Cập nhật thông tin chi tiết về Các Cách Làm Sạch Không Khí Trong Nhà, Trong Phòng Hiệu Quả mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trung bình một ngày, mỗi chúng ta tiêu thụ khoảng 1.3 kg thực phẩm, 1.2 kg nước, hít 18 kg không khí và dành 65-90% hoạt động ở trong nhà. Vì vậy, làm sạch không khí là cách làm hiệu quả để phòng tránh những tác nhân gây hại ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp.
Cải thiện lưu thông không khí trong nhà
Việc lưu thông không khí trong nhà sẽ làm lượng oxy được lưu thông đều đặn. Với những gia đình sống trong khu vực nhiều cây xanh, việc lưu thông không khí còn giúp loại bỏ mùi hôi, tạo không khi trong lành, dễ chịu.
Ngay cả những sản phẩm thường dùng trong gia đình cũng thải ra nhiều khí độc như radon có nguy cơ gây ung thư phổi. Do đó, bạn nên mở cửa thường xuyên để không khí được lưu thông, phòng bạn sẽ trở nên thông thoáng hơn.
Bên cạnh mùi hôi thì bụi bẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong nhà. Những bụi bẩn này nếu không bị loại bỏ sẽ ảnh hưởng tới sự hô hấp của bạn, về lâu dài sẽ làm suy giảm sức đề kháng.
Lau dọn nhà thường xuyên, tránh nấm mốc
Nấm mốc là tác nhân gây ra dị ứng hô hấp. Nấm mốc xuất hiện ở rất nhiều nơi trong phòng như phòng tắm, bếp ăn, tầng hầm, góc nhà,…
Bạn cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ những nơi dễ gây ra nấm mốc. Không nên để độ ẩm trong nhà quá cao, vì sẽ tạo môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Cũng không nên hạn chế nấm mốc phát triển bằng cách để độ ẩm quá thấp, làm khô không khí, dễ gây ra các bệnh về hô hấp.
Hãy sử dụng máy hút ẩm để không khí khô thoáng, hạn chế bệnh truyền nhiễm.
Sử dụng máy lọc không khí
Với những căn phòng kín, việc sử dụng các biện pháp tự nhiên rất khó để làm sạch không khí. Vì vậy, sử dụng một chiếc máy lọc không khí là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Máy lọc không khí là thiết bị có khả năng lọc bụi bẩn trong không khí thông qua các lớp lọc bụi tiêu chuẩn, loại bỏ tác nhân gây dị ứng, mùi hôi, khí độc hại, nấm mốc, nhờ công nghệ tạo ion, một số sản phẩm còn có tính năng bắt muỗi, tạo độ ẩm cho không gian sống… Đây là một trợ thủ đắc lực giúp bạn thanh lọc không khí trong căn nhà của bạn.
Dùng chất tẩy rửa tự nhiên
Những chất tẩy rửa bằng hóa chất thường bốc hơi sau khi sử dụng, hòa lẫn vào không khí và gây hại cho cơ thể. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng những chất tẩy rửa hóa chất.
Có thể thay thế bằng một số nguyên liệu tự nhiên có sẵn như chanh, muối, giấm,…
Cây xanh có tác dụng lọc không khí cực kỳ tốt. Việc để các chậu cây xanh trong nhà sẽ giúp cân bằng độ ẩm, ngoài ra nó còn có tác dụng lọc bỏ các chất độc hại trong nhà như benzen từ khói thuốc lá, formaldehye có trong thảm trải. Nên chọn những loại cây lá xanh và không có hoa. Lưu ý không nên đặt quá nhiều cây trong nhà, sẽ không tốt khi về đêm.
Giặt sạch các đồ dùng cần thiết
Quần áo, giày dép bẩn là nguyên nhân gây ra nhiều mùi hôi khó chịu. Đồng thời, đấy là cũng nơi sinh sống của muỗi, bọ chét, ruồi, nhặng,… Vì vậy, hãy làm sạch thường xuyên các đồ dùng cần thiết.
