Xem Nhiều 6/2023 #️ Các Công Ty Triển Khai Sap Tại Việt Nam Vì Lý Do Gì? # Top 10 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Các Công Ty Triển Khai Sap Tại Việt Nam Vì Lý Do Gì? # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Công Ty Triển Khai Sap Tại Việt Nam Vì Lý Do Gì? mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các công ty triển khai SAP tại Việt Nam hiểu gì về giải pháp này?

Các công ty triển khai SAP tại Việt Nam hiểu gì về giải pháp này?

SAP ERP là phần mềm hoạch định chiến lược doanh nghiệp được phát triển bởi công ty SAP của Đức – công ty phần mềm lớn nhất ở châu Âu, có trụ sở chính tại Walldorf. SAP ERP kết hợp các phân hệ kinh doanh của một tổ chức. Phiên bản đầu tiên là SAP ERP 6.0 được ra đời vào năm 2006.

SAP cung cấp một loạt các ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm cả CRM (quản lý quan hệ khách hàng), quản lý tài chính, kế toán, nguồn nhân sự, quản lý sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng,…. Ngoài ra SAP cũng cung cấp các phân hệ tùy chọn, tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng. 

Vì sao các công ty triển khai SAP tại Việt Nam?

Vì sao các công ty triển khai SAP tại Việt Nam?

Hầu hết các doanh nghiệp đều nghĩ rằng SAP là giải pháp dành cho các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, trong thực tế SAP đã triển khai thành công cho khoảng 67.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới bao gồm cả Việt Nam. Các công ty triển khai SAP tại Việt Nam như: Công ty SK Telecom Việt Nam, Công ty CP quạt Việt Nam, Công ty TNHH LG Vina,….. đều là những công ty lớn và có thương hiệu. Vậy vì sao các công ty Việt Nam lại lựa chọn SAP để triển khai dù đây là một giải pháp quốc tế với chi phí không hề thấp?

Đầy đủ các tính năng

Các tính năng phần mềm là yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp đối với mọi nhà cung cấp. SAP không chỉ đáp ứng yêu cầu đó mà còn làm tăng mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh khi các chức năng luôn được phát triển và tối ưu. Những lợi ích cơ bản của việc triển khai SAP như: hỗ trợ quản trị tổng thể, quản trị từng phòng ban, hỗ trợ làm việc từ xa,…. đều được tối ưu và tinh chỉnh cho phù hợp với từng doanh nghiệp. Chính vì thế mà các công ty triển khai SAP tại Việt Nam hoàn toàn tin tưởng về mức độ hiệu quả của phần mềm.

Tích hợp CRM

CRM hay quản lý quan hệ khách hàng là một trong những tính năng được tích hợp trong SAP ERP. Người dùng sẽ không cần phải sử dụng phần mềm riêng biệt, khó đồng bộ, tổng hợp được dữ liệu. CRM sẽ hỗ trợ nhân viên theo dõi lịch trình chăm sóc khách hàng, khách hàng đặc biệt, giúp người quản lý nắm được các lịch hẹn gặp mặt, công tác,…. Với sự chính xác và tỉ mỉ của tính năng này, doanh nghiệp sẽ không bỏ lỡ các mối quan hệ hợp tác, gia tăng hình ảnh trong mắt khách hàng.

Có thể tùy chỉnh theo yêu cầu

SAP với hơn 40 phân hệ chính và rất nhiều các phân hệ phụ có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp dựa vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Ngoài ra, bộ phận chăm sóc khách hàng sẵn sàng giới thiệu và tư vấn cho doanh nghiệp về các phân hệ cần thiết. Việc tùy chỉnh đúng các module có thể giúp doanh nghiệp tăng mức độ hiệu quả hoạt động, đồng thời giảm thiểu tối đa các khoản chi phí đầu tư phần mềm,…. 

