Cập nhật thông tin chi tiết về Biện Pháp Thi Công Đào Đất Tầng Hầm mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tin Tức
Biện pháp thi công đào đất tầng hầm
Biện pháp thi công đào đất tầng hầm là một trong các biện pháp mà tất cả các đơn vị thi công nào đã và đang thi công các công trình lớn như chung cư, trung tâm thương mại,… cần phải biết. Đây là một trong những kiến thức cơ bản nhất dành cho tất cả các công ty cung cấp dịch vụ này.
Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ xin gửi đến các bạn bài viết phân tích các kiến thức cơ bản về biện pháp này trong tình hình thi công hiện nay tại Việt Nam, nhất là các khu vực có vùng đất sình, lún, yếu,… Để tạo ra các công trình có độ an toàn và chất lượng cao nhất.
Tìm hiểu về biện pháp thi công đào đất tầng hầm
Ta có thể thấy rằng, đây là một trong các biện pháp có quá trình thực hiện khá phức tạp, bởi vì nhiều yếu tố nhưng yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đó là chiều sâu đào được. Chiều sâu này được tính bằng chiều sâu của tầng hầm và chiều sâu của móng, do đó khi đào tầng hầm sẽ được thực hiện tương đối sâu và rộng.
Vấn đề này nếu không được thực hiện hiệu quả, tính toán chi tiết sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình nằm xung quanh công trình đang thi công, không những thế nó còn dễ dàng chịu những áp lực lớn từ các công trình lân cận gây nên.
Vì thế, ta phải có những biện pháp khoa học dùng để đào đất tầng hầm một cách có hiệu quả nhất, tùy theo từng trường hợp mà sử dụng các biện pháp khác nhau.
Các biện pháp đào đất tầng hầm phổ biến
Ta có 3 biện pháp đào đất tầng hầm phổ biến hiện nay là dành cho các công trình nhà phố, các công trình có nền đất tốt hoặc các công trình có mặt bằng rộng.
+ Đối với những công trình ở mặt phố, xây liền kề nhau người ta thường dùng biện pháp xây tường quanh khu đất với các cọc khoan nhồi, các cọc liên kết với nhau bằng hệ thống đà giằng, thường dùng thép chữ H hoặc chữ I để dằn cọc lại trong quá trình đào đất. Thường dùng cho các công trình được xây dựng trên nền đất yếu với chi phí thực hiện là khá cao.
+ Công trình được xây dựng trên nền đất tốt thì ta dễ dàng thực hiện hơn với biện pháp đào tới khu vực nào lắp gạch khu vực đó.
+ Đối với công trình không có các công trình xây dựng có móng sâu liền kề thì sử dụng ván ép định hình và đóng nền móng trước khi đào đất.
Quy trình thi công đào đất tầng hầm
Trước khi đào đất tầng hầm cần phải thực hiện nhiều biện pháp, khảo sát và kiểm nghiệm thực tế khác nhau để tiến hành đưa ra các yếu tố chính và dựa vào đó đưa ra quyết định.
Các lưu ý cần xác định trước khi thi công
Trước khi thi công, cần nhà thầu thực hiện và chú ý 3 yếu tố, sau đó bàn bạc đưa ra giải pháp với chủ công trình như sau:
+ Nhà thầu thực hiện quá trình tiếp nhận mốc, trục, triển khai hệ thống mốc phụ để tìm cốt cho công trình.
+ Tiến hành thi công đào móng, hố bằng phương pháp thủ công cùng với hệ thống máy móc, trục tháp hiện đại, vận chuyển đất thừa đi nơi khác theo quy định.
+ Nhà thầu cần phải tìm ra phương án huy động nhân công và xe vận chuyển không gây ùn tắc giao thông cho các con đường gần/xung quanh đó.
