Cập nhật thông tin chi tiết về Đánh Giá Thực Trạng Quy Định Của Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2000 Qua Thực Tiễn Giải Quyết Các Vụ Việc Về Hôn Nhân Và Gia Định Của Ngành Tòa Án – Những Bất Cập, Hạn Chế Và Đề Xuất Sửa Đ� mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Tham luận của Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 – 16/4/2013)
Tòa án với tư cách là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử, có vai trò quan trọng trong việc góp phần tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật. Từ việc áp dụng các quy định của pháp luật trong công tác xét xử các vụ việc thuộc nhiệm vụ của mình, Tòa án góp phần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Nhà nước đến nhân dân,… Qua đó, đóng góp quan trọng đến công tác tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm xét xử, tác động đến chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nói riêng và Nhà nước ta nói chung.
Luật Hôn nhân và Gia đình (sau đây viết tắt là Luật HNGĐ) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2001. Sau hơn mười hai năm thi hành, Luật HNGĐ đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bảo đảm ổn định cuộc sống gia đình trong xã hội phát huy truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nâng cao vai trò trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Tuy nhiên, qua quá trình giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình của ngành Tòa án cho thấy, một số quy định của Luật HNGĐ không phù hợp với thực tiễn, có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác, có những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), có những quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau, có những quy định chưa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có những vấn đề mới phát sinh trong xã hội chưa được pháp luật về hôn nhân và gia đình điều chỉnh,…
Trong phạm vi chuyên đề này, chúng tôi xin đề cập những vướng mắc, bất cập của một số quy định của Luật HNGĐ. Những vướng mắc bất cập này được tổng hợp nghiên cứu qua quá trình tổng kết thực tiễn thi hành Luật HNGĐ năm 2000 trong công tác xét xử các vụ việc hôn nhân và gia đình của ngành Tòa án các cấp trên phạm vi toàn quốc. Qua đó đưa ra một số kiến nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với Luật HNGĐ.
I. Tình hình giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình của ngành Tòa án
Qua việc tổng hợp số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 01-9-2000 đến ngày 30-9-2011, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 3.143.746 vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình. Trong đó số vụ việc về hôn nhân và gia đình là 875.282 (chiếm khoảng 30% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý). Ngành Tòa án đã thực hiện tốt quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cụ thể như sau[1]:
1.1. Về công tác giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình ở cấp sơ thẩm
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tổng cộng
Tổng số vụ việc đã thụ lý
55082
60265
57138
63151
65238
68833
74484
77624
94710
103332
121848
841.705
Số vụ việc đã giải quyết
48878
(88%)
51461
(85%)
51618
90%
57272
(90%)
59791
( 91%)
64058
(93%)
70204
(94%)
66347
(85%)
89609
(94%)
97627
( 94%)
115331
( 94%)
772.201 (92%)
Qua bảng số liệu trên cho thấy việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình ở cấp sơ thẩm ngành Tòa án luôn đạt tỷ lệ cao (từ 88% – đến 94%), đặc biệt là 3 năm gần đây (năm 2009, 2010, 2011) đều giữ được tỷ lệ là 94% và đạt trung bình trong 11 năm qua (từ năm 2001-2011) là 92%, hoàn thành tốt nhiệm vụ mục tiêu đề ra trong toàn ngành. Tỷ lệ các vụ việc hôn nhân và gia đình bị kháng cáo, kháng nghị chiếm khoảng 9% số vụ việc đã giải quyết.
