Cập nhật thông tin chi tiết về Các Biện Pháp Tu Từ Ngữ Âm mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ Chương 2 LÍ THUYẾT VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM 1.1 Khái niệm: Là những cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách nghệ thuật, có giá trị biểu cảm, hình tượng và hấp dẫn hơn bình thường ( còn được gọi là cách thức tu từ hay phép tu từ). 1.2 Phân loại Nhóm 1 : Các biện pháp tu từ ngữ âm : hài thanh, tượng thanh, điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh,…Nhóm 2 : Các biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa : So sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, nhân hóa, hoán dụ tu từ, phúng dụ, tượng trưng, đột giáng, chơi chữ,…Nhóm 3 : các biện pháp tư từ cú pháp : điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, im lặng,…3.2 Tượng thanh: 3.3 Biện pháp hài âm:2.1 Khái niệm : 2.2 Vài nét về hệ thống âm tiết tiếng Việt: 2.3 Giá trị gợi cảm của âm thanh tiếng Việt: Ví dụ:”Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng Đại quân đồn đóng cõi Đông”
(Nguyễn Du)
2.2.1 Hệ thống thanh điệu: – Giá trị của thanh điệu tiếng Việt dựa trên hai mặt đối lập : + Về độ cao ( âm vực ): Bổng = ngang ngã sắc Trầm = huyền hỏi nặng
+ Về âm điệu : Bằng ( không gãy ) = ngang huyền Trắc ( gãy ) = sắc nặng hỏi ngã
Sự đối lập về âm vực và âm điệu có vai trò rất quan trọng trong thơ văn. Có thể nói, trong các thể thơ của ta, những sự đối lập nêu trên của thanh điệu đã chi phối ảnh hưởng và hầu như tất cả vào yếu tố vận luật .
2.2.2 Hệ thống nguyên âm: Trong tiếng Việt, nguyên âm bao giờ cũng là hạt nhân của âm tiết và do đó không bao giờ vắng mặt ở âm tiết . Các nguyên âm tiếng Việt có hai mặt đối lập :
– Ðối lập về âm vực + Loại bổng : Gồm các nguyên âm hàng trước không tròn môi là: i,ê,e,iê. + Loại trầm : Gồm các nguyên âm hàng sau tròn môi là : u,ô,o,uô.( Các nguyên âm hàng giữa là : ư,ơ,â,a,ă,ươ là loại trầm vừa hoặc tính trung hoà ).
– Ðối lập về âm lượng : Dựa theo độ mở của miệng ta thấy có hai mặt đối lập :
+ Bậc lớn ( sáng ): Gồm các nguyên âm rộng, hơi rộng là : e, a, ă,o. + Bậc nhỏ ( tối ) : Gồm các nguyên âm hẹp là : i,ư,u. ( Các nguyên âm hơi hẹp ê,ơ,â,ô là những nguyên âm trung hoà về lượng )
Các phương tiện ngữ âm (âm vị, âm tiết) được xem là những đơn vị mang tính một mặt (khác với những đơn vị mang tính hai mặt như hình vị, từ, câu, ), là vỏ âm thanh – cơ sở vật chất để biểu đạt ý nghĩa nào đó của ngôn ngữ. Vì đặc điểm ấy mà bản thân các ngữ âm phương tiện ngữ âm chưa thể hiện rõ màu sắc tu từ.
2.2.3 Hệ thống phụ âm : – Các phụ âm đầu tiếng Việt không làm thành một hệ thống có những thế đối lập rõ rệt như ở hệ thống nguyên âm. Tuy vậy, nó cùng với phần vần tạo nên một sức gợi tả nhất định. Các nhà thơ thường sử dụng biện pháp điệp phụ âm đầu để tạo nên biểu tượng về một sức mạnh. – Các phụ âm cuối và hai bán nguyên âm giữ một phần quyết định đối với âm hưởng của câu văn, câu thơ. Tuỳ vào sự vắng mặt và xuất hiện của các âm cuối mà âm tiết tiếng Việt được chia ra làm 4 loại :
– Giá trị gợi cảm của âm thanh là một nội dung khách quan, tồn tại và tùy thuộc vào phẩm chất ngữ âm của từng ngôn ngữ. Hiệu quả gợi cảm của âm thanh đối với nội dung biểu đạt phong phú, tinh tế đến mức nào là tùy thuộc vào khả năng vận dụng của người nói.
– Trong tiếng Việt, giá trị gợi cảm của âm thanh thể hiện trước hết ở sự phong phú các từ tượng thanh, các từ lấp láy… đồng thời cả sự phong phú và đa dạng của các vần.
– Đi vào hệ thống ngữ âm tiếng Việt, giá trị gợi cảm còn nảy sinh do sự đối lập về âm hưởng ngay trong từng hệ thống âm vị. Những đối lập về sắc thái âm thanh đó là cơ sở cần thiết cho viêc lựa chọn và sử dụng các âm thanh một cách chính xác, phù hợp với nội dung, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp.
– Từ vựng học, ngữ âm học tiếng Việt đã nghiên cứu, phân loại và miêu tả các đặc trưng cấu tạo từ và cấu tạo âm thanh nói trên.
CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM THÔNG DỤNG 3.1 Hài thanh: Hài thanh là biện pháp tu từ dùng sự lựa chọn và kết hợp các âm thanh sao cho hài hoà để có thể gợi lên một trạng thái, một cảm xúc tương ứng với cái được biểu đạt. Ðó là hình thức tổng hợp các yếu tố ngữ âm có thể có cho một mục đích biểu đạt nhất định. Hoặc hài thanh là biện pháp tu từ ngữ âm nhằm hài hoà các mặt đối lập về thanh điệu: cao/thấp; gãy /không gãy, tức là đối lập âm vực và đường nét thanh điệu. Khái niệm Chức năng Biện pháp hài thanh chủ yếu phát huy tác dụng trong những tác phẩm thơ bởi thơ ca tiếng Việt luôn chú ý đến tính nhạc, có thể xem đây là một trong những tiêu chí quan trọng để góp phần làm nên một bài thơ hay, nhất là những bài thơ được quy định bởi tính chất niêm luật chặt chẽ về cả vần và điệu.
