Xem Nhiều 6/2023 #️ Biện Pháp Tu Từ Ẩn Dụ # Top 9 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Biện Pháp Tu Từ Ẩn Dụ # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Biện Pháp Tu Từ Ẩn Dụ mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, chúng tôi sưu tầm gửi tới các em Biện pháp tu từ ẩn dụ – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I. – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ẩn dụ thực chất là một kiếu so sánh ngầm trong đó yếu tô được so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên.

Muốn có được phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm phải có nét tương đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu.

Câu thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương)

mặt trời ở dòng thơ thứ hai chính là ẩn dụ.

Ca dao có câu :

Thuyền vê có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Bến được lấy làm ẩn dụ để lâm thời biểu thị người có tấm lòng thuỷ chung chờ đợi, bởi những hình ảnh cây đa, bến nước thường gắn với những gì không thay đổi là đặc điểm quen thuộc ở những con người có tấm lòng chung thuỷ.

Ân dụ chính là một phép chuyển nghĩa lâm thời khác với phép chuyển nghĩa thường xuyên trong từ vựng. Trong phép ẩn dụ, từ chỉ được chuyển nghĩa lâm thời mà thôi.

2. Các kiểu ẩn dụ

Dựa vào bản chất của sự vật, hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành các loại sau :

+ Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.

Ví dụ :

Người Cha mái tóc bạc

(Minh Huệ)

Lấy hình tượng Người Cha để chỉ Bác Hồ.

+ Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.

Ví dụ :

Về thăm quê Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

(Nguyễn Đức Mậu)

Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực, tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”.

+ Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.

Ví dụ : Ớ bầu thì tròn, à ống thì dài.

Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.

Ví dụ :

Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.

(Tố Hữu)

3. Tác dụng của ẩn dụ

Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là tính biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau (thuyền – biển, mận – đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc, người nghe.

Ví dụ : Trong câu : Người Cha mái tóc bạc nếu thay Bác Hồ mái tóc bạc thì tính biểu cảm sẽ mất đi.

II. – BÀI TẬP

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :

Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa chó anh nằm.

(Minh Huệ)

Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?

(Ca dao)

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?

(Ca dao)

Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào.

(Xuân Quỳnh)

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.

(Xuân Diệu)

Em thấy cơn mưa rào Ngập tiếng cười của bố.

(Phan Thế Khải)

2.

Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?

“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới.”

(Nguyễn Tuân)

3. Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có, em hãy chỉ ra những ẩn dụ cụ thể.

– Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ.

– Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hổ Chí Minh)

4. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hay sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông tin và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt hằng ngày.

6. Em hãy làm bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một phép ẩn dụ.

7. Trong đoạn thơ sau đây :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương vù rộn tiếng chim.

(Tố Hữu)

a) Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ.

b) Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên.

8.

Có người nói : “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm”. Em hãy tìm vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh.

Phương Pháp Phân Biệt Hai Biện Pháp Tu Từ: Ẩn Dụ Và Hoán Dụ

Điểm giống nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Theo khái niệm trong SGK, ẩn dụ là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa chúng. Ẩn dụ gồm bốn loại, cụ thể:

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác. Ví dụ: “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng” . Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ dựa trên sự chuyển cảm giác từ thị giác sang xúc giác. Những giọt sương long lanh phải được cảm nhận bằng thị giác nhưng ở đây lại được chuyển sang xúc giác.

Thầy Nguyễn Phi Hùng hướng dẫn học sinh cách phân biệt 2 biện pháp tu từ

Trong khi đó, hoán dụ là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương cận (gần gũi) giữa chúng. Hoán dụ cũng được chia thành 4 loại như sau:

Lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tượng: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là ví dụ điền hình cho loại hoán dụ này. Hình ảnh “một cây” để chỉ sự đơn lẻ không đoàn kết “ba cây” để là chỉ số lượng nhiều, tinh thần tập thể. Câu ca dao đã sử dụng những hình ảnh cụ thể để nói về chân lí trừu tượng một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.

