việc vận động sẽ làm giảm nguy cơ đông máu ở chân và khiến cơ thể thích nghi dần dần.
Khi được xuất viện, bệnh nhân nên cần có ai đó hỗ trợ bên cạnh. Không chỉ giúp bệnh nhân các sinh hoạt hàng ngày mà còn theo dõi, phát hiện những bất thường sau quá trình điều trị để bệnh nhân được xử lý kịp thời, tránh để những biến chứng xảy ra quá lâu sau phẫu thuật não mà ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.
Thanh Hoa
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh U Não Và Những Biến Chứng Sau Mổ U Não
Ung thư não có thể tái phát, do đó việc theo dõi sau điều trị là rất quan trọng để xác định sự tái phát của ung thư. Vậy những biến chứng sau mổ u não là gì?
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư não dựa vào loại/cấp độ ung thư, độ tuổi và thể lực chung của bệnh nhân. Đối với u cấp độ I và II, có thể chỉ cần phẫu thuật loại bỏ và theo dõi thường xuyên qua chụp cộng hưởng từ là đủ. Còn với u cấp độ III và IV, cần phải thực hiện xạ trị và hóa trị để giết chết các khối u ác tính.
Khi nào cần mổ u não?
Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được sử dụng cho hầu hết các trường hợp u não
Mặc dù chi phí phẫu thuật u não khá cao nhưng đây là phương pháp điều trị thường được sử dụng cho hầu hết các trường hợp u não. Để cắt bỏ khối u, bác sĩ phẫu thuật thần kinh phải mở hộp sọ. Việc phẫu thuật như thế nào sẽ căn cứ vào 3 cấp độ: thứ nhất là cắt bỏ hoàn toàn; thứ hai là do vị trí của khối u chỉ có thể phẫu thuật lấy ra được một phần và thứ ba là khối u nằm ở vị trí quá khó ở trên não không thể phẫu thuật được.
Trong trường hợp này bác sĩ sẽ xét nghiệm, sinh thiết tế bào của khối u xem là lành tính hay là ác tính; sau đó mới có thể quyết định xạ trị khối u hay dùng hóa chất nào để điều trị. Nếu điều kiện thuận lợi, phẫu thuật không làm tổn thương tới các mô não quan trọng, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ khối u. Nếu không thể cắt bỏ hoàn toàn, phần khối u còn sót lại sẽ được điều trị bằng tia xạ hoặc hóa chất.
Biến chứng sau mổ u não
Trong những ngày đầu sau khi phẫu thuật bệnh nhân thường cảm thấy đau đầu hoặc cảm giác bất an. Tuy nhiên có thể dùng thuốc có thể kiểm soát được sự đau đớn.
Bệnh nhân cũng thường cảm thấy yếu đuối và mệt mỏi. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật thay đổi theo từng bệnh nhân.
Ngoài ra, một số biến chứng sau mổ u não khác tuy ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Dịch não tuỷ hoặc máu có thể tích tụ trong não và gây sưng phù não. Cần theo dõi các triệu chứng để phát hiện tình trạng này. Dùng steroids sẽ làm giảm bớt sưng phù.
Đôi khi cần phẫu thuật lần 2 để dẫn lưu dịch. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một ống dài và mỏng (shunt) trong não thất. Ống này được luồn dưới da xuống đến bụng. Dịch dư thừa từ não được dẫn lưu xuống bụng. Đôi khi dịch được dẫn lưu vào tim.
Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng ở vết mổ. Khi nhiễm trùng xảy ra, bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh.
Trong những ngày đầu sau khi phẫu thuật bệnh nhân thường cảm thấy đau đầu
Phẫu thuật não có thể gây thương tổn đến mô lành. Đây là biến chứng sau mổ u não không phổ biến. Tổn thương não là vấn đề nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ có những vấn đề về tư duy, thị giác và ngôn ngữ.
Bệnh nhân có thể có thay đổi về nhân cách hoặc co giật. Đa số những biến chứng này thường giảm hoặc biến mất đi theo thời gian, nhưng đôi khi tổn thương não là vĩnh viễn. Bệnh nhân sẽ cần đến các phương pháp vật lý trị liệu, điều trị tiếng nói (speech therapy) hoặc điều trị bằng công việc (occupational therapy).
Biện pháp hỗ trợ điều trị
Dù ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, bệnh nhân u não cũng sẽ được chăm sóc hỗ trợ để phòng tránh các vấn đề nảy sinh và cải thiện chất lượng sống trong thời gian điều trị . Nếu đau do u não, có thể dùng giảm đau. Có những loại chăm sóc hỗ trợ cho bệnh nhân u não sau đây:
Steroids: Đa số bệnh nhân u não cần phải dùng corticoids để giảm bớt triệu chứng đau do sưng phù não.
Thuốc chống động kinh: U não có thể gây co giật. Bệnh nhân có thể dùng thuốc chống động kinh để đề phòng co giật.
Shunt: Nếu dịch tích tụ trong não, bác sĩ có thể đặt một shunt để dẫn lưu.
