Cập nhật thông tin chi tiết về Chiến Lược Phát Triển Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trong Giai Đoạn Hậu Covid mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(DHVO). Việc lựa chọn chiến lược phát triển một cách khoa học và phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thiết kế được các giải pháp chiến lược hiệu quả để có thể tận dụng được các cơ hội tốt nhất do thị trường mang lại, chủ động với những biến động của môi trường kinh doanh trong bối cảnh thị trường trong giai đoạn hậu Covid. Với các giải pháp chiến lược hiệu quả, DNNVV có thể duy trì và phát triển được thị phần, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, từ đó, đạt được mục tiêu, phát triển ổn định, bền vững và sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực có hạn. Bài báo đề xuất những giải pháp chiến lược phát triển của DNNVV, giúp doanh nghiệp (DN) có thể hoạch định được một chiến lược phát triển hiệu quả và khả thi, đảm bảo hiệu quả công tác quản trị chiến lược nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.
1. Đặt vấn đề
Chiến lược là một tập hợp các lựa chọn của DN nhằm đạt được mục tiêu trong điều kiện giới hạn về nguồn lực, và với những ưu điểm và kỳ vọng khác biệt. Chiến lược phản ánh ưu tiên của DN trước các lựa chọn khác nhau về phân khúc thị trường, đặc tính của sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, hay thông điệp thương hiệu….
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại và tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến nền kinh tế của mọi quốc gia, khoa học, công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, dẫn đến môi trường cạnh tranh giữa các DN trở nên ngày càng khốc liệt, xu hướng cạnh tranh giữa các DN đang có xu hướng chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 như sự thay đổi trong nhu cầu của thị trường, sự biến động về ngành nghề và phương thức kinh doanh… đòi hỏi những DN yếu thế như DNNVV cần hoạch định và thực thi chiến lược phát triển nhằm chủ động thích ứng với biến động của môi trường kinh doanh, ổn định hoạt động và đạt hiệu quả kinh doanh. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, việc hoạch định và thực thi chiến lược phát triển của các DNNVV là tất yếu khách quan, là đòi hỏi cấp thiết giúp DN nhằm tận dụng tối đa những cơ hội từ thị trường và biến những lợi thế của mình thành sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
2. Tác động của đại dịch Covid-19 tới doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1. Tác động đến doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2. Tác động đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Do sụt giảm các đơn đặt hàng và gián đoạn nguồn cung đầu vào, hầu hết các DNNVV đều thu hẹp quy mô hoạt động bằng việc cắt giảm lực lượng lao động. Trong hai tháng đầu của quý 2 năm 2020, có 23,8% số DNNVV phải cắt giảm tới 50% số lượng lao động so với tháng 12 năm 2019. Những DN càng có qui mô nhỏ càng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid và mức độ cắt giảm lao động càng cao. Vào tháng 5 năm 2020, tỷ lệ quy mô lao động trung bình trong các DNNVV đã giảm xuống mức 70% so với tháng 12 năm 2019.
2.3. Tác động đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu khảo sát, có 34% DNNVV được khảo sát cho rằng Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính của DN. Trong giai đoạn này, các DN xác định ưu tiên trước mắt là sống sót qua cuộc khủng hoảng và theo dõi chặt chẽ dòng tiền để xây dựng và tăng trưởng trở lại. Hầu hết các DNNVV có đòn bẩy tài chính thấp và không có nhiều khả năng tiếp cận đối với các khoản vay chính thức theo đặc tính kinh doanh quy mô nhỏ của DN. Trong khi đó, chỉ có một vài DNNVV có thể tiếp cận được các gói hỗ trợ, do thiết kế ưu tiên cho các khách hàng hiện tại trong hệ thống của ngân hàng.
3. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới
a. Bối cảnh kinh tế thế giới
Trên thế giới, tất cả các nền kinh tế đều đồng thời bị tác động bởi đại dịch Covid-19, dẫn đến cả cung và cầu về hàng hóa đồng thời bị suy giảm, kinh tế và thương mại sa sút do hiệu ứng từ những biện pháp hành chính cần thiết để đối phó đại dịch như phong tỏa, giãn cách hay cách ly xã hội, phong toả biên giới quốc gia…. Chuỗi cung ứng và chuỗi tạo giá trị sẽ thay đổi theo hướng vừa được đa dạng hơn, dễ dàng và nhanh chóng có thể thay thế được cho nhau hơn, và tạo thành mạng lưới kết nối nhiều chuỗi với nhau để “bọc đỡ” lẫn nhau. Trong thời gian tới, kinh tế và thương mại thế giới sẽ còn thay đổi bởi sự hình thành của một nhu cầu đảm bảo an ninh mới – như đảm bảo an ninh lương thực hay đảm bảo an ninh năng lượng – là các đối tác đảm bảo luôn tự chủ về cung ứng những sản phẩm, thiết bị hay vật liệu cần thiết để đối phó khủng hoảng, đặc biệt về thuốc men, trang thiết bị y tế và tăng cường khả năng có thể nhanh chóng chuyển đổi sản xuất bình thường sang sản xuất những vật dụng hay thiết bị cần thiết cho việc ứng phó khủng hoảng. Cơ cấu kinh tế và thương mại quốc gia và quốc tế vì thế sẽ thay đổi, ưu tiên chính sách kinh tế và thương mại quốc gia vì thế cũng thay đổi. Những ngành kinh tế như ngành du lịch và vận tải, đặc biệt hàng không, sẽ thay đổi rất cơ bản. Tất cả các đối tác đều phải định hình lại chính sách xuất nhập cảnh và quản lý biên giới quốc gia, chiến lược phát triển du lịch và hoạt động giao thông vận tải trên bộ, trên không cũng như trên biển. Các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ không co về đóng cửa hay khép kín, nhưng việc kiểm soát thông thương, đặc biệt về dịch tễ, sẽ phải thắt chặt hơn và đảm bảo hiệu quả hơn rất nhiều.
