Cập nhật thông tin chi tiết về Chú Trọng Phát Triển Đảng Trong Doanh Nghiệp Tư Nhân mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
.
Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã thường xuyên quan tâm kiện toàn, củng cố các đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc. Đồng thời, đề ra nhiều chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp trong công tác phát triển Đảng khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Kết nạp đảng viên mới ở Chi bộ Công ty Cổ phần rượu bia Đà Lạt thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh
Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng hiện có 63 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trực thuộc với 1.915 đảng viên. Trong đó, có 39 TCCSĐ trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với 605 đảng viên.
Để tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ trong các loại hình doanh nghiệp, trong đó có loại hình tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng đã ban hành các chương trình, kế hoạch để phát triển Đảng trong khu vực kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh đã cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, đưa việc phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân vào nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối qua các nhiệm kỳ. Cụ thể, thời gian qua, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo cấp ủy, các TCCSĐ tập trung đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong các doanh nghiệp nói chung và khu vực doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Song song với đó là không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để các cán bộ lãnh đạo, công nhân, lao động trong doanh nghiệp tư nhân có nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của các TCCSĐ trong doanh nghiệp. Đặc biệt, thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuộc chủ động đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ. Các nội dung sinh hoạt phải phù hợp với mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh để chủ doanh nghiệp thấy được lợi ích thiết thực của việc thành lập TCCSĐ, từ đó tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động.
Các TCCSĐ, đảng viên trong các doanh nghiệp đã phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của mình, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mình.
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp cho biết, thời gian qua, hoạt động của các doanh nghiệp trong Khối luôn gắn liền với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động tại địa phương. Bên cạnh đó, thông qua các TCCSĐ, chủ doanh nghiệp có thể kiến nghị những khó khăn, vướng mắc của đơn vị mình đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, tháo gỡ giúp doanh nghiệp phát triển. Tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên cũng như vai trò lãnh đạo của các TCCSĐ đã góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng là điều kiện tốt để tạo thuận lợi cho công tác phát triển Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân. Từ năm 2010 đến nay, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh đã phát triển được 13 chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp tư nhân. Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng ủy Khối đã tổ chức 10 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 832 quần chúng ưu tú và kết nạp được 541 đảng viên mới, trong đó có 120 đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân.
Đồng chí Trần Tưởng – Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết, để tiếp tục thực hiện tốt công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp tư nhân, Đảng ủy Khối đã đưa ra nhiều nhiệm vụ giải pháp để thực hiện trong thời gian tới. Trong đó có những giải pháp chủ yếu như chú trọng chăm lo, xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân hiện có thuộc Đảng bộ Khối thực sự là hạt nhân chính trị trong doanh nghiệp. Từ đó, phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên để đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, tạo được sự khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân có tổ chức đảng và doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng. Đảng ủy Khối cũng chủ động nắm bắt thông tin, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác tạo nguồn, phát triển Đảng nói riêng.
Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh cho biết thêm, thời gian tới, Đảng ủy Khối tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuộc chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị; xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên, nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Ngoài ra, Đảng ủy Khối cũng chỉ đạo các đồng chí bí thư chi bộ phải tích cực, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động để có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đối với từng người cụ thể. Phải làm cho quần chúng thấy rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ và vinh dự của công dân khi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
ĐẢNG BỘ KHỐI DOANH NGHIỆP TỈNH: Kết nạp được 82 đảng viên mới
Thực hiện Chương trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể chính trị – xã hội trong các doanh nghiệp tư nhân, phát triển đảng viên, tổ chức đảng trong khu vực kinh tế tư nhân; thời gian qua, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh luôn chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng. Năm 2019, toàn Đảng bộ Khối đã xét và kết nạp được 82 đảng viên mới, vượt kế hoạch đề ra. Đảng ủy Khối cũng quyết định nâng cấp 1 chi bộ cơ sở thành đảng bộ cơ sở; chuyển 1 đảng bộ thành chi bộ cơ sở do không còn đủ số lượng đảng viên theo quy định; thành lập mới 2 chi bộ cơ sở, trong đó có 1 doanh nghiệp tư nhân và 1 tổ chức tín dụng.