Ví dụ:
(Cuối năm – Hữu Thỉnh)
Trong văn xuôi, sự hài hoà thanh điệu không yêu cầu chặt chẽ như trong thơ, nhưng nếu có sự hài hoà ấy thì câu văn thêm phần sinh động.
Ví dụ:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người.”
3.2.1 Khái niệm : Tượng thanh là biện pháp tu từ trong đó người ta cố ý bắt chước mô phỏng, biểu hiện một âm hưởng trong thực tế khách quan ngoài ngôn ngữ, bằng cách phối hợp những yếu tố ngữ âm có dáng vẻ tương tự. 3.2.2 Phân loại: – Tượng thanh trực tiếp : là bắt chước mô phỏng những âm thanh bên ngoài.
Ví dụ:
“Gió đập cành tre khua lắc cắc Sóng dồn mặt nước vỗ long bong”
“Rúc rích thây cha con chuột nhắt Vo ve mặc mẹ cái ong bầu .” ( Hồ Xuân Hương )
Ví dụ: “Những đêm hè Khi ve ve Ðã ngủ Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Ðêm hè Quét rác…” ( Tiếng chổi tre-Tố Hữu )
Hay như các câu thơ cũng như vậy:
“Ðoạn trường thay lúc phân kì Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.” ( Truyện Kiều -Nguyễn Du )
hoặc :
( Tống biệt hành -Thâm Tâm )
Ví dụ :
“Mây của ta, trời thắm của ta Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”.
“Mơ khách đường xa / khách đường xa Áo em trắng quá / nhìn không ra”.
( Hàn Mặc Tử ) Hài âm là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý sử dụng một cách tổng hợp các biện pháp tu từ ngữ âm nhằm tạo nên một sự phù hợp giữa hiệu quả biểu cảm – cảm xúc của hình tượng âm thanh với nội dung biểu cảm của câu thơ.
Biện pháp hài âm chú ý đến sự hài hoà các mặt đối lập của âm tiết như : mở /đóng, cao /thấp, ngắn/dài, mạnh /yếu, trầm/bổng, ở những vị trí nhất định để tạo âm hưởng. “Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, đánh được nước Tàu và nửa châu Âu, thế mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan. Bình dân như ông Lê Lợi và ông Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho nước ta độc lập. Người già như ông Lí Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh đông dẹp bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân.
Thiếu niên như Đổng Thiên Vương, chưa đến 10 tuổi, mà đã ra tay cứu nước, cứu nòi, Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi đã giúp ông Trần Hưng Đạo đánh phá giặc Nguyên.
Phụ nữ thì có bà Trưng, bà Triệu ra tay khôi phục giang sơn. Những vị anh hùng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa. Nhờ những vị dân tộc anh hùng ấy mà nước ta được tự do độc lập, lừng lẫy ở Á Đông.”
Ví dụ 3.4 Biện pháp điệp âm: Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.
3.4.1 Điệp phụ âm đầu: Đây là biện pháp tu từ ngữ âm lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tuỳ theo đặc điểm của phụ âm đầu được chọn làm phương tiện mà nó có thể gợi những liên tưởng tinh tế khác nhau.
Ví dụ:
“Dứơi trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Hay:
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”
Sự lặp lại các cặp phụ âm đầu n-n (nỗi niềm), m-m(mà mưa), x-x (xối xả), tr-tr (trắng trời), th – th (Thừa Thiên) một cách liên tiếp, gối đầu lên nhau tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về những cơn mưa triền miên, dai dẳng, khắc sâu thêm tâm trạng đau đáu của tác giả về Huế.
3.4.2 Điệp vần: Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.
Điệp vần là một biện pháp tu từ rất phổ biến. Trước hết là thơ ca rồi đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ, văn xuôi và cả trong giao tiếp hàng ngày. Nói đến điệp vần là trùng điệp cả âm chính, âm cuối và hầu hết cả thanh điệu.
Ví dụ: “Lá bàng đang đỏ ngọn cây Sến giang mang lạnh đang bay ngang trời”
( Tố Hữu )
Như vậy, trong hình thức điệp vần, vần không chỉ là yếu tố thuần túy hình thức mang âm điệu, vần còn đóng vai trò là mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ, các câu mà nó nối liền.
Trong giao tiếp mà nhất là trong sáng tác văn học, biết vận dụng một cách nghệ thuật các hình thức điệp vần sẽ đưa đến hiệu quả là làm cho câu thơ có tính nhạc, tính liên tục; câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển, sinh động dễ nhớ. Đồng thời điệp vần còn có tác dụng tăng thêm giá trị gợi cảm, sức mạnh biểu đạt, khả năng diễn tả trạng thái, tư tưởng, tình cảm con người.
3.4.3 Điệp thanh Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.
Ví dụ: “Tài cao phận thấp chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương”
Hay:
3.5 Biện pháp tạo nhịp điệu: Tạo nhịp điệu là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi chính luận, trong ñó người ta cốt tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn, nhằm làm cho lí luận có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Ví dụ:
“Trong Việt Minh, đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt gái, trai, già, trẻ, lương, giáo, giàu, nghèo” 3.6 Biện pháp tạo âm hưởng: Biện pháp tạo âm hưởng là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi nghệ thuật, trong ñó người ta phối hợp âm thanh, nhịp điệu của câu văn không phải chỉ cốt tạo ra một sự cân ñối, nhịp nhàng, uyển chuyển, êm ái, du dương, mà cao hơn thế, phải tạo ra một âm hưởng hoà quyện với nội dung hình tượng của câu văn.
Ví dụ: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kì già, trẻ, trai, gái; bất kì giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên một mặt trận : Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá. Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Trong cuộc thi đua ái quốc, chúng ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Kết quả đầu tiên của cuộc thi đua ái quốc là: Toàn dân sẽ đủ ăn đủ mặc, Toàn dân sẽ biết đọc biết viết. Toàn bộ đội sẽ đầy đủ lương thực khí giới, Để giết giặc ngoại xâm. Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn.
3.7 Một số lưu ý khi vận dụng và khai thác giá trị biểu đạt của âm thanh: – Trên thực tế, mỗi một sự diễn đạt thông thường không phải chỉ có một biện pháp tu từ được vận dụng, mà có thể được phối hợp nhiều biện pháp tu từ với nhau (có thể vừa điệp âm, điệp vần và điệp thanh).
