Cập nhật thông tin chi tiết về Biện Pháp Giáo Dục Luật Lệ An Toàn Giao Thông Cho Trẻ 4 mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
ĐẶT VẤN ĐỀ “An toàn là bạn, tai nạn là thự”Đó chính là khẩu hiệu mà hàng ngày, hàng giờ chúng ta vẫn luôn được nhắc nhở để đảm bảo an toàn cho chính bản thân khi tham gia giao thông. Và khẩu hiệu này lại càng cú ý nghĩa hơn bao giờ hết trong thời đại hiện nay – thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nước Việt nam ta đang trên đường phát triển và đổi mới về mọi mặt như kinh tế, chính trị đặc biệt là gia nhập WTO. Cùng với sự phát triển đó đời sống nhân dân cũng được cải thiện, các phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại cũng phát triển. Nước ta phát triển như vậy nhưng bên cạnh đó còn một số vấn đề làm cho chúng ta cần phải suy nghĩ đó là an toàn giao thông.
Có thể nói tai nạn giao thông không chỉ gây đau thương mất mát tiền của cho mọi người mà còn ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề trên Chính phủ ta đã có rất nhiều nỗ lực để đẩy mạnh giáo dục an toàn giao thông. Theo nghị định của Chính phủ từ ngày 15/12/2007 tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy nhưng do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao nên các vụ tai nạn giao thông vẫn xảy ra ở mức báo động. Đặc biệt số nạn nhõn là trẻ em chiếm một con số khụng nhỏ. Trong đó cũng có nguyên nhân khách quan nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan do chính các em. Điều đó là do ý thức coi thường pháp luật của người lớn và do trẻ không nắm được luật an toàn giao thông.
Trên thực tế người đi đường thường giật mình khi thấy phụ huynh trở trẻ em bằng xe máy, hầu hết không đảm bảo an toàn. Thường là phụ huynh cho trẻ ngồi lên trên ghế sắt lắp thêm ở phía trước hoặc ngồi lên trên yên xe phía sau, không đội mũ bảo hiểm, và cũng chẳng có đai an toàn. Chỉ cần một sơ suất nhỏ của người cầm lái, tai nạn đáng tiếc cho trẻ có thể xảy ra. Trẻ em là tương lai của đất nước, giáo dục cho trẻ có kiến thức về văn hóa, pháp luật nói chung và giáo dục luật lệ an toàn giao thông là bài học không thể thiếu ở các trường mầm non. Ngay từ khi cũn nhỏ, cần cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản nhất trong ứng xử, hành vi của mình để các em hình thành thúi quen có trách nhiệm với hành vi của mình, với cộng đồng và xó hội, để đến khi trưởng thành chính các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và hình thành “Văn hóa giao thông”.
Xuất phát từ thực tế trên và từ sự nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mầm non, bản thân tụi là một giáo viên mầm non, tôi đó mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại trường mầm non xó Yờn Mỹ”.
– Thực trạng việc chấp hành luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mẫu giỏo nhỡ
4 – 5 tuổi ở trường mầm non xó Yờn Mỹ.
– Một số biện phỏp giỏo dục chấp hành luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mẫu giỏo nhỡ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non xó Yờn Mỹ.
* Đối tượng nghiên cứu:
– Biện phỏp giỏo dục luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mẫu giỏo nhỡ 4 – 5 tuổi.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp dùng lời.
Phương pháp dùng trũ chơi.
* Phạm vi nghiờn cứu:
– Trẻ mẫu giỏo nhỡ 4 – 5 tuổi, lớp B3, trường mầm non xó Yờn Mỹ, Huyện Thanh Trỡ. Năm học 2012 – 2013.
* Kế hoạch nghiờn cứu:
Thời gian 8 tháng ( Bắt đầu từ tháng 9/2012 đến tháng 4/2013
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Cơ sở lí luận:
Giao thông vận tải là vấn đề huyết mạch của nền kinh tế, là điều kiện quan trọng để giao lưu từ nơi này qua nơi khác. Hũa chung với cỏc nước tiên tiến trên thế giới, trẻ em được giáo dục an toàn giao thụng ngay từ nhỏ “mưa dầm thấm lâu”. Một khi việc tụn trọng phỏp luật và chấp hành nghiờm chỉnh chấp hành luật giao thụng trở thành một thúi quen tốt của mọi cụng dõn thỡ vấn đề tai nạn giao thụng khụng cũn là nỗi lo của toàn xó hội. Cựng với việc giảng dạy cỏc hoạt động chung, hoạt động góc các hoạt động diễn ra trong ngảy ở trường mầm non và trọng điểm là phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non là một trong những yêu cầu cơ bản của chương trỡnh giỏo dục mầm non mới.
Trẻ mầm non là lứa tuổi dễ dàng tiếp thu hỡnh thành thúi quen tốt giỳp trẻ sau này trở thành một cụng dõn tốt, chấp hành luật lệ giao thụng. Trước mắt giao dục cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về luật an toàn giao thông. Có những thói quen ban đầu biết chấp hành luật giao thông, biết được hậu quả tai hại của tai nạn giao thông làm cho nhiều người bị chết nhiều người bị thương. Nhiều trẻ em phải mồ cụi cha mẹ khi cũn quỏ nhỏ do tai nạn giao thông. Từ đó giúp trẻ có ý thức tốt trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông và có hành động đúng khi tham gia giao thông
Cơ sở thực tiễn:
Trường mầm non xó Yờn Mỹ thuộc xó Yờn Mỹ – Huyện Thanh Trỡ nằm trên địa bàn ngoài đê. Trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I, đó đạt danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố”. Năm học 2012-2013 này nhà trường phấn đấu giữ vững danh hiệu ” Trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố”. Nhà trường tiếp tục xây sửa quy mô hơn, khang trang rộng rói hơn. Khung cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu ” Trường học thân thiện – Học sinh tớch cực”.
Năm học 2012 – 2013 nhà trường phân cụng cho tụi và cụ Nguyễn Thị Minh Thoa phụ trỏch lớp mẫu giỏo nhỡ B3. Giỏo viờn cú trỡnh độ chuyên môn chuẩn:
Tôi đó cú bằng trung cấp Sư phạm và đang học lớp Đại học Sư phạm mầm non.
Cụ Nguyễn Thị Minh Thoa: trỡnh độ Trung cấp Sư phạm mẫu giáo nhà trẻ Hà Nội.
Với đặc điểm tỡnh hỡnh như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số khó khăn và thuận lợi sau:
– Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất về chuyên môn và nhân lực để giáo viên có thể triển khai các biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ tại lớp.
– Hai cụ giỏo phối hợp nhịp nhàng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
– Bản thõn là giỏo viờn yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ nhà trường giao cho.
– Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỉ lệ chuyên cần cao.
– Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình hưởng ứng và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các biện pháp giáo dục luật lệ và an toàn giao thông cho trẻ, phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
– Đồ dùng, đồ chơi mầm non về giao thông chưa phong phú về chủng loại.
– Các bậc phụ huynh hầu hết là người dân địa phương, đó quen với giao thụng tự do trong làng xúm nờn chưa hiểu hết vai trũ và tầm quan trọng của giỏo dục an toàn giao thụng.
– Đa số cỏc bậc phụ huynh chưa quan tầm và dành thời gian dạy trẻ luật lệ và an toàn giao thông.
– Trong quá trình tham gia giao thông trẻ luôn chứng kiến những cảnh giao thông lộn xộn gây ảnh hưởng đến ý thức của trẻ.