Quy trình thi công
Để tiến hành thi công, ta thực hiện 7 bước thi công cùng giám sát hoàn thiện quá trình đào đất tầng hầm như sau:
1. Triển khai thi công tường CSP
2. Khoan cọc nhồi, đặt thép, tạo hệ thống dằn, tìm cốt và trụ cho công trình
3. Đầm nền đất, xây gạch, thi công kết cấu sàn, cốt, dằm
4. Moi đất, đưa đất dư lên và vận chuyển đi nơi khác
5. làm sàn tầng hầm cốt và cốt sàn theo thứ tự từ trên xuống
6. Đổ bê tông móng, xây ván khuôn, thi công kết cấu móng
7. Gia công ván khuôn, lắp cốt thép, thi công kết cấu dầm sàn theo thứ tự từ dưới lên trên
Các tiêu chuẩn kỹ thuật cần tuân thủ khi tiến hành thi công
Khi tiến hành thi công đào đất tầng hầm, vì tính đặc thù của chúng ta cần tuân thủ nhiều quy định về chất lượng, nguyên tắc an toàn, giấy tờ kiểm duyệt hợp pháp… Những vấn đề này đều được ban hành trong bộ luật xây dựng của nhà nước.
Đây là vấn đề nên được để ý và quan tâm đến để không gây ra các hiểu lầm, vi phạm không đáng có.
Trong bài viết này đã nói đến rằng một trong các công việc tiêu biểu của tất cả các biện pháp thi công đào đất tầng hầm là khoan cọc nhồi, nhưng việc lựa chọn đối tác thực hiện thi công cọc nhồi cũng rất khó khăn. Nhưng chúng tôi – Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ – là địa điểm mà bạn có thể tin cậy giao cho công việc này, liên hệ ngay.
Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ
Liên hệ báo giá
Các tin khác
Thi Công Đào Đất Tầng Hầm Chuyên Nghiệp
Thi công đào đất tầng hầm là một trong những biện pháp được ứng dụng phổ biến ở các công trình nhà phố hay các công trình xây dựng chung cư, trung tâm thương mại…. Biện pháp này giúp tận dụng diện tích phần dưới làm nơi để xe, kho chứa…Để thực hiện được điều nay, trước tiên người ta phải tiến hành đào đất để lấy không gian trống xây dựng.
Tuy nhiên, thi công đào đất tầng hầm được xem là một tiến trình khá phức tạp bởi chiều sâu đào được tính toán bằng chiều sâu của tầng hầm và chiều sâu của móng do đó mức đào đất tương đối sâu và rộng. Điều này nếu không được thực hiện hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công trình lân cận. Không những vậy, phụ tải do các công trình liền kề cũng gây nên một áp lực khiến quá trình đào gặp rất nhiều khó khăn.
Vậy phương pháp thi công đào đất tầng hầm nào tạo nên được hiệu quả tối ưu nhất? Đó là lo lắng của hầu hết các chủ đầu tư.
Nếu bạn đang đau đầu về vấn đề này, hãy liên hệ ngay công ty TNHH PT Nền Móng Đất Phương Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc thi công đào đất tầng hầm của các công trình nhà phố, các công trình quy mô lớn tại Tphcm, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng biện pháp phù hợp nhất.
Những biện pháp thi công đào đất tầng hầm được sử dụng hiện nay
Đối với những công trình nhà phố, xây chen, người ta sử dụng hệ tường vây quanh khu đất xây dựng là cọc khoan nhồi 300 – 400, khoảng cách giữa các cọc khoảng vài tấc. Trên đầu cọc là đà giằng liên kết các cọc lại và phải có hệ giằng chống, có thể dùng thép hình chữ H, chữ I để giằng các cọc vây trong quá trình đào đất. Phương pháp này chủ yếu được thực hiện trong các công trình thi công tầng hầm trên nền đất yếu do chi phí thực hiện khá tốn kém.
Đối với các công trình có tầng hầm nằm trên nền đất tốt, người ta sử dụng biện pháp đào đến đâu đặt gạch đến đó.
