Cập nhật thông tin chi tiết về Các Phép Tu Từ Đã Học Ở Lớp 7 mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm – nói tránh…
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).
Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.
8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Liệt Kê Các Phép Tu Từ Đã Học Ở Lớp 7
1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu3.: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
4.Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).
5.Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
6.Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
VD: Mênh mông muôn mẫu màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
7.Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.
8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép Điệp Và Phép Đối
Bài tập minh họa
A.
“Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”.
(Ca dao)
B.
” Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.
(Tú Xương)
C.
“Cóc chết bỏ nhái mồ côi, Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng! Ễnh ương đánh lệnh đã vang! Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!”
(Ca dao)
D. A và B đều chứa phép điệp.
Câu 2: Đoạn thơ nào sau đây chứa phép đối?
A.
“Cô bé nhà bên có ai ngờ Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
(Giang Nam)
B.
” Sớm trông mặt đất thương núi xanh
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời”
(Xuân Diệu)
C.
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà”
(Hàn Mạc Tử)
D.
“Về thăm nhà Bác làng Sen Có hang râm bụt thắp lên lửa hổng”
Hướng Dẫn Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép Điệp Và Phép Đối
I- LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP NGỮ
1.Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi.
(1) Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc em thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(2) – Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng:
-Có công mài sắt cố ngày nên kim.
-Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo.
a. – Ở ngữ liệu (1), hình ảnh nụ tầm xuân đã được lặp lại nguyên vẹn trong câu thơ thứ ba. Đây là một ý đồ nghệ thuật khá rõ ràng của tác giả dân gian. Nó nhất quyết không thể thay thế bằng cụm từ hoa tầm xuân hoặc hoa cây này được, bởi chính nhờ sự lặp lại của cụm từ nụ tầm xuân, câu này mới gợi được sự liên tưởng đồng nhất giữa hình ảnh nụ tầm xuân và người con gái. Nếu được thay thế bằng những cụm từ trên, câu thơ này sẽ không còn chút ý nghĩa nghệ thuật nào. Hơn thế, cũng nhờ biện pháp điệp ngữ mà câu 2 và câu 3 mới có được một nhịp điệu hài hoà thuần nhất và ít nhiều câu thơ đã có thêm tính nhạc.
-Cũng ở ngữ liệu (1), sự lặp lại trong các câu:
Bây giờ em đã cố chồng,
Như chim vào lồng, như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào rà.
Chính là nhằm mục đích nhấn mạnh, khắc sâu cái tình thế khó khăn của cô gái. Nếu thiếu đi sự so sánh này thì chắc chắn cái tình thế “đã có chồng” của cô gái chưa thể được hình dung một cách rõ ràng và sinh động được. Hình thức lặp ở trong hai câu thơ này cũng chính là cách lặp trong cụm từ nụ tầm xuân ở câu trên (đều là lối điệp vòng tròn).
b. Các câu tục ngữ ở ngữ liệu (2), tuy cũng có những từ ngữ, hoặc những kiểu cấu trúc câu lặp lại nhau nhưng việc lặp từ ở đây không phải là phép điệp tu từ. Sự lặp lại ở đây chỉ có tác dụng diễn đạt cho rõ ý mà thôi.
c. Định nghĩa về phép điệp
Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.
2.a. Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.
Loại điệp từ không có màu sắc tu từ có thể thấy xuất hiện rất phổ biến ở các bài văn. Nó chỉ có tác dụng nhằm diễn đạt cho rõ ý.
Ví dụ:
-Và cả những cây rừng, những cây rừng cũng tới, rừng Mai Châu, rừng đảo Cát Bà, ông lão nào đã quảy về đây những cây kim giao – mà tiếng đồn ngày xưa vua chúa cầm đũa chỉ cầm đũa bằng gỗ quý này.
(Ngữ văn 10, tập hai, tr.64)
-Cái đẹp của xứ Nghệ không phải ở nơi cánh đồng phì nhiêu… cái đẹp của Nghệ – Tĩnh là ở nơi núi non hùng vĩ,…
(Ngữ văn 10, tập hai, tr.54)
-Nhưng để chống được tham nhũng, trước hết phải hiểu tham nhũng là gì đã!
(Báo Văn nghệ)
b. Một số ví dụ về phép điệp trong các tác phẩm văn chương đã học.
-Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được.
(Tựa “Trích diễm thi tập”)
-Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bây thân!
(Truyện Kiều)
-Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chần g thăm thẳm đường lên bằng trời.