– Một số trẻ nhỳt nhỏt chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động của lớp.
Xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đó nghiờn cứu và đó sử dụng một số biện pháp sau:
Link tải tài liệu: https://tinyurl.com/pt5mzha
Gửi bởi in Tags: Hà Vũ SKKN mầm non an toàn giao thông, sang kien kinh nghiem mam non, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2012, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Trẻ 5 Tuổi Chấp Hành Luật Lệ An Toàn Giao Thông
ủa lớp tôi cần có ý thức tốt khi tham gia giao thông dù ở bất kỳ nơi đâu để tạo cho trẻ có 1 thói quen tốt hàng ngày đi cùng người lớn phải như thế nào. VD: Chủ điểm Trường mầm non. Tôi đã lựa chọn một số câu đố về giao thông để cho trẻ được nghe và giải câu đố vào hoạt động chiều. Lựa chọn một số trò chơi về với lô tô về giao thông để trẻ được tham gia chơi ở các góc học tập. Chủ điểm gia đình. Cho trẻ biết các đồ dùng trong gia đình có phương tiện giao thông, lồng ghép để hướng dẫn trẻ khi đi cùng bố mẹ bằng ô tô hoặc xe máy phải biết ngồi như thế nào, đội mũ bảo hiểm 4.2. Lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ - Ngay từ đầu năm học tôi xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trong năm học này là : 100% trẻ đến trường đi học và về nhà được đảm bảo an toàn . Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, việc giáo dục trẻ chấp hành luật lệ an toàn giao thông được tôi lồng ghép vào các hoạt động trong chương trình giáo dục Mầm non. Giáo dục trẻ khi đi bộ: Đi bộ đi phía bên tay phải, đi sát bờ lề, đi qua đường phải có người lớn dắt, khi đi xe buýt: Ngồi an toàn không đùa rỡn trên xe, không thò đầu thò tay ra ngoài. Khi đi qua đò: xuống đò ngồi yên, phải có người lớn đi cùng, không đùa rỡn trên đò, mặc áo phao khi đi trên đò. * Trong hoạt động trò chuyện buổi sáng : Cô giáo có thể cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại hoặc có thể trò chuyện về buổi sáng trẻ đến trường Ví dụ: - Sáng nay ai đưa con đi học ? - Bố mẹ trở con đi bằng phương tiện gì ? - Con có được đội mũ bảo hiểm không ? - Ngồi trên xe con có cầm theo đồ chơi gì không ? - Trên đường đi bố( mẹ ) lái xe thế nào ? - Con có gặp chuyện gì ở trên đường không ? Qua những câu hỏi đàm thoại cùng trẻ bản thân tôi biết được cha mẹ trẻ trở con em mình đi học đã chấp hành luật lệ an toàn giao thông, và biết giáo dục trẻ ngồi an toàn không cầm theo đồ chơi trên xe. Để từ đó trẻ biết những hành vi nào là đang vi phạm LLATGT giúp trẻ chấp hành tốt cũng như nhắc nhở bố mẹ thực hiện tốt LLATGT Ví dụ: Cô cho trẻ xem tranh một bạn nhỏ đang nằm trong bệnh viện - Cho trẻ đoán xem vì sao bạn lại phải vào viện? - Cho trẻ xem bức tranh: bạn nhỏ chơi lòng, nề đường để trẻ hiểu được nguyên nhân mà bạn phải nằm viện. Qua đó giáo dục trẻ không được chơi ở lòng, nề được, không được tự ý sang đường khi không có người lớn đi cùng. * Trong hoạt động học: giáo viên cho trẻ hát, đọc thơ, nghe chuyện, quan sát trò chuyện về các hành vi đúng- sai khi tham gia giao thông, các biển báo cấm và nguy hiểmnhằm giúp trẻ có kiến thức về LLATGT Ví dụ: Trong hoạt động học dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: " Cô dạy con'' Qua bài thơ này trẻ biết được các loại phương tiện giao thông và luật lệ khi tham gia giao thông như: + Giao thông đường bộ gồm có : Ô tô, xe máychạy trên đường bộ đến ngã tư đường phố đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh được đi và đèn vàng đi chậm lại, cô nhấn mạnh cho trẻ khi đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè, không được đi dưới lòng đường. Khi ngồi trên tàu xe không được thò đầu qua cửa sổ phải thắt dây an toàn, khi xe dừng hẳn mới được xuống xe. + Giao thông đường thủy có; Tàu, thuyền, ca nôkhi tham gia thì người ngồi trên tàu, thuyền cần ngồi im trên người phải mặc áo phao hoặc trên thuyền có phao cứu sinh +Giao thông đường sắt có: Tàu hỏagiáo dục trẻ không lại gần đường sắt, không ném đất đá + Giao thông đường hàng không có: Máy baygiáo dục trẻ thắt dây an toàn không nghịch và tự ý đi ra khỏi chỗ ngồi. * Trong hoạt động góc: Cô cho trẻ chơi góc phân vai, cho trẻ đóng vai các chú cảnh sát giao thông, cô gợi ý tạo ra các tình huống để trẻ giải quyết qua đó giáo dục trẻ biết và hiểu các luật lệ an toàn giao thông. Ví dụ: Cho trẻ đóng vai chú cảnh sát giao thông. Cô tạo tình huống đến ngã tư đường phố đèn tín hiệu màu đỏ hiện lên mà cô vẫn cố tình đi tiếp. Lúc này trẻ sẽ xử lý là dùng còi tuýt và vẫy xe đỗ lại.Cô hỏi trẻ liên tục những câu hỏi để trẻ giải quyết: "- Tại sao bác lại tuýt còi và không cho xe tôi chạy ? - Tại sao thấy đèn đỏ xe lại phải dừng lại ? - Thấy đèn đỏ tôi vẫn đi tiếp thì có sao không?" Khi được hỏi những câu hỏi trên trẻ đóng vai chú cảnh sát giao thông sẽ phải suy nghĩ đưa ra câu trả lời cho đúng nhất.Nếu như trẻ trả lời sai cô có thể chuyển hướng hỏi trẻ khác trong lớp, sau đó cô có thể nhắc lại và khen trẻ nếu trẻ trả lời đúng. * Trong hoạt động ngoài trời : Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động như: Xe điện hoa, thuyền về đúng bến, hãy làm theo tôiđể củng cố những kiến thức mà trẻ đã được học và rèn luyện phản xạ giúp trẻ ghi nhớ và được thực hành. Ví dụ : Trò chơi: Bé làm đèn hiệu giao thông - Mục đích: giúp trẻ nhớ được ý nghĩa của đèn giao thông, rèn khả năng chú ý và nhanh nhẹn cho trẻ Mục đích: giúp trẻ phản xạ nhanh, cho trẻ làm quen với tín hiệu đèn giao thông, rèn khả năng chú ý phản ứng nhanh nhẹn. - Chuẩn bị: - Đèn xanh , đèn đỏ, đèn vàng bằng bìa đủ cho mỗi trẻ 1 bìa - Vẽ một vòng tròn tượng trưng cho trụ đèn giao thông - Luật chơi: Bật đúng đèn ( nhảy vào trong vòng tròn giơ cao đèn) khi cô nói tín hiệu tương ứng với đèn. - Cách chơi: Cô giới thiệu trò chơi: + Ở ngã tư đường phố con thấy đèn hiệu giao thông có màu gì? + Đèn đỏ( xanh, vàng) báo tín hiệu gì? + Bây giờ cô mời các con làm đèn hiệu giao thông, mỗi bạn sẽ chọn 1 đèn. Khi nghe cô nói tín hiệu các con phải chú ý để bật đèn cho đúng. Cô cho trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ chơi như cách trên, cô cho trẻ chơi nhanh dần để rèn luyện phản xạ * Trong hoạt động chiều :Cô cũng có thể đưa các trò chơi học tập, cho trẻ quan sát tranh, xem các biển cấm và biển nguy hiểm, cho trẻ xem các video về tham gia giao thông của mọi người qua đó giáo dục trẻ cách tham gia giao thông cho đúng Ví dụ: Khi gặp biên báo ở dưới trẻ biết được đây là biển cấm người đi bộ,người đi bộ không được đi vào con đường này. Hay cho trẻ chơi TCHT: " Đúng hay sai" nhằm củng cố một số hiểu biết về luật giao thông đường bộ, đặc điểm của một số