Cập nhật thông tin chi tiết về Cấu Tạo Và Chức Năng Của Nhân Tế Bào mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhân tế bào là bào quan tối quan trọng trong tế bào sinh vật nhân chuẩn hay còn gọi là tế bào nhân thực. Nó chứa các nhiễm sắc thể của tế bào, là nơi diễn ra quá trình nhân đôi DNA và tổng hợp RNA. Mỗi tế bào có chứa một thể nhỏ hình cầu hoặc hình trứng gọi là nhân. Ở một số tế bào, nhân thường có vị trí khá cố định là trung tâm tế bào, ở một số tế bào khác nó lại tự do di động và có thể thấy ở bất kỳ chỗ nào.
Chức năng của nhân tế bào
Nhân có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình xảy ra trong tế bào. Nó chứa các yếu tố di truyền hoặc là các gen xác định tính trạng của tế bào ấy hoặc của toàn bộ cơ thể, nó điều hòa bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhiều mặt hoạt tính của tế bào. Nhân tách biệt với tế bào chất bao quanh bởi một lớp màng kép gọi là màng nhân. Gọi là màng kép vì màng nhân có cấu tạo từ hai màng cơ bản. Màng nhân dùng để bao ngoài và bảo vệ DNA của tế bào trước những phân tử có thể gây tổn thương đến cấu trúc hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của DNA. Màng nhân điều hòa sự vận chuyển chất từ tế bào chất vào nhân và ngược lại. Trong quá trình hoạt động, phân tử DNA được phiên mã để tổng hợp các phân tử RNA chuyên biệt, gọi là RNA thông tin (mRNA). Các mRNA được vận chuyển ra ngoài nhân, để trực tiếp tham gia quá trình tổng hợp các protein đặc thù. Ở các loài sinh vật nhân sơ, các hoạt động của DNA tiến hành ngay tại tế bào chất (chính xác hơn là tại vùng nhân).
Sơ đồ cấu tạo của nhân tế bào
a, Cấu tạo Màng nhân
Màng nhân ngăn cách nhân với tế bào chất bọc xung quanh nhân. Màng nhân gồm 2 lớp màng (và đó là những túi, những tế bào chứa). Một màng hướng vào nhân gọi là màng trong, một màng hướng vào tế bào chất gọi là màng ngoài. Màng nhân có cấu trúc không liên tục, nó có nhiều lỗ hình trụ, qua đó mà tế bào chất thông với nhân. Hệ thống lỗ có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất. Vì các chất thấm qua lỗ là kết quả hoạt động tích cực của các chất chứa trong lỗ. Ngoài ra, hệ thống lỗ còn có chức năng nâng đỡ và cố định màng nhân. Màng nhân tham gia vào quá trình tổng hợp và chuyên chở các chất, tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein vì mặt ngoài của màng nhân có đính các thể ribosome.
b, Các thành phần của dịch nhân
Dịch nhân là bộ phận vô hình, trong suốt. Thành phần của dịch nhân gần giống như chất nền ngoại bào, có nhiều men và muối vô cơ. Trong dịch nhân có hạch nhân và chất nhiễm sắc.
c, Cấu tạo của hạch nhân
Trong thời kỳ tế bào không phân chia (gian kỳ), bao giờ chúng ta cũng quan sát thấy hạch nhân. Ở tiền kỳ, hạch nhân hoà tan vào trong nhân và biến mất; đến đầu mạt kỳ, hạch nhân lại xuất hiện ở dạng các thể dính với nhiễm sắc thể và đến gian kỳ tiếp theo, hạch nhân được hình thành trở lại. Hạch nhân thường có dạng hình cầu, nhưng cũng có thể biến đổi. Độ lớn của hạch nhân thay đổi tuỳ theo trạng thái sinh lý của tế bào, chủ yếu là tuỳ thuộc vào cường độ tổng hợp protein. Ở tế bào mà cường độ tổng hợp protein mạnh thường hạch nhân lớn hoặc nhiều hạch nhân và ở tế bào cường độ tổng hợp protein yếu thì ngược lại. Hạch nhân tổng hợp ARN ribosom rARN, giúp việc tạo ribosom, có vai trò quan trọng trong những tế bào sản ra nhiều protein.
