Cập nhật thông tin chi tiết về Cấu Trúc, Nhiệm Vụ Và Chức Năng Sinh Lý Của Da mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Người trưởng thành có diện tích da khoảng 2m 2, tương ứng với 5% khối lượng toàn cơ thể và tiếp nhận chừng 1/3 lượng máu da là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất. Dưới kính hiển vi, da gồm có nhiều lớp, nhưng có thể chia làm 3 lớp chính:
Màng chất béo bảo vệ: Là sản phẩm tiết của tuyến bã nhờn. Bề dày 0,1 – 0,4 micromet, có cấu tạo không đều, tác dụng giữ cho da trơn và bảo vệ tránh những tác động của môi trường xung quanh. Lớp này hầu như không ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc vì bản chất là chất béo và chứa cholesterol có thể tan trong tá dược thân dầu và nhũ hóa được các chất lỏng phân cực, các dung dịch thuốc nước. Lớp này dễ bị rửa sạch bởi xà phòng và các dung môi hữu cơ.
Lớp sừng (Stratum comeum) còn gọi là lớp đối kháng hay hàng rào bảo vệ. Lớp này được cấu tạo bởi 20 – 30 lớp tế bào chết. Bên ngoài là lớp tế bào bong lóc, bên trong là lớp sừng liên kết, bền chặt. Ở trạng thái bình thường lớp này chứa 10 – 20% nước, khi hút thêm nước sẽ trương nở và mềm ra.
Bề dày của lớp sừng không giống nhau trên cùng cơ thể. Nơi mỏng nhất khoảng 9 micromet. Chỗ dày nhất như mu bàn chân tới 800 micromet, trung bình từ 20 – 40 micromet.
Lớp sừng được gọi là hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của các chất từ bên ngoài vào da. Khi loại bỏ lớp hàng rào này, mức độ và tốc độ hấp thu sẽ tăng lên đáng kể.
Lớp mỡ dưới dạng sừng lớp biểu bì -Tuyến bã nhờn
Lớp sừng có thể giữ lại một phần dược chất vì vậy người ta lợi dụng điều này chế các chế phẩm bảo vệ da, tác dụng tại chỗ, cũng như các chế phẩm có tác dụng kép (coi lớp sừng như một kho dự trữ và giải phóng thuốc dần dần).
Chẳng hạn như khi nghiên cứu sự hấp thu qua da của íluocinolon acetonid (biệt dược Flucinar, Sinalar), Visker nhận thấy: Sau khi sử dụng thuốc 3 tuần, tác dụng co mạch do thuốc gây ra vẫn còn Nhưng nếu loại bỏ lớp sừng thì cũng không còn hiện tượng co mạch nữa, chứng tỏ íluocinolon acetonid được giữ lại trong một thời gian dài ở trong lớp sừng
Với acid salicylic và carbionaxamin, khi làm thực nghiệm trên chuột cống, người ta cũng thấy chúng tích lũy trong lớp sừng 13 ngày sau khi dùng thuốc qua da. Nếu loại lốp sừng thì lượng thuốc hấp thu qua da của cả hai dược chất đều tăng lên.
Đặc biệt đáng chú ý là các hợp chất phospho hữu cơ có khả năng tích lũy rất nhiều trong lớp sừng. Ví dụ: Với parathion là 80 ngày, với dacthal tới 112 ngày. Đây cũng là một hình thức tự bảo vệ của cơ thể để tránh ngộ độc.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy nhiều hợp chất khác cũng tích lũy ở lớp sừng theo những mức độ khác nhau. Chẳng hạn như: Hydrocortison, betamethason, griseofulvin, natri íusidat…
Yamada và cộng sự khi nghiên cứu sự hấp thu qua da của Molsidomin (thuốc giãn mạch) đã nhận xét: Sự hấp thu thuốc qua da đã loại bỏ lớp sừng lớn hơn 900 lần so với da còn nguyên vẹn. Các tác giả cũng đã nghiên cứu sử dụng nhiều chất phụ nhằm mục đích hạn chế hoặc loại bỏ khả năng đối kháng của lớp sừng, tạo điều kiện cho dược chất thấm với mức độ và tốc độ cao hơn. Vấn đề này sẽ còn được đề cập trong những chương sau.
