Xem Nhiều 3/2023 #️ Cảnh Báo Tai Nạn Do Ngạt Khí Giếng # Top 3 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cảnh Báo Tai Nạn Do Ngạt Khí Giếng # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảnh Báo Tai Nạn Do Ngạt Khí Giếng mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(GLO)- Chỉ trong thời gian ngắn, trên địa bàn tỉnh có 4 người tử vong và 8 người phải cấp cứu do tai nạn ngạt khí dưới giếng. Để những vụ tai nạn tương tự không xảy ra, chính quyền các địa phương cần tuyên truyền, cảnh báo giúp người dân nhận thức đầy đủ mức độ nguy hiểm và có biện pháp đảm bảo an toàn khi nạo vét giếng trong mùa khô.

Đã hơn 1 tuần kể từ ngày anh Siu Mang (SN 1988, trú tại làng Ser Dơ Mó, xã Kông Htok, huyện Chư Sê) tử vong ngay tại giếng nước trước sân nhà, chị Ralan Pep (SN 1994, vợ anh Mang) vẫn chưa nguôi nỗi đau mất mát. Chị vẫn nhớ như in buổi chiều anh Mang xuống nạo vét giếng. Rồi tai nạn bất ngờ ập đến. Khi lực lượng cứu hộ đưa lên khỏi miệng giếng, anh Mang đã tử vong. Hình ảnh ấy cứ ám ảnh chị bởi nó đến quá đột ngột khi bao dự định của gia đình còn dang dở.

Vay mượn ngân hàng để trồng hồ tiêu với hy vọng thoát nghèo nhưng vườn cây bị bệnh rồi chết, anh Mang phải vào TP. Hồ Chí Minh làm thuê cho các công trình xây dựng để có tiền gửi về nuôi 2 con nhỏ và trang trải nợ nần. Giữa năm 2019, anh bị thương khá nặng do ngã từ giàn giáo xuống nên phải quay về địa phương chữa trị. “Chưa bình phục hẳn nhưng chồng mình vẫn đi làm phụ hồ ở gần nhà chứ không chịu nghỉ ngơi. Vừa rồi, mới làm xong căn nhà và chưa nhận được công trình mới nên chồng mình ở nhà. Vì không muốn vợ con phải chịu khổ nên mới xuống nạo vét giếng lấy nước sinh hoạt, không ngờ xảy ra như vậy”-chị Pep buồn bã nói.

Lực lượng chức năng và người dân tập trung tại hiện trường vụ tai nạn do ngạt khí giếng ở làng Ser Dơ Mó (xã Kông Htok, huyện Chư Sê) chiều 15-5. Ảnh: L.V.N

Theo chị Pep, cái giếng cũ trong sân nhà chị sâu khoảng 25 m, đã cạn nước từ hơn 4 năm trước. Thời gian qua, gia đình chị phải dùng chung giếng với nhà hàng xóm nên rất bất tiện. Do đó, anh Mang quyết định nạo vét giếng cũ để gia đình có nước sinh hoạt. Chị Pep nức nở: “Trước đây, vợ chồng mình ở nhà mái tôn xập xệ lắm, mưa gió là dột khắp nơi nên quyết định xây nhà gạch để ở. Nhà xây xong nhưng đến giờ vẫn không có tiền để tô tường gạch. Chồng mình định vài bữa nữa khỏe lại sẽ vào TP. Hồ Chí Minh làm lấy tiền tô nhà và trả nợ. Hôm đó, chồng mình bám vào thành giếng leo xuống được một lát thì nói vọng lên là giếng hôi lắm, không chịu nổi. Mình gọi bảo anh lên đi thì anh đã không trả lời nữa”.

Anh Rơlan Pôt (SN 1995, trú tại làng Ser Dơ Mó) là một trong 4 người phải nhập viện cấp cứu vì ngạt khí trong quá trình xuống cứu anh Mang chiều 15-5. Anh Pôt kể: “Thấy anh Mang nằm dưới giếng, một người khác xuống cứu cũng bị mắc kẹt nên mình đã buộc dây vào người rồi thả ròng rọc xuống. Khi cách đáy chừng 10 m thì mùi hôi và mùi cay xộc vào mũi làm mình không thở được nên đã giật dây để mọi người kéo lên. Từ trước đến nay, mình chỉ nghĩ xuống giếng nước cũ sợ nhất là côn trùng, rắn rết chứ không nghĩ lại có khí độc như vậy”.

