Cập nhật thông tin chi tiết về Chức Năng Của Ẩn Dụ Đối Với Ngôn Ngữ Và Nhận Thức mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngay từ thời Aristotle người ta đã đề cập tới chức năng của ẩn dụ. Trong cuốn “Thi pháp học”. Aristottle đã viết rằng ẩn dụ có nhiều loại quan trọng trong cả thơ lẫn văn xuôi, nhưng trong thơ nhiều hơn. Ẩn dụ có tính sáng sủa, dễ yêu và tác động mạnh… Rải rác trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã đề cập đến chức năng của ẩn dụ đối với ngôn ngữ. Đại để, ẩn dụ có những chức năng cơ bản đối với ngôn ngữ như sau.
a. Ẩn dụ làm phong phú thêm cho vốn từ của một ngôn ngữ
Trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ có rất nhiều từ được tạo ra nhờ phương thức ẩn dụ. Các từ như đầu sông, ngọn suối, mũi súng, chân núi…được tạo ra từ phương thức này. Trong phương trình nghiên cứu của mình. Nguyễn Thiện Giáp đã có nhận xét các từ da trời, da cam, cánh sen, cỏ úa, cứt ngựa… làm cho các từ chỉ màu sắc của tiếng Việt trở nên phong phú,
b. Ẩn dụ làm tăng thêm ý nghĩ cho một từ
Nhờ phương thức ẩn dụ từ có thêm nhiều nghĩa mới. Từ ốc lẽ ra chỉ có nghĩa là động vật, thân mềm có vỏ cứng và xoắn, sống ở dưới nước. Nhờ chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, từ ốc còn có nghĩa là đinh ốc. Đó là từ ốc trong cách nói “Hộp ốc vít của tôi đâu?” hay “Bộ phạn này có năm con ốc”. Từ cá ngoài nghĩa là động vật có xương sống sống ở dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây, còn để chỉ miếng gỗ khi giữ chặt mộng để giữ miếng ghép, như cách nói: cá áo quan; hay để chỉ miếng cứng cài vào cạnh đứng của răng trong bộ bánh cóc, làm cho bánh răng chỉ quay được một chiều, như trong cách nói: xe bị sập cá; và từ cá cũng còn để chỉ: miếng sắt đóng vào đế giầy da cho đỡ mòn, như trong cách nói: cá giày bong mất rồi!. Từ bươm bướm ngoài nghiã chỉ: bọ có cánh mỏng, phủ một vẩy nhỏ như phấn, thường có nhièu màu, có vòi để hút mật hoa. Còn để chỉ một loại truyền đơn, như trong cách nói: giải bươm bướm giữa chợ.
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), từ có thêm nhiều nghĩa nhất nhờ phương thức ẩn dụ là từ đánh: ngoài nghĩa chính, từ đánh có thêm 26 nghĩa sinh ra từ nghĩa chính và nghĩa phụ của từ này. Đây là minh chứng điển hình cho nhận xét “ẩn dụ làm giàu thêm ý nghĩa cho một từ”
Hàng loạt các từ khác như đầu, mũi, đường, đi …cũng có thêm rất nhiều nghĩa mới nhờ phương thức ẩn dụ.
Trong Từ điển phong cách học, tác giả Weles viết: bằng cách trung hoà hoá sự lệnh chuẩn về mặt ngữ nghĩa và sự sử dụng liên tục với một nghĩa mới thông qua cách dùng lặp đi lặp lại các ẩn dụ sẽ là một phương thức để gia tăng hàng nghìn nghĩa mới cho ý nghĩa của từ. (tr.117)
Theo Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ không chỉ là “kết quả của những qui luật điều khiển sự tạo nghĩa cho từ”, mà nó còn là cách thức tạo từ mới và tạo nghĩa mới cho từ.
Thông qua việc tạo từ mới và nghiã mới, ẩn dụ giúp ngôn ngữ mau chóng đáp ứng được đòi hỏi phải kịp thời sáng tạo ra những phương tiện mới để biểu thị sự vật, hiện tượng và những nhận thức mới xuất hiện trong xã hội, để thay thế những cách diễn đạt, những tên gọi cũ đã mòn, không còn khả năng gợi tả, bộc lộ cảm xúc và gây ấn tượng sâu sắc ở người nghe nữa… Đó cũng là cách khai thác và phát huy tiềm năng của ngôn ngữ” (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, trang 152).
c. Ẩn dụ tạo ra những cách nói mới làm cho cách diễn đạt trở nên phong phú
Tác giả Xi-xi-rô nói rằng: ẩn dụ lúc đầu xuất hiện cho sự hạn chế, sự nghèo nàn từ vựng của một ngôn ngữ nào đó. Nhưng khi ngôn ngữ đó là trưởng thành, đã có một số vốn từ vựng phong phú thì ẩn dụ sẽ làm giàu thêm cho ngôn ngữ đó bằng cách cung cấp cho người nói những cách nói hấp dẫn hơn để diễn đạt, để biểu thị, để bộc lộ chính mình. Bectle thì coi ẩn dụ có tác dụng trang trí, giúp cho người viết phương tiện để quyến rũ lí trí. Tác giả Đỗ hữu Châu đã dẫn ra ví dụ: lẽ ra cần nói em rất đẹp thì có thể nói em là một bông hoa. Hay một chút hi vọng thì gọi là hạt mầm hi vọng; Muốn nói con đáng yêu quá thì nói con chó con của mẹ, muốn nói ông thật xảo quyệt thì nói đồ cáo già.
d. Ẩn dụ làm cho cách nói trở nên hàm súc.
Nhờ ẩn dụ người ta có thể diễn đạt ngắn gọn nhưng rất cô đọng, súc tích ý mình. Lẽ ra phải nói “bộ phận nhọn của vũ khí” thì cần nói mũi dao, mũi súng; “bộ phận trước của thuyền” thì chỉ cần nói mũi thuyền; phần đất nhô ra ở ngoài biển thì nói mũi đất;…Nếu không có ẩn dụ thì đầu làng sẽ phải gọi là “vị trí đầu tiên của đầu làng tính từ chỗ người nói”; chân núi sẽ phải gọi là “phần cuối cùng tiếp giáp với mặt đất của núi”; tài năng chín sẽ phải gọi là ” tài năng đã trải qua quá trình nung nấu kĩ, quá trình rèn luyện chu đáo, phải đem ra thi thố với đời nếu không cái chín sẽ trở thành trì trệ”. Cách diễn đạt ” tình thế của những kẻ hèn kém bị dồn vào thế đường cùng, không lối thoát, mặc dù đã xoay sở hết cách” có thể xoay bằng cụm từ cố định ngắn gọn ” chuột chạy cùng sào “.
Những cách gọi tên không dùng phương thức ẩn dụ nói trên nhiều khi rất dài, khó nhớ và tai hại hơn là không thể diễn tả hết các sắc thái ý nghĩa tinh tế trong đó. Chẳng hạn cách gọi đầu làng ngoài tác dụng chỉ vị trí của đầu làng còn gợi cho ta sắc thái nghĩa: đây là một bộ phận của cái gì sống động chứ hoàn toàn không phải là một vật vô tri vô giác như cách gọi “vị trí đầu tiên …” vừa phân tích ở trên.
Cách gọi chi trên, chi dưới trong dòng họ cho ta thấy được tính chất gắn bó, ràng buộc như các bộ phận của một cơ thể, điều đó đã vừa diễn đạt tính chất cội nguồn, vừa diễn tả một cách sinh động cụ thể mối quan hệ của những tổ chức gia đình, họ hàng này.