phương tiện giao thông như: Xe máy, ô tô, xe đạpQua đó rèn luyện phản ứng nhanh cho trẻ. 4.3 Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh * Trao đổi trực tiếp với phụ huynh - Trường tôi đang công tác thuộc xã vùng khó khăn đang trên đà nông thôn hóa , 100% trẻ đến trường được bố mẹ, ông bà trở bằng xe máy, xe đạp.Vì vậy ngay từ đầu năm học được sự đồng ý của BGH nhà trường tôi có tổ chức buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi tuyên truyền trực tiếp đến toàn thể các bậc phụ huynh đưa con em đến trường phải đội mũ bảo hiểm cho các cháu ngồi sau để đảm bảo an toàn cho các cháu .Yêu cầu phụ huynh không đi xe vào sân trường, dựng xe ngoài cổng trường đúng quy định. - Một số phụ huynh có thói quen trở 3,4 cháu đến trường đầu không đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn cho các cháu mà để các cháu tự ôm nhau ngồi đằng sau xe trông rất nguy hiểm. Tôi trao đổi trực tiếp nhẹ nhàng giải thích cho phụ huynh đó hiểu như thế và vi phạm luật lệ an toàn giao thông, và đang đùa rỡn với tính mạng của bản thân và con em mình. Trẻ lứa tuổi mầm non đang hiếu động, có những trẻ vẫn chưa hiểu được hành vi của mình là đang gây nguy hiểm cho bản thân, ngồi trên xe trẻ còn nói chuyện, trêu đùa nhau dễ gây mất phương hướng cho người lái xe gây ra những hậu quả đáng tiếc.Yêu cầu phụ huynh đưa con em đến trường đảm bảo: + Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách + Không cho trẻ cầm đồ chơi khi ngồi trên xe + Không trở quá 2 trẻ - Với một số phụ huynh đi xe vào sân trường tôi góp ý trực tiếp và nhờ bảo vệ trường nhắc nhở. * Trao đổi gián tiếp - Để tuyên truyền tốt hơn đến phụ huynh trong lớp tôi có trang trí góc giao thông gồm các biển báo cấm, hình ảnh bố mẹ trở con đi học có đội mũ bảo hiểm - Góc tuyên truyền ở cửa lớp tôi dán những hình ảnh kèm khẩu hiệu: " Hãy lái xe bằng cả trái tim" " Hãy đôi mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy" " Trước khi ngồi lên xe hãy ngoảnh lại phía sau nhìn nụ cười của trẻ, lúc đó bạn biết bạn sẽ phải làm gì?'' - Tuyên truyền gián tiếp qua trẻ: Người lớn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, nhưng đối lúc người lớn cần phải học trẻ nhỏ từ điều đơn giản nhất. Trẻ em rất dễ nhớ và cũng dễ quên nếu những điều người lớn dạy được củng cố thường xuyên thì trẻ luôn khắc ghi .Vì vậy hàng ngày trẻ đến lớp tôi luôn gợi mở trò chuyện với trẻ về việc tham gia giao thông của bố mẹ và trẻ , để trẻ biết được bố mẹ và bản thân trẻ đã chấp hành đúng luật ATGT chưa. Từ đó trẻ sẽ nhắc nhở bố mẹ khi bố mẹ chưa chấp hành như: Không đội mũ bảo hiểm, trở quá người quy định 4.4 Tổ chức các buổi ngoại khóa của lớp - Tôi xin ý kiến nhà trường tổ chức những buổi ngoại khóa của lớp mời phụ huynh đến dự trò chuyện về luật lệ an toàn giao thông và chia sẻ những hậu quả của việc vi phạm luật lệ an toàn giao thông - Phụ huynh chia sẻ những kinh nghiệm đi như thế nào là đúng và an toàn, trò chuyện về những vấn đề giao thông bất cập đang diễn ra hiện nay: tắc đường, xe khách chạy ẩu để đón khách, học sinh đi học dàn hàng 2,3 và những hậu quả để lại đằng sau đó. Bản thân phụ huynh đã từng gặp tai nạn giao thông chia sẻ những nỗi sợ và sự đau đớn của bản thân, sự thiệt hại về tài sản khi gặp tai nạn giao thông - Từ sự nhận thức về sự nguy hiểm của việc không chấp hành luật lệ an toàn giao thông phụ huynh có trách nhiệm hơn trong vấn đề phối hợp cùng cô giáo viên giáo dục trẻ chấp hành luật lệ an toàn giao thông. - Trong buổi ngoại khóa này giáo viên tổ chức cho trẻ cùng phụ huynh chơi những trò chơi về luật giao thông như: Đi đúng luật, vòng quay giao thông, chọn đúng phương tiện theo tín hiệuQua những trò chơi vận động này giúp cho phụ huynh và trẻ được củng cố một số kiến thức cơ bản về LLATGT và giúp cho phụ huynh,cô giáo và trẻ trở lên gắn kết , để việc phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên giáo dục trẻ sẽ tốt hơn. 4.5.Tạo môi trường giáo dục chấp hành luật lệ an toàn giao thông cho trẻ. - Sân trường được kẻ vạch vôi ngã tư đường phố, có các biển báo cấm và biển báo nguy hiểm ,có đèn tín hiệu giao thông để trẻ được trải nghiệm làm quen với việc tham gia giao thông khi không có người lớn đi cùng. - Tôi lên kế hoạch xin ý kiến ban giám hiệu nhà trường ,mời phụ huynh của lớp đến tham gia thi và tham dự cùng các cháu hội thi: " Bé chấp hành luật lệ an toàn giao thông'' quy mô tại lớp. Qua các nội dung: Thi hát, kể chuyện Đóng kịch của trẻ ,giúp trẻ và phụ huynh hiểu rõ sự quan trọng của việc thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông, phụ huynh có trách nhiệm hơn với tính mạng của bản thân, con em mình và mọi người khi tham gia giao thông. Giúp phụ huynh hiểu rằng : Đội mũ bảo hiểm không hề làm hỏng xương cổ của trẻ mà đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân và con em mình - Ngoài ra xin ý kiến nhà trường lên kế hoạch phân công ca trực của giáo viên hoặc bảo vệ trường vào mỗi buổi sáng đón trẻ và buổi chiểu trả trẻ, nhắc nhở việc phụ huynh cho con em đến trường không đội mũ bảo hiểm, trở quá người quy định, đi xe vào sân trường, dựng xe không đúng nơi quy địnhtrên loa của nhà trường. Khi được nhắc nhở nhiều lần phụ huynh sẽ chấp hành tốt hơn LLATGT. - Tham mưu với nhà trường có ý kiến lên các cấp lãnh đạo địa phương đầu tư cơ sở vật chất, các biểu bảng tuyên truyền đến toàn thể nhân dân địa phương cũng như toàn xã hội. Để việc tuyên truyền các kiến thức tham gia giao thông an toàn với trẻ mẫu giáo không còn là việc của các cô giáo mầm non mà đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội. 5.Kết quả đạt được Sau khi áp dụng các biện pháp trên kết quả mang lại như sau: - Bản thân giáo viên và phụ huynh hiểu rõ luật lệ an toàn giao thông, có ý thức khi tham gia giao thông đúng luật. Phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng khi thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông, khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm cho bản thân và người ngồi sau, đưa trẻ đến trường không đi xe vào sân trường, không trở quá số người quy định, đỗ xe đúng nơi quy định. Bảng 1: So sánh kết quả khảo sát về việc trẻ đến trường được bố mẹ đội mũ bảo hiểm so với đầu năm học. STT Mức độ Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%) 1 Thường xuyên 20 83 2 Chưa thường xuyên 4 17 3 Không bao giờ 0 0 Theo số liệu khảo sát trên chúng ta thấy sau khi áp dụng những biện pháp trên với lớp mẫu giáo 5 tuổi do tôi chủ nhiệm so với kết quả khảo sát đầu năm số phụ huynh thường xuyên đội mũ bảo hiểm cho con đến trường đã tăng từ 5 lên 15 