Tinh giản toàn bộ hoạt động

Là một giải pháp ERP, SAP ERP giúp giảm tối đa các công việc thủ công, cồng kềnh trước đây như tính toán, viết báo cáo, tổng hợp số liệu,… Nhìn chung, việc triển khai SAP ERP giúp các doanh nghiệp tăng tốc tới 80% nhờ vào sự tinh giảm toàn bộ các hoạt động trước đây. Không chỉ tối giản về quy trình, phần mềm còn tăng hiệu quả hoạt động của quy trình vì tìm ra nguyên nhân, nhận ra được sự chênh lệch, giúp người quản lý có cái nhìn khách quan để tìm được giải pháp phù hợp.

Thương hiệu và uy tín của SAP

SAP là một thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Công ty SAP đã triển khai phần mềm thành công trên hàng chục nghìn doanh nghiệp ở khắp các nước. Do đó, danh tiếng cũng là một trong những lý do các công ty triển khai SAP tại Việt Nam. Tuy với chi phí và giá thành không hề thấp, hệ thống quy chuẩn cũng không hoàn toàn tương thích với các doanh nghiệp trong nước, SAP vẫn là một trong những phần mềm chiếm được lòng tin của rất nhiều nhà quản trị.

Số lượng các công ty triển khai SAP tại Việt Nam đã, đang và sẽ luôn tăng trong tương lai, gây ra trở ngại không hề nhỏ cho các phần mềm nội địa. Tuy nhiên, để số hóa doanh nghiệp, hướng đến số hóa nền kinh tế Việt Nam, các phần mềm trong lẫn ngoài nước đều xứng đáng là những giải pháp tối ưu. Mọi thắc mắc về giải pháp ERP xin doanh nghiệp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 866 695 hoặc website chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp SaaS ERP và những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần biết Top 3 phần mềm Cloud ERP phổ biến nhất hiện nay Intelligent ERP – Giải pháp mới cho doanh nghiệp Việt

0/5

(0 Reviews)

Top 5 Công Ty Tư Vấn Triển Khai Erp Tại Việt Nam

Việc thiếu sự kết nối giữa các phòng ban trong doanh nghiệp thường sẽ kéo đến nhiều kết quả xấu như chậm deadline, quản lý thông tin khách hàng không chính xác, hay bỏ lỡ nhiều cơ hội, hợp đồng. Việc triển khai hệ thống ERP nhằm giúp nhà quản lý liên kết thông tin trong tổ chức, đảm bảo sự giao tiếp chuyên nghiệp giữa các đơn vị. Nhưng lựa chọn công ty tư vấn triển khai ERP nào tại Việt Nam để giúp doanh nghiệp của bạn chuyển đổi số thành công?

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cho tới các tập đoàn lớn trên thế giới hiện đang cố gắng chuyển dịch quản lý hoạt động kinh doanh qua phần mềm tự động ( Digital Transformation), nghĩa là giảm thiểu công việc tay chân, thay bằng tự động hóa bằng máy móc.

Theo thống kê năm 2019 đã có tổng 44% doanh nghiệp trên thế giới đã triển khai hệ thống ERP, số còn lại không sử dụng do một số vấn đề sau:

Phân biệt các loại phần mềm ERP tại Việt Nam

Các loại phần mềm ERP đang có hiện nay

Việc đầu tiên của các nhà quản lý là tìm kiếm một hệ thống ERP phù hợp với doanh nghiệp của mình. Hiện nay trên thế giới có hơn 200 phần mềm ERP được chia ra thành nhiều nhóm cho các mục đích khác nhau. Tại thị trường Việt Nam, phần mềm ERP được chia làm hai loại:

ERP nội: Do chính các công ty trong nước trực tiếp phát triển dựa trên các nhu cầu của doanh nghiệp Việt.

ERP ngoại: Chủ yếu là các phần mềm ERP hàng đầu thế giới cung bởi các công ty tư vấn & phân phối ERP.

So sánh ưu nhược điểm giữa phần mềm ERP nội & ERP ngoại

Do phần mềm ERP nội được phát triển dành cho doanh nghiệp trong nước nên ưu điểm nổi bật nhất chính là hệ thống kế toán tuân thủ theo quy định, chuẩn mực của người Việt Nam. Ngoài ra các hệ thống này cũng có chi phí tầm trung, phù hợp với ngân sách của các công ty mới bắt đầu dùng ERP.

