Xem Nhiều 6/2023 #️ Cần Phổ Biến Các Mô Hình, Sáng Kiến Kinh Nghiệm Hay Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới # Top 10 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cần Phổ Biến Các Mô Hình, Sáng Kiến Kinh Nghiệm Hay Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Phổ Biến Các Mô Hình, Sáng Kiến Kinh Nghiệm Hay Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong 10 năm qua, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình hơn 16.625 tỉ đồng, trong đó vốn Trung ương hơn 707 tỉ đồng; vốn địa phương hơn 992 tỉ đồng; vốn lồng ghép hơn 5.163 tỉ đồng; vốn tín dụng hơn 7.628 tỉ đồng; vốn doanh nghiệp hơn 746 tỉ đồng và vốn người dân đóng góp hơn 1.387 tỉ đồng.

Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được các địa phương chú trọng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, đời sống vật chất của người dân tăng lên đáng kể, sản xuất nông nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm thế mạnh của tỉnh như: tôm, cây ăn trái, lúa đặc sản, bò thịt – bò sữa, gia cầm, hành tím… Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Tính đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng/người/năm, tăng 2 lần so với năm 2010, hộ nghèo còn 8,4%, giảm 13,91% so với năm 2011.

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới, đồng chí Phan Văn Sáu đề nghị những địa phương có xã đạt tiêu chí thấp cần quyết liệt tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Các địa phương cần chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để hiểu rõ lợi ích và trách nhiệm trong xây dựng nông thôn mới, phân công cho từng cơ quan, đơn vị phụ trách từng tiêu chí, địa bàn, định kỳ kiểm tra, đôn đốc sơ kết đánh giá việc thực hiện, quyết tâm nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiến tới xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương kiểm tra, hướng dẫn duy trì nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng nông thôn mới, thường xuyên phổ biến các mô hình, sáng kiến kinh nghiệm hay trong xây dựng nông thôn mới để nhân rộng. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, liên kết gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sản xuất sạch. Chú trọng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; triển khai đồng bộ các giải pháp giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống và an tâm sản xuất.

Sáng Kiến Kinh Nghiệm: Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Các Phong Trào Thi Đua Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Xã……..

Loại file : word số trang : 8 Phí dowload 100.000

Tài liệu này được tính phí là : 100.000 Bạn có thể sử dụng các phương thức sau để thanh toán với chúng tôi:

1. Chuyển khoản qua Ngân hàng

Bạn vui lòng chuyển khoản đến một trong các ngân hàng sau:

, số tài khoản: 12001010915309, Ngân hàng Hàng Hải, Chi nhánh Vĩnh Phúc.

Hoặc

, số tài khoản: 2808215005300, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau khi chuyển khoản thanh công, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được cung cấp tài liệu nhanh nhất.

2. Thanh toán bằng thẻ cào điện thoại

A. MỞ ĐẦU Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh – quốc phòng. Mục tiêu chung của chương trình được Đảng ta xác định là: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Hưởng ứng chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn xã đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó đã phát động và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí theo lộ trình. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã được, việc triển khai và thực hiện các phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn còn những tồn tại, hạn chế, cần khắc phục như hiệu quả một số phong trào chưa bền vững, có phong trào còn mang tính hình thức. Do đó để góp phần thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương, tôi lựa chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã……..

Mô Tả Sáng Kiến Kinh Nghiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Mã số: ………………………

– Họ và tên : DANH HOÀI TÂM

– Chức danh: Giáo viên

– Đơn vị công tác : Trường THPT Hòa Hưng

huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang.

1.Tên sáng kiến:

Hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong sách giáo khoa môn Địa lí lớp 7.

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy

Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

– Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp:

Một thực tế đã diễn ra trong nhiều năm qua ở trường THPT Hòa Hưng là đa số học sinh khối 7 các em e ngại khi học tập bộ môn Địa lý vì phải ghi nhớ rất nhiều số liệu khi phân tích các biểu đồ cụ thể là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

Các em chưa có một phương pháp học tập phù hợp và đạt hiệu quả cao trong giờ học Địa lý.

Vì vậy có nhiều em học sinh chưa có hứng thú học tập bộ môn, cho nên kết quả học tập đạt chưa cao.

– Sự cần thiết của việc đề suất giải pháp:

Chúng ta đã biết nếu các em biết phân tích biểu đồ nhiệt và lượng mưa thì các em sẽ dễ dàng hiểu về đặc điểm khí hậu của bất một vùng đất nào trên thế giới.

Trong sách giáo khoa địa lí 7 có rất nhiều biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để các em tham khảo và tìm hiểu.