b. Bối cảnh kinh tế trong nước
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP ước đạt 1,8% trong nửa đầu năm 2020, dự kiến đạt 2,8% trong cả năm. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới không dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng là 6-7%. Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19 đang diễn ra là khó dự đoán, và sức ép lên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chi ngân sách tăng lên do gói kích cầu được kích hoạt để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các DN. Mặc dù vậy, theo dự báo của World Bank, nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021. Mặt khác, nhu cầu của thị trường thế giới có khả năng sẽ được cải thiện trong quý 4 và thúc đẩy tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất – ước đạt khoảng 7,3% trong 2020. Hoạt động xuất nhập khẩu, do đó cũng sẽ gia tăng và tiếp tục tạo ra thặng dư thương mại trong năm nay. Hoạt động xây dựng dự kiến hồi phục trong quý 4 nhờ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng được thúc đẩy. Tiêu dùng cá nhân, vốn đóng góp 68% vào GDP, được dự báo sẽ tăng mạnh trong quý cuối cùng của năm nhờ yếu tố tâm lý thị trường được cải thiện. Tuy nhiên, đầu tư của lĩnh vực tư nhân có khả năng sẽ không mấy khởi sắc trước những lo ngại về nhu cầu trong trung hạn. Dòng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam sẽ suy giảm trong năm nay, nhưng vẫn ở mức cao, đạt 13 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì chính sách linh hoạt trong ngắn hạn để hỗ trợ tăng trưởng. Việc Ngân hàng Nhà nước liên tục cắt giảm lãi suất từ đầu năm đến nay và nền kinh tế được mở cửa trở lại được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn. Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh; phát triển mạnh thị trường trong nước…nhằm đạt mục tiêu tăng GDP khoảng 6% so với năm 2020; quy mô GDP bình quân khoảng 3.700 USD/người, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.
3.2. Khả năng phục hồi của doanh nghiệp nhỏ và vừa sau dịch Covid-19
3.3. Giải pháp chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Đổi mới sản phẩm và dịch vụ
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi sâu sắc nhu cầu và thói quen mua hàng của khách hàng theo hướng ưa chuộng hàng nội địa, chuyển từ tương tác trực tiếp, truyền thống sang tương tác trực tuyến nhiều hơn, kỳ vọng của khách hàng chuyển từ cá nhân hóa sang các dịch vụ trực tuyến theo nhu cầu. Khách hàng cũng sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân nhưng đòi hỏi mức độ bảo mật cao hơn. Trước những biến đổi về nhu cầu và thói quen mua hàng của khách hàng, DNNVV cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu khách hàng, đồng thời tăng năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của DN. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, DNNVV cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, áp dụng đổi mới sáng tạo trong thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất, quản lý quá trình, trong đó, việc coi trọng đầu tư cho khoa học công nghệ là điểm mấu chốt giúp DN vượt qua khó khăn trong bối cảnh Covid-19 và tận dụng được cơ hội để phát triển.
b. Tái cấu trúc doanh nghiệp
Với các DN yếu thế như DNNVV, cần đảm bảo tính chuyên nghiệp và linh hoạt để có thể nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Với sự tác động đến mọi khía cạnh của đại dịch Covid-19, các DNNVV cần phải thực hiện một cuộc tái cấu trúc, từ chiến lược, tài chính, nhân sự, hệ thống quản lý đến văn hóa DN… để chủ động và nhanh chóng có những giải pháp ứng phó với sự biến động của môi trường kinh doanh. Để thực hiện tái cấu trúc, DNNVV cần thực hiện: (1) tái thiết lập lực lượng bán hàng và khả năng tương tác với khách hàng; (2) đẩy mạnh tích hợp giữa các mô hình kinh doanh mới và hiện tại (ví dụ: truyền thống so với thương mại điện tử, sản phẩm so với dịch vụ, trực tiếp so với kỹ thuật số); (3) chuyển đổi chi phí marketing sang các kênh có khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng; (4) cắt giảm những sản phẩm mang lại lợi nhuận thấp, cắt giảm chi phí hàng tồn kho…
c. Thực hiện chuyển đổi số
Trong bối cảnh hậu Covid-19, quá trình hội nhập và kinh tế số đã trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên giới, các DNNVV cần làm chủ công nghệ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực của mình thông qua việc thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống sang chuyển đổi số, thương mại điện tử. Doanh thu của hoạt động bán hàng trực tuyến trên toàn cầu quý II/2020 đã tăng vọt 71% so với cùng kì năm trước, lượng truy cập của trang thương mại điện cũng tăng 37%. Tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập thành khách mua hàng tăng tới 35% và mức chi tiêu của người dùng cũng tăng 34%. Tuy nhiên, hiện nay mới có khoảng 30% DNNVV biết đến chuyển đổi số và số hóa, việc áp dụng của các DN mới chỉ ở bước đầu. Các DNNVV vẫn đang loay hoay trong quá trình chuyển đổi từ DN truyền thống sang DN số do đa phần DNNVV vẫn giữ lối tư duy sản xuất cũ, đặc biệt là tư duy về quản lý chất lượng và quản trị kinh doanh. Ngoài ra, khả năng tiếp cận và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và quản trị kinh doanh tại các DNNVV còn hạn chế do lãnh đạo DN và người lao động chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tái cấu trúc….
