Xem Nhiều 6/2023 #️ Biện Pháp Quản Lý, Bảo Vệ Biên Giới Quốc Gia # Top 9 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Biện Pháp Quản Lý, Bảo Vệ Biên Giới Quốc Gia # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Biện Pháp Quản Lý, Bảo Vệ Biên Giới Quốc Gia mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Điện Biên tuyên truyền pháp luật cho nhân dân khu vực biên giới. Ảnh: Anh Dũng

“Điều 20. Biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

1. Các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:

a) Vận động quần chúng;

b) Pháp luật;

c) Ngoại giao;

d) Kinh tế;

đ) Khoa học – kỹ thuật;

e) Nghiệp vụ;

g) Vũ trang.

2. Nội dung, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1, Điều này do pháp luật quy định”.

Quy định biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong Luật Biên phòng Việt Nam có ý nghĩa chính trị, pháp lý và thực tiễn quan trọng. Cụ thể:

Thứ nhất, quy định biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong Luật Biên phòng Việt Nam đã góp phần thể chế hóa quan điểm của Đảng về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Việc chính thức xác định các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, nghiệp vụ và vũ trang trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao đã trực tiếp khẳng định tầm quan trọng, tính chất toàn diện của công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; nhiệm vụ của Nhà nước, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới; vị trí, vai trò của lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; sự cần thiết phải quy định và sử dụng đồng bộ các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Điều này thể hiện sự quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia như: Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, được xây dựng, quản lý và bảo vệ vững chắc cả thời bình và thời chiến; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp, thông lệ quốc tế; xây dựng BĐBP vững mạnh về chính trị, tư tưởng, giỏi về quân sự, am hiểu về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện tốt vai trò “nòng cốt, chuyên trách” quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trong tình hình mới.

Trước khi có Luật Biên phòng Việt Nam, các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia chưa được chính thức ghi nhận một cách tập trung, thống nhất trong văn bản luật; vì thế, với quy định này, Luật Biên phòng Việt Nam đã khẳng định bước phát triển mới về thể chế pháp lý quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Bên cạnh đó, quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có mối quan hệ mật thiết với các quy định khác của Luật Biên phòng Việt Nam, đặc biệt là các quy định chung về chính sách Nhà nước về biên phòng (Điều 3), nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng (Điều 4), trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng (Điều 7). Đồng thời, quy định này củng cố bảo đảm pháp lý đồng bộ để BĐBP thực hiện nhiệm vụ của BĐBP nói riêng (Điều 14) và phát huy vai trò trong thực hiện nhiệm vụ biên phòng nói chung (Điều 5). Đây cũng là một phần tất yếu trong quyền hạn của BĐBP quy định tại khoản 1, Điều 15.

Thứ ba, quy định biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong Luật Biên phòng Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của BĐBP, bảo đảm tính hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ biên phòng và nhiệm vụ của lực lượng BĐBP.

Với vị trí là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của QĐND, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới; có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật; quy định tại Điều 20, Luật Biên phòng Việt Nam là căn cứ pháp lý quan trọng thống nhất nhận thức, chỉ đạo, điều hành lực lượng BĐBP thực hiện nhiệm vụ trên thực tế. Việc luật hóa quy định này còn là biểu hiện của sự đúc kết kinh nghiệm công tác biên phòng qua các thời kỳ, giai đoạn khác nhau trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Năm, Khoa Pháp luật, Học viện Biên phòng