1.2. Về công tác giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình ở cấp phúc thẩm
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tổng cộng
Tổng số vụ việc đã thụ lý
2698
2702
3781
2968
2969
2951
2936
2857
2782
2590
2781
32.012
Số vụ việc đã giải quyết
2576
(đạt tỷ lệ 95%)
2443
(đạt tỷ lệ 90%)
3714
(đạt tỷ lệ 98%)
2805
(đạt tỷ lệ 94%)
2833
(đạt tỷ lệ 95%)
2826
(đạt tỷ lệ 95%)
2840
(đạt tỷ lệ 96%)
2503
(đạt tỷ lệ 87%)
2704
(đạt tỷ lệ 97%)
2516
(đạt tỷ lệ 97%)
2666
(đạt tỷ lệ 95%)
30.426 (đạt tỷ lệ trung bình 95%)
Qua bảng số liệu trên cho thấy công tác xét xử các vụ việc hôn nhân và gia đình ở cấp phúc thẩm không ngừng được nâng cao và đạt kết quả cao (từ 87% – đến 98%), đặc biệt là 3 năm gần đây (năm 2009, 2010, 2011) đều giữ được tỷ lệ cao từ 95- 97% và đạt trung bình trong 11 năm qua (từ năm 2001-2011) là 95%. Tỷ lệ kháng nghị chiếm khoảng 5% số vụ việc đã giải quyết.
1.3. Về công tác giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tổng cộng
Tổng số vụ việc đã thụ lý
129
138
71
131
326
81
141
107
128
149
161
1.562
Số vụ việc đã giải quyết
124
(đạt tỷ lệ 96%)
98
(đạt tỷ lệ 71%)
67
(đạt tỷ lệ 94%)
124
(đạt tỷ lệ 94%)
325
(đạt tỷ lệ 99%)
79
(đạt tỷ lệ 97%)
130
(đạt tỷ lệ 92%)
94
(đạt tỷ lệ 87%)
119
(đạt tỷ lệ 92%)
136
(đạt tỷ lệ 91%)
144
(đạt tỷ lệ 89%)
1.440 (đạt tỷ lệ trung bình 92%)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hàng năm không ngừng được quan tâm, chú trọng cao (từ 71% – đến 99%), đặc biệt là 3 năm gần đây (năm 2009, 2010, 2011) đều giữ được tỷ lệ cao từ 89- 92% và đạt trung bình trong 11 năm qua (từ năm 2001-2011) là 92%. Bên cạnh đó qua công tác giám đốc kiểm tra các hồ sơ vụ việc hôn nhân và gia đình đã giải quyết có hiệu lực pháp luật thi hành, phát hiện những sai sót cũng được chú ý, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình nói riêng và công tác xét xử nói chung của ngành Tòa án.
1.4. Về số vụ việc hôn nhân và gia đình bị hủy, sửa
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Tổng cộng
Tổng số
vụ việc đã giải quyết
51578
54002
55399
60206
62949
66963
73174
68944
92432
100279
118141
804.067
Số vụ việc bị
hủy, sửa
1571
(chiếm tỷ lệ 3%)
1315
(chiếm tỷ lệ 2%)
1896
(chiếm tỷ lệ 3%)
1481
(chiếm tỷ lệ 2%)
1619
(chiếm tỷ lệ 2%)
1381
(chiếm tỷ lệ 2%)
1467
(chiếm tỷ lệ 2%)
1406
(chiếm tỷ lệ 2%)
1344
(chiếm tỷ lệ 1%)
1305
(chiếm tỷ lệ 1%)
1315
(chiếm tỷ lệ 1%)
16.100 (chiếm tỷ lệ trung bình 2%)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ án bị hủy, sửa so với tổng số vụ việc đã giải quyết trong 11 năm qua (từ năm 2001-2011) chiếm tỷ lệ trung bình là 2%. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ ngành Tòa án thực hiện công tác xét xử ở các cấp, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo ngành Tòa án, cấp ủy, chính quyền địa phương, chất lượng xét xử các vụ việc hôn nhân và gia đình ngày một nâng lên, tỷ lệ án bị hủy, sửa đã giảm đáng kể, đặc biệt là 3 năm gần đây (năm 2009, 2010, 2011) tỷ lệ án bị hủy, sửa đã giảm đáng kể và ở mức 1%.