Do đó khi phân tích tác dụng của âm thanh thì cần chú ý đến sự phối hợp của các biện pháp và hiệu quả mà chúng đưa lại.
-Khi khai thác hiệu quả gợi cảm của các quy tắc diễn đạt cần phải luôn luôn gắng với một văn cảnh cụ thể.
– Ngừơi phân tích cần phải nắm vững những tri thức cần thiết về đặc tính âm học của hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Đồng thời cũng cần có khả năng nhạy cảm, năng lực cảm thụ văn học mới có thể tiếp nhận các tín hiệu âm thanh một cách nhạy bén, tinh tế, tránh sự gán ghép máy móc các thuộc tính âm thanh cho nội dung biểu đạt sẽ dẫn đến khô khan, khiêng cưỡng và phản khoa học.
TỔNG KẾT Biện pháp tu từ là những cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách đặc biệt, lặp đi lặp lại nhằm tạo ra hiệu quả mới mẻ về âm thanh, ý nghĩa cho sự diễn đạt.
Các biện pháp tu từ tồn tại ngày càng phong phú nhằm giải quyết quan hệ vừa mâu thuẫn vừa thống nhất giữa quan hệ và tư duy. Để giải quyết những mâu thuẫn về cái hữu hạn của ngôn ngữ và cái vô hạn của nhận thức, con người bao đời nay đã luôn luôn tìm tòi và sử dụng các cách diễn đạt đa dạng, linh hoạt, nhằm đáp ứng nhu cầu của sự giao tiếp.
Thực Hành Một Số Biện Pháp Tu Từ Ngữ Âm
THỰC HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM
A. YÊU CẦU
1. HS hiểu được một số biện pháp tu từ ngữ âm thường gặp
2. Biết cách phát hiện, phân tích vận dụng một số phép tu từ ngữ âm quen thuộc.
B. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
I. TẠO NHỊP ĐIỆU VÀ ÂM HƯỞNG THÍCH HỢP
1. Nhận xét về nhịp điệu, sự phối hợp âm thanh trong đoạn văn trích trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Gợi ý.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nỗ lệ của Pháp hơn 80 năm nay,/ một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay,/ dân tộc đó phải được tự do!/ Dân tộc đó phải được độc lập!/
– Đoạn văn gồm 4 nhịp (2 nhịp dài trước, 2 nhịp ngắn sau) phối hợp với nhau để diễn tả nội dung của đoạn:
+ Hai nhịp dài thể hiện lòng kiên trì và ý nghĩa quyết tâm của dân tộc ta trong việc đấu tranh vì tự do (gan góc) với một thời gian dải (hơn 80 năm nay, mấy năm nay).
+ Hai nhịp ngắn khẳng định dứt khoát và đanh thép về quyền tự do và độc lập của dân tộc ta (phải được).
Sự phối về nhịp phù hợp về mối quan hệ nhân quả trong đoạn văn.
– Kết thúc ba nhịp đầu là các thanh bằng không dấu với ba âm tiết mở (nay, nay, do) tạo ra âm hưởng ngân vang, lan xa. Kết thúc nhịp thứ 4 là một thanh trắc với một âm tiết khép (lập) tạo ra sự lắng đọng trong lòng người đọc (người nghe).
– Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh cùng với phép lặp cú pháp (một dân tộc đó…), lặp từ ngữ (dân tộc, đã gan góc, nay nay, phải được) đã tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho lời tuyên ngôn.
2 – Phân tích tác dụng của âm thanh, nhịp điệu, có sự phối hợp với phép lặp từ ngữ và kết cấu cú pháp trong đoạn trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (chú ý vần, nhịp và tính chất đối xứng).
– Đoạn văn có sự phối hợp vần bằng và vần trắc tạo sự hài hoà về thanh điệu cuối mỗi nhịp và sắc thái thiêng liêng, trang trọng cho lời văn.
– Nhịp điệu phối hợp nhanh, chậm, ngắn, dài và còn do các từ phản nghĩa với nhau tạo nên (đàn ông, đàn bà, già – trẻ, súng gươm…) làm tăng sức thuyết phục cho lời văn.
– Các cụm từ, các vế và các đoạn câu đối xứng nhau (đàn ông, đàn bà, người già – trẻ, ai có súng dùng súng- ai có gươm dùng gươm…) tạo nên sắc thái hùng hồn cho lời văn.
3 – Nhịp điệu và âm hưởng trong đoạn trích Cây tre Việt Nam của Thép Mới (SGK).
Gợi ý:
– Nhịp điệu lời văn khi nhanh khi chậm thể hiện những tình cảm say sưa, tự hào của tác giả đối với cây tre, đối với đất nước thân thương tươi đẹp.
– Nhiều nhịp ngắn, dứt khoát, mạnh mẽ
– Phép nhân hoá về từ vựng và việc sử dụng nhiều động từ với nghĩa hoạt động (chống, xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ).
– Hai câu cuối vừa lặp từ ngữ vừa lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn, không dùng động từ, ngắt nhịp sau từ “tre” đầu câu đă tạo ấn tượng rõ rệt về một lời tuyên dương công trạng với tre.
II. ĐIỆP ÂM, ĐIỆP VẦN, ĐIỆP THANH
1-Phân tích tác dụng tạo hình tượng của biện pháp điệp phụ âm đầu trong các câu thơ sau? (SGK)
Gợi ý:
a.
“Dưới trăng nguyện đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”
Âm đầu / được lặp lại 4 lần, gợi ra những hình tượng bông hoa lựu đỏ trên cành như những đốm lửa lập loè..
b. Làn ao lóng lánh ánh trăng loe
Câu thơ cũng xuất hiện 4 lần phụ âm đầu l. Sự cộng hưởng của 4 lần lặp lại tạo nên hình tượng bóng trăng lấp lánh vả phát tán cả không gian rộng lớn trên mặt ao phản chiếu của mặt nước. Ngoài ra, vần ánh cũng được lặp lại (lánh, ánh) tạo ấn tượng về sự lóng lánh của ánh trăng (giả sử thay từ ánh bằng từ bóng, câu thơ sẽ mất tác dụng gợi tả đó).