Đối với các công trình có mặt bằng rộng và có vị trí xây dựng ở giữa khuôn viên đất mới sử dụng thì phương pháp dùng ván ép định hình hay còn gọi là cừ larsem đóng xuống nền móng trước khi đào đất.
Quy trình thi công đào đất tầng hầm tại Nền móng Đất Phương Nam
Những vấn đề cần xác định trước khi thi công:
+ Đầu tiên, nhà thầu tiếp nhận mốc, trục chuẩn và triển khai chính xác hệ thống các mốc phụ xung quanh công trình. Từ hệ mốc phụ, người ta tiến hành xác định các trục, tim cốt cho công trình,
+ Tiến hành đào hố móng bằng phương pháp thủ công kết hợp với máy đào sau đó dùng máy cần trục tháp xúc và đưa đất lên ô tô vận chuyển đổ ra nơi mà thầu được phép đổ đất theo quy định.
+ Để tránh tình trạng ùn tắc gây ảnh hưởng tới việc thi công các công việc tiếp theo, nhà thầu lên phương án huy động nhân công và xe vận chuyển sao cho khối lượng đất đào tới đâu thì được vận chuyển tới đó.
Quy trình thi công đào đất tầng hầm:
+ Thi công tường CSP.
+ Thi công cọc khoan nhồi và đặt thép.
+ Đầm lèn đất liền, xây gạch chỉ ván khuôn, thi công kết cấu dầm, sàn, cốt.
+ Đào moi đất tầng hầm bằng thủ công kết hợp với cần trục tháp đưa đất lên ô tô vận chuyển đổ đi.
+ Thi công lần lượt sàn tầng hầm cốt và sàn cốt theo thứ tự từ trên xuống dưới.
+ Đổ bê tông lót móng, lắp dựng ván khuôn, thi công kết cấu móng cốt.
+ Gia công lắp dựng ván khuôn, lắp dựng cốt thép và thi công kết cấu dầm sàn tầng hầm lần lượt theo thứ tự từ dưới lên.
Việc thi công đào đất tầng hầm tại Đất Phương Nam luôn tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:
Quy định về chất lượng quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong quản lý chất lượng các công trình xây dựng.
Đáp ứng các tiêu chuẩn về hệ thống an toàn lao động như:
+ Bố trí ròa chắn, rào ngăn xung quanh khu vực thi công để kiểm soát người có nhiệm vụ ra vào công trình.
+ Bố trí đường vận chuyển theo đúng sơ đồ thiết kế tổ chức công trình tại các điểm giao nhau có biển báo, đèn tín hiệu ban đêm.
+ Đảm bảo mặt bằng khu vực thi công gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh, vật liệu thải và các chướng ngại vật được thường xuyên thu gọn.
+ Những mương hố, hố móng, giằng, hầm trên mặt bằng được rào chặn, đậy lắp kín, cso biển báo và tín hiệu ban đêm.
+ Các biện pháp thi công thiết kế luôn được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn điện và các quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng và phòng chống cháy nổ cho nhà và công trình.
Khi lựa chọn thi công đào đất tầng hầm tại công ty TNHH PT Nền Móng Nền Móng Đất Phương Nam được tính toán bởi các kỹ sư chuyên ngành và được thực hiện bởi đội ngũ nhân công giàu kinh nghiệm. Chúng tôi luôn tiến hành thẩm tra, khảo sát thực tế trước khi thi công để xem kết cấu các công trình kế cận, từ đó đưa ra biện pháp thi công thích hợp nhất.
Một vài hình ảnh thi công đào đất tầng hầm của chúng tôi
Rửa xe chở nước trước khi ra khỏi công trình
Mọi thắc mắc về việc thi công đào đất tầng hầm, khách hàng vui lòng liên hệ công ty TNHH PT Nền Móng Đất Phương Nam: CÔNG TY PHÁT TRIỂN NỀN MÓNG ĐẤT PHƯƠNG NAM
Địa chỉ : 129 Đường số 10, Phường 13, Quận 6, TPHCM.