Trung bì (Chân bì, derma, corium): Tổ chức liên kết cấu tạo bởi các sợi protein thân nước (collagen, elastin và reticulin). Lớp này có bề dày chừng 3 – 5mm, nối thượng bì với hạ bì, có hệ thống mạch máu nuôi dưỡng thượng bì và cho hoạt chất thân nước đi vào các lớp trong da.
Hạ bì (Hypoderma): Tổ chức mỡ nối liền với cơ thể đồng thời luôn nối thông ra ngoài qua các bao lông và các tuyến mồ hôi, dễ cho các dược chất thân đầu đi qua.Ngoài ra, còn có các phần phụ của da:
Nang lông: Lông đi qua các khe thượng bì rồi cắm sâu vào chân bì xung quanh bao lông cấu tạo bởi các tế bào đồng tâm. Phần chân lông và nang lông gắn với tuyến chứa các chất giàu lipid đã được nhũ hóa. Dược chất thân dầu có thể đi qua bao lông vào thẳng chân bì. Tuy nhiên ở người chỉ có khoảng 40 – 70 nang lông/cm2 (chiếm 1 r 2% diện tích bề mặt da) vì vậy sự hấp thu thuốc qua đường này hầu như không đáng kể. Loài giấm nhấm (chuột) có tới 4000 nang lông /1 cm2 nên thuốc hấp thu qua đường nang lông tốt hơn da người.
Tuyến mồ hôi: Cũng đi từ chân bì tới bề mặt da nhưng hình như không có ảnh hưởng đáng kể tới sự hấp thu thuốc qua da. Có khoảng 250 tuyến mồ hôi/1 cm2.
Nói chung, tổng số các phần phụ chỉ chiếm khoảng 0 1% tổng diện tích của da. Vì vậy, con đường hấp thu qua các bộ phận phụ của da chỉ là thứ yếu.
Có thể nói là da đã giữ nhiều nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Đứng về phương diện hấp thu thuốc qua da, chỉ chú ý tới chức năng dự trữ và bảo vệ của da.
Chức năng cơ học: Chủ yếu do lớp chân bì (Derma) đảm nhận, nó làm cho da trở nên dẻo dai và linh động. Ở người già, da kém bền hơn.
+ Bảo vệ vi sinh vật: Lớp sừng được coi như hàng rào bảo vệ sự xâm nhập của vi sinh vật. Tuy nhiên, các vi cơ vẫn có thể xuyên qua và gây tổn thương lớp sừng và các lớp bẩn bên trong, gây nên các viêm nhiệm. Môi trường hơi acid (pH 4,2 – 5,6) của tuyến bã nhờn và chất bài tiết có khả năng giúp cho da ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bản thân da cũng triệt ra các acid béo có mạch carbon ngắn có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.
Bảo vệ hóa học: Lớp sừng rất ít cho thấm qua các hóa chất.
Bảo vệ các tia: Nếu da người phơi ra ánh nắng mặt trời, tia cực tím trong vùng 290 – 400 nm rất dễ bị tổn thương.
Da Và Cấu Tạo Sinh Lý Của Da
I. Các chức năng cơ bản của da
– Cơ quan miễn dịch giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng – Hàng rào bảo vệ – Duy trì sự nguyên vẹn của da nhờ cơ chế sửa chữa – Cơ quan dinh dưỡng – Vai trò giao tiếp với môi trường bên ngoài và bên trong – Cơ quan điều nhiệt – Vai trò giao tiếp giữa người với người
II. Cấu tạo sinh lý
Da bao gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì
1. Thượng bì (biểu bì)
Dày khoảng 0,2mm, có độ dày khác nhau từng vùng. Dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở vùng quanh mắt.
Thượng bì gồm các lớp : lớp đáy, lớp gai, lớp hạt và lớp sừng. Trong đó bao gồm các thành phần : keratinocyte, melanocyte, tế bào merkel, tế bào Langerhans và dây thần kinh cảm giác.
2. Trung bì (còn gọi là lớp bì)
Bì là mô liên kết, nâng đỡ biểu bì và gắn kết biểu bì với hạ bì. Bề dày của bì khác nhau tùy vùng cơ thể, dày tối đa 4mm ở da lưng.
Thành phần lớp bì: collagen, elastin, matrix, thụ thể thần kinh, mạch máu, tuyến mồ hôi, nang lông, tuyến bã.