Tính đến hết năm 2019, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh có 63 tổ chức cơ sở đảng với 19 đảng bộ, 44 chi bộ cơ sở, 127 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, với tổng số 1.915 đảng viên.
NGUYỄN NGHĨA
DUY DANH
Giải Pháp Để Phát Triển Đảng Trong Doanh Nghiệp Tư Nhân
(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai có 2.517 doanh nghiệp tư nhân nhưng chỉ có 91 tổ chức cơ sở Đảng, với 2.440 đảng viên. Tỷ lệ này cho thấy, việc phát triển Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân ở Gia Lai còn rất khó khăn.
Ảnh: Hà Tây
Nhiều năm qua, Tỉnh ủy Gia Lai xác định việc phát triển đảng viên và tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trong doanh nghiệp tư nhân là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Sau khi có Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các Đảng ủy trực thuộc tổ chức phổ biến, quán triệt đến cán bộ chủ chốt, đảng viên trong các doanh nghiệp có tổ chức đảng để triển khai thực hiện. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW, ngày 23-11-1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (gọi chung là doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” cũng như thực hiện Đề án 01, ngày 2-7-2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Xây dựng tổ chức đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân”.
Thực hiện Đề án 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối doanh nghiệp đã ra Nghị quyết 10 về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của TCCSĐ trong các doanh nghiệp tư nhân”. Bên cạnh đó, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh còn luôn chủ động tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy đề ra các giải pháp tập trung chỉ đạo, làm tốt công tác phát triển Đảng trong các doanh nghiệp, nhất là đội ngũ công nhân lao động và trí thức trẻ, có trình độ năng lực chuyên môn được đào tạo cơ bản đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của tỉnh, các doanh nghiệp trực thuộc. Đến nay, tính riêng Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh đã phát triển được 65 TCCSĐ, với 1.787 đảng viên. Trong đó, có 3 TCCSĐ công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và 31 TCCSĐ công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Các TCCSĐ trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh đã có bước phát triển nhanh, đa dạng về ngành nghề và hình thức sở hữu, trong đó các doanh nghiệp tư nhân đã có sự đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân có tổ chức Đảng là quá thấp (91/2.517). Trao đổi với P.V, đồng chí Dương Dã- Phó Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh, cho rằng: “Nhiều chủ doanh nghiệp chưa hiểu đúng chức năng nhiệm vụ của tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp nên không thành lập tổ chức Đảng. Việc xây dựng, phát triển hội viên là cơ sở để phát triển đảng viên tiến tới thành lập tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân cũng rất hạn chế, kéo theo việc thành lập tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân gặp khó”.
Để tháo gỡ khó khăn trong công tác phát triển Đảng tại các doanh nghiệp tư nhân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy cần quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chủ doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên, các đoàn thể, người lao động về sự cần thiết phải củng số, xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đoàn thể. Thường xuyên rà soát, nắm chắc thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, số lượng công nhân để có biện pháp chỉ đạo kịp thời kết hợp với quan tâm vận động thành lập các tổ chức đoàn thể.
Bên cạnh đó, các tổ chức Đảng cần tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng vì đảng viên, đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước, hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đảng viên, đoàn viên và người lao động. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong các tổ chức Đảng, đoàn thể và người lao động. Đối với những doanh nghiệp có từ 3 đảng viên chính thức trở lên đang làm việc tại doanh nghiệp nhưng còn sinh hoạt đảng ở nơi khác, cấp ủy cần chỉ đạo việc chuyển sinh hoạt đảng của số đảng viên này về doanh nghiệp để thành lập tổ chức Đảng. Đồng thời, các cấp ủy tiếp tục thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân có đủ tiêu chuẩn vào Đảng, trước mắt tập trung vào những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, ở các khu, cụm công nghiệp.
Giải Pháp Phát Triển Đảng Trong Doanh Nghiệp Tư Nhân
(DĐDN) – Đa số các DN đều cho rằng, công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp (DN) tư nhân còn nhiều vấn đề phức tạp, khó chứ không hề dễ chút nào. Giải pháp nào để phát triển Đảng trong DN tư nhân đang là câu hỏi cấp thiết được đặt ra.