Về Quản Lý, Bảo Vệ Biên Giới Quốc Gia Hiện Nay

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh: quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) luôn là quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong xây dựng và bảo vệ BGQG, nên biên giới và khu vực biên giới (KVBG)* của nước ta cơ bản giữ được ổn định và ngày càng phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, nơi đây cũng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Lợi dụng những vấn đề nhạy cảm và những mặt tồn tại khách quan về biên giới, các thế lực thù địch thường coi KVBG là địa bàn lý tưởng để thực hiện mưu đồ chống phá. Cùng với đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài các yếu tố tích cực, cũng làm nảy sinh không ít yếu tố tiêu cực; đó là sự gia tăng các loại tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động rửa tiền, buôn bán phụ nữ, trẻ em và buôn bán, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới, v.v. Do đó, nếu ta không làm tốt công tác giáo dục và có các biện pháp phù hợp thì rất có thể nảy sinh nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất độc lập, tự chủ quốc gia. Cái gọi là “biên giới mềm”, “biên giới kinh tế”, “biên giới dân tộc” hay “biên giới văn hóa” dường như đang đồng hành với việc mở cửa, hội nhập, làm cho khái niệm BGQG truyền thống phần nào bị hiểu sai lệch, hoặc ngộ nhận, dẫn đến chủ quyền quốc gia có thể bị hạn chế một cách tương đối. Tất cả những vấn đề đó khiến KVBG tiếp tục là địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, cùng với đẩy mạnh lộ trình hoạch định về đường biên giới chung với các quốc gia láng giềng phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và luật pháp quốc tế, theo chúng tôi, thời gian tới việc quản lý, bảo vệ BGQG cần tập trung vào mấy vấn đề sau đây:

1- Quản lý, bảo vệ BGQG phải trên cơ sở nắm vững và vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế về biên giới mà Nhà nước ta đã ký kết.

BGQG của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về biên giới bao giờ cũng xuất phát vì lợi ích quốc gia. Trước sau như một, Đảng ta luôn khẳng định, các vấn đề về chủ quyền, BGQG phải được giải quyết bằng đàm phán, thương lượng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Trong quá trình đàm phán về biên giới, hai bên (nước ta và nước hữu quan) không tiến hành những hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực; bàn bạc kịp thời và giải quyết thỏa đáng những vấn đề nảy sinh trên tinh thần xây dựng, góp phần ổn định khu vực và thế giới. Trong điều kiện mở cửa, giao lưu, hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các hoạt động thông thương qua biên giới theo tinh thần hợp tác, cùng phát triển, đúng pháp luật của Việt Nam; đồng thời, cũng khẳng định lập trường kiên quyết đấu tranh không thỏa hiệp khi chủ quyền BGQG bị xâm hại, nghiêm trị những hành động vi phạm pháp luật, vi phạm các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc thừa nhận.

Quán triệt đầy đủ và sâu sắc những vấn đề trên là cơ sở định hướng về tư tưởng và hành động của chúng ta trong quản lý, bảo vệ biên giới. Quản lý, bảo vệ BGQG phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, do Nhà nước điều chỉnh bằng quyền lực của mình đối với hoạt động của các lực lượng, các ngành, các cấp, dựa trên sức mạnh của quần chúng nhân dân. Quản lý, bảo vệ biên giới là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng trực tiếp tham gia quản lý, bảo vệ biên giới là Bộ đội Biên phòng (lực lượng nòng cốt, chuyên trách), công an, hải quan, quân đội, chính quyền và nhân dân ở KVBG. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, đòi hỏi các lực lượng phải thấu triệt quan điểm, chủ trương trên vào từng nhiệm vụ cụ thể nhưng phải rất linh hoạt, sáng tạo, kết hợp với nghệ thuật xử lý mềm dẻo, khôn khéo để đạt được mục đích. Bên cạnh đó, còn phải kịp thời phản ánh những động thái mới nảy sinh; tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế về biên giới là cần thiết. Nhưng quyết không phải là sự vận dụng tùy tiện, vô nguyên tắc, mà là sự vận dụng có lý, có tình; xem xét, giải quyết bất cứ một sự việc cụ thể nào cũng phải đặt nó trong cái tổng thể, nghĩa là phải “vừa nhìn thấy cây, vừa nhìn thấy rừng”; tránh suy nghĩ, hành động thô cứng, làm cho quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước thì “mở”, nhưng hành động cụ thể thì chặt chẽ đến máy móc, hoặc đối tượng thì “mở” nhưng đối tác thì bị ngăn cản, v.v.

2- Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia một cách toàn diện.