Đỗ Hữu Châu đã phân tích ẩn dụ chịu tang trong câu thơ: “Rặng liễu dìu hiu đứng chịu tang” của Xuân Diệu. Theo ông, khó lòng tường minh hoá nghĩa của từ chịu tang bằng trường ngữ hoá như ” những rặng liễu đìu hiu giống như người đàn bà đang khóc than trong một đám tang” hoặc “những rặng liễu đìu hiu giống như người đàn bà đang xoã tóc khóc than trong một đám tang”.
Có rất nhiều trường hợp không thể trường nghĩa hoá được các ẩn dụ vì đó là cách nói chuẩn xác nhất, hàm súc nhất, hàm súc nhất, cách nói mà “ngôn ngữ thường ngày không đủ khả năng diễn đạt chúng”.
Đối với ngôn ngữ, ẩn dụ là một bộ phận hợp thành của sự sáng tạo ra ngôn ngữ. Và có thể nói rằng thật khó tưởng tượng về sự tồn tại của một ngôn ngữ nếu không có ẩn dụ.
e. Ẩn dụ giúp cho người nói diễn đạt được mọi cung bậc tình cảm, thái độ của mình
Đầu tiên phải nói đến ưu thế đặc biệt của ẩn dụ trong lối nói kiêng tránh. Chẳng hạn khi nói về cái chết có thể và nên dùng từ đi như cách nói: Ông cụ đi tối hôm qua.
Nhiều trường hợp để tránh lối mòn trần tục, thô thiển, làm người nói ngượng mồm và người nghe xấu hổ thì cách nói ẩn dụ là cách nói rất hiệu quả. Người xưa đã rất khéo léo dùng ẩn dụ khi diễn tả tình huống sau đây:
Trách người quân tử vô tình. Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao.
Và ngày nay chúng ta vẫn phát huy thế mạnh của phương thức chuyển nghĩa này. Chẳng hạn như cách nói “Híc, híc, dạo này đèn dầu của tớ cứ hay …dựng đứng bất tử lắm! hay nó bị… hỏng”? (trích Hoa học trò số 589). Hoặc “Đỉnh núi đôi của tớ bé tẹo à. Tớ lo sau này, cục cưng của tớ sẽ phải bú bình mất”? (Hoa học trò số 609) và “Đèn dầu của tớ bình thường, nhưng dầu của nó thì hầu như có vấn đề. Trong veo. Hay là mình không sản xuất được tinh binh” (Trích hoa học trò, số 613).
Ẩn dụ giúp người nói thể hiện được những tình cảm hết sức tinh tế như tình yêu chẳng hạn. Cách tỏ tình sau đây trong ca dao là một minh chứng:
Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Khi muốn nhấn mạnh sắc thái biểu cảm trong lời nói, ẩn dụ cũng tỏ ra là một trợ thủ rất đắc lực. khi muốn nói em thật đáng yêu và có sức mạnh tuyệt đối với anh thì có thể nói là: “Em là thiên thần bé nhỏ của anh”. Đó là những tình cảm tích cực. Còn muốn thể hiện những tình cảm tiêu cực cũng có thể dùng cách này. Chẳng hạn để nói: đồ nhỏ nhen ghê tởm thì chỉ cần nói đồ sâu bọ.
2. Chức năng của ẩn dụ đối với nhận thức
a. Theo G. Lakoff, ẩn dụ có ở khắp nơi trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, không chỉ ở trong ngôn ngữ mà trong cả tư duy và hành động. Hệ thống khái niệm của chúng ta suy nghĩ và hành động, về cơ bản, về bản chất có tính chất ẩn dụ… Các khái niệm của chúng ta tri giác được. Nó cấu trúc lại cách chúng ta ứng xử trong đời sống và cấu trúc cả cách chúng ta quan hệ với những người khác. Ông đã dùng các ẩn dụ so sự tranh luận (argument), theo đó thì tranh luận là chiến tranh, để chứng minh cho nhận xét trên. Theo ông, ẩn dụ này chi phối cách chúng ta nhận thức về tranh luận và người tranh luận với chúng ta. Chúng ta xem người tranh luận với chúng ta là đối phương của mình. Chúng ta tấn công quan điểm của anh ta vào bảo vệ trận địa của mình. Chúng ta dựng lên và dùng những chiến lược. Nếu chúng ta thấy luận điểm của chúng ta không bảo vệ được thì chúng ta có thể bỏ luận điểm đó và chọn một chiến tuyến tấn công khác. Một khái niệm khác mà G. Lakoff dẫn ra để chứng minh rằng ẩn dụ không chỉ có vai trò đối với ngôn ngữ mà nó còn chi phối nhận thức của con người và từ đó chi phối hành động của con người là ẩn dụ thời gian là tiền bạc. Vì nhận thức về thời gian như là tiền bạc. Đó là thói quen trả lương cho người theo giờ, theo tháng, theo năm…Các cuộc nói nói chuyện bằng điện thoại, tiền thuê khách sạn tính theo thời gian, rồi tiền lời, tiền trả nợ cho xã hội tính theo thời gian…Người ta hiểu và thể nghiệm thời gian như một loại sự vật mà người ta có thể tiêu, có thể lãng phí, có thể lập thành quỹ, có thể đầu tư một cách khôn khéo hoặc dại dột, có thể tiết kiệm hay phung phí. Toàn bộ những cái đó đều bị chi phối bởi cái ẩn dụ trên.
Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, G. Lakoff đã khẳng định rằng: chức năng đầu tiên của ẩn dụ là cung cấp cho chúng ta một cách hiểu bộ phận về một loại kinh nghiệm khác và chức năng này có thể vận dụng vào việc hiểu những sự giống nhau đã tồn tại từ trước ngoài ẩn dụ, bao gồm cả sự sáng tạo ra những sự giống nhau mới, nghĩa là việc lý giải, hiểu biết những sự giống nhau từ trước, những sự sáng tạo ra những cái giống nhau mới cũng là theo nguyên tắc chúng ta hiểu sự giống nhau này dựa trên sự giống nhau khác.
Như vậy, G. Lakoff không những khẳng định ẩn dụ không chỉ là những vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề tư duy, nhận thức: đó là có thể nhận thức sự vật này qua qua kinh nghiệm hiểu biết vè sự vật khác nếu chúng giống nhau.
b. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhận thức của con người ngày càng được nâng cao. Con người ngày càng phát hiện ra nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh mình và các sự vật hiện tượng đó ngày càng được nhận thức toàn diện, sâu sắc hơn. Nhưng số lượng từ ngữ để biểu hiện những nhận thức đó thì còn có hạn. Do đó, buộc phải có những cách thức khác nhau để dùng số lượng hữu hạn các từ để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhận thức. Như vậy, ẩn dụ đã góp phàn làm cho ngôn ngữ đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người.
c. Có rất nhiều sự vật, hiện tượng hay những phương diện, khía cạnh khác nhau của các sự vật, hiện tượng nhận thức bằng phương thức ẩn dụ. Trong khoa học tự nhiên có rất nhiều ví dụ chứng tỏ điều này. Có thể dẫn ra đây một hiện tượng như sau: Để tìm ra những quy luật của dòng điện, người ta ví dòng điện như dòng nước. Đây là một ẩn dụ. Trên cơ sở đó những quy luật của dòng điện đi qua dây dẫn có thiết diện nhỏ thì điện trở lớn, ngược lại dòng điện đi qua dây dẫn lớn tức là thiết diện lớn thì điện tích nhỏ. Điều đó giồng như dòng nước khi đi qua ống dẫn có thiết diện lớn thì sức cản đối với dòng nước sẽ nhỏ và ngược lại. Như vậy, để nhận thức về dòng điện là cái mắt thường không nhìn thấy được, người ta so sánh với dòng nước là cái có thể nhìn thấy được.