phụ huynh tương đương tăng 62%. Số phụ huynh chưa thường xuyên đội mũ bảo hiểm cho con giảm từ 12 xuống 4 tức giảm 8 phụ huynh tương đương giảm 33%. Không còn phụ huynh nào lựa chọn không bao giờ đội mũ bảo hiểm cho con. Bảng 2: Kết quả khảo sát về mức độ vi phạm luật lệ an toàn giao thông của phụ huynh khi đưa con đến trường. Tổng số phụ huynh khảo sát là 24 phụ huynh so với đầu năm STT Mức độ Các lỗi vi phạm Dựng xe không đúng qui định Trở quá 2 trẻ đến trường Đi xe máy vào sân trường 1 Thường xuyên 0 0% 1 4% 0 0% 2 Thỉnh thoảng 2 8% 2 8% 0 0% Chưa bao giờ 22 92% 21 88% 24 100% Theo như bảng khảo sát trên so với đầu năm ta thấy không còn phụ huynh thường xuyên đưa con em đến trường dựng xe không đúng quy định, thỉnh thoảng giảm 5 phụ huynh tương đương giảm 21% , số phụ huynh chưa bao giờ dựng xe không đúng quy định đã tăng lên từ 5- 21 tăng 17 tương đương với 71% Số phụ huynh trở quá 2 trẻ đến trường Thỉnh thoảng là :2 chiếm 8% giảm so với đầu năm 8%, chưa bao giờ là 21 chiếm: 88% tăng 75%. Số phụ huynh trở quá 2 trẻ đến trường thường xuyên là 1 chiếm 4% giảm 25%. Không còn phụ huynh đi xe máy vào sân trường thường xuyên và thỉnh thoảng , tuyệt đối không còn phụ huynh nào đi xe vào trường. Bảng 3: Bảng khảo sát 24 trẻ của lớp về mức độ trẻ có kiến thức cơ bản về LLATGT và ý thức chấp hành LLATGT so với đầu năm học STT Mức độ Số trẻ Tỷ lệ % 1 Có kiến thức 19 79% 2 Có nhưng ít 5 21% 3 Không có kiến thức 0 0% Theo kết quả khảo sát trên so với đầu năm học số lượng trẻ trong lớp có kiến thức cơ bản về LLATGT đã tăng lên rất nhiều từ 7 tăng lên 19 tương đương tăng 50%. Số trẻ có kiến thức nhưng ít giảm từ 7 xuống 5 tức giảm 21%. Không còn học sinh nào không có kiến thức. - Nhà trường đã chú trọng hơn trong vấn đề tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông: Làm biểu bảng tuyên truyền ở cổng và sân trường, có nội qui quy định việc phụ huynh đưa con em đến trường, giao cho bảo vệ nhắc nhở phụ huynh vi phạm nội quy của nhà trường và không chấp hành LLATGT. - Trẻ đã biết được một số biển báo giao thông cấm và nguy hiểm, biết đi trên vỉa hè, phía tay phải, không chơi bóng dưới lòng, nề đường. Nhắc bố mẹ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy,biết được các quy định của đèn tín hiệu giao thông. Biết ngồi trên xe buýt khồng thò đầu, tay ra cửa sổ, xe dừng hẳn mới được xuống xe. Ngồi trên đò ngồi im, mặc áo phao hoặc cầm phao cứu sinh. 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng - Để thực hiện tốt những biện pháp tôi đưa ra trong đề tài: " Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 tuổi chấp hành luật lệ an toàn giao thông'' đòi hỏi cần có một đội ngũ giáo viên trực tiếp làm công tác giáo dục trẻ có tâm huyết, yêu nghề mến trẻ, thật sự quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ. Bên cạnh đó đòi hỏi giáo viên cần có sự hiểu biết về luật lệ giao thông. - Các cấp lãnh đạo địa phương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bảng tuyên tuyền KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Vấn đề người dân thiếu ý thức chấp hành LLATGT là rất cao.Bản thân phụ huynh đưa con con mình đi học chưa chấp hành LLATGT,đa số phụ huynh đưa con em đi học không đội mũ bảo hiểm, trở quá số người quy định, đi xe vào sân trường, dựng xe ngổn ngang Do cha mẹ chưa quan tâm đến vấn đề ATGT nên chưa phối hợp với giáo viên trong vấn đề trang bị kiến thức chấp hành LLATGT cho trẻ. - Sau khi nghiên cứu áp dụng các biện pháp: + Xây dựng kế hoạch thực hiện + Giáo dục trẻ chấp hành LLATGT lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ + Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh + Tổ chức các buổi ngoại khóa của lớp + Xây dựng môi trường giáo dục trẻ chấp hành LLATGT. Đã đem lại được kết quả như sau: - Trẻ có kiến thức cơ bản về chấp hành các luật lệ an toàn giao thông nhất là giao thông đường bộ. - Phụ huynh có ý thức khi tham gia giao thông: Đội mũa bảo hiểm cho bản thân và trẻ, không trở quá 2 trẻ khi đưa trẻ đến trường, không cho con xử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi và có bằng lái xe, không đi xe máy vào sân trường và đỗ xe đúng qui định. - Các cấp lãnh đạo ,nhà trường, giáo viên đã quan tâm đầu tư cho việc giáo dục trẻ và tuyên truyền đến các bậc phụ huynh hơn trong vấn đề chấp hành Luật lệ an toàn giao thông. 2.Khuyến nghị - Đối với phòng giáo dục: Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ cho các bộ giáo viên. Tổ chức các chuyên đề để giáo viên được học hỏi các kinh nghiệm của trường bạn. Tổ chức các hội tìm hiểu về luật lệ giao thông cho trẻ, phụ huynh và giáo viên được tham gia - Đối với nhà trường cung cấp đủ các tài liệu, đồ dùng dạy học, hỗ trợ các thiết bị thông tin công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Thơ truyện, trò chơi bài hát về an toàn giao thông- NXB giáo dục Việt Nam . Biên soạn và tuyển dụng: - Trần Thị Thu Hà - Hoàng Thị Thu Hương - Đặng Lan Phương - Đặng hồng Quân 3. Các giải pháp an toàn giao thông- An toàn giao thông vận tải- GS TSKH Nguyễn Hữu Hà. 4. Báo người lao động- Thống kê các vụ tai nạn giao thông- Tác giả: Văn Duẩn. 5. Luật giao thông đường bộ- NXB giao thông vận tải. MỤC LỤC STT Trang THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN 2 1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 2 2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến 2 3 Nội dung sáng kiến cần làm rõ 3 4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến `4 5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến. 4 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 5 2 Cơ sở lý luận 7 3 Thực trạng 8 3.1 Thuận lợi và khó khăn 8 3.2 Thực trạng 9 4 4.1 Các biện pháp Xây dựng kế hoạch thực hiện 12 12 4.2 Lồng ghép vào cac hoạt động trong ngày của trẻ. 13 4.3 Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh 17 4.4 Tổ chức các buổi ngoại khóa của lớp 19 4.5 Tạo môi trường giáo dục trẻ chấp hành LLATGT 19 5 Kết quả đạt được 20 6 Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 24 2 Kiến nghị 25
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Giáo Dục An Toàn Giao Thông Cho Trẻ Mẫu Giáo
“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”, tai nạn giao thông là một vấn đề xã hội bức bách, gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân. Theo thống kê thì 80% nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi của người điều khiển xe tham gia giao thông: lạng lách, uống rượu bia, đi lấn đường, xe chở khách quá số người quy định, do trẻ chạy qua đường đột ngột, chơi không đúng chỗ: chơi ở lòng đường, vỉa hè.