Đó là nội dung chính của buổi Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp phát triển Đảng trong DN tư nhân” do VCCI phối hợp với Ban Dân vận TW và tỉnh uỷ Hải Dương tổ chức tại Hải Dương sáng 19/5. Hội thảo được diễn ra góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế”.
Sự cần thiết phát triển Đảng trong DN tư nhân
Lịch sử Việt nam đã ghi nhận và chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước, trong việc phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. “Nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển đảng trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được đặc biệt quan tâm, với mục tiêu nhằm nâng cao ý thức giác ngộ chính trị cho người sử dụng lao động và người lao động, bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo thêm cầu nối gắn kết giữa doanh nghiệp, quần chúng trong doanh nghiệp với cấp uỷ, chính quyền địa phương” – bà Phạm Thị Thu Hằng nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc Hội thảo.
Đối với các DN Nhà nước việc xây dựng và phát triển các tổ chức Đảng diễn ra mạnh mẽ và đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, với khu vực DN kinh tế tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) đã được thực hiện có hiệu quả lại đang là câu hỏi đặt ra. Đa số các DN tư nhân có mặt tại Toạ đàm đều khẳng định vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong DN tư nhân là vô cùng quan trọng nhưng đây lại là vấn đề còn rất nhiều phức tạp và không hề dễ khi thực hiện.
Theo ông Lê Thanh Vân – Phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương, các tổ chức cơ sở Đảng trong doanh DN tư nhân của tỉnh đã ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình; làm tốt công tác giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, định hướng tư tưởng cho đảng viên và người lao động; đồng thời tuyên truyền, vận động chủ DN thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Quang cảnh buổi Hội thảo
Tuy nhiên, một số tổ chức cơ sở đảng nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của mình. Chưa đổi mới phương thức hoạt động, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; do đó chưa phát huy được vai trò hạt nhân chính trị trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, phát triển đảng cũng như nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.
Cũng theo ông Vân, cách tiếp cận của một số tổ chức Đảng cấp trên cơ sở đối với việc phát triển đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng trong DN còn chậm đổi mới, còn mang tính mệnh lệnh hành chính. Công tác tuyên truyền, vận động phát triển đảng trong DN hiệu quả còn thấp; sự phối hợp giữa cấp uỷ và các tổ chức hội, đoàn thể trong việc phát triển đoàn viên, hội viên kết hợp với phát triển đảng chưa chặt chẽ… Do đó, số lượng tổ chức cơ sở đảng được thành lập mới trong DN chưa nhiều. Nhiều DN chưa thiết tha với việc thành lập tổ chức cơ sở đảng, vì chưa nhận thấy lợi ích cũng như sự khác biệt của đơn vị có tổ chức Đảng so với đơn vị không có tổ chức Đảng.
Ông Nguyễn Đình Giang – Giám đốc Cty TNHH Gia Bảo cho rằng, cần phải nhận thức rõ về mối quan hệ gắn bó hài hoà lợi ích giữa tổ chức cơ sở đảng trong DN tư nhân với DN. Có thành lập được các cơ sở đảng trong DN thì mới tuyên truyền được chính sách của đảng trong DN và ngược lại có cơ sở Đảng mới hiểu rõ được nguyện vọng của tập thể với các chính sách, quy định của Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Minh Phượng – GĐ Cty TNHH Hoàng Phương bày tỏ “tôi ko thể ngờ rằng khi có chi bộ nằm trong DN lại tốt và có ý nghĩa đến như vậy, góp phần phát triển tốt hơn trong việc làm kinh tế và xây dựng văn hóa tinh thần trong DN”.
Sự cần thiết có cơ sở Đảng trong DN nói chung và DN tư nhân nói riêng là quan trọng, song còn nhiều lo ngại, ông Hoàng Trung Thành – GĐ Cty cơ khí chế tạo Hà Thành nhấn mạnh “để phát triển đảng trong khối DN cũng có nhiều phức tạp, khó chứ ko hề dễ”. Trong đó, theo ông, vai trò tiên phong của các cá nhân trong DN tư nhân là đặc biệt quan trọng và phải xem xét tới năng lực công tác, đạo đức và sự nhiệt tình của cá nhân đó trong công tác xây dựng và phát triển Đảng.
