Cập nhật thông tin chi tiết về Cập Nhật Quy Trình Chạy Thận Nhân Tạo Của Bộ Y Tế Theo Đúng Tiêu Chuẩn Thế Giới mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
– Suy thận cấp độ 1: Tổn thương thận nhẹ, mức độ lọc thận tương đối ổn định với 90ml máu mỗi phút, có thể chữa trị nếu được phát hiện sớm.
Xét nghiệm đánh giá chức năng thận
– Suy thận cấp độ 2: Mức độ lọc máu giảm xuống còn khoảng 60 – 89ml máu mỗi phút, có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm về hệ tim mạch. Càng nguy hiểm hơn nếu trì hoãn chữa trị hay lựa chọn sai cách thức.
– Suy thận cấp độ 3
Suy thận độ 3A: Lúc này, thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, mức lọc chỉ còn khoảng 30 – 59ml/phút, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Suy thận độ 3B: Cầu thận tổn thương nghiêm trọng, mức lọc máu chỉ còn 15 – 26ml/phút. Việc điều trị bằng thuốc không còn tác dụng mà cần phải thay thế bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận thì mới có thể duy trì sự sống cho người bệnh.
– Suy thận cấp độ 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh suy thận với mức độ lọc của cầu thận chỉ còn dưới 10ml/phút. Khi ấy, thận không còn khả năng hoạt động. Để kéo dài sự sống, người mắc cần được ghép thận, chạy thận, lọc máu suốt đời.
Quy trình chạy thận nhân tạo của Bộ Y tế
Nếu như ở các giai đoạn đầu, người bị suy thận được chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn thì đến giai đoạn cuối, bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp thay thế, bao gồm: chu kỳ hay ghép thận. Vậy quy trình chạy thận nhân tạo của Bộ Y tế theo tiêu chuẩn là như thế nào?
Phẫu thuật lỗ động tĩnh mạch chuẩn bị chạy thận nhân tạo
Chuẩn bị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo bắt đầu vài tuần đến vài tháng trước khi áp dụng thủ tục đầu tiên. Để cho phép truy cập dễ dàng vào máu, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một nơi truy cập mạch máu. Đây là nơi máu được lấy ra để chạy thận nhân tạo và sau đó đưa trở lại cơ thể. Việc truy cập phẫu thuật cần có thời gian để chữa lành trước khi bắt đầu điều trị chạy thận nhân tạo. Ba loại truy cập được sử dụng bao gồm:
– Lỗ động tĩnh mạch (AV): Phẫu thuật tạo kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch, thường là ở cẳng tay của cánh tay không thuận.
– AV ghép: Nếu các mạch máu là quá nhỏ để tạo thành lỗ rò AV, thay vì tạo ra đường dẫn giữa động mạch và tĩnh mạch, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một ống linh hoạt tổng hợp được gọi là ghép.
– Ống thông tĩnh mạch trung ương: Nếu cần chạy thận cấp cứu, bác sĩ phẫu thuật có thể chèn ống thông tạm thời vào một tĩnh mạch lớn ở cổ hoặc gần háng.
Trong quá trình lọc máu, có 2 cây kim được đưa vào cánh tay thông qua truy cập và cố định để duy trì an toàn. Mỗi kim được gắn vào một ống nhựa dẻo, kết nối với máy tính được gọi là dialyzer. Thông qua ống thứ 1, máy lọc máu cho phép chất thải và chất lỏng được loại bỏ khỏi máu vào một chất tẩy rửa được gọi là dialysate. Máu được lọc sẽ trở lại cơ thể qua ống thứ 2. Chạy thận nhân tạo có thể tiềm ẩn nguy cơ gây chuột rút ở bụng và buồn nôn khi chất lỏng dư thừa được lấy ra từ cơ thể. Bởi huyết áp và nhịp tim có thể dao động vì chất lỏng dư thừa được rút ra từ cơ thể, nên áp lực máu và nhịp tim sẽ được kiểm tra nhiều lần trong thời gian điều trị.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận
Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người chạy thận lâu năm. Đó là một phần của quá trình điều trị, đòi hỏi sự bền bỉ và tinh thần lạc quan của người bệnh. Đầu chu kỳ lọc máu, hàm lượng ure, creatinin, acid uric máu và một số nitơ phi protein khác sẽ được giảm xuống đến mức an toàn. Natri, kali, nước cũng được điều chỉnh tốt, pH máu có thể trở về bình thường. Bệnh nhân sẽ thoải mái, ăn ngon hơn và khỏe dần ra. Tuy nhiên, do chức năng thận đã suy giảm nhiều nên những ngày sau chu kỳ lọc máu, ure, creatinin máu lại tăng, nội mô bị rối loạn, do đó bệnh nhân không thể ăn uống tự do được.
