Xem Nhiều 6/2023 #️ Chủ Động Kiềm Chế Lạm Phát # Top 13 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Chủ Động Kiềm Chế Lạm Phát # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chủ Động Kiềm Chế Lạm Phát mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thực tế cho thấy, giá cả hầu hết các nhóm hàng đều chỉ tăng nhẹ hoặc giảm. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung dồi dào, liên tục nên người tiêu dùng có nhiều lựa chọn cũng như an tâm về khả năng chi trả của cá nhân/gia đình. Trong đó, phần lớn các loại thực phẩm, rau quả, hàng công nghệ phẩm… đều ổn định, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Chị Nguyễn Thị Na, ở số nhà 23 Bà Triệu xác nhận, tình hình giá cả diễn ra ổn định, hàng hóa nhiều và thuận lợi cho người tiêu dùng…

Đặc biệt, giá xăng dầu vẫn duy trì xu hướng giảm trong thời gian gần đây, là “trợ thủ” đắc lực cho việc kiềm chế lạm phát. Cụ thể, giá các loại xăng vừa giảm nhẹ trong đợt điều chỉnh ngày 16-9 và đây là lần thứ 4 giá nhiên liệu giảm kể từ tháng 7. Trên thực tế, xăng dầu là đầu vào của nhóm giao thông trong khi nhóm này là yếu tố quan trọng, tác động lớn đến diễn biến CPI. Từ đó, việc “hạ nhiệt” giá xăng dầu luôn kéo chỉ số nhóm giao thông xuống và mang lại hiệu ứng tích cực góp phần kìm hãm đà tăng giá tiêu dùng.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, dự báo mức lạm phát năm 2019 có thể thấp hơn mục tiêu đề ra, tuy vẫn cần theo dõi sát sao nhằm hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng cũng như tránh gây áp lực cho vấn đề kiểm soát lạm phát của năm sau. Chia sẻ quan điểm này, bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng, tình hình hiện tại cho thấy CPI vẫn nằm trong khả năng, tầm kiểm soát cũng như kịch bản ứng phó của Chính phủ; không có gì đáng lo ngại.

Tình hình từ nay đến cuối năm cũng đặt ra một vài vấn đề cần quan tâm, chủ động đối phó. Trong đó, do sự thiếu hụt nguồn cung nên thịt lợn vẫn trong tình trạng cung không đủ cầu. Về vấn đề này, các doanh nghiệp đang thực hiện vận chuyển lợn từ phía Nam ra Bắc nhằm bình ổn thị trường. Hoạt động này là hợp lý và kịp thời, sẽ mang lại hiệu ứng tích cực trong việc chặn đà tăng giá của mặt hàng này.

Đáng lưu ý, diễn biến thị trường nhiên liệu quốc tế tiếp tục là một ẩn số và rất khó đoán định. Cụ thể, tình hình cung ứng dầu thô đang trở nên phức tạp bởi sự cố tại hai nhà máy lọc dầu của Arab Saudi vừa qua cũng như nguy cơ có thể bùng nổ xung đột tại khu vực sản xuất, cung ứng dầu thô quan trọng hàng đầu của thế giới. Nếu xảy ra tình huống xấu thì nguồn cung nhiên liệu thế giới sẽ thiếu hụt và lập tức đẩy giá nhiên liệu lên cao. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ tăng giá xăng dầu trong nước, làm cho chỉ số giá nhóm giao thông tăng lên – ảnh hưởng đến CPI…

Từ góc độ quản lý, các cơ quan chức năng đang theo dõi tình hình khi giá dầu Brent đã tăng lên gần 65 USD/thùng. Tình hình vẫn sẽ là khó dự đoán mặc dù việc giá dầu thô trên thị trường quốc tế thường xuyên được theo dõi và đặt trong tính toán từ đầu năm của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá. Song, vấn đề đặt ra là cần có sự chủ động trong công tác dự báo, đánh giá tình hình để khống chế CPI trong thời gian từ nay đến cuối năm.

Ngoài ra, cần lưu ý đến khả năng chi tiêu đối với các mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng. Đặc biệt, nên quan tâm thỏa đáng đến tập quán gia tăng nhu cầu mua sắm, nhất là thực phẩm, hàng gia dụng vào dịp cuối năm.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa chỉ đạo, các cơ quan chức năng cần tập trung theo dõi, rà soát tình hình, tìm dư địa cho việc giảm giá hàng hóa và dứt khoát giảm giá đối với trường hợp có thể giảm. Vì thế, cơ quan quản lý, các địa phương cần nắm bắt thực tế, tạo điều kiện tốt nhất để bảo đảm cân đối cung – cầu trên địa bàn. Tất cả nhằm bảo đảm kiềm chế mức lạm phát dưới 4% như chỉ tiêu đề ra.