d, Cấu trúc của chất nhiễm sắc
Chất nhiễm sắc (chromatine) Khi quan sát tế bào đã được nhuộm màu, người ta thấy các cấu trúc chứa chất nhiễm sắc, đó là những chất có tính bắt màu đặc biệt đối với một số thuốc nhuộm. Ta có thể quan sát thấy từng sợi hay búi nằm trong nhân và làm thành mạng lưới. Các búi chất nhiễm sắc được gọi là tâm nhiễm sắc (chromocentre hoặc caryosome). Cấu trúc của chất nhiễm sắc có thể thay đổi ở các tế bào khác nhau của cùng 1 cơ thể, hoặc ở tế bào cùng loại của các cơ thể khác nhau. Bản chất của chất nhiễm sắc là các ADN của nhiễm sắc thể (chromosome) ở dạng tháo xoắn. Nhiễm sắc thể có hình dáng và kích thước đặc trưng chỉ ở kỳ giữa (metaphase) của sự phân bào. Nhiễm sắc thể gồm có ADN, các protein histone và các protein không histone của nhiễm sắc thể. Cả 3 thành phần gộp lại là chất nhiễm sắc. Như vậy, cấu trúc chất nhiễm sắc của nhân ở gian kỳ chính là nhiễm sắc thể ở kỳ phân chia, nhưng ở trạng thái ẩn.
Thân ái!
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Màng Tế Bào
Hình hiển vi điện tử cho thấy màng tế bào là một màng mỏng, khoảng 100A 0 gồm hai lớp sẫm song song kẹp giữa là một lớp nhạt. Mỗi lớp dày khoảng từ 25 đến 30 A 0. Lớp nhạt là lớp phân tử kép lipit còn hai lớp sẫm là do đầu của các phân tử prôtêin lồi ra khỏi lớp phân tử kép lipit tạo nên.
Màng lipit có thành phần cấu trúc và đặc tính cơ bản như sau :
Về thành phần hóa học, lipit màng được chia làm hai loại :
Tính chất chung của hai loại là mỗi phân tử đều có một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước. Đầu ưa nước quay ra ngoài tế bào hoặc và trong tế bào để tiếp xúc với nước của môi trường hoặc của bào tương, còn đầu kỵ nước thì quay vào giữa, nơi tiếp giáp của hai phân tử lipit. Tính chất dấu đầu kỵ nước này đã làm chomàng luôn luôn có xu hướng kết dính các phân tử lipit với nhau để cho đầu kỵ nước ấy khỏi tiếp xúc với nước, và lớp phân tử kép lipit còn khép kín lại tạo thành một cái túi kín để cho tất cả các đầu kỵ nước được dấu kín khỏi nước. Nhờ tính chầt này mà màng lipit có khả năng tự động khép kín, tái hợp nhanh mỗi khi bị mở ra, xé ra hay tiếp thu một bộ phận màng lipit mới vào màng.
Hình 3.7. Cấu trúc phân tử phospholipid
Các loại phân tử này xếp xen kẽ với nhau, từng phân tử có thể quay xung quanh chính trục của mình và đổi chỗ cho các phân tử bên cạnh hoặc cùng một lớp phân tử theo chiều ngang. Sự đổi chỗ này là thường xuyên, chúng còn có thể đổi chỗ cho nhau tại hai lớp phân tử đối diện nhau nhưng rất hiếm xảy ra so với đổi chỗ theo chiều ngang. Khi đổi chỗ sang lớp màng đối diện photpholipit phải cho phần đầu ưa nước vượt qua lớp tiếp giáp kỵ nước giữa hai lá màng cho nên cần có sự can thiệp của một hoặc một số prôtêin màng.
+ Cholesterol :
Màng sinh chất của Eukaryota bao giờ cũng có thêm một lipit steroit trung tính; Cholesterol. Màng Prokaryota không có cholesterol. Cholesterol là một loại phân tử lipit nằm xen kẽ các photpholipit và rải rác trong hai lớp lipit của màng. Cholesterol chiếm từ 25 đến 30% thành phần lipit màng tế bào và màng tế bào là loại màng sinh chất có tỉ lệ Cholesterol cao nhất, màng tế bào gan tỉ lệ Cholesterol còn caohơn : 40% trên lipit toàn phần. Thành phần còn lại của lipit màng là glycolipit (khoảng 18%) và acid béo kỵ nước (khoảng 2%).