2- Đọc bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến và đoạn thơ trích trong Tiếng hát sang xuân của Tố Hữu (SGK), phân tích tác dụng tạo hình tượng và sắc thái cảm xúc của vần eo.
Gợi ý:
a. Trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến, vần “eo” là vần chủ đạo (xuất hiện 5 lần trong 8 câu thơ). Điều đó góp phần khắc hoạ hình tượng mùa thu yên tĩnh, trong trẻo ở làng quê Bắc Bộ, đồng thời cũng bộc lộ một tâm hồn thanh khiết, đắm say với thiên nhiên của nhà thơ.
b. Trong đoạn thơ của Tố Hữu, vần ang xuất hiện 7 lần. Đây là vàn chứa một nguyên âm rộng và âm tiết thuộc loại nửa mở (kết thúc bằng phụ âm mũi). Vần ang vì vậy gợi cảm giác rộng mờ và chuyển động, thích hợp với sắc thái miêu tả sự chuyển mùa, từ mùa đông sang mùa xuân.
3- Đọc khổ thơ trích trong Tây Tiến của Quang Dũng (SGK) và phân tích các yếu tó từ ngữ, phép lặp cú pháp, nhịp điệu trong các dòng thơ…
Gợi ý:
– Các yếu tố từ ngữ: từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), phép nhân hoá (súng ngửi trời), lặp từ ngữ (dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm); phối hợp lặp và đối (ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống).
– Phép lặp cú pháp (câu 1 và cãu 2).
– Ngắt nhịp: nhịp ngắn và đối xứng ở ba câu đầu.
– Thanh điệu: 3 câu đầu dùng nhiều thanh trắc xen kẽ thanh bằng, câu cuối toàn thanh bằng. Câu cuối tạo ấn tượng về một viễn cảnh rộng mờ ra trước mắt khi đã trải qua nhiều hiểm trở, khó khăn và đạt đến đỉnh cao.
– Tác dụng: Tất cả các yếu tố trên đã phối hợp tạo dựng được khung cảnh hiểm trờ của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.
III. TỔNG KẾT
– Phép tu từ tạo nhịp điệu và âm hưởng thường được dùng trong văn xuôi, nhất là văn chính luận.
– Phép tu từ tạo nhịp điệu, điệp thanh thường được dùng trong thơ ca.
Luận Văn Biện Pháp Tu Từ Ngữ Âm Và Biện Pháp Tu Từ Cú Pháp Trong Văn Chính Luận Hồ Chí Minh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ THẮM BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP TRONG VĂN CHÍNH LUẬN HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN HÀ NỘI, 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ THẮM BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP TRONG VĂN CHÍNH LUẬN HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: chúng tôi Bùi Minh Toán HÀ NỘI, 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Bên cạnh việc nghiên cứu những vấn đề thuộc về từ vựng học, nghiên cứu những vấn đề về ngữ âm và ngữ pháp có vai trò vô cùng to lớn trong việc nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay. Nghiên cứu về ngữ âm và ngữ pháp góp phần hoàn thiện việc nghiên cứu về hệ thống ngôn ngữ một cách toàn diện, tạo ra diện mạo nhiều chiều với nhiều sắc vẻ của các đơn vị ngôn ngữ. Ở những phương diện khác nhau, các đơn vị ngôn ngữ lại hiện lên với những trạng thái sinh động, mới mẻ và chứa đựng nhiều nội dung thú vị. Trong quá trình nghiên cứu về ngữ âm và ngữ pháp, biện pháp tu từ là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Thông qua việc nghiên cứu các biện pháp tu từ – được thể hiện qua vỏ âm thanh và cấu trúc ngữ pháp, chúng ta có thể thấy rõ sự linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, thấy rõ sự đa dạng trong cách diễn đạt, cảm nhận rõ vẻ đẹp của tiếng Việt. Từ đó, người sử dụng ngôn ngữ có thể vận dụng vào việc phân tích và tạo lập văn bản, tiếp nhận văn bản văn học một cách có hệ thống, toàn vẹn và hoàn chỉnh hơn ở nhiều góc độ khác nhau. 1.2. Trong sự nghiệp lớn lao của Hồ Chí Minh – có một di sản đặc biệt biệt để lại cho dân tộc, đó là sự nghiệp trước tác. Người đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp trước tác lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tác. [43, 419] Từ những năm 20 của thế kỉ XX, các bài văn chính luận với bút danh Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền đã tác động và ảnh hưởng lớn đến quần chúng Pháp và nhân dân những nước thuộc địa, kêu gọi thức tỉnh nhân dân nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung. “Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sự sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi loại hình văn học của người đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững. Hồ Chí Minh là người đầu tiên sử dụng có hiệu quả 2 cao thể văn chính luận hiện đại… Văn chính luận của Hồ Chí Minh mang cốt cách, đặc điểm của văn chính luận hiện đại của giai cấp vô sản”. Vì thế, văn chính luận của Người được độc giả và giới nghiên cứu quan tâm trên nhiều phương diện khác nhau. 1.3. Nghiên cứu các biện pháp tu từ trên mặt ngữ âm và ngữ pháp trong văn chính luận của Hồ Chí Minh là vấn đề giúp chúng tôi có thể tiếp cận, tìm hiểu thêm một phương diện mới về phong cách viết văn của Người. Những lí do trên là cơ sở để chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận Hồ Chí Minh”. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Về biện pháp tu từ Lí thuyết về biện pháp tu từ đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Aristote là một trong các nhà khởi xướng, có công trong việc tạo nên các lời văn hoa mĩ, các thuật hùng biện, hình thành môn “Mĩ từ pháp”. Tu từ học đã trở thành một bộ môn bắt buộc trong Tam khoa của nhà trường Trung cổ và nhà trường cận đại ở Châu Âu. Vấn đề tu từ học được tiếp tục phát triển, nâng cao thành hệ thống lí luận ở các tác giả như: Ciceron, Quitilien, Horace, Virgile Từ thế kỉ XIX, tu từ học – phong cách học đã trở thành một ngành riêng của ngôn ngữ học. Ở nước ta, tên gọi “Tu từ học” xuất hiện vào thập niên 50 của thế kỉ XX, những công trình nghiên cứu về tu từ học thời kì này có thể kể đến như: Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Việt – Hán văn khảo của Phan Kế Bính, Quốc văn cụ thể của Bùi Kỉ, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức… Vào khoảng thập niên 60 của thế kỉ XX, tên gọi Phong cách học xuất hiện, Phong cách học chính là Khoa tu từ học được hiện đại hoá có cơ sở lí thuyết nhằm vào đối tượng cơ bản là các phong cách ngôn ngữ. [37, 238] 3 Cùng với sự ra đời của lí luận về biện pháp tu từ là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, Hữu Đạt, Lê Anh Hiền… Có thể kể đến một số công trình có vai trò nền tảng trong việc trình bày về vấn đề biện pháp tu từ. Cụ thể: – Tác giả Lê Anh Hiền với cuốn Khái luận tu từ học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1961. – Tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ, Tu từ học tiếng Việt hiện đại (sơ thảo), Đại học Sư phạm Việt Bắc, 1975 – Tác giả Cù Đình Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, nhà xuất bản Giáo dục, 1983. – Tác giả Hữu Đạt với cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nhà xuất bản Đai học quốc gia Hà Nội, 2001. – Tác giả Đinh Trọng Lạc với cuốn Chín mươi chín phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, nhà xuất bản Giáo dục (tái bản lần thứ bảy), 2003. – Tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà với cuốn Phong cách học tiếng Việt, nhà xuất bản Giáo dục (tái bản lần thứ tám), 2008. Trong những công trình trên, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về lí thuyết biện pháp tu từ như: khái niệm về biện pháp tu từ, đặc điểm tu từ của các loại đơn vị trong tiếng Việt, các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (tu từ từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản, ngữ âm của phong cách học)… Đây là những nhận thức lí luận rất cần thiết, có chức năng dẫn đường cho việc tìm hiểu các vấn đề về biện pháp tu từ. 2.2. Về văn chính luận Hồ Chí Minh Thơ văn của Hồ Chí Minh luôn là đối tượng hứng thú của nhiều nhà nghiên cứu. Chính vì vậy, từ trước đến nay có không ít công trình nghiên cứu về tác phẩm của Người với những tác giả có tên tuổi như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phong Lê Riêng về mặt ngôn ngữ, các tác phẩm văn thơ của Hồ Chí Minh đã có những công trình khảo cứu về các phương diện sau: 4 – Việc dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong văn Hồ Chí Minh. – Phép so sánh trong văn thơ Hồ Chí Minh. – “Tập Kiều” trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh. – Tên các bài báo của Hồ Chí Minh. – Tiếng cười (phong cách hài hước) trong văn Hồ Chí Minh. – Ý kiến của Hồ Chủ Tịch về việc mượn từ gốc Hán. Có thể kể ra một số công trình, bài viết như sau: Trong bài viết Phương pháp nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh [54, 207], Nguyễn Đăng Mạnh chỉ rõ: “Văn chính luận chủ yếu được viết theo tư duy logic. Sức thuyết phục của nó không phải ở chỗ dựng nên những hình tượng, những bức tranh sinh động mà ở chỗ đưa ra những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những luận cứ hùng hồn Trên cơ sở những đặc trưng cơ bản của thể loại văn chính luận như thế, nhiều loại văn chính luận ra đời với những sắc thái khác nhau dưới ngòi bút của Hồ Chí Minh, như tuyên ngôn, lời kêu gọi, báo cáo chính trị, thư từ gửi các ngành các giới, văn bút chiến, văn tiểu phẩm và các thể loại văn báo chí khác” [54, 217]. Phong Lê với bài viết Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh con người và thơ văn [54, 244] nhận xét: thơ văn Hồ Chí Minh có sự tổng hoà, kết hợp của nhiều âm điệu – sự kết hợp ấy làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Trong Lời giới thiệu (cho cuốn Văn Hồ Chủ Tịch, Nhà xuất bản Giáo dục, 1971), Huỳnh Lý nêu lên 4 đặc điểm cơ bản về phong cách văn xuôi Hồ Chí Minh: tư tưởng lớn, hình thức diễn đạt ngắn gọn, trong sáng, sinh động, ung dung pha chút hóm hỉnh, “viết sâu ngọt, viết có tình”. Nguyễn Thuý Khanh với bài viết Một số đặc điểm trong ngôn ngữ báo chí chính luận của Hồ Chủ Tịch (Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện Ngôn ngữ học, NXB Khoa học Hà Nội, 1980) cho rằng “Người đã sử dụng lối diễn đạt quen thuộc của quần chúng, có khả năng tạo ra sức tác động mạnh đến người đọc, có khả năng tạo ra sức tác động trong thông tin, báo chí”. 5 Trong bài viết Câu văn của Bác Hồ (Tạp chí ngôn ngữ số 4, 1970), Lê Xuân Thại đưa ra nhận định “Trong các bài văn của Bác có nhiều cách biện luận, trong đó có cách dùng câu hỏi, những câu hỏi loại này của Bác mang đầy sức mạnh của logic”. Bài viết Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch qua Những lời kêu gọi (Tạp chí văn học số 6/1965), Nguyễn Phan Cảnh đã đưa ra những nhận định về phong cách chính luận của Người ở những điểm chung nhất. Với bài Tuyên ngôn độc lập một nghệ thuật viết văn nghệ thuật mẫu mực, dân tộc và hiện đại (Tạp chí văn học số 3/1990), Nguyễn Quốc Tuý đã chú trọng phân tích nghệ thuật viết văn của Hồ Chí Minh: một tác phẩm văn xuôi giàu nhịp điệu âm thanh, sử dụng điệp ngữ, điệp từ rất đặc sắc, cách sử dụng từ rất chính xác và tinh tế. Tác giả khẳng định “Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực”. Theo khảo sát, cho đến nay chưa có công trình nào dành riêng để nghiên cứu về vấn đề biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận của Hồ Chí Minh (tuy rải rác trong các sách nghiên cứu và giảng dạy về ngôn ngữ có đề cập đến). Vì vậy, luận văn của chúng tôi nghiên cứu đề tài này với hy vọng hiểu rõ hơn về văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn ngôn ngữ học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu Luận văn lựa chọn Biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận Hồ Chí Minh làm đối tượng nghiên cứu. – Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi giới hạn việc tìm hiểu biện pháp tu từ trong văn chính luận Hồ Chí Minh trong phạm vi ngữ âm và ngữ pháp. 4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài – Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài này là tìm hiểu các biện pháp tu từ ngữ âm (nhịp điệu, vần, đối, hài hoà thanh điệu) và biện pháp tu từ cú pháp (những phép tu từ cú 6 pháp: phép lặp, liệt kê, nhấn mạnh thành phần câu, cách dùng câu hỏi tu từ) trong văn chính luận của Hồ Chí Minh. – Nhiệm vụ của đề tài Luận văn đặt ra nhiệm vụ khảo sát các biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh, thấy được giá trị và hiệu quả biểu đạt của các phép tu từ; góp phần tìm hiểu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh trong văn chính luận. Từ đó, rút ra bài học thực tiễn trong dạy học tác phẩm của Hồ Chí Minh và bài học về sử dụng ngôn ngữ nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đặc trưng và yêu cầu của đề tài, trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: – Phương pháp thống kê, phân loại Vận dụng phương pháp này, chúng tôi có thể khảo sát để tìm ra và phân loại các biện pháp tu từ ngữ âm và ngữ pháp trong văn chính luận của Hồ Chí Minh. Từ đó, xác định hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ ấy. – Phương pháp phân tích Phương pháp này cho phép chúng tôi đi sâu vào nhiều khía cạnh của vấn đề, vừa làm rõ vấn đề vừa tăng sức thuyết phục với những dẫn chứng và cứ liệu, lập luận cụ thể. – Phương pháp tổng hợp Phương pháp tổng hợp giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc nâng cao vấn đề, khái quát phong cách nhà văn. 6. Đóng góp của luận văn – Về lí luận Trên cơ sở các lí thuyết ngôn ngữ, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm lí thuyết về tu từ ngữ âm, tu từ ngữ pháp, về phong cách chính luận bằng những kết quả nghiên cứu cụ thể. 7 – Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu luận văn nhằm phục vụ cho việc đọc, hiểu các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh. Những kiến giải của luận văn có thể góp phần định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp cận tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm trong chương trình phổ thông hiện nay. 7. Cấu trúc của luận văn Chúng tôi triển khai luận văn thành ba phần: phần Mở đầu, phần Nội dung và phần Kết luận.Tương ứng với những nhiệm vụ đặt ra, phần Nội dung của luận văn được chia thành 3 chương, trình bày các vấn đề sau: Chương 1: Cơ sở lí thuyết Chương 2: Biện pháp tu từ ngữ âm trong văn chính luận Hồ Chí Minh Chương 3: Biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận Hồ Chí Minh 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Lí thuyết về biện pháp tu từ Lí luận về tu từ học và biện pháp tu từ xuất hiện từ rất sớm, việc nghiên cứu về vấn đề này đã đạt được những thành tựu đáng kể. Những thành tựu ấy phần nào cho thấy sự phát triển của ngôn ngữ học nói chung và của tu từ học nói riêng – dù nó chưa phản ánh hết được những gì vốn rất phong phú và phức tạp của ngôn ngữ trong quá trình sử dụng. Lí thuyết về vấn đề này ngày càng được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu, nhờ thế nó dần được hoàn thiện bởi hệ thống lí luận sâu sắc. Hệ thống lí luận xuất hiện sau mang tính kế thừa hệ thống lí luận trước, đồng thời nó bổ sung nhiều hơn những phát hiện mới mẻ, phù hợp với thực tiễn ngôn ngữ trong hoạt động hành chức. Ở thời kì đầu, nói đến tu từ học người ta thường nhắc đến những khái niệm như nghệ thuật diễn đạt, thuyết phục, tranh biện… Thuật ngữ phương thức tu từ hay tu từ pháp dường như được sử dụng chung cho cả hai khái niệm phương tiện tu từ và biện pháp tu từ. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cũng đã xác định và phân loại các phương thức tu từ chủ yếu: ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ, tượng trưng, trùng điệp,… Đây là những kiến thức mang tính tiền đề lí luận, định hướng cho việc nghiên cứu vấn đề biện pháp tu từ ở những khía cạnh khác nhau. Ở giai đoạn sau, các nhà ngôn ngữ học thường dựa vào đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của các phương thức tu từ để phân loại. Chẳng hạn, V.V.Odinsov hệ thống hoá các phương thức và biện pháp tu từ thành hai nhóm: các phép tu từ thay thế (gồm hai tiểu nhóm: các phép tu từ số lượng như ngoa dụ, nói giảm và các phép tu từ chất lượng như ẩn dụ, hoán dụ, mỉa mai) và các phép tu từ kết hợp (gồm các phép đồng nhất như so sánh, thế đồng nghĩa; các phép không đồng nhất như đồng nghĩa chính xác hoá, chơi chữ, liên ngữ,… hay các phép đối lập như đối ngữ, nghịch dụ,…) Ngày nay, nhiều nhà ngôn ngữ dùng phổ biến thuật ngữ Phong cách học thay thế thuật ngữ Tu từ học trước đây. Tu từ học vẫn được sử dụng để chỉ phần nghiên 9 cứu các đặc điểm tu từ của các đơn vị ngôn ngữ, các khái niệm màu sắc tu từ, biện pháp tu từ… Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học của Việt Nam cũng có những kiến giải nhất định về tu từ học và biện pháp tu từ. Trong cuốn Từ điển Hán Việt, ông Phan Văn Các giải thích “tu từ là sửa sang lời văn cho hay cho đẹp”; Tu từ học là “bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu những thuộc tính biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ để sử dụng làm cho lời văn hay hơn đẹp hơn”. Không chỉ dừng lại ở việc đưa ra những định nghĩa, hiện nay nhiều nhà ngôn ngữ học cố gắng đưa ra những tiêu chí để phân chia hai bình diện phương tiện tu từ và biện pháp tu từ, bởi hai khái niệm