Hay hai khái niệm trường hấp dẫn, trường điện từ cũng được nhận thức trên cơ sở ẩn dụ. Trường “là một khoảng đất rộng, bằng phẳng dùng làm nơi tiến hành một loại hoạt động nhất định, có đông người tham gia, thường là thi đấu hoặc tập luyện như trường đua, trường bắn”. (Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 1994). Trường hấp dẫn, trường điện từ là hai khái niệm trừu tượng, nhưng giống trường ở chỗ đều là một khoảng không gian nhất định và trong đó tồn tại một cái gì đó nhất định. Do đó, để hiểu hai khái niệm này người ta đã dùng hai khái niệm trường để nhận thức chúng. Và trường hấp dẫn, trường điện từ được hiểu như sau: “Dạng vật chất tồn tại trong một khoảng không gian mà vật nào trong đó cũng chịu tác động của một lực” (dẫn theo từ điển trên, tr. 1057).
Tương tự như vậy hai hiện tượng sóng điện từ và sóng âm cũng được nhận thức qua khái niệm sóng. Nhờ phương thức ẩn dụ người ta coi sóng điện từ và sóng âm như dòng nước. Sóng điện từ “là sự lan truyền trong không gian của điện từ với tốc độ hữu hạn”. Sóng âm “là giao động cơ học truyền đi trong môi trường đàn hồi kích thích được thần kinh thính giác”. Hai loại sóng này không thể nhận biết bằng các giác quan của con người, mà phải nhờ các thiết bị đặc biệt ghi lại hình ảnh sự tồn tại của nó. Nó giống nước ở sự giao động dâng lên, hạ xuống và đều ở trong một môi trường, một không gian. Khi được ví với sóng nước, hai khái niệm trên được nhận thức một cách dễ dàng hơn.
Phần trung tâm của nguyên tử, nơi tập trung hầu hết các khối lượng mang điện tích dương được gọi là hạt nhân. Nhờ ẩn dụ này (coi phần nói trên là hạt nhân giống như hạt quả, mà sự vật trừu tượng trên dễ được nhận thức hơn. Sở dĩ được gọi là hạt nhân vì nó giống nhân của hạt ở vị trí bên trong và vì chức năng quan trọng của nhân đối với hạt.
Tương tự như vậy, khái niệm nhân tế bào cũng được nhận thức rõ hơn qua phương thức ẩn dụ. Đây là bộ phận ở giữa tế bào, thường hình cầu, có chức năng quan trọng trong hoạt động sống, sinh sản và di truyền của tế bào. Bộ phận này không thể quan sát bằng mắt thường. Như vậy, khi được gọi là nhân bộ phận này sẽ dễ dàng nhận thức hơn.
Những thí dụ phân tích trên cho thấy chức năng quan trọng của ẩn dụ đối với nhận thức. Nhờ ẩn dụ, người ta có thể hiểu, có thể nhận thức những hiện tượng, sự vật chưa biết qua các hiện tượng, sự vật đã biết bằng cách so sánh ngầm giữa chúng. Vì bản chất của ẩn dụ là so sánh, do đó chức năng nhận thức của so sánh chính là chức năng nhận thức của ẩn dụ.
Ẩn dụ là một cách thức để con người nhận thức thế giới. Tìm hiểu chức năng của ẩn dụ đối với nhận thức sẽ giúp cho việc hiểu rõ hơn chức năng của ẩn dụ đối với ngôn ngữ.
Tóm lại, rất nhiều kinh nghiệm và hoạt động của chúng ta có bản chất là ẩn dụ. Phần lớn hệ thống khái niệm của chúng ta được hệ thống trong các ẩn dụ, bởi vì chúng ta phát hiện ra những sự giống nhau theo các phạm trù của hệ thống khái niệm. Ẩn dụ là nét độc đáo của ngôn ngữ tự nhiên. Năng lực hiểu các ẩn dụ và dùng được các ẩn dụ là dấu hiệu về khả năng ngôn ngữ của con người. Do đó ẩn dụ không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy, của nhận thức của con người.
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Đỗ Hữu Châu – Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. GD, H, 1981.
2. Nguyễn Thiện Giáp – Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. GD, H, 1998.
3. Hoàng Phê chủ biên – Từ điển tiếng Việt, Nxb. KHXH, 1994.
4. Đỗ Xuân Thảo – Lê Hữu Tỉnh – Giáo trình tiếng Việt 2 (Hệ từ xa, bậc tiểu học), Nxb, ĐHSP Hà Nội, 1998.
Tiếng Anh
1. Aristotle – Thi pháp học. Tạp chí Văn học, số 1. 1997.
2. Asher R. E (Ed. In-Chief) – The Encyclopedia of Language and Linguistics (mục từ Metaphor). Tập V. Pergamon Press, New York, 1994.
Ẩn Dụ Là Gì? Các Hình Thức Ẩn Dụ Và Phân Biệt Ẩn Dụ Với Biện Pháp Khác
Số lượt đọc bài viết: 57.613
Khi đã nắm được khái niệm ẩn dụ là gì thì bạn cũng cần nắm được các hình thức của biện pháp ẩn dụ. Nhìn chung, ẩn dụ được thể hiện qua 4 hình thức là:
Cụ thể về từng loại hình thức ẩn dụ như sau:
Ẩn dụ hình thức chính là việc người nói người viết giấu đi một phần ý nghĩa
“Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”
Ẩn dụ cách thức chính là hình thức một vấn đề thông qua nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Ẩn dụ phẩm chất là hình thức dùng phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .
Ví dụ: Trời nắng giòn tan: nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật
Như vậy, ẩn dụ là hình thức thường thấy trong tiếng việt, ẩn dụ có nhiều hình thức với nhiều tác dụng khác nhau. Hình thức ẩn dụ có thể dùng kết hợp với các biện pháp khác như so sánh, nhân hóa… để làm tăng hiệu quả diễn đạt.
Phân biệt ẩn dụ với các biện pháp tu từ
So sánh, ẩn dụ, hoán dụ hay nhân hóa đều là những biện pháp tu từ rất phổ biến trong văn chương. Chúng được sử dụng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Vậy chúng khác nhau ở điểm gì?
Nếu chỉ nắm được khái niệm ẩn dụ là gì thì chưa đủ. Bạn cần lưu ý về các biện pháp tu từ khác. Vậy hoán dụ là gì? Sự khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ là gì?.
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
Các kiểu hoán dụ:
Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ: anh ấy là chân sút số một của đội bóng
Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Ví dụ: Cả khán đài hò reo, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam – Trường hợp này “khán đài” mang nghĩa là những người ngồi trên khán đài
Dùng dấu hiệu sự vật để gọi sự vật: Ví dụ: cô gái có mái tóc màu hạt dẻ đang đứng một mình dưới mưa
Dùng những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng. Ví dụ:”Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Cái cụ thể ở đây là “một cây” và “ba cây” cái trừu tượng là chỉ số lượng ít nhiều.
Sự giống nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ là gì?
Hoán dụ và ẩn dụ đều là những biện pháp tu từ phổ biến, có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ đều là lấy sự vật, hiện tượng này để diễn tả một sự vật hiện tượng khác dựa trên quy luật liên tưởng.
Sự khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ là gì?
Hoán dụ và ẩn dụ có cơ sở liên tưởng khác nhau, cụ thể là:
Ẩn dụ: Là biện pháp tu từ không cần dùng dấu câu hoặc từ ngữ để phân biệt giữa các sự vật hiện tượng. Ẩn dụ được ví như một nét so sánh ngầm, sử dụng các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với nhau.
Câu 1 (trang 69 SGK lớp 6 tập 2):
Cách 1: nói theo cách bình thường
Cách 2: sử dụng biện pháp tu từ so sánh thông qua từ “như”
Cách 3: sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ
Cách thứ 3 mang nội dung biểu cảm, có tính hình tượng và cảm xúc nhiều hơn
Câu 2 (trang 70 SGK lớp 6 tập 2)
Thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ những người đã tạo ra những giá trị cho chúng ta tiếp nhận
2. Mang ý nghĩa khuyên răn con người nên tìm môi trường tốt để sống
3. Tấm lòng son sắt, thủy chung của người ở đối với người đi
4. Mặt trời (trong câu: thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ): nói đến Bác Hồ – người như mặt trời mang lại nguồn sống cho tất cả chúng ta.