– Các phân tử prôtêin màng tế bào :
Gọi là xuyên màng vì phân tử prôtêin có một phần nằm xuyên suốt màng lipit và hai phần đầu của phân tử thì thò ra hai phía bề mặt của màng.
Về ví dụ prôtêin xuyên màng có thể kể:
– Glycophorin : một loại prôtêin xuyên màng có phần kỵ nước xuyên màng ngắn.
Chuỗi polypeptit có đuôi cacboxyl ưa nước quay và trong bào tương, có thể tham gia vào việc liên kết với các prôtêin khác bên trong màng. Các glycophorin có thể mang các tên phân tử khác nhau. Chức năng của chúng cũng đa dạng như chức năng của lớp áo tế bào.(sẽ nói rõ hơn ở phần sau)
– Prôtêin band3 xuyên màng: loại này được nghiên cứu đầu tiên ở màng hồng cầu. Đó là một phân tử prôtêin dài, phần kỵ nước xuyên trong màng rất dài, lộn vào lộn ra tới 6 lần.
– Prôtêin màng ngoại vi
Loại này chiếm khoản 30% thành phầìn prôtêin màng gặp ở mặt ngoài hoặc mặt trong tế bào. Chúng liên kết với đầu thò ra hai bên màng của các prôtêin xuyên màng. Kiểu liên kết này được gọi là hấp phụ, không phải là liên kết cộng hóa trị mà bằng lực tĩnh điện hay bằng các liên kết kỵ nước.
Lấy ví dụ ở hồng cầu: Fibronectin làprôtêin ngoại vi, ở phía ngoài màng còn actin,spectrin, ankyrin, Band4.1 thì ở phía trong màng.
Nhiều prôtêin màng ngoại vi khác cũng đã được phát hiện ở phía ngoài màng, chúng tham gia cùng các oligosaccarit có mặt trong lớp áo tế bào hoặc dưới lớp áo tế bào, đõng các vai trò khác nhau.
– Cacbonhydrat màng tế bào
Glycolipit cũng vậy, có phần cacbonhydrat quay ra phía ngoài tế bào cũng liên kết với một acid gọi là gangliosit cũng mang điện âm và góp phần cùng với các glycoprôtêin làm cho hầu hết các mặt ngoài của hầu hết tế bào mang điện tích âm.
Cả 3 thành phần: lipit màng, prôtêin xuyên màng và prôtêin ngoại vi cùng với cacbonhydrat glycosyl hóa tạo nên một lớp bao phủ tế bào gọi là áo tế bào (cell coat).
Tính chất chung là như vậy nhưng từng vùng, từng điểm một, thành phần và cấu trúc rất khác nhau tạo nên các trung tâm các ổ khác nhau phụ trách các chức năng khác nhau như nhận diện, đề kháng, truyền tin, vận tải … Điều chú ý là prôtêin bào tương không có glycosyl hóa. Ở vi khuẩn Eubacteria hầu như không có glycosyl hóa.
Sự hình thành màng tế bào : màng chỉ được sinh ra từ màng.
Màng tế bào được nhân lên mạnh nhất là trước lúc phân bào khi bào tương nhân đôi thì màng tế bào nhân đôi đủ cho hai tế bào con. Bào quan trực tiếp tổng hợp nên màng mới là lưới nội sinh chất có hạt. Màng lipit do màng lưới nội sinh chất không hạt tổng hợp, prôtêin màng do các ribosom bám trên lưới nội sinh chất có hạt tổng hợp. Nguồn gluxit lấy từ bào tương và một phần không nhỏ do các túi gôngi cung câp thông qua các túi tiết và các túi thải chất cặn bã.
2. Chức năng chung của màng tế bào
– Bao bọc tế bào, ranh giới giữa tế bào và môi trường- Là hàng rào cho phép vật chất qua lại màng theo hai cơ chế thụ động và chủ động
– Truyền đạt thông tin bằng các tín hiệu hóa học và vật lý học
+ Nhận diện : nhận diện tế bào quen, lạ, kẻ thù
+ Kích thích hoặc ức chế tiếp xúc giữa các tế bào, tế bào với cơ chấtLàm giá thể cho các enzym xúc tác các phản ứng sinh học các loại trên màng, cố định các chất độc dược liệu, virut, đề kháng bằng các cấu trúc trên màng.