Đường biên được xác lập một cách rõ ràng, minh định; hệ thống mốc quốc giới được xây dựng, quản lý và bảo vệ vững chắc thì chủ quyền lãnh thổ quốc gia tất yếu được toàn vẹn. Song trong điều kiện mới, đạt được yêu cầu chiến lược đó cũng chưa đủ. Nếu trên đất nước xuất hiện một vùng “tự trị” thì cũng đồng nghĩa với việc đất nước bị chia cắt, Tổ quốc chưa thống nhất, mặc dù không có họa xâm lăng. Trong mọi thời kỳ lịch sử, ông cha ta luôn coi KVBG là nơi “quan yếu” của đất nước. Ngày nay, do vị trí địa lý, đặc điểm địa bàn, địa hình và một số nguyên nhân khác, KVBG vẫn là khu vực nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lịch sử, từ đó lôi kéo, kích động nhân dân chống phá chính quyền cách mạng hay nhen nhóm tư tưởng “cát cứ”, “tự trị”, “ly khai”. Nhìn ở một góc độ khác, “biên giới hữu hình” – dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường biên, mốc quốc giới trên đất liền – có thể còn nguyên vẹn, song không loại trừ tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân ở KVBG đã bị xâm hại. Điều đó có nghĩa là, kẻ phá hoại hoàn toàn không cần qua lại biên giới nhưng thông qua các phương tiện truyền thông vẫn có thể thực hiện được âm mưu xấu độc.

Vì vậy, phải quản lý, bảo vệ biên giới một cách toàn diện, cả BGQG trên đất liền, BGQG trong lòng đất, BGQG trên không, bao gồm: bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ quyền lợi (vật chất và tinh thần) của nhân dân; bảo vệ môi sinh, môi trường, tài nguyên; bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và lợi ích quốc gia, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở KVBG; chống xâm nhập trái phép và chống buôn lậu qua biên giới. Tất cả các nội dung đó phải gắn chặt với bảo vệ chế độ XHCN, giữ gìn độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, kịp thời cùng với các lực lượng nội địa phát hiện và đập tan âm mưu “chia cắt”, “tự trị” ở KVBG.

Yêu cầu “toàn diện” còn thể hiện ở chỗ, quản lý, bảo vệ biên giới đi đôi với xây dựng KVBG vững mạnh, đặt hai nhiệm vụ này trong một thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng với nhau. KVBG vững mạnh là nền tảng sức mạnh vật chất, tinh thần đối với việc quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới. Ngược lại, quản lý, bảo vệ chặt chẽ biên giới sẽ góp phần triệt tiêu các nguy cơ, ngăn cản cái xấu độc, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng KVBG vững mạnh về mọi mặt.

Trong điều kiện mới của đất nước, ổn định biên giới lâu dài là mục tiêu, đồng thời là chủ trương chiến lược của Đảng. Chỉ có thực hiện được mục tiêu này mới góp phần bảo đảm cho đất nước ổn định để phát triển. Một biên giới hòa bình, thắm tình hữu nghị anh em là cơ sở của sự đồng thuận và là điều kiện để loại bỏ sự xung đột, lấn chiếm, vi phạm chủ quyền biên giới, lãnh thổ. Nhưng như thế cũng chưa đủ. Biên giới ấy còn cần phải là biên giới cùng hợp tác, cùng phát triển để xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu, nâng cao trình độ dân trí, đời sống, tinh thần của nhân dân hai bên. Có như vậy mới tạo ra môi trường lành mạnh, làm cho các thế lực thù địch (kẻ thù chung của hai bên) không còn địa bàn thuận lợi để hoạt động phá hoại. Như vậy, quản lý, bảo vệ biên giới, cùng với các nội dung, nhiệm vụ trên, còn phải tạo mọi điều kiện cho nhân dân hai bên đi lại làm ăn, giao lưu văn hóa, xây dựng mối quan hệ bang giao, hòa hiếu, thân thiện từ ngay trong các bản làng, phum sóc, chính quyền ở KVBG đến chính quyền Trung ương; đồng thời, cùng nhau hợp tác, phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn địa bàn biên giới, nhất là trong lĩnh vực chống khủng bố, chống các tội phạm xuyên quốc gia.