Do tai nạn giao thông thời gian qua tăng nhanh, xảy ra nhiều vụ nghiêm trọng nhất là trong giai đoạn trước, trong Tết và sau Tết. Theo Quốc hội kỳ họp thứ 11, cả nước từ ngày 16/2/2007 đến ngày 21/2/2007 đã có 570 vụ tai nạn trong đó có 375 người chết và 643 người bị thương.
Riêng tại địa bàn thị trấn Hậu Nghĩa-huyện Đức Hòa có 17 vụ trong đó có 18 người chết và 14 người bị thương.
Để nhanh chóng hạn chế tình trạng này Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực sửa sang hệ thống đường giao thông, biển báo, ban hành các văn bản luật nghị quyết “Vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” phát động chương trình an toàn giao thông trên VTV1, thi tìm hiểu luật giao thông. Giáo dục mọi người dân hiểu biết về pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thực hiện nghiêm và có hiệu quả các Nghị định 36CP, 39CP, 40CP. Xây dựng mô hình quần chúng tham gia tự quản giao thông như: “Đoạn đường tự quản” “Sân ga tự quản” “Đoàn tàu an toàn” “Em yêu đường sắt quê em”. Tổ chức trên cả nước tháng 9 là tháng an toàn giao thông “Tuyên truyền và xử lý các vi phạm giao thông” cùng với các ban ngành trong cả nước với nhiều biện pháp tích cực nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên phạm vi toàn quốc. Ngành giáo dục đã đưa chương trình luật lệ giao thông vào môn học chính khóa cho tất cả các cấp học từ năm học 2000-2001 cho đến nay.
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI š&› 1. Đặt vấn đề: "An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà", tai nạn giao thông là một vấn đề xã hội bức bách, gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân. Theo thống kê thì 80% nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi của người điều khiển xe tham gia giao thông: lạng lách, uống rượu bia, đi lấn đường, xe chở khách quá số người quy định, do trẻ chạy qua đường đột ngột, chơi không đúng chỗ: chơi ở lòng đường, vỉa hè... Do tai nạn giao thông thời gian qua tăng nhanh, xảy ra nhiều vụ nghiêm trọng nhất là trong giai đoạn trước, trong Tết và sau Tết. Theo Quốc hội kỳ họp thứ 11, cả nước từ ngày 16/2/2007 đến ngày 21/2/2007 đã có 570 vụ tai nạn trong đó có 375 người chết và 643 người bị thương. Riêng tại địa bàn thị trấn Hậu Nghĩa-huyện Đức Hòa có 17 vụ trong đó có 18 người chết và 14 người bị thương. Để nhanh chóng hạn chế tình trạng này Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực sửa sang hệ thống đường giao thông, biển báo, ban hành các văn bản luật nghị quyết "Vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông" phát động chương trình an toàn giao thông trên VTV1, thi tìm hiểu luật giao thông. Giáo dục mọi người dân hiểu biết về pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thực hiện nghiêm và có hiệu quả các Nghị định 36CP, 39CP, 40CP. Xây dựng mô hình quần chúng tham gia tự quản giao thông như: "Đoạn đường tự quản" "Sân ga tự quản" "Đoàn tàu an toàn" "Em yêu đường sắt quê em"... Tổ chức trên cả nước tháng 9 là tháng an toàn giao thông "Tuyên truyền và xử lý các vi phạm giao thông" cùng với các ban ngành trong cả nước với nhiều biện pháp tích cực nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên phạm vi toàn quốc. Ngành giáo dục đã đưa chương trình luật lệ giao thông vào môn học chính khóa cho tất cả các cấp học từ năm học 2000-2001 cho đến nay. 2. Mục đích đề tài: Trong những năm gần đây tai nạn giao thông không ngừng gia tăng việc giáo dục ý thức cho người dân phải có ý thức trong việc tham gia giao thông để hạn chế tai nạn là một việc làm cần thiết. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT các trường từ Đại học đến Mẫu giáo buộc học sinh phải có ý thức chấp hành luật lệ giao thông vì lứa tuổi này các cháu rất hiếu động và chưa hiểu biết nhiều về luật lệ giao thông. Các trường phối hợp với công an giao thông địa phương giải quyết ùn tắc giao thông trước cổng trường vào giờ đến và tan trường. Theo thống kê số học sinh bị tai nạn giao thông trong 5 năm qua, chỉ ở một số (8) tỉnh thành đã lên đến con số 1.488 em trong đó Mầm non là 190 cháu - tỉ lệ (12,8%) (theo báo cáo Vụ học sinh sinh viên Bộ GD-ĐT). Nhằm giúp cho các cán bộ giáo viên trong trường Mầm non có thêm tư liệu trong việc "Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mẫu giáo" và có thêm một số kỹ năng truyền thông an toàn giao thông cho các bậc cha mẹ có con dưới 6 tuổi, giúp cha mẹ biết cách giáo dục trẻ thực hiện luật giao thông, giúp các cháu một số hiểu biết về luật giao thông phải đi bộ trên lề đường hoặc sát vỉa hè bên phải. Đi bộ qua đường phải có người lớn dắt đi đúng vạch đường quy định, không chạy nhảy chơi đùa trên vỉa hè, lòng đường có xe cộ lưu thông... nhằm tránh các tai nạn giao thông đáng tiếc cho trẻ. Đó là mục tiêu của đề tài này. 3. Lịch sử đề tài: Đề tài được nghiên cứu áp dụng năm học (2006-2007) cho giáo viên, các bậc phụ huynh và trẻ Mầm non. Từ khi áp dụng đội ngũ giáo viên được nâng cao kiến thức thực hành về an toàn giao thông tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông phòng tránh những tai nạn giao thông cho chính mình và cho cộng đồng, tuyên truyền hướng dẫn các kiến thức về giáo dục an toàn giao thông cho các bậc cha mẹ. Ở trẻ thông qua chuyên đề trẻ hiểu biết thêm về phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện và luật an toàn giao thông, hình thành cho trẻ các thói quen ban đầu khi chấp hành giao thông. Đối với các bậc phụ huynh có kiến thức cơ bản về an toàn giao thông, luôn nhắc nhở trẻ thực hiện và làm gương cho trẻ noi theo. 4. Phạm vi đề tài: Đối với đề tài "Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mẫu giáo" trường chúng tôi đã áp dụng cho 3 khối: khối Mầm, khối Chồi, khối Lá năm học (2006-2007). vvv II- NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM š&› 1. Thực trạng đề tài: Giao thông vận tải là vấn đề huyết mạch của nền kinh tế, là điều kiện quan trọng để giao lưu từ nơi này đến nơi khác. Hòa cùng với các nước tiên tiến trên thế giới, trẻ em được giáo dục an toàn giao thông ngay từ khi còn nhỏ "Mưa dần thấm lâu", một khi việc tôn trọng pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông trở thành một thói quen tốt của mọi công dân thì vấn đề tai nạn giao thông sẽ không còn là một nỗi lo của toàn xã hội. Cùng với việc giảng dạy các hoạt động chung hoạt động góc, các thời điểm sinh hoạt trong ngày ở trường Mầm non việc giảng dạy hoạt động làm quen môi trường xung quanh và trọng điểm là phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mẫu giáo là một trong những yêu cầu cơ bản của chương trình giáo dục Mầm non mới. Do vậy trường chúng tôi có một số nội dung cần giải quyết. 