Giếng nước tại nhà anh Siu Mang nơi xảy ra tai nạn. Ảnh: L.V.N

Trước đó, vào ngày 17-4, tại làng Thông B (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) cũng đã xảy ra một vụ tai nạn thương tâm khiến 2 người tử vong, 4 người phải nhập viện cấp cứu do ngạt khí trong quá trình đào giếng lấy nước sinh hoạt. Đây là giếng mới đào, khi đến độ sâu khoảng 20 m thì bắt đầu có nước. Các nạn nhân đã dùng máy nổ hút cạn nước để tiếp tục đào thì xảy ra tai nạn.

“Để đảm bảo an toàn khi xuống giếng, người dân có thể dùng nhiều biện pháp như sử dụng máy đẩy khí sạch xuống dưới trước để đưa khí độc lên; dùng máy đo độ an toàn của không khí hoặc các biện pháp thủ công như đốt đèn cầy thả xuống giếng; thả con vật sống như chuột xuống khoảng 1 tiếng để kiểm tra mức oxy ở đáy giếng. Khi xuống giếng, người dân cần chuẩn bị các phương án dự phòng như dùng các bình nén khí hoặc thắt dây an toàn để nếu xảy ra tình trạng khẩn cấp có thể sơ cứu kịp thời”-Trung tá Huy khuyến cáo.

Ông Lê Văn Thành-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: “Hiện nay, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Người dân vẫn chủ quan, thiếu kiến thức trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình nên hàng năm vẫn xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát để nhắc nhở, nâng cao nhận thức của người dân tại các vùng nông thôn nhằm giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn lao động”.

Gia Lai: Cảnh Báo Tai Nạn Do Ngạt Khí Giếng

Chỉ trong thời gian ngắn, trên địa bàn tỉnh có 4 người tử vong và 8 người phải cấp cứu do tai nạn ngạt khí dưới giếng. Để những vụ tai nạn tương tự không xảy ra, chính quyền các địa phương cần tuyên truyền, cảnh báo giúp người dân nhận thức đầy đủ mức độ nguy hiểm và có biện pháp đảm bảo an toàn khi nạo vét giếng trong mùa khô.

Đã hơn 1 tuần kể từ ngày anh Siu Mang (SN 1988, trú tại làng Ser Dơ Mó, xã Kông Htok, huyện Chư Sê) tử vong ngay tại giếng nước trước sân nhà, chị Ralan Pep (SN 1994, vợ anh Mang) vẫn chưa nguôi nỗi đau mất mát. Chị vẫn nhớ như in buổi chiều anh Mang xuống nạo vét giếng. Rồi tai nạn bất ngờ ập đến. Khi lực lượng cứu hộ đưa lên khỏi miệng giếng, anh Mang đã tử vong. Hình ảnh ấy cứ ám ảnh chị bởi nó đến quá đột ngột khi bao dự định của gia đình còn dang dở.

Vay mượn ngân hàng để trồng hồ tiêu với hy vọng thoát nghèo nhưng vườn cây bị bệnh rồi chết, anh Mang phải vào TP. Hồ Chí Minh làm thuê cho các công trình xây dựng để có tiền gửi về nuôi 2 con nhỏ và trang trải nợ nần. Giữa năm 2019, anh bị thương khá nặng do ngã từ giàn giáo xuống nên phải quay về địa phương chữa trị. “Chưa bình phục hẳn nhưng chồng mình vẫn đi làm phụ hồ ở gần nhà chứ không chịu nghỉ ngơi. Vừa rồi, mới làm xong căn nhà và chưa nhận được công trình mới nên chồng mình ở nhà. Vì không muốn vợ con phải chịu khổ nên mới xuống nạo vét giếng lấy nước sinh hoạt, không ngờ xảy ra như vậy”-chị Pep buồn bã nói.

