Cập nhật thông tin chi tiết về Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Báo Chí Theo Quy Định Luật Báo Chí 2022 mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí được quy định chi tiết tại Điều 4 Luật báo chí 2016, theo đó báo chí có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÁO CHÍ
Kiến thức của bạn:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí theo Luật báo chí 2016
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung kiến thức: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
Khoản 1 Điều 2 Luật báo chí 2016 quy định:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí được quy định tại Điều 4 Luật báo chí 2016, cụ thể như sau:
Khoản 1 Điều 4 quy định về chức năng của báo chí như sau:
Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật báo chí 2016, báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;
Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Phản án và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;
Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tien tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;
Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;
Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp nghị, hợp tác, phát triển bền vững.
Để được tư vấn chi tiết về Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn. lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Báo Chí
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang làm phóng viên của một tờ báo tại Tp Hồ Chí Minh. Tôi có một câu hỏi mong ban biên tập tư vấn giúp. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều đó? Xin cám ơn!
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí được quy định tại Điều 4 Luật báo chí 2016 như sau:
1. Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
2. Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;
b) Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
c) Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;
d) Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;
đ) Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;
e) Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.
Trân trọng!
Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Cục Báo Chí
Cục Báo chí là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong lĩnh vực báo in và báo điện tử, bao gồm: báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, bản tin thông tấn, bản tin, đặc san.
Cục Báo chí có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo Quyết định số 1288/QĐ-BTTTT ngày 4/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử.
Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo phân công của Bộ trưởng.
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực báo in, báo điện tử.
Thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng quyết định cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo đối với các đối tượng hoạt động báo chí trong lĩnh vực báo in, báo điện tử thuộc các cơ quan báo in, báo điện tử, thông tấn, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, hội nhà báo các cấp và giảng viên chuyên ngành về báo chí.
Tham mưu giúp Bộ trưởng có ý kiến về việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
Tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với báo in, báo điện tử; quản lý hệ thống lưu chiểu báo in quốc gia, thực hiện và quản lý việc lưu chiểu điện tử đối với báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật.
Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra việc tổ chức thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
Tham gia xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các chức danh chuyên ngành và định mức kinh tế – kỹ thuật, cơ chế, chính sách về giá, khung giá đối với dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực báo in, báo điện tử.
Phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật; chủ trì xây dựng quy chế tổ chức hội thi, liên hoan, giải thưởng đối với báo in, báo điện tử và tổ chức thực hiện theo phân công của Bộ trưởng.
Phối hợp tổ chức giao ban báo chí; tổ chức thông tin cho các cơ quan báo chí, quản lý thông tin của các cơ quan báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
Đề xuất, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chính sách đặt hàng, hỗ trợ cước vận chuyển đối với báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đối với các hội, hiệp hội trong lĩnh vực báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật.
Đề xuất và thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực báo in, báo điện tử.
Tổ chức thực hiện cải cách hành chính của Cục theo chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của Bộ; hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại Cục.
Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí từ các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục.
Quản lý tài chính, tài sản, các nguồn lực khác được giao và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức và biên chế:
Cục Báo chí có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
– Phòng Báo chí Trung ương,
– Phòng Báo chí địa phương,
– Phòng Thanh tra, pháp chế,
– Phòng Hướng dẫn nghiệp vụ và Hợp tác quốc tế.
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
– Trung tâm Lưu chiểu điện tử và hỗ trợ báo chí.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Cục trưởng xây dựng, trình Bộ trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Tải về Quyết định số 1288/QĐ-BTTTT
Báo Chí Phản Biện Và… Phản Biện Báo Chí
GD&TĐ – Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí. Để thực hiện tốt chức năng này, các nhà báo phải tỉnh táo, khách quan và không ngừng cập nhật kiến thức.
Giám sát và phản biện – Một chức năng cơ bản của báo chí
Báo chí có nhiều chức năng, giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí. Trước đây, chức năng này ít được các nhà lý luận nhắc đến; gần đây, do yêu cầu của thực tế cuộc sống, chức năng này được đề cao. Thật ra, từ xưa đến nay, báo chí vẫn thực hiện chức năng giám sát và phản biện của mình. Điều này thể hiện rõ trong những sự việc, sự kiện cụ thể.