Chuyển đổi số không chỉ là hoạt động đầu tư và vận hành công nghệ số mà còn là quá trình ứng dụng công nghệ để tạo ra hoặc thay đổi các quy trình quản trị DN, phương thức kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường… Chính vì vậy, để thực hiện chuyển đổi số, các DNNVV không chỉ cần đầu tư đổi mới công nghệ mà cần đầu tư thích đáng cho nguồn nhân lực, bởi vì, nguồn nhân lực của DN là một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần đảm bảo và duy trì một tinh thần sáng tạo, có tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới của toàn bộ người lao động trong DN.
d. Tăng cường thực hiện cắt giảm chi phí
Kinh doanh trong giai đoạn hậu Covid-19, các DNNVV cần phải thực hiện tốt những quy định về y tế như sử dụng sử dụng khẩu trang, nước sát khuẩn tay và giãn cách xã hội. Việc tuân thủ các quy định này sẽ làm tăng chí phí sản xuất kinh doanh của DN. Để cắt giảm chi phí, tạo điều kiện giảm giá bán nhằm duy trì thị trường, ổn định doanh thu, các DNNVV cần thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí như: (1) thay đổi phương thức của hoạt động thương mại theo hướng ưu tiên thương mại điện tử, hoạt động trực tuyến, thực hiện đẩy mạnh mở rộng sang các thị trường mới ở các tỉnh và thành phố lớn khác, thông qua việc tăng cường kết nối với thị trường thông qua nền tảng thương mại điện tử và các công cụ marketing trực tuyến như Amazon, alibaba, Facebook và Zalo…; (2) tái cấu trúc dây chuyền, khu vực sản xuất, thực hiện đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiến quy trình sản xuất theo hướng tăng năng suất lao động, loại bỏ tối đa các thao tác dư thừa gây tốn sức người, nguyên, nhiên liệu; (3) thiết kế cơ cấu tổ chức sản xuất tinh gọn, tối thiểu hoá thời gian chờ việc của công nhân và giảm tối đa xung đột trong giữa các công đoạn sản xuất; (4) thiết kế hệ thống quản trị chuỗi cung ứng đảm bảo thông suốt giữa các công đoạn từ khâu tiếp nhận đơn đặt hàng – xác định tiêu chuẩn nguyên liệu – lựa chọn nhà cung cấp – tiếp nhận lưu kho – xuất kho nguyên vật liệu; (5) xác định lượng vật tư, hàng hóa tồn kho tối ưu theo hướng tối thiểu hoá chi phí tồn trữ, chi phí dự trữ an toàn và chi phí mua hàng, sử dụng các nguồn cung ứng và dịch vụ kho vận đa dạng hơn, thực hiện tốt chức năng dự báo nhu cầu tiêu thụ và nguyên vật liệu để chủ động trong kế hoạch sản xuất giảm thiểu sự thiếu hụt cũng như dư thừa nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho.
e. Ưu tiên đầu tư vào thị trường ngách
4. Kết luận
Hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh là một trong những yêu cầu tất yếu đối với DNNVV hoạt động trong điều kiện môi trường kinh doanh đầy biến động do đại dịch Covid-19. Những giải pháp chiến lược đối với DNNVV trong giai đoạn hậu Covid-19 được xác định là: đổi mới sản phẩm, dịch vụ và cách tiếp cận thị trường đảm bảo phù hợp với biến động về nhu cầu, thói quen mua hàng của khách hàng và đảm bảo cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh; thực hiện tái cấu trúc về tài chính, nhân lực… nhằm đạt được mô hình quản trị chất lượng và quản trị doanh nghiệp phù hợp nhất với sự biến động của môi trường kinh doanh; thực hiện chuyển đổi số; thực hiện cắt giảm chi phí và ưu tiên đầu tư vào thị trường ngách. Để thực hiện được các giải pháp chiến lược trên, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, hiệp hội đặc biệt là tạo nguồn tài chính thuận lợi cho DN tiếp cận được vốn đầu tư, từ đó có thể thực hiện đổi mới công nghệ, thiết lập nền tảng kỹ thuật số, tái đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, có thể đáp ứng yêu cầu của sự tái cấu trúc DN…/.
TS. Nguyễn Thị Hồng Loan
Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị
Bài viết được đăng trên Tạp chí Đồng Hành Việt số chuyên đề “Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xử lý vướng mắc pháp sinh trong bối cảnh dịch Covid-19” do Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp 2015-2020 của Bộ Tư pháp (Chương trình 585) hỗ trợ thực hiện. Thông qua các bài viết được trong số chuyên đề mong muốn các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất là các doanh nghiệp của và vì người khuyết tật cũng như doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật sẽ có thêm một số kiến thức, bài học, kinh nghiệm cùng cacs giải pháp để vượt qua khó khăn, lớn mạnh phát triển góp phần vào hoàn thành mục tiêu kinh tế mà Chính phủ đã đề ra trong bối cảnh bình thường mới do đại dịch hoành hành cũng như tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước…
Giải Pháp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tỉnh Sơn La Giai Đoạn 2022
Tóm tắt:Sơn La là một tỉnh cửa ngõ khu vực Tây Bắc có các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cho phát triển kinh tế, DNNVV của tỉnh hiện nay đang đóng góp tới 40% thu nhập của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2020, DNNVV đóng góp tới 45% thu ngân sách của tỉnh và cần có các giải pháp hỗ trợ, phát triển DNNVV từ nay đến năm 2020.Từ khóa: Sơn La, doanh nghiệp nhỏ và vừa, giai đoạn 2018-2020.