2. Nội dung cần giải quyết: Giáo dục cho trẻ một số hiểu biết về phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện và luật an toàn giao thông. Giao thông là sự di chuyển của người hoặc vật từ nơi này đến một nơi khác. Để đi một đoạn đường xa, người ta phải sử dụng các phương tiện giao thông từ thô sơ đến hiện đại. Đi trên đường bộ có các loại xe, xe lửa... giao thông đường thuỷ gồm các phương tiện: tàu, thuyền, canô...Giao thông hàng không bằng máy bay là phương tiện nhanh nhất để đi từ nơi này đến nơi khác, nước này sang nước khác. Người điều khiển phương tiện giao thông cần phải được đào tạo để có hiểu biết và kỹ năng để điều khiển phương tiện giao thông, được học về luật giao thông và có bằng lái xe thích hợp. Đối với lứa tuổi Mầm non, các cháu được giảng dạy một số điều cơ bản về luật an toàn giao thông như sau: khi đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải. Trẻ Mầm non qua đường phải có người lớn dắt, không lao ra đường đột ngột. Khi đi qua ngã ba, ngã tư phải tuân theo tín hiệu điều khiển giao thông của đèn hoặc cảnh sát giao thông, không được chơi đùa, chạy nhảy dưới lòng đường, vỉa hè, trên đường tàu hỏa. Khi đi tàu xe khách phải ngồi đúng chỗ quy định, không chen lấn, xô đẩy, không đưa đầu, đưa tay ra ngoài cửa sổ khi xe đang chạy, không đứng ở cửa lên xuống không đu bám ở thành xe, không xả rác trên xe hoặc xả rác xuống lề đường, khi tàu xe đổ hẳn mới lên xuống có trật tự. Khi đi xe môtô phải đội mủ bảo hiểm đúng cách. 3. Biện pháp thực hiện Khi dạy bài "Luật lệ giao thông" cho lớp Lá cô nhấn mạnh cho trẻ biết đâu là vỉa hè, đâu là lòng đường, người đi bộ phải đi trên vỉa hè, người đi xe phải đi dưới lòng đường. Khi đến ngã tư người đi bộ phải qua đường đúng lằn đường quy định. Đưa các cháu đến ngã tư để xem đèn tín hiệu giao thông có 3 màu: đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh. Khi qua ngã tư có tín hiệu đỏ thì dừng xe, tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, tín hiệu xanh thì mới được qua đường. Ngoài ra cô có thể tổ chức cho trẻ trò chơi "Em đi trên đường phố". Cô điều khiển đèn hiệu giao thông, một số trẻ làm người đi bộ, một số trẻ làm ô tô, xe đạp... đi đúng quy định theo đèn hiệu giao thông của cô. Khi dạy bài "Phương tiện giao thông" cô hỏi trẻ các phương tiện giao thông hàng ngày mà trẻ biết, ngoài ra cho trẻ xem các hình ảnh hoặc mô hình, đồ chơi về các loại tàu thuyền, canô, xe lửa, máy bay... giúp trẻ so sánh nhận xét được những điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông "trên đường, dưới nước, trên không". Trẻ nắm được một cách khái quát các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không. Trẻ biết cách để an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông như phải đội mủ bảo hiểm khi đi xe môtô, khi đi xe ôtô không được đưa tay thò đầu ra ngoài cửa sổ, phải đợi xe ngừng hẳn mới lên hoặc xuống xe, không đùa nghịch dưới lòng, lề đường. Nếu được đi máy bay phải thắt dây an toàn và chú ý làm theo hướng dẫn của nhân viên trên máy bay, khi đi tàu thuyền phải mặc áo phao cứu hộ. Cho trẻ chơi trò chơi "kể đủ 3 thứ" khi cô nói "trên đường" hoặc "dưới nước" hoặc "trên không" trẻ phải kể tên 3 phương tiện giao thông tương ứng. Bên cạnh việc dạy an toàn giao thông trong tiết học, ngoài tiết học để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mẫu giáo cô có thể cho trẻ đi tham quan, xem một số biển báo có ở địa phương, hiểu ý nghĩa của các biển báo đơn giản, tín hiệu đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh. Khi qua đường trẻ em phải được người lớn dắt qua, phải quan sát xe, quan sát đèn giao thông ở ngã tư. Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi học tập "Đèn xanh, đèn đỏ". Trẻ vẽ, xé dán, cắt dán, tô màu các phương tiện giao thông, đèn hiệu, các biển báo trẻ tham gia kể chuyện, đọc thơ, hát, đố, xem phim, xem tranh ảnh về phương tiện và luật an toàn giao thông. Trẻ chơi tập thể: "Đoàn tàu hỏa" "lái ôtô" "Máy bay"... Trẻ xem tranh và gạch bỏ những trường hợp không thực hiện đúng luật giao thông Trẻ chơi tập thể: "Đoàn tàu hỏa" "lái ôtô" "máy bay" Cô đọc cho các cháu nghe một số tin trên báo về tai nạn giao thông. Hướng dẫn trẻ sử dụng 2 cuốn sách "Bé đi đường" và "đèn xanh, đèn đỏ". Cùng với các biện pháp trên, nhà trường còn mời phụ huynh, các chú công an giao thông đến thăm trường và kể chuyện cho các cháu nghe về vấn đề an toàn giao thông. Cách đi bộ trên đường, cách đi trên phương tiện giao thông thế nào cho được an toàn, thấy được hậu quả tai hại của các hành động vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Ngoài ra trường còn kết hợp với ban an toàn giao thông huyện Đức Hòa để tổ chức hội thi "Tìm hiểu luật an toàn giao thông cho trẻ 5-6 tuổi". Qua hội thi giúp trẻ có thêm hiểu biết về luật an toàn giao thông. Trẻ có những hành vi thói quen tốt chấp hành luật giao thông. Để giáo dục tốt luật lệ an toàn giao thông cho trẻ nhà trường đã đầu tư mua sắm một số trang thiết bị, tranh ảnh, đồ chơi... có nội dung giáo dục luật lệ an toàn giao thông, tạo góc chơi trong lớp và khu vực chơi giao thông ngoài sân để trẻ có điều kiện thực hành chơi an toàn giao thông. Kết hợp với các trường lân cận giờ ra về lệch nhau 10 phút để tránh tình trạng phụ huynh đưa đón học sinh ùn tắc gây ách tắc giao thông trước cổng trường. 