Nếu biết cách phân tích biểu một cách có hiệu quả thì các em sẽ không còn e ngại vì phải ghi nhớ nhiều số liệu và e ngại khi học tập bộ môn Địa lí.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

– Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh tự phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong sách giáo khoa môn Địa lí cấp THCS.

– Nội dung giải pháp: được thực hiện khái quát qua các bước sau:

Yêu cầu hs cho biết nhưng yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ?Trong thời gian bao lâu?

+ Yếu tố nào được biểu hiện theo đường?

+ Yếu tố nào được biểu hiện bằng hình cột?

– Yêu cầu hs cho biết trục bên phải; trục bên trái dùng để đo tính đại lượng nào?

+ Xác định đơn vị tính nhiệt độ và đơn vị tính lượng mưa?

Bước 2: Đọc các đại lượng nhiệt độ và lượng mưa cần khai thác.

Đọc đại lượng nhiệt độ cần khai thác:

+ Tháng nóng nhất là tháng mấy, nhiệt độ là bao nhiêu? Tháng lạnh nhất là tháng mấy, nhiệt độ là bao nhiêu?

+ Chênh lệch nhiệt độ (biên độ nhiệt) ? Nhiệt độ trung bình năm?

Đọc đại lượng mưa cần khai thác:

+ Mưa nhiều nhất vào tháng nào? Lượng mưa là bao nhiêu? Mưa ít nhất là tháng nào? Lượng mưa là bao nhiêu?

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Singapore

Để xác định được tháng nóng nhất, cần hướng dẫn học sinh làm theo cách sau:

Học sinh xác định đỉnh cao nhất của đường biểu diễn màu đỏ, đó là thời điểm nhiệt độ cao nhất. Các em cần đặt thước kẻ của mình trùng với điểm nhô lên cao nhất đó nằm ngang song song với trục hoành cắt trục tung bên phải tại một điểm. Đọc trị số nhiệt độ tại điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng cao nhất. Sau đó học sinh quay thước kẻ hạ vuông góc từ điểm đó xuống trục hoành. Đọc số chỉ tháng ở trục hoành để xác định tháng nóng nhất.

Để xác định nhiệt độ tháng thấp nhất, học sinh cần tìm được điểm thấp nhất trên đường biểu diễn màu đỏ. Sau khi xác định được điểm đó, đặt thước kẻ ngang với điểm đó song song với trục hoành, cắt trục tung bên phải tại một điểm. Đọc trị số nhiệt độ ở điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng thấp nhất.

Biên độ nhiệt năm được tính bằng hiệu của tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất.

Để xác định lượng mưa tháng cao nhất và tháng thấp nhất, học sinh cần tìm cột màu xanh cao nhất và cột thấp nhất. Đối với lượng mưa, dưới chân cột đã được đánh số tháng nên học sinh có thể đọc được ngay. Đặt thước lên đầu cột cao nhất hoặc thấp nhất đó, nằm ngang song song với trục hoành, cắt trục tung bên trái tại một điểm. Đọc trị số tại trục tung bên trái sẽ xác định được tháng mưa nhiều nhất hay ít nhất đó là bao nhiêu.

Bước 4: Trình bày các kết quả đã khai thác.

Trên cơ sở lựa chọn các đối tượng khai thác ở bước 3 học sinh hoàn thiện các kiến thức và trình bày kết quả.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp

Giải pháp đã áp dụng có hiệu quả tại 2 năm học vừa qua ở lớp 7 và có khả năng mở rộng cho toàn khối THCS của trường THPT Hòa Hưng.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

Trong quá trình triển khai, áp dụng qua hai năm học gần đây là năm học: 2014 – 2015 và năm học: 2015 – 2016, tôi đã nhận thấy có những kết quả:

Tỉ lệ học sinh tự phân tích được biểu đồ theo thời gian ngày càng tăng, các em đã hình thành được các kĩ năng khai thác lược đồ. Vì vậy việc phân tích lược đồ ngày càng có hiệu quả, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức. Qua đó, ngày càng có nhiều em học sinh yêu thích học bộ môn hơn.