Trong đó, collagen chiếm 80% lớp bì, có tác dụng làm da săn chắc. Sau 20 tuổi, collagen giảm 1%/ năm, việc đi nắng, ô nhiễm, stress sẽ làm giảm nhiều hơn do tăng kích thích và ức chế quá trình tổng hợp.
3. Hạ bì
Lớp này nằm dưới lớp trung bì, có chứa nhiều mỡ nên còn được gọi là mô mỡ dưới da. Lớp này đóng vai trò quan trọng như một tấm nệm giúp bảo vệ cơ bắp và các cơ quan bên trong, giữ nhiệt.
Mô mỡ có độ dày mỏng khác nhau tùy vị trí. Dày nhất ở vùng bụng, ngực, mông, đùi. Mỏng nhất ở vùng mí mắt, mũi, môi.
Mô mỡ của nữ dày hơn nam, nên cơ thể phụ nữ có đường cong uyển chuyển đẹp mắt. Và phụ nữ cũng dễ tăng cân béo phì hơn nam giới.
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Medcare Skin Centre
95/36 Bắc Hải, phường 15, quận 10, TP.HCM Hotlines: (028) 39 700 555 – 01245 115 115 Email: info@medcare.com.vn
Cấu Trúc Và Chức Năng Sinh Lý Của Cơ Quan Sinh Dục Gà Mái
Nghiên cứu quá trình tiến hoá của động vật nhận thấy, gia cầm có đặc điểm giống loài bò sát từ điểm xuất phát tiến hoá. Do đó, gia cầm có thụ tinh trong và sinh sản bằng cách đẻ trứng. Con trống có đôi tinh hoàn nằm trong cơ thể, cơ quan giao cấu ngoài (gai giao cấu) nằm trong lỗ huyệt. Con cái thoái hoá buồng trứng bên phải của hệ sinh dục, chỉ còn lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển. Âm hộ gắn liền với tử cung và cũng nằm trong lỗ huyệt, do đó lỗ huyệt đảm nhiệm 3 chức năng: chứa phân, chứa nước tiểu và cơ quan sinh dục gà mái (âm hộ).
Khi giao phối, gai giao cấu của con đục áp sát vào lỗ huyệt của con cái và phóng tinh vào âm hộ.
Buồng trứng
Buồng trứng nằm bên trái xoang bụng, được giữ bằng màng bụng. Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia cầm.
Ở gà 1 ngày tuổi có kích thước 1 – 2mm, khối lượng 0,03 g. Gà thời kỳ đẻ, buồng trứng hình chùm nho, chứa nhiều tế bào trứng, có khối lượng 45 – 55 g, khi gà đẻ thay lông và gà dò có khối lượng buồng trứng 5 g. Sự hình thành buồng trứng, kể cả các tuyến sinh dục (bộ sinh dục) xảy ra vào thòi kỳ đầu của sự phát triển phôi: phôi gà vào ngày thứ 3, vịt, ngỗng vào ngày thứ 4 và 5. Trong buồng trứng có chất vỏ và chất tuỷ. Bề mặt vỏ được phủ bằng một lớp biểu mô gồm các tế bào hình trụ. Dưới chúng có màng cứng liên kết mỏng, sau nó có hai lớp nang vói các tế bào trứng.
Chất tuỷ nằm ở góc buồng trứng và được cấu tạo từ mô liên kết với một lượng mạch máu và dây thần kinh lớn. Trong chất tuỷ có những khoang (lỗ hổng) được phủ bằng lớp biểu mô dẹt và tế bào kẽ. Gà có 4 – 5 giai đoạn tuổi: 0 – 6 (9); 7 (10); 19 (20); 21 – 25 và 26 – 66 (72) tuần tuổi. Mỗi lứa tuổi xảy ra những thay đoi về cấu trúc và chức năng của buồng trứng.
Chức năng buồng trứng
Chức năng của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của tế bào trứng có 3 thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín.
Thời kỳ tăng sinh
Trước khi bắt đầu đẻ trứng, trong buồng trứng gà mái đếm được 3500 – 4000 tế bào trứng (mỗi tế bào trứng có 1 noãn hoàng) nhìn thấy được qua soi kính lúp. Trên gà Leghom – 3800; gà Rốt – 3200; gà lai R X L – 3350 (Theo nghiên cứu của Trung tâm NCGC Vạn Phúc 1986). Ở Vịt thì ít hơn 1250 – 1500. Trong tế bào trứng (phần noãn hoàng) có nhân to với những hạt nhỏ và thể nhiễm sắc. Trong noãn hoàng có chứa nhân tế bào.
