Xem Nhiều 3/2023 #️ Các Giải Pháp Bảo Vệ Tài Nguyên, Môi Trường Biển # Top 4 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Các Giải Pháp Bảo Vệ Tài Nguyên, Môi Trường Biển # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Giải Pháp Bảo Vệ Tài Nguyên, Môi Trường Biển mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển

Tại Trung Quốc, cùng với việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường biển, đến nay Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản pháp qui khác nhau nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển đi đôi với việc bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, ví dụ như Luật về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc. Tương tự Trung Quốc, nhiều quốc gia khác đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống, công cụ pháp lý về khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển, ví dụ như Mỹ thông qua Luật Biển vào năm 2000, Canada đã xây dựng và ban hành Luật Biển từ năm 1997, Úc với Luật Bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, trong đó áp dụng toàn diện đối với biển.

Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, nhiều chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng đã được triển khai. Việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên biển và vùng ven biển, bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm tại các vùng biển cũng tích cực được tiến hành; công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động du lịch, hàng hải; khoan, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; khai thác khoáng sản; đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; thải đổ bùn nạo vét luồng giao thông thủy, công trình biển… cũng được ưu tiên chú trọng ở nhiều nước.

Quản lý dựa vào hệ sinh thái

Quản lý dựa vào hệ sinh thái là một cách tiếp cận quản lý thống nhất chú trọng xem xét toàn bộ hệ sinh thái, các mối liên hệ xuyên suốt trong toàn hệ thống và các ảnh hưởng, tác động tích tụ do các họat động của con người tạo ra. Trong bối cảnh nhu cầu quản lý và phát triển bền vững môi trường biển ngày càng trở nên cấp thiết, cách tiếp cận quản lý sinh thái được xem là nguyên tắc cơ bản của chính sách biển quốc gia các nước như Úc, Mỹ, Canada… và được áp dụng triển khai thành công trong thực tiễn quản lý biển tại Khu bảo tồn Great Barrier Reef Marine Park của Úc, vùng biển Bering của Mỹ…

Quy hoạch và phân vùng không gian biển và đới bờ

Quản lý biển trên cơ sở quy hoạch, phân vùng không gian biển và đới bờ hiện là xu thế quản lý biển hiện đại được triển khai ở nhiều quốc gia. Tại Mỹ, việc xây dựng qui hoạch, phân vùng không gian biển và đới bờ chính là một trong những ưu tiên cần triển khai trong chính sách biển dưới thời Tổng thống Obama. Nhóm đặc nhiệm về Chính sách biển của Tồng thống đã đề xuất một khung qui hoạch, phân vùng không gian biển và đới bờ quốc gia.

Xây dựng các khu bảo tồn biển

Khu bảo tồn biển được xây dựng nhằm bảo vệ và giữ gìn tính đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa.

Quản lý dựa vào cộng đồng/Mô hình đồng quản lý

Phương thức quản lý nguồn lợi biển dựa trên cơ sở cộng đồng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển và được thừa nhận là phương thức hiệu quả, ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học và đáp ứng các mục tiêu bảo tồn khác cũng như nhu cầu sinh kế của con người. Trong khu vực, Phillipine, Indonesia… là những quốc gia đầu tiên sớm mạnh dạn triển khai áp dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng và đã đạt được những thành công nhất định.

Chú trọng các giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển

Tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia với số lượng ngư dân đông đảo như Trung Quốc, Indonesia… đã có nhiều hoạt động, chương trình đa dạng sinh kế bền vững cho cư dân ven biển được triển khai như đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, xây dựng chương trình du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển, đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch cho cộng đồng dân cư… và đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

Lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) vào trong chính sách, qui hoạch và công tác quản lý tài nguyên và môi trường biển

Kể từ Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH ra đời đến nay, nhiều quốc gia đã chú trọng, chủ động lồng ghép vấn đề BĐKH vào trong chính sách, qui hoạch và công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của mình. Tại Bangladesh, Chương trình hành động thích ứng với Chương trình hành động Quốc gia về thích ứng với BĐKH đã được xây dựng để lồng ghép biện pháp thích ứng BĐKH cụ thể vào trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như quản lý đới bờ, quản lý tài nguyên nước, chương trình phòng tránh thảm họa thiên tai.

Ngoài ra, còn một số biện pháp khác như:Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thảm họa, chống xói lở bờ biển, bảo vệ dân cư, ứng phó với BĐKH; xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thảm họa, chống xói lở bờ biển, bảo vệ dân cư, ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh điều tra, khảo sát, quan trắc, nghiên cứu về tài nguyên, môi trường biển để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; tăng cường xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường biển; tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực biển phục công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường biển; nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về biển để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển o

Nguyên Tắc “Bảo Vệ Môi Trường, Tài Nguyên Biển”

Nguyên tắc “bảo vệ môi trường, tài nguyên biển” 

Nhận thức được điều này, vấn đề bảo vệ môi trường biển đã được các quốc gia quan tâm. Nhiều Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển đã được ra đời: Công ước London năm 1972 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu và các chất thải khác; Công ước 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu; Công ước Brussel 1969 về các biện pháp chống ô nhiễm dầu do các vụ tai nạn trên biển cả; Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982… Những công ước này đã tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho việc gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa ô nhiễm trên biển.