Lực lượng chức năng và người dân tập trung tại hiện trường vụ tai nạn do ngạt khí giếng ở làng Ser Dơ Mó (xã Kông Htok, huyện Chư Sê) chiều 15-5. Ảnh: L.V.N

Theo chị Pep, cái giếng cũ trong sân nhà chị sâu khoảng 25 m, đã cạn nước từ hơn 4 năm trước. Thời gian qua, gia đình chị phải dùng chung giếng với nhà hàng xóm nên rất bất tiện. Do đó, anh Mang quyết định nạo vét giếng cũ để gia đình có nước sinh hoạt. Chị Pep nức nở: “Trước đây, vợ chồng mình ở nhà mái tôn xập xệ lắm, mưa gió là dột khắp nơi nên quyết định xây nhà gạch để ở. Nhà xây xong nhưng đến giờ vẫn không có tiền để tô tường gạch. Chồng mình định vài bữa nữa khỏe lại sẽ vào TP. Hồ Chí Minh làm lấy tiền tô nhà và trả nợ. Hôm đó, chồng mình bám vào thành giếng leo xuống được một lát thì nói vọng lên là giếng hôi lắm, không chịu nổi. Mình gọi bảo anh lên đi thì anh đã không trả lời nữa”.

Anh Rơlan Pôt (SN 1995, trú tại làng Ser Dơ Mó) là một trong 4 người phải nhập viện cấp cứu vì ngạt khí trong quá trình xuống cứu anh Mang chiều 15-5. Anh Pôt kể: “Thấy anh Mang nằm dưới giếng, một người khác xuống cứu cũng bị mắc kẹt nên mình đã buộc dây vào người rồi thả ròng rọc xuống. Khi cách đáy chừng 10 m thì mùi hôi và mùi cay xộc vào mũi làm mình không thở được nên đã giật dây để mọi người kéo lên. Từ trước đến nay, mình chỉ nghĩ xuống giếng nước cũ sợ nhất là côn trùng, rắn rết chứ không nghĩ lại có khí độc như vậy”.

Giếng nước tại nhà anh Siu Mang nơi xảy ra tai nạn. Ảnh: L.V.N

Trước đó, vào ngày 17-4, tại làng Thông B (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) cũng đã xảy ra một vụ tai nạn thương tâm khiến 2 người tử vong, 4 người phải nhập viện cấp cứu do ngạt khí trong quá trình đào giếng lấy nước sinh hoạt. Đây là giếng mới đào, khi đến độ sâu khoảng 20 m thì bắt đầu có nước. Các nạn nhân đã dùng máy nổ hút cạn nước để tiếp tục đào thì xảy ra tai nạn.

“Để đảm bảo an toàn khi xuống giếng, người dân có thể dùng nhiều biện pháp như sử dụng máy đẩy khí sạch xuống dưới trước để đưa khí độc lên; dùng máy đo độ an toàn của không khí hoặc các biện pháp thủ công như đốt đèn cầy thả xuống giếng; thả con vật sống như chuột xuống khoảng 1 tiếng để kiểm tra mức oxy ở đáy giếng. Khi xuống giếng, người dân cần chuẩn bị các phương án dự phòng như dùng các bình nén khí hoặc thắt dây an toàn để nếu xảy ra tình trạng khẩn cấp có thể sơ cứu kịp thời”-Trung tá Huy khuyến cáo.

LÊ VĂN NGỌC

Nguồn: Baogialai.com.vn

Để Tránh ‘Chết Chùm’ Khi Cứu Người Ngạt Khí

Trước đó, ngày 12-7, ông Nguyễn Văn Hùng cùng con rể là anh Quản Văn Chinh đến đào giếng thuê cho anh Phạm Văn Thắng, cùng ở xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh.

Trong khi đào, phát hiện anh Chinh bị ngất ở đáy giếng, ông Hùng liền trèo xuống để cứu nhưng cũng ngất ngay sau đó. Anh Thắng sau đó cũng xuống giếng cứu người nhưng bị ngất theo. Khi được người dân đưa lên khỏi giếng thì cả ba người đã tử vong.

Vào tháng 4-2018, 3 thủy thủ tàu Thành Công 98 cũng tử vong khi xuống hầm tàu kiểm tra để chuẩn bị nhận hàng mật mía, cơ quan chức năng nhận định là do ngạt khí.