Muốn giải quyết tốt mối kết hợp nêu trên, quá trình quản lý, bảo vệ BGQG phải tùy vào tính chất vụ việc, thời điểm xảy ra vụ việc, nhất là động cơ, mục tiêu chính trị cụ thể để vận dụng hình thức, biện pháp đấu tranh cho phù hợp. Khi phải đối phó với xung đột, lấn chiếm biên giới có tổ chức, có vũ trang thì hoạt động quân sự, hành động tác chiến nổi lên hàng đầu, nhưng vẫn phải kết hợp với chính trị, ngoại giao để giải quyết. Khi đấu tranh chống tội phạm, chống xâm nhập thì dùng biện pháp an ninh, kiểm soát là chủ yếu, kết hợp với biện pháp đối ngoại để hợp tác đấu tranh với lực lượng bảo vệ biên giới hai bên; trường hợp khủng bố, còn cần kết hợp với biện pháp quân sự để tiến công tội phạm. Nếu xảy ra bạo loạn ở KVBG, phải chủ động kết hợp nhiều biện pháp đấu tranh ngăn chặn, không để vụ việc lan rộng và có phương án đối phó với kẻ xấu khi chúng lợi dụng cơ hội này để lấn chiếm, xâm nhập biên giới.

Đối ngoại là biện pháp quan trọng trong quản lý, bảo vệ biên giới. Biện pháp này thường được tiến hành thường xuyên, song khi đã xảy ra vụ việc thì cùng lúc cần vận dụng nhiều hình thức đối ngoại, cả trực tiếp và gián tiếp, cả hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đối ngoại Biên phòng và đối ngoại nhân dân ở KVBG để tăng hiệu quả đối ngoại, kịp thời hỗ trợ cho các biện pháp khác, nhất là khi phải đấu tranh với vụ việc có tính chất nghiêm trọng.

Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng

* Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền ( Luật Biên giới quốc gia, Nxb CTQG, H. 2003, tr. 12).

Đẩy Mạnh Công Tác Quản Lý, Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ, An Ninh Biên Giới Quốc Gia

Trong những năm qua, Quảng Ninh đã đẩy mạnh các hoạt động tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia trên vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh kiểm tra khu vực đặt điểm chốt kiểm soát xuất nhập cảnh trên tuyến biên giới huyện Bình Liêu. Ảnh: Nguyễn Chiến

Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp, thống nhất, phối hợp với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp công tác Biên phòng. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức bảo vệ biên giới theo 3 văn kiện pháp lý về biên giới, cừa khẩu và các thỏa thuận song phương, kế hoạch bảo vệ biên giới hằng năm của BĐBP tỉnh; duy trì thực hiện tốt các hiệp định, hiệp nghị, quy chế biên giới; tăng cường tuần tra, kiểm soát và phối hợp tuần tra song phương nhằm giám sát chặt chẽ các công trình thi công trên biên giới; kịp thời phát hiện xử lý các vụ việc, các trường hợp vi phạm quy chế quản lý biên giới, cửa khẩu; đánh bắt thủy sản bằng các phương tiện, công cụ cấm và hoạt động buôn lậu trên biên giới, vùng biển…, quản lý, bảo vệ nguyên trạng hệ thống đường biên, cột mốc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới, vùng biển.

Các lực lượng chức năng của tỉnh cũng thường xuyên phối hợp với BĐBP quán triệt, triển khai nghiêm túc các phương án, kế hoạch sẵn sàng chiến đấu; tổ chức diễn tập, luyện tập thành thạo các phương án xử lý các tình huống sát tình hình thực tế; chủ động phối hợp, hiệp đồng xử lý kịp thời các tình huống, giữ vững an ninh chính trị khu vực biên giới, bảo vệ an toàn các ngày lễ, tết, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của Tỉnh; duy trì thực hiện tốt công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Thường xuyên phổi hợp nâng cao chất lượng công tác cửa khẩu trong tình hình mới, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh; đảm bảo an ninh trật tự tại các cửa khẩu, cảng biển, lối mở… nhằm tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, mở cửa, hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, các ngành, các địa phương cùng BĐBP triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, đặc biệt là Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo” (giai đoạn 2013-2016 và 2017-2021). Nhân dân đã tham gia trên 5.000 ngày công phát quang đường thông tầm nhìn đường biên giới; 9.500 hộ gia đình đăng ký cạm kết thực hiện “3 biết, 4 không” (3 biết: đường biên, cột mốc; biết các Hiệp định giữa hai Nhà nước và quy chế biên giới; biết chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết các vấn đề trên biên giới; 4 không là: Không vượt biên trái phép, không đập phá cột mốc hoặc làm thay đổi các dấu hiệu đường biên, mốc giới; không buôn lậu hoặc tiếp tay cho buôn lậu, không gây mất an ninh trật tự thôn, bản, không nghe lời kẻ xấu xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc, đoàn kết quân dân, đoàn kết hai bên biên giới; không chứa chẩp những người không được phép cư trú; không để người phía đối diện sang khai thác trộm lâm, thổ sản, chăn thả gia súc, xâm canh, xâm cư).