Tuy một số module được phát triển phù hợp với doanh nghiệp Việt, kiến trúc hệ thống của những phần mềm này vẫn còn chưa đủ mạnh hoặc vẫn còn nhiều lỗi nhỏ trong hệ thống, gây cản trở việc mở rộng của doanh nghiệp trong tương lai.

Về phần ERP ngoại, chủ yếu sẽ là nhà cung cấp các phần mềm ERP hàng đầu thế giới như , , Microsoft Dynamics hay . Các công ty này đều có bề dày kinh nghiệm trong việc triển khai và xây dựng hệ thống ERP trên toàn thế giới từ những năm đầu của thế kỷ 21.

Hệ thống dữ liệu cũng như chế độ hạch toán này được thiết kế theo chuẩn quốc tế, khi module kế toán nhận dữ liệu từ các module khác của phần mềm ERP sẽ xảy đến việc không tương thích giữa phần mềm và quy định kế toán của Việt Nam.

Nhưng hiện này, các nhà phát hành phần mềm tại Việt Nam như công ty Magenest đã tùy chỉnh lại một số module tương ứng để phù hợp với quy trình kế toán Việt Nam.

Theo những chuyên gia của Magenest, các tập đoàn và công ty lớn tại Việt Nam sẽ dùng các phần mềm ERP ngoại (SAP, Oracle, …) là phù hợp, do có quy trình đầy đủ, chi tiết và liền mạch.

Ngược lại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ triển khai hệ thống nào? Bạn có thay vì dùng phần mềm ERP nội với hệ thống ERP vẫn chưa được tối ưu hóa, bạn có thể tham khảo phần mềm Odoo ERP. Một trong những ông lớn trong thị trường ERP từ trước những năm 2010, được xây dựng với tiêu chí: rẻ, linh hoạt, và có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của SMEs. Ngoài ra hệ thống được hỗ trợ tiếng Việt cùng các module đã được Việt hóa theo nhu cầu doanh nghiệp bới các công ty cung cấp giải pháp ERP như MAGENEST.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về hệ thống Odoo ERP tại bài viết này

Sau khi bạn đã có được cái nhìn tổng quát về thị trường ERP tại Việt Nam, việc tìm kiếm một nhà cung cấp ERP uy tín là việc ưu tiên, và sau đây sẽ là danh sách các nhà cung cấp phần mềm uy tín này.

Top các công ty tư vấn và triển khai ERP tại Việt Nam

Nếu bạn đã sẵn sàng triển khai hệ thống ERP, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ ERP sẽ là một điều quan trọng. Thông thường, việc triển khai hệ thống hoạch định doanh nghiệp cần trải qua những giai đoạn sau:

Tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn công ty triển khai

Magenest là công ty cung cấp giải pháp Digital Transformation doanh nghiệp, với hơn 6 năm kinh nghiệm và trên 300 dự án hoàn thành.

Magenest cung cấp giải pháp ERP dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tập trung chủ yếu là hệ thống Odoo ERP với chi phí thấp và khả năng phù hợp với nhiều loại hình công nghiệp.

Điểm nổi bật của Magenest là gói One-stop Solution dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu Digital Transformation nhanh và hiệu quả. Giải pháp này cung cấp các phần mềm về ERP, CRM, eCommerce và Cloud-service cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay với chúng tôi: chúng tôi

Một ông lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với số lượng dự án ERP triển khai thành công cao, cùng đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm.

FPT Information System (FPT IS) cung cấp các giải pháp ERP mạnh mẽ như Oracle ERP, SAP, và Microsoft Dynamixs cho. Những phần mềm ERP mạnh mẽ dành cho các tập đoàn và công ty lớn.

Điểm mạnh của họ là có đội ngũ hơn 600 chuyên gia nhiều kinh nghiệm và triển khai cho các doanh nghiệp, tập đoàn sẵn sàng dành ra một khoản tiền lớn để chi trả cho hệ thống ERP.

Một trong những công ty cung cấp giải pháp ERP nội có uy tín cao tại Việt Nam với hơn 23 năm kinh nghiệm và tỷ lệ triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp lên tới 98%.