II. Những hạn chế, bất cập qua thực tiễn áp dụng Luật HNGĐ của ngành Tòa án và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật HNGĐ
2.1. Về áp dụng phong tục tập quán về hôn nhân và gia đình (Điều 6 – Luật HNGĐ)
Để việc áp dụng phong tục tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình đậm đà bản sắc dân tộc, hạn chế và bài trừ những hủ tục lạc hậu, không phù hợp, Luật HNGĐ cần xây dựng cụ thể việc áp dụng phong tục tập quán theo nguyên tắc cơ bản sau: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng và bình đẳng, phong tục tập quán có nội dung không trái với nguyên tắc của Luật HNGĐ; chỉ áp dụng phong tục tập quán đã thông dụng, được đông đảo mọi người sinh sống trên địa bàn, cùng dân tộc đó, cùng tôn giáo thừa nhận và chỉ áp dụng trên địa bàn đó; phát huy vai trò của người đứng đầu cộng đồng, chức sắc tôn giáo và cần đưa nguyên tắc áp dụng án lệ trong trường hợp này. Cần quy định cụ thể hơn theo hướng mở, tức là nếu phong tục tập quán tốt đẹp, phù hợp với xã hội thì áp dụng phong tục tập quán đó.
2.2. Về điều kiện kết hôn về độ tuổi (Điều 9 Luật HNGĐ)
Điều 9 Luật HNGĐ quy định các điều kiện kết hôn, trong đó có điều kiện về độ tuổi kết hôn của nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, khi giải quyết những vụ việc ly hôn mà người vợ chưa đủ 18 tuổi thì quy định về độ tuổi kết hôn của Luật HNGĐ mâu thuẫn với quy định của pháp luật tố tụng dân sự về khả năng tham gia tố tụng của người vợ chưa đủ 18 tuổi này.
Đồng thời, việc quy định nữ từ 18 tuổi trở lên được phép kết hôn, nhưng không có những quy định ngoại lệ về năng lực hành vi của người nữ từ 18 tuổi đã kết hôn trong việc tham gia các giao dịch, quan hệ xã hội,… dẫn đến sự không đồng bộ trong quy dịnh của Bộ luật dân sự về người đã thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Từ đó rất khó khăn cho việc người vợ tham gia các giao dịch dân sự đòi hỏi phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Về vấn đề này chúng tôi cho rằng: Quy định về độ tuổi kết hôn của Luật HNGĐ là phù hợp với điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên để thống nhất đồng bộ giữa các văn bản pháp luật và giải quyết các vấn đề vướng mắc nêu trên thì cần bổ sung quy định: Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được phép kết hôn.
2.3. Về các trường hợp cấm kết hôn (Điều 10 Luật HNGĐ)
Để hạn chế tình trạng nhiều người thực tế đã rơi vào tình trạng mất NLHVDS nhưng chưa bị Toà án tuyên bố mất NLHVDS vẫn được cho đăng ký kết hôn, dẫn đến những hậu quả xấu cho xã hội, Luật HNGĐ cần quy định chi tiết hơn về trường hợp này theo hướng: trong trường hợp có dấu hiệu bị mất NLHVDS… thì chính quyền địa phương phải có trách nhiệm kiểm tra, xem xét trước khi cho đăng ký kết hôn.
2.4. Về tài sản vợ chồng
Chế độ tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được Luật HNGĐ qua các thời kỳ quy định khác nhau. Luật HNGĐ năm 1959 (Điều 15) quy định vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới, Luật HNGĐ năm 1987 (Điều 16) quy định tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng, Luật HNGĐ năm 2000 (Điều 27 về tài sản chung vợ chồng) lại quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”.
Thực tế giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình đã gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Tài sản riêng được đưa vào sử dụng chung nhưng không có thỏa thuận bằng văn bản còn có nhiều quan điểm khác nhau.
– Quan điểm thứ nhất cho rằng, tài sản vợ chồng đang quản lý chung mặc dù một người đứng tên, không có văn bản thỏa thuận đó là tài sản riêng thì vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
– Quan điểm thứ hai cho rằng, tài sản có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân cho dù có đưa vào sử dụng chung, nhưng vẫn đứng tên người đó, không có văn bản xác nhận đó là tài sản chung thì tài sản đó được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Điều 28 Luật HNGĐ quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng, có sử dụng cụm từ “tài sản có giá trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia đình”. Tuy nhiên, hiện nay chưa có tiêu chí để xác định như thế nào là tài sản có giá trị lớn nên dẫn đến nhiều Toà án lúng túng trong việc giải quyết tranh chấp.