Chế độ dinh dưỡng cho người phải chạy thận
Một số yêu cầu về dinh dưỡng mà người chạy thận lâu năm cần nhớ là:
– Đủ đạm, nhiều đạm hơn người bình thường: Người bình thường cần 1g/kg/ngày thì người phải chạy thận cần ở mức cao: 1,2 – 1,4g/kg/ngày.
– Đảm bảo 50% lượng đạm có nguồn gốc động vật, giàu acid amin thiết yếu.
– Đủ năng lượng: Ít nhất cần đạt khoảng 35 – 40kcal/kg/ngày.
– Đủ vitamin và các yếu tố vi lượng.
– Ít nước, natri, kali, phosphat, giàu calci.
– Điều chỉnh nhu cầu ăn theo diễn biến của bệnh.
Hỗ trợ cải thiện chức năng thận nhờ thảo dược
Nhiều người băn khoăn rằng: Nếu tuân thủ chỉ định điều trị thì chạy thận nhân tạo sống được bao lâu? Thời gian sống sẽ khác nhau, phụ thuộc vào thể lực, giai đoạn bệnh, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc có tốt không. Trung bình, nếu như bệnh nhân được thực hiện lọc máu định kỳ sẽ sống được từ 5 – 10 năm. Nhiều trường hợp có thể kéo dài từ 20 – 30 năm. Để giúp tình trạng tiến triển tốt hơn và giảm số lần chạy thận, bạn cần phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi, sống lạc quan hoặc tìm đến một số sản phẩm thảo dược tự nhiên.
Dành dành hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả
Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như đan sâm, hoàng kỳ,… giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,…
Khánh Linh
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương – Sản phẩm cho người bị suy thận, chạy thận
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương là sự kết hợp giữa các thảo dược quý như: Cao dành dành, cao đan sâm, cao hoàng kỳ, cao linh chi đỏ, trầm hương, bạch phục linh, cao râu mèo, cao mã đề, Coenzym Q10, L-carnitin. Sản phẩm có tác dụng: Giúp bổ thận, lợi tiểu. Dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém biểu hiện: Tiểu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu.
Đối tượng sử dụng: Người bị suy thận, chức năng thận kém biểu hiện: Tiểu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu.
Hướng dẫn sử dụng:
– Ngày uống 2-3 viên/lần, 2 lần/ngày.
– Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
– Nên uống liên tục một đợt từ 1- 3 tháng tùy theo bệnh lý hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đặc biệt, Ích Thận Vương đang triển khai 2 chương trình khuyến mãi đặc biệt, đó là: Mua 6 tặng 1 (theo hình thức tích điểm), tương đương với tiết kiệm 15% chi phí và cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng Ích Thận Vương không hiệu quả. Liên hệ: 024.7302.9996 để biết thêm chi tiết.
Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC
Thương nhân chịu trách nhiệm sản phẩm: Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc Tế.
Trụ sở: Số 9 Lô A – Tổ 100 Hoàng Cầu – Phường Ô Chợ Dừa – Quận Đống Đa – Hà Nội – Việt Nam.
Sản xuất tại: Nhà máy công nghệ cao IMC Quang Minh – Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc Tế.
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu – AEROPHA.