Tránh sử dụng các chất gây mùi trong nhà
Một số thói quen sinh hoạt gây ra ô nhiễm không khí cần tránh như hút thuốc, nổ xe trong nhà,…
Giải Pháp Giúp Làm Sạch Không Khí Trong Nhà
Chất lượng không khí trong nhà: Vấn đề cần quan tâm
Để cải thiện bầu không khí ở chính ngôi nhà mình, bạn có thể làm những việc rất cơ bản mà hiệu quả như giữ mọi ngóc ngách trong nhà luôn sạch sẽ và khô ráo; tạo điều kiện cho không khí trong nhà đối lưu tốt để tăng cường oxygen và đào thải bớt carbon dioxide; trưng bày các chậu cây xanh hỗ trợ làm sạch không khí như cây thường xuân, trầu bà, trúc mây… Bên cạnh đó, lựa chọn các sản phẩm lọc khí công nghệ cao cũng là một giải pháp thông minh giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
Công nghệ đột phá cho chất lượng không khí hoàn hảo
Quen với sự “phủ sóng” rộng khắp của máy điều hòa không khí, không ít người cho rằng máy điều hòa không khí cũng đã có tác dụng lọc khí, đủ để giữ không gian sống nhà bạn trong lành và thật sự an toàn. Thực tế không phải vậy vì hệ thống lọc khí của máy điều hòa hạn chế khả năng lọc sạch những phân tử vật chất li ti (PM: Particulate Matter) gây ô nhiễm ở thể rắn hoặc thể lỏng trôi nổi trong không khí. Các hạt bụi phân tử có đường kính dưới 2,5 micromet là những hạt dễ dàng bị con người hít vào khi thở, thường được tìm thấy trong sương mù, khói từ bất kỳ dạng cháy nào (khói thuốc, khói nhà máy, đốt củi, đốt rác…). Do đó, chỉ số PM 2,5 thường được dùng để biểu thị hàm lượng tiêu chuẩn của các hạt trôi nổi trong một mét khối không khí. Chỉ số này càng cao nghĩa là sự ô nhiễm không khí ở nơi đó càng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để lọc sạch không khí trong nhà một cách triệt để hơn?
* Hình cấu tạo của model AP-A8000
Trên thị trường hiện nay, công nghệ lọc khí ưu việt nhất chính là bộ lọc HEPA chống dị ứng, với cấu tạo nhiều lớp. Các tác nhân ô nhiễm và dị ứng mà bộ lọc HEPA có thể lọc hiệu quả vô cùng đa dạng – từ phấn hoa, nấm mốc đến mối mọt, vi khuẩn
Đặc biệt dòng máy lọc không khí cao cấp nhập khẩu trực tiếp tại Nhật Bản với bộ lọc HEPA dày và dài hơn hẳn so với các sản phẩm tương tự trên thị trường, có khả năng lọc hiệu quả hầu hết hạt bụi phân tử gây ô nhiễm có kích thước dưới 2,5 micromet (PM 2,5)*, hiện được xem là lựa chọn lý tưởng nhất của người tiêu dùng thông thái.
Bên cạnh bộ lọc HEPA, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm có bộ lọc khử mùi với cấu tạo dày chứa thành phần ba chất khử mùi cực mạnh từ than hoạt tính, than hoạt tính xúc tác và Zeolite, giúp khử triệt để nhiều loại mùi khó chịu, giảm nồng độ Formaldehyde phát tán trong không khí.
Một số loại máy lọc khí như của thương hiệu Hitachi còn có cơ chế làm ẩm giúp dưỡng ẩm da bạn suốt mùa khô hoặc khi sử dụng máy điều hòa không khí thường xuyên, vận hành êm ái và tiết kiệm điện tối ưu.
Hít thở không khí trong lành là một trong những cách đơn giản giúp tinh thần sảng khoái và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, hãy chủ động tạo bầu không khí sạch thoáng cho không gian sống nhà bạn.
Giải Pháp “Làm Sạch” Ô Nhiễm Không Khí
GD&TĐ – Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí thời gian qua tại một số địa phương, nhất là Hà Nội và TPHCM có xu hướng gia tăng. Theo kết quả quan trắc, chủ yếu tập trung vào ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn PM2.5, thậm chí vượt quy chuẩn Việt Nam từ 2 – 3 lần. Còn lại các thông số khác như NO2, O3, CO, SO2 vẫn có giá trị đạt quy chuẩn Việt Nam. Giải pháp nào để làm sạch không khí?