Thời kỳ sinh trưởng
Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ. Trong khoảng thời gian 3 – 14 ngày, lòng đỏ chiếm 90 – 95% khối lượng của tế bào trứng, thành phần gồm protit, photpholipit, mỡ trung hoà, các chất khoáng và vitamin. Đặc biệt lòng đỏ được tích luỹ mạnh vào ngày thứ 9 và 4 ngày trước khi trứng rụng. Lòng đỏ được bao bởi lớp màng (vỏ lòng đỏ) đàn hồi. Lòng đỏ sẫm được tích luỹ ban ngày đến nửa đêm; còn lòng đỏ sáng được tạo vào phần còn lại của ban đêm. Việc tăng quá trình sinh trưởng của tế bào trứng do ảnh hưởng của foliculin được chế tiết ở buồng trứng khi thành thục sinh dục. Vào cuối thời kỳ phát triển của tế bào trứng, giữa lòng đỏ chứa đầy limpho. Trong đó noãn hoàng bơi tự do và các cực của nó nằm thèo lực hướng tâm – cực anivan (cùng đĩa phôi) hướng lên trên, còn cục thực vật hướng xuống dưới. Đường kính lòng đỏ khoảng 35 – 40 mm.
Màu của lòng đỏ phụ thuộc vào sắc tố trong máu, vào thức ăn: carotenoit, caroten, xantofil. Khi gà ăn thức ăn chứa nhiều caretenoit thì lòng đỏ màu đậm.
Như vậy, tuỳ theo màu của lòng đỏ có thể xác định hàm lượng vitamin A của trứng được sử dụng để ấp, cũng chất lượng trứng ăn.
Thời kỳ chín của noãn hoàng (thời kỳ cuối hình thành trứng)
Sự rụng trứng
Tế bào trứng rời khỏi buồng trứng gọi là sự rụng trứng. Nang trứng chín do áp suất dịch nang tăng lên, dẫn tới phá vỡ vách nang tại vùng lỗ hở. Tế bào trứng cùng lúc đó roi vào túi lòng đỏ (chất nuôi dưỡng phôi thai sau này). Lúc lòng đỏ (chứa tế bào trứng) rơi vào xoang bụng, ngay lập tức được phễu của ống dẫn trứng hứng lấy và hút vào cuống phễu (phần tiếp với ống dẫn). Tinh trùng gặp tế bào trứng và thụ tinh tại đó.
Sự rụng trứng của gà chỉ xảy ra một lần trong ngày thường 30 giây sau khi đẻ trứng. Nếu gà đẻ trứng vào gần cuối buổi chiều (16 giờ) thì sự rụng trứng thực hiện vào sáng hôm sau. Trứng được giữ lại trong ống dẫn trứng làm đình trệ sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng của gà thường xảy ra từ 2 giờ – 14 giờ, còn ở vịt ngược lại từ 16 giờ – 2 giờ sáng (rụng và đẻ trứng vào ban đêm).
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: Điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm, v.v… Nếu thức ăn kém chất lượng, nhiệt độ không khí cao làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng. Ở các xí nghiệp chăn nuôi gà Lương Mỹ, Tam Dương vào mùa nóng (tháng 5 – 7) với nhiệt độ ngoài trời 35 – 40°c, sức đẻ trứng của gà sinh sản ISA đã giảm từ 15 – 20%. Thức ăn bị nhiễm nấm độc không những làm giảm sự rụng trứng mà còn giảm cả sự thụ tinh. Gà nhiễm bệnh virut hoặc vi trùng đường ruột cũng hạ thấp khả năng rụng trứng. Đàn gà của Xí nghiệp gà Tam Dương khi nhiễm bệnh CDR, tỷ lệ đẻ giảm từ 75% xuống còn 50 – 55%, thậm chí 30%…
Cơ chế điều hoà quá trình phát triển và rụng trứng
Các hormon hướng sinh dục của tuyến yên – FSH và LH kích thích sự sinh trưởng và chín của trứng. Còn nang trứng tiết ra Oestrogen trước khi rụng, kích thích hoạt động của ống dẫn trứng. Oestrogen ảnh hưởng lên tuyến yên ức chế tiết FSH, (Foliculo Stimulin Hormon) và LH (Luteino Stimulin Hormon). Như vậy tế bào trứng phát triển và chín chậm lại, làm ngưng rụng trứng khi trứng còn trong ống dẫn trứng hoặc tử cung (chưa đẻ).