Từ khái niệm của ẩn dụ và hoán dụ, có thể thấy ẩn dụ và hoán dụ đều là những biện pháp tu từ giúp sự diễn đạt thêm sinh động, tăng sự gợi cảm gợi hình, đồng thời bản chất của hai biện pháp tu từ này đều là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.

Điểm khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Mối liên hệ giữa hai sự vật chính là yếu tố quyết định để phân biệt biện pháp tu từ đó là ẩn dụ hay hoán dụ.. Nếu hai sự vật có mối quan hệ tương đồng, có đặc điểm giống nhau thì ta có biện pháp tu từ ẩn dụ. Mặt khác, nếu mối quan hệ giữa chúng là tương cận, có sự gần gũi nhau thì ta có biện pháp tu từ hoán dụ.

Khi thêm từ so sánh “áo nâu như người nông dân” không hợp lý. Áo nâu là trang phục đặc trưng của người nông dân chứ họ không thể giống như chiếc áo, bởi một cái là sự vật còn kia là cả một con người. Đây không thể là mối quan hệ tương đồng. Tương tự, sử dụng phép thử với lần lượt các hình ảnh, ta có thể thấy cả hai câu thơ trên đều sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ.

Qua những chia sẻ bổ ích của thầy Nguyễn Phi Hùng, mong rằng phụ huynh có thể dễ dàng chỉ dạy cho con mình cũng như học sinh có thể thành thạo trong việc phân biệt, áp dụng hai biện pháp tu từ trên vào bài tập.

Phân Tích Các Biện Pháp Tu Từ Ẩn Dụ Trong Truyện Kiều

Đề bài: Phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều.

Hướng dẫn giải

Nguyễn Du là người nghệ sĩ bậc thầy, ông không chỉ tài năng trong cách vận dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc để sáng tác nên Truyện Kiều bất hủ. Mà để tạo nên thành công cho tác phẩm, ta không thể không nhắc đến tài năng vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm của mình, đặc biệt là nghệ thuật ẩn dụ. Trong khuôn khổ của một bài khảo cứu ngắn, chúng tôi chỉ khảo sát nghệ thuật ẩn dụ trên hai phương diện là: nghệ thuật ẩn dụ trong tả người và nghệ thuật ẩn dụ trong tả cảnh.

Trước hết về nghệ thuật ẩn dụ trong tả người của Nguyễn Du cũng đã đạt đến độ điêu luyện, xuất thần. Bằng những phác họa hết sức ít ỏi nhưng họ đã làm bật lên vẻ đẹp chân dung tinh thần của hai nàng Kiều: “Mai cốt cách tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” . Và để từ đó lần lượt hiện lên chân dung hai nàng:

Vân xem trang trọng khác vời

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Tác giả đã vẽ nên bức chân dung Thuý Vân bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ và ngôn ngữ thơ chọn lọc, chau chuốt: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, tươi sáng như mặt trăng; lông mày sắc nét như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo; mái tóc đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn. Còn với nàng Thúy Kiều, không đi vào chi tiết, mà chỉ vào tập chung vào đôi mắt đầy xúc cảm của nàng:

“Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh”.