Diginet cung cấp phần mềm Lemon ERP với các module chuyên hóa theo tiêu chuẩn doanh nghiệp Việt. Phần mềm này cung cấp các giải pháp tối ưu hóa quản lý dự án, logistic, du lịch, dịch vụ,…

Là một trong những nhà cung cấp giải pháp SAP ERP hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm (Expert Domain) đã hoàn thiện nhiều dự án ERP lớn tại Việt Nam.

CITEK cung cấp giải pháp SAP S/4HANA (hệ thống ERP của SAP được xây dựng dành cho các tập đoán lớn). Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp quản lý theo quy chuẩn quốc tế giúp điều chỉnh chiến lược một cách nhanh và chính xác.

Được thành lập từ năm 2004, BRAVO với nhiều năm kinh nghiệm về cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tập trung vào việc quản trị doanh nghiệp đồng thời tập trung vào quản lý hệ thống tài chính và kế toán.

Bravo cung cấp phần mềm ERP nội – BRAVO 8. Phần mềm ERP này cung cấp một số module mặc định như POS, quản lý bán hàng, kế toán,.. Để thêm những phân hệ khác, sẽ được bổ sung tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Maxport Limited Việt Nam Triển Khai Giải Pháp Sap S/4Hana Trị Giá 2.5 Triệu Usd

Lễ ký kết thoả thuận giữa Maxport Limited Việt Nam với các đối tác Abeo International, SAP và Attune đã chính thức diễn ra vào ngày 07/11/2018, tại trụ sở Maxport (Hà Nội).

Theo thoả thuận đã ký kết, dự án triển khai Giải pháp “SAP S/4HANA For Fashion and Vertical Business” được lên kế hoạch thực hiện trong vòng 35 tuần và đồng bộ cho tất cả nhà máy của Công ty TNHH Maxport Limited Việt Nam tại Hà Nội, Nam Định và Thái Bình.

“SAP S/4HANA For Fashion and Vertical Business” là phiên bản mới nhất được nâng cấp và kế thừa từ SAP S/4HANA và SAP Fashion Management. Theo đó, SAP S/4HANA là một giải pháp mang tính đột phá được sản xuất bởi SAP – nhà cung cấp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực phần mềm quản trị doanh nghiệp.

Được biết, SAP S/4HANA là bộ phần mềm phát triển cho hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại chỗ (on-premises) – SAP ECC / ERP, tuy nhiên, SAP S/4 HANA sở hữu một công cụ đơn giản được thiết kế tối ưu. Giải pháp SAP S/4HANA cung cấp các tuỳ chọn triển khai trên đám mây (cloud), tại chỗ (on-premises) và hỗn hợp (hybrid) theo nhu cầu của khách hàng, với các lợi ích như dấu chân dữ liệu (data footprint) nhỏ hơn, thông lượng cao hơn, khả năng phân tích, tự động hoá tác vụ và truy cập dữ liệu nhanh hơn.

Hành trình đưa “SAP S/4HANA For Fashion and Vertical Business” đến với Maxport đã được Abeo International và Attune song hành cố vấn chặt chẽ. Trong khi Abeo International là nhà cung cấp và tư vấn về phần mềm quản trị doanh nghiệp hàng đầu, có trụ sở chính đặt tại Singapore và hoạt động bao phủ trên toàn khu vực Châu Á. Abeo hỗ trợ tư vấn SAP trong lĩnh vực kinh doanh và phân tích giải pháp cho Maxport. Attune – đối tác đồng sáng tạo Giải pháp “SAP S/4HANA For Fashion and Vertical Business” của SAP, đóng vai trò cố vấn chuyên ngành và hỗ trợ trong việc kiểm nghiệm, giúp Maxport đưa ra đánh giá khách quan sau khi chuyển đổi sang một nền tảng quản trị mới.

Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam triển khai Giải pháp “SAP S/4HANA For Fashion and Vertical Business” (trị giá đến 2.5 triệu USD) vào quy trình quản lý của mình. Trong kỷ nguyên số ngày nay, ngành công nghiệp thời trang luôn không ngừng biến đổi, đặt ra những thách thức cho những doanh nghiệp lớn như Maxport. Tuy nhiên, mang định hướng và mục tiêu duy trì vị thế dẫn đầu, Maxport luôn chú trọng đầu tư vào những ý tưởng sáng tạo và các phát minh công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất.