– Vi khuẩn gam âm: có hai lớp màng. Màng trong là màng tế bào phụ trách vận chuyển chủ động chính. Màng ngoài cho phép thấmcác chất có trọng lượng phân tử lớn từ 1000 trở lên. Chứa prôtêin tên là porin tạo nên các kênh vận chuyển các phân tử ấy. Ngoài còn liên kết với nhiều oligosaccarit và lipit. Sự liên kết này khác nhau tùy loài.
– Giữa hai lớp màng là khoảng gian màng chứa peptidoglycan, các prôtêin và oligosaccarit làm cho tế bào trở nên cứng. Khoảng gian màng này chứa các prôtêin do bào tiết ra.
– Peptidoglycan được cấu trúc bởi các polymer tuyến tính của disaccarit N-acetyl glucosamin – N – acetylmuramic -axit. Các chuỗi này liên kết chéo với nhau bởi các peptit nhỏ chứa cả D- amino – axitvà L- amino – axit thường gặp ở trong cácprôtêin
Hình 3.8. Cấu trúc màng prokaryota
– Vi khuẩn gam dương : vi khuẩn gam + như Bacillus polymyxa chỉ có một lớp màng plasma photpholipit, không có màng ngoài và khỏang gian màng. Peptidoglycan của chúng dày hơn ở gam âm và vi khuẩn tiết prôtêin thẳng ra môi trường.
Tế Bào Nhân Sơ Là Gì? Cấu Tạo Và Đặc Điểm Của Tế Bào Nhân Sơ
Số lượt đọc bài viết: 14.852
Tế bào nhân sơ có nhiều nét tương đồng cùng với tế bào nhân thực nhưng đơn giản hơn. Về cơ bản cấu tạo của hai dạng tế bào này có sự khác nhau khá rõ rệt. Trong sinh học tế bào nhân sơ là gì? – Bạn có thể hiểu tế bào nhân sơ chính là các vi khuẩn, vi sinh vật với cấu tạo tế bào đơn giản nhất.
Tế bào nhân sơ là gì? – Tế bào nhân sơ là tế bào của các sinh vật nhân sơ hay sinh vật nguyên thủy, sinh vật tiền nhân. Đây chính là tế bào không có màng nhân trên các nhóm sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên không hẳn sinh vật nhân sơ nào cũng không có màng nhân. Một số loài Planctomycetales có ADN được bao bọc trong màng đơn.
Tế bào nhân sơ không có cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote cũng như các bào quan. Màng sinh chất chính là nơi thực hiện các chức năng của các bào quan như lục lạp, ti thể, bộ máy Golgi. Sinh vật nhân sơ sẽ được cấu tạo với ba vùng cấu trúc: Tiêm mao, tiên mao (flagella), các protein bám trên bề mặt tế bào, lông nhung. thành tế bào và màng sinh chất, vỏ tế bào bao gồm capsule. Các ribosome và các thể vẩn (inclusion body), vùng tế bào chất có chứa ADN genome.
Cấu tạo của tế bào nhân sơ là gì?
Cấu tạo của tế bào nhân sơ là gì? – Cấu tạo của tế bào nhân sơ khá đơn giản. Hầu hết các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của các loại vi khuẩn là peptidoglycan. Thành phần hóa học này được cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn.
Thành của tế bào sẽ quyết định đến hình dạng của tế bào đó. Vi khuẩn được chia thành 2 loại nhờ thành phần hóa học và cấu trúc của thành tế bào. Cụ thể hơn vi khuẩn sẽ được chia thành hai loại Gram dương và Gram âm.
Lớp màng sinh chất được cấu tạo ở bên dưới thành tế bào. Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép protein và photpholipit. Tại một số vi khuẩn phần bên ngoài của thành tế bào còn được cấu tạo thêm lớp vỏ nhầy. Lớp vỏ này có tác dụng giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh.
Vi khuẩn tế bào nhân sơ còn có cả cấu tạo lông và roi ở một số loài. Chức năng chính của lông là trở thành thụ thể tiếp nhận các virus. Ngoài ra nó còn có công dụng vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp. Đối với một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. Chức năng của Roi chính là giúp vi khuẩn di chuyển.