Câu 3 (trang 70 SGK lớp 6 tập 2)
Nắng – chảy: ánh nắng đem lại cảm nhận qua màu sắc (nắng vàng, nắng chói chang,…), chảy thể hiện tính chất của sự vật (là một chất lỏng). Ánh nắng ở đây được hiện ra như một thứ “chất lỏng” có thể “chảy đầy vai”. Với cách diễn đạt này, ánh nắng trở nên mềm mại, sinh động và gần gũi hơn.
Tiếng rơi là âm thanh được nhận biết thông qua thính giác, không thể nhận biết bằng thị giác; sự chuyển đổi cảm giác giúp người đọc có thể hình dung được sự nhẹ nhàng của tiếng rơi với một hình khối cụ thể (“mỏng” cảm nhận bằng xúc giác, “rơi nghiêng” nhận biết thông qua thị giác)
Ướt tiếng cười: “tiếng cười” là âm thanh, được nhận biết thông qua thính giác. Ở đây tiếng cười được nhìn thấy, cảm nhận qua xúc giác. Sự chuyển đổi, hòa quyện cơn mưa vào tiếng cười của bố thể hiện sự mới mẻ và cách nhìn hồn nhiên của trẻ thơ
Nhìn chung, cách ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện nét độc đáo, sự liên tưởng thú vị của người viết. Những hình ảnh được ẩn dụ hiện lên một cách sắc nét và sâu sắc hơn.
Please follow and like us:
Chức Năng Thẩm Mỹ Của Các Đặc Điểm Ngôn Ngữ Và Ví Dụ / Văn Học
các chức năng ngôn ngữ thẩm mỹ đó là tài sản mà điều này phải thu hút sự chú ý đến chính nó, mà nó có được một giá trị tự trị. Theo nghĩa này, từ này đồng thời có nghĩa và biểu hiện. Đó là, nó có một ý nghĩa khách quan bên ngoài nó, đồng thời, có ý nghĩa chủ quan, vượt quá mục tiêu.
Do đó, từ này có thể nói một điều và đồng thời cho thấy một điều hoàn toàn khác. Chức năng thẩm mỹ này của ngôn ngữ được nghiên cứu rộng rãi bởi một nhánh triết học: thẩm mỹ.
Thuật ngữ này bắt nguồn từ thuật ngữ aistesis của Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là cảm giác hoặc nhận thức, kiến thức có được thông qua kinh nghiệm cảm giác.
Mặt khác, việc sử dụng ngôn ngữ đặc biệt này thể hiện rõ hơn nhiều trong lĩnh vực văn học. Trong thơ, chẳng hạn, các cấu trúc ngôn từ văn học được sử dụng rất nhiều để truyền đạt nhiều nghĩa của nó. Trong số đó, chúng ta có thể đề cập đến màu sắc, âm thanh, cảm xúc và hình ảnh của thế giới vật chất và cụ thể.
Để thực hiện chức năng này của ngôn ngữ, một loạt các tài nguyên được sử dụng. Một số trong số họ là similes, đồng âm, bất hòa, tưởng tượng, chơi chữ và ẩn dụ.
Đây không phải là để sử dụng độc quyền của văn học. Phạm vi các khả năng mà chức năng thẩm mỹ này của ngôn ngữ được phát triển bao gồm phim, chương trình truyền hình và ngôn ngữ hàng ngày.
Chỉ số
1 Đặc điểm của chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ
1.1 Nhấn mạnh vào giá trị biểu cảm
1.2 Ưu tiên hình thức so với nội dung
1.3 Theo chuẩn mực văn hóa
1.4 Sự hiện diện trong mọi bối cảnh ngôn ngữ
2 ví dụ
2.1 Để một vận động viên trẻ chết
3 tài liệu tham khảo
Đặc điểm của chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ
Nhấn mạnh vào giá trị biểu cảm
Ngôn ngữ có một số chức năng. Điều này có thể được sử dụng để thuyết phục (chức năng kháng cáo), truyền đạt thông tin của thế giới cụ thể (chức năng tham chiếu), tham chiếu đến các khía cạnh của ngôn ngữ (chức năng ngôn ngữ kim loại), trong số những người khác..
Trong trường hợp chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ, nó ưu tiên cho giá trị biểu cảm của ngôn ngữ. Đó là, nó đề cập đến khả năng của họ để bày tỏ cảm xúc hoặc tình cảm đánh thức một đối tượng, một ý tưởng hoặc một thực thể.
Điều này có nghĩa là nó không bỏ qua giá trị quan trọng của ngôn ngữ (khả năng đề cập đến thế giới bên ngoài).
Ưu tiên hình thức trên nội dung
Khi một cuốn tiểu thuyết hoặc một bài thơ được đọc, chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ đang được trải nghiệm. Trong tất cả các loại biểu hiện, mục đích là để mang lại niềm vui thẩm mỹ.
Điều này đạt được thông qua chính các từ và sự sắp xếp có ý thức và có chủ ý có tác dụng dễ chịu hoặc làm phong phú.
Vì lý do này, mục đích thẩm mỹ này mang lại sự ưu tiên cho hình thức, hơn là nội dung. Theo cách này, thông thường, đặc biệt là trong bối cảnh văn học, sử dụng ngôn ngữ tượng hình, thơ ca hoặc lố bịch.
Như đã đề cập, trong số các tài nguyên được sử dụng cho mục đích này là similes, ẩn dụ, trớ trêu, tượng trưng và tương tự.
Mặt khác, khi sử dụng các từ cho mục đích nghệ thuật, người ta thường chọn một số từ nhất định và khám phá lại chúng để đảm bảo đạt được hiệu quả mong muốn.
Theo tiêu chuẩn văn hóa
Nói chung, ngôn ngữ nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với văn hóa của xã hội. Nó phản ánh niềm tin, phong tục, giá trị và hoạt động của một nhóm cụ thể tại một thời điểm nhất định. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chức năng thẩm mỹ của nó phải tuân theo tất cả nền tảng văn hóa này.
Sự hiện diện trong tất cả các bối cảnh ngôn ngữ
Mặc dù đánh giá này về chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ được chứng minh rõ ràng hơn trong văn học, nó cũng được tìm thấy trong ngôn ngữ thông tục. Sau này, nó được nhận thức dưới dạng ẩn dụ, chơi chữ và các tài nguyên biểu cảm khác của lời nói hàng ngày.
Ví dụ
Chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ có thể được nhìn thấy mạnh mẽ hơn trong thơ. Trong thực tế, chức năng thơ ca và thẩm mỹ thường được sử dụng như từ đồng nghĩa.
Mục tiêu của ngôn ngữ thơ là truyền đạt một ý nghĩa, cảm giác hoặc hình ảnh sâu sắc đến khán giả. Để tạo hiệu ứng này, bao gồm các hình ảnh có chủ đích và ngôn ngữ tượng hình.
Một vận động viên trẻ chết
(A.E. Housman, bản dịch của Juan Bonilla)
“Ngày bạn đã chiến thắng cuộc đua trong thị trấn của bạnTất cả chúng tôi đi qua quảng trường.Đàn ông và trẻ em hô vang tên bạnvà trên vai chúng tôi đưa bạn đến nhà bạn.
Hôm nay tất cả các vận động viên đi trên con đườngvà trên vai chúng tôi đưa bạn đến nhà bạn.Trong ngưỡng chúng tôi sẽ gửi tiền cho bạn,công dân của thành phố yên tĩnh nhất.
