Xem Nhiều 3/2023 #️ Cần Thêm Các Giải Pháp Chống Ngập # Top 10 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cần Thêm Các Giải Pháp Chống Ngập # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Thêm Các Giải Pháp Chống Ngập mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(CATP) Để đối phó với tình trạng ngập triều, ngập do mưa, thành phố đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để thực hiện các dự án chống ngập do mưa và triều cường. Tuy nhiên, đã đến lúc cần phải tập trung vào việc giảm thiểu dòng chảy tràn bề mặt, do đó làm giảm đỉnh lũ gây ra các trận ngập úng do mưa bằng nhiều giải pháp kỹ thuật mềm, kỹ thuật sinh thái.

CÔNG TRÌNH CHỐNG NGẬP BẰNG KÈ, CỐNG… CẦN NHƯNG CHƯA ĐỦ

Tình trạng ngập úng tại TPHCM đang diễn biến ngày một phức tạp. Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, vào ngày 29-9-2019, mực nước sông Sài Gòn đo tại trạm Phú An đã lên tới mức 1,73 mét và tại trạm Nhà Bè là 1,75 mét. Theo dự báo, liên tiếp trong các ngày từ 30-9 đến 2-10-2019 TPHCM còn phải đối mặt với tình trạng mực nước sông lên cao, vượt báo động đỏ, dao động trong khoảng 1,62 đến 1,75 mét tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn.

Người dân TPHCM khốn khổ vì ngập do triều cường

Hiện nay, TPHCM đang tích cực thực hiện xây dựng công trình chống ngập theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28-8-2008 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quyết định trên vùng phải chống ngập do triều và lũ được chia 3 vùng kiểm soát chống ngập. Trong đó vùng I là khu vực bờ phải sông Sài Gòn – Nhà Bè (có diện tích khoảng 1.939km2 trong đó 1.179km2 thuộc TPHCM và 760km2 của Long An); vùng II là khu vực Thủ Đức, quận 2, quận 9 và vùng III là khu vực Cần Giờ.

Giải pháp chính của dự án là sẽ xây dựng 13 cống lớn Rạch Tra, Vàm Thuật, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, sông Kinh, Kinh Lộ, Kênh Hàng, Thủ Bộ, Bến Lức và Kênh Xáng Lớn. Xây dựng một hệ thống đê bao dài 172 km, nạo vét 11 kênh rạch thoát nước chính với tổng chiều dài 109 km.

Trong đó, Dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến biến đổi khí hậu (giai đoạn 1)” đang được xây dựng sẽ giải quyết cho toàn bộ tiểu vùng trung tâm TPHCM có nhiệm vụ ngăn triều, hỗ trợ tiêu thoát nước. Thoát nước từ kênh rạch trong thành phố ra ngoài sông, giúp hạ mực nước trong kênh, rạch, hỗ trợ thoát nước trong nội đô. Khi dự án kiểm soát triều giúp hạ thấp mực nước trong kênh, rạch sẽ đảm bảo tiêu thoát nước mưa với điều kiện là các tuyến đường phải đảm bảo thoát nước ra kênh, rạch hiệu quả.

CẦN THÊM CÁC GIẢI PHÁP THÍCH NGHI

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, nếu TP chỉ tập trung vào việc xây dựng bờ kè, xây dựng công trình cống, trạm bơm mà chưa coi trọng đúng mức đến các giải pháp thích nghi và giảm nhẹ như xác định khu chứa lũ, truyền lũ thì dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có thể không phát huy được hết hiệu quả.

Theo các chuyên gia, ở các đô thị được quản lý tốt trên thế giới, ngoài việc họ có cơ sở hạ tầng thoát nước được xây dựng tốt, họ còn kết hợp với các phương pháp bổ sung để bảo vệ chống lại lũ úng bằng cách sử dụng các công viên và không gian mở để thích ứng với lũ úng bất thường. Họ áp dụng kỹ thuật thoát nước sinh thái.

Nhìn lại những năm gần đây mới thấy nhiều khu vực tại TPHCM đã được bê tông hóa bằng nhà cửa, đường phố, cơ sở hạ tầng và khác ngăn chặn nước mưa thấm xuống mặt đất. Quá trình đô thị hóa thành phố đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên. Trong khu vực nội thành, phần lớn đất đai được bê tông hóa, nhựa hóa xây dựng nhà, công xưởng, đường sá.

