Xem Nhiều 3/2023 #️ Các Biện Pháp Tu Từ Và Ví Dụ Về Bài Tập Biện Pháp Tu Từ Dễ Hiểu # Top 7 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Các Biện Pháp Tu Từ Và Ví Dụ Về Bài Tập Biện Pháp Tu Từ Dễ Hiểu # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Biện Pháp Tu Từ Và Ví Dụ Về Bài Tập Biện Pháp Tu Từ Dễ Hiểu mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ ( về từ, câu , văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một cảm xúc hay một câu chuyện.

Mục đích: Sử dụng biện pháp tu từ sẽ tăng giá trị biểu đạt và biểu cảm

Bên cạnh việc nắm được định nghĩa của các biện pháp tu từ là gì, bạn cũng cần ghi nhớ vai trò của các biện pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật. Hầu hết trong những văn bản nghệ thuật người ta thường xuyên kết hợp các biện pháp tu từ cùng một lúc để gia tăng sự sinh động cũng như khiến đọc giả suy ngẫm kĩ về tác phẩm đó. Bài viết này rất phù hợp với các sĩ tử của kì thi THPTQG năm 2020. Bắt đầu sớm là một lợi thế. Hãy đọc bài viết này để nhớ lại một phần kiến thức tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết và quan trọng.

Các biện pháp tu từ

1. So sánh

Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.

Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.

Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh).

Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:

Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

Các kiểu so sánh:

Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

2. Nhân hóa

Ví dụ về một đoạn văn sử dụng biện pháp nhân hóa

Hè năm nào tôi cũng về nhà nội chơi, sau nhà có vườn cây do chính tay ông tôi trồng và chăm sóc. Trong vườn, gia đình nhà chuối tiêu chen chúc, tựa sát vào nhau trông thật thân thiết . Mấy cây bưởi già thưa thớt lá, sai trĩu những quả xanh ngắt, giống bưởi này ngon lắm, đây là thứ cây mà ông tôi tâm đắc nhất. Phía góc vườn là cây măng cụt rậm rạp, cao hơn hẳn những cây khác, ông tôi thường gọi nó là anh cả của cả vườn, nghe ông kể, anh măng cụt này cũng kiêu ngạo lắm , ông tôi phải vất vả chăm sóc suốt năm trời mới được đón lứa quả đầu tiên. Ngự trị giữa vườn là chị xoài , tán cây rộng lớn như những cánh tay treo đầy trái xoài mập mạp. Tôi thích khu vườn này lắm, một phần vì có nhiều thứ quả ngon, một phần vì nó chứa đựng biết bao tâm huyết của ông nội tôi.

+ Chuối tiêu – chen chúc, tựa sát

+ Măng cụt – kiêu ngạo

+ Trái xoài – mập mạp

3. Ẩn dụ

b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

[hoa lựu màu đỏ như lửa]

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” [ca dao]

[ăn quả – hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]

“Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” [Nguyễn Đức Mậu]

[thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]

+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

[thuyền – người con trai; bến – người con gái] + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” [Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai” [Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng” [Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải]

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” [Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]

c/ Lưu ý:

– Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.

4. Hoán dụ

Thực chất Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể: + Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng: + Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật: + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Ví dụ : Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

+Biện pháp hoán dụ +Các từ in đậm được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó. – Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân; – Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.

+ Cơ sở liên tưởng khác nhau: Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Ví dụ : “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” [Truyện Kiều – Nguyễn Du] Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A) được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B) Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề Ví dụ : Đầu xanh có tội tình gì Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi” Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già) Má hồng: chỉ người con gái đẹp Như vậy , các em có thể hiểu nôm na là : Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau: – Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau] – Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

5. Đảo ngữ

Đảo ngữ (còn gọi là đảo trang) là một hình thức tu từ có đặc điểm : thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc.

Trật tự thông thường của kết cấu cú pháp trong câu thể hiện sắc thái trung hoà. Thay đổi trật tự này với dụng ý nghệ thuật , sẽ tạo ra sắc thái tu từ.