Chàng trai xảo quyệt, bạn đã rời đi sớmNơi vinh quang không quan trọng.Bạn có biết rằng vòng nguyệt quế phát triển nhanhrất lâu trước khi hoa hồng khô héo.
Nhắm mắt và nhìn vào ban đêmbạn sẽ không thể biết ai là người thu âm của bạn. “
Con cừu
André Bello
“Giải thoát chúng ta khỏi sự chuyên chế khốc liệt
của con người, Jove toàn năng
Một con cừu nói,
trao lông cừu cho kéo?
rằng ở những người nghèo của chúng ta
người chăn làm thiệt hại nhiều hơn
trong tuần, trong tháng hoặc năm
móng vuốt của những con hổ làm cho chúng tôi.
Hãy đến, người cha chung của cuộc sống,
mùa hè rực lửa;
mùa đông lạnh,
và cho chúng tôi che chở cho khu rừng râm mát,
chúng ta hãy sống độc lập,
nơi chúng tôi không bao giờ nghe thấy zampoña
ghét, điều đó cho chúng ta lừa đảo,
chúng ta đừng nhìn thấy vũ trang
của kẻ gian chết tiệt
người đàn ông hủy diệt đánh lừa chúng ta,
và cắt chúng tôi, và một trăm đến một trăm giết chết.
Giảm tốc độ thỏ rừng
về những gì anh ấy thích, và đi đến nơi anh ấy thích,
không có zagal, không bút và không có chuông;
và trường hợp cừu buồn!
nếu chúng ta phải thực hiện một bước,
chúng tôi phải xin giấy phép từ con chó.
Mặc quần áo và che chở cho người đàn ông len của chúng tôi;
ram là thức ăn hàng ngày của nó;
và khi tức giận bạn gửi đến trái đất,
cho tội ác của họ, đói, bệnh dịch hoặc chiến tranh,
Ai đã thấy máu người chạy??
trong bàn thờ của bạn? Không: cừu một mình
để xoa dịu cơn giận của bạn …
Tài liệu tham khảo
Dufrenne, M. (1973). Hiện tượng học của kinh nghiệm thẩm mỹ. Evanston: Nhà xuất bản Đại học Tây Bắc.
Đại học Doane. (s / f). Lợi ích của giáo dục thẩm mỹ. Lấy từ doane.edu.
Hoogland, C. (2004). Một thẩm mỹ của ngôn ngữ. Lấy từ citeseerx.ist.psu.edu.
Khu trường cao đẳng cộng đồng Austin. (s / f). Mục đích văn học. Lấy từ austincc.edu.
Llovet, J. (2005). Lý luận văn học và văn học so sánh. Barcelona: Ariel.
León Mejía, A. B. (2002). Chiến lược phát triển truyền thông chuyên nghiệp. Mexico D. F.: Biên tập Limusa.
Phục Hồi Chức Năng Ngôn Ngữ
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm giữa hai hay nhiều người bằng các hình thức khác nhau của ngôn ngữ.
Quá trình giao tiếp có tính hai chiều, chiều truyền thông tin và chiều nhận thông tin giữa các đối tượng giao tiếp.
Các hình thức giao tiếp gồm ngôn ngữ có lời nói và ngôn ngữ không lời nói. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp được chuyển từ tư duy sang các tín hiệu giao tiếp và ngược lại.
Hình 1. Sơ đồ phương tiện giao tiếp
(NNKH: ngôn ngữ ký hiệu; KH: ký hiệu; NN: ngôn ngữ)
1.2. Các cơ quan tham gia chức năng giao tiếp
+ Cấu trúc giải phẫu cơ quan thính giác là tai. Cấu trúc của tai bao gồm:
– Tai ngoài: Vành tai để hứng âm thanh, ống tai ngoài để thu nhận sóng âm.
– Tai giữa: Gồm màng nhĩ; hệ thống xương con gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp có chức năng dẫn truyền và khuyếch đại xung động âm thanh; hòm nhĩ; cửa sổ bầu dục.
– Tai trong: ống ốc tai và các vành bán khuyên.
Hình 2. Giải phẫu của tai
+ Chức năng của tai:
– Tai là cơ quan tiếp nhận âm thanh (tai ngoài và tai giữa), biến các xung động âm thành thành xung động thần kinh (tai trong) để dẫn truyền lên não.
– Các dao động âm thanh truyền tới màng nhĩ, làm rung động màng nhĩ, các rung động này được hệ thống dẫn truyền cơ học ở tai giữa khuyếch đại và dẫn truyền tới cửa sổ bầu dục. Các xung động cơ học này làm rung động dịch trong ống ốc tai, các rung động này được các tế bào nhận cảm ốc tai (cơ quan corti) chuyển thành các xung động thần kinh và được dẫn truyền lên vùng Wernicke ở hồi trên của thùy thái dương.
– Vùng Wernicke giải mã các tín hiệu nhận được, giúp cho chúng ta hiểu được lời nói. Nghe và nói là hai quá trình gắn bó mật thiết với nhau. Nhờ có nghe được mà trẻ học nói được, một trẻ điếc bẩm sinh sẽ không nói được.
– Ngưỡng nghe là giới hạn tần số âm thanh mà tai người nghe được. Tai người nghe được dải tần số âm thanh 16Hz – 20 000Hz (Hertz). Cường độ âm thanh tai người nghe được khoảng từ 0 đến 125 dB (Decibel). Dưới 15 dB thì nghe rất khó còn trên 105 dB thì tai sẽ bị đau đớn và trên 115 dB trong khoảng thời gian dài thì sẽ bị điếc vĩnh viễn. Ngưỡng nghe là cường độ âm thanh nhỏ nhất mà tai người nghe được. Nếu ngưỡng nghe của một người trên 20dB được coi là bắt đầu bị điếc. Nghe kém hay còn gọi là giảm thính lực khi ngưỡng nghe của một người cao hơn so với bình thường.
– Phân loại mức độ điếc dựa vào ngưỡng nghe:
Hình 3. Thước đo cường độ âm thanh (Decibel) và mức cường độ âm tương ứng trong đời sống
– Điếc có thể do tổn thương của cơ quan dẫn truyền âm (điếc dẫn truyền), có thể do tổn thương của cơ quan tiếp nhận âm (điếc tiếp nhận).
1.2.2. Vùng não thực hiện chức năng ngôn ngữ
+ Vùng Wernicke nằm ở hồi trên của thùy thái dương, thường ở bên bán cầu não chiếm ưu thế (người thuận tay phải thì bán cầu não chiếm ưu thế ở bên trái, người thuận tay trái thì bán cầu não chiếm ưu thế ở bên phải). Vùng Wernicke có chức năng phân tích tín hiệu âm thanh nhận được, giúp chúng ta hiểu được lời nói, nên còn gọi là vùng hiểu lời. Khi tổn thương vùng Wernicke, chẳng hạn do tai biến mạch máu não), bệnh nhân nghe được người khác nói nhưng không hiểu được họ nói gì.
Hình 4. Vùng nhận cảm, phân tích âm thanh (Wirnicke) và vùng ngôn ngữ vận động (Broca) của não
+ Vùng Broca nằm ở hồi trán lên, phía trước rãnh Rolando. Vùng Broca có chức năng tạo tín hiệu ngôn ngữ, còn được gọi là vùng ngôn ngữ vận động. Nếu vùng Broca bị tổn thượng, bệnh nhân sẽ mất khả năng nói mặc dù khi nghe người khác nói vẫn hiểu được, nhưng khó khăn trong việc diễn đạt ý của mình muốn nói.
+ Hệ viền có chức năng lưu giữ trí nhớ.