Đồng thời, trong thực tế, sau khi kết hôn một hoặc các bên sử dụng tài sản chung của vợ chồng để đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng đối với phần tài sản đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Luật HNGĐ mới chỉ quy định nguyên tắc chung tại điểm c khoản 2 Điều 95 “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”, chưa quy định cụ thể hậu quả việc chia tài sản chung trong góp vốn vào doanh nghiệp. Do đó, khi có vụ việc xảy ra, Tòa án lúng túng trong việc áp dụng pháp luật.
Để giải quyết được những khó khăn, bất cập nêu trên, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể về việc xác lập, xác định và chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong Luật HNGĐ cho phù hợp với thực tiễn và có tính đặc thù, công nhận cả thỏa thuận bằng miệng, bằng văn bản không tuân thủ quy định về hình thức. Ví dụ: quy định rõ các bên có quyền thoả thuận về tài sản chung và tài sản riêng. Trong trường hợp không có thoả thuận thì tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Đồng thời, cần mở rộng các quy định về tài sản nhằm đảm bảo bao hàm cả những loại tài sản mới xuất hiện trong xã hội như quyền sở hữu trí tuệ của vợ hoặc chồng làm phát sinh về tài sản có được coi tài sản chung của vợ chồng. Các giao dịch về chứng khoán, về góp vốn trong doanh nghiệp,… cũng cần được quy định cụ thể trong Luật HNGĐ.
2.5. Về cấp dưỡng
Điều 53 Luật HNGĐ quy định:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.
Điều 56 của Luật HNGĐ quy định:
“Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.
Những quy định này còn quá chung chung, chưa có sự thống nhất. Thực tế hiện nay Tòa án ấn định mức cấp dưỡng thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Bởi nhu cầu thực tế đối với người được cấp dưỡng chưa có tiêu chí cụ thể để xác định như về ăn, mặc, đi lại, học tập, chữa bệnh,…
Mức cấp dưỡng hiện nay đã được quy định chi tiết và hướng dẫn tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000: Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Tuy nhiên trong quá trình thi hành, áp dụng các quy định này chưa có sự thống nhất, mức áp dụng trên thực tế còn thấp. Do đó cần quy định mức cấp dưỡng cụ thể vào Luật HNGĐ để thống nhất cách áp dụng trong mọi trường hợp. Mức cấp dưỡng cần được quy định ít nhất bằng 1/2 mức lương tối thiểu của từng thời điểm mà Nhà nước quy định để làm căn cứ tính mức cấp dưỡng, đồng thời đưa ra các tiêu chí làm căn cứ xác định mức cấp dưỡng (như thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ phải cấp dưỡng, mức sống tại địa phương,…).
2.6. Về quyền yêu cầu ly hôn
Khoản 1 Điều 85 Luật HNGĐ quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay có rất nhiều trường hợp cha hoặc mẹ viết đơn gửi Tòa án với tư cách là người đại diện xin ly hôn cho con của mình bị mắc bệnh tâm thần. Trường hợp này, Tòa án nhân dân các cấp đã có cách giải quyết khác nhau. Có Tòa án không thụ lý vụ án, vì người yêu cầu không có quyền được yêu cầu ly hôn theo quy định của Luật HNGĐ, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy rằng sự việc trên có cả văn bản xác nhận của Hội liên hiệp phụ nữ, chính quyền địa phương về hành vi ngược đãi của người chồng, không chăm sóc cho người vợ bị mất NLHVDS, có quan hệ tình cảm với người khác,… Có Tòa án thụ lý nhưng lại gặp khó khăn vướng mắc về áp dụng pháp luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự về vấn đề đại diện. Bởi trước khi yêu cầu ly hôn thì cần phải có tuyên bố của Toà án về việc người vợ/chồng bị mất NLHVDS. Theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật HNGĐ vợ chồng có quyền đại diện cho nhau: Nhưng trong trường hợp này vợ chồng không thể thực hiện quyền đại diện cho nhau vì quyền lợi của họ đối lập nhau, tuy nhiên việc cử người thân của người mắc bệnh tâm thần làm đại diện cũng gặp khó khăn vì pháp luật không quy định cụ thể người thân của người mắc bệnh tâm thần làm đại diện hoặc được cử nhưng do không đồng ý, không tham gia tố tụng,… Các quy định này vô hình chung dẫn đến khó khăn cho Tòa án trong việc xác định người đại diện, cử người đại diện trong vụ án ly hôn với một bên mắc bệnh tâm thần.