Do vậy, khi mưa xuống, hầu như toàn bộ mưa đều tập trung thành dòng chảy và nước không thể thấm xuống đất để giảm bớt lượng dòng chảy tập trung, do vậy tạo ra nước chảy tràn nhiều hơn. Mưa lớn và kéo dài lâu ngày tạo ra một lượng rất lớn nước chảy tràn bề mặt, và có thể dễ dàng làm ngập hệ thống thoát nước, làm giảm sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lưu vực. Do đó, khi mưa xuống, hầu như toàn bộ mưa đều tập trung thành dòng chảy không thể thấm xuống đất để giảm bớt lượng dòng chảy tập trung.

Mưa lớn cộng với với những lúc triều lên hoặc triều cường, mực nước trong sông kênh lên cao sẽ càng gây khó khăn cho việc tiêu thoát.

Do đó, theo nhiều chuyên gia, đã đến lúc TP cần phải có một quy hoạch sao cho bảo tồn những vùng tự nhiên, ít tác động gây ra cho lưu vực bằng cách tích hợp các hệ thống xử lý với hệ tự nhiên sao cho đạt hiệu quả tốt nhất nhằm hạn chế lượng nước chảy tràn bề mặt và giảm thiểu ô nhiễm tích tụ. Muốn vậy, cần phải xem dải thảm thực vật, hồ cảnh quan, hồ điều tiết, bề mặt thấm, bể chứa nước mưa tạm thời… là những kết cấu kiến trúc hạ tầng không thể thiếu và ngay từ đầu phải đưa nó vào quy hoạch phát triển không gian đô thị.

Nghe dân để phát triển vì dân

(CATP) Kế hoạch 305 của Thành ủy TPHCM “khảo sát, tiếp nhận ý kiến nhân dân nhằm góp phần xây dựng thành phố sáng tạo, đi đầu cùng cả nước, vì cả nước” phản ánh tâm thế lắng nghe ý dân và nỗ lực khai thác nguồn lực trí tuệ trong nhân dân của chính quyền thành phố.

TS.Hà Mai Ninh

Các Giải Pháp Phòng, Chống Ngập Cho Đô Thị

1-Đê và đập di động để chống lụt và nước tràn: quanh London hiện đã có các loại đập chắn linh hoạt trên sông Thames (Thames Barriers) được xây dựng. Hệ thống này có thể đóng/mở, nâng các lớp, xoay tấm chắn để chuyển dòng tháo nước, tùy nhu cầu nhằm ngăn lụt cho London. Từ năm 2015, Anh đã cho thiết kế nhiều loại “đập nhẹ” ( lightweight sectional metal barriers), có thể thay đổi cấu trúc và đặt vào các điểm cần ngăn nước tràn. Khi hết lụt, người ta dỡ bỏ các loại đập này.

2-Can thiệp và điều chỉnh dòng lũ: sử dụng hệ thống liên hoàn các ao nhỏ, tấm chắn, đập di động và cửa tháo lũ có kiểm soát cho nước sông chảy vào đồng ruộng và vùng trũng theo nguyên tắc “Tạo không gian cho nước” ( make space for water) áp dụng ở Anh, Đức, Hà Lan từ 1999.

3-Hút nước lụt qua hệ thống cống và bể bền vững: dẫn nguồn nước thoát nhanh khỏi đô thị, nơi nhiều mặt bằng đã bị bê-tông hóa. Các cơn mưa lớn thường tạo một khối lượng nước khổng lồ nhanh chóng làm đầy hệ thống cống rãnh và gây ngập úng. Xử lý nước mưa thực hiện theo hai dạng: thấm thoát nước bằng vật liệu cứng (grey drainage – đường ống, cống, vỉa hè thấm nước), và bằng chất liệu tự nhiên (green drainage – mái nhà trồng cây – green roof, bãi cỏ, công viên…). Cùng lúc, người ta xây dựng các bể chứa lớn dưới ngầm ( large detention basins) hoặc hồ chứa để hỗ trợ việc thu nước mưa rồi bơm ra dần sau trận lụt.

4- Nạo vét dòng sông, lòng hồ: nhằm tăng thể tích chứa nước khi có mưa to, giúp cho dòng chảy nhanh hơn, đưa nước lụt tháo nhanh về hạ lưu.

5-Chính sách bảo vệ môi trường tổng thể: đó là trồng rừng ở thượng nguồn các sông ngòi; duy trì các hồ nước gần đô thị lớn có đường dẫn thông với sông ngòi quanh vùng dân cư để điều tiết nước; tuyên truyền xây dựng ý thức duy trì sông ngòi như hệ thống điều phối nước tự nhiên.