1.2.3. Cơ quan phát âm
– Thanh quản nằm giữa họng ở phía trên và khí quản ở phía dưới. Thanh quản có cấu trúc hình nón. Thanh quản được nối với họng và khí quản bằng các cơ và dây chằng. Phía trên có nắp thanh quản hình lá có tác dụng điều hòa dòng khí qua thanh quản để tạo cường độ âm và âm sắc cho giọng nói. Dưới nắp thanh quản là hai dây thanh được tạo thành từ cơ giáp-phễu, phía trên có lớp niêm mạc phủ.
– Dây thanh được cấu tạo từ nhiều bó sợi. Tùy theo tần số âm mà toàn bộ hay một phần bó sợi rung động. Độ dài hay ngắn của dây thanh cũng thay đổi được để thay đổi âm sắc của giọng nói. Chiều dài của dây thanh ở nam trưởng thành khoảng 17mm, ở nữ trưởng thành khoảng 12mm. Dây thanh càng dài, giọng nói càng trầm, dây thanh càng ngắn giọng nói càng cao. Thần kinh chi phối thanh quản và dây thanh là đám rối họng tạo thành từ dây thần kinh thiệt hầu và dây thần kinh phế vị quặt ngược.
+ Các cơ quan tham gia tạo âm thanh:
– Để tạo ra âm thanh cần có sự tham gia phối hợp hoạt động của môi, lưỡi, vòm họng, các mô mềm trong khoang họng như lưỡi gà…
– Lưỡi là cơ quan quan trọng tham gia vào phát âm. Lưỡi được cấu tạo bởi các cơ như cơ cằm-lưỡi, cơ lưỡi-lưỡi, cơ trâm-lưỡi, cơ vòm lưỡi, và các cơ trong lưỡi như cơ ngang, cơ thẳng đứng, cơ dọc trên, cơ dọc dưới. Thần kinh chi phối cảm giác của lưỡi là dây thần kinh số VII và dây thiệt hầu. Thần kinh chi phối vận động của lưỡi là dây thần kinh dưới lưỡi. Khi phát âm, kích thước lưỡi thay đổi, làm thay đổi thể tích khoang miệng, dẫn đến thay đổi độ cộng hưởng của âm. Đặc biệt, lưỡi ảnh hưởng đến phát âm các nguyên âm.
– Môi có vai trò làm thay đổi độ lớn và hình dạng của cửa miệng, làm thay đổi thể tích khoang miệng. Môi có vai trò quan trong trong phát âm các nguyên âm và phụ môi như o, ô, m, b, p.
– Răng và vòm miệng tạo ra độ cộng hưởng âm. Khi bị hở vòm miệng, khuyết răng, sẽ bị ảnh hưởng đến việc phát âm.
+ Cơ quan cộng hưởng âm thanh:
Các khoang miệng, mũi, xoang hàm, tạo cộng hưởng âm thanh và ảnh hưởng đến giọng nói.
2. BỆNH LÝ NGÔN NGỮ VÀ LỜI NÓI
Thất ngôn: Thất ngôn là tình trạng người bệnh mất khả năng hiểu lời nói, diễn đạt bằng lời nói và thể hiện các tín hiệu ngôn ngữ như đọc, viết, do tổn thương não. Khoảng 70- 80% bệnh nhân thất ngôn là do tai biến mạch máu não mà tổn thương não ở bên bán cầu trội, ngoài ra còn gặp trong chấn thương sọ não, u não. Thất ngôn chủ yếu gặp ở người lớn, những người đã biết nghe, nói, đọc, viết bình thường.
Căn cứ vào lâm sàng người ta chia thất ngôn thành hai nhóm:
+ Thất ngôn trôi chảy: là khả năng hình thành âm thanh dễ dàng, người bệnh có thể nói dễ dàng.
+ Thất ngôn không trôi chảy: là loại thất ngôn có vấn đề khó khăn trong việc hình thành âm thanh.
Nhiều bệnh nhân có tổn thương tại vùng não phụ trách ngôn ngữ và lời nói lại chỉ bị thiếu sót ngôn ngữ ở mức độ nhẹ.
Căn cứ vào vị trí tổn thương, người ta chia thất ngôn thành các loại:
+ Thất ngôn Broca (hay thất vận ngôn, thất ngôn vận động, thất ngôn biểu đạt, thất ngôn hành động):
– Thất ngôn Broca là loại thất ngôn mà khả năng hiểu ngôn ngữ viết và nói còn tốt, nhưng khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói hoặc viết bị khó khăn. Người bệnh nói dễ, nói nhanh nhưng người khác không hiểu họ nói gì hay viết gì.
– Vùng bị tổn thương là vùng Broca ở bán cầu não trội. Những bệnh nhân này, dễ bị đánh giá nhầm là thất ngôn hoàn toàn nếu thầy thuốc không khám kỹ khả năng hiểu lời nói và chữ viết của người bệnh. Thời gian đầu mới bị tổn thương, khó phân biệt với thất ngôn hoàn toàn, nhưng sau một thời gian, thất ngôn biểu đạt mới xuất hiện rõ ràng trong khi khả năng hiểu lời nói và chữ viết của bệnh nhân bình thường.
+ Thất ngôn Wernicke (hay mất khả năng hiểu lời, thất ngôn tiếp nhận, thất ngôn cảm giác)
– Thất ngôn Wernicke là tình trạng bệnh nhân nghe được người khác nói nhưng không hiểu được họ nói gì, bệnh nhân đọc được chữ viết nhưng không hiểu được người khác viết gì.
– Thất ngôn Wernicke thường xẩy ra khi có tổn thương của động mạch não giữa hoặc một trong các nhánh của nó. Vùng bị tổn thương là vùng Wernicke ở hồi thái dương sau, hồi đỉnh dưới, và hồi thái dương chẩm bên của bán cầu não chiếm ưu thế.
– Khác với các bệnh nhân thất ngôn Broca, các bệnh nhân thất ngôn Wernicke nói trôi chảy và có biểu cảm, nhưng họ bị rối loạn về ngôn ngữ, bao gồm cấu trúc âm thanh biến dạng, dùng sai từ và dùng sai các hình vị. Câu nói của họ trôi chảy nhưng thường thiếu các từ và ý chính. Bệnh nhân cũng có biểu hiện không thể lặp lại các từ và mất khả năng nhận thức ngôn ngữ viết.
– Bệnh nhân có thất ngôn dẫn truyền thường khó lặp lại các từ và cụm từ không quen thuộc, và khả năng hiểu ngôn ngữ nói và viết tốt hơn bệnh nhân thất ngôn Wernicke. Các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền vẫn nhận biết được thiếu sót của mình và cố gắng tự sửa.
– Trên thực tế, các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền thường có 1 hoặc 2 ổ nhồi máu nông ở những bó thần kinh mới được phát hiện gần đây.
– Thất ngôn toàn bộ là loại thất ngôn mà người bệnh mất khả năng hoặc khó khăn cả hiểu lời nói và chữ viết và khó khăn diễn đạt bằng lời nói và chữ viết.
– Những bệnh nhân này bị tổn thương cả ở vùng Wernicke và vùng Broca do nhiều ổ nhồi máu hoặc nhồi máu rộng bên bán cầu não trội.
– Thất ngôn mất ngữ pháp là tình trạng bệnh nhân sử dụng các câu ngắn, đôi khi chỉ vài từ, để hình thành một ý.
2.2. Bệnh lý lời nói
Bệnh lời nói bao gồm nói ngọng, nói lắp. Nói ngọng được phân làm hai loại nói ngọng chức năng và nói ngọng do bệnh lý của cơ quan phát âm, củanão.
Nói ngọng là khi nói, các âm thanh của lời nói không rõ ràng, không rõ tiếng, khiến người nghe khó hiểu. Nói ngọng thường gặp ở trẻ em, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường ở tuổi trước học đường và bậc tiểu học. Khi lớn lên những lỗi phát âm này sẽ được chỉnh sửa dần.