Đó là khi một số chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật của các bộ, ngành, địa phương quy định những điều thiếu tính thực tiễn, khó khả thi, hay không mang lại lợi ích cho cuộc sống, đã bị báo chí phê phán, phản đối. Do vậy, những chủ trương này, hoặc là không ra đời được, hoặc là vừa ra đời đã… “chết yểu”. Đó là một số quy định, như: ngực lép không được lái xe; đưa tên bố mẹ vào chứng minh thư nhân dân; quy định về số vòng hoa trong tang lễ, số mâm cỗ trong đám cưới, thực phẩm không được để quá 8 tiếng đồng hồ…
Thậm chí, có những chủ trương, chính sách lớn đã được trình lên Quốc hội, nhưng do báo chí phản biện quyết liệt và có cơ sở khoa học nên bị Quốc hội bác. Có thể xem đây là thành quả lớn nhất trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện của báo chí Việt Nam.
Điều đáng nói là những bài viết về giáo dục và đào tạo trên báo chí rất phong phú, đa dạng. Quan điểm, cách đánh giá của những bài báo này khác nhau, thậm chí có những lúc đối lập nhau. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành Giáo dục trong quá trình tiếp thu ý kiến của công luận, cũng như việc chỉ đạo thực hiện những chủ trương lớn trong giáo dục.
Trên thực tế, trong những năm gần đây, một số quyết định quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo được báo chí giám sát và phản biện khoa học, khách quan; do đó, những quyết định đó đã đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng. Việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia, mà kết quả vừa được dùng để xét tốt nghiệp phổ thông, vừa được dùng để xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng là một ví dụ điển hình. Báo chí đã nêu vấn đề này từ hàng chục năm trước, phân tích những cái hay, cái dở của việc làm này; kết luận cái hay nhiều hơn.
Tuy nhiên, không phải khi nào báo chí cũng thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện của mình trong lĩnh vực giáo dục. Cũng có những lúc báo chí gây cho giáo dục không ít khó khăn, lúng túng.Thực tế đã chỉ ra rằng, không phải lúc nào báo chí cũng làm đúng, làm tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội. Đã có không ít vụ việc phản biện của báo chí chưa đúng sự thật, chưa khách quan, thiếu cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, việc “buộc tội” ngành Giáo dục chưa phải đã chấm dứt. Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy người ta lập luận kiểu này, kể cả ở những diễn đàn rất trang trọng. Tôi cho rằng, phản biện là rất quan trọng nhưng phản biện phải đúng, phải có cơ sở khoa học. Với báo chí, lại càng phải tôn trọng điều này vì ảnh hưởng của báo chí vô cùng lớn.
Không phải lời khuyên, chỉ là mong muốn
Để báo chí mang lại niềm tin lớn hơn, giáo dục cũng đạt được nhiều thành tựu hơn, rõ ràng cả hai bên cần lắng nghe, thấu hiểu và có những điều chỉnh cần thiết.Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí không chỉ thông tin mà còn thể hiện chính kiến, quan điểm đối với các vấn đề lớn, những vấn đề mới của giáo dục và đào tạo. Để làm tốt được điều này, các nhà báo phải không ngừng cập nhật kiến thức mới; nâng cao trình độ chuyên môn; giữ vững đạo đức nghề nghiệp.
Còn những người công tác trong ngành giáo dục, nhất là lãnh đạo cấp cao phải thực sự cầu thị, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía; điều quan trọng nhất là chắt lọc được những ý hay, ý tốt trong các bài báo. Điều này là vô cùng khó khăn vì báo chí viết về giáo dục và đào tạo rất nhiều và rất lắm giọng điệu. Dẫu vậy, đây là việc cần phải làm, mà phải làm cho thật tốt.
Ý tưởng bỏ biên chế đối với giáo viên thực sự mới mẻ, thực sự đột phá. Ý tưởng này đang được báo chí phân tích, mổ xẻ tích cực. Hãy lắng nghe, lĩnh hội và đưa ra quyết định. Đây là một thách thức đối với cả báo chí và ngành giáo dục.
Thậm chí, có những chủ trương, chính sách lớn của Chính phủ đã được trình lên Quốc hội, nhưng do báo chí phản biện quyết liệt và có cơ sở khoa học nên bị Quốc hội bác. Có thể xem đây là thành quả lớn nhất trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện của báo chí Việt Nam.
Bạn đang xem bài viết Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Báo Chí Theo Quy Định Luật Báo Chí 2022 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!