Từ đó, tỷ lệ học sinh yếu và học sinh trung bình ngày càng giảm, số học sinh khá, giỏi ngày càng tăng. Kết quả cụ thể qua ba năm như sau:

3.5. Tài liệu kèm theo gồm:

– Sách giáo khoa địa lí 6,7,8,9

– Các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong chương trình dạy học

Hòa Hưng, ngày 10 tháng 03 năm 2017 Người mô tả Danh Hoài Tâm

Phát Triển Giao Thông Nông Thôn, Điểm Tựa Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới

Đối với nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng NTM và cải thiện đời sống của nông dân. Khu vực nông thôn nước ta chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2019 có 65,5% dân số cả nước sinh sống ở nông thôn với hơn 63 triệu người. Đây là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; cung cấp nông sản cho xuất khẩu, thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho phát triển KT-XH. Nông nghiệp phát triển tạo tiền đề cho phát triển toàn bộ nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, khu vực nông thôn là địa bàn quan trọng bảo đảm quốc phòng-an ninh, bảo đảm sự ổn định của toàn bộ hệ thống chính trị, đồng thời là nơi góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, một trong những tiêu chí quan trọng là hoàn thiện hệ thống hạ tầng GTNT. Tuy nhiên thực tế, giai đoạn trước năm 2010, hệ thống đường GTNT (bao gồm đường huyện trở xuống) chưa được quan tâm đúng mức. Một số loại đường như: Ngõ xóm, nội đồng… chưa được xem xét, đánh giá, chiều dài cũng như tỷ lệ cứng hóa còn rất thấp. Số liệu thống kê của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho thấy, chiều dài đường GTNT năm 2010 là 270.950km, cứng hóa được hơn 101.800km, chỉ đạt 37,6%. Có 143 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, 331 xã đã có đường ô tô nhưng chưa được kiên cố hóa, chưa đi lại được bốn mùa, còn bị gián đoạn khi có thiên tai, mưa lũ. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn với quốc lộ, tỉnh lộ, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. Đường nông thôn nhiều nơi chỉ có một làn xe, tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, công tác bảo đảm an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Nhìn chung, chất lượng đường GTNT ở nhiều địa phương chưa cao, chưa tạo thuận tiện cho đi lại, vận chuyển hàng hóa, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

Cùng với việc đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây mới các tuyến đường GTNT, một trong những vấn đề cần được quan tâm hiện nay là chú trọng công tác bảo trì, bảo dưỡng. Đặc biệt, ở một số khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu như Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tuyến đường xuất hiện sụt lún, sạt lở, hư hỏng. Nếu gặp thiên tai, mưa lũ, kết cấu hạ tầng GTNT có thể bị tàn phá nặng nề, nguy cơ kéo lùi những kết quả xây dựng NTM đã đạt được. Để bảo đảm chất lượng đường GTNT, theo Bộ GTVT, UBND các cấp cần cân đối ngân sách, bổ sung thêm kinh phí bảo trì, bảo đảm chi phí duy tu, bảo dưỡng với mức ít nhất 3 triệu đồng/km/năm đối với đường xã; 10 triệu đồng/km/năm với đường huyện, 25 triệu đồng/km/năm với đường tỉnh và xem xét trợ giúp kinh phí duy tu, bảo dưỡng đường thôn xóm, trục chính nội đồng. Bên cạnh đó, cần phát huy mô hình tự quản đường GTNT như các tổ, khối, xóm, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội tham gia tự quản. Phát động phong trào toàn dân cùng chung tay quản lý, bảo trì đường GTNT. Đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cộng đồng thực sự làm chủ trong xây dựng NTM, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực nhưng hệ thống GTNT ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn. Cả nước còn 13 xã chưa có đường ô tô đến trụ sở UBND xã, 101 xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã nhưng không đi lại được cả bốn mùa, rất nhiều xã chưa cứng hóa được lớp mặt đường nên việc đi lại còn khó khăn, nhất là trong mùa mưa lũ. Do vậy, để hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo, công tác xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT tiếp tục đòi hỏi các cấp, các ngành triển khai sâu rộng trong thời gian tới. Đến nay đã có hơn 5.600 trên tổng số gần 9.000 xã của cả nước, tương đương 63,2% số xã đạt tiêu chí về GTNT trong xây dựng NTM. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ này được nâng lên 75% và đến năm 2030 đạt 95%.

Dự kiến, tổng nhu cầu vốn để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, bảo trì GTNT giai đoạn 2021-2025 lên đến hơn 388.000 tỷ đồng. Để huy động được nguồn lực rất lớn này cần tiếp tục kêu gọi nguồn vốn trong nước, vốn ODA đầu tư cho GTNT. Cần kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách, bao gồm cả chính sách tín dụng cho doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư tham gia phát triển hệ thống GTVT tại vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn về điều kiện tự nhiên. Cân đối các nguồn lực hợp lý, có chính sách thỏa đáng để động viên, khơi dậy phong trào xây dựng đường GTNT tại các địa phương là một trong những bài học kinh nghiệm thành công của giai đoạn vừa qua và hứa hẹn sẽ tiếp tục là động lực chính để mục tiêu phát triển hạ tầng GTNT sớm về đích.

MẠNH HƯNG

Bạn đang xem bài viết Cần Phổ Biến Các Mô Hình, Sáng Kiến Kinh Nghiệm Hay Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!