Địa chỉ: Số 171 Phố Chùa Láng – Phường Láng Thượng – Quận Đống Đa – Hà Nội.
ĐT: 024 38461530 * 024.37367519 * Fax: 024.37756433.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Quy Trình Kỹ Thuật Điều Dưỡng Theo Chuẩn Bộ Y Tế
Chức năng quan trọng nhất của Điều dưỡng viên là thực hành chăm sóc người bệnh. Quy trình Điều dưỡng sẽ giúp Người điều dưỡng đạt hiệu quả cao trong chăm sóc bệnh nhân.
Chức năng quan trọng nhất của Điều dưỡng viên là thực hành chăm sóc người bệnh. Quy trình Điều dưỡng sẽ giúp Người điều dưỡng đạt hiệu quả cao trong chăm sóc bệnh nhân.
Muốn thực hiện quy trình chăm sóc được hiệu quả người điều dưỡng cần thông suốt các bước tiến hành và phải có những kiến thức khoa học cơ sở như Sinh lý học, Tâm lý học, Dược lý học, Bệnh học… lẫn Kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản đã được trang bị trong quá trình đào tạo và những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình chăm sóc thực tế trên người bệnh.
Quy trình chăm sóc của Điều dưỡng là gì?
Là một quy trình bao gồm nhiều bước mà người điều dưỡng phải trải qua gồm hàng loạt các họat động theo môt kế họach đã được định trước để hướng đến kết quả chăm sóc người bệnh mà mình mong muốn.
Mục đích của quy trình Nghề Điều dưỡng
Là những bước mà người điều dưỡng phải trải qua để đạt được mục tiêu chăm sóc người bệnh.
Không bỏ sót công việc chăm sóc người bệnh.
Việc chăm sóc được thực hiện liên tục.
Có kinh nghiệm cải tiến nâng cao kiến thức và nghiệp vụ.
Giúp người điều dưỡng có trách nhiệm, ý thức được việc mình làm.
Là thông tin về bệnh nhân giữa các điều dưỡng, các nhân viên.
Giúp việc quản lý điều dưỡng được tốt, điều dưỡng trưởng đánh giá được trình độ, khả năng của nhân viên mình.
Quy trách nhiệm cho người điều dưỡng.
Qua tài liệu này có thể thống kê công tác nghiên cứu khoa điều dưỡng.
Trong vấn đề đào tạo, kế hoạch chăm sóc giúp cho hướng dẫn công tác chăm sóc bệnh hay truyền đạt kinh nghiệm lâm sàng giải quyết tình huống trong chăm sóc.
Đối với bệnh nhân khi có kế hoạch chăm sóc hoàn chỉnh họ yên tâm tin tưởng trong vấn đề chăm sóc vì đây là công việc mang tính chất khoa học.
Các bước của Quy trình Điều dưỡng
Quy trình kỹ thuật Điều Dưỡng gồm những bước nào?
Trong công tác chăm sóc Điều dưỡng đa khoa ở nước ta, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định về chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng ở các nước phát triển gồm 3 chức năng: chức năng chủ động, chức năng phụ thuộc và chức năng phối hợp.
Bước 1. Nhận định người bệnh
Thu thập mọi thông tin về người bệnh. Cần tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nếu cần có thể tiếp xúc với gia đình người bệnh. Bao gồm tiểu sử bệnh nhân, tiểu sử thăm khám bệnh.
Bước 2. Lập kế hoạch chăm sóc
Xác định mục tiêu chăm sóc
Xác định ưu tiên: những vấn đề nào ảnh hưởng đến khả năng sống còn của bệnh nhân thì đưa lên trên, hoặc nếu không thực hiện thì để lại di chứng cho người bệnh.Xác định ưu tiên dựa vào 14 yêu cầu cơ bản.
Xác định vấn đề trước mắt: những vấn đề xảy ra trong hiện tại, trong thời gian ngắn và cần có sự can thiệp ngay.
Xác định vấn đề lâu dài: những vấn đề có thể xảy ra trong hiện tại và kéo dài, hoặc những vấn đề có thể xảy ra biến chứng.