Hotline: 0919 49 8080
Điện thoại: 08. 5407 6172 Fax : 08. 5407 7439
Email: [email protected]
Những Biện Pháp Thi Công Tầng Hầm/ Bán Hầm Của Nhà Cao Tầng
Trong các thiết kế nhà cao tầng hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt ở HN và TPHCM, hầu hết đều cần có các giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm/ bán hầm của nhà cao tầng để giải quyết vấn đề đỗ xe và các hệ thống kỹ thuật của toàn nhà. Đặc biệt những công trình có số lượng tầng từ 6,7 tầng trở lên được thiết kế hầm để giải quyết vấn đề khống chế chiều cao và khuôn viên đất có hạn.
Việc thi công tầng hầm là việc khá phức tạp vì hầm nằm sâu dưới lòng đất, có rất nhiều giải pháp thi công tầng hầm nhưng phổ biến hơn cả là các biện pháp thi công sau đây được sử dụng nhiều và rộng rãi nhất:
I. Biện pháp thi công tầng hầm bằng giải pháp làm tường chắn đất:
Trước khi thi công đào đất, người ta tiến hành thi công phần tường bao của tầng hầm trước sau đó mới đào đất trong lòng tường bao này đến đáy của tầng hầm.
Trường hợp móng của công trình là cọc khoan nhồi thì người ta cũng tiến hành thi công cọc khoan nhồi đồng thời với thi công tường bao.
Các giải pháp chống đỡ thành hố đào thường được áp dụng là: tường cừ thép, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ barrette. Yêu cầu chung của tường cừ là phải đảm bảo về cường độ cũng như độ ổn định dưới tác dụng của áp lực đất và các loại tải trọng do được cắm sâu vào đất, neo trong đất hoặc được chống đỡ từ trong lòng hố đào theo nhiều cấp khác nhau.
1.Tường vây barrette
Là tường bêtông đổ tại chỗ, thường dày 600-800mm để chắn giữ ổn định hố móng sâu trong quá trình thi công. Tường có thể được làm từ các đoạn cọc barette, tiết diện chữ nhật, chiều rộng thay đổi từ 2.6 m đến 5.0m. Các đoạn tường barrette được liên kết chống thấm bằng goăng cao su, thép và làm việc đồng thời thông qua dầm đỉnh tường và dầm bo đặt áp sát tường phía bên trong tầng hầm. Trong trường hợp 02 tầng hầm, tường barrette thường được thiết kế có chiều sâu 16-20m tuỳ thuộc vào địa chất công trình và phương pháp thi công. Khi tường barrette chịu tải trọng đứng lớn thì tường được thiết kế dài hơn, có thể dài trên 40m để chịu tải trong như cọc khoan nhồi.
Tường barrette được giữ ổn định trong quá trình thi công bằng các giải pháp sau:
1.1 Giữ ổn định bằng Hệ dàn thép hình
Số lượng tầng thanh chống có thể là 1 tầng chống, 2 tầng chống hoặc nhiều hơn tuỳ theo chiều sâu hố đào, dạng hình học của hố đào và điều kiện địa chất, thuỷ văn trong phạm vi chiều sâu tường vây.
Ưu điểm: trọng lượng nhỏ, lắp dựng và tháo dỡ thuận tiện, có thể sử dụng nhiều lần. Căn cứ vào tiến độ đào đất có thể vừa đào, vừa chống, có thể làm cho tăng chặt nếu có hệ thống kích, tăng đơ rất có lợi cho việc hạn chế chuyển dịch ngang của tường.
Nhược điểm: độ cứng tổng thể nhỏ, mắt nối ghép nhiều. Nếu cấu tạo mắt nối không hợp lý và thi công không thoả đáng và không phù hợp với yêu cầu của thiết kế, dễ gây ra chuyển dịch ngang và mất ổn định của hố đào do mắt nối bị biến dạng.