Để giải quyết vướng mắc này, cần nghiên cứu, bổ sung quy định: người thân có quyền nộp đơn cho một người bị mất NLHVDS khi có căn cứ chứng minh được người vợ (hoặc chồng) có hành vi ngược đãi, không thương yêu chăm sóc người đó.
2.7. Về căn cứ cho ly hôn
Theo quy định của Điều 89 Luật HNGĐ thì căn cứ cho ly hôn gồm:
“1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”.
Hiện nay, ngành Tòa án nhân dân nhận được nhiều đơn yêu cầu ly hôn của một bên đề nghị ly hôn với người đang bị truy nã do vi phạm pháp luật, nhưng Luật HNGĐ không có quy định cho ly hôn trong trường hợp này, nên Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án. Điều đó đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị giải quyết cho ly hôn.
Luật HNGĐ cần quy định cụ thể thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng? Đồng thời, để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, cần quy định các trường hợp bị truy nã, người mất NLHVDS là các căn cứ cho ly hôn.
2.8. Về quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ, chồng, các thành viên trong gia đình
Phần quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con còn quá chung chung, không cụ thể. Những quy định đó khó áp dụng trong thực tiễn xét xử. Hiện nay, Tòa án nhận được một số đơn đề nghị của đương sự (ông, bà) về yêu cầu vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái khi cả hai vợ chồng đều bỏ mặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con của mình bị bại liệt bẩm sinh, vì Luật HNGĐ chỉ quy định chung chung, chưa cụ thể và thiếu chế tài, dẫn đến tình trạng đứa trẻ không được cha mẹ chăm sóc, quan tâm mà chưa có chế tài xử lý trường hợp thiếu trách nhiệm.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, Luật HNGĐ cần bổ sung quy định về chế tài, trách nhiệm đối với vợ, chồng không thực hiện nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, hoặc thành niên nhưng bị tàn tật, mất NLHVDS. Đồng thời, cần bổ sung quy định trong trường hợp vợ chồng ly hôn mà con có đóng góp công sức trong khối tài sản chung thì phải tính chia tài sản cho con.
2.9. Về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Vấn đề quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài hiện nay cũng đã được hướng dẫn tại Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16-12-2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài: Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15-9-2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp”: Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình.
Trong thực tiễn công tác xét xử của ngành Toà án cho thấy có nhiều vướng mắc trong giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như: Trường hợp người Việt Nam đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài, hết thời hạn hợp đồng lao động không về nước mà trốn ở lại sống lưu vong, khi người vợ/chồng ở Việt Nam muốn ly hôn với họ nhưng không biết họ ở đâu, không có liên lạc với gia đình; hoặc trường hợp người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, sau một thời gian sinh sống với vợ/chồng ở nước ngoài trở về Việt Nam và có yêu cầu ly hôn với chồng/vợ đang ở nước ngoài,… Những trường hợp này Toà án đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết như uỷ thác ra nước ngoài nhưng vẫn không có kết quả, dẫn đến vụ việc không được giải quyết ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.
Để thống nhất và nâng cao hiệu lực áp dụng của văn bản, cần nghiên cứu pháp triển một số quy định chi tiết hoặc hướng dẫn mang tính quy phạm lớn đưa vào Luật HNGĐ. Đồng thời cần quy định rõ hơn về các vấn đề cụ thể của hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là việc giải quyết ly hôn khi có tài sản ở nước ngoài.
2.10. Về các vấn đề cụ thể khác
Về thuật ngữ “xin ly hôn” ở khoản 2 Điều 85, khoản 2 Điều 89 Luật HNGĐ, có nhiều ý kiến cho rằng không nên dùng thuật ngữ này. Vì ly hôn là một trong những quyền về dân sự mà mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận. Đó là quyền của họ, họ không phải “đi xin” Tòa án. Mặt khác, để thống nhất cách sử dụng thuật ngữ này trong Luật HNGĐ, đề nghị nên sửa lại là “yêu cầu ly hôn”.