Bước 3. Thực hiện chăm sóc
Các kế hoạch nên có khả năng thực thi
Kế hoạch trước mắt theo các vấn đề ưu tiên đã đạt được xác định.
Kế hoạch giải quyết các vấn đề trước mắt làm ngay.
Kế hoạch ưu tiên cũng phải đề ra.
Việc phải làm từ kế hoạch đặt ra, làm đến khi nào có kết quả chứ không làm hết kế hoạch.
Bước 4. Điều dưỡng đa khoa Đánh giá
Có tiêu chuẩn đánh giá từng vấn đề (dựa vào mục tiêu), không được nói chung chung và dựa vào hỏi bệnh nhân.
Phải đánh giá kết quả, ghi tình trạng hiện tại, các số liệu.
Yêu cầu của phiếu ghi chăm sóc:
Phải sử dụng từ chung nhất (đọc lên hiểu được), dễ hiểu.
Phải được nhiều người tham gia kể cả bệnh nhân.
Địa chỉ đăng ký Tuyển sinh Trung cấp Điều dưỡng đa khoa:
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM
Chạy Thận Nhân Tạo: Chí Phí, Quy Trình Nguyên Lý, Sống Được Bao Lâu
Chạy thận nhân tạo hay còn gọi là Thẩm tách máu. Đây là một phương pháp điều trị dành cho những người bị suy giảm chức năng thận ở giai đoạn nặng (bệnh suy thận). Phương pháp này sẽ thay thế chức năng của thận bằng cách sử dụng máy chạy thận nhân tạo.
Máy chạy thận nhân tạo có nhiệm vụ lọc sạch máu trước khi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân nên được gọi là thận nhân tạo.
Với phương pháp chạy thận nhân tạo thì người bệnh có thể điều trị ở các cơ sở y tế hoặc điều trị ngay tại nhà. Phương pháp này cho phép bệnh nhân điều chỉnh lịch điều trị phù hợp với sinh hoạt hàng ngày của mình.
Quy trình chạy thận nhân tạo như thế nào
Thời gian chạy thận nhân tạo một lần
Người bệnh cần phải thực hiện chạy thận nhân tạo đều đặn 3 lần/ tuần. Mỗi lần chạy thận kéo dài trong thời gian tối thiểu là 4 giờ.
Phương pháp này chỉ mất khoảng 12 giờ chạy thận mỗi tuần. Trong khi thận khỏe mạnh phải hoạt động liên tục để có thể lọc được đáp ứng cho nhu cầu cơ thể.
Tuy nhiên, người bệnh cần phải chạy thận nhân tạo suốt đời để thay thế cho chức năng của thận.
Khi nào cần chạy thận nhân tạo
Để giải đáp được câu hỏi lúc nào thì cần phải chạy thận nhân tạo thì phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe thận và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Bác sĩ sẽ quyết định khi nào phải chạy thận bằng cách cách kiểm tra máu để đánh giá chức năng thận. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng dựa vào một số yếu tố khác như:
Sức khỏe tổng quát
Chức năng thận
Dấu hiệu và triệu chứng
Chất lượng cuộc sống
Sở thích cá nhân
Nguyên lý chạy thận nhân tạo
Trước khi thực hiện chạy thận nhân tạo, người bệnh sẽ được phẫu thuật nối thông động tĩnh mạch để tăng lưu thông máu đến máy chạy thận nhân tạo và dòng chảy từ máy trở lại cơ thể.
Quy trình chạy thận nhân tạo được thực hiện với một vòng tuần hoàn khép kín gồm máy lọc thận, kim ra và kim vào. Máu của người bệnh sẽ được đưa qua màng lọc của máy chạy thận nhân tạo để lọc sạch máu và nước dư thừa. Máu được lọc sạch bằng màng lọc thẩm tách bao gồm nước siêu tinh khiết và chất điện giải. Khi máu được lọc sạch sẽ đưa trở lại cơ thể người bệnh.