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng Trong tình hình phát triển kinh tế của xã hội ngày một tăng, số gia đình khá giả ngày càng nhiều và số lượng xe cộ lưu thông trên đường tăng lên với tốc độ lớn, dẫn đến vấn đề trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân là một việc làm thiết thực. Công việc này cần được bắt đầu ngay từ lứa tuổi Mầm non. Vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ tiếp thu hình thành những thói quen tốt giúp trẻ sau này thành công dân tốt, chấp hành luật lệ giao thông. Trước mắt việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ có những kiến thức một cách sơ đẳng về luật lệ giao thông. Có những thói quen ban đầu chấp hành luật lệ giao thông, biết được những hậu quả tai hại của các vi phạm luật lệ an toàn giao thông đã làm cho nhiều người bị chết, bị thương. Nhiều trẻ em đã phải mồ côi bố mẹ từ khi còn quá nhỏ cũng do tai nạn giao thông gây ra. Từ đó giúp trẻ có ý thức tốt trong việc chấp hành luật giao thông ngay từ bé, biết cách giữ an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông, biết không gây cản trở giao thông, không chơi đùa dưới lòng lề đường và những nơi không an toàn. Tình hình trật tự giao thông của phụ huynh trong việc đưa đón con em được tổ chức chu đáo không gây ách tắc giao thông. vvv IiI- kết luận š&› 1. Tóm lược giải pháp: "Đường em đi là đường bên phải Đường ngược lại là đường bên trái Đường bên trái thì em không đi Đường bên phải là đường em đi" (Đường em đi - nhạc: Ngô Quốc Tính - Lời: Tường Vân) Hồi xưa, khi các loại ôtô thô sơ mới xuất hiện, ở nước Anh đã ra đời luật giao thông đầu tiên. Thời gian trôi đi, ôtô xuất hiện ngày càng nhiều gây ra không ít phiền phức cho nhau và cho người đi bộ... thế là một số "Nhà thông thái" bèn họp nhau lại và cùng nghĩ ra những ký hiệu đi đường. (Những tấm biển biết nói-Nguyễn Đức). Việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mầm non không chỉ là công việc của Nhà trường mà còn là tâm sức của các nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ... đã góp phần giúp cho nội dung giáo dục an toàn giao thông không bị khô cứng mà rất sinh động phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ngoài các biện pháp giáo dục của Nhà trường sự kết hợp với các đoàn thể, phụ huynh đã góp phần cho nội dung giáo dục an toàn giao thông có hiệu quả hơn. Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông là góp phần xây dựng kinh tế đất nước là trách nhiệm, lương tâm của mọi người tham gia giao thông đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi gia đình. Việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mẫu giáo là bước khởi đầu cho chương trình giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các cấp nhằm tạo nền móng, hình thành ý thức thói quen tốt cho các cháu sau này. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng: "Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mẫu giáo" của trường chúng tôi được áp dụng cho trẻ tuổi Mẫu giáo: khối Mầm, khối Chồi, khối Lá ở năm học 2006-2007 bước đầu đã có nhiều tiến bộ. Hậu Nghĩa, ngày tháng năm 2007 Người viết Nguyễn Bích Thuận - P.HT Trường BCMN Sơn Ca Huyện Đức Hồ - Long AnKinh Nghiệm Giáo Dục An Toàn Giao Thông Cho Trẻ Em Tại Nhật Bản
Với tốc độ di chuyển nhanh chóng ô tô, xe máy đã trở thành phương tiện cá nhân không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia, sự phát triển của chúng luôn kéo theo hệ quả là sự gia tăng số vụ TNGT, tuy nhiên điều này lại không xảy ra ở Nhật Bản. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, từ năm 1970 đến năm 2016, số người chết vì TNGT ở nước này đã giảm từ 16.000 người xuống còn hơn 4.000 người, trong khi số lượng phương tiện tăng lên gấp 5 lần. Kết quả này có được là nhờ sự nỗ lực cao của Chính phủ Nhật Bản nhằm biến nơi đây trở thành quốc gia có hệ thống giao thông an toàn nhất thế giới.
Một trong những yếu tố được Chính phủ Nhật Bản quan tâm hàng đầu là giáo dục ý thức bảo đảm ATGT cho người dân, đặc biệt là trẻ em. Nhật Bản coi đây là giải pháp nền tảng để giảm thiểu UTGT cũng như TNGT. Hầu hết các địa phương đều ban hành các kế hoạch đảm bảo ATGT trong vòng 5 năm và các kế hoạch này luôn luôn lấy công tác giáo dục pháp luật giao thông làm trọng tâm. Cứ 2 lần một năm, Chính phủ Nhật Bản lại phát động chiến dịch tuyên truyền ATGT kéo dài 10 ngày trên quy mô toàn quốc nhằm nhắc nhở, khuyến khích người dân tham gia giao thông an toàn. Nhờ có chính sách đầu tư cho giáo dục ATGT ngay từ khi bắt đầu bước vào ghế nhà trường mà ý thức tham gia giao thông của mỗi người dân Nhật Bản được nâng cao. Nhật Bản quan niệm giáo dục ATGT là các hoạt động giáo dục tất cả đối tượng tham gia giao thông trong xã hội để phổ cập tư tưởng, kiến thức ATGT, làm cho mọi đối tượng tham gia giao thông có thói quen tốt về thái độ khi tham gia giao thông, bảo đảm ATGT đường bộ. Trẻ em Nhật Bản được phổ cập kiến thức ATGT ngay từ bậc tiểu học, với nội dung linh hoạt, tùy theo tình hình thực tế tại địa phương. Chẳng hạn như ở Kyoto, nơi học sinh tiểu học chủ yếu di chuyển bằng xe đạp, các em sẽ phải hoàn thành một khóa học về ATGT để được cấp bằng lái xe đạp. Còn ở Tokyo, các em học sinh cấp 1, cấp 2 được bố mẹ cho tự đi học bằng tàu điện ngầm, xe buýt nên việc giáo dục ATGT khi sử dụng các phương tiện công cộng là rất cần thiết.
Giáo dục ATGT cho thiếu nhi không chỉ nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông mà để khi lớn lên và tham gia giao thông dưới nhiều hình thức khác nhau các em cũng luôn có ý thức chấp hành pháp luật giao thông. Vì vậy mục đích của giáo dục ATGT cho thiếu nhi là giáo dục về thái độ tuân thủ quy tắc giao thông cơ bản, tạo thói quen tốt khi tham gia giao thông phù hợp giai đoạn phát triển tâm sinh lý, đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết để các em tham gia giao thông an toàn trong cuộc sống hàng ngày.
Các nội dung trọng tâm trong công tác giáo dục ATGT cho thiếu nhi bao gồm: a. Kiến thức cần thiết khi đi bộ
– Giáo dục cho thiếu nhi hiểu tính cần thiết của các quy tắc giao thông, giải thích rằng chỉ cần một người không tuân thủ quy tắc giao thông hoặc không có thói quen tốt khi tham gia giao thông thì sẽ làm cho giao thông trở nên lộn xộn, dễ xảy ra TNGT. Phải giúp cho thiếu nhi hiểu rằng khi đi trên đường, luôn luôn phải đi bên cạnh bố mẹ, người bảo mẫu hay những người lớn.