Mái tóc người cha bạc phơ.

Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

Sắc thái tu từ thể hiện ở chỗ : nhấn mạnh vào những thành phần đảo. Trong ví dụ trên, bạc phơ khi đưa lên đầu câu, đã trở thành yếu tố tiếp nhận thứ nhất của chuỗi lời nói. Bên cạnh sắc thái nhấn mạnh, đảo ngữ còn thể hiện sắc thái biểu cảm :

– Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Đảo ngữ cũng đóng vai trò đặc biệt trong việc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc :

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

Các sắc thái này trong nhiều trường hợp được thể hiện đồng thời.

6. Điệp từ điệp ngữ

Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

[Cây tre Việt Nam – Thép Mới]

– Điệp ngữ có nhiều dạng:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh” [Tre Việt Nam – Nguyễn Duy]

+ Điệp vòng tròn:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” [Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm]

7. Nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu văn hóa. Nói giảm là phương tiện tu từ làm nhẹ đi, yếu đi một đặc trưng nào đó được nói đến mà người nghe vẫn hiểu được nội dung nhưng không gây ra cảm giác nặng nề, tiêu cực. Còn nói tránh là sự biểu đạt bằng một hình tượng khác, một phương thức khác, hoặc đề cập một đối tượng khác, tức là không đề cập trực tiếp đến yếu tố muốn nói, để không gây một sự bất ngờ tiêu cực hoặc tạo sự xúc phạm đến người nghe. Chẳng hạn, khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Trong thực tế có nhiều thí dụ: Bạn đến chơi nhà đã quá lâu, chủ nhà rất phiền, vì còn bận việc khác thì có thể nói: “Cũng đã trưa lắm rồi, mời anh vào phòng nằm nghỉ”, hoặc “Hôm nay gặp chị rất vui, nhưng em lỡ có hẹn lúc 3 giờ chiều nay, hay là chị vào phòng em nghỉ để em đi một chút về chị em ta nói chuyện tiếp?”… Cách nói giảm nói tránh đó sẽ được người nghe hiểu rằng chủ nhà đang bận hoặc muốn kết thúc câu chuyện nhưng không gây phật ý người nghe.

8. Chơi chữ

Chơi chữ là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

“Bà già đi chợ cầu đông

Xem một que bói lấy chồng lợi chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”

– Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)

+ Dùng cách điệp âm

+ Dùng lối nói lái.

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

9. Liệt kê

Theo SGK liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

Như vậy, phép liệt kê có thể thấy trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết có phép liệt kê được sử dụng có thể thấy trong bài viết có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”.

1. Các kiểu liệt kê

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.

– Ví dụ về liệt kê theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.

Cũng với ví dụ trên ta sẽ liệt kê không theo từng cặp:

Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly.

Dựa theo cấu tạo có thể tìm ra phép liệt kê đang sử dụng, rất dễ dàng.

– Ví dụ về liệt kê tăng tiến

Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.

Đây là phép liệt kê tăng tiến, thứ tự trong phép liệt không thể đảo lộn.

Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.

Trong ví dụ các thứ tự các loại xe có thể thay đổi mà không làm thay đổi ý nghĩa câu.

10. Tương phản

Nghệ thuật tương phản đối lập là tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật ý tưởng, một bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác giả

+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam khốn nạn của bọn quan lại – những kẻ được xem là cha mẹ của nhân dân

+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên khi chống chọi với bão lũ

Ví dụ cụ thể về đoạn văn kết hợp những biện pháp tu từ

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;… Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. *lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. *ồn như vỡ chợ: so sánh *cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. *ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị giac – xúc giác) *trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