1.2 Giữ ổn định bằng phương pháp neo trong đất
Thanh neo trong đất đã được ứng dụng tương đối phổ biến và đều là thanh neo dự ứng lực. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, công trình Toà nhà Tháp Vietcombank và Khách sạn Sun Way đã được thi công theo công nghệ này. Neo trong đất có nhiều loại, tuy nhiên dùng phổ biến trong xây dựng tầng hầm nhà cao tầng là Neo phụt.
Ưu điểm: Thi công hố đào gọn gàng, có thể áp dụng cho thi công những hố đào rất sâu.
Nhược điểm: Số lượng đơn vị thi công xây lắp trong nước có thiết bị này còn ít. Nếu nền đất yếu sâu thì cũng khó áp dụng.
1.3. Giữ ổn định bằng phương pháp thi công Top – down
Phương pháp thi công này thường được dùng phổ biến hiện nay. Để chống đỡ sàn tầng hầm trong quá trình thi công, người ta thường sử dụng cột chống tạm bằng thép hình (l đúc, l tổ hợp hoặc tổ hợp 4L…). Trình tự phương pháp thi công này có thể thay đổi cho phù hợp với đặc điểm công trình, trình độ thi công, máy móc hiện đại có.
Ưu điểm:
Chống được vách đất với độ ổn định và an toàn cao nhất.
Rất kinh tế;
Tiến độ thi công nhanh.
Nhược điểm:
Kết cấu cột tầng hầm phức tạp;
Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công;
Công tác thi công đất trong không gian tầng hầm có chiều cao nhỏ khó thực hiện cơ giới.
Nếu lỗ mở nhỏ thì phải quan tâm đến hệ thống chiếu sáng và thông gió
2. Tường bao bê tông dày 300-400mm
2.1 Giữ ổn định bằng tường cừ thép
Tường cừ thép cho đến nay được sử dụng rộng rãi làm tường chắn tạm trong thi công tầng hầm nhà cao tầng. Nó có thể được ép bằng phương pháp búa rung gồm một cần trục bánh xích và cơ cấu rung ép hoặc máy ép êm thuỷ lực dùng chính ván cừ đã ép làm đối trọng. Phương pháp này rất thích hợp khi thi công trong thành phố và trong đất dính.
Ưu điểm:
Ván cừ thép dễ chuyên chở, dễ dàng hạ và nhổ bằng các thiết bị thi công sẵn có như máy ép thuỷ lực, máy ép rung.
Khi sử dụng máy ép thuỷ lực không gây tiếng động và rung động lớn nên ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Sau khi thi công, ván cừ rất ít khi bị hư hỏng nên có thể sử dụng nhiều lần.
Tường cừ được hạ xuống đúng yêu cầu kỹ thuật có khả năng cách nước tốt.
Dễ dàng lắp đặt các cột chống đỡ trong lòng hố đào hoặc thi công neo trong đất.
Nhược điểm:
Do điều kiện hạn chế về chuyên chở và giá thành nên ván cừ thép thông thường chỉ sử dụng có hiệu quả khi hố đào có chiều sâu ≤ 7m.
Nước ngầm, nước mặt dễ dàng chảy vào hố đào qua khe tiếp giáp hai tấm cừ tại các góc hố đào là ngụyên nhân gây lún sụt đất lân cận hố đào và gây khó khăn cho quá trình thi công tầng hầm.
Quá trình hạ cừ gây những ảnh hưởng nhất định đến đất nền và công trình lân cận.
Rút cừ trong điều kiện nền đất dính thường kéo theo một lượng đất đáng kể ra ngoaì theo bụng cừ, vì vậy có thể gây chuyển dịch nền đất lân cận hố đào.
Ván cừ thép là loại tường mềm, khi chịu lực của đất nền thường biến dạng võng và là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất gây nên sự cố hố đào.