Mỗi bệnh nhân sẽ có một hệ thống lọc thận khác nhau. Mỗi quả lọc thận cần phải được ngâm rửa kỹ trong hóa chất sau đó rửa lại bằng nước tinh khiết trước khi dùng cho lần kế tiếp.
Trước khi thực hiện chạy thận nhân tạo thì người bệnh cần kiểm tra cân nặng để bác sĩ cài đặt lượng nước cần rút ra trên máy.
Những phương pháp chạy thận nhân tạo bao gồm:
Chạy thận nhân tạo tại cơ sở y tế. Người bệnh có thể thực hiện thẩm tách máu bằng máy lọc thận tại bệnh viện hoặc trung tâm. Quy trình này thường được thực hiện 3 ngày một tuần và mất từ 3-5 giờ mỗi ngày.
Chạy thận nhân tạo tại nhà. Người bệnh có thể thực hiện thảm tách máu ngay tại nhà khi được chỉ dẫn từ bác sĩ. Quy trình chạy thận thường được thực hiện 3 ngày một tuần và thời gian một lần lọc máu kéo dài 6 giờ.
Chạy thận nhân tạo hàng ngày tại nhà. Người có thể thực hiện các biện pháp thảm tách máu bằng máy lọc thận hàng ngày tại nhà khi có chỉ định của bác sĩ. Quy trình này được thực hiện từ 5-7 ngày/ tuần và mỗi lần kéo dài khoảng 3 giờ.
Chạy thận nhân tạo vào ban đêm ngay tại nhà. Đối với cách này thì người bệnh cần thẩm tách máu từ 3-7 đêm một tuần. Mỗi lần chạy thận được thực hiện qua đêm (khoảng 6-8 giờ).
Lưu ý trong quá trình chạy thận nhân tạo
Khi chạy thận nhân tạo thì mọi người cần chú ý những vấn đề sau đây bao gồm:
Rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm mỗi ngày, trước mỗi lần lọc máu
Không đè ép hay mang vác đồ vật nặng bằng tay có mổ FAV
Không cho ai đo huyết áp tay có mổ FAV
khi có bất thường về dòng máu hay cảm thấy không thoải mái bất kỳ điều gì về tay có mổ FAV cần báo ngay cho điều dưỡng và bác sĩ
Theo dõi cân nặng hàng ngày
Người bệnh cần hạn chế thức ăn nhiều muối mặn và nhiều kali
Thức ăn nhiều chất khoáng có thể giúp bạn tránh loãng xương khi bạn bị suy thận
Chi phí chạy thận nhân tạo tốn bao nhiêu tiền
Chi phí cho một lần chạy thận nhân tạo là bao nhiêu? Đây là thắc mắc mà rất nhiều người đang quan tâm, đặc biệt là người đang có nhu cầu chạy thận. Mỗi lần chạy thận tốn bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Nếu người bệnh có thẻ bảo hiểm sẽ được trừ chi chí từ 80 – 95%. Người bệnh sẽ phải đóng chi phí chạy thận nhân tạo còn lại từ 5 – 20% và các chi phí không có trong điều khoản được miễn của thẻ bảo hiểm.
Mỗi máy chạy thận nhân tạo thường có giá bán rất đắt nên ít bệnh nhân có điều kiện mua được máy. Mỗi máy chạy thận nhân tạo có giá dao động từ 16.000 – 17.000 USD.
Do đó, chi phí cho mỗi lần thực hiện chạy thận nhân tạo là khoảng 5 – 8 USD (tương đương với 105.000 – 165.000 VNĐ). Tuy nhiên, người bệnh cũng sẽ phải chi trả các chi phí khác trong quá trình chạy thận nên giá sẽ cao hơn nhiều so với giá niêm yết.