Đây là nghệ thuật điểm nhãn đặc trưng của văn học trung đại. Tác giả không đi vào miểu tả kĩ đối tượng, giống như Thúy Vân, chi tiết từng bộ phận trên mặt, mà chỉ lấy một vài điểm ấn tượng nhất, có hồn nhất để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật. Với nàng Kiều chính là đôi mắt và đôi mày. Mắt nàng nhưng làn nước mùa thu trong vắt gợi đôi mắt long lanh, thông minh mà đa tình, đa cảm, ẩn dưới nét lông mày như nét vẽ của Kiều. Còn đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân, tươi trẻ đầy sức sống. Hệ thống hình ảnh ẩn dụ được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của Kiều: “thu thủy”, “xuân sơn”, “hoa”, “liễu”. Nếu như thiên nhiên được dùng để miêu tả Vân là một thế giới thiên nhiên viên mãn, tròn đầy, ổn định thì Thúy Kiều lại gắn với một thiên nhiên sống động, biến hóa. Hơn nữa, trước vẻ đẹp của Thúy Kiều, thiên nhiên phải “hờn”, “ghen”, do vậy cũng báo trước một số phận đầy sóng gió. Như vậy kết hợp với bút pháp gợi tả cùng với nghệ thuật ẩn dụ tài tình, Nguyễn Du đã tạc lên trước mắt chúng ta hai mĩ nhân tuyệt đẹp, đặc biệt là vẻ đẹp của nàng Kiều. Thúy Kiều đẹp vượt ngoài quy chuẩn của thiên nhiên, đó chính là nhan sắc của tuyệt thế giải nhân, chim sa cá lặn, nhưng đồng thời sau bức chân dung đó lại dự báo một số phận đầy sóng gió, truân chuyên.

Không chỉ thành thục trong việc vận dụng nghệ thuật ẩn dụ trong tả người, mà Nguyễn Du còn tỏ ra hết sức tài năng, khéo léo khi vận dụng nghệ thuật ẩn dụ trong miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Đó là khung cảnh lễ hội mùa xuân náo nức, vui tưới, nam thanh nữ tú đua nhau đi hội:

Gần xa nô nức yên anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Nguyễn Du đã mượn hình ảnh chim yến chim oanh để miêu tả cảnh nam thanh nữ tú, từng đoàn người nô nức đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít. Và ấn tượng nhất là nghệ thuật ẩn dụ trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, đến đây nghệ thuật ẩn dụ đã đạt đến độ tài tình.

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu tạo nên âm điệu trầm buồn, mở ra bốn cảnh, mỗi cảnh lại là một tâm trạng khác nhau của Kiều. Nỗi buồn đó ngày càng mãnh liệt, chồng chất triền miên qua nghệ thuật tăng cấp. Kết hợp với điệp từ là những hình ảnh so sánh ẩn dụ đặc sắc, giàu giá trị biểu đạt. Con thuyền lẻ loi đơn độc kia chẳng phải đó cũng chính là ẩn dụ cho cuộc đời lênh đênh, chìm nổi của nàng Kiều đó sao. Không chỉ vậy hình ảnh con thuyền còn biểu tượng cho khát khao đoàn tụ, sum họp gia đình của nàng. Hình ảnh ẩn dụ “hoa trôi man mác” là biểu tượng cho thân phận chìm nổi, bé bỏng, mong manh của Kiều. Kiều cũng như cánh hoa kia, lênh đênh theo dòng đời, không biết rồi số phận của mình sẽ ra sao, không biết sẽ trôi dạt về đâu. Câu hỏi tu từ “biết là về đâu” vang lên như một tiếng than ai oán càng nhấn mạnh sự vô định không có quyền tự quyết số phận cuộc đời mình. Từ đó càng làm tăng thêm sự buồn tủi về thân phận bèo bọt, phụ thuộc. Và khung cảnh thiên nhiên càng trở nên dữ dội hơn nữa, màu xanh nhạt nhòa, héo úa, những cơn sóng điện cuồng ập đến bủa vây lấy người con gái nhỏ bé, đáng thương, tội nghiệp. Lời độc thoại “buồn trông” lặp đi lặp lại cùng với các hình ảnh ẩn dụ đặc sắc càng khắc sâu nỗi buồn da diết, dai dẳng, triền miên của Thúy Kiều.

Với ngôn ngữ cô đọng, hàm súc kết hợp với các biện pháp nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật ẩn dụ, Nguyễn Du đã làm cho tác phẩm của mình giàu sức sống, hàm ẩn nhiều ý nghĩa để bạn đọc các thế hệ cùng khám phá. Nghệ thuật ẩn dụ trong tác phẩm Truyện Kiều đã đạt đến độ bậc thầy, truyền tải giá trị tư tưởng nhân văn của thi hào Tố Như.

