Xem 7,128
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Nguyên Nhân Và Giải Pháp Kiềm Chế Lạm Phát Trong Năm 2012 Và Trung Hạn Đến Năm 2022 mới nhất ngày 13/08/2022 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 7,128 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG NĂM
2012 VÀ TRUNG HẠN ĐẾN NĂM 2022
PGS. TS Nguyễn Văn Trình
Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG chúng tôi
ThS Lê Trương Hải Hiếu
1. Đặt vấn đề:
Trong những năm vừa qua kinh tế Việt Nam thường xuyên phải chịu mức lạm
phát cao làm cho những thành quả của tăng trưởng kinh tế không đến được với
người lao động do mức tăng thu nhập danh nghĩa không theo kịp mức tăng của giá
cả thị trường. Đặc biệt, năm 2008 lạm phát đã tăng rất cao lên đến trên 23% buộc
Chính phủ phải đưa ra hệ thống 8 giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và đã đạt
được kết quả nhất định khi lạm phát năm 2009 và 2010 có xu hướng giảm xuống.
Tuy nhiên, lạm phát như con ngựa bất kham đã tăng cao trở lại trong năm 2011 lên
đến 18,23% mặc dù Chính phủ đã có nghị quyết 11 đưa ra một hệ thống giải pháp
toàn diện để kiềm chế lạm phát ngay từ đầu năm 2011. Vì sao lạm phát trong năm
2011 lại tăng cao? Các giải pháp nào cho năm 2012 và những năm tiếp theo để
kiềm chế lạm phát xuống còn một con số như mong muốn của Chính phủ?
2. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát tăng cao trong năm 2011
Theo lý thuyết kinh tế học, có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát là do cầu
kéo và chi phí đẩy. Lý thuyết lạm phát do cầu kéo chỉ đúng khi nền kinh tế đạt mức sản
lượng tiềm năng, khi nền kinh tế đã sử dụng hết hoặc gần hết nguồn lực sẵn có. Khi đó,
nếu tổng cầu gia tăng thì sẽ làm giá cả gia tăng vì nền kinh tế không còn tiềm năng để
tăng trưởng, nên tổng cầu tăng không làm tổng cung tăng, mà chỉ làm tăng giá cả. Tổng
cầu bao gồm các thành phần: Cầu chi tiêu của cá nhân, cầu chi tiêu của chính phủ, cầu
đầu tư của các doanh nghiệp và cầu chi tiêu của người nước ngoài (xuất khẩu). Tổng cầu
của nền kinh tế nhìn chung đều phải thể hiện thông qua tổng cầu tiền mặt. Bởi vì, trong
nền kinh tế thị trường muốn mua hoặc bán được hàng hóa phải có một lượng tiền tương
ứng với giá cả hàng hóa (lượng tiền cần thiết cho lưu thông). Các nhà lý luận kinh tế gọi
đây là lưu thông hàng hoá – tiền tệ. Vì vậy, khi tổng tiền mặt trong lưu thông tăng lên
cũng thể hiện tổng cầu tăng lên. Như vậy, trong trường hợp Ngân hàng trung ương có
chính sách làm cho khối tiền trong lưu thông tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ làm
cho tổng cầu gia tăng. Nếu nền kinh tế còn dưới mức tiềm năng, tổng cầu tăng sẽ tác
động làm tổng cung tăng, nền kinh tế tăng trưởng, lúc đó lạm phát đi kèm với tăng trưởng
kinh tế, nền kinh tế sẽ chịu đựng được mức lạm phát này. Ngược lại, nếu nền kinh tế đã ở
mức tiềm năng thì tổng cầu tăng sẽ làm giá tăng, mà sản lượng không tăng nổi, lạm phát
sẽ tăng cao.
Nguyên nhân lạm phát do chi phí đẩy được thể hiện khi trong nền kinh tế còn nằm
dưới mức sản lượng tiềm năng. Lúc này lạm phát cao xảy ra do giá các yếu tố đầu vào
của nền sản xuất tăng cao (nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu trong nền kinh tế như xăng
dầu, lương thực thực phẩm…tăng cao) làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng cao và đẩy
giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao. Lạm phát cao xảy ra.
Từ các nguyên nhân về mặt lý thuyết ở trên, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, có
thể phân tích nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua có cả yếu tố cầu
kéo và chi phí đẩy.
Trước hết, nguyên nhân do cầu kéo. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam chưa đạt mức
sản lượng tiềm năng, vẫn còn nhiều nguồn lực cho tăng trưởng: Nguồn nhân lực dồi dào
và trẻ, nguồn vốn trong và ngoài nước phong phú, nguồn tự nhiên chưa khai thác hết,
nhưng lạm phát trong những năm 2007 – 2011 vẫn có nguyên nhân từ phía cầu. Có thể
trình bày những nguyên nhân từ phía cầu như sau:
-Thu nhập quốc dân tăng lên do kết quả tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền trước
đó làm cho thu nhập của dân cư tăng lên (năm 2001: 6,89%, năm 2002: 7,08%, năm
2003: 7,34%, năm 2004: 7,79%, năm 2005: 8,44%, năm 2006: 8,23%; năm 2007: 8,46%;
năm 2008: 6,31%; năm 2009: 5,46%; năm 2010: 6,78% và năm 2011 tăng 5,34% ). Điều
đó làm cho cầu tiêu dùng cá nhân gia tăng từ 2005 đến năm 2011, dẫn đến giá cả tăng
liên tục nhiều năm liền.
-Tốc độ tăng đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế (bao gồm khu vực kinh tế trong
nước và nước ngoài) cao trong nhiều năm liền (khoảng 25% – 35%/năm), nhất là đầu tư
nước ngoài tăng cao trong các năm 2006 (vốn FDI đăng ký trên 12 tỷ USD); năm 2007 là
21 tỷ USD và đặc biệt nhảy vọt trong năm 2008 (vốn FDI đăng ký trên 71 tỷ USD), trong
những năm 2009, 2010 và 2011 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam khoảng 11 –
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang xem bài viết Các Nguyên Nhân Và Giải Pháp Kiềm Chế Lạm Phát Trong Năm 2012 Và Trung Hạn Đến Năm 2022 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!