Xe gắn máy là một trong những phương tiện gây ô nhiễm không khí đô thị. Ảnh: TG
Nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng tăng
Tại cuộc họp do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì với các bộ, ngành, địa phương về giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí tại các đô thị lớn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ: “Hiện tượng ô nhiễm không khí kéo dài tại Hà Nội và các tỉnh lân cận là trong khoảng thời gian từ 1/11 – 15/12 có đến 32/45 ngày (71%).
So sánh kết quả quan trắc nồng độ bụi PM2.5 các tháng từ 2013 – 2019 cho thấy, tháng 9 đến giữa tháng 12/2019, nồng độ bụi PM2.5 tăng mạnh so với trước đó. Tăng cao so với cùng kỳ các năm từ 2015 – 2018. Xu hướng biến động của bụi PM2.5 tại các thành phố phía bắc Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu.
Mùa đông, có gió mùa Đông Bắc cùng khí hậu khô hanh, lạnh, áp suất cao, khiến cho nồng độ bụi PM2.5 trong không khí cũng sẽ bị tăng cao. Ngược lại, trong mùa hè, các tỉnh thành phía bắc chịu tác động của gió Tây Nam và Đông Nam, thêm vào đó, những cơn mưa rào thường xuyên rửa trôi bụi bẩn trong không khí. Chính vì vậy, nồng độ bụi PM2.5 trong mùa hè giảm nhiều so với mùa đông.
Thông thường nồng độ bụi PM2.5 tăng cao rõ rệt vào từ 7 – 8 giờ sang và chiều từ 18 – 19 giờ. Giảm xuống thấp nhất vào giữa trưa và ban đêm. Tuy nhiên, trong những ngày xảy ra ô nhiễm không khí thì khoảng thời gian ghi nhận giá trị AQI tăng, duy trì ở mức cao thường là đêm và sáng sớm, do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết (lặng gió, độ ẩm thấp kết hợp với nghịch nhiệt). Sau đó, khi nhiệt độ trong ngày bắt đầu tăng, AQI giảm dần và thường thấp nhất vào khoảng 15 – 18 giờ.
Kiểm sát 5 nguồn ô nhiễm chính
Trên cơ sở số liệu của các trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục đặt tại các thành phố Hà Nội và TPHCM cho thấy, trong giai đoạn cuối năm, từ ngày 12 – 15/12/2019, khu vực miền Bắc có thông số bụi PM2.5 cao hơn các khu vực khác.
Đặc biệt, đã xảy ra một số đợt cao điểm, trong đó đợt ô nhiễm giữa tháng 12/2019 có mức độ nghiêm trọng nhất. Đặc biệt, tại Hà Nội, trong vòng 3 tháng từ tháng 9 – 12/2019 các đợt ô nhiễm không khí tại Hà Nội có xu hướng gia tăng. Liên tiếp trong nhiều ngày giá trị trung bình 24h của bụi PM2.5 vượt quy chuẩn Việt Nam từ 2 – 3 lần.
Theo phân tích của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ở 2 thành phố lớn nhất cả nước. Đó là khí thải từ số lượng lớn các phương tiện cơ giới tham gia giao thông (gần 1,5 triệu ô tô và hơn 14 triệu xe máy), phát thải từ vài nghìn công trình xây dựng, đốt rác và rơm rạ, khí thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch, đun nấu bằng bếp than tổ ong (riêng Hà Nội ước tính 60.000 bếp).
Ông Trần Quang Năng (Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia) còn cho biết thêm: “Nguyên nhân khách quan khiến ô nhiễm không khí ở một số tỉnh thành trong cả nước còn do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu trong thời điểm giao mùa, có hiện tượng nghịch nhiệt. Đây là xu hướng chung của các nước trong khu vực (Thái Lan, Iran, Hàn Quốc…) cũng đã xuất hiện các đợt ô nhiễm không khí trong thời gian qua”.
Nhằm hạn chế ô nhiễm, giữ sạch cho không khí, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra giải pháp trước mắt và lâu dài như: Đầu tư hạ tầng, trang thiết bị quan trắc. Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật môi trường, kiểm soát chặt chẽ công trình xây dựng, phương tiện giao thông, tránh ùn tắc.