Về Maxport Limited Việt Nam:

Được thành lập tại Việt Nam từ những năm 90, với lịch sử xây dựng và phát triển hơn 20 năm, công ty TNHH Maxport Limited Việt Nam hiện có trụ sở tại Hà Nội, cùng nhiều chi nhánh khác ở Nam Định và Thái Bình. Không chỉ là đối tác sản xuất của các thương hiệu hàng đầu thế giới, Maxport còn là doanh nghiệp dẫn đầu và luôn tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào hầu hết các quá trình nghiên cứu, quản lý, sản xuất,…trong ngành may mặc tại Việt Nam. Tất cả khách hàng của Maxport đều là những thương hiệu thời trang thể thao cao cấp hàng đầu thế giới như: Nike, Lululemon, Mountain Hardware, Vaude, Asics, Jack Wolfskin, Black Yak, Open Wear…

Về SAP:

SAP là công ty phần mềm lớn nhất Châu Âu (đã được đăng ký theo luật công ty của EU, viết là SAP SE), có trụ sở chính tại Walldorf (Đức). Với bề dày lịch sử hơn 46 năm, SAP là nhà cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp công nghệ cao cho hơn 404.000 khách hàng trên khắp thế giới.

Về Abeo International:

Abeo International là một trong những tập đoàn tư vấn và cung cấp giải pháp kinh doanh hàng đầu trong khu vực Châu Á, với trụ sở chính đặt tại Singapore. Abeo chú trọng vào việc giúp khách hàng tích hợp các giải pháp công nghệ tốt nhất cho doanh nghiệp của mình, thông qua sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác cung cấp phần mềm hàng đầu trong ngành như SAP. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong khu vực Châu Á, Abeo tập trung thế mạnh vào các ngành trọng tâm bao gồm: Thời trang, Bán lẻ, Ngành hàng tiêu dùng (FMCG), Dược phẩm, Bán sỉ và Phân phối, Sản xuất Công nghệ cao.

Về Attune:

Attune là nhà tư vấn và cung cấp giải pháp kinh doanh toàn cầu cho các đối tác trong ngành Thời trang và Lối sống, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ. Attune đã có hồ sơ kinh nghiệm được kiểm chứng khi làm việc với nhiều doanh nghiệp thời trang lớn trên thế giới thông qua những dự án thời trang năng động nhất trong hệ sinh thái SAP.

Microsoft giải thích vì sao lỗi xóa dữ liệu của bản cập nhật Windows 10 October 2018 sẽ không bao giờ xảy ra nữa

Không Có Lý Do Gì Để Việt Nam Phải “Phù Phép” Đồng Tiền

(Chinhphu.vn) - Các chuyên gia kinh tế đều phân tích và khẳng định: Khó có thể đánh giá Việt Nam thao túng tiền tệ, hoặc là một “nguy cơ” thương mại đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Các cơ quan quản lý của Việt Nam đều cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, lành mạnh giữa 2 nước.

Coi trọng ổn định kinh tế vĩ mô

Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân phân tích vấn đề từ tiêu chí thặng dư thương mại. Ông Ngân cho rằng, nếu nhìn vào tổng thể, Việt Nam có độ mở kinh tế cao, quan hệ giao thương với nhiều quốc gia trên thế giới nhưng từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam nhập siêu nhiều hơn là xuất siêu.

Năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên toàn cầu cho nên thương mại quốc tế cũng biến động. Cụ thể, ở nhiều thị trường, doanh nghiệp (DN) quốc tế bị ảnh hưởng do dịch, trong khi tại Việt Nam, nhờ khoanh vùng kiểm soát nghiêm ngặt từ sớm và ý thức tuân thủ phòng dịch của người dân tốt, nên kiềm chế dịch COVID-19 tương đối hiệu quả. Điều này tạo điều kiện để các DN làm ăn tại Việt Nam vẫn duy trì được hoạt động sản xuất khiến năm 2020 có kết quả xuất siêu ước tính khoảng 20 tỷ USD, trong đó có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.