1. Giới thiệu doanh nghiệp nhỏ và vừa Sơn LaSơn La là một trong những tỉnh cửa ngõ của khu vực Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 320 km, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa; Sơn La có 250 km đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với cửa khẩu quốc gia Lóng Sập và Chiềng Khương. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 14.174 km2, đứng thứ 3 trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước (sau Nghệ An và Gia Lai), bằng 4,28% diện tích tự nhiên toàn quốc và bằng 37,88% tổng diện tích tự nhiên vùng Tây Bắc, với 12 đơn vị hành chính cấp huyện (11 huyện và 01 thành phố). Trong những năm qua, hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển khá, hoạt động ngày một hiệu quả. 1.1. Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Sơn LaBáo cáo tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2018 của tỉnh Sơn La cho thấy, năm 2017 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá so sánh ước đạt 28.831,153 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 9,59% so với năm 2016 (Trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 4,1%; công nghiệp – xây dựng tăng 18%; khu vực dịch vụ tăng 6,47%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,32%) [6].Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực: Chiếm tỷ trọng cao và tiếp tục đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế là khu vực dịch vụ tăng từ 39,6% năm 2016 lên 40,3% năm 2017; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 33% năm 2016 xuống 33,6% năm 2017; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 23,4% năm 2016 xuống 22,1% năm 2017; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm duy trì chiếm khoảng 4% trong cơ cấu kinh tế. [6]Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn năm 2017 ước đạt 14.533 tỷ đồng, bằng 107,7% kế hoạch và tăng 10,5% so với năm trước. Trong đó vốn đầu tư thuộc khu vực Nhà nước ước đạt 5.499,9 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm trước; vốn đầu tư thuộc khu vực ngoài nhà nước khoảng 9.012,5 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 20,5 tỷ đồng, tăng 79,4% so với năm trước. [6] Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch: Chiếm tỷ trọng cao nhất và đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế là khu vực dịch vụ tăng từ 40,6% năm 2012 lên 42,3% năm 2014 với những con số đáng chú ý như: Giá trị sản xuất ngành Dịch vụ đến hết năm 2012 đạt 8.510 tỷ đồng, năm 2014 ước đạt 12.126,5 tỷ đồng, tăng bình quân 18,3%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng cao qua các năm, năm 2012 đạt 12.486 tỷ đồng, ước năm 2014 đạt 15.642 tỷ đồng, bình quân tăng 16,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 ước đạt 69,5 triệu USD, tăng 15 lần so với năm 2012.Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, giảm dần từ 35,6% xuống 31%; khu vực công nghiệp – xây dựng trong giai đoạn có nhiều khó khăn nhưng vẫn tăng từ 23,7% lên 26,6% [5].Tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (11 huyện và 01 thành phố). Dân số toàn tỉnh đến năm 2014 khoảng 1.160.000 người, trong đó tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 721,82 nghìn người, chiếm 62,7% tổng dân số, số lao động đã qua đào tạo là 227,37 nghìn lao động, số lao động phổ thông là 421,63 nghìn lao động. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào và được tỉnh Sơn La chú trọng đào tạo về cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, nông, lâm, ngư nghiệp…Bên cạnh đó, văn hóa – xã hội có bước phát triển tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện, công tác xóa đói, giảm nghèo, các vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm tập trung giải quyết; quốc phòng – an ninh đảm bảo, quan hệ hợp tác quốc tế không ngừng được củng cố, tăng cường, mở rộng và phát triển.1.2. Hiện trạng DNNVV tỉnh Sơn LaTheo số liệu thống kê của tỉnh Sơn La, đến hết tháng 12/2017, toàn tỉnh Sơn La có 1.801 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất – kinh doanh. Trong đó, phân theo loại hình: Doanh nghiệp tư nhân có 588 doanh nghiệp, chiếm 32,65%; Công ty TNHH có 709 doanh nghiệp, chiếm 39,37%; Công ty cổ phần 504 doanh nghiệp, chiếm 27,98%. Trong đó hầu hết các doanh nghiệp được xếp vào nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ (trong phạm vi bài viết này, được gọi chung là DNNVV). Hiện nay, DNNVV chiếm hơn 97%, sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và đóng góp khoảng 40% nguồn thu ngân sách của tỉnh [1], [5]Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 12/2017 toàn tỉnh có 20 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 108.586 triệu đồng, giảm 9,1% về số doanh nghiệp và giảm 72,6% số vốn đăng ký so với tháng trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 5.429 triệu đồng, giảm 70,0%. Tính chung toàn tỉnh có 306 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 3.011.339 triệu đồng, tăng 39,7% về số doanh nghiệp và giảm 6,4% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 9.841 triệu đồng, giảm 33,0%. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động là 52 doanh nghiệp, tăng 57,6%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 22 doanh nghiệp, giảm 66,2% so với cùng kỳ [4].2. Cơ hội và thách thức đối với phát triển DNNVV tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-20202.1. Tiềm năng phát triển kinh tế của Sơn LaTiềm năng khoáng sản: Sơn La có trên 150 điểm khoáng sản, trong đó có những loại khoáng sản quý như: Niken – đồng, Ma nhê hít, than và những khoáng sản quý khác như vàng, thủy ngân… Đặc biệt, với đặc điểm địa hình đồi núi, Sơn La có nguồn đá vôi, sét cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt, cho phép phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung…Tiềm năng công nghiệp chế biến: Tỉnh Sơn La được biết đến là tỉnh có sản lượng các loại cây công trồng ngắn ngày vào loại cao của cả nước, đặc biệt là ngô và sắn (sản lượng ngô trung bình 670 nghìn tấn/ năm, sản lượng sắn 360 nghìn tấn/ năm), bên cạnh đó là các loại cây trồng khác như cây cà phê, cây chè, cây chuối, cây mận hậu…[2]Tiềm năng du lịch: Sơn La sở hữu cao nguyên rộng nhất Việt Nam là cao nguyên Mộc Châu với độ cao trung bình 1050m, khí hậu ôn đới trong lành. Mộc Châu có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử như Động Sơn Mộc Hương, Đồi Mộc Lỵ, Bia Tây Tiến, Thác Dải yếm, Rừng thông Bản Áng (quần thể rừng thông, công viên và hồ nước nhân tạo), những bản làng dân tộc, những lễ hội truyền thống như: Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội Nào Sồng, Lễ hội cầu mùa, ngày hội văn hoá các dân tộc Mộc Châu (diễn ra vào Quốc khánh 2/9 hàng năm), Hội thi Hoa hậu Bò sữa (do Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu tổ chức)… Cùng với những đồng cỏ, đồi chè bát ngát của vùng có khí hậu ôn đới trong lành, Mộc Châu vốn vẫn được khách du lịch ví như Đà Lạt của miền Bắc.Tiềm năng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, rau và hoa: Sơn La có 927.514,95 ha đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp lớn là điều kiện thuận lợi để đầu tư sản xuất các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô lớn. Đa số đất đai còn màu mỡ, tầng canh tác dày thuận lợi để thâm canh tăng năng suất cây trồng. Sơn La có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau là lợi thế để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp và đầu tư phát triển những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương. Đặc biệt với 2 cao nguyên lớn (Mộc Châu và Nà Sản) với đất đai phì nhiêu là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như chè, mía, cà phê, cao su… và các loại cây ăn quả như xoài, nhãn, dứa, na, chuối…các loại rau, hoa và cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới, cây dược liệu. [2]Tiềm năng phát triển chăn nuôi: Tỉnh Sơn La có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi như có nhiều đồng bãi chăn thả, tổng diện tích đồng cỏ gieo trồng lớn, hiện có 2.505 ha cỏ trồng, kế hoạch phát triển đến năm 2015 đạt 5.000 ha, là tiềm năng lớn để phát triển các loại gia súc ăn cỏ như: trâu, bò, dê… Đàn vật nuôi của tỉnh có quy mô lớn về số lượng, đa dạng về chủng loại theo vùng sinh thái và có nhiều giống có giá trị kinh tế cao như: Bò sữa, bò thịt chất lượng cao, gà đen, nhím… là tiềm năng, lợi thế để đầu tư có hiệu quả các dự án phát triển chăn nuôi. [2]Tiềm năng phát triển rừng: Tổng diện tích quy hoạch 3 loại rừng toàn tỉnh là 934.039 ha, chiếm tỷ lệ 66% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó quy hoạch rừng đặc dụng là 62.987,7 ha (đất có rừng 46.653,2 ha, đất chưa có rừng 16.325,5 ha); Quy hoạch rừng phòng hộ 423.992,6 ha (đất có rừng 296.945,8 ha, đất chưa có rừng 127.044,8 ha); Quy hoạch rừng sản xuất 447.067 ha (đất có rừng 229.253,2 ha, đất chưa có rừng 217.814,5 ha). Như vậy tiềm năng về diện tích đất để đầu tư các dự án trồng và bảo vệ rừng tại tỉnh Sơn La là rất lớn. [2]Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản: Tỉnh Sơn La có tiềm năng mặt nước rất lớn để phát triển thủy sản bao gồm 2.443 ha ao, trên 500 hồ đập công trình thủy lợi lớn, nhỏ, gần 5.000 ha ruộng lúa có kết hợp nuôi cá, 02 con sông lớn là sông Đà và sông Mã, 35 dòng suối lớn nhỏ, 02 hồ thủy điện lớn là hồ chứa thủy điện Hòa Bình và Sơn La với diện tích lòng hồ 432 km2. Điều đó khẳng định, Sơn La là một trong những tỉnh Tây Bắc có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển thủy sản. Ngoài ra Sơn La có nhiều tiểu vùng khí hậu thích hợp để phát triển các loại thủy đặc sản như ba ba, các loại các nước lạnh như cá hồi vân, cá tầm, cá lồng… [2]2.2. Cơ hội và thách thức Thách thức chung của Sơn LaPCI năm 2016 của Sơn La so với 2015 tụt 1,72 điểm và tụt xếp hạng 14 bậc. Mức tụt hạng của Sơn La tương đối sâu, đặc biệt là một số tiêu chí vốn dĩ đã là khó khăn của DNNVV nay lại tiếp tục giảm sâu: (Bảng 2.1)
Cơ hội và thách thức của DNNVV Sơn La (Bảng 2.2)
SOLUTIONS TO DEVELOP SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN SON LA PROVINCE IN 2018-2020
MA. LE MINH HIEN
Institute of Agriculture and Rural Development
ABSTRACT:
Son La is a gateway province in the Northwest with natural and socio-economic conditions for economic development. The province’s SMEs are contributing 40% of the provincial income. In 2020, SMEs are expected to contribute up to 45% of provincial budget revenues, hence, it is necessary to have solutions to support and develop SMEs from now to 2020.
Keywords: Son La, small and medium enterprises, period 2018 – 2020.
Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trong Bối Cảnh Mới
Tốc độ tăng năng suất lao động của khu vực này tương đối ổn định. Dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế nhưng hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn như: vốn tín dụng từ các ngân hàng, nguồn vốn từ các quỹ… để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
Đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Thời gian qua, Chính phủ đã không ngừng triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hoàn thiện khung pháp lý với những tư tưởng đổi mới mạnh mẽ, tạo động lực cho doanh nghiệp (DN) phát triển. Điển hình, trong năm 2014, Chính phủ trình và Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư và Luật DN (sửa đổi) nhằm tạo sự thay đổi tích cực môi trường đầu tư kinh doanh. Cùng với đó, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Phá sản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật thuế Thu nhập DN và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật/đã được ban hành, tác động tích cực tới cộng đồng DN.
Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo, đôn đốc triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tạo sự chuyển biến, nâng cao chất lượng phục vụ của Chính phủ, chính quyền các cấp đối với người dân và DN, xoá bỏ mọi rào cản, đảm bảo quyền tự do bình đẳng kinh doanh của cá nhân và DN. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và Chỉ thị số 26/CT-TTg về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020; Nghị quyết số 75/NQ-CP về cắt giảm mức phí, chi phí cho DN; Nghị quyết số 98/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân… Đồng thời, Chính phủ cũng đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho mọi thành phần kinh tế, chú trọng công tác trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa (DNNVV).
Để tiếp tục nâng cao hiệu lực pháp lý, đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV, tại Kỳ họp thứ 3 Khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV (Luật số 04/2017/QH14). Luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018, với hàng loạt chính sách hỗ trợ cơ bản dành cho các DNNVV như: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, thông tin, phát triển nguồn nhân lực, tư vấn, công nghệ… đã tạo bước tiến quan trọng trong công tác hoàn thiện chính sách hỗ trợ tích cực cho DNNVV phát triển mạnh mẽ hơn.
Số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh
Việc ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách trên đã tạo sự chuyển biến mạnh trong cộng đồng DNNVV. Tính chung trong giai đoạn 2011-2016, cả nước có 504.073 DN đăng ký thành lập mới. Giai đoạn 2011-2014, số DN đăng ký thành lập mới có suy giảm, tuy nhiên, đến năm 2015 – 2016, số DN thành lập mới, quay trở lại hoạt động gia tăng mạnh mẽ.
Sự gia tăng trở lại này trùng với thời điểm Luật DN 2014 và Luật Đầu tư 2014 chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2015. Thực tế, Luật DN và Luật Đầu tư 2014 tạo cơ chế thông thoáng, tác động trực tiếp, thuận lợi cho DN trong quá trình kinh doanh, khi DN có quyền tự quyết về số lượng, hình thức, nội dung của con dấu; được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm; Đồng thời, thời gian đăng ký thành lập DN đã được rút ngắn còn 03 ngày. Năm 2017, số DN đăng ký thành lập mới đạt 126.859 DN; có 26.448 DN quay trở lại hoạt động. Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong năm 2017 đạt 3.165.233 tỷ đồng, gồm: Số vốn đăng ký của DN đăng ký thành lập mới là 1.295.911 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các DN thay đổi tăng vốn là 1.869.322 tỷ đồng với 35.276 lượt DN đăng ký bổ sung vốn.
Năm 2017, số DN đăng ký thành lập mới đạt 126.859 DN; có 26.448 DN quay trở lại hoạt động. Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong năm 2017 đạt 3.165.233 tỷ đồng, gồm: Số vốn đăng ký của DN đăng ký thành lập mới là 1.295.911 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các DN thay đổi tăng vốn là 1.869.322 tỷ đồng với 35.276 lượt DN đăng ký bổ sung vốn.
Song song với những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, việc cắt giảm chi phí khởi sự kinh doanh cho DN cũng được các bộ, ngành chú trọng. Riêng lĩnh vực đăng ký DN, kể từ ngày 20/1/2018, lệ phí đăng ký DN được giảm 50% so với quy định trước đây và miễn phí 100% lệ phí đối với trường hợp DN đăng ký qua mạng điện tử.
Tính chung trong 9 tháng năm 2018, cả nước có 96.611 DN thành lập mới với số vốn đăng ký là 963.411 tỷ đồng, tăng 2,8% về số DN và tăng 6,7% về số vốn đăng ký. Riêng trong quý III/2018, cả nước có 32.080 DN thành lập mới, giảm 15% so với quý II/2018 và giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2017. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN đạt 10,0 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2017. Số lao động đăng ký của các DN thành lập mới là 819.742 lao động, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2017. Số DN quay trở lại hoạt động là 22.897 DN, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 2.845.331 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2017, bao gồm: 936.411 tỷ đồng của DN đăng ký thành lập mới (tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2017) và 1.881.920 tỷ đồng (tăng 51,6%) thông qua 32.144 lượt đăng ký tăng vốn của các DN đang hoạt động (tăng 16,6%).
Cùng với sự bùng nổ về số lượng, DNNVV đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề thông qua tạo việc làm, thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp, tham gia đầu tư vào các thị trường ngách, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. DNNVV đã thể hiện vai trò và những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự chuyển mình và cất cánh của nền kinh tế. Ước tính trong giai đoạn 2015-2017, khu vực kinh tế tư nhân (trong đó DN tư nhân có vai trò chủ đạo) đóng góp gần 50% GDP, trên 30% thu ngân sách nhà nước, 45% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội. Tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) của khu vực này tương đối ổn định. Mặc dù những năm gần đây, tốc độ tăng NSLĐ của cả nước liên tục có những biến động thì tốc độ tăng NSLĐ của khu vực kinh tế tư nhân trong đó chủ yếu là DN tư nhân vẫn ổn định hơn so với các khu vực kinh tế nhà nước và khu vực FDI, xung quanh mức 4,8%-5,8%…
Một số tồn tại, hạn chế
Dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế nhưng hiện nay DNNVV vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn như: vốn tín dụng từ các ngân hàng (NH), nguồn vốn từ các quỹ… để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Theo Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam năm 2018 được xếp hạng 29/190 nền kinh tế. Cùng với đó, 6 tháng đầu năm 2018 (tính đến 30/6/2018), dư nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm khoảng 21% dư nợ toàn nền kinh tế. Đến nay vẫn có khoảng 60% DNNVV chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.
Bên cạnh đó, sự liên kết của các DN tư nhân Việt Nam còn yếu, đặc biệt là có rất ít mối liên kết giữa các DN nhỏ và DN có quy mô lớn hơn. Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á, hiện nay mới chỉ có 21% các DNNVV của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Malaysia.
Sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam chủ yếu là sau một giai đoạn tích lũy ngắn, dựa vào vốn tự có và ít được Nhà nước hỗ trợ. Quá trình phát triển theo mô hình tập đoàn của nhóm các tập đoàn kinh tế tư nhân hiện gặp phải một số khó khăn về quản trị, mô hình, do phần lớn phát triển từ quy mô DN gia đình. Các liên kết trong mô hình tập đoàn còn khá đơn giản, chưa triển khai được các hình thức liên kết “mềm” khác thông qua thỏa thuận, hợp tác sử dụng thương hiệu, dịch vụ, kết quả nghiên cứu đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ chung trong tập đoàn theo nguyên tắc thị trường. Lĩnh vực hoạt động của các tập đoàn kinh tế và DN thuộc khu vực tư nhân mới chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như dịch vụ, bất động sản… Vì vậy, còn thiếu vắng một lực lượng DN “đầu tàu” đủ mạnh để có thể dẫn dắt “đoàn tàu” DN Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.
Do phần lớn DN Việt Nam hiện có quy mô nhỏ nên rất khó tăng năng suất lao động nhờ chuyên môn hóa hay tận dụng lợi thế quy mô được. Mặt khác, vì quy mô nhỏ nên khả năng tích tụ và tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất hầu như không có. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của DNNVV, nhất là trong môi trường hội nhập hiện nay.
Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh mới
Nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất – kinh doanh cần có nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ DNNVV. Cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Nhóm giải pháp này nhằm mục đích cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh cho DN, tạo thuận lợi tối đa cho các DN khi tham gia vào thị trường trong nước và ngoài nước, đồng thời, đây cũng là nhóm giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho sự phát triển của DNNVV tại Việt Nam.
Đồng thời, cần triển khai hiệu quả, đồng bộ Luật Hỗ trợ DNNVV và các chính sách hỗ trợ đã ban hành; đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Bảo lãnh DNNVV và Quỹ Phát triển DNNVV. Song song với đó, phát triển cân bằng thị trường tài chính (nhất là thị trường chứng khoán, trái phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tư…) để tạo kênh dẫn vốn đa dạng cho DNNVV…
Thứ hai, phát huy vai trò của xã hội, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thúc đẩy sự phát triển của DNNVV, nâng cao ý thức của cộng đồng xã hội đối với sự phát triển của DNNVV tại Việt Nam. Theo đó, cần nâng cao vai trò, năng lực của các Hiệp hội nhằm hỗ trợ DNNVV và tăng cường chức năng tham vấn và phản biện xã hội. Mặt khác, tăng cường tiếp nhận các phản hồi, ý kiến, nhu cầu từ người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của DNNVV để tự hoàn thiện DN hơn trong hoạt động kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng bằng các giải pháp như: nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm kinh doanh của DN đối với người tiêu dùng; cân bằng lợi ích của thương nhân và người tiêu dùng.
Thứ ba, bản thân mỗi DNNVV phải nêu cao ý thức vươn lên, phát huy lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh của mình. DNNVV Việt Nam có nhiều lợi thế về kinh doanh, phạm vi thị trường, khách hàng để tham gia vào hoạt động thương mại trong nước, khu vực và quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thì việc tận dụng những lợi thế vốn có của DNNVV sẽ thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh về kinh tế đất nước trong khu vực Đông Nam Á.
Sự liên kết của các DN tư nhân Việt Nam còn yếu, đặc biệt là có rất ít mối liên kết giữa các DN nhỏ và DN có quy mô lớn hơn. theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á, hiện nay mới chỉ có 21% các DNNVV của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Malaysia.
Việc nắm bắt nhu cầu, tâm lý của khách hàng hoặc nhóm khách hàng phù hợp với loại hình, ngành nghề kinh doanh của mỗi DN cũng là một giải pháp mà các DNNVV có thể thực hiện được và tạo ra những kết quả khả quan. Bên cạnh đó, DN cần có chiến lược phát triển thông qua các kế hoạch, chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh hoạt động cụ thể. Một giải pháp cũng được áp dụng đối với DNNVV đó là xây dựng tầm nhìn trong sự phát triển của DN mình bằng việc xác định rõ các vấn đề về kinh tế, khách hàng, sự cạnh tranh, định hướng tương lai, triển vọng của DN, tính chuyên môn hóa cao trong tiếp xúc với khách hàng, uy tín, thương hiệu và giá trị cốt lõi mà mỗi DN cung cấp cho thị trường, xã hội…
Để hạn chế tối đa các thất bại như buộc phải giải thể, tự giải thế, tình trạng kinh doanh bị trì trệ, tạm ngưng hoạt động, các DNNVV cần phải xác định được phạm vi và đối tượng mà mình hướng tới. Nói cách khác, trên cơ sở quy mô, tiềm lực, loại hình hoạt động, các DNNVV cần có chiến lược phù hợp trong việc lựa chọn thị trường, phân khúc thị trường để khai thác, kinh doanh. Chọn lựa phân khúc thị trường phù hợp là một giải pháp và đồng thời cũng là sự chuẩn bị kỹ lưỡng, an toàn cho sự phát triển ổn định của mỗi DN. Mặt khác, mỗi DN cần khai thác hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ, thúc đẩy cho sự phát triển như: các giải pháp hỗ trợ từ nhà đầu tư trong và ngoài nước; các chính sách, kế hoạch hỗ trợ của Nhà nước về nguồn vốn, tài chính, công nghệ, quản trị, kinh doanh… Đồng thời, sự liên minh, liên kết của nhóm DN kinh doanh, hoạt động cùng ngành nghề dưới các hình thức như hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên danh… cũng là một giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của mình.