Thực Hành Phép Tu Từ Ẩn Dụ Và Hoán Dụ

Lý thuyết và Bài tập vận dụng phần Tiếng Việt – Tập làm văn lớp 10

Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ tổng hợp lý thuyết cần ghi nhớ kèm bài tập vận dụng được chúng tôi sưu tầm và đăng tải. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học tốt phần Tiếng Việt, Tập làm văn Ngữ văn 10.

Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ – Ngữ văn 10

Ẩn dụ và hoán dụ là biện pháp tu từ các em đã được học từ các lớp dưới. Để hiểu rõ hơn về hai phép tu từ này chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Qua bài học các em có thể vận dụng những kiến thức mình đã học để làm các bài tập và nâng cao vốn hiểu biết của mình về hai phép tu từ này.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Ẩn dụ

1. Thế nào là ẩn dụ

Xét ngữ liệu:

Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

– Thuyền chỉ người đi xa, phải bôn ba khắp chốn không cố định. Ở đây thuyền để chỉ người con trai, người chồng cũng phải thường xuyên bôn ba khắp nơi. Thuyền và người đàn ông có sự tương đồng về phẩm chất

– Biển chỉ người chờ đợi. Ở đây biển để chỉ người con gái, người vợ thủy chung ở đó để chờ người chồng trở về. Biển và người phụ nữ có sự tương đồng về phẩm chất

→ Khái niệm ẩn dụ: Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

2. Một số hình thức, ví dụ về ẩn dụ

a. Ẩn dụ hình thức: Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng

Ví dụ:

Về thăm quê Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

(Về thăm nhà Bác – Tôn Thị Trí)

Câu thơ có sử dụng hình ảnh ẩn dụ “lửa hồng” để nói về hoa râm bụt dựa trên sự tương đồng về hình thức là màu đỏ của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.

b. Ẩn dụ cách thức: Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Uống nước nhớ nguồn

Câu tục ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.

c. Ẩn dụ phẩm chất: Dựa trên sự tương đồng về phẩm chất của sự vật, hiện tượng

Ví dụ:

Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm

(Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ)

Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về phẩm chất của người cha với Bác Hồ. Hình ảnh Bác chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ giống như người cha ruột đang chăm sóc cho những đứa con yêu của mình..

d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .

Ví dụ:

Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ dựa trên sự chuyển cảm giác từ thị giác sang xúc giác. Những giọt sương long lanh phải được cảm nhận bằng thị giác nhưng ở đây lại được chuyển sang xúc giác

II. Hoán dụ

1. Thế nào là hoán dụ?

Xét ngữ liệu:

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

(Việt Bắc – Tố Hữu)

“Áo chàm” là trang phục gắn liền với đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc. Dựa trên quan hệ gần gũi giữa đặc điểm, tính chất của sự vật với sự vật có đặc điểm tính chất đó, hình ảnh “áo chàm” để chỉ đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc.

→ Khái niệm hoán dụ: Là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

2. Một số hình thức, ví dụ về hoán dụ

a. Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể

Ví dụ:

Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời Một khối óc lớn đã ngừng sống.

(Viết về Na-dim Hít-mét – Xuân Diệu)

Hình ảnh hoán dụ “một trái tim lớn” để chỉ cả con người của Bác Hồ – vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.

b. Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng

Ví dụ:

Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

Hình ảnh hoán dụ “trái đất” để chỉ tất cả những con người đang sống trên trái đất này

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Ví dụ:

Sen tàn, cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Hình ảnh hoán dụ ở đây là “sen” để chỉ mùa hạ, cúc để chỉ mùa thu.

d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Ví dụ:

Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

Hình ảnh oán dụ “một cây” để chỉ sự đơn lẻ không đoàn kết “ba cây” để là chỉ số lượng nhiều, tinh thần tập thể. Câu ca dao đã sử dụng những hình ảnh cụ thể để nói về chân lí trừu tượng một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

1. Bài 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp ẩn dụ trong văn bản sau

Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào Trả lời

+ Hình ảnh ẩn dụ: mận , đào, vườn hồng

Mận để chỉ người con trai. đào chỉ người con gái, vườn hồng

+ Tác dụng: mận, đào,vườn hồng là những hình ảnh ẩn dụ – những biểu tượng cho những người lao động ngày xưa, trong bài ca dao này, chúng được dùng để chỉ người con trai và người con gái trong tình yêu. Cách nói bóng gió phù hợp với sự kín đáo, tế nhị trong tình yêu.