Ở gà mái vào 2 tuần đầu của giai đoạn đẻ trứng thứ nhất (pha I: 25 – 45 tuần tuổi) thường mỗi cá thể gặp 2 – 3 lần đẻ trứng 2 lòng. Đó là do khi gà mái bắt đầu vào đẻ, hoạt động của FSH, LH mạnh, kích thích một lúc 2 tế bào trứng phát triển, chín và rụng. Ngoài ra LH chỉ tiết vào buổi tối, từ lúc bắt đầu tiết đến lúc rụng trứng 6 – 8 giờ. Vì vậy việc chiếu sáng bổ sung vào buổi tối làm chậm tiết LH dẫn đến giảm đi sự rụng trứng 3 – 4 giờ. Việc chiếu sáng bổ sung 3 – 4 giờ buổi tối thực chất để gà đẻ ổn định và tập trung vào khoảng 8 – 11 giờ. Nếu không bảo đảm đủ thời gian chiếu sáng 15 – 18 giờ/ngày, không những làm gà đẻ rải rác mà còn giảm năng suất trứng.
Như vậy điều hoà sự rụng trứng là do yếu tố thần kinh thể dịch ở tuyến yên và buồng trứng phụ trách. Ngoài ra còn có cả thần kinh cấp cao và vỏ bán cầu đại não tham gia vào quá trình này.
Ống dẫn trứng
Cấu tạo
Ống dẫn trứng là một phần hình ống, ở đó xảy ra việc thụ tinh tế bào trứng và kết thúc ở lỗ huyệt. Kích thước của ống dẫn trứng thay đổi theo tuổi và hoạt hoá chức năng hệ sinh dục. Khi thành thục sinh dục, ống dẫn trứng trơn, thẳng, có đường kính đồng nhất trên chiều dài ống dẫn. Sau khi đẻ quả trứng đầu tiên ống dẫn trứng của gà có chiều dài 68cm, khối lượng 77g. Khi chật đẻ, chiều dài tăng tới 86 – 90cm, đường kính tới 10cm. Ở gà không đẻ, ống dẫn trứng có kích thước tương ứng là 11 – 18 cm và 0,4 – 0,7cm.
Khi gia cầm thành thục sinh dục, ống dẫn trứng gồm các phần sau: phễu (hình loa kèn), đoạn tạo lòng trắng, cổ tử cung, tử cung và âm đạo.
Phễu
Phần mở rộng của phía đầu ống dẫn trứng dài 4 – 7cm, đuờng kính 8 – 9cm. Nó nằm dưới buồng trứng. Phễu có thân phễu (loa kèn) và cổ phễu. Bề mặt niêm mạc phễu gấp nếp, không có tuyến. Lớp niêm mạc cổ phễu có tuyến hình ống, chất tiết của nó tham gia vào tạo trứng. Thành phễu nhu động theo một chiều nhờ lớp dây co từ mép phễu đến cuống phễu. Nhờ kiểu nhu động sóng một chiều nên có thể hút được tế bào trứng rụng về mình và không thể rơi vào xoang bụng. Tế bào trứng nằm ở phễu không quá 20 – 30 phút.
Phần tạo lòng trắng
Là phần dài nhất của ống dẫn trứng. Ở thời kỳ gà mái đẻ rộ phần tạo lòng trắng dài 30 – 50cm. Niêm mạc có gấp nếp dọc, trong đó có tuyến hình ống giống cổ phễu tiết ra chất lòng trắng đặc và lòng trắng loãng. Trứng lưu lại đoạn này không quá 3 giờ.
Cố ống dẫn trứng (eo)
Phần hẹp của ống dẫn trứng dài 8cm. Niêm mạc nếp gấp sít. Các tuyến ở eo tiết ra chất hạt giống như keratin tạo nên lớp sợi chắc quấn lấy nhau để hình thành màng chắc.