Bà Phùng Thị Lương – Bí thư chi bộ của DN Cty TNHH sản xuất may da Lamdoda ở Gia Lâm (Hà Nội) khẳng định Đảng và DN cần có sự phối kết hợp trên tất cả các mặt nhằm mục tiêu chính phát triển DN.
Giải pháp phát triển Đảng trong DN tư nhân
Chia sẻ kinh nghiệm từ một tổ chức cơ sở Đảng có sự phát triển ổn định và khá vững chắc, bà Phùng Thị Lương cho biết, hàng năm chi bộ và Ban lãnh đạo DN có các cuộc họp hàng tháng, quý, năm để đề ra những phương án hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động phong trào trong công ty. Ngoài công tác truyên truyền, định hướng tư tưởng cho CBCVN, công ty đã rất chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ nguồn là đảng viên.
GĐ công ty cổ phần tư vấn quy hoạch và thiết kế du lịch tỉnh Hải Dương ông Nguyễn Duy Lịch cho rằng, có 3 nội dung cần được đặc biệt quan tâm. Thứ nhất, cần tuyên truyền giáo dục và giúp đỡ quần chúng có hướng phấn đấu vào Đảng. Thứ hai, tạo điều kiện sắp xếp vị trí đảng viên vào những vị trí chủ chốt trong cơ quan. Thứ ba, phải có sự quan tâm phát triển đảng của cấp trên.
Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thái Bình khẳng định các DN đang có nhiều thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển Đảng như việc quan tâm chỉ đạo từ Trung Ương đặc biệt qua Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Về phía các tỉnh cũng đều có các chỉ thị để thực hiện chủ trương của TW. “Kinh nghiêm ở Thái Bình cho thấy, hàng năm chúng tôi đều lên kế hoạch rà soát lại để phát triển trong đảng, ưu tiên những DN trong hiệp hội chưa có cơ sở tổ chức Đảng” – ông nói.
Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thái Bình nhấn mạnh tới giải pháp là TW nên tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của TW như việc sơ kết, tổng kết các nghị quyết; đẩy mạnh giáo dục tư tưởng, nâng cao công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBCNV trong DN; nâng cao chất lượng sinh hoạt và vai trò của đảng viên trong chi bộ; làm tốt công tác quy hoạch bồi dưỡng cán bộ trong DN, thi đua khen thưởng ở cấp ủy…
Ông Phí Văn Dực – Chi nhánh VCCI Hải Phòng chia sẻ chi bộ Đảng có hoạt động tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào bí thư chi bộ. Nếu bí thư chi bộ kiêm nhiệm là CT HĐQT hay Giám đốc DN sẽ thuận lợi hơn.
Ông Nguyễn Duy Việt – Phó trưởng ban dân vận TW khẳng định hoạt động tổ chức Đảng và DN là cùng một đường đi và cùng mục đích và không có sự mâu thuẫn về mục tiêu phát triển kinh doanh, nhưng cần phải rõ ràng về mục đích nhiệm vụ của từng bên. Hoạt động Đảng ở đây là đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với DN, tuyên truyền luật pháp cơ chế chính sách đối với người lao động. Hoạt động của Đảng phải bảo vệ quyền lợi của DN, của người lao động.
Do đó, Phó trưởng ban dân vận TW nhấn mạnh trách nhiệm của cấp ủy tỉnh và huyện đối với xây dựng và phát triển tổ chức Đảng trong DN. Các hiệp hội DN cần phải tuyên truyền cho các chủ DN hiểu về tổ chức Đảng là có lợi chứ không phải có hại.
Về phía TW sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ lý luận và nguyên tắc về xây dựng và phát triển Đảng trong DN tư nhân để tuyên truyền và phổ biến; đồng thời cũng sẽ hoàn thành các quy định văn bản hướng dẫn tới các DN.
Nhiều Giải Pháp Phát Triển Đảng Trong Các Doanh Nghiệp Tư Nhân Hiện Nay
Đồng chí Hà Ban, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Ảnh: TTXVN
Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hà Ban, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương về vấn đề này.