6 Nhóm Giải Pháp Chủ Yếu Kiềm Chế Lạm Phát

Read this on chúng tôi Kiềm chế lạm phát, lo an sinh xã hộiGiá xăng tăng 2.900 đồng/lít

Phóng to

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương phải tập trung quản lý không để đầu cơ đẩy giá, nhất là lương thực thực phẩm, sữa… – Ảnh: N.C.T.

* Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Theo đó Chính phủ sẽ điều hành thắt chặt lại, kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng tối đa là 20%, nếu cần thiết thì có thể là 17-19%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%. Giảm tốc độ và tỉ trọng cho vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Chính phủ sẽ tăng cường quản lý ngoại hối. Trong quý 2-2011, trình nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do…

* Thứ hai, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 5% GDP.

Tạm dừng trang bị mới ôtô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng, giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu… Giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam giảm tối thiểu 10% kế hoạch tín dụng đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhà nước.

* Thứ ba, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu (không quá 16%), sử dụng năng lượng tiết kiệm.

Trong quý 2-2011, ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cân đối cung – cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu. Xem xét miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giày, thủy sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm…; tiếp tục thực hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011.

Ngân hàng Nhà nước bảo đảm ngoại tệ nhập khẩu hàng hóa thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng.

* Thứ tư, điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo.

* Thứ năm, tăng cường bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung chỉ đạo hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương, nhất là các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ hộ nghèo, địa phương nghèo xuất khẩu lao động; cho vay học sinh, sinh viên…

* Thứ sáu, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền.

Tập Trung Kiềm Chế Lạm Phát Cuối Năm

(HNM) – Chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm 2019 với dự báo kinh tế nước ta sẽ hoàn thành hoặc vượt tất cả các chỉ tiêu vĩ mô. Đóng góp vào thành công đó có một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu là kiềm chế lạm phát. Tại thời điểm này, có thể nói, chỉ tiêu kiềm chế lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Với sự nỗ lực của Chính phủ và các ngành, các cấp trong thời gian cuối năm, chúng ta có thể tin tưởng sẽ hoàn thành tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát. Kết quả đáng ghi nhận

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10-2019 tăng 0,59% so với tháng trước và tăng 2,24% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung, CPI bình quân 10 tháng năm 2019 tăng 2,48% so với bình quân cùng kỳ năm 2018 và đây là mức tăng bình quân 10 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Phân tích cụ thể diễn biến giá các nhóm hàng cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 1,04%. Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn châu Phi làm giảm nguồn cung dẫn đến giá thịt lợn tăng đã khiến cho nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống – nhóm có sức ảnh hưởng lớn đến CPI, tăng cao nhất.

Giá thịt lợn tăng đã khiến chỉ số giá tiêu dùng của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao.

Đối với người tiêu dùng, nhìn chung các hộ gia đình đều xác nhận sự ổn định về giá cả trên thị trường. Chị Đinh Thúy Lan, ngụ tại ngõ 86, phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) cho rằng, hầu hết giá các mặt hàng phục vụ sinh hoạt hằng ngày ổn định, nếu có tăng hay giảm thì cũng không đáng kể. Riêng thịt lợn có sự tăng giá rõ rệt…

Diễn biến CPI bình quân của 10 tháng (tăng 2,48%) so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 (tăng không quá 4%) cho thấy, có thể an tâm về tình hình và khả năng kiềm chế lạm phát của cả năm. Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) Đỗ Thị Ngọc khẳng định, kết quả đáng ghi nhận nói trên là do quá trình điều hành đồng bộ, liên tục, quyết liệt của Chính phủ, hệ thống cơ quan chức năng. Trong đó, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, nhất là các bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư… bám sát tình hình, theo dõi sát sao diễn biến CPI, kịp thời đưa ra những đánh giá và tìm biện pháp chặn đà tăng giá.

Nhiều giải pháp giữ vững thành quả

Để giữ chỉ số CPI đạt được và bảo đảm mục tiêu đã đề ra, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá nhấn mạnh, cần chủ động trong công tác kiểm soát giá, quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra; cố gắng kiểm soát lạm phát bình quân năm 2019 trong mức 3,3-3,5%.