Đa số bệnh nhân ung thư não thường dùng các biện pháp chăm sóc hỗ trợ đồng thời với điều trị khối u. Một số quyết định không điều trị khối u mà chỉ dùng thuốc hỗ trợ để giảm đau.
Phục hồi chức năng sau mổ u não
Đội ngũ chăm sóc bệnh nhân sau mổ u não sẽ cố gắng hỗ trợ bệnh nhân để phục hồi lại các hoạt động thường ngày càng sớm càng tốt:
Vật lý trị liệu: Biến chứng sau mổ u não và điều trị u não có thể gây liệt. Có thể bị suy yếu và rối loạn thăng bằng. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân lấy lại sức lực và sự cân bằng.
Chuyên gia điều trị giọng nói (Speech therapists) giúp những bệnh nhân có khó khăn về giọng nói, cách diễn đạt và rối loạn nuốt.
Các chuyên gia về điều trị bằng công việc (Occupational therapists): Họ sẽ giúp bệnh nhân phục hồi lại các hoạt động thường ngày như ăn, dùng nhà vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo.
Các chăm sóc hỗ trợ đặc biệt cần thiết ở trẻ em u não nhằm phục hồi và duy trì những hoạt động của não. Như vậy, khắc phục những biến chứng sau mổ u não hoàn toàn là chuyện nhỏ đúng không nào?
Bệnh nhân u não cũng sẽ được chăm sóc hỗ trợ để phòng tránh các vấn đề nảy sinh và cải thiện chất lượng sống trong thời gian điều trị
Lưu ý cho người bệnh:
Thông thường u não có nhiều thể loại, bác sĩ cần biết kết quả giải phẫu bệnh sau mổ để có thể tư vấn về chăm sóc, theo dõi khả năng tái phát và điều trị sớm. Việc thăm khám định kỳ bằng các chẩn đoán chuyên sâu như: CT, MRI… cho phép can thiệp sớm những biến chứng sau mổ u não, nhưng ít gây tổn thưởng cho mô não lành.
Về các tổn thương cho hệ thần kinh trung ương sau phẫu thuật, tùy thuộc vào vị trí khối u, thể loại, hình thái của khối u, tính chất lành hay ác tính của khối u và các biện pháp can thiệp đã được các bác sỹ tiến hành. Do đó, tiên lượng sau mổ của bệnh nhân thế nào chính bác sĩ phẫu thuật là người hiểu rõ nhất, do vậy bệnh nhân nên thường xuyên liên hệ để tư vấn thêm về những biến chứng sau mổ u não.
Nếu ca phẫu thuật đã ổn định việc lo lắng thái quá của gia đình bệnh nhân cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy động viên để ổn định về tâm lý cho người bệnh, và hãy đăng ký thăm khám sức khỏe liên tục, dài lâu theo mô hình bác sỹ gia đình.
Khám chuyên khoa định kỳ để không phải lo lắng về biến chứng sau mổ u não. Nâng cao thể trạng bằng ăn uống đủ chất và lượng, sống lạc quan và không chủ quan với bệnh tật.
Thanh Hoa
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Sinh Mổ Sau Bao Lâu Thì Có Thể Đặt Vòng Tránh Thai Được?
Sinh mổ sau bao lâu thì có thể đặt vòng?
Nhiều chị em thắc mắc vừa mới sinh mổ khoảng 1 hoặc 2 tháng thì có thể đặt vòng tránh thai được hay không?! Câu trả lời là KHÔNG NÊN. Vì khi vừa mới sinh mổ xong, lúc này tử cung vẫn còn bị tổn thương, vết mổ cũng vẫn còn mới, đặt vòng thời điểm này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
Vậy sinh mổ sau bao lâu thì có thể đặt vòng tránh thai được? Thời điểm thích hợp ít nhất là 6 tháng sau sinh và thường là 1 năm, lúc này toàn bộ tử cung đã lành hẳn và các sợi chỉ khâu cũng hòa tan trong cơ tử cung. Bên cạnh đó, chị em cũng cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn xem có phù hợp với việc đặt vòng hay không. Các chị em cũng lưu ý nên đặt vòng ở những bệnh viện tuyến trên như bệnh viện tỉnh, bệnh viện tuyến trung ương để được kiểm tra kĩ vết mổ trước khi đặt.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp tránh thai này là không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và rất dễ gây viêm nhiễm phụ khoa cho chị em. Nếu chị em cảm thấy bất cứ vấn đề gì bất ổn về sức khỏe sau khi đặt vòng tránh thai như có triệu trứng viêm nhiễm: dịch âm đạo vàng, xanh, ra nhiều, mùi hôi khó chịu, âm hộ ngứa ngáy, thì cần đi khám ngay để được chữa trị. Khi điều trị, cán bộ y tế có thể tạm tháo vòng, trong thời gian đó, chị em hãy sử dụng một biện pháp tránh thai khác.
Những trường hợp tuyệt đối không được đặt vòng tránh thai
Nếu chị em rơi vào một trong những trường hợp sau thì nên lựa chọn một cách thức tránh thai an toàn khác:
Sau phá thai nhiễm trùng.
Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước đây.
Viêm cổ tử cung.
Nghi ngờ có thai.
Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung.
Bệnh lý ác tính đường sinh dục.
Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị.
Đối với dụng cụ tử cung phóng thích nội tiết, chống chỉ định trong trường hợp ung thư vú.
Người chưa có con: vì viêm âm đạo là một bệnh khá phổ biến, nếu không may bị các vi khuẩn gây viêm lan lên ống dẫn trứng, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, chị em chưa có con vẫn có thể đặt vòng dưới sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ.
Sử dụng biện pháp tránh thai nào an toàn sau khi sinh mổ?
Nếu chưa đủ thời gian để đặt vòng tránh thai, trong thời gian này chị em có thể lựa chọn một biện pháp tránh thai khác.
Nếu mẹ đang cho con bú hoàn toàn, chưa có kinh nguyệt trở lại thì có thể dựa vào đó để tránh thai một cách tự nhiên. Các mẹ cũng lưu ý là chỉ cho con bú bằng sữa mẹ mà không cho ăn dặm gì thêm, cho con bú thường xuyên và bất cứ khi nào bé muốn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng trong vòng 6 tháng đầu sau sinh.
Trường hợp mẹ đã cho bé uống thêm sữa ngoài hoặc đã có kinh trở lại thì có thể sử dụng thuốc tránh thai chỉ có một hormone progesterone theo chỉ định của bác sĩ. Loại thuốc này không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và bé, phù hợp cho mẹ lựa chọn.
Để đảm bảo hiệu quả tránh thai cũng như phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra, chị em cần lưu ý đến các thời điểm đặt vòng sao phù hợp với bản thân mình, đặc biệt là phụ nữ sau sinh mổ. Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được cũng như biết được biện pháp tránh thai an toàn cho phụ nữ sau sinh mổ. Hy vong bài viết cung cấp cho các chị em những kiến thức hữu ích trong việc tránh thai hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bản thân mình.
Sau Sinh Mổ Bao Lâu Thì Có Kinh Lại? Các Biện Pháp Tránh Thai An Toàn?
Kinh nguyệt là hiện tượng đào thải lớp niêm mạc tử cung cùng với máu và chất nhầy do nang noãn phóng ra không được thụ tinh. Hiện tượng này thường báo hiệu khả năng mang thai trở lại. Chị em cần sử dụng các biện pháp ngừa thai để tránh mang thai sớm, nhất là trong trường hợp sản phụ sinh theo hình thức phẫu thuật. Vậy sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại? Bài viết sẽ làm sáng tỏ vấn đề.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt sau sinh mổ
Để trả lời câu hỏi sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại trước tiên cần xem xét các yếu tố tác động tới sự “vô kinh” như:
Do thể trạng
Nếu không có sự tác động của các yếu tố khác thì thời điểm kinh nguyệt trở lại sau sinh ở mỗi sản phụ là khác nhau và phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có người sau 1 tháng đã thấy “đèn đỏ” xuất hiện nhưng có người vô kinh tới hơn 1 năm.
Cho con bú
Khi trẻ bú, cơ thể mẹ được kích thích tiết ra một loại hormone là Prolactin và hormone này sẽ ức chế FSH và GnRH có vai trò trong việc kích thích sự trưởng thành và rụng trứng dẫn đến ức chế rụng trứng và không có kinh. Phụ nữ cho con bú hoàn toàn thường trì hoãn kinh nguyệt từ 4 – 6 tháng sau sinh.
Do các biện pháp tránh thai
Một số biện pháp ngừa thai như cấy que tránh thai, tiêm thuốc tránh thai cũng làm thay đổi nội tiết dẫn đến vô kinh.
Do bệnh lý
Một số các trường hợp bệnh lý sau sinh như: Sốt xuất huyết, quá căng thẳng, rối loạn nội tiết… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt trở lại muộn hơn bình thường, cần được khám và có biện pháp can thiệp ngay.
Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại?
Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại? Với sự ảnh hưởng của các nhân tố kể trên, thời điểm có kinh trở lại sau sinh mổ là khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên nếu sức khỏe mẹ phục hồi tốt, không có bệnh lý và không sử dụng các biện pháp tránh thai thay đổi nội tiết thì thông thường phụ nữ sau sinh sẽ có kinh lại sau 6 – 8 tuần với mẹ không cho con bú và sau 3 – 6 tháng với mẹ cho con bú.
Tránh thai sau sinh mổ
Kinh nguyệt là dấu hiệu rõ ràng cho thấy hoạt động trở lại của buồng trứng tuy nhiên “đèn đỏ” chưa xuất hiện không có nghĩa là không có khả năng thụ thai. Do đó, để tránh có con ngoài ý muốn, nhất là với mẹ sinh mổ việc mang thai sớm hơn khuyến cáo có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như bục vêt mổ, nứt vỡ tử cung.
Hiện nay có nhiều hình thức ngừa thai cho mẹ lựa chọn, tiêu biểu là: Đặt vòng, cấy que, uống thuốc tránh thai, dùng bao cao su, miếng dán tránh thai, màng phim, cho con bú… Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cân nhắc để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp.
Bạn đang xem bài viết Bệnh Nhân Mổ U Não Bao Lâu Thì Bình Phục? trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!