Thủ đô Tokyo của Nhật có truyền thống chống lũ lụt từ lâu, do thành phố được bao quanh bởi 5 hệ thống sông và hàng chục con sông lớn nhỏ. Năm 1993, chính phủ Nhật cho xây Kênh thoát nước ngầm khu vực đô thị (MAOUDC), hay dự án G. Dự án mất 13 năm để hoàn thành với kinh phí gần 3 tỷ USD. Công trình này còn được gọi bằng cái tên “điện Pantheon dưới lòng đất”, gồm 5 trụ chứa cao 75m, rộng 32m được nối với nhau bằng đường ống dài 6,3km, đường kính 10m và nằm sâu dưới mặt đất 50m. Đường ống này sẽ dẫn tới một bể chứa nước khổng lồ cao 25m, dài 177m, rộng 78m.

Theo thông số thiết kế, hệ thống có khả năng xả 200m 3 nước/giây ra sông Endo (tương đương lượng nước đầy trong một bể bơi chuẩn 25m).

Tỉnh Fukuoka của Nhật áp dụng các giải pháp chống ngập như mở rộng, nạo vét sông nhằm tăng dung tích chứa nước. Đặc biệt là giải pháp xây đập, xây hồ để điều tiết lượng nước mưa nhằm giảm ngập lụt. “Việc xây hồ điều tiết nước mưa và trạm bơm có mục tiêu cốt lõi là tăng công suất chứa nước mưa, giúp giảm ngập cho TP”. Hiện nay, TP Fukuoka (là một trong những TP lớn của Nhật Bản) có 2 hồ điều tiết nước mưa với tổng công suất gần 30.000m³ gần công viên Sanno. Trong đó, hồ điều tiết nước mưa ngầm Sanno 1 được xây dựng từ việc đào sân bóng chày sâu 1,8m. Khi không có mưa, nơi đây sẽ là sân vận động để người dân vui chơi. Khi xảy ra mưa, nó sẽ là hồ điều tiết với sức chứa khoảng 13.000m³. Cũng tại công viên này, bên dưới còn có hồ điều tiết nước mưa Sanno 2 được xây ngầm, có sức chứa khoảng 15.000m³, nhằm thu gom nước lũ rồi bơm (đường kính ống lớn nhất rộng đến 5m) ra sông.

Kinh nghiệm Copenhagen (Đan Mạch): Kết hợp biện pháp chống lụt vào hạ tầng đô thị

Thành phố này đã thực hiện chương trình khu dân cư linh hoạt theo khí hậu, trong đó chính quyền thành phố chuyển đổi ít nhất 20% diện tích đất công cộng làm thành khu vực thích ứng biến đổi khí hậu. Rất nhiều giải pháp mang tên “xanh lá cây” và “xanh da trời” được thực hiện nhằm quản lý dòng chảy nước mưa trong khu vực đô thị, chẳng hạn như xây dựng đường dành cho xe đạp được thiết kế như các kênh dẫn, tháp, mương chứa nước có thể chứa nước từ khu dân cư và đổ ra cảng. Thành phố này còn có thiết kế công viên lớn vừa có khả năng lưu trữ nước, chống ngập lụt khi lượng nước mưa quá lớn vừa là nơi giải trí, làm xanh thành phố khi trời nắng. Cụ thể, công viên công cộng Enghaveparken tại Copenhagen được thiết kế như một không gian vui chơi trong mùa khô và là hồ chứa có khả năng hứng 24.000m 3 nước trong mùa lũ.

Kinh nghiệm của Venice (Ý): Đê chắn sóng biển nổi

” Bức tường chống lũ di động cao nhất, ấn tượng nhất được hoàn thành vào tháng 12/2010 ở Grein, với tổng độ cao rào chắn là 3,6 mét được đặt trên nền móng cao 1 mét”.