Tháng 1-2017, tại hầm chứa nước hấp cá của một công ty trong KCN Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, 1 công nhân bị ngạt khí, 4 người khác xuống cứu cũng gặp nạn khiến cả 5 người thiệt mạng…

Theo đại tá Võ Quang Cát – trưởng Phòng hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Cảnh sát PCCC Bình Định, toàn bộ những vụ chết nhiều người do ngạt khí đều bắt đầu từ việc một người gặp nạn rồi người thân hoặc đồng nghiệp vội vàng ứng cứu mà không lường được nguy hiểm.

Những môi trường cảnh báo nguy cơ thiếu oxy cao có thể dẫn đến chết người là bồn hoặc lò hơi bằng thép; giếng, cống, bể ngầm, hầm chứa thực phẩm; buồng kín phun sơn; kho đông lạnh chứa các loại nông, hải sản; hầm, kho chứa gỗ…

“Đây là những môi trường dễ xảy ra phản ứng hóa học, yếm khí, tiêu hao oxy nhanh chóng và phát sinh các loại khí độc cực kỳ có hại đối với sự sống.

Trời càng nắng nóng, lượng oxy ở những môi trường này bị “ăn” càng nhanh nên dễ xảy ra tai nạn chết người. Trong môi trường thiếu oxy trầm trọng, chỉ cần vài chục giây đến vài phút là đủ gây chết người”, ông Cát giải thích.

Để phòng tránh tai nạn khi tác nghiệp ở những môi trường này, cần phải mở rộng cửa, miệng cống, nắp hầm… trong một thời gian nhất định hoặc dùng dụng cụ khuấy mạnh chất lỏng bên trong để khí độc bay ra, lượng oxy được tăng cường.

Để đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc hoặc khi ứng cứu nạn nhân, cần phải kiểm tra lượng oxy có đảm bảo cho sự sống hay không.

Theo ông Cát, nếu không có dụng cụ đo lượng oxy, giải pháp thủ công là dùng vật sống như gà, chim… thả xuống khu vực nghi thiếu oxy, nếu con vật còn sống thì an toàn, còn nếu chúng chết thì đó là nơi nguy hiểm.

“Trước đây cũng có người dùng bó đuốc thả xuống những khu vực nghi thiếu oxy, nếu đuốc tắt nghĩa là thiếu oxy, không đảm bảo cho sự sống. Tuy nhiên cách thử này nguy hiểm vì ở những môi trường kín, nhiều khí độc, trong đó có những loại khí dễ gây cháy nổ như mêtan, sẽ không an toàn”, ông Cát khuyến cáo.

Đại tá Cát khuyên trong trường hợp có người gặp nạn nghi do ngạt khí, nên gọi cơ quan cứu nạn cứu hộ càng nhanh càng tốt.

Nếu ứng cứu, cần phải cẩn trọng kiểm tra mức độ an toàn của môi trường, không nên vội vàng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, có thể chết người như vừa qua.

Thả Gà Xuống Giếng Để Kiểm Tra Khí Độc

Để đảm bảo an toàn cho con người, tốt nhất trước khi xuống giếng sâu vẫn nên thả một con vật như gà, hay chó, mèo xuống trước để kiểm tra.

Vào khoảng 11h30 ngày 26/7, tại thôn Lệ Kỳ II, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), trong lúc dùng máy nổ để nạo vét giếng khơi ở độ sâu hơn 4m, ba người đã bị chết ngạt.

Phân tích của các chuyên gia cho thấy, hít phải khí độc trong tự nhiên có thể gây ngạt tức thì, do vậy trước khi xuống sâu dưới lòng đất, người dân cần có những biện pháp kiểm tra độ an toàn.

Khí độc + khói thải…

Ông Trần Khắc Tuyến, giám đốc Trung tâm Năng lượng mới và tái tạo, Viện Khoa học Năng lượng cho biết, không khí ở độ sâu 4m thường có nồng độ khí độc rất đậm đặc.

Trong đó có metan (CH4) là một khí độc có thể gây chết người. Trong thành phần khí còn lẫn một số tạp chất như oxit nitơ (NO) hay sunfua hydro (H2S) sinh ra từ bùn sâu, ủ lâu ngày trong lòng đất.