Trong bối cảnh hộp nhập, để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngoài các giải pháp trên, DNNVV cũng cần biết tận dụng tối đa những tiềm lực về vốn, nhân lực, thị trường, văn hóa, kinh nghiệm kinh doanh của các DN… Đây chính là sự tự thân vận động quan trọng của mỗi DNNVV trong kế hoạch thực hiện các chiến lược, mục tiêu kinh doanh của mình cùng với các đối thủ nặng ký trên thị trường. Hiểu về đối thủ và cân bằng hài hòa được các lợi ích với đối thủ trong kinh doanh sẽ tạo những cơ hội phát triển ổn định cho các DNNVV. Điều đó đồng nghĩa rằng, các DNNVV cần biết cách giữ mối quan hệ tốt đẹp với các DN lớn trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt, các DNNVV cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng quản trị DN, quản lý rủi ro…
Kế Hoạch Chiến Lược Phát Triển Nhà Trường Giai Đoạn 2022
Trường Mầm non Mỹ Hưng được thành lập từ tháng 7/1994 với 5 điểm lẻ ở 5 thôn: Thôn Quảng Minh, Đan Thầm, Phượng Mỹ, Thiên Đông, Thạch Nham; Tổng diện tích đất là: 2.572mNăm học 2016-2017 trước thực trạng khó khăn về cơ sở vật chất của nhà trường, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhà trường đã được quy hoạch đất tại 2 khu: khu Trung Tâm và khu Quảng Minh với tổng diện tích 5.780mTừ một ngôi trường có 5 điểm lẻ nằm cách xa nhau, cơ sở vật chất thiếu thốn và vô cùng khó khăn , trải qua 24 năm phấn đấu và phát triển, nhà trường đã có những bước chuyển biến vượt bậc, đạt được những thành tích đáng kể trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực. Nhà trường đã được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định công nhận 2. Trường chính thức được đi vào hoạt động từ năm học 1994-1995 với tổng số cán bộ, giáo viên là 10 đồng chí, số nhóm lớp là 8, số học sinh là 150 trẻ. Tất cả các nhóm, lớp đều phải học nhờ và học tạm tại nhà văn hóa của các thôn và học nhờ nhà dân, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục còn nghèo nàn thiếu thốn, mức thu nhập của phụ huynh còn thấp, đời sống kinh tế của nhân dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn. 2. Được Thành phố đầu tư kinh phí XD và mua sắm trang thiết bị với tổng kinh phí: trên ba mươi tám tỷ đồng,tạikhu Trung Tâm với hai dãy nhà 2 tầng gồm có 12 phòng học và 10 phòng chức năng, hiệu bộ và nhà bếp có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng hiện đại phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ. “Trường chuẩn Quốc gia mức độ 1” tháng 12/2017, đến nay trường có tổng sô: 2 điểm trường, với tổng số56 CB,GV,NV và 15 nhóm lớp với 475 học sinh,có đầy đủ cơ sở vật chất và đồ dùng trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Khoảng cách từ điểm trường khu Trung Tâm tới các thôn trong toàn xãtừ 500m đến 700m, đường đi rộng rãi, sạch đẹp và thuận tiện cho việc đưa đón trẻ đến trường của phụ huynh.
Trường có đủ số lượng giáo viên, nhân viên theo quy định. 100% giáo viên, nhân viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có 73,2% số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên, nhân viên luôn nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn có ý thức học hỏi phấn đấu vươn lên. – 100% trẻ đến trường đều được chăm sóc, nuôi dưỡng tại trường theo đúng quy chế nuôi dạy trẻ. Trong nhiều năm gần đây, việc chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường, cùng với sự quan tâm kết hợp của các bậc phụ huynh đã nâng dần được chế độ ăn hàng ngày của trẻ ở trường, đảm bảo cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng, đảm bảo tuyệt đối VSATTP.
– Nhà trường đã nghiêm túc triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non đến 100% nhóm lớp, đưa Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và GD kỹ năng sốngđể dạy trẻ, thực hiện chuyên môn đảm bảo đúng quy chế. Công tác phổ cập GD cho trẻ em 5 tuổi được nhà trường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi.Trẻ đều khỏe mạnh, ngoan ngoãn, có nề nếp hoạt động, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, tích cực trong các hoạt động , 100% GV trong trường đều biết đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng môi trường học tập khoa học, hợp lý, phù hợp với trẻ từng độ tuổi, tạo các góc mở cho trẻ hoạt động để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ.
Nhận thức của một số ít lãnh đạo xã, các thôn đội và phụ huynh về ngành học còn chưa đầy đủ và hạn chế do vậy việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Diện tích đất k hu Quảng Minh chật chội, còn chung sân trường với nhà văn hóa thôn, do vậy đã rất ảnh hưởng đến việc quản lý trẻ, quản lý tài sản và thực hiện công tác chuyên môn của giáo viên hàng ngày.
– Cơ sở vật chất : Đã được đầu tư tương đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho công tác CS,ND và GD trẻ khang trang, hiện đại.
Chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các phong trào và các cuộc vận động. Đặc biệt là cuộc vận động và “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; thực hiện nội dung đổi mới về thi đua Nhà giáo Mỹ Hưng duyên dáng, mẫu mực và sáng tạo để “Xây dựng không gian sáng tạo tại các lớp 5 tuổi” thực hiện trong năm học , phấn đấu xây dựng cơ sở GDMN chuyên nghiệp, có nhiều nhà giáo phẩm chất tốt, nghiệp vụ giỏi, phong cách đẹp.
Kế hoạch chiến lược của trường mầm non Mỹ Hưng, được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, NV trong nhà trường và được công khai trong bảng tuyên truyền nhà trường, trên trang Web của Nhà trường.
thực hiện: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai Kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
Bạn đang xem bài viết Chiến Lược Phát Triển Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trong Giai Đoạn Hậu Covid trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!