Kinh nghiệm của các nước trong khu vực

Kinh nghiệm của Singapore: Hồ trữ nước

Kinh nghiệm của Kuala Lumpur (Malaysia): Đường hầm xử lý nước mưa và giao thông

Bangkok cũng đang tiến hành xây dựng 5 giếng ngầm có sức chứa lên tới hơn 27.000m 3 nhằm chống ngập cho những khu vực trũng, dự kiến hoàn tất trong năm 2019. Trong đó, giếng ngầm (được ví như ngân hàng nước) đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng trong tháng 8 để chống ngập cho khu vực Asok-Din Daeng, vốn thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa. Tiến độ xây dựng giếng ngầm chứa nước ở khu vực Asok-Din Daeng hoàn thành 40% và một máy bơm cỡ lớn với tốc độ 1,25 m 3/giây sẽ được lắp đặt để bơm nước qua một đường ống dài 400 m vào giếng. Chính quyền Bangkok hy vọng, sau khi hoàn thành, tình trạng ngập lụt dọc tuyến đường Asok-Din Daeng sẽ được cải thiện đáng kể. Tiếp theo dự án này, 4 giếng ngầm nữa sẽ được xây dựng tại những nơi thường xuyên bị ngập lụt khác.

Kinh nghiệm của Manila (Philippines): Xây dựng và củng cố hệ thống đê, nạo vét sông, bố trí máy bơm ở các vị trí xung yếu

Ngập nước là một trong những nội dung mà chính quyền TP. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Trong nhiều năm qua, Thành phố đã tập trung chỉ đạo giải quyết và có nhiều giải pháp triển khai thực hiện các công trình, dự án chống ngập cụ thể như: triển khai Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng do triều; tiến hành xây dựng 104 hồ điều tiết theo quy hoạch thoát nước mưa đến năm 2020; dựng các cống kiểm soát triều khu vực chúng tôi xây dựng đê bao ven sông Sài Gòn; nạo vét các trục tiêu thoát nước chính, các kênh rạch; các dự án hỗ trợ kỹ thuật chống ngập; xây dựng các tuyến thu gom nước thải và nhà máy xử lý,…

Các nghiên cứu nhằm tăng cường năng lực ứng phó với ngập lụt cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, ví dụ như: đề tài “Nghiên cứu các biện pháp tăng cường năng lực ứng phó với lũ, lụt TP. Hồ Chí Minh ” do TS. Lê Thành Bảo Đức làm chủ nhiệm (năm 2003) đã xây dựng được bản đồ ngập lụt và các mô hình nhằm cảnh báo lũ cho TP. Hồ Chí Minh; đề tài “Tận dụng khả năng trữ nước của hồ điều hòa để giảm ngập lụt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ” của nhóm tác giả Lê Sâm, Nguyễn Đình Vượng, Trần Minh Tuấn (năm 2009) đã xác định vị trí xây dựng hồ điều hòa cho 5 vùng tiêu thoát nước nhằm giảm thiếu ngập lụt cho TP. Hồ Chí Minh; đề tài “Nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định quy mô hồ điều hòa tương ứng với các hình thức kết cấu khi hồ điều hòa phân bố dọc tuyến kênh tiêu ” của tác giả Lưu Văn Quân (năm 2017) giúp xác định hình thức kết cấu kênh tiêu và quy mô hồ điều hòa sao cho tổng giá trị đầu tư xây dựng là thấp nhất; đề tài “Phương pháp xác định diện tích (hay dung tích) hồ điều hòa điều tiết nước mưa cho một khu đô thị mới “ của tác giả Trần Viết Ổn (2015) giúp tránh quá tải cho hệ thống tiêu, ngập úng hiện hữu khi một khu đô thị mới được xây dựng; đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống ngập cho TP. Hồ Chí Minh ” của nhóm tác giả chúng tôi Lê Sâm, chúng tôi Tăng Đức Thắng,…. (năm 2010) đã đề xuất các giải pháp chống ngập và công nghệ thích hợp cho các công trình kiểm soát ngập của TP. Hồ Chí Minh; đề tài “Nguyên nhân và giải pháp chống ngập do mưa ở TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Đình Phú (năm 2015); đề tài “Quản lý phát triển đô thị ứng phó với ngập lụt và biến đổi khí hậu tại TP. Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả Lưu Đức Cường, Nguyễn Huy Dũng (năm 2016),…

Nhiều đề tài ứng dụng các mô hình công nghệ tính toán mới để phục vụ cho công tác chống ngập, ví dụ như: đề tài “Nghiên cứu tính toán ngập úng lưu vực quận 12 TP. Hồ Chí Minh bằng mô hình Mike Flood ” do tác giả Trần Tuấn Hoàng làm chủ nhiệm (năm 2015) đánh giá hệ thống thoát nước của quận 12 và xây dựng các mô hình dự báo ngập’; đề tài “Xây dựng hệ điều khiển và giám sát các hồ điều hòa qua mạng Internet trên cơ sở vi điều khiển ATMEGA32 ” của tác giả Đinh Anh Tuấn (2017).