Chú gà trống làm việc rất cần mẫn và đúng giờ. Chính vì thế, chú được coi là chiếc đồng hồ báo thức. Cả nhà em đều yêu quí chú. + gà trống – oai vệ : nhán hóa Ò ó o…o…” Tiếng gáy to vang vọng của chú gà trống nhà em đấy. Chú đánh thức mọi người dậy – một ngày mới bắt đầu. Chú gà trống trông thật oai vệ. Thân hình cường tráng như võ sĩ trên lễ đài. Chú khoác trên mình tấm áo lông sặc sỡ, nhiều màu, bóng mượt như bôi mỡ. Lông cườm ở cổ đỏ tía. Đầu chú tròn bằng nắm tay, trên đội một chiếc vương miện đỏ chót. Mỏ hơi khoằm xuống, cứng như thép. Mắt tròn long lanh như nước. Đôi cánh cứng cáp như hai mảnh vỏ trai úp lại. Hai chân vàng bóng, bới đất tìm giun rất tài. Mỗi chân chú có một cái cựa dài nhọn hoắt chìa ra. Chùm lông đuôi vồng cong như cầu vồng bẩy sắc. Chú gà trống thật đẹp mã. Hằng ngày vào sáng sớm tinh mơ, chú từ chuồng nhảy ra, phóng lên cành bưởi đứng gáy. Chú vươn cái cổ đủ màu sắc và xoà cánh ra vỗ phành phạch rồi chú gáy một tràng dài, vang xa làm các con vật phải im lặng. Nghe tiếng gáy của chú, cây cối tưng bừng xoè lá đón ánh nắng mặt trời. Chim ca lích rích trong vòm lá. Sau nhiệm vụ báo thức của mình, chú ta nhảy xuống chạy đi kiếm mồi. Chú đến bên sân mổ lia lịa những hạt thóc mà bà tung ra. + cứng như thép : so sánh + ….

Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. Nó mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờTiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương. Nước sông như dòng sữa ngọt tưới tiêu cho đồng ruộng, dòng nước mát luôn dang tay đón chúng em tắm mát, bơi lội nô đùa trong những ngày hè oi bức. Con sông đã trở thành một phần máu thịt của quê hương em. Con sông đã chứng kiến bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Rồi mai ngày em sẽ lớn khôn, nhưng rồi có đi đâu xa chân trời góc biển em vẫn nhớ về quê em, những kỉ niệm với dòng sông sẽ vẫn còn mãi trong em.+ Nước sống như dòng sữa ngọt : So sánh + uốn lượn như một on rồng : so sánh + Sông – máu thịt của quê hương : nhân hóa

Nhà tôi ở một làng chài ven biển. Chiều hè, tôi thường ra đây hóng mát. Tôi ngước nhìn lên trời và bỗng reo lên: “Biển trên trời!” Tôi ngắm nhìn biển không chớp mắt, thích thú: Đẹp quá đi! đẹp quá đi! Bầu trời cao, xanh vời vợi tựa như mặt biển xanh hiền hoà. Những đám mây đuổi nhau, xô đẩy chẳng khác gì những con sóng lớn, xô mạnh vào bờ làm bọt biển văng tung toé. Gió cùng biển thổi rì rào tạo nên một bản nhạc không lời. Xa xa, những đàn chim hải âu bay dập dờn chẳng khác gì những cánh buồm trắng xoá trôi lửng lờ. Tôi như nghe thấy từ trên trời cao tiếng hót véo vón của những chú chim, tiếng xao động của lá cây, tiếng dạt dào của sóng biển. Tất cả như hoà cùng màu xanh dịu êm của biển. Một màu xanh bát ngát có lẽ chỉ có ở trời cao làm cho chị nắng như vẫn còn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kì diệu đó! Cây cối cũng phải ghen tị, ước ao có được màu sắc đó! Mọi người vẫn thả lưới, giăng buồm ra khơi. Riêng tôi vẫn ngồi đây trầm ngâm với những bác dừa xanh mát cả một vùng để ngắm nhìn biển, thèm khát được chơi với biển, cưỡi lên những con sóng mạnh xô vào bờ. Những cánh diều no gió của đám trẻ làng chài thi nhau bay cao vút như chắp cách cho ước mơ của trẻ thơ bay cao, bay xa hơn nữa!. Những hòn đảo nhấp nhô tựa những cung điện dưới thuỷ cung bao la, bát ngát. Những đàn cá lội tung tăng, vẩy nước tung toé. Tôi nhìn biển mà tự hỏi: “Biển đẹp đến thể mà sao còn thua cả sắc trời?”.Hôm đó, một kỉ niệm ngọt ngào nhất mà tôi đã từng có, giờ đây vẫn còn in dấu theo thời gian. Nhìn biển đẹp đến thế, tôi mới cảm nhận được hết vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên! Biển chính là người mẹ thứ hai của tôi!… Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa.