Về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, Điều 192 UNCLOS 1982 quy định: “Các quốc gia có quyền thuộc chủ quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình theo chính sách về môi trường và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển của mình”.

Về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, UNCLOS 1982 khẳng định: “Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển”. Đây là nghĩa vụ xuất phát từ quyền lợi của các quốc gia ven biển cũng như cộng đồng quốc tế trong các vùng biển của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển có quyền tối cao để khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình nhưng họ vẫn phải thi hành các chính sách về môi trường để bảo vệ môi trường biển. “Các quốc gia có trách nhiệm quan tâm đến việc hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế của mình về vấn đề bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, các quốc gia có trách nhiệm thực thi theo đúng pháp luật quốc tế”.

UNCLOS 1982 không chỉ quy định nghĩa vụ của các nước trong việc bảo vệ môi trường biển mà còn dành một phần riêng đề cập tới vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

Nguồn: Trích từ tài liệu “100 câu hỏi đáp về biển, đảo Việt Nam”

Nhận Xét Về Tài Nguyên Môi Trường Biển Nước Ta?Nhận Xét Về Tài Nguyên Mt Biển Nước Ta? Nguyên Nhân, Giải Pháp Để Bảo Vệ Mt Biển?

Vùng biển, đảo Việt Nam có khoảng 11 nghìn loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản khoảng 3,1 -4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 -1,6 triệu tấn/năm. Dọc ven biển Việt Nam có 370 nghìn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản…

Biển Việt Nam chứa đựng một khối lượng lớn về khoáng sản quý hiếm như: titan, nhôm, sắt, muối, mangan, cát thủy tinh và đất hiếm. Ven bờ biển có nhiều vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế giới như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ… thuận lợi cho phát triển ngành du lịch biển và du lịch sinh thái.

Đặc biệt, đáy biển Việt Nam có khoảng 500 nghìn km2 có triển vọng dầu khí (trong đó 3 khu vực lớn là: Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực Quảng Trị -Thừa ThiênHuếvà vùng thềm lục địa phía Nam). Theo ước tính ban đầu, trữ lượng dầu mỏ có thể đạt tới 3 -4 tỷ thùng và khí là khoảng 50 -70 tỷ m3.

Nguyên nhân, giải pháp để bảo vệ mt biển: Nguyên nhân:

Một là, ô nhiễm từ lục địa mang ra. Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên các lưu vực sông như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, phát triển công nghiệp khai khoáng, dân số gia tăng đã phát thải một lượng lớn các chất thải, chủ yếu chưa xử lý. Các chất thải không qua xử lý này đổ ra sông suối vàrabiển,gây ô nhiễm môi trường vùng ven biển. Ước tính lượng thải từ đất liền ra biển ở nước ta hiện nay chiếm khoảng 50 – 60% ô nhiễm môi trường biển.

Hai là, ô nhiễm từ trên biển.Các hoạt động trên biển như nuôi trồng và đánh bắt hải sản, chất thải của các tàu cá, phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác dầu, khí, các vụ chìm tàu và các sự cố môi trường biển khác (tràn dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc hại,…) đã làm ô nhiễm môi trường biển,đảo Việt Nam. Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông thủy ngày càng nhiều, sản lượng khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng tăng, gây nên tình trạng ô nhiễm biển, đảo trên diện rộng.

Ba là, ô nhiễm do sự tác động từ nước ngoài.Hiện nay,tài nguyên thiên nhiên ở những nơi dễ khai thác như trên các lục địa đang dần cạn kiệt, môi trường suy thoáinặng nề. Các nước phát triểntìm mọi cách chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên của các nước chậm phát triển. Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng nước lớn muốn lợi dụng thế mạnh về kinh tế của mìnhđể chiếmđoạt tài nguyên, môi trường, nhất là môi trường biển,đảo như: khai thác bừa bãi theo hướng hủy diệt làm cạn kiệt tài nguyên thủy, hải sản; bồi đắpcác bãi đá ngầm làm biến dạng môi trường tự nhiên biển,đảo; thử vũ khí hạt nhân trên vùng biển Việt Nam làm ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy, hải sản…

Giải pháp:

+Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên

+Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển

+Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo

+Tăng cường kiểm soát môi trường biển và vùng ven biển

+Quan trắc – cảnh báo môi trường

+ Thúc đẩy tiến trình xây dựng “Thương hiệu biển Việt Nam”

Ô Nhiễm Môi Trường Biển Là Gì? Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nguồn nước biển bị biến đổi tính chất (vật lí và hóa học) và thành phần không đúng tiêu chuẩn. Theo chiều hướng xấu, hay còn được gọi là nguồn nước bị nhiễm bẩn. Và nó dễ gây hại cho sinh vật sống và con người.