2. Bài 2: Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các ví dụ sau

Em tưởng giếng sâu Em nối sợi gàu dài Ai ngờ giếng cạn Em tiếc hoài sợi dây

(Ca dao)

Gợi ý trả lời

– Hình ảnh “Giếng sâu” tượng trưng cho tình cảm chân thật, sâu sắc

– Hình ảnh”Gàu dài”- thể hiện sự vụ đắp tình cảm

– Hình ảnh “Giếng cạn” – thể hiện tình cảm hời hợt

– Hình ảnh “Sợi dây” – Thể hiện tình cảm biết bao lâu vun đắp

→ Bài ca dao mang hàm ý than thở, oán trách người yêu

→ Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

3. Bài 3: Nêu ý nghĩa của từ miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là hoán dụ và thuộc kiểu hoán dụ nào?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

(Viễn Phương)

b. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy

Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu

(Lê Anh Xuân)

Trả lời:

– Miền Nam trong câu a để chỉ về một vùng miền của đất nước

– Miền Nam trong câu b là hình ảnh hoán dụ để chỉ những con người sống ở miền Nam. Đây là hình ảnh hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.

4. Bài 4: Chỉ ra các hình ảnh hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào?

a. Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.

(Nguyễn Tuân)

b. Nhân danh ai

Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài

(Emily con – Tố Hữu)

Trả lời:

a. Hình ảnh hoán dụ: Tay sào, tay chèo để chỉ người chèo thuyền. Phép hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể

b. Hình ảnh hoán dụ: Tuổi thanh xuân để chỉ tuổi trẻ. Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

5. Bài 5: Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong các ví dụ sau

a. Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

(Ca dao)

b. Bàn tay ta làm lên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Hoàng Trung Thông)

c. Thác bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thang là chiếc thuyền ta trên đời

(Nguyễn Du)

d. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?

(Nguyễn Bính)

Gợi ý trả lời:

a. Khăn thương nhớ – người con gái (em – ẩn) – miêu tả tâm trạng của cô gái một cách kín đáo, đây là hình ảnh ẩn dụ

b. Gồm cả ẩn dụ và hoán dụ

Bàn tay- con người lao động – lấy bộ phận con người để chỉ toàn thể con người, đây là hoán dụ sỏi đá- đất xấu, bạc màu, đất đồi núi.- thiên nhiên khắc nghiệt.

Cơm- lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động- Ca ngợi lao động, sức sáng tạo kì diệu của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây là ẩn dụ

c. Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:

Thác – chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền – chỉ con đường cách mạng, chỉ con đường của cả nước non mình.

Câu thơ xây dựng hình ảnh ẩn dụ dựa trên những liên tưởng có thực (thác – khó khăn, con thuyền – sức vượt qua) để nói lên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của cả dân tộc chúng ta.

c. Trong câu thơ này, hai hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông là hai hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ người thôn Đoài và người thôn Đông. Còn hai hình ảnh cau thôn Đoài và trầu không thôn nào lại là những ẩn dụ dùng để chỉ những người đang yêu. Hai câu thơ là một lời tỏ tình thú vị. Đích của lời nói tuy vẫn hướng về người yêu. Thế nhưng cách nói bâng quơ theo kiểu ngôn ngữ tỏ tình của trai gái đã tạo ra một sự thích thú đặc biệt cho những người

Bạn đang xem bài viết Biện Pháp Tu Từ Ẩn Dụ trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!