Cập nhật thông tin chi tiết về Cơ Quan Hành Pháp Là Gì? Hệ Thống Cơ Quan Hành Pháp Của Việt Nam mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Khái niệm đúng nhất về cơ quan hành pháp là gì?
Khái niệm đúng nhất về cơ quan hành pháp là gì?
Trong đó, cơ quan hành pháp chính trị thực hiện chức năng hoạch định chính sách, và đảm bảo rằng tất cả các luật đều được thực thi đúng bởi tất cả các cơ quan của chính phủ. Cơ quan hành pháp thường trực tức là bộ máy công vụ điều hành công việc hành chính hàng ngày và làm việc trong các cơ quan chính phủ. Nó hoạt động dưới sự giám sát và kiểm soát của các nhà điều hành chính trị.
Việc làm Công chức – Viên chức
2. Hệ thống cơ quan hành pháp của Việt Nam
Hệ thống cơ quan hành pháp của Việt Nam
Tùy theo từng quốc gia, mà cơ quan hành pháp có thể được cơ cấu và tổ chức không giống nhau. Vậy tại quốc gia Việt Nam chúng ta, cơ cấu tổ chức của cơ quan hành pháp là gì?
Cơ quan hành chính trong hệ thống hành pháp của Việt Nam cấp cao nhất là Chính phủ. Chính phủ có nhiệm vụ thi hành pháp luật, xây dựng các chính sách và chịu trách nhiệm trực tiếp về các vẫn đề xã hội, kinh tế.
Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, người lãnh đạo và cũng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về cơ quan này. Thủ tướng Việt Nam có khá nhiều quyền hạn, là người đưa ra ý kiến cuối cùng về việc quyết định các chính sách, cũng như tổ chức và triển khai hoạt động thi hành luật. Bên cạnh đó, Thủ tướng còn là cá nhân có quyền đề bạt lên Quốc hội về các vấn đề bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, đơn vị, cơ quan hành chính thuộc Chính phủ. Thủ tướng có trách nhiệm và vai trò trong việc đảm bảo hoạt động hành chính xuyên suốt từ cấp trên đến cấp dưới, từ TW đến địa phương, thể hiện tình đồng thuận, đoàn kết, nhất quán,…
Dưới Thủ tướng là các Phó thủ tướng, thông thường nước ta có tổ chức bao gồm 5 phó thủ tướng. Họ là người có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ Thủ tướng, trong đó bao gồm tham mưu, đề xuất, thực hiện và triển khai các quyết định của Thủ tướng xuống các cấp Bộ và Ban ngành. Ngoài ra, khi Thủ tướng vắng mặt thì các Phó thủ tướng cũng có thể trở thành người đại diện Thủ tướng làm việc khi đã nhận được sự ủy quyền từ Thủ tướng.
– Ủy ban nhân dân các cấp: thông thường, mỗi địa phương sẽ có một đại diện cơ quan hành chính, đó chính là Ủy ban nhân dân (bao gồm UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Theo quy định, các ủy ban nhân dân là do các hội đồng nhân dân với cấp tương ứng bầu ra. Ủy ban nhân dân cũng chính là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp đó. Cơ quan này có nhiệm vụ tiếp nhận, triển khai và thực thi quyết định, nghị quyết do Hội đồng nhân dân giao xuống.
Các cấp dưới bộ là sở, phòng, ban. Tuy nhiên các cơ quan này đều thuộc Ủy ban nhân dân các cấp tương ứng Sở là cấp tỉnh, Phòng là cấp huyện, không thuộc cơ quan hành chính của Nhà nước. Các cơ quan này đều có nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến, chủ trương chỉ đạo, triển khai và thi hành các hoạt động theo sự phân công của Ủy ban nhân dân các cấp tương ứng.
– Thứ ba là Chủ tịch nước: được xem là nguyên thủ quốc gia, nên được trao cả 3 quyền, lập pháp, tư pháp, hành pháp. Tất nhiên, ở khía cạnh hành pháp, chủ tịch nước có vai trò rất nổi bật. Cụ thể hơn, chủ tịch nước là cá nhân tham gia trực tiếp vào quá trình thành lập cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của Chính phủ, bao gồm các Thủ tướng, phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng ngang bộ cũng như hầu hết các thành viên còn lại thuộc bộ máy hành chính Nhà nước. Tiếp đó, chủ tịch nước cũng là người thực hiện các chức năng: ra quyết định khen thưởng, quyết định cho hay không cho nhập tịch, thống lĩnh lực lượng vũ trang, tiếp đón và đại diện cho các mối quan hệ quốc tế với nước ngoài,… Có thể nói, hầu hết trong mọi nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch nước đều có mặt quyền hành pháp.