Về cấu tạo tế bào chất sẽ nằm giữa vùng nhân và màng sinh chất. Với hai thành phần chính là ribôxôm cùng một số cấu trúc khác cùng bào tương. Bào tương chính là một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau.
Ribosome được cấu tạo từ prôtêin là bào quan , ARN và không có màng bao bọc. Riboxom sẽ tổng hợp nên các loại protein của tế bào. Bình thường kích thước của Riboxom tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực.
Cấu tạo của tế bào nhân sơ cũng không có các bào quan với màng bọc và phần khung tế bào. Tế bào chất của vi khuẩn cũng không có hệ thống nội màng. Điều này chính là một trong những khác biệt lớn so với cấu tạo của sinh vật tế bào nhân thực.
Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ là gì?
– Chưa có nhân hoàn chỉnh
– Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
– Kích thước nhỏ chỉ khoảng 1 – 5 mm (bằng 1/10 kích thước tế bào nhân thực)
– Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:
+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.
+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.
Cách sinh sản của tế bào nhân sơ là gì?
Cách sinh sản của tế bào nhân sơ là gì? – Tế bào nhân sơ sinh sản theo con đường sinh sản vô tính. Chính xác hơn thì chúng sinh sản qua quá trình phân đôi tế bào. Ở một số loại sinh vật nhân sơ tế bào em sẽ kéo dài rồi mới tiến hành phân chia sinh sản. Cũng có loài các tế bào con sẽ được tách phân đôi sau đó mới tiếp tục lớn lên.
Sinh sản và phân chia tế bào đối với tế bào nhân thực diễn ra rất nhanh chóng. Tốc độ sinh sản trung bình của vi khuẩn trong vòng 6 giờ là 250.000 tế bào mới. Có thể tính ra cứ 20 phút chúng lại tiến hành phân đôi một lần. Tốc độ sinh sản nhanh chóng này cũng mang đến nhiều tai họa cho nhân loại.
Tu khoa lien quan:
tại sao gọi là tế bào nhân sơ
đại diện của tế bào nhân sơ
bài 7 tế bào nhân sơ lớp 10
sơ đồ tư duy tế bào nhân sơ
đặc điểm của tế bào nhân sơ
kích thước tế bào nhân sơ
bảng cấu tạo tế bào nhân sơ
tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Please follow and like us:
Thành Tế Bào (Cấu Tạo Và Chức Năng)
Tế bào thực vật được bao bọc bởi những thành tế bào, các thành này nằm ngoài màng sinh chất và là tổ hợp đơn giản của gluxit. Đã từ lâu, các nhà sinh học biết tế bào thực vật, nấm và phần lớn các vi khuẩn có thành dày và chất giàu gluxit.
Nhưng chỉ những năm gần đây người ta mới nhận thấy rằng tế bào động vật cũng có gluxit ở mặt ngoài của chúng. Các gluxit ở tế bào động vật không tạo nên thành của tế bào, tuy nhiên chúng hoạt động như những
nhóm phía ngoài không phụ thuộc vào một số lipid và ptotein màng. Mặc dầu không liên hệ với nhau, các nhóm gluxit này thường được mô tả là “vỏ” tế bào và “vỏ” này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định một số đặc tính của tế bào. Sự có mặt của gluxit trên bề nặt ngoài của các tế bào làm xuất hiện các đặc tính chung của chúng.
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt: một bên là thành tế bào dễ nhận thấy, dày và tương đối cứng của thực vật, nấm và vi khuẩn. Bên kia là lớp “vỏ” khó thấy, mỏng và mềm của tế bào động vật.
– Thành tế bào thực vật, nấm và vi khuẩn: thành tế bào thực vật, nói chung, không được coi là một phần của màng sinh chất, mặc dầu nó là sản phẩm của tế bào. Thành phần cấu trúc cơ bản của thành tế bào là loại polysaccharide tổng hợp – cellulose – có cấu trúc dạng sợi. Sợi cellulose gắn với nhau nhờ khuôn của các dẫn xuất gluxit khác, trong đó, có pectin và hemicellulose. Khuôn này không hoàn toàn lấp đầy các khoảng trống
giữa các sợi và chúng cho phép nước, không khí, các chất hoà tan đi qua thành tế bào một cách tự do.