Tử cung (dạ con)
Đoạn tiếp của đoạn eo dài 10 – 12cm, hình túi dày. Niêm mạc phát triển nhiều nếp nhăn xếp theo hướng ngang và xiên. Tuyến của vách tử cung tiết ra chất dịch lỏng, chất dịch này thấm qua các màng dưới vỏ trứng vào màng trắng.
Âm đạo
Là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, sau khi hình thành thì trứng rơi vào đó. Giữa tử cung và âm đạo có phần thu hẹp, ở đó có van cơ. Âm đạo dài 7 – 12cm, niêm mạc nhẵn, không có tuyến.
Chức năng
Chức năng của ống dẫn trứng chủ yếu là nhận tế bào trứng rụng, hình thành nên các bộ phận và thành phần khác (lòng trắng bao quanh lòng đỏ, màng vỏ cứng của trứng..:) và di chuyển trứng từ phễu đến âm đạo. Chức năng cụ thể từng bộ phận như sau:
– Phễu có nhiệm vụ hứng tế bào trứng rụng, nhu động tạo ra lực đẩy tế bào trứng xuống phần ống dẫn.
Lớp lòng trắng đầu tiên được hình thành ở cổ phễu. Lòng trắng nhày bao quanh lòng đỏ. Đi qua phần đầu của ống dẫn, lòng đỏ quay chậm, dịch nhày bao quanh tạo dây chằng, giữ lòng đỏ ở tâm trứng. Sát với lòng đỏ có lớp lòng trắng bao quanh.
– Đoạn tạo lòng trắng: Ở đây tiết ra chất lòng trắng đặc và loãng bổ sung vào lòng trắng đặc ở trong, còn lòng trắng loãng ở ngoài.
– Cổ ống dẫn trứng tạo ra dung dịch muối đi vào lòng trắng. Trứng nằm ở đoạn này gần 1 giờ.
Ở đây lớp lòng trắng loãng được bổ sung và tạo màng vỏ trứng.
– Tử cung: Ở đây trứng được hình thành hoàn toàn. Khối lượng trứng tăng gấp đôi (đạt cao nhất). Lớp vỏ cứng được tạo thành bao quanh lòng trắng. Nó cấu tạo bởi các sợi colagen nhỏ đan chéo dày lên nhau như “cốt sắt, tấm bê tông”. Còn chất vô cơ – muối canxi – cacbonat canxi chiếm 99% và canxi photphat -1% được tổng hợp trong suốt thòi gian trứng hình thành ở tử cung khoảng 18 – 20 giờ.
Bên ngoài vỏ cứng phủ một lớp màng mỏng (gọi là men trắng ngoài vỏ), chất màng nhày này tiết ra từ tế bào biểu mô dạ con (tử cung).
Men cacbonhydraza và photphataza kiềm tham gia tích cực vào quá trình hình thành vỏ trứng. Khi gà đẻ lượng cacbonhydraza nhiều hon hẳn so với khi gà không đẻ. Người ta cho rằng trứng vỏ mềm hoặc thiếu vỏ cứng là do chất sulfanilamit ức chế men cacbonhydraza.
Tai: Cấu Trúc Giải Phẫu Và Chức Năng Sinh Lý
Tai là một bộ phận quan trọng của cơ thể chúng ta. Đây là cơ quan có cấu trúc phức tạp. Ở phía ngoài, chúng ta chỉ quan sát được một phần của tai, gọi là loa tai. Trên thực tế, tai là một hệ thống có 3 phần gồm tai ngoài, tai giữa, tai trong. Chức năng của nó không chỉ là nghe mà còn là giữ thăng bằng cho cơ thể. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc phức tạp này.
1. Tai người được cấu tạo thế nào?
Tai là một cơ quan đảm nhiệm chức năng nhận cảm âm thanh và điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể. Do đó tai còn được gọi là cơ quan tiền đình ốc tai. Về mặt cấu tạo, tai được chia làm 3 phần:
Tai ngoài từ ngoài tới màng nhĩ, được chia thành loa tai và ống tai ngoài. Tai ngoài có nhiệm vụ thu nhận âm thanh từ môi trường và dẫn truyền tới màng nhĩ.
Tai giữa nằm phía trong màng nhĩ cho tới thành xương ngoài của tai trong. Tai giữa giống như một khoang chứa khí trong xương thái dương. Nhờ có chuỗi các xương con mà nó đảm nhận nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ tới tai trong.