Gần đây nhất, tháng 6 năm 2019, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tác động kinh tế – xã hội của biến đổi khí hậu; xây dựng chiến lược tích hợp để nâng cao khả năng thích nghi và ứng phó ngập lụt; nâng cao năng lực quan trắc, dự báo ngập lụt ” do chúng tôi Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm vừa được nghiệm thu, đã đánh giá các nguyên nhân, tác động và đề xuất các chiến lược tích hợp để nâng cao khả năng thích nghi và ứng phó ngập lụt dưới tác động của biến đổi khí hậu tại chúng tôi

Ba Biện Pháp Chống Suy Thoái Rừng Ngập Mặn Cần Giờ

Dự án 💖 New Big 5 💖 được sáng lập bởi Graeme Green, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh. Theo đó anh cùng các nhiếp ảnh gia và nhà bảo tồn động vật đã tổ chức bình chọn toàn cầu từ tháng 4/2020 để tìm ra loài động vật mà công chúng tò mò và muốn được chiêm ngưỡng đa chiều qua ảnh chụp nhiều nhất. Và kết quả thắng cuộc đã thuộc về loài voi 🐘, sư tử 🦁, hổ 🐅 khỉ đột 🦍 và gấu Bắc cực. Năm loài động vật mang tính biểu tượng này sẽ trở thành các “đại sứ toàn cầu”, đại diện cho những loài động vật hoang dã khác đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Thật tuyệt khi giờ đây chúng ta không còn săn bắn động vật hoang dã bằng súng mà thay vào đó là đi săn bằng máy ảnh phải không nào. Hi vọng dự án sẽ phần nào khiến cộng đồng chú ý và có trách nhiệm hơn với những gì đang xảy ra trong thế giới động vật hoang dã. Theo newbig5.com

Nếu khi xưa thuật ngữ “Big 5” dùng để chỉ 5 loài động vật hoang dã có giá trị nhất trong trò chơi săn bắn của con người những năm 1800 thì giờ đây “New Big 5” đã ra đời với một ý nghĩa nhân văn hơn cả: tôn vinh và bảo tồn các loài động vật hoang dã.Dự án 💖 New Big 5 💖 được sáng lập bởi Graeme Green, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh. Theo đó anh cùng các nhiếp ảnh gia và nhà bảo tồn động vật đã tổ chức bình chọn toàn cầu từ tháng 4/2020 để tìm ra loài động vật mà công chúng tò mò và muốn được chiêm ngưỡng đa chiều qua ảnh chụp nhiều nhất. Và kết quả thắng cuộc đã thuộc về loài voi 🐘, sư tử 🦁, hổ 🐅 khỉ đột 🦍 và gấu Bắc cực. Năm loài động vật mang tính biểu tượng này sẽ trở thành các “đại sứ toàn cầu”, đại diện cho những loài động vật hoang dã khác đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.Thật tuyệt khi giờ đây chúng ta không còn săn bắn động vật hoang dã bằng súng mà thay vào đó là đi săn bằng máy ảnh phải không nào. Hi vọng dự án sẽ phần nào khiến cộng đồng chú ý và có trách nhiệm hơn với những gì đang xảy ra trong thế giới động vật hoang dã.Theo newbig5.com

Các Giải Pháp Trong Quy Hoạch Thoát Nước, Chống Ngập Tại Đô Thị

Thứ ba – 19/12/2017 11:13

Toàn cảnh Hội thảo

Ngày 15/12, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia đã tổ chức Hội thảo khoa học tìm giải pháp trong quy hoạch thoát nước, chống ngập úng tại các đô thị. Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học, nhà quản lý và các chuyên gia đang đang việc tại các Cục, Vụ, Viện của thuộc Bộ Xây dựng, Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập TP Hồ Chí Minh.

Hội thảo đã được nghe các nhà nghiên cứu báo cáo các đề tài về giải pháp thoát nước, chống ngập tại các đô thị, đó là: Vai trò của quy hoạch trong việc giải quyết tình trạng chống ngập úng và thích ừng với biến đổi khí hậu tại TP Hồ Chí Minh; thực trạng thoát nước và phòng chống ngập úng đô thị tại TP Hồ Chí Minh; cao độ nền xây dựng và những thách thức từ quy hoạch đô thị đến quản lý xây dựng theo quy hoạch; quy hoạch đô thị chống ngập lụt thích ứng với biến đổi khí hậu; tác động của biến đổi khí hậu đến hình thái thoát nước và kiến nghị công tác giải quyết ngập lụt trong đô thị; quy hoạch và quản lý cao độ nền đô thị theo định hướng thoát nước bền vững; quy hoạch thủy lợi chống ngập úng tại TP Hồ Chí Minh; quản lý thoát nước trong các dự án phát triển bất động sản tại TP Hồ Chí Minh; quy hoạch phát triển đô thị mới vùng ven đô và vấn đề ngập úng đô thị, bài học từ khu vục An Khánh, An Hòa và Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ và thách thức đối với công tác quy hoạch xây dựng đô thị trong vùng ngập lũ…