Các khí độc này thường có mặt trong lớp bùn ở độ sâu đáy ao khoảng 2m. Trường hợp tai nạn đáng tiếc trên, khi xuống đến độ sâu dưới 4m thì lượng khí độc này đã có nồng độ rất lớn nếu không được xử lý trước.

Dưới giếng sâu có nhiều khí độc, trong đó khí metan chiếm tỷ lệ cao

Về việc các nạn nhân trong trường hợp trên có sử dụng máy nổ để nạo vét giếng, theo phân tích của ông Trần Khắc Tuyên, nếu là máy nổ chạy điện thì không vấn đề gì, nguyên nhân tử vong chỉ có thể do khí độc gây ra.

Theo chúng tôi Lê Văn Doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, bản thân ở dưới giếng sâu đã có nhiều khí độc, trong đó khí metan chiếm tỷ lệ cao.

Khí này được hình thành trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ ở môi trường không có không khí. Khí metan cũng được xếp vào các loại yếm khí thường nặng và chìm sâu dưới đáy giếng.

Người xuống đào, nạo vét hay khảo giếng thường có nguy cơ ngộ độc khí này, thậm chí trong nhiều trường hợp dẫn đến tử vong. Vì khí này nặng hơn nên đẩy oxy lên trên, không khí phía dưới sẽ chỉ còn các khí độc nên khi người dân xuống phía dưới đáy giếng để nạo vét bùn sẽ bị ngạt thở, lịm dần và chết.

Tại các vùng đồng bằng, nhất là tại các vùng đất trước đây là đầm lầy, nhiều cây cối thì khí metan càng cao. Còn các vùng đá ong có nhiều lỗ khí nên khí metan sẽ ít hơn.

Thả gà để cứu người

Theo chúng tôi Lê Văn Doanh, để kiểm tra dưới đáy giếng có khí metan hay không, người dân cần kiểm tra bằng các cách đơn giản như sau: Đưa cây đèn cầy (nến) hoặc que quẹt xuống dưới, nếu nến hoặc quẹt bị tắt thì chứng tỏ dưới đó khí metan nhiều và không có không khí. Con người lúc này cần lên gấp, không xuống thêm nữa.

Nếu cần đào sâu thêm hoặc khảo giếng nhất thiết phải có các biện pháp để tránh nguy cơ bị chết ngạt, như sử dụng quạt để đưa không khí trên cao xuống dưới và đẩy dần khí metan lên cao.

Ông Trần Khắc Tuyến cũng cho rằng, ngay cả khi đã dùng quạt thông gió thổi bớt các khí độc bay lên trên thì để đảm bảo an toàn cho con người, tốt nhất trước khi xuống giếng sâu vẫn nên thả một con vật như gà, hay chó, mèo xuống trước để kiểm tra.

Nếu con vật này không sống được tức là nồng độ khí độc vẫn còn đậm đặc và chưa đảm bảo an toàn cho con người. Chỉ khi xử lý hết khí độc và thả gà xuống vẫn sống được, con người mới có thể xuống độ sâu đó một cách an toàn.

Ngoài ra, người dân cũng có thể đeo mặt nạ phòng độc hoặc tự chế ống dẫn khí để có thể hít thở được không khí an toàn.

PGS Lê Văn Doanh cũng không loại trừ khả năng các nạn nhân trên sử dụng máy nổ chạy bằng xăng. Bản thân không khí dưới giếng sâu đã độc như thế nên việc đưa máy nổ chạy xăng xuống dưới sẽ càng nguy hiểm, vì khi máy chạy sẽ xả ra các khí độc tương tự khói xe máy, chẳng hạn như khí CO, SO2 và NOx…

Hầu hết các khí này đều nặng hơn nên sẽ chìm xuống và đẩy khí oxy (O2) lên trên khiến người ở dưới lòng giếng không có oxy để thở dẫn đến trạng thái bị ngạt, lịm dần và dẫn đến chết.

Theo Khánh Hiền – Khoa học và Đời sống

Bạn đang xem bài viết Cảnh Báo Tai Nạn Do Ngạt Khí Giếng trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!