Tai trong là phần trong cùng, gồm có ốc tai, các ống bán khuyên và tiền đình. Chức năng của tai trong là chuyển xung động âm thanh thành xung động thần kinh và góp phần điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể.
2. Phôi thai học
Tai người bắt đầu hình thành từ các cung mang, túi mang và khe mang từ tuần lễ thứ 4 của thai kỳ. Tai ngoài được hình thành từ khe mang thứ nhất. Các xương búa và xương đe phát sinh từ cung mang thứ nhất. Xương bàn đạp hình thành từ cung mang số hai. Túi mang thứ nhất phình to tạo thành hòm tai giữa và hang chũm. Xương chũm bắt đầu phát triển sau khi trẻ ra đời như một củ nhỏ. Sau đó được khí hóa cùng đồng thời với sự lớn lên của hang chũm. Các cơ quan cảm giác về nghe và thăng bằng phát triển từ ngoại bì.
3. Tai ngoài
Tai ngoài gồm có loa tai và ống tai ngoài:
Loa tai có những nếp lồi lõm để có thể thu nhận âm thanh từ nhiều phía vì tai người không cử động được về nhiều hướng như tai động vật. Các cấu trúc này được đặt tên là gờ luân, gờ đối luân, bình tai, gờ đối bình tai. Các chỗ lõm được gọi là gò xoắn tai, gò thuyền, gò hố tam giác, hố đối luân…Loa tai được cấu tạo bởi da, sụn, dây chằng và các cơ. Thực tế thì các cơ của tai người kém phát triển và không giúp tai cử động được như những cơ khác trên cơ thể.
Ống tai ngoài có đi từ ngoài vào theo hướng từ trước xuống dưới thành một đường cong chữ S. Chiều dài của ống tai ngoài khoảng 2.5cm ở người lớn, giới hạn bên trong là màng nhĩ. Ở người lớn, 1/3 ngoài cấu tạo bởi sụn, được lót bởi da có phủ lông. Còn 2/3 trong là xương, được lót bởi lớp da mỏng hơn, không phủ lông, dính chặt vào màng xương.
4. Tai giữa và hệ thống không bào
Tai giữa gồm hòm nhĩ và vòi tai (hay còn gọi là vòi nhĩ), nối hòm nhĩ với họng mũi. Tai giữa còn thông nối với các tế bào khí của mỏm chũm xương thái dương
Hòm nhĩ
Là một khoang chứa không khí nằm trong xương thái dương, có dạng hình hộp chữ nhật với 6 thành:
Thành trên là một vách xương mỏng, ngăn cách tai giữa với hố sọ giữa
Thành dưới hay còn gọi là sàn, ngăn cách tai giữa với tĩnh mạch cảnh trong
Thành ngoài là màng nhĩ, là ranh giới với ống tai ngoài.
Thành trong là thành ngoài của tai trong. Thành này có nhiều chỗ nhô lên tương ứng các cấu trúc của tai trong
Thành trước là một vách xương có hai lỗ cho cơ căng màng nhĩ và vòi nhĩ. Ngay phía trước thành này là động mạch cảnh trong, một cấu trúc quan trọng cấp máu cho vùng đầu và mặt.
Thành sau có một cấu trúc gọi là ống thông hang, nối hòm nhĩ với các tế bào khí của mỏm chũm xương thái dương
Trong hòm nhĩ chứa chuỗi 3 xương con được đặt tên theo những vật có hình dạng tương tự là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Xương bàn đạp là xương nhỏ nhất trong cơ thể. Xương búa là gắn liền với màng nhĩ. Ba xương này nối liền tạo thành một hệ thống giống đòn bẩy.
Vòi nhĩ
Vòi nhĩ hay vòi tai nối hòm nhĩ với họng mũi. Nó có dạng ống với 1/3 ngoài là xương và 2/3 trong là sụn. Vòi nhĩ giúp áp lực khí trời ở hòm nhĩ cân bằng với tai ngoài. Bình thường vòi này sẽ đóng. Khi chúng ta ngáp hoặc nuốt vòi nhĩ sẽ mở ra nhờ cơ căng màn khẩu cái và cơ vòi hầu.