Giữ sạch đường phố, không vứt rác bừa bãi, rửa đường để hạn chế bụi mịn phát tán. Hỗ trợ, kêu gọi người dân bỏ thói quen sử dụng bếp than. Hạn chế phương tiện cá nhân, phát triển giao thông công cộng, trồng nhiều cây xanh…
Giải Pháp Lý Tưởng Làm Sạch Không Khí Đô Thị
Hàng năm, WHO thống kê có khoảng 7 triệu người tử vong sớm bởi ô nhiễm không khí. Nguy hiểm hơn, có khoảng 80% cư dân thành thị đang hàng ngày phải tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm vượt quá mức cho phép của WHO. Và ô nhiễm không khí hiện nay được cho là “sát thủ vô hình” đối với sức khỏe người dân toàn thế giới. Do đó, các giải pháp làm sạch không khí cần phải được ý thức từ mỗi cá nhân để bảo vệ hành tinh xanh.
Phối hợp giải pháp truyền thống
Theo các chuyên gia môi trường, giải pháp ưu tiên hàng đầu trong việc giảm thiểu mức ô nhiễm không khí trong các đô thị là trồng nhiều cây xanh, bởi cây sẽ hấp thụ các khí thải độc hại như CO2 và cho ra lượng O2 trong lành. Ngoài ra, việc trồng cây xanh lâu năm cũng sẽ mang lại bóng mát trên các con phố, tạo cho chúng ta một cảm giác thư thái.
Dựa trên giải pháp này, Công ty Green City Solutions ở Berlin (Đức) đã phát minh ra City Tree – Cây xanh đô thị, có khả năng lọc các chất độc hại, ô nhiễm trong không khí và tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho các thành phố. Green City Solution chia sẻ, phát minh của họ sẽ mang tới lợi ích môi trường tương đương hiệu quả của 275 cây xanh lâu năm.
Ngoài ra, để giám sát tình hình của City Tree, các nhà thiết kế còn trang bị các cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng nước. Đặc biệt, phía bên trong City Tree còn lắp thêm một cảm biến khác dùng để theo dõi chất lượng không khí xung quanh, sau đó sẽ được hiển thị trên màn hình.
“Môi trường rêu xanh có diện tích bề mặt lá lớn hơn bất kỳ một cây xanh nào khác. Điều này cho thấy, hiệu quả lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiễm của nó chắc chắn sẽ có nhiều lợi ích hơn các cây xanh thông thường”, Zhengliang Wu, đồng sáng lập, Giám đốc kỹ thuật Công ty Green City Solutions, cho biết.
Nhờ bề mặt tiếp xúc rộng nên rêu xanh có thể loại bỏ khói bụi, khí NO2… ra khỏi bầu không khí. Còn điều đặc biệt nữa là City Tree có thể tự vận hành nhờ vào lượng điện tạo ra bởi các tấm pin năng lượng Mặt trời, và nước mưa sẽ được tích trữ trong bể chứa phía dưới rồi được bơm vào đất khi cần. Mỗi ngày, City Tree có thể hấp thụ khoảng 250g bụi và hạn chế khí thải nhà kính khi loại bỏ khoảng 240.000 kg CO2 mỗi năm.
Trước đó, do ô nhiễm không khí nên từ tháng 1-1997, chính quyền thành phố Paris đã cấm các loại xe trên một số tuyến phố từ 8h sáng đến 20h cùng ngày, hay thậm chí áp dụng “luật” biển số xe chẵn, lẻ đối với các phương tiện giao thông. Thị trưởng Paris Anne Hidalgo nhấn mạnh giải pháp này là rất cần thiết để “giải cứu” các thành phố. Còn Thị trưởng London (Anh) Sadiq Khan chia sẻ, mỗi năm có khoảng 10.000 người dân thành phố này tử vong sớm do ô nhiễm không khí và cam kết sẽ hợp tác với Green City Solutions để giải bài toán ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, các chuyên gia của Green City Solutions đang triển khai City Tree ở những nơi có mật độ ô nhiễm không khí nặng nề nhất để khắc phục việc khói xe thường phát tán theo phương thẳng đứng. Xa hơn nữa, mục tiêu của họ là hướng tới các tòa nhà cao tầng ở các thành phố lớn, vừa có bề mặt diện tích lớn lại có thể “lọc” không khí ô nhiễm một cách hiệu quả nhất.
Bạn đang xem bài viết Các Cách Làm Sạch Không Khí Trong Nhà, Trong Phòng Hiệu Quả trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!