Nếu phân tích sâu về ngoại thương của Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, nhưng đi kèm với đó kim ngạch nhập khẩu cũng rất lớn. Việt Nam phải nhập nhiều nguyên, vật liệu làm đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu. Do đó, nếu “cố tình” định giá VND thấp, như phía Bộ Tài chính của Hoa Kỳ nhận định, thì Việt Nam sẽ phải nhập hàng hoá đắt hơn, điều này không tạo ra bất cứ lợi thế cạnh tranh nào, thậm chí gây bất lợi lớn cho chính mình. 

Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân

Chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, không chỉ Việt Nam mà nhiều nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu. Trong bối cảnh thu nhập người dân còn ở mức trung bình thấp, Việt Nam buộc phải tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu, dẫn đến thặng dư thương mại là hoàn toàn tự nhiên, nhà điều hành không có lí do gì can thiệp tiền tệ để hạ giá hơn nữa hàng xuất khẩu, tạo thêm lợi thế cạnh tranh.

Để nhận xét về điều hành, các đối tác cần chú ý đặc điểm nền kinh tế Việt Nam một cách đầy đủ theo cả quá trình.  Nhìn vào quá khứ, nền kinh tế Việt Nam đã có lúc phải chịu bất ổn do vấn đề lạm phát cao, mất giá đồng tiền. Do đó, mục tiêu hàng đầu của các nhà điều hành ở Việt Nam là vận hành nền kinh tế thị trường phát triển nhưng phải đi kèm với ổn định kinh tế vĩ mô.

Khi làm việc với Cơ quan Phát triển tài chính Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định rõ quan điểm, điều Việt Nam quan tâm nhất lúc này là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, lòng tin của người dân, các nhà đầu tư, nếu phá giá mạnh VND, sự xáo trộn có thể gây thiệt hại lớn đối với cả nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã bám sát các chủ trương của Chính phủ, theo đuổi các chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. NHNN thậm chí mong muốn duy trì sức mạnh, sự ổn định của VND. Do đó, nhận định Việt Nam cố ý hạ giá trị đồng tiền nhằm tạo lợi thế trong cán cân thương mại hoàn toàn không phù hợp với mong muốn của các nhà điều hành Việt Nam.

“Thực tế, việc bán thêm được ít hàng xuất giá rẻ sang Hoa Kỳ không thể sánh được với lợi ích của việc duy trì sự ổn định, tăng lòng tin của các nhà đầu tư, DN. Nếu cố phá giá tiền VND như nhận định của Bộ Tài chính Hoa Kỳ có thể gây bất ổn kinh tế vĩ mô, tổn thương cho nền kinh tế”, ông Trần Hoàng Ngân phân tích.

“Việc tăng thuế sẽ cản trở các DN Hoa Kỳ muốn chuyển dịch đầu tư, dây chuyền sản xuất từ nước thứ ba sang Việt Nam để sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Điều này mâu thuẫn với chính mục tiêu ban đầu của chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu.

Dự trữ ngoại hối để bảo đảm an toàn nền kinh tế có độ mở cao

Chuyên gia Trần Hoàng Ngân cho rằng, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng hơn 100 tỷ USD, hiện chưa phải lớn, nếu so với lượng nhập khẩu 260 tỷ USD, mới bảo đảm 12 đến 14 tuần (khoảng 3 tháng) nhập khẩu, vẫn còn thấp nếu so với 5 tháng nhập khẩu của Singapore, 8 tháng của Philippines, Hàn Quốc hay 9 tháng của Thái Lan và 14 tháng của Trung Quốc. 

Trong những năm gần đây, lạm phát bình quân của Việt Nam là 4% trong khi lạm phát của Mỹ chưa đến 2%, việc tiền đồng mất giá 1-1,5% là bình thường. Việc NHNN mua vào ngoại tệ thực chất là thực hiện chức năng chuyển hoá các đồng ngoại tệ để giúp người dân tại lãnh thổ Việt Nam có thể dùng tiền đồng, hoàn toàn theo cung cầu, do đó tỉ giá hiện nay là hoàn toàn phù hợp.