Khối thông bào xương chũm
Gồm khối tế bào chứa không khí nằm ở phía sau hòm tai giữa. Trong đó, tế bào chũm lớn nhất nằm ở trung tâm gọi là hang chũm (hay sào bào). Bao quanh hang chũm là các đám tế bào chũm phía trước, phía sau, phía trên và dưới. Hang chũm thông với hòm tai giữa (tầng trên hòm tai giữa) qua ống thông hang (gọi là sào đạo). Do đó nhiễm trùng ở hòm tai giữa có thể đi vào hang chũm gây nên viêm xương chũm.
Viêm tai giữa và các lưu ý cần phải đến Bác sĩ
Những lưu ý cần biết trước khi đi khám khi bị Viêm tai giữa
Viêm tai giữa ở trẻ và các lưu ý khi điều trị
5. Tai trong
Tai trong có thể chia thành 3 phần chính:
Ốc tai có hình dạng giống vỏ ốc sên, xoắn 2,5 vòng. Bên trong chứa đầy dịch, gọi là nội dịch và ngoại dịch. Ốc tai có các cấu trúc vi thể gọi là cơ quan Corti với cấu trúc quan trọng nhất là các tế bào lông. Toàn bộ cấu trúc này hoạt động giống như một microphone, chuyển âm thanh thành tín hiệu điện.
Ba ống bán khuyên trước, sau, ngoài nằm vuông góc từng đôi một. Các ống bán khuyên cũng chứa dịch và các tế bào lông giống như trong ốc tai. Khác biệt là những tế bào này cảm nhận sự chuyển động của cơ thể chứ không phải là âm thanh.
Tiền đình là phần nằm giữa ốc tai và các ống bán khuyên, chứa các cấu trúc nối với các ống bán khuyên gọi là soan nang và cầu nang. Cấu trúc này tương tự ở ống bán khuyên, chứa dịch và các tế bào lông để cảm nhận các chuyển động lên xuống hoặc tiến lùi.
6. Chức năng sinh lý của tai
Tai người có các chức năng sau:
Hai chức năng chính là dẫn truyền âm thanh và giữ thăng bằng sẽ được đề cập chi tiết bên dưới.
Vòi tai có chức năng dẫn lưu không khí từ họng mũi vào hòm tai giữa và ngược lại. Do đó làm thay đổi không khí ở hòm tai giữa. Duy trì sự cân bằng áp lực khí quyển ở bên trong và bên ngoài màng nhĩ.
Tai người có chức năng định hướng âm thanh khi hai tai nghe bình thường hoặc nghe bằng nhau.
Đường dẫn truyền âm thanh
Loa tai giống như một cái phễu giúp hứng âm thanh từ môi trường xung quanh để vào ống tai ngoài
Âm thanh đi qua ống tai ngoài vào trong làm rung màng nhĩ
Màng nhĩ rung làm chuyển động chuỗi 3 xương con của tai giữa
Sự rung động này tạo này các sóng của lớp dịch trong ốc tai ở tai trong
Lớp dịch chuyển động làm tế bào lông ở cơ quan Corti uốn cong và di chuyển. Nhờ cấu tạo đặc biệt, các tế bào này tạo nên tín hiệu điện theo dây thần kinh thính giác đi tới não giúp chúng ta nghe được
Chức năng thăng bằng của tai
Chức năng thăng bằng của tai được đảm nhận bởi tai trong, cụ thể là phần tiền đình và các ống bán khuyên.
Khi đầu của bạn chuyển động, dịch bên trong các ống bán khuyên và tiền đình cũng chuyển động theo, làm uốn cong các tế bào lông. Sau đó các tín hiệu điện được hình thành và truyền qua thần kinh tiền đình về não. Não phân tích các chuyển động này và đưa ra các chỉ dẫn để cơ thể lấy lại thăng bằng.
Bác sĩ SỬ NGỌC KIỀU CHINH
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Long, Giải phẫu ứng dụng và sinh lý tai, Tai Mũi Họng quyển 1, NXB Y Học.
Nguyễn Quang Quyền, Cơ quan tiền đình ốc tai, Giải phẫu học tập 1, nhà xuất bản y học.
com, EAR, https://www.kenhub.com/en/library/anatomy/the-ear , accessed on 24 September 2020.
Bạn đang xem bài viết Cấu Trúc, Nhiệm Vụ Và Chức Năng Sinh Lý Của Da trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!