Từ nay đến cuối năm, các cơ quan hữu quan sẽ tập trung vào công tác bình ổn giá, nâng cao hiệu quả quản lý. Cụ thể, theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, lực lượng quản lý thị trường đang bắt đầu mở đợt tổng kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm 2019, trong đó yêu cầu các cục quản lý thị trường tập trung rà soát, nắm bắt tình hình các mặt hàng thiết yếu gồm giày dép, quần áo, thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia… tránh tình trạng găm hàng, đầu cơ và tăng giá bất hợp lý. Ngoài ra, lực lượng tăng cường kiểm tra, phát hiện vi phạm để xử lý tại một số địa bàn trọng điểm, dễ có nguy cơ tuồn hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc vào nội địa như: Quảng Trị, Lạng Sơn, Lào Cai, Tây Ninh, An Giang…

Các bộ, ngành hữu quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Công an, Hải quan, chính quyền các địa phương đều có kế hoạch phối hợp, chủ động vào cuộc để nắm bắt tình hình nhằm bảo đảm hiệu quả công tác quản lý thị trường. Cùng với đó, các địa phương đang tập trung chuẩn bị nguồn hàng, làm tốt công tác bảo quản cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phân phối lưu thông hàng hóa, hướng tới sự bình ổn giá trên thị trường.

Tại Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở đang tập trung các giải pháp tạo điều kiện để khơi thông nguồn hàng, đưa hàng hóa từ các tỉnh về Hà Nội và ngược lại nhằm đáp ứng đủ nhu cầu người dân. Bên cạnh đó, Sở tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát để xử lý hiện tượng gian lận thương mại, nạn hàng giả, hàng cấm, không rõ xuất xứ…

Về phía doanh nghiệp, hiện nhiều đơn vị đang tập trung bước vào chặng nước rút, bảo đảm kế hoạch cũng như sẵn sàng tham gia thị trường; nhất là đối với những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phân phối, bán buôn, bán lẻ. Đơn cử, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) vừa thông báo việc dành 768 tỷ đồng để chuẩn bị hàng hóa phục vụ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới. Tổng cộng sẽ có 19 mặt hàng gồm thủy hải sản, bánh mứt kẹo, hàng khô, thịt gà… sẵn sàng cung cấp ra thị trường. Đặc biệt, đơn vị này cũng chủ động tham gia chương trình bình ổn thị trường của thành phố Hà Nội thông qua 16 điểm bán hàng. Đây là hoạt động có tính thường xuyên qua các năm nhằm bảo đảm nguồn cung, chất lượng hàng hóa và nhất là phòng tránh sự cố khan hàng, tăng giá bất hợp lý…

Với những kết quả từ đầu năm đến nay cùng sự nỗ lực của Chính phủ, các ngành, các cấp và doanh nghiệp, tin tưởng rằng, mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay sẽ hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch, góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Luận Văn Lạm Phát Và Biện Pháp Kiềm Chế Lạm Phát Ở Việt Nam

Thành công trong việc chặn đứng lạm phát phi mã năm 1989 nhờ áp dụng công cụ lãi suất ngân hàng (đưa lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm lên cao vượt tốc độ lạm phát), đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm đạt các mục tiêu ngắn hạn ổn định thị trường. Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta luôn thường trực nguy cơ tái lạm phát cao, do đó một công cụ điều tiết vĩ mô hiệu nghiệm như chính sách tiền tệ được tận dụng trước tiên vơí hiệu suất cao cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên gần đây ở Việt nam có dấu hiệu của sự lạm dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc quản lý và sử dụng chính sách tiền tệ của chúng tới . Vì vậy đứng trước nguy cơ tiềm ẩn của lạm phát, việc nghiên cứu chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát là vô cùng cần thiết. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU0 NỘI DUNG1 I. LẠM PHÁT1 1. Những quan điểm khác nhau về lạm phát1 2. Tác động của lạm phát3 II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KIỀM CHẾ LẠM PHÁT NHỮNG NĂM QUA Ở NƯỚC TA4 1. Dự trữ bắt buộc4 2. Chiết khấu5 3. Hoạt động thị trường mở6 4. Lãi suất7 5. Hạn mức tín dụng9 III. GIẢI PHÁP10 1. Các nguy cơ dẫn tới việc tái lạm phát10 2. Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát11 2.1. Dự trữ bắt buộc11 2.2. Tái chiết khấu12 2.3. Hoạt động thị trường mở12 2.4. Lãi suất13 2.5. Hạn mức tín dụng14 KẾT LUẬN16 MỤC LỤC16

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

Thư viện tài liệu Phong Phú

Hỗ trợ download nhiều Website

Nạp thẻ & Download nhanh

Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

Nhận nhiều khuyến mãi

Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY

DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN

Bạn đang xem bài viết Chủ Động Kiềm Chế Lạm Phát trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!