Bảng giá chạy thận nhân tạo ở một số bệnh viện lớn tại Tp Hồ Chí Minh như:
Bệnh viện 175 là 530.575 VNĐ
Bệnh viện Miền Đông là 495.904 VNĐ
Bệnh viện Chợ Rẫy có giá cực cao hơn. Đối với công nghệ HDF online là 950.000 VNĐ và công nghệ thường là 750.000 – 790.000 VNĐ
Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu
Theo các bác sĩ tại Mỹ, người bệnh chạy thận nhân tạo sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể như sau:
Thể lực của người bệnh
Giai đoạn mắc bệnh
Chế độ ăn uống và chăm sóc của người bệnh
Theo thống kê cho thấy, người bệnh có thể sống được từ 5 – 10 năm nếu chạy thận nhân tạo đều đặn. Nhiều trường hợp ghi nhân bệnh nhân có thể sống được 20 – 30 năm.
Dấu hiệu và biến chứng có thể xảy ra khi chạy thận nhân tạo
Dấu hiệu xảy ra trong quá trình chạy thận
Có thể xuất hiện một số dấu hiệu xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo như:
Biến chứng trong quá trình chạy thận
Theo thống kê cho thấy, người bệnh có thể gặp những biến chứng trong quá trình chạy thận nhân tạo bao gồm:
Biến chứng chạy thận nhân tạo lâu dài
Các biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi chạy thận nhân tạo trong quá trình lâu dài bao gồm:
Lọc không đầy đủ các chất thải
Huyết khối hình thành trong quá trình thẩm tách
Các vấn đề tim mạch (bệnh tim, bệnh mạch máu hoặc đột quỵ)
Chế độ ăn dành cho người chạy thận nhân tạo
Theo các bác sĩ chuyên thận tiết niệu cho biết, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh bằng máy chạy thận.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người đang chạy thận nhân tạo bao gồm:
Cần ăn giảm đạm. Người bệnh chạy thận 1 lần/ tuần thì bổ sung lượng đạm cần 1g/kg cân nặng một ngày. Chạy thận 2 lần/ tuần thì bổ sung lượng đạm cần 1,2 g/kg cân nặng. Chạy thận 3 lần/tuần thì cần bổ sung 1,4 g đạm trên một kg cân nặng.
Bạn cũng cần ăn giảm muối với tối đa 3 g mỗi ngày, giảm phốt pho, tăng canxi
Bệnh nhân chạy thận nên ưu tiên thực phẩm đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa…
Hạn chế thực phẩm giàu đạm nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, vừng, lạc
Nên ăn ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp như khoai sọ, khoai lang, sắn,…
Ăn dưới 200g gạo mỗi ngày và rau củ như bầu, bí, mướp, dưa chuột, cải trắng, cải cúc, cải bắp, su su
Hạn chế ăn rau củ có hàm lượng đạm cao như rau muống, rau ngót, rau dền, giá đỗ, rau đay, mồng tơi, cải xanh
Tránh ăn hoặc uống thực phẩm chứa muối như dưa muối, cà muối, thịt cá muối
Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, thịt hộp, xúc xích…
Hạn chế thực phẩm giàu phốt pho như tạng động vật, chocolate, ca cao…
Đặc biệt, hạn chế thức ăn chứa nhiều kali như cam, chuối, quả bơ, hạt họ đậu, dâu, nho khô và tăng thực phẩm giàu can xi như sữa, cá con, cua
Bệnh nhân cũng chú ý uống nước lượng vừa phải, không uống quá nhiều
Ngoài cách chạy thận nhân tạo, người bệnh có thể sử dụng cách ghép thận nhân tạo để điều trị bệnh.
Chạy Thận Nhân Tạo Là Gì
Những người suy thận khiến việc loại bỏ các chất thải trong máu gặp khó khăn. Do đó, chạy thận là một phương pháp để hỗ trợ thực hiện quá trình này. Thận khỏe mạnh có nhiệm vụ điều chỉnh lượng nước và khoáng chất của cơ thể đồng thời loại bỏ chất thải trong máu qua nước tiểu. Thận cũng tiết ra một số thành phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất, trong khi chạy thận nhân tạo không thể làm được điều này. Nếu một người đã mất 85-90% chức năng thận có thể cần chạy thận nhân tạo.