– Thứ bốn là chính quyền địa phương: Hoạch định chính sách, triển khai và thực thi pháp luật trong phạm vi địa phương chính là hai nhiệm vụ cơ bản của Hội động nhân dân và Ủy ban nhân dân. Và đây trong hành pháp cũng bao gồm những nội dung nhiệm vụ này,
Kết luận cho chúng ta thấy rằng, quyền hành pháp không chỉ được thực thi bởi cơ quan hành pháp. Mà nó còn được mở rộng ra những cá nhân, cơ quan thuộc phạm vi thực hiện các quyền khác, như lập pháp hay tư pháp. Cuối cùng, một sự thật cho thấy, bản chất của quyền hành pháp không phải độc tôn cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện.
4. Bạn có còn cơ hội việc làm trong các cơ quan hành chính thời nay?
Bạn có còn cơ hội việc làm trong các cơ quan hành chính thời nay?
Cho dù vậy, các cơ quan vẫn tạo điều kiện hết mức có thể để chiêu mộ các nhân tài, dần xóa bỏ chế độ con ông cháu cha, sân sau và chống lưng. Hãy học tập, cống hiến hết mình, và hãy cứ hy vọng về một ngày nào đó, tất cả mỗi chúng ta đều có sự nghiệp đẹp đẽ nhất theo con đường riêng nhất của mình.
Cơ quan hành pháp là gì? Hy vọng bạn đã hiểu được các vấn đề về nó. Nếu đang tìm kiếm việc làm hành chính, công chức, viên chức, cán bộ, bạn có thể cập nhật mọi tin tức việc làm tại chúng tôi
Cơ Quan Hành Pháp Là Gì ? Khái Niệm Về Cơ Quan Hành Pháp
Cơ quan hành pháp là cơ quan thi hành Hiến pháp và các đạo luật do Quốc hội ban hành.
Từ sự thiết lập nền dân chủ tư sản, bộ máy nhà nước được phân chia thành ba bộ phận để thực hiện quyền lực nhà nước. Hành pháp là một trong ba quyền, cùng với lập pháp và tư pháp hợp thành quyền lực nhà nước. Trong quan hệ quyền lực nhà nước, chức năng riêng biệt của cơ quan hành pháp là tổ chức thực hiện, thi hành Hiến pháp và các đạo luật do Quốc hội (hoặc Nghị viện) ban hành.
Xét theo chức năng, hành pháp luôn là chức năng được vận hành thường xuyên, liên tục bằng một bộ máy với đội ngũ công chức chuyên nghiệp có chức năng tổ chức thực thi pháp luật đến với tất cả các bộ phận dân cư trên toàn lãnh thổ quốc gia. Bộ máy hành pháp có điều kiện và xét theo khả năng trở thành cơ quan điều hành, quản lí các mặt đời sống một xã hội, từ đó, cơ quan hành pháp đồng thời thực hiện chức năng hành chính nhà nước, là cơ quan hành chính nhà nước.
Trong các nhà nước, cơ quan hành pháp thường được tổ chức theo những mô hình khác nhau: ở Hợp chủng quốc Hoa Kì (Mĩ) chẳng hạn, theo chế độ tổng thống, tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp do cử tri trực tiếp bầu ra, với một bộ máy
Thứ trưởng, là cơ quan hành chính cao nhất. Chủ ch nước được chọn trong Nghị viện nhân dân, Thủ tướng do Chủ tịch nước chọn trong Nghị viện nhân dân và được đưa ra Nghị viện biểu quyết. Đến Hiến pháp năm 1959, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Hội đồng Chính phủ gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, thứ trưởng các cơ quan ngang bô. Chủ tịch nước là người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khi xét thấy cần thiết có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Ở Hiến pháp năm 1980, Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước; chức năng nguyên thủ quốc gia do Hội đồng nhà nước – cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện. Theo Hiến pháp năm 1992, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác.
Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ với tính cách là cơ quan hành pháp, đồng thời, phải thực hiện chức năng điều hành, quản lí tất cả các mặt của đời sống xã hội. Theo Hiến pháp năm 1992, Chính phủ thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cơ quan hành pháp, được gọi là quốc vụ viện do thủ tướng được Quốc hội bầu ra đứng đầu. Ở Cộng hòa Pháp, hành pháp vừa có Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra, vừa có chính phủ do thủ tướng đứng đầu được nghị viện bầu ra.
Cơ quan quan hệ đối ngoại của một nước tại nước ngoài thực hiện các chức năng lãnh sự trong khu vực lãnh thổ nhất định trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan.
Theo quy định của Công ước Viên 4963 về quan hệ lãnh sự, cơ quan lãnh sự gồm: tổng lãnh Sự quán, lãnh sự quán, phó lãnh sự quán và đại ÍÍ lãnh sự quán.
Ở Việt Nam, theo Hiến pháp năm 1946, Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Nội các với thành phần: Thủ tướng, các Bộ trưởng. Thực tiễn của quan hệ lãnh sự hiện nay cho thấy các nước thường thoả thuận đặt tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán.
Việc thiết lập quan hệ lãnh sự, đặt cơ quan lãnh sự, việc xếp hạng và khu vực lãnh sự hoặc việc thay đổi trụ sở cơ quan lãnh sự, cách xếp hạng và khu vực lãnh sự, mở thêm cơ quan lãnh sự khác ngoài khu vực đã quy định phải được nước tiếp nhận đồng ý.
Khác với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự chỉ đại diện cho quốc gia mình về một số vấn đề nhất định và chỉ trong phạm vi lãnh thổ nhất định (gọi là khu vực lãnh sự). Do đó, một nước có thể có nhiều cơ quan lãnh sự ở nước khác. Tuy nhiên, các nước có thể thoả thuận để cơ quan lãnh sự kiêm nhiệm chức năng ngoại giao hoặc ngược lại.
Chức năng của cơ quan lãnh sự được quy định tại Điều 5 Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan lãnh sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định đầy đủ trong Pháp lệnh lãnh sự (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.1991).
Hệ Thống Các Cơ Quan Nhà Nước Nước Chxhcn Việt Nam
Hệ thống các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ máy nhà nước nước ta là một hệ thống thống nhất các cơ quan nhà nước. Tất cả các cơ quan nhà nước được thành lập, hoạt động và có mối quan hệ qua lại mật thiết và trực thuộc lẫn nhau. Chúng có tính thống nhất về mặt tổ chức: Có cơ quan được bầu ra hay được thành lập ra bởi cơ quan này; có cơ quan được lãnh đạo cơ quan kia và có cơ quan chịu trách nhiệm báo cáo, chịu trách nhiệm trước cơ quan khác. Tất cả các cơ quan nhà nước đều hoạt động trên cơ sở pháp luật.
Thông thường, trong tổ chức bộ máy nhà nước có một loại cơ quan nào đó đóng vai trò nền tảng. Ở chế độ phong kiến đó là bộ máy cai trị hành chính do Vua đứng đầu. Ở chế độ tư sản mặc dù đã thiết lập cơ chế đại nghị (đề cao Nghị viện) song hệ thống hành pháp do Chính phủ đứng đầu vẫn giữ vị trí nền tảng. Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa, cơ sở (nền tảng) của bộ máy nhà nước là cơ quan quyền lực nhà nước. Đây là mô hình tổ chức tập quyền nhà nước do nhân dân trực tiếp lập ra, còn các cơ quan khác trực tiếp hay gián tiếp đều phái sinh từ cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước.
Hệ thống các cơ quan nhà nước nước ta hiện nay theo quy định của Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 đều bao gồm những cơ quan có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Có thể xem xét theo hai cách:
1. Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước theo nhiệm vụ, chức năng
Theo nhiệm vụ, chức năng thì bộ máy nhà nước có thể chia thành các cơ quan theo hệ thống:
Cơ quan quyền lực nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan xét xử
Cơ quan kiểm sát
1.1. Các cơ quan quyền lực nhà nước
Các cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Đây là những cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội vừa là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân vừa là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, còn Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước duy nhất nghĩa là chỉ có chúng là cơ quan được nhân dân uỷ quyền (trao quyền lực). Các cơ quan khác do Quốc hội và Hội đồng nhân dân lập ra không được gọi là cơ quan quyền lực mà là cơ quan thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được cơ quan quyền lực phân giao (đương nhiên phải phân giao một cách rõ ràng, ghi nhận trong Hiến pháp ).