Trong những năm gần đây, lạm phát bình quân của Việt Nam là 4% trong khi lạm phát của Mỹ chưa đến 2%, việc tiền đồng mất giá 1-1,5% là bình thường. Việc NHNN mua vào ngoại tệ thực chất là thực hiện chức năng chuyển hoá các đồng ngoại tệ để giúp người dân tại lãnh thổ Việt Nam có thể dùng tiền đồng, hoàn toàn theo cung cầu, do đó tỉ giá hiện nay là hoàn toàn phù hợp.

Có cùng quan điểm về vấn đề ngoại tệ, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu phân tích thêm, về mặt ngoại thương, Việt Nam là nước có độ mở nền kinh tế rất lớn, nên vẫn cần có lượng ngoại tệ dự trữ đủ để bảo đảm an toàn cho quốc gia.  Hơn nữa, khi nguồn cung USD dồi dào trên thị trường với giá trị tương đối hợp lý thì việc NHNN tranh thủ mua thêm là bình thường không hề có chủ đích nào khác.

Hơn nữa khi tăng trưởng xuất khẩu, các nhà xuất khẩu của Việt Nam bán hàng thu về tiền USD, nên cũng là yếu tố làm tăng nguồn cung USD trên thị trường. Chính các DN này cũng không thể dùng toàn USD mà vẫn có nhu cầu bán đi mua tiền VND để sản xuất kinh doanh, quay vòng vốn, mở rộng đầu tư…

Cán cân vãng lai của Việt Nam gồm cán cân thương mại và các khoản chuyển tiền từ nước ngoài về, đặc biệt là kiều hối. Những năm gần đây, Việt Nam xuất siêu nhưng không lớn, khoảng 5 đến 10 tỷ USD/năm, riêng năm 2020 khoảng 15,7 tỷ USD. Cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu do nhận tiền kiều hối từ nước ngoài về. Đây là yếu tố khách quan, không phải do tỉ giá cao hay thấp mà người Việt tại nước ngoài chuyển tiền về cho người thân. Do đó, tỉ giá không phải là yếu tố làm cán cân vãng lai thặng dư vượt quá tiêu chí Hoa Kỳ quy định mức 2% GDP.

Tiêu chí thao túng tiền tệ liệu còn đúng trong bối cảnh toàn cầu hoá?

Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV Cấn Văn Lực cho hay, một số tổ chức quốc tế uy tín, trong đó có Viện Nghiên cứu kinh tế Quốc tế Peterson (Viện Peterson) thường xuyên nghiên cứu về vấn đề cáo buộc thao túng tiền tệ, cũng đưa ra nhận định rằng cáo buộc từ Bộ Tài chính Mỹ với Việt Nam chưa thỏa đáng và không phù hợp với điều kiện của Việt Nam; đồng thời nhấn mạnh rằng Bộ Tài chính Mỹ đã có những sai sót khi đưa ra các tiêu chí để xác định một nền kinh tế là thao túng tiền tệ. 

Viện Peterson chỉ ra sự không hợp lý qua 3 lý do. Thứ nhất, các quốc gia có nhu cầu hợp pháp về một lượng dự trữ ngoại hối vừa phải để chống chịu với các cú sốc bất ngờ. Trong số 2 quốc gia bị gắn mác thao túng tiền tệ và 10 nền kinh tế bị đưa vào danh sách theo dõi, tất cả các nước đều vượt tiêu chí dự trữ ngoại hối với biên độ rộng, trừ Việt Nam. 

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực.

Thứ hai, việc sử dụng tiêu chí có thặng dư cán cân thương mại song phương với Mỹ như là tiêu chí chính để xác định một nền kinh tế thao túng tiền tệ là không có cơ sở trong kinh tế học, nhất là trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, các nền kinh tế tham gia sâu và đa dạng trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Viện Peterson dẫn ví dụ về trườg hợp của Singapore. Nước này nhập khẩu nhiều từ Hoa Kỳ, khiến Hoa Kỳ có thặng dư thương mại rõ ràng trên sổ sách. Nhưng thực tế hàng hóa nhập khẩu này lại được xuất đi Trung Quốc và các nước châu Á khác, để làm nguyên liệu đầu vào cho hàng xuất khẩu sang chính Hoa Kỳ. Như vậy, chính Singapore gián tiếp đóng góp đáng kể vào thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ.  