2.2. Giữ ổn định bằng cọc Xi măng đất
Cọc xi măng đất hay cọc vôi đất là phương pháp dùng máy tạo cọc để trộn cưỡng bức xi măng, vôi với đất yếu. Ở dưới sâu, lợi dụng phản ứng hoá học – vật lý xảy ra giữa xi mưng (vôi) với đất, làm cho đất mềm đóng rắn lại thành một thể cọc có tính tổng thể, tính ổn định và có cường độ nhất định. Tại công trình Ocean Park (số 1 – Đào Duy Anh – Thành Phố Hồ Chí Minh) đã dùng tường cừ bằng cọc xi măng đất sét. Địa hình khu đất trước khi xây dựng tương đối bằng phẳng, phần lớn khoảng lưu không có chiều rộng trên 5m. Chiều sâu hố móng cần đào: phần giữa sâu 7.8m; phần lớn sâu 6.5m.
Độ sâu hố đào (m) Giải pháp
H ≤ 6m – Tường cừ thép (không hoặc 1 tầng chống, neo)– Cọc xi măng đất (không hoặc 1 tầng chống, neo)
6m < H ≤ 10m – Tường cừ thép (1-2 tầng chống, neo)– Cọc xi măng đất (1-2 tầng chống, neo)– Tường vây barrette (1-2 tầng chống, neo) tuỳ theo điều kiện nền đất, nước ngầm và chiều dài tường ngập sâu vào nền đất.
– Tường vây barrette ( ≥ 02 tầng chống, neo)– Tường cừ thép ( ≥ 2 tầng chống, neo) nếu điều kiện địa chất và hình học hố đào thuận lợi.
I. Biện pháp thi công tầng hầm bằng cách đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên:
Đây là phương pháp cổ điển và rất phổ biến được áp dụng khi chiều sâu hố đào không lớn, với đất dính (đất có góc ma sát trong lớn), có mặt bằng thi công rộng rãi.
Theo phương pháp này thì toàn bộ hố đào được đào đến độ sâu đặt móng, ta có thể dùng phương pháp thủ công hay cơ giới tùy thuộc vào độ sâu hố đào, tình hình địa chất thủy văn, khối lượng đất cần đào, khả năng cung cấp máy móc thiết bị và nhân lực của đơn vị thi công.
Sau khi đào xong người ta tiến hành làm nhà theo trình tự thông thường từ dưới lên trên, thi công theo phương pháp này thường gây ra mất ổn định thành hố đào, gây ra hiện tượng lún sụt vùng chung quanh hố đào.
Để khắc phục hiện tượng lún sụt vùng chung quanh hố đào, chúng ta cũng có thể gia cố bằng thành tường đất bằng cừ tràm, các cọc bê tông hoặc cọc thép đóng thưa sau đó ghép ván hoặc phun vữa bê tông giữa hai cọc để giữ đất, dùng cọc khoan nhồi khoan liền nhau để tạo thành vách để ổn định thành hố đào.
Ưu điểm của phương pháp này
Thi công đơn giản
Độ chính xác cao
Giải pháp kiến trúc và giải pháp kết cấu không phức tạp
Xử lý chống thấm và lắp đặt mạng lưới kỹ thuật dễ dàng.
Làm khô móng để thi công công cũng không có gì phức tạp.
Nhược điểm của phương pháp này
Khi chiều sâu hố móng lớn đặc biệt nếu lớp đất bề mặt yếu thì rất khó khăn trong thi công.
Nếu không dùng tường cừ thì yêu cầu mặt bằng phải rất lớn mới đủ để mở rộng taluy cho hố đào
Thời gian thi công cũng bất lợi vì thi công thường kéo dài bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố thời tiết.
Nhược điểm quan trọng nhất của phương pháp này là rất dễ gây lún nứt, nguy hiểm cho các công trình lân cận, nhất là trong thành phố đối với các các công trình xây chen.