Tổng Hợp Về Các Biện Pháp Tu Từ Cùng Những Ví Dụ Chi Tiết Dễ Hiểu

Tổng hợp về các biện pháp tu từ cùng những Ví dụ chi tiết dễ hiểu

Biện pháp tu từ là gì? các biện pháp tu từ, hôm nay chúng ta cùng ôn tập tổng hợp cùng ví dụ cụ thể cho các bạn lớp 6,… lớp 9 có thể hiểu nhanh nhất, cùng chúng tôi tham khảo bài sau:

Các biện pháp tu từ

So sánh

Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.

Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.

Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh).

Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:

Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

Các kiểu so sánh:

So sánh ngang bằng:

Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

So sánh không ngang bằng:

Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia

           Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Vai trò: Tăng sức gợi hình, gợi cảm trong ca dao, trong thơ, trong miêu tả, trong nghị luận.

Nhân hóa

Khái niệm: Nhân hoá là tả hoặc gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Các kiểu nhân hóa:

Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Cách sử dụng: Dùng nhiều trong thơ ca, văn miêu tả, thuyết minh.

Ẩn dụ

Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.

Các kiểu ẩn dụ:

Ẩn dụ phẩm chất:

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa choanh nằm

Ẩn dụ hình thức:

Về thăm nhà Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)

Ẩn dụ cách thức:

Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng

Hay: Nói ngọt lọt đến xương.

Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…

Hoán dụ:

Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Các kiểu hoán dụ:

Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành công                

(Hoàng Trung Thông)

“Bàn tay” : người lao động.

Hay:

Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống.

( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)

“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.

Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:

Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh

“trái đất”: nhân loại.

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.

(Tố Hữu)

“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.

Hay:

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

(Nguyễn Du)

“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

(Ca dao)

“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.

So sánh ẩn dụ và hoán dụ

Giống nhau: Đều dùng cái này để nói cái khác làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Khác nhau: Ẩn dụ : quan hệ tương đồng (nét giống nhau)

Hoán dụ: quan hệ tương cận (gần gũi).

Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ: Khỏe như voi; Chậm như rùa,….

Nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn,ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ:

Bác đã đi rồi sao Bác ơi

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời

Liệt kê

Khái niệm: liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.

Các kiểu liệt kê:

Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với lệt kê không tăng tiến.

Điệp ngữ:

Khái niệm: Khi nói hoặc niết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngừ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngừ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

Các kiểu điệp ngữ:

Điệp ngữ cách quãng:

Vd: Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,kẻ thù nào cũng đánh thắng.

(Hồ Chí Minh)

Điệp ngữ nối tiếp:

Vd: Anh đã tìm em rất lâu,rất lâu

Cô gái ở Thạch Kìm,Thạch Nhọn.

Điệp ngữ liên hoàn (còn được gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp)

Vd: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh nhữngmấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

(Chinh phụ ngâm)

Chơi chữ

Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Các lối chơi chữ:

Dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm ( gần âm); dùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,…làm cho câu văn lời nói được hấp dẫn và thú vị.

Các bạn đã vừa xem xong bài viết các biện pháp tu từ, kiên thức tiếp theo là khái niệm từ láy và từ ghép cũng như cách phân biệt, và rất nhiều đề tài môn văn khác được chúng tôi chia sẻ.

Luyện Tập Về Các Biện Pháp Tu Từ

Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời.