Mỗi từ tiếng Việt là một âm tiết, âm tiết thường bắt đầu bằng phụ âm rồi nguyên âm, cuối âm tiết thường là phụ âm. Người nói ngọng thường nói thiếu phụ âm đầu hoặc phụ âm cuối, nói sai dấu, phụ âm đầu hoặc cuối bị thay đổi, ví dụ:
Nguyên nhân của nói ngọng có thể do tiếng địa phương; do thói quen; do dị tật của cơ quan phát âm như hãm lưỡi ngắn; cử động miệng kém ở trẻ bại não, ở người bị tổn thương thần kinh; do dị tật hở môi, hở vòm miệng; nghe kém do dị tật hoặc bệnh lý của tai giữa như viêm tai giữa, viêm tai xương chũm; cũng có thể không rõ nguyên nhân.
Người ta chia nói ngọng ra làm hai loại:
– Nói ngọng chức năng không phải do tổn thương thực thể ở cơ quan phát âm hoặc tổn thương não, mà là lỗi phát âm trong quá trình học và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
– Trong quá trình học phát âm của trẻ, trẻ học theo ngôn ngữ mẹ đẻ, phát âm bằng cách bắt chước âm thanh. Trẻ có thể phát âm sai âm tiết như “táo” thành “áo”, “mượn” thành “mựn”, “đũa” thành ũa”… Lỗi phát âm này đều có ở trẻ bình thường khi mới bắt đầu học nói. Các lỗi này sẽ được điều chỉnh và sửa chữa dần, cho tới một giai đoạn phát triển nhất định trẻ sẽ phát âm đúng. Tuy nhiên một số trẻ vẫn giữ thói quen trở thành tật phát âm khi trưởng thành. Ngọng chức năng có thể sửa chữa được, nếu được tập luyện.
+ Nói ngọng do bệnh lý cơ quan phát âm:
– Rối loạn phát âm do khe hở miệng. Khe hở vòm miệng là do dị tật bẩm sinh, có thể gặp các loại sau:
Khe hở vòm miệng không toàn bộ
Khe hở vòm miệng kết hợp khe hở môi
– Phẫu thuật sửa chữa khe hở vòm miệng để sửa chữa tật phát âm tốt nhất khi trẻ chưa học nói. Nếu phẫu thuật muộn, khi lời nói đã định hình, trẻ thường bị khiếm khuyết lời nói do thay đổi cộng hưởng, lỗi phát âm, giọng mũi hở.
– Rối loạn phát âm do bệnh lý cơ quan phát âm như liệt dây thanh do tổn thương dây thần kinh phế vị quặt ngược, liệt vận động lưỡi do tổn thương dây thần kinh thiệt hầu, do hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, viêm dây thanh, phù nề thanh quản… Các bệnh lý này thường gây ra các rối loạn về giọng nói như giọng nói khàn, mất tiếng, giọng gỗ…
Hình 6. U nang dây thanh bên trái
Nói lắp là rối loạn nhịp điệu nói, nói mất lưu loát. Những người nói lắp, trong khi nói có từ hoặc âm tiết trong câu lặp lại liên tiếp. Có các kiểu nói lắp sau:
Lắp một âm của âm tiết, chẳng hạn “s..s..s..s.. sáng nay con ăn mì tôm”, “t..t..t..tôi đi”, “kh..kh..kh..không có”
Lắp một âm tiết, chẳng hạn “sáng..sáng..sáng.. sáng nay con ăn mì tôm”, “không..không..không..không đi”
Lắp một đoạn của câu, chẳng hạn “sáng nay..sáng nay..sáng nay con ăn mì tôm”, “không đủ..không đủ…không đủ tiền để mua”
Xen vào một âm tiết hoặc một câu bất thường được lặp đi lặp lại, chẳng hạn các câu “thế là”, “coi như là”, chẳng hạn “sáng nay con.. thế là..ăn mì tôm”.
Nguyên nhân của nói lắp: do thói quen từ thời kỳ học nói không được chỉnh sửa, mặc cảm tâm lý dẫn đến nói lắp để che lấp đi một số khó khăn về tư duy, một số bệnh lý của cơ quan phát âm.
3. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
+ Sử dụng các biện pháp y học nhằm điều trị cơ bản các tổn thương thực thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý ngôn ngữ và lời nói
+ Giúp người bệnh sửa chữa các khiếm khuyết, bệnh lý về ngôn ngữ và lời nói để có ngôn ngữ và lời nói càng gần như người bình thường càng tốt.
+ Phát huy mọi khả năng, mọi hình thức giao tiếp cả bằng lời nói và ngôn ngữ không lời, cả việc sử dụng các dụng cụ trợ giúp thay thế như máy trợ âm hoặc các ký hiệu giao tiếp để người bệnh có thể giao tiếp được tốt nhất.
3.2. Phương pháp
3.2.1. Sử dụng các biện pháp y học phục hồi
Sử dụng mọi biện pháp y học để sửa chữa các khiếm khuyết của cơ quan phát âm và các bệnh lý nguyên nhân gây ra rối loạn ngôn ngữ của người bệnh, như phẫu thuật vá sứt môi, hở hàm ếch; phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh; điều trị tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại vi; điều trị viêm dây thanh…
3.2.2. Sử dụng các hình thức giao tiếp
Sử dụng tổng hợp các hình thức giao tiếp để người có khó khăn về nói giao tiếp được tốt nhất.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ có lời thường được sử dụng nhất vì tốc độ trao đổi thông tin nhanh, chính xác. Người có khó khăn về nói, để có thể giao tiếp bằng lời nói đạt hiệu quả cần được phục hồi chức năng bằng các bài tập phát âm, luyện giọng nói.
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời, có bốn hình thức:
– Chữ viết: chữ viết là hình thức giao tiếp thường được sử dụng để bổ xung cho khiếm khuyết của giao tiếp có lời. Người có khó khăn giao tiếp bằng lời nói thường dùng hình thức giao tiếp bằng chữ viết để bổ xung.
– Ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, nét mặt, tư thế, giọng nói, cử động của đầu, là hình thức biểu cảm thường dùng trong giao tiếp.
– Dấu hiệu, cử chỉ là các kỹ năng ra hiệu bằng các cử động của tay, chẳng hạn “vẫy tay” ra hiệu “lại đây”, “vẫy tay” ra hiệu “ngồi xuống”… Những cử chỉ này không có quy ước, nhưng mọi người đều có thể hiểu và ứng dụng.
Hình 7. Bộ ký hiệu quy ước với bảng chữ cái tiếng Việt
Hình 8. Bộ ký hiệu quy ước với các số đếm.
3.2.3. Một số nguyên tắc giao tiếp khi phục hồi chức năng ngôn ngữ
– Khuyến khích và chờ đợi người đối thoại nói. Người khó khăn về nói thường nói chậm và phát âm khó khăn, vì vậy họ thường ngại nói. Đừng nói hộ và cần chờ đợi, chẳng hạn trẻ muốn đi nhưng không nói “đi” mà nắm tay ta kéo đi. Khi đó hãy yêu cầu trẻ nói “đi” cho đến khi nào gần đúng mới cho trẻ đi.
– Phải biết lắng nghe người đối thoại nói hoặc nghe xem họ phát ra âm thanh gì, sau đó phải nói mẫu rồi yêu cầu người đối thoại lặp lại cho đến khi họ nói gần đúng mới đáp ứng yêu cầu của họ. Chẳng hạn, người đối thoại muốn lấy cái bát, phải yêu cầu họ nói lại từ “bát” cho đến khi gần đúng mới đưa bát cho họ.
Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu hoặc người trong gia đình cần thay đổi cách thức và tốc độ giao tiếp thích ứng với người đối thoại. Điều này làm người có khó khăn về nói dễ hiểu hơn và giao tiếp được dễ hơn.