2.11. Về các quan hệ đã có trên thực tế chưa được Luật HNGĐ quy định hoặc quy định chưa cụ thể
· Thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn-Hôn ước
Quyền về tài sản là quyền cơ bản được Hiến pháp, Bộ luật dân sự quy định cho mỗi cá nhân. Do đó, mỗi cá nhân có quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình mà không bị pháp luật cấm. Để khắc phục những bất cập hiện nay về vấn đề tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng thì cần bổ sung quy định: Vợ chồng có quyền thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng trước khi kết hôn mà không trái pháp luật.
· Về ly thân
Hiện nay, Luật HNGĐ chưa quy định chế định về ly thân, nhưng trên thực tế hiện tượng này vẫn xảy ra. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên có những cặp vợ chồng không lựa chọn việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của mình là ly hôn (như do tuổi cao, danh dự, uy tín, sợ ảnh hưởng tâm lý của các con,…). Nhiều trường hợp vợ chồng có yêu cầu Toà án bảo đảm về pháp lý cho tình trạng ly thân của mình nhưng Toà án không có căn cứ để giải quyết. Do đó, vấn đề ly thân có nên được điều chỉnh trong Luật HNGĐ trong tình hình xã hội hiện nay hay không, ngành Tòa án nhân dân cũng còn nhiều quan điểm khác nhau:
– Quan điểm thứ nhất cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, Luật HNGĐ không nên quy định chế định ly thân, vì dưới góc độ pháp lý, Luật HNGĐ không có quy định nào về việc vợ chồng nhất thiết phải sống chung cùng nhau. Mặt khác bản chất của ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân và không phù hợp với thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam.
– Quan điểm thứ hai cho rằng, đây là giải pháp chủ yếu được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn để giải quyết mâu thuẫn ngoài biện pháp cuối cùng là ly hôn (đặc biệt trong Công giáo không được phép ly hôn), ly thân còn là một biện pháp hữu hiệu tránh tình trạng bạo lực gia đình, thời gian sống ly thân vợ chồng có thời gian cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi tới quyết định cuối cùng về hôn nhân. Mặt khác, để giải quyết được vấn đề minh bạch trong việc các bên thực hiện giao dịch phát sinh quyền và nghĩa vụ khi ly thân, cũng như quyền lợi của các con, các thành viên khác trong gia đình được đảm bảo, đề nghị quy định cụ thể vấn đề này trong Luật HNGĐ (con cái, tài sản trong thời gian ly thân), vì vấn đề này là thực tiễn đã xảy ra và không thể cấm.
Về vấn đề này, tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995, TANDTC đã có kết luận: “Luật hôn nhân và gia đình không quy định Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu ly thân, nhưng Điều 18 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định “khi hôn nhân tồn tại, nếu một hoặc các bên yêu cầu và có lý do chính đáng thì có thể chia tài sản chung vợ chồng”. Trong trường hợp này thông thường quan hệ vợ chồng đã rạn nứt, các đương sự thực tế đã ly thân. Khi chia tài sản nếu họ đặt vấn đề Tòa án xác nhận tình trạng ly thân thì Tòa án có thể xác nhận. Nếu các đương sự chỉ đơn thuần xin ly thân thì Tòa án giải thích cho họ tự định đoạt mà không thụ lý giải quyết cho ly thân hay không”. Như vậy, vấn đề ly thân đã được TANDTC nhắc đến và hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp thực hiện ở những năm trước đây khi chưa có Luật HNGĐ năm 2000.
Chúng tôi cho rằng: Ly thân là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ, trường hợp quy định về chế định này thì cần quy định cụ thể đảm bảo có căn cứ ly thân và việc giải quyết hậu quả của ly thân như vấn đề tài sản, con cái,… để Toà án có căn cứ hợp pháp giải quyết.
· Về quan hệ chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn
Đây là vấn đề đã được hướng dẫn khá cụ thể tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09-6-2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình: Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp ngày 03-01-2000 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9-6-2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình: Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Tuy nhiên để có tính quy phạm áp dụng chung cho mọi đối tượng trong xã hội, hiện nay có hai quan điểm khác nhau.