Hội thảo xoay quanh nguyên nhân ra vấn đề ngập úng đô thị nên các nhà khoa học đều thống nhất ngập úng TP Hồ Chí Minh là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất, do ảnh hưởng của mưa lớn bất thường (gồm tần suất, mô hinh, lượng mưa…). Thứ hai, thủy triều xâm nhập qua hệ thông sông Sài Gòn – Đồng Nai và sông Vàm Cỏ Đông cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, dẫn đến đỉnh triều cao hơn các mức tính toán cũ. Thứ ba, do hiện trạng cao độ nền thấp và vấn đề sụt lún nền đô thị đẫn đến cốt nền xây dựng đô thị thấp không đủ để tạo độ dốc phù hợp cho việc thoát nước và nhiều khu vực còn thấp hơn mức nước sông khi có triều cường nên không thể tiêu thoát tự nhiên ra ngoài. Thứ tư, do đô thị phát triển nhanh chóng dẫn đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trong đó có kỹ thuật thoát nước và chống ngập úng không theo kịp với tốc độ phát triển đô thị, cùng với hệ thống thoát nước cũ, nhỏ dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu thoát nước.

Thứ năm, việc duy trì bảo dưỡng hệ thống thoát nước chưa được thực hiện tốt. Thứ sáu, ý thức của người dân còn hạn chế và việc quản lý chưa được thực hiện tốt nên nhiều nơi bị lấn chiếm, san lấp trái phép, tình trạng xả rác ra kênh rạch, cửa xả vẫn còn rất phổ biến làm thu hẹp dòng chảy, tắc nghẽn hệ thồng thoát nước, hố ga, của xả. Thứ bảy, thiếu sự đồng bộ trong quản lý cao độ xây dựng, dẫn đến tình trạng hình thành các vùng trũng thấp cục bộ, đặc biệt là các khu vực đô thị hiện hữu so với các tuyến đường mới được nâng cấp, hay các đô thị mới hình thành. Thứ tám, công tác dự báo chưa lường hết được được biến đổi khí hậu nên thông số thiết kế theo quy hoạch đã không còn phù hợp với tình hình thực tế khiến một số tuyến thoát nước dù mới được đầu tư cũng trở nên quá tài. Thứ chín, tiến độ triển khai quy hoạch và các dự án thoát nước, chống ngập úng còn rất chậm nên chưa đáp ứng được vấn đề thoát nước và chống ngập đô thị.

Chính vì vậy, theo bà Phạm Thị Nhâm – Phó viện trưởng Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia, để giải quyết vấn đề thoát nước và ngập úng đô thị tại TP Hồ Chí Minh không thể sử dụng một giải pháp đơn lẻ mà phải tổng hợp các giải pháp mang tình liên vùng theo lưu vực sông, theo toàn đô thị đến các giải pháp mang tính chi tiết cho từng dự án phát triển đô thị, từng khu vực đô thị, thậm chí từng công trình cụ thể, từ các giải pháp cứng gồm kỹ thuật công trình, như: Bơm, đề, cốt nền, hồ điều tiết đến các giải pháp mềm như bảo vệ rừng, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân… và cả các giải pháp triệt thoái đô thị tại các khu vực chịu ảnh hưởng quá lớn của ngập úng, biến đổi khí hậu và nước biển dâng…

Như vậy, muốn giải quyết tốt tình trạng ngập úng thì tầm nhìn của nhà quản lý, cần nguồn vốn lớn và các giải pháp xây dựng quy hoạch đồng bộ, tổng thể hệ thống thoát nước liên vùng kết hợp với xây dựng quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho vùng TP Hồ Chí Minh thì mới giải quyết triệt để vấn đề ngập úng và tháy nước tại các đố thị nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng.

Nguồn tin: baoxaydung.com.vn

Bạn đang xem bài viết Cần Thêm Các Giải Pháp Chống Ngập trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!