– Hãy ngồi xuống thấp hoặc đứng lên để mặt ta ngang với mặt người đối thoại. Như vậy, người có khó khăn về nói dễ dàng quan sát cử động của miệng, nét mặt khi ta phát âm.
– Tham gia trò chơi hoặc các hoạt động cùng với người giao tiếp. Chẳng hạn chơi các trò chơi cùng với trẻ hoặc chơi bài, chơi cờ cùng người khó khăn về nói, đồng thời yêu cầu họ nhắc lại các từ chúng ta nói mẫu cho đến khi gần đúng mới chơi tiếp.
– Nói chậm và rõ để người giao tiếp nghe và quan sát được cử động của miệng ta khi nói. Khi người hướng dẫn nói chậm, trẻ sẽ nói chậm theo, nếu nói nhanh, trẻ hoặc người khó khăn về nói khó tạo được âm đúng.
– Tăng thêm từ mới để người khó khăn về nói tập luyện, bắt đầu bằng các từ đơn. Khi người đối thoại nói được nhiều từ đơn thì dạy họ cách ghép từ thành câu ngắn, rồi câu dài. Tích cực nói truyện, kể truyện với người có khó khăn về nói và yêu cầu họ kể lại là cách tốt để họ nói được nhiều hơn. Thường xuyên đưa họ tham gia vào các trò chơi, các hoạt động tập thể, để họ hòa nhập và giao tiếp được nhiều.
– Nhắc đi nhắc lại các từ mà người giao tiếp đang học và đang tiến bộ. Nhắc lại nhiều lần sẽ tạo thói quen và cơ hội tập âm đó nhiều hơn.
– Luôn gọi tên các đồ vật, tên người xung quanh, và yêu cầu người đối thoại nhắc lại.
+ Luôn phát huy tính tích cực, chủ động, trí tưởng tượng của người đối thoại:
Chẳng hạn, gấp một chiếc thuyền giấy, kể cho người đối thoại câu truyện về một chuyến đi biển, thỉnh thoảng yêu cầu người đối thoại nhắc lại một số từ trong câu truyện.
+ Sử dụng mọi hình thức giao tiếp không lời khác để hỗ trợ giao tiếp bằng lời nói:
Cần phát huy tối đa khả năng nói của người có khó khăn về nói. Dùng hình vẽ, chữ viết, cử chỉ, nét mặt, ký hiệu giao tiếp bằng tay, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể để người đối thoại hiểu được.
4. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI THẤT NGÔN, NÓI NGỌNG, NÓI LẮP
4.1. Phục hồi chức năng cho người thất ngôn
– Người bệnh kém hiểu từ, hiểu câu khi nghe người khác nói
– Người bệnh không chỉ ra được các bộ phân cơ thể, đồ vật, màu sắc khi được hỏi.
– Người bệnh không thực hiện được mệnh lệnh, ví dụ “đưa bút cho tôi”, đặt cốc lên bàn”…
– Bảo bệnh nhân đọc và làm theo chỉ dẫn ghi trong giấy, họ không thực hiện được.
+ Phát hiện người thất ngôn vận động:
– Người bệnh không thể trả lời được các câu hỏi đơn giản, mặc dù họ hiểu
– Người bệnh không nói được ra tên các đồ vật, con vật, màu sắc, khi được yêu cầu, mặc dù đó là các vật quen dùng.
– Khả năng viết kém, mặc dù trước đây đã biết viết bình thường
– Nếu họ hiểu tốt, nhưng chưa nói được nhiều từ:
Dùng tranh ảnh, hình vẽ hoặc các đồ vật hàng ngày để dạy. Giới thiệu tên từng vật rồi yêu cầu họ nhắc lại.
Cất các đồ vật đi, rồi đưa từng vật ra để hỏi và yêu cầu họ nhắc lại.
Nếu họ nói tên đồ vật khó, hướng dẫn họ dùng cử chỉ, dấu hiệu để diễn đạt.
Dạy họ vừa nói vừa dùng dấu hiệu để giao tiếp
– Nếu họ nói được các từ đơn:
Dạy họ ghép các từ đơn thành câu ngắn, rồi câu dài hơn
Dùng tranh ảnh để họ nói theo tranh
Khuyến khích họ kể lại các câu truyện ngắn vừa nghe
– Nếu họ hiểu kém:
Dùng dấu hiệu, cử chỉ kết hợp với lời nói để gọi tên các đồ vật, hành động.
Đặt hai đến ba đồ vật ra trước mặt, yêu cầu họ chỉ từng đồ vật khi nghe tên vật. Nếu họ chỉ sai, dùng dấu hiệu, cử chỉ để mô tả vật cho đến khi họ chỉ đúng.
Khi họ hiểu nhiều, dạy họ nói từng từ đơn rồi câu ngắn.
4.2. Phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người nói ngọng
Dùng một bảng gồm các chữ đơn, yêu cầu người bệnh đọc, chẳng hạn:
Bà, gà, bá, đĩa, dao, đủ, hải (phụ âm đầu âm tiết)
Bàn, kính, sách, toàn, anh, mồm, dép (phụ âm cuối âm tiết)
Con chó, cành hoa, cái thìa, đôi đũa (thanh điệu)
Rau thìa là, là lượt, làm ruộng (thay đổi âm)
+ Phương pháp can thiệp:
– Dạy trẻ tập cử động miệng, lưỡi, cơ quan phát âm: há to miệng rồi ngậm lại. Đưa lưỡi dài ra,thụt lưỡi vào. Đưa lưỡi lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái. Tập thổi bong bóng xà phòng. Tập phát âm chữ x, càng ngân dài càng tốt.
– Dạy trẻ tạo âm, sửa các lỗi phát âm của trẻ. Nếu trẻ ngọng cả nguyên âm và phụ âm, dạy trẻ tạo các nguyên âm trước như a, o, u, i, e, ê, ô, ơ. Khi trẻ đã phát âm được các nguyên âm rồi mới chuyển sang tập phát âm các phụ âm.
– Dạy trẻ các phụ âm môi như b, m, p. Khi trẻ đã phát âm được rõ rồi thì ghép với nguyên âm như mama, papa, măm măm,mimi, bêbê.
– Tiếp sau dạy trẻ nói các từ đơn như ba, má, bố, mẹ, bà, ông.
– Sau khi trẻ nói được nhiều từ đơn, ghép từ thành câu ngắn, rồi câu dài.
Kết hợp dạy nói với tranh ảnh, đồ vật và chơi đùa với trẻ, tạo cho trẻ hứng thú vừa chơi vừa học, chú ý sửa âm khi trẻ nói sai.
4.3. Phục hồi ngôn ngữ cho người nói lắp
+ Phát hiện trẻ nói lắp:
Việc phát hiện trẻ nói lắp thường dễ khi nghe trẻ nói truyện hoặc nói truyện với trẻ.
+ Phương pháp can thiệp:
– Tập thư dãn. Cùng với sửa tật nói lắp cần hướng dẫn trẻ thư dãn. Để trẻ thở sâu 3-5 nhịp. Động viên trẻ nói chậm. Những người xung quanh phải nói chậm khi giao tiếp với trẻ, chờ đợi trẻ nói, không thúc dục trẻ.
– Tập cho trẻ sửa các âm hay nói lắp, bắt đầu bằng các câu ngắn, sau là các câu dài và kể truyện.
(Nguồn: Hà Hoàng Kiệm (2014). Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng. Giáo trình dùng cho sau đại học. Bộ môn VLTL – PHCN HVQY. NXB QĐND.)
Bạn đang xem bài viết Chức Năng Của Ẩn Dụ Đối Với Ngôn Ngữ Và Nhận Thức trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!