III. Kết luận
– Giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng gắn bó chặt chẽ với nhau do đặc điểm thiết kế kết cấu chắn giữ công trình tầng hầm phụ thuộc vào công nghệ thi công. Kết cấu chắn giữ có thể đồng thời là kết cấu chịu lực vĩnh cửu cho công trình. Do đó giải pháp thi công tổng thể cần được lựa chọn ngay từ khâu thiết kế công trình.
– Công nghệ thi công hiện nay là khá đa dạng. Do đó đơn vị thiết kế và thi công cần phân tích, đưa ra giải pháp thiết kế và thi công phù hợp nhất trong những điều kiện hiện có.
– Về mặt kinh tế, công trình tầng hầm là dạng công trình mà ở đó có thể gây lãng phí nếu lựa chọn giải pháp thiết kế, thi công không phù hợp với đặc điểm dự án.
– Về mặt kỹ thuật, đây là dạng công trình phức tạp; thi công dưới sâu, dễ xảy ra sự cố cho bản thân công trình và các công trình liền kề. Vì vậy, công việc thiết kế, thi công, giám sát thi công phải được đặc biệt coi trọng.
Liên hệ thiết kế và thi công:
Công ty CP tư vấn và thiết kế AHome
Hotline/ Zalo: 0986 378 222/ 0868 218 123
Fanpage: Kiến trúc Ahome
Trụ sở chính Hà Nội: Tầng 11, Tòa B Vinaconex 2- Golden Heart, Khu đô thị Kim Văn Kim Lũ- Hoàng Mai- Hà Nội.
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh: 688 Đường Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TPHCM
Biện Pháp Thi Công Tầng Hầm – Thai Son Construction
CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ PHỐ
Thi công tầng hầm ngày nay không còn xa lạ với xây dựng nhà nữa. Tầng hầm là phần khung nhà dưới mặt đất thường dùng để xe, kho,… Một số biệt thự còn là nơi kho chứa rựu ngoại. Tùy theo yêu cầu sử dụng công năng của chủ đầu tư mà tầng hầm có thể xây dựng sâu hay nông. Và đây cũng là phần thi công khó nhất, lâu nhất, và chi phí cao trong quá trình xây dựng. Vì thế việc lựa chon nhà thầu có khả năng thi công uy tín, tiến độ và giảm thiểu chi phí là rất quan trọng
Biện pháp thi công 1: Gia cố nền và tường vây xung quanh bằng cọc khoan nhồi
Các ưu và nhược điểm của phương pháp dùng cọc khoan nhồi
Ưu điểm:
Có thể thi công tầng hầm với chiều sâu lớn từ 2 tới 10m
Thi công trên mọi loại địa hình địa chất khác nhau
Nhược điểm
Thời gian thi công tương đối lâu
Mặt bằng thi công đào đất tầng hầm lầy lội do sử dụng bentonite trong quá trình thi công
Chi phí thi công cao
Biện pháp thi công 2: Gia cố bằng biện pháp ép I 100 – 150mm
Các ưu nhược điểm của phương pháp này
Ưu điểm
Thi công nhanh, thích hợp với đất cứng, đất tổ ong,,,
Thiết bị thi công đơn giản
Vách hầm mỏng
Chi phí nhân công rẻ
Nhược điểm
Không thích hợp với nền đất yếu, sình lầy, mạch nước ngầm to.
Không tận dụng lại được thép I
Biện pháp thi công 3: Gia cố bằng thép U 250 – 300mm
Đây là biện pháp phổ biến nhất hiện nay trong thi công tầng hầm nhà phố.
Các ưu nhược điểm của biện pháp này
Ưu điểm:
Thời gian thi công nhanh nhất trong 3 biện pháp. Tích hợp với nhiều loại đất
Vách hầm thường mỏng
Chi phí nhân công rẻ
Nhược điểm:
Không thi công được trên nền đất đá ong cứng
Bạn đang xem bài viết Biện Pháp Thi Công Đào Đất Tầng Hầm trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!