Xin ông cho biết, tình hình phát triển đảng trong DN tư nhân hiện nay như thế nào?
Thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản khá đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong các DN ngoài khu vực nhà nước, trong đó có DN tư nhân.
Tính đến 30/6/2015, cả nước có 134.036 đảng viên trong các DN ngoài khu vực nhà nước, tăng 104.577 đảng viên so với thời điểm 31/12/2008. Có 13.465 DN tư nhân có chi bộ đảng (số liệu đến 31/12/2015), chiếm 3,47% trong tổng số DN (388.232 DN tư nhân). Trong đó, tại các Công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn nhà nước dưới 50% có 9.032 chi bộ (có 1.907 chi bộ cơ sở và 7.125 chi bộ trực thuộc); tại các DN tư nhân có 4.433 chi bộ (có 1.613 chi bộ cơ sở và 2.820 chi bộ trực thuộc).
Nhiều tỉnh ủy, thành ủy đã chú trọng công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong DN tư nhân, điển hình như Hà Nội trong 5 năm đã thành lập 748 tổ chức đảng mới, kết nạp 4.880 đảng viên; Lào Cai thành lập 16 tổ chức đảng mới, kết nạp 238 đảng viên; Thái Bình thành lập 127 tổ chức đảng mới, kết nạp 1.300 đảng viên…
Hầu hết các tỉnh ủy, thành ủy đã thành lập đảng bộ khối DN trực thuộc tỉnh, thành ủy. Những địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phòng… đã thành lập đảng bộ các KCN, khu chế xuất trực thuộc tỉnh ủy, thành phố, một số quận, huyện thành lập đảng bộ cơ sở khối DN ngoài khu vực nhà nước trực thuộc quận, huyện ủy…
Số lượng đảng viên làm kinh tế tư nhân đã tăng đáng kể. Trước ngày 28/8/2006, trên phạm vi toàn quốc có 35.235 đảng viên làm kinh tế tư nhân, chiếm 1,09% tổng số đảng viên. Đến 28/8/2016, số đảng viên làm kinh tế tư nhân cả nước là 125.675 đảng viên, tăng 90.440 đồng chí (tăng 3,57 lần so với năm 2006), chiếm tỷ lệ 2,72% so với tổng số đảng viên toàn Đảng.
Công tác phát triển đảng viên trong DN tư nhân có những thuận lợi, khó khăn gì, thưa ông?
Nhìn chung, tổ chức đảng trong các loại hình DN tư nhân đã phát huy chức năng, nhiệm vụ theo Quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, phát huy được vai trò trong giáo dục tư tưởng chính trị cho đảng viên, động viên công nhân, người lao động thực hiện nội quy, quy chế làm việc, kế hoạch sản xuất – kinh doanh của DN.
Tuy nhiên, công tác phát triển đảng trong các DN tư nhân còn nhiều tồn tại, hạn chế. Số DN có tổ chức đảng còn rất ít. Chất lượng hoạt động của nhiều tổ chức đảng chưa cao, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng còn mờ nhạt. Các tổ chức đảng trong các DN tư nhân thường có ít đảng viên, nề nếp sinh hoạt chi bộ không đều, chất lượng sinh hoạt thấp; chưa chú ý tạo nguồn kết nạp đảng viên; kinh phí hoạt động của tổ chức đảng còn hạn hẹp và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chủ DN.
Cùng với đó, sự lãnh đạo, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên đối với hoạt động của tổ chức đảng trong các DN chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều nơi chưa ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về sinh hoạt đảng, nghiệp vụ công tác đảng cho phù hợp với điều kiện đặc thù của DN.
Việc thí điểm kết nạp chủ DN tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức. Một số DN chỉ coi trọng nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh, ít chú ý đến công tác phát triển đảng viên. Phần lớn công nhân, người lao động trong DN chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập mà không thiết tha phấn đấu trở thành đảng viên. Bên cạnh đó, sự biến động thường xuyên về nguồn lao động của các DN cũng là trở ngại lớn cho công tác kết nạp đảng viên và phát triển tổ chức đảng.