này có sự khác biệt nhau. Cần tách bạch rõ ràng để tránh sự lúng túng và khó nắm bắt trong quá trình sử dụng. Phong cách học chú ý đến sự phân chia biện pháp tu từ và phương tiện tu từ trên hai bình diện hệ thống (ngôn ngữ) và hoạt động (lời nói). Nhóm tác giả của Nhập môn ngôn ngữ học nhấn mạnh “cơ sở của sự xác lập hai bình diện phương tiện tu từ và biện pháp tu từ xuất phát từ sự phân chia ngôn ngữ và lời nói trong ngôn ngữ học” [9, 417]. Các tác giả đã đưa ra những tiêu chí chủ yếu để phân định phương tiện tu từ và biện pháp tu từ: – Thành phần thông tin bổ sung của các phương tiện tu từ manh tính tương đối ổn định, độc lập với ngữ cảnh, là cơ sở cho sự lựa chọn. Thành phần thông tin bổ sung nảy sinh trong các biện pháp tu từ mang bản chất ngữ cảnh. – Màu sắc tu từ của các phương tiện tu từ được xác định chủ yếu dựa trên mối quan hệ đối đoạn tính của bản thân các phương tiện trong hệ thống ngôn ngữ. Hiệu quả, giá trị phong cách của biện pháp tu từ được xác định chủ yếu dựa trên mối quan hệ của các yếu tố ngôn từ với ngữ cảnh tu từ. – Phương tiện tu từ thuộc về bình diện hệ thống (ngôn ngữ) còn biện pháp tu từ thuộc về bình diện hoạt động (lời nói). Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ” cũng đưa ra những nhận định xác đáng để phân biệt phương tiện tu từ và biện pháp tu từ. 10 Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể trung hoà hay diễn cảm trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ. [40, 5] Phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản chúng còn có ý nghĩa bổ sung còn gọi là màu sắc tu từ . [40, 5] Tác giả cũng đưa ra những tiêu chí nhất định để phân biệt 2 khái niệm phương tiện tu từ và biện pháp tu từ, những tiêu chí ấy có phần đồng nhất với ý kiến của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán. Tóm lại, có thể nhận diện phương tiện tu từ và biện pháp tu từ qua sự khái quát sau: Phương tiện tu từ được nhận diện ở những điểm sau: – Là phương tiện ngôn ngữ, ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic) chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ. – Là những phương tiện được tu sức về mặt tu từ hoặc đôi khi được đánh dấu về mặt tu từ. [41, 59] – Phương tiện tu từ là những yếu tố ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau, được đánh dấu về tu từ học trong giới hạn của một cấp độ nào đó trong ngôn ngữ [40, 9] – Ý nghĩa tu từ học của phương tiện tu từ bị quy định bởi những quan hệ hệ hình của các yếu tố cùng bậc. [40, 9] – Ý nghĩa tu từ học của phương tiện tu từ được củng cố ở ngay phương tiện đó [40, 9]. – Phương tiện tu từ bao giờ cũng nằm trong thế đối lập tu từ học (tiềm tàng trong ý thức của người bản ngữ) với phương tiện tương liên có tính chất trung hoà của hệ thống ngôn ngữ. [40, 11] – Phương tiện tu từ mang tính khách quan. Các phương tiện tu từ của mỗi ngôn ngữ đều tồn tại trong ý thức và tiềm thức của người dùng, người ta có thể sử dụng trong lời nói hằng ngày và cũng giống như các tín hiệu từ, các câu nói… người 11 quen dùng không hỏi do ai tạo ra, vậy mà cách hiểu đều giống nhau. Các phương tiện tu từ có tính chất khách quan và mỗi phương tiện đều có chung một mã giống nhau, độc lập với chủ quan người sử dụng. [37, 193] – Các phương tiện tu từ mang tính hữu hạn trong hệ thống. Biện pháp tu từ được nhận diện ở những điểm sau: – Là cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm mục đích tu từ nhất định. – Biện pháp tu từ là cách diễn đạt mới mẻ, đặc sắc trong những ngữ cảnh cụ thể để tạo ra cái hay của ngôn ngữ. – Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị lời nói trong giới hạn của một đơn vị thuộc bậc cao hơn. [40, 9] – Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ bị quy định bởi những quan hệ cú đoạn giữa các đơn vị của một bậc hay của các bậc khác nhau. [40, 9] – Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ nảy sinh ra trong ngữ cảnh của một đơn vị lời nói nào đó. [40, 9] – Biện pháp tu từ đối lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh, nhằm mục đích diễn đạt lí trí. [40, 142] – Biện pháp tu từ mang tính chủ quan thuộc về lựa chọn kĩ năng diễn đạt của người viết. – Biện pháp tu từ mang tính vô hạn. Tuy giữa các biện pháp tu từ và các phương tiện tu từ có sự khác biệt rõ rệt như vậy nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện chứng. Một mặt, việc sử dụng các phương tiện tu từ sẽ tạo ra các biện pháp tu từ, mặt khác việc sử dụng một biện pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng có thể chuyển hoá nó thành phương tiện tu từ. Hơn nữa, cùng một phương tiện tu từ có thể được dùng để xây dựng những biện pháp tu từ rất khác nhau. Ngược lại, những phương tiện tu từ khác nhau có thể tham gia vào việc xây dựng cùng một biện pháp tu từ. Sự phân chia hai phạm trù phương tiện tu từ và biện pháp tu từ cũng chỉ mang tính tương đối. Điều quan trọng là người sử dụng ngôn ngữ cần đặ
Soạn Văn Bài 23: Thực Hành Một Số Biện Pháp Tu Từ Ngữ Âm
Trong một văn bản hay một đoạn văn, người viết thường có xu hướng sử dụng kết hợp với những biện pháp tu từ. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ thực hành viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ ngữ âm.
I. TẠO NHỊP ĐIỆU VÀ ÂM HƯỞNG THÍCH HỢP
Câu 1. Nhận xét về nhịp điệu, sự phối hợp âm thanh (cùng với phép lặp cú pháp, lặp từ ngữ) trong đoạn văn trích trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh).
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp của 80 năm nay/ Một dân tộc đã gan góc đứng về phía phe Đồng Minh chống phát xít mây năm nay/ Dân tộc đó phải được tự do/ Dân tộc đó phải được độc lập”.