Thận của một người khỏe mạnh lọc khoảng 120-150 lít máu mỗi ngày. Nếu thận không hoạt động hiệu quả, chất thải sẽ tích tụ trong máu. Tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Nguyên nhân thận hoạt động không hiệu quả có thể do một tình trạng suy giảm chức năng mãn tính hay một vấn đề cấp tính chẳng hạn như chấn thương hoặc bệnh ngắn hạn ảnh hưởng đến chức năng thận.
Lọc máu ngăn việc các chất thải trong máu để ngăn đạt đến mức nguy hiểm. Phương pháp này cũng có thể loại bỏ độc tố hoặc thuốc trong máu trong trường hợp khẩn cấp.
Có nhiều dạng lọc máu khác nhau, trong đó 3 phương pháp chính là:
Lựa chọn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe, các phương pháp sẵn có và chi phí của bệnh nhân.
Trong chạy thận nhân tạo, máu lưu thông bên ngoài cơ thể, đi qua một máy với các bộ lọc đặc biệt. Máu từ bệnh nhân được đưa ra ngoài bằng một ống nối phù hợp thông qua đường nối động – tĩnh mạch. Giống như thận, các bộ lọc loại bỏ các chất thải từ máu, máu được lọc sau đó quay trở lại cơ thể thông qua một ống thông khác. Hệ thống hoạt động giống như một quả thận nhân tạo.
Những người sắp chạy thận nhân tạo cần phẫu thuật để mở rộng mạch máu, thường là ở cánh tay. Việc mở rộng tĩnh mạch giúp việc chèn ống thông được dễ dàng hơn.
Chạy thận nhân tạo thường được thực hiện 3 lần một tuần, mỗi lần kéo dài từ 3 đến 4 giờ. Tùy thuộc vào chức năng thận còn lại và lượng máu, chất thải lọc được qua các lần điều trị.
Chạy thận nhân tạo có thể được thực hiện tại một trung tâm lọc máu đặc biệt trong bệnh viện.
Trong khi chạy thận nhân tạo loại bỏ tạp chất bằng cách lọc máu, lọc màng bụng hoạt động thông qua khuếch tán. Trong lọc màng bụng, một dung dịch lọc máu vô trùng giàu khoáng chất và glucose được đưa qua một ống vào khoang phúc mạc có màng bán thấm, màng phúc mạc.
Lọc màng bụng sử dụng khả năng lọc tự nhiên của phúc mạc để lọc các chất thải từ máu. Chất lọc được để lại trong khoang màng bụng một thời gian để có thể hấp thụ chất thải. Sau đó được dẫn lưu ra ngoài qua một ống. Quá trình thực hiện này thường được lặp lại nhiều lần trong ngày và có thể được thực hiện qua đêm với một hệ thống tự động.
Việc loại bỏ dịch không mong muốn hoặc siêu lọc, xảy ra thông qua thẩm thấu, dung dịch lọc máu có nồng độ glucose cao gây ra áp suất thẩm thấu. Áp lực làm cho chất lỏng di chuyển từ máu vào chất thẩm tích.
Lọc màng bụng kém hiệu quả hơn thẩm phân máu do phải mất thời gian dài hơn, nhưng vẫn loại bỏ một lượng tổng chất thải, muối và nước tương đương như chạy thận nhân tạo.
Lọc màng bụng giúp bệnh nhân thoải mái hơn do có thể được thực hiện tại nhà thay vì đến các cơ sở y tế nhiều lần mỗi tuần. Trước khi bắt đầu lọc màng bụng, bệnh nhân cần một thủ thuật phẫu thuật nhỏ để đặt ống thông vào bụng.
Lọc màng bụng cấp cứu liên tục (CAPD) không cần máy móc, bệnh nhân hoặc người nhà có thể tự thực hiện. Chất lọc được để trong bụng tối đa 8 giờ và sau đó cần được thay thế bằng một liệu trình mới. Phương pháp này thực hiện mỗi ngày từ 4 đến 5 lần.