Thứ ba, chỉ xem xét việc thao túng tiền tệ đối với các quốc gia có thu nhập cao hoặc thu nhập trung bình cao; trong khi đó Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Ông Cấn Văn Lực hy vọng, Bộ Tài chính Hoa Kỳ chú ý nhiều hơn đến các đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam cũng như những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế (như WB, IMF) đối với Việt Nam. Đó là, khi một nền kinh tế đang phát triển nhanh và độ mở cao, cần thiết phải có các công cụ phù hợp thông lệ quốc tế cho phát triển kinh tế bền vững, an toàn, có khả năng chống chịu với những cú sốc từ bên ngoài. 

Thiện chí của Việt Nam

Theo dõi sát các diễn biến vừa qua, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Việt Nam luôn nỗ lực tôn trọng các “luật chơi” trong môi trường thương mại quốc tế và rất trân trọng mọi cơ hội đối thoại với đối tác Hoa Kỳ. “Bên cạnh việc khẳng định quan điểm rõ ràng với đối tác Hoa Kỳ, Chính phủ cũng như các bộ, ngành của Việt Nam đang có động thái tích cực để đối thoại, cũng như hành động để giải quyết khúc mắc giữa 2 bên”, vị chuyên gia này nói.

Ngay tại buổi tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Richard Pompeo, bên cạnh các nội dung ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ rõ thiện chí giải quyết vấn đề còn vướng mắc để thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa 2 nước lên tầm cao mới.

Ông Nguyễn Trí Hiếu đưa ra nhận định, với đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực để cân bằng các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong nước đi đối với triển khai tốt quan hệ song phương. Dù còn hạn chế về nguồn lực tài chính và cũng chịu nhiều thiệt hại kinh tế liên tiếp do dịch COVID-19 và thiên tai, song Việt Nam vẫn đang tìm kiếm thêm giải pháp hài hoà hơn cán cân thương mại, khuyến khích các DN mua thêm nhiều hàng hoá Hoa Kỳ. 

Góp ý về cơ chế quản lý ngoại hối, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, dù thời qua đã làm tốt nhiệm vụ ổn định vĩ mô, nhưng NHNN cũng nên nghiên cứu sử dụng tốt hơn các công cụ thị trường, hạn chế tối đa gây hiểu lầm về việc thao túng tiền tệ.

“Nếu 2 bên tích cực trao đổi và với thiện chí cải thiện của Chính phủ Việt Nam hiện nay, tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ sớm ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ của Hoa Kỳ”, ông Hiếu bày tỏ.

Chuyên gia Trần Hoàng Ngân phân tích thêm, không chỉ nỗ lực cân bằng thương mại, lãnh đạo Chính phủ cũng đã chỉ đạo quyết liệt việc chọn lọc các DN FDI, hay đấu tranh với hiện tượng gian lận xuất xứ, trong đó có việc hàng nước ngoài “đội lốt” hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.  

Nhận định tình hình diễn biến phức tạp của thương mại và đầu tư toàn cầu, từ năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định ban hành và chỉ đạo quyết liệt thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”. Mục đích nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bảo vệ lợi ích các DN làm ăn chân chính, sản xuất hàng Việt có chất lượng, giá trị cao. “Việc khung pháp lý đang dần hoàn thiện, cùng sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan chức năng của Việt Nam trong thời gian tới sẽ đấu tranh hiệu quả hơn với tình trạng bị lạm dụng xuất xứ “made in Vietnam”, khiến hàng Việt Nam bị rủi ro đánh thuế “oan”. Các cơ quan chức năng cần nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại, gây ảnh hưởng đến các đối tác thương mại quan trọng, trong đó có Hoa Kỳ”, ông Trần Hoàng Ngân kỳ vọng.

Huy Thắng

Bạn đang xem bài viết Các Công Ty Triển Khai Sap Tại Việt Nam Vì Lý Do Gì? trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!