– Đoạn văn gồm 4 nhịp (2 nhịp dài trước, 2 nhịp ngắn sau) phối hợp với nhau để diễn tả nội dung của đoạn:
+ Hai nhịp dài thể hiện lòng kiên trì và ý nghĩa quyết tâm của dân tộc ta trong việc đấu tranh vì tự do (gan góc) với một thời gian dài (hơn 80 năm nay, mấy năm nay).
+ Hai nhịp cuối khẳng định dứt khoát và đanh thép về quyền tự do và dân tộc của dân tộc ta (phải được).
Sự phối hợp về nhịp về mối quan hệ nhân quả trong đoạn văn
– Kết thúc ba nhịp đầu là các thanh bằng không dấu với ba âm tiết mở (nay, nay, do) do tạo ra âm hưởng ngân vang, lan xa. Kết thúc nhịp thứ tư là một thanh trắc với một âm tiết thép (lập) tạo ra sự lắng đọng trong lòng người đọc (người nghe).
– Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh cùng với phép lặp cú pháp một dân tộc đó…), lặp từ ngữ (dân tộc, đã gan góc, phải được) đã tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho lời tuyên ngôn.
Câu 2. Phân tích tác dụng của âm thanh, nhịp điệu, có sự phối hợp với phép lặp từ ngữ và kết hợp cú pháp trong đoạn trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (chú ý vần, nhịp và tính chất đối xứng)
– Đoạn văn có sự phối hợp vần bằng và vần trắc tạo sự hài hoà về thanh điệu cuối mỗi nhịp và sắc thái thiêng liêng, trang trọng cho lời văn.
– Nhịp điệu phối hợp nhanh, chậm, ngắn, dài và còn do các từ phản nghĩa với nhau tạo nên (đàn ông, đàn bà, già trẻ, súng, gươm…) làm tăng sức thuyết phục cho lời văn.
– Các cụm từ, các vấn đề và các câu đối xứng nhau (đàn ông – đàn bà, người già – trẻ, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm…) tạo nên sắc thái hùng hồn cho lời văn.
Câu 3. Nhịp điệu và âm hưởng trong đoạn trích Cây tre Việt Nam của Thép Mới.
” Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu”.
– Nhịp điệu lời văn khi nhanh khi chậm thể hiện những tình cảm say sưa, tự hào của tác giả đối với cây tre, đối với đất nước thân thương, tươi đẹp.
– Nhiều nhịp ngắn, dứt khoát, mạnh mẽ, đanh thép, phù hợp với không khí và tinh thần của nhân dân ta trong những năm kháng chiến.
– Phép nhân hoá về từ vựng và việc sử dụng nhiều động từ với nghĩa hoạt động (chống, xung phong, giữ hi sinh, bảo vệ).
– Hai câu đối vừa lặp từ ngữ vừa lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn, không dùng động từ, ngắt nhịp sau từ “tre” đầu của câu đã ấn tượng rõ rệt về một lời tuyên dương công trạng với tre: làm cho câu văn càng trở nên hùng hồn, mạnh mẽ.
II. ĐIỆP ÂM, ĐIỆP VẦN, ĐIỆP THANH
Câu 1. Phân tích tác dụng tạo hình tượng của phép điệp phụ âm đầu trong các câu thơ sau:
“Dưới trăng quyệt đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”.
Phụ âm đầu “P” được lặp lại 4 lần, gợi ra những hình tượng bông hoa lựa đỏ trên cành như những đổm lửa lập loè….
“Làn ao lóng lánh ánh trăng loe”
Câu thơ cũng xuất hiện 4 lần phụ âm lần “1″. Sự cộng hưởng của 4 lần lại tạo nên hình tượng bóng trăng lấp lánh và phát tán cả không rộng lớn trên mặt ao phản chiếu của mặt nước. Ngoài ra, vần ánh được lặp lại (lánh, ánh) tạo ấn tượng về sự lóng lánh của ánh trăng sử thay từ ánh băng bóng, câu thơ sẽ mất tác dụng gợi tả đó).
Câu 2. Đọc bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến và đoạn thơ trích trong Tiếng hát sang xuân của Tố Hữu (SGK), phân tích tác dụng hình tượng và sắc thái cảm xúc của vần “eo”.
a. Trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến, vần “eo” là vần chủ (xuất hiện 5 lần trong 8 câu thơ). Điều đó góp phần khắc hoạ hình tượng của mùa thu yên tĩnh, trong trẻo ở làng quê Bắc Bộ, đồng thời cũng lộ một tâm hồn thanh khiết đắm say với thiên nhiên của nhà thơ.
b. Trong đoạn thơ của Tố Hữu, vần ang xuất hiện 7 lần. Đây là vần một nguyên âm rộng và âm tiết thuộc loại nửa mở (kết thúc bằng phụ âm). Vần ang vì vậy gợi cảm giác rộng mở và chuyển động, thích hợp sắc thái miêu tả sự chuyển mùa, từ mùa đông sang mùa xuân, gợi gian mênh mang, rộng mở của bầu trời, của lòng người khi mùa đến.
Câu 3. Phân tích các yếu tố từ ngữ, phép lặp cú pháp, nhịp điệu trong các dòng thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn may súng ngửi trời
Ngàn lên thước cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
– Các yếu tố từ ngữ: từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), phép hóa (súng ngửi trời), lặp từ ngữ (dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm tỉ phối hợp lặp và đối (ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống).
– Phép lặp cú pháp (câu 1 và câu 2).
– Ngắt nhịp: nhịp ngắn và đối xứng ở ba câu đầu.
– Thanh điệu: 3 câu đầu dùng nhiều thanh trắc xen kẽ thanh bằng, cuối toàn thanh bằng tạo ấn tượng về một viễn cảnh rộng mở ra mắt khi đã trải qua nhiều hiểm trở, khó khăn và đạt đến đỉnh cao.
– Tác dụng: Tất cả các yếu tố trên đã phối hợp tạo dựng khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.
III. TỔNG KẾT
– Phép tu từ tạo nhịp điệu và âm hưởng thường được dùng trong văn nhất là văn chính luận.
Phép tu từ tạo nhịp điệu, điệu thanh thường được dùng trong thơ ca.
Bạn đang xem bài viết Các Biện Pháp Tu Từ Ngữ Âm trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!