Các cơ quan quyền lực nhà nước (nhất là Quốc hội) thể hiện ý chí nhà nước của nhân dân, nâng ý chí này lên thành pháp luật có giá trị bắt buộc chung; Quốc hội có thẩm quyền quyết định các vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước đồng thời còn giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
1.2. Cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội (hoặc Hội đồng nhân dân) thành lập, thực hiện hoạt động quản lý điều hành mang tính dưới luật, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Trước đây, theo Hiến pháp 1980, Hội đồng bộ trưởng được coi là cơ quan chấp hành và cơ quan hành chính của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (có thể hiểu như là một cơ quan của cơ quan quyền lực nhà nước). Hiện nay, Hiến pháp 2013 xác định Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nghĩa là coi Chính phủ có vị trí cao nhất và độc lập tương đối trong lĩnh vực hành chính. Tương tự như vậy là vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp.
1.3. Cơ quan xét xử
Các cơ quan xét xử gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự. Các cơ quan này về nguyên tắc cũng được cơ quan quyền lực lập ra (trước đây Quốc hội lập ra Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân lập ra Tòa án nhân dân địa phương; nay chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra), Toà án nhân dân tối cao thực hiện chức năng xét xử và chịu sự giám sát và trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội cùng Chủ tịch nước; Toà án nhân dân địa phương chịu sự giám sát của HĐND cùng cấp.
1.4. Cơ quan kiểm sát
Các cơ quan kiểm sát gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự. Tương tự như Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân do Quốc hội thành lập bằng việc bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng bổ nhiệm các Viện trưởng, phó viện trưởng, kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới. Hiện nay, chức năng của các Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu sự giám sát của Quốc hội, Chủ tịch nước và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước.Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của HĐND cùng cấp
Chủ tịch nước , theo cách phân loại này, không thuộc hệ thống nào mà là cơ quan phối hợp các cơ quan nhà nước khác nhau trong bộ máy nhà nước.
2. Phân loại các Cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước theo cơ cấu, vị trí
Theo cơ cấu, vị trí các cơ quan nhà nước có thể sắp xếp các cơ quan trong bộ máy đó bao gồm:
Quốc hội
Chủ tịch nước
Chính phủ
Tòa án nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân
Chính quyền địa phương
2.1. Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội có vị trí toàn quyền trong bộ máy nhà nước.
2.2. Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Trước đây, trong các Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 đã có chế định Chủ tịch nước. Đến Hiến pháp 1980 theo mô hình Nhà nước xã hội chủ nghĩa thịnh hành lúc bấy giờ chức năng đứng đầu Nhà nước gắn liền trong Quốc hội. Vì vậy đã thành lập ra Hội đồng Nhà nước là sự kết hợp giữa Chủ tịch nước và cơ quan thường trực của Quốc hội. Hiến pháp hiện hành đã thiết lập lại chế định Chủ tịch nước để thực hiện phân công rành mạch chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch nước và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong đa số đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm về báo cáo công tác trước Quốc hội. Chủ tịch nước thực hiện các chức năng có tính đại diện long trọng của Nhà nước. Theo nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa thì Chủ tịch nước gắn liền với Quốc hội, cùng với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện các chức năng đứng đầu Nhà nước.
2.3. Chính phủ
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng của Chính phủ là thống nhất quản lý các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước, bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến các cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chính phủ do Quốc hội thành lập chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
2.4. Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước ta bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự.
2.5. Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan được lập ra để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp, thực hành quyền công tố. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự.
2.6. Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là cơ quan được lập ra để thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân địa phương và tổ chức quản lý địa phương. Chính quyền địa phương bao gồm: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân từ cấp xã đến cấp tỉnh.
Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước
Cơ quan hành chính nhà nước – chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất. Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất là bởi vì:
1. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chủ yếu được coi là chức năng của cơ quan hành chính nhà nước
Trong bộ máy nhà nước, mỗi hệ thống cơ quan có chức năng khác nhau và chức năng của cơ quan hành chính nhà nước chính là chức năng quản lý hành chính nhà nước (thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành). Biểu hiện của tính chất chấp hành là mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. Tính chất điều hành được thể hiện ở hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền để đảm bảo các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế.