– Quan điểm thứ nhất cho rằng, vấn đề này cần giữ như quy định hiện hành. Vì nếu thừa nhận dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, gây khó khăn trong công tác quản lý, và cũng vô hình chung thừa nhận tình trạng “sống thử” trong giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, cần quy định cụ thể về quyền nhân thân, quyền về tài sản, quyền giữa cha mẹ và con giữa các bên có quan hệ chung sống như vợ chồng. Vì thực tế hiện nay xảy ra hiện tượng này là phổ biến, có phát sinh vấn đề con cái, tài sản. Tòa án đã thụ lý và giải quyết rất nhiều trường hợp.
– Quan điểm thứ hai cho rằng, pháp luật cần tôn trọng quyền tự do của công dân, không thể lấy điều kiện phải đăng ký kết hôn (vi phạm về hình thức) để xác lập các quyền khác (con chung, tài sản chung,…). Nếu có tranh chấp thì họ phải tự chịu hậu quả của việc sống chung đó. Đề nghị nên quy định chế định này trong Luật HNGĐ. Cụ thể, cần quy định các tiêu chí làm căn cứ công nhận như: không công nhận quan hệ vợ chồng; không cho phép đăng ký kết hôn với người thứ ba khi đang sống với người khác như vợ chồng và được xem là trường hợp cấm kết hôn. Về tài sản chung, cần quy định theo nguyên tắc không xác định tài sản chung của các bên, quan hệ tài sản ở đây là hình thức sở hữu chung theo phần: Về con chung, được thực hiện theo quy định của Luật HNGĐ.
· Về kết hôn giữa những người cùng giới tính
Kết hôn giữa những người cùng giới tính không phải là vấn đề mới trên thế giới và cũng đang là vấn đề nóng tại Việt Nam. Việc những người có cùng giới tính chung sống như vợ chồng, có các mối quan hệ về tình cảm, tài sản chung, con cái phát sinh đã xảy ra nhiều trên thực tế. Tuy nhiên, xã hội hiện nay còn có cái nhìn khác nhau về vấn đề này:
– Quan điểm thứ nhất cho rằng, đây là mối quan hệ không phù hợp với tập quán, văn hóa gia đình Việt Nam, không phải hôn nhân đích thực, trái với tự nhiên, trái phong tục tập quán. Đa số các nước trên thế giới đều không công nhận. Do vậy, không nên quy định vấn đề này trong Luật HNGĐ.
– Quan điểm thứ hai cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm, mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Hiện nay, đời sống được nâng lên, quan điểm sống “thoáng” hơn trước, do vậy, pháp luật cần công nhận hiện tượng này, nhưng cần có các quy định cụ thể, rõ ràng về các mối quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản chung,… Để khi có tranh chấp có cơ chế giải quyết phù hợp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên.
Việc nghiên cứu và quy định về vấn đề này cần đảm bảo các quy định về quyền con người được pháp luật Việt Nam bảo vệ như quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, quyền được mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân,…
· Về vấn đề mang thai hộ
Vấn đề này qua trao đổi, tập hợp ý kiến của Tòa án nhân dân các cấp cũng còn nhiều quan điểm khác nhau.
– Quan điểm thứ nhất cho rằng, đây là loại dịch vụ không thể cấm vì thực tế vẫn đang tồn tại. Từ sự kiện này có thể xác định được quan hệ cha mẹ con, quan hệ nuôi dưỡng, tài sản,… do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đồng thời tạo điều kiện cho những cặp vợ chồng không có khả năng sinh con cũng có con như ý muốn cần quy định rõ trong Luật HNGĐ và lưu ý các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Thứ hai,trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì cần xác định các tiêu chí cụ thể làm căn cứ xác định trường hợp được phép mang thai hộ.
Thứ ba, quy định cụ thể về việc giải quyết hậu quả. Xác định cha, mẹ, con, vấn đề cấp dưỡng, giải quyết vi phạm hợp đồng mang thai hộ, các trường hợp mang thai hộ vi phạm điều cấm của pháp luật.