[Mẹ Tơm – Tố Hữu]

2/

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

[Lê Bá Dương]

Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành

[Tây Tiến – Quang Dũng]

4/

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

[Việt Bắc – Tố Hữu]

Năm mươi sáu ngày đêm Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non

[Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu]

6/

Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

[Đất nước – Nguyễn Đình Thi]

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

[Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên]

8/

Lá thấp, cành cao, gió đuổi nhau Góc vườn rụng vội chiếc mo cau Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác Đàn kiến trường chinh tự thưở nào

[Chiều thu – Nguyễn Bính]

9/

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc nước trôi sông; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời

[Chiều xuân – Anh Thơ]

Ðêm buông sâu xuống dòng sông Ðuống Ta mài lưỡi cuốc Ta uốn lưỡi liềm Ta vót gậy nhọn Ta rũa mác dài

Ta xây thành kháng chiến ngày mai

[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI:

– Chỉ ra các phép tu từ được dùng trong văn bản

– Nhận biết các BPTT đó qua từ ngữ nào? Chỉ rõ tiểu loại [Ví dụ: ẩn dụ hình thức hay cách thức,…]

– Việc sử dụng BPTT đó có tác dụng gì đối với văn bản [cả về mặt nội dung và hình thức của văn bản]

Biện Pháp Tu Từ Ẩn Dụ

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, chúng tôi sưu tầm gửi tới các em Biện pháp tu từ ẩn dụ – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I. – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ẩn dụ thực chất là một kiếu so sánh ngầm trong đó yếu tô được so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên.

Muốn có được phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm phải có nét tương đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu.

Câu thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương)

mặt trời ở dòng thơ thứ hai chính là ẩn dụ.

Ca dao có câu :

Thuyền vê có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Bến được lấy làm ẩn dụ để lâm thời biểu thị người có tấm lòng thuỷ chung chờ đợi, bởi những hình ảnh cây đa, bến nước thường gắn với những gì không thay đổi là đặc điểm quen thuộc ở những con người có tấm lòng chung thuỷ.

Ân dụ chính là một phép chuyển nghĩa lâm thời khác với phép chuyển nghĩa thường xuyên trong từ vựng. Trong phép ẩn dụ, từ chỉ được chuyển nghĩa lâm thời mà thôi.

2. Các kiểu ẩn dụ

Dựa vào bản chất của sự vật, hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành các loại sau :

+ Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.

Ví dụ :

Người Cha mái tóc bạc

(Minh Huệ)

Lấy hình tượng Người Cha để chỉ Bác Hồ.

+ Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.

Ví dụ :

Về thăm quê Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

(Nguyễn Đức Mậu)

Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực, tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”.

+ Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.

Ví dụ : Ớ bầu thì tròn, à ống thì dài.

Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.

Ví dụ :

Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.

(Tố Hữu)

3. Tác dụng của ẩn dụ

Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là tính biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau (thuyền – biển, mận – đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc, người nghe.

Ví dụ : Trong câu : Người Cha mái tóc bạc nếu thay Bác Hồ mái tóc bạc thì tính biểu cảm sẽ mất đi.

II. – BÀI TẬP

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :

Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa chó anh nằm.

(Minh Huệ)

Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?

(Ca dao)

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?

(Ca dao)

Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào.

(Xuân Quỳnh)

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.

(Xuân Diệu)

Em thấy cơn mưa rào Ngập tiếng cười của bố.

(Phan Thế Khải)

2.

Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?

“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới.”

(Nguyễn Tuân)

3. Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có, em hãy chỉ ra những ẩn dụ cụ thể.

– Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ.

– Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hổ Chí Minh)

4. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hay sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông tin và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt hằng ngày.

6. Em hãy làm bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một phép ẩn dụ.

7. Trong đoạn thơ sau đây :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương vù rộn tiếng chim.

(Tố Hữu)

a) Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ.

b) Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên.

8.

Có người nói : “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm”. Em hãy tìm vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh.

Bạn đang xem bài viết Các Biện Pháp Tu Từ Và Ví Dụ Về Bài Tập Biện Pháp Tu Từ Dễ Hiểu trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!