Để thực hiện chức năng này, cơ quan hành chính nhà nước tiến hành hoạt động quản lý trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, thông tin, thể tha, du lịch; quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường… thông qua các hình thức quản lí hành chính nhà nước như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật; ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật; thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý; áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp; thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kỹ thuật.
Mỗi cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước khác nhau mang tính chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể như các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc có chức năng quản lí hành chính nhà nước về những ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước như Chính phủ. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng chỉ thực hiện trong phạm vi nhất định, đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như:
Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội… Và việc thực hiện hoạt động đó là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời thông qua hoạt động chấp hành – điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước sẽ đảm bảo việc thực hiện pháp luật trong thực tiễn.
2. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quản lý hành chính nhà nước thường xuyên nhất
Các quan hệ thuộc phạm vi quản lý hành chính nhà nước bao gồm ba nhóm cơ bản, cụ thể là:
– Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
– Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình.
– Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
Có thể nói nhóm quan hệ cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động quản lý hành chính nhà nước là nhóm các quan hệ quản lí phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành- điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Bởi vì đây là nhóm quan hệ diễn ra thường xuyên nhất trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Nhóm quan hệ thứ ba cũng không phải nhóm quan hệ chủ đạo mà chỉ phát sinh trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Như vậy có thể thấy rằng chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước một cách thường xuyên nhất.
3. Các cơ quan hành chính nhà nước tham gia quản lý hành chính nhà nước với số lượng lớn
Trong hệ thống các cơ quan của bộ máy nhà nước thì cơ quan hành chính nhà nước chiếm số lượng lớn nhất. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở theo Luật tổ chức Chính phủ năm 2001.
Nếu căn cứ vào phạm vi lãnh thổ thì cơ quan hành chính nhà nước gồm có: Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng của ngành mà mình đảm nhiệm.
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gồm ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực trong phạm vi địa giới hành chính nhất định của địa phương mình. Các cơ quan hành chính nhà nước này có mối liên hệ mật thiết, thống nhất, chặt chẽ với nhau khi tham gia vào các hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Giúp cơ quan hành chính thực hiện tốt chức năng của mình là đội ngũ cán bộ, công chức khá lớn trong khi các chủ thể khác chỉ có một hoặc một số tham gia quản lí hành chính
4. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có đầy đủ quyền năng để thực hiện tất cả các hình thức quản lý hành chính nhà nước
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.
+ Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý.
+ Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.
+ Thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kỹ thuật.
Trong số các hình thức trên thì những hình thức mang tính chất pháp lý như: ban hành văn bản quy phạm phá luật, ban hành văn bản áp dụng pháp luật và thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý có vai trò quan trọng, là những hình thức quản lý hành chính nhà nước trực tiếp. Và không phải tất cả các chủ thể quản lý hành chính nhà nước đều có thể thực hiện bởi nó được pháp luật quy định rất cụ thể về chủ thể tiến hành, trình tự, thủ tục cũng như hiệu lực thi hành. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước, với những thẩm quyền được pháp luật quy định cụ thể mới có thể tiến hành tất cả các hình thức quản lý hành chính nhà nước nêu trên đặc biệt là hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước quy định những quy tắc chung trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước, xác định rõ thẩm quyền cũng như thủ tục tiến hành hoạt động của các chủ thể quản lý… Có rất nhiều văn bản như Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, chỉ thị của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Ủy ban nhân dân v.v…
Thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cơ quan hành chính nhà nước không những tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện chức năng của mình mà còn quy định thẩm quyền của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước khác. Đồng thời vai trò điều chỉnh của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước qua đó được thể hiện một cách tương đối đầy đủ và sáng tạo.
Như vậy có thể thấy rằng phạm vi hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước và khả năng sử dụng nó nhằm điều chỉnh các mặt khác nhau của hoạt động chấp hành-điều hành là rất lớn. Và cần phải thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, cơ quan hành chính nhà nước ban hành một số lượng khổng lồ các văn bản quy phạm pháp luật để điều chính hầu hết các lĩnh vực, các mặt khác nhau của đời sống xã hội.
Bạn đang xem bài viết Cơ Quan Hành Pháp Là Gì? Hệ Thống Cơ Quan Hành Pháp Của Việt Nam trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!