Phần đầu tiên của thành tế bào do tế bào trẻ đang phát triển tạo ra gọi là thành sơ cấp. Nơi thành của 2 tế bào chạm nhau, lớp giữa chúng được gọi là tấm trung gian sẽ gắn chúng với nhau. Pectin một polysaccharide tổng hợp trong dạng pectatecanxi là cấu trúc cơ bản của tấm trung gian. Nếu pectin bị hoà tan, tế bào sẽ kém liên kết chặt chẽ với nhau. Ví dụ: khi quả chín, pectatecanxi chuyển hoá một phần thành dạng khác dễ hoà tan hơn, các tế bào trở nên mềm hơn.
Tế bào của các mô mềm ở thực vật chỉ có thành sơ cấp và tấm trung gian giữa các tế bào. Sau khi ngừng phát triển, các tế bào tạo phần gỗ cứng hơn và các lớp tiếp tục phát triển để hình thành nên thành thứ cấp.
Thành thứ cấp thường dày hơn thành sơ cấp và được cấu tạo từ các lớp rất chặt hoặc tấm. Sợi cellulose của mỗi sợi tấm nằm song song với nhau và có góc 60 – 900 với sợi của tấm bên cạnh. Ngoài cellulose, thành thứ cấp còn chứa các chất khác như lignin làm cho chúng chắc hơn.
Trên thành tế bào có những cầu nối, qua đó, các tế bào cạnh nhau liên hệ với nhau gọi là, cầu sinh chất (plasmadesmata). Có 2 dạng:
+ Dạng thứ nhất là các đường ống qua màng, qua đó nguyên sinh chất của từng tế bào riêng biệt trong một cơ thể thực vật đa bào liên kết và trao đổi với nguyên sinh chất của tế bào khác. Các nguyên sinh chất liên kết với nhau thành một hệ thống gọi là hợp bào (symplaste). Phần lớn sự trao đổi chất giữa các tế bào như trao đổi đường và acid amino thường xảy ra qua cầu sinh chất của hợp bào.
+ Dạng thứ 2 gọi là lõm, đó là vật cản có tính thấm chọn lọc do thành sơ cấp tạo nên.
Thành tế bào của nấm và các vi khuẩn được cấu tạo từ chitin (thực vật từ cellulose) là dẫn xuất của amino glucosamine. Ở vi khuẩn, thành tế bào có chứa vài dạng cơ chất hữu cơ thay đổi theo từng nhóm. Phản ứng đặc biệt của các cơ chất hữu cơ này đối với các chất nhuộm màu là dấu hiệu để phân loại vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.
Nhờ có thành tế bào mà tế bào thực vật, nấm và vi khuẩn không bị vỡ ở môi trường ngoài rất loãng (nhược trương). Ở môi trường này tế bào phồng lên do áp lực trương và sẽ ép vào thành tế bào. Áp lực trương trên thực tế còn làm cho cấu trúc cơ học của cây xanh mạnh hơn (hình 9.11).
– Glucocalix: ở tế bào động vật, gluxit (chính là olygosaccharide) đã gắn vào protein hoặc lipid ở mặt ngoài tế bào tạo thành glycoprotein và glucolipid. Sự liên kết giữa oligosaccharide với protein và lipid ở mặt ngoài tế bào động vật như vậy được gọi là glycocalix (hình 9.12).
Theo những nghiên cứu mới nhất thì glycocalix chính là điểm nhận biết trên bề mặt tế bào, tạo cho nó khả năng tương tác với các tế bào khác. Ví dụ: khi trộn tế bào gan và thận riêng rẽ trong môi trường nuôi cấy, các tế bào gan sẽ nhận biết nhau và sẽ tái kết hợp, các tế bào thận cũng sẽ tách ra và tái kết hợp.
Sự nhận biết của các tế bào trong quá trình phát triển phôi và cả sự kiểm soát quá trình phát triển của tế bào cũng phụ thuộc vào glycocalyse.
Ngày nay, người ta còn cho rằng sự nhận biết của tế bào vật chủ ở vi rút có lẽ cũng phụ thuộc vào glucocalix. Và glucocalix của tế bào ngoại lai chính là dấu hiệu để phần tử kháng thể của hệ miễn dịch dùng để nhận biết vật gây bệnh.
Bạn đang xem bài viết Cấu Tạo Và Chức Năng Của Nhân Tế Bào trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!