Quảng Ninh cũng quản lý, sử dụng có hiệu quả cán bộ Biên phòng tăng cường tham gia giữ các chức danh ở xã, phường biên giới, hải đảo; triển khai thực hiện tốt Đề án 174 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc cán bộ Bộ đội Biên phòng tham gia cấp ủy các huyện, thành phố biên giới, biển đảo; giới thiệu đảng viên đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt tại chi bộ thôn, bản biên giới… Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định 5 đồng chí (3 đồng chí đồn trưởng, 2 chính trị viên) các đồn Biên phòng tham gia Ban chấp hành Đảng bộ huyện, thành phố biên giới nhiệm kỳ 2015 – 2020 (Huyện Bình Liêu, Hải Hà, Cô Tô, Vân Đồn và Thành phố Móng Cái); duy trì 24 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã; 23 đồng chí tham gia HĐND các cấp; phân công 13 đảng viên tham gia sinh hoạt 13 chi bộ thôn, bản giáp biên.

Những nỗ lực của Quảng Ninh nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo niềm tin, phấn khởi; mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa nhân dân với các đơn vị vũ trang nói chung, BĐBP nói riêng và các ban ngành, đoàn thể ngày càng được củng cố tăng cường; góp phần quan trọng trong củng cố xây dựng BĐBP ngày càng vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên biên giới, hải đảo; chủ quyền Ịãnh thổ biên giới, vùng biên được giữ vững, tài nguyên môi trường, lợi ích quôc gia được bảo vệ, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước, đường lối đổi ngoại, chính sách mở cửa, mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế, đồng thời củng cổ tốt mối quan hệ đoàn kết hữu nghị hai bên biên giới.

Hà Chi

Bảo Vệ Vững Chắc Chủ Quyền, An Ninh Biên Giới Quốc Gia

Trong công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, BÐBP tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng đấu tranh thành công hàng trăm chuyên án lớn, triệt phá nhiều đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia. Ðấu tranh hiệu quả với các hành vi vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới; các hoạt động lợi dụng tuyên truyền đạo trái pháp luật, thành lập “nhà nước Mông”.

Trong công tác đối ngoại, BÐBP tỉnh tổ chức thực hiện tốt công tác hội đàm hai bên biên giới cấp tỉnh, cấp đồn, trạm theo đúng quy định. Duy trì phong trào “kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” và kết nghĩa các đồn, trạm với lực lượng bảo vệ biên giới của các nước láng giềng, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển. Trong thời điểm tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, BÐBP tỉnh đã triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống; quyết liệt trong công tác tuần tra, kiểm soát, thành lập 60 tổ chốt chặn với 251 cán bộ, chiến sĩ tham gia trên tuyến biên giới.

Dự báo thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực vẫn có diễn biến phức tạp, khó lường; địa bàn biên giới rộng, địa hình hiểm trở, hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, liều lĩnh với tính chất, quy mô ngày càng lớn; hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, di cư tự do, tuyên truyền, đạo trái pháp luật còn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp… sẽ tác động không nhỏ đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới.

Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy BÐBP tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị phát huy thành tích đã đạt được, tiếp tục quán triệt, triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, chủ động phối hợp với các lực lượng, địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cùng với sự quan tâm đầu tư cho xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới của Ðảng, Nhà nước, BÐBP tỉnh tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật để nhân dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Tiếp tục tham gia hiệu quả công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở và phát triển kinh tế – xã hội ở các xã biên giới. Tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân – dân, phát huy hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ở khu vực biên giới. Thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, kiểm soát xuất, nhập cảnh; tăng cường trao đổi thông tin, tuần tra song phương, phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm.

Bạn đang xem bài viết Biện Pháp Quản Lý, Bảo Vệ Biên Giới Quốc Gia trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!