Vì là thành phần không thể thiếu trong mọi cơ thể sống. Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn cũng kéo theo những hậu quả phức tạp. Đặc biệt hệ sinh thái biển và con người.

Thực trạng môi trường biển ở Việt Nam hiện nay

Tính tới năm 2018, Việt Nam đã đứng thứ tư trên toàn thế giới về số lượng rác thải nhựa được đổ ra biển với khoảng 1,8 triệu tấn.

Ở một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải., chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, hay các nhà máy, khu công nghiệp thiếu quy hoạch, hệ thống xử lý nước thải còn ít.

Nguyên nhân gây nên ô nhiễm biển hiện nay

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển có rất nhiều. Nhưng chúng được phân loại và chia thành hai nguyên nhân lớn:

Nguyên nhân tự nhiên:

Sự phun trào dung nham của núi lửa dưới lòng đáy biển . Đã gây ra nhiều tác nhân làm các loài sinh vật biển chết hàng loạt, khiến cho nguồn nước cũng bị thay đổi xấu đi.

Do sự bào mòn, sạt lở núi đồi.

Do triều cường nước dâng cao vào sâu trong đất liền làm ô nhiễm sông ngòi.

Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao. Bao gồm cả chất gây ung thư ( Asen, chất kim loại nặng,…)

Do sự phun trào núi lửa, bụi khói bốc lên cao, sẽ bị kéo xuống biển theo các hạt mưa

Do hiện tượng băng tan.

Nguyên nhân nhân tạo

Dùng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản sẽ khiến các loài sinh vật biển chết hàng loạt. Có thể khiến một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, nếu việc khai thác này không được kiểm soát thì các xác của các sinh vật biển còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy, sẽ gây ô nhiễm cho nước biển.

Ở cácvùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt . Có thể dẫn đến hậu quả xấu như mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển. Làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.

Các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… chưa qua xử lí từ các nhà máy, khu đô thị,… sẽ được đổ ra sông, theo dòng chảy ra biển làm ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.

Vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa trong hoạt động du lịch, sinh hoạt tập thể. Việc nuôi trồng thủy hải sản ở ven biển, công ty, doanh nghiệp cùng với sự phát triển kinh tế cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm nước biển từ các chất thải của hoạt động gây ra.

Sự cố tràn dầu có lẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất. Làm nước biển nhiễm một số chất độc hại, gây ra cái chết hàng loạt cho nhiều sinh vật biển.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Việc ô nhiễm mỗi trường biển gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

Làm suy thoái đa dạng sinh học biển, đặc biệt là hệ sinh thái san hô.

Phá hoại môi trường sống và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản. Làm giảm nguồn lợi từ biển, trữ lượng hải sản giảm.

Làm mất mỹ quan, kéo theo nhiều hệ lụy cho ngành du lịch.

Làm hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

Tác động tiêu cực và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển, tác động xấu đến sinh kế của triệu ngư dân.

Các biện pháp bảo vệ môi trường biển

Đứng trước sự nguy hiểm và hậu quả khôn lường do ô nhiễm môi trường biển gây nên, chúng ta phải có những biện pháp để ngăn tình trạng này như:

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển. Nghiêm cấm đánh bắt thủy hải sản bằng điện, chất nổ, hóa chất độc hại.

Xử phạt nặng những hành vi khai thác quá mức, tràn lan, không đúng tiêu chuẩn và pháp luật.

Xây dựng nhiều hệ thống xử lí nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn trước khi thải ra.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi và mức độ của nguồn gây ô nhiễm để xử lí kịp thời và nhanh chóng

Đánh vào yếu tố kinh tế trong việc bảo vệ môi trường biển như lệ phí xả thải, lệ phí ô nhiễm. Đặc biệt là khâu cấp phép và thu hồi giấy khai thác,…

Cần có sự phối hợp giữa các vùng, ngành, hay giữa các quốc gia cùng giúp đỡ để xử lí và khắc phục kịp thời những vấn đề môi trường biển, đại dương bị ô nhiễm.

Việc xây dựng các hệ thống đê, mương,… để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,…cần dùng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc từ thiên nhiên để làm sạch môi trường (như vôi, than hoặc tính,..)

Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân về việc bảo vệ môi trường biển. Tích cực phát động những hành động như dọn dẹp vệ sinh, rác thải ở các vùng biển.

Tóm lại

Biển và đại dương được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống trên Trái đất. Vì vậy ta có thể thấy được tầm quan quan trọng của biển đối với mọi sinh vật sống. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường chung của nhân loại, là bảo vệ tương lai của loài người.

Nguồn https://xulychatthai.com.vn/

Bạn đang xem bài viết Các Giải Pháp Bảo Vệ Tài Nguyên, Môi Trường Biển trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!