– Ý nghĩa và các loại biển báo, hiển thị: giải thích cho thiếu nhi các loại biển báo, hiển thị “đường dành cho người đi bộ”, “cấm người đi bộ sang đường”, “dải sang đường”…
– Hành vi nguy hiểm dẫn tới TNGT: giải thích cho thiếu nhi các hành vi nguy hiểm là các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới TNGT của các em như “chạy vụt qua đường”, “đi qua ngay trước hay sau xe hay tàu điện”, và giúp cho các em trách mắc phải những hành vi này.
– Nơi dành cho người đi bộ: Về nguyên tắc, người đi bộ phải đi trên vỉa hè, lề đường đủ rộng. Nếu trên vỉa hè có chỉ dẫn phần dành cho xe đạp thì phải tránh phần đó ra. Nếu tuyến đường không có vỉa hè hoặc lề đường rộng thì phải đi bên mép phải.
– Cách sang đường: Phần đường dành cho người đi bộ, cầu vượt hoặc hầm sang đường dàn cho người đi bộ – Cách sử dụng nút ấn thay đổi đèn tín hiệu: + Ấn nút và chờ cho tới khi đèn chuyển sang màu xanh. + Vào những thời điểm thông thường thì đèn thường chỉ nhấp nháy, người lái xe ô tô khó quan sát sự thay đổi của đèn nên thiếu nhi chỉ được sang đường khi xe đã dừng hẳn. + Phải chú ý quan sát cả đằng sau của xe đã dừng hoặc xe phía đối diện.
– Khi sang đường ở nơi không có đèn tín hiệu: khi sang đường ở nơi không có thiết kế để sang đường an toàn như cầu qua đường, đường hầm dành cho người đi bộ hay khi qua đường ở nơi không có dải sang đường thì phải tìm nơi mà có thể quan sát tốt, đứng bên lề vỉa hè hoặc rìa đường để quan sát trái phải. Đồng thời, khi xe đang chạy đã dừng lại để nhường đường cho người đi bộ thì cũng cần phải quan sát sự chuyển động của các xe khác trước khi bắt đầu sang đường. Mặt khác, trong lúc sang đường cũng phải chú ý xem có xe nào đang tiến lại gần không? Tình hình xung quanh ra sao vì có nhiều khi đột nhiên có một xe khác từ đằng sau xe đang dừng đỗ.
– Cách đi qua rào chắn tàu: dạy cho các em dừng phía trước rào chắn, quan sát trái phải; không được đi qua rào chắn tàu nếu đang có chuông cảnh báo hoặc đèn báo hiệu tàu đang sáng. Ngay cả khi không có chuông cảnh báo hoặc tín hiệu thì vẫn phải quan sát, khi thật sự an toàn thì mới đi qua.
– Đi bộ khi trời mưa: dạy cho thiếu nhi cách giương ô để không cản trở quan sát, không được băng qua đường hoặc chạy quá nhanh.b. Những kiến thức cơ bản khi ngồi trên xe ô tô
– Giáo dục cho thiếu nhi ngồi sau xe ô tô, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như ghế dành cho trẻ em. Ngoài ra, khi ngồi trên ô tô không được vận động lộn xộn hay có các hành động làm ảnh hưởng tới việc lái xe như chạm vào tay lái. Dạy cho các em khi xuống xe ô tô để qua đường thì không được chạy ngang qua ngay trước hoặc sau ô tô.
c. Xử lý khi gặp tai nạn
– Giúp thiếu nhi có thể có được biện pháp xử lý cần thiết để được cứu trợ khi gặp tai nạn. Phải dạy cho các bé biện pháp xử lý cơ bản nhất khi gặp tai nạn như nhờ sự giúp đỡ của người qua đường, báo cho người thân hoặc Cảnh sát.
Không chỉ được học ở trường lớp, trẻ em Nhật Bản còn được giáo dục ATGT ngay trong cuộc sống thường ngày. Nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản rất quan tâm đến giáo dục ATGT cho trẻ em. Một công ty vận chuyển lớn của Nhật Bản thường xuyên mở những lớp học ATGT miễn phí cho trẻ em tại hơn 1.000 địa điểm trên khắp cả nước mỗi năm. Các tài xế xe tải sẽ mặc trang phục hoạt hình vui nhộn và giải đáp thắc mắc của các em về ATGT cũng như giải thích cho các em biết điểm nguy hiểm nằm ở đâu.
Trong những năm gần đây, ở Nhật Bản nở rộ một phong trào giáo dục ATGT kiểu mới, đó là trường lái đặc biệt cho trẻ em. Những trường lái này cung cấp cho các em tất cả các kiến thức lý thuyết, thực hành cần thiết để đảm bảo an toàn trên đường và ai hoàn thành khóa học sẽ được cấp bằng lái như người lớn. Các học viên sẽ được tìm hiểu ý nghĩa của những tín hiệu cơ bản, chẳng hạn: “Đèn xanh nghĩa là gì?”, “Là đi ngay ư? Chưa chắc!”. Giáo viên sẽ dạy các em: “Đèn xanh là được phép đi nhưng chỉ sau khi các em quan sát kỹ và chắc chắn phía trước an toàn”. Ngoài ra, các giáo viên cũng sẽ giải thích một cách dễ hiểu về biển báo “đường một chiều” hay “đường cấm”. Kết thúc lớp học lý thuyết, học sinh sẽ được học thực hành lái xe. Học sinh cấp 2 và cấp 3 được lái xe go-kart (một loại ô tô thu nhỏ) động cơ motor, trong khi các bé nhỏ hơn (khoảng từ 3 – 10 tuổi) sẽ sử dụng xe go-kart chạy điện. Điểm đặc biệt của những chiếc go-kart này là chúng chỉ khởi động khi dây an toàn được thắt, được trang bị đèn xi-nhan và gương chiếu hậu hai bên giống như ô tô thật. Rải rác khắp trường lái sẽ là những biển báo giao thông y như đường phố thật, đòi hỏi các tài xế nhí phải tập trung chú ý khi lái xe. Khi đến các giao lộ, ngã rẽ, các tài xế nhí sẽ được chỉ dẫn thao tác quan sát, rẽ lái đúng và an toàn. Sau bài thực hành này, kết quả sẽ được công bố và những ai vượt qua vòng kiểm tra sẽ được nhận bằng lái.
Giáo dục ATGT không đơn thuần chỉ dạy quy tắc và thói quen khi tham gia giao thông mà quan trọng là phải nuôi dưỡng ý thức tuân thủ, áp dụng vào cuộc sống thường nhật. Đây chỉ là một vài trong số những cách thức sáng tạo để giáo dục ATGT cho trẻ em ở Nhật Bản. Song, yếu tố quan trọng nhất làm nên tính hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục ATGT đó là giới chức lãnh đạo Nhật Bản luôn là tấm gương sáng. Để thuyết phục người dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, nhiều quan chức cấp cao Nhật Bản tự nguyện di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm… Nhờ đó, phần lớn người dân Nhật Bản, thậm chí cả trẻ em cũng đều có thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng, qua đó làm giảm đáng kể tình trạng ùn tắc và TNGT.
Nguyễn Như Linh Trung tâm Nghiên cứu ATGT – Học viện CSND
Bạn đang xem bài viết Biện Pháp Giáo Dục Luật Lệ An Toàn Giao Thông Cho Trẻ 4 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!