Lọc màng bụng theo chu kỳ liên tục (CCPD) hoặc lọc màng bụng tự động sử dụng máy để trao đổi chất lỏng thường được thực hiện mỗi đêm trong khi bệnh nhân ngủ. Mỗi phiên kéo dài từ 10 đến 12 giờ. Sau khi thực hiện một liều trình vào ban đêm, hầu hết mọi người đều giữ chất lỏng bên trong bụng vào ban ngày. Một số bệnh nhân có thể cần thực hiện các liệu pháp khác trong ngày.
Lọc màng bụng là một lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân không đủ sức khỏe để chạy thận nhân tạo thường xuyên, chẳng hạn như người già, trẻ sơ sinh và trẻ em. Phương pháp này có thể được thực hiện trong khi đi du lịch, vì vậy thường thuận tiện hơn cho những người hay di chuyển.
Chạy thận có thể gián đoạn hoặc liên tục. Trong khi một phiên lọc máu gián đoạn kéo dài đến 6 giờ, các liệu pháp thay thế thận liên tục (CRRT) được thiết kế để thực hiện 24 giờ tại đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).
Đôi khi lọc máu được thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn. Những đối tượng có thể cần được lọc máu tạm thời bao gồm:
Trong một số trường hợp, thận phục hồi và không cần điều trị thêm.
Lọc máu có thể giúp bệnh nhân bị suy thận nhưng chắc chắn sẽ không hiệu quả như thận bình thường. Bệnh nhân được lọc máu cần phải chú ý hơn việc ăn uống và cần phải uống thuốc hỗ trợ điều trị. Nhiều người đã lọc máu có thể làm việc, và sinh hoạt bình thường miễn là vẫn thực hiện điều trị lọc máu định kỳ.
Phụ nữ chạy thận thường gặp khó khăn khi mang thai do sẽ có một lượng chất thải trong cơ thể cao hơn so với người có thận bình thường. Điều này gây cản trở khả năng sinh sản. Khi đó phụ nữ có thai có thể sẽ cần lọc máu nhiều lần hơn trong thai kỳ. Nếu được ghép thận thành công, khả năng sinh sản sẽ trở lại bình thường. Lọc máu có một số ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, nhưng ít hơn so với nữ giới.
Suy thận mãn tính xảy ra dần dần. Ngay cả khi chỉ một bên thận hoạt động, hay cả hai thận chỉ hoạt động một phần, vẫn có thể thực hiện chức năng thận bình thường. Tình trạng này có thể diễn ra trong một thời gian dài trước khi các triệu chứng của tình trạng suy thận xuất hiện.
Các triệu chứng suy thận biểu hiện khác nhau ở mỗi người khiến cho việc chẩn đoán suy thận sớm trở nên khó khăn hơn. Các triệu chứng của suy thận có thể bao gồm:
Chấn thương bất ngờ có thể gây suy thận. Khi đó, các triệu chứng có xu hướng xuất hiện và tiến triển nhanh hơn.
Thiếu máu thường gặp ở những người mắc bệnh thận mãn tính xảy ra khi mức độ erythropoietin (EPO) thấp. EPO là một sản phẩm của thận giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu.
Những bệnh nhân lọc máu có thể gặp các triệu chứng như:
Huyết áp thấp, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường;
Vấn đề về giấc ngủ, đôi khi do ngứa, tê chân hoặc do vấn đề hô hấp (ngưng thở khi ngủ);
Quá tải dịch lỏng vì vậy bệnh nhân phải dung nạp một lượng chất lỏng cố định mỗi ngày;
Nhiễm trùng hoặc phồng rộp tại vùng can thiệp để lọc máu;
Trầm cảm và rối loạn tâm trạng.
Suy thận là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Ở những người bị suy thận mãn tính, thận không có khả năng phục hồi, lọc máu có thể cải thiện tình trạng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ lên đến 20 năm hoặc hơn.
Bạn đang xem bài viết Cập Nhật Quy Trình Chạy Thận Nhân Tạo Của Bộ Y Tế Theo Đúng Tiêu Chuẩn Thế Giới trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!