Thưa ông, những yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cho công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng, phát triển đảng viên trong các DN tư nhân hiện nay là gì?
Trước hết, cần thực hiện nghiêm túc, có kết quả Thông báo Kết luận số 22-TB/KL, ngày 11/4/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư khóa X. Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức đảng, các đoàn thể, bảo đảm vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với các đoàn thể trong DN. Các cấp uỷ, đoàn thể cần rà soát, nắm chắc tình hình, thực trạng các tổ chức đảng, đoàn thể trong các DN tư nhân để đề ra nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, củng cố cho phù hợp.
Một mặt, tích cực tạo nguồn phát triển đảng viên, thành lập mới tổ chức đảng trong các DN ngoài khu vực nhà nước, trong đó có DN tư nhân. Đồng thời, tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các đảng bộ, chi bộ trong DN; chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của DN, chú trọng việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên.
Tiếp tục làm tốt công tác củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp. Phải chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể trong DN tư nhân, nhất là đội ngũ bí thư đảng ủy, chi bộ, chủ tịch công đoàn, chủ tịch hội phụ nữ, bí thư đoàn thanh niên trong DN…
Phát triển Đảng trong doanh nghiệp góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Ảnh: Quốc Việt /TTXVN
Thưa ông, thời gian tới để đẩy mạnh phát triển đảng viên trong các DN tư nhân cần những giải pháp nào?
Ban cán sự đảng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành TƯ tập trung thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho DN phát triển. Đây sẽ là điều kiện tiền đề để thành lập và phát triển tổ chức đảng trong DN ngoài khu vực nhà nước, trong đó có DN tư nhân.
Đổi mới công tác tuyên truyền, thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng đảng và các tổ chức chính trị – xã hội trong các DN. Tiến hành khảo sát toàn diện, nắm chắc số lượng đảng viên hoạt động trong DN tư nhân, đánh giá thực chất vai trò của tổ chức đảng, chất lượng đảng viên trong các DN tư nhân, xây dựng, ban hành nghị quyết, chương trình, kế hoạch giai đoạn 2017 – 2021 và kế hoạch hằng năm làm cơ sở để chỉ đạo, kiểm tra thực hiện.
Các cấp ủy địa phương ban hành các hướng dẫn cụ thể về thành lập tổ chức đảng, sinh hoạt đảng trong các DN tư nhân phù hợp với quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và điều kiện địa phương. Hướng dẫn các tổ chức đảng nâng cao chất lượng đảng viên và bồi dưỡng lớp đảng viên mới kết nạp. Tổng kết chủ trương thí điểm kết nạp những người là chủ DN tư nhân đủ điều kiện vào Đảng, nghiên cứu bổ sung sửa đổi, hoàn thiện quy trình phát triển đảng viên, vừa đảm bảo nghiên túc, không gây phiền hà nhưng không buông lỏng quản lý.
Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Quy định số 15-QĐ/TW, ngày 28/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đảng viên làm kinh tế tư nhân, Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư có chủ trương, giải pháp phù hợp để xây dựng, củng cố tổ chức đảng, phát triển đảng viên trong DN ngoài khu vực nhà nước nói chung, trong đó có DN tư nhân. Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong các loại hình DN cho phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện hoạt động hiện nay.
Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi hỗ trợ cho tổ chức đảng, các tổ chức chính trị – xã hội trong DN ngoài khu vực nhà nước để phục vụ hoạt động được tính là chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập theo quy định tại khoản 2, điều 6 Nghị định số 98/2014/NĐ-CP, ngày 24/10/2014 của Chính phủ.
Tiếp tục nghiên cứu để xây dựng quy định về phụ cấp chi ủy viên, kinh phí thẩm tra, kết nạp đảng, chi phí đào tạo, bồi dưỡng cấp ủy, đảng viên mới kết nạp trong các DN từ nguồn kinh phí của Đảng cho phù hợp với yêu cầu phát triển đảng viên trong DN ngoài khu vực nhà nước hiện nay.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bạn đang xem bài viết Chú Trọng Phát Triển Đảng Trong Doanh Nghiệp Tư Nhân trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!