(Chinh phụ ngâm)
c. Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.
Gợi ý: Với yêu cầu của bài tập này, khi thực hiện cần chú ý phân biệt phép điệp có màu sắc tu từ (có tính gợi hình và gợicảm) với cách viết trùng lặp để làm rõ ý, hoặc phải viết đầy đủ các thành phần cho đúng ngữ pháp, hoặc do vô tình mà lặp lại không cần thiết.
II- LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI
1.Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi (tr.125, SGK).
(1) – Chim có tổ, người có tông.
-Đói cho sạch, rách cho thơm.
-Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.
(2) Tiên học lễ: diệt trò tham những,
Hậu học văn: trừ thói cửa quyền :
(Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại, số Xuân 2000)
(3) Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tốc tuyết nhường màu da.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
(4) Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.
(Nguyễn Công Trứ)
a. Ở ngữ liệu (1) và (2), cách sắp xếp các từ ngữ đều có điểm đặc biệt đó là sự phân chia thành hai vế rất đều đặn và có sự đối ứng nhau rất chỉnh. Sự phân chia thành hai vế câu vừa cân đối và lại vừa có sự gắn kết với nhau đó là nhờ vào phép đối. Vị trí của các danh từ {chìm, người; tổ, tông các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,…), các động từ (có, diệt, trừ,…) đều nằm ở thế đối ứng với nhau hoặc về thanh, hoặc về từ loại, hoặc về ý nghĩa,… khiến cho các câu văn hài hoà, cân đối với nhau.
b.Ở trong ngữ liệu (3), các câu 2 và 4 đều có tồn tại phép đối. Phương thức đối trong các câu này là đối từ loại (khuôn trăng / nét ngài, đầy đặn / nở nang,…). Trong khi đó, ở ngữ liệu (4), phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý và đối thanh.
c.Một số ví dụ về phép đối:
-Trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)
+ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
+ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm.
-Trong Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:
+Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
+ Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán, trải hai mươi năm.
-Trong Truyện Kiểu:
+ Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
-Trong một số bài thơ Đường luật:
+ Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
(Nguyễn Trãi, Cảnh ngày hè)
+ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)
+ Cổ kim hận Sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.
(Nguyễn Du, Độc “Tiểu Thanh kí”)
d.Định nghĩa về phép đối
Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.
2.Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi (tr.126, SGK).
-Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
-Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
a. Các ngữ liệu nêu trên đều là tục ngữ và đều có sử dụng phép đối. Có thể nói trong tục ngữ, việc vận dụng phép đối để diễn đạt ý là khá phổ biến. Bởi ưu thế của phép đối trong tục ngữ ngoài việc tạo ra sự hài hoà, cân đối, nó còn giúp cho việc diễn đạt ý được khái quát và cô đọng. Đồng thời, nó cũng giúp cho người nghe, người đọc dễ nhớ và dễ thuộc. Các từ trong mỗi câu tục ngữ thường thuộc một kiểu đối nào đó (ví dụ: từ bắn và mua nằm trong phép đối từ loại và đối ý,…)- Vì thế không dễ để thay thế những từ này Thông thường, phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ cả về vần, về từ và về câu đi kèm. Trong đó đặc biệt là những biện pháp ngôn ngữ về từ và về câu.
b. Tục ngữ ngắn mà có khả năng khái quát được hiện tượng rộng, đồng thời cũng dễ nhớ, dễ lun truyền. Bởi cách nói trong tục ngữ hàm súc cô đọng, đồng thời nhờ sự hỗ trợ tích cực của phép đối mà tục ngữ cũng dễ lun truyền và dễ nhớ hơn.
3.a. Có thể nêu ra những kiểu đối sau:
-Kiểu đối thanh (trắc đối bằng): Chim có tổ (trắc)/ người có tông (bằng).
-Kiểu đối về nghĩa: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
-Kiểu đối từ loại (tính từ đối tính từ, danh từ đối danh từ…): Đói cho sạch, rách cho thơm; Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân,…
b. Muốn ra được vế đối cho phù hợp, cần xem lại đặc điểm của các kiểu đối nêu trên để vận dụng cho họp lí. Ví dụ:
Tết đến, cả nhà vui như tết.
Xuân về, trường lớp ngát hương xuân.
(đối ý và đối thanh).
XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH VĂN BẢN VĂN HỌC – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY
Bạn đang xem bài viết Các Phép Tu Từ Đã Học Ở Lớp 7 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!