Chúng tôi cho rằng, mang thai hộ là vấn đề mang tính nhu cầu thực tiễn trước hết là vì mục đích nhân đạo, mưu cầu hạnh phúc của các cá nhân, gia đình không có khả năng sinh con. Do đó mang thai hộ có thể được quy định cho phép vì mục đích nhân đạo. Đồng thời với quy định cho phép này cần đảm bảo có các quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các bên và xác lập quan hệ cha mẹ, con cái, quyền nghĩa vụ giữa cha mẹ và đứa con được sinh ra bằng hình thức này để đảm bảo tránh tranh chấp xảy ra giữa các bên gây hiện tượng xấu trong xã hội. Đồng thời, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể làm trầm trọng hơn tình trạng buôn bán người hiện nay.
2.4. Cần pháp triển hóa những văn bản hướng dẫn Luật HNGĐ, Nghị quyết của Quốc hội mà phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, không trái với những quy định khác của pháp luật.
[1] Số liệu thống kê hàng năm của ngành Tòa án – Vụ Thống kê tổng hợp TANDTC.
Đánh Giá Thực Trạng Quy Định Của Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2000 Qua Thực Tiễn Giải Quyết Các Vụ Việc Về Hôn Nhân Và Gia Đình Của Ngành Tòa Án
THAM LUẬN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 – 16/4/2013
Tòa án với tư cách là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử, có vai trò quan trọng trong việc góp phần tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật. Từ việc áp dụng các quy định của pháp luật trong công tác xét xử các vụ việc thuộc nhiệm vụ của mình, Tòa án góp phần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Nhà nước đến nhân dân,… Qua đó, đóng góp quan trọng đến công tác tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm xét xử, tác động đến chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nói riêng và Nhà nước ta nói chung.
Luật Hôn nhân và Gia đình (sau đây viết tắt là Luật HNGĐ) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2001. Sau hơn mười hai năm thi hành, Luật HNGĐ đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bảo đảm ổn định cuộc sống gia đình trong xã hội phát huy truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nâng cao vai trò trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Tuy nhiên, qua quá trình giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình của ngành Tòa án cho thấy, một số quy định của Luật HNGĐ không phù hợp với thực tiễn, có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác, có những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), có những quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau, có những quy định chưa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có những vấn đề mới phát sinh trong xã hội chưa được pháp luật về hôn nhân và gia đình điều chỉnh,…
Trong phạm vi chuyên đề này, chúng tôi xin đề cập những vướng mắc, bất cập của một số quy định của Luật HNGĐ. Những vướng mắc bất cập này được tổng hợp nghiên cứu qua quá trình tổng kết thực tiễn thi hành Luật HNGĐ năm 2000 trong công tác xét xử các vụ việc hôn nhân và gia đình của ngành Tòa án các cấp trên phạm vi toàn quốc. Qua đó đưa ra một số kiến nghị đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với Luật HNGĐ.
I. TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGÀNH TÒA ÁN
Qua việc tổng hợp số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 01-9-2000 đến ngày 30-9-2011, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 3.143.746 vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình. Trong đó số vụ việc về hôn nhân và gia đình là 875.282 (chiếm khoảng 30% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý). Ngành Tòa án đã thực hiện tốt quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cụ thể như sau[1]:
1.1. Về công tác giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình ở cấp sơ thẩm
Qua bảng số liệu trên cho thấy việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình ở cấp sơ thẩm ngành Tòa án luôn đạt tỷ lệ cao (từ 88% – đến 94%), đặc biệt là 3 năm gần đây (năm 2009, 2010, 2011) đều giữ được tỷ lệ là 94% và đạt trung bình trong 11 năm qua (từ năm 2001-2011) là 92%, hoàn thành tốt nhiệm vụ mục tiêu đề ra trong toàn ngành. Tỷ lệ các vụ việc hôn nhân và gia đình bị kháng cáo, kháng nghị chiếm khoảng 9% số vụ việc đã giải quyết.
1.2.Về công tác giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình1.3.Về công tác giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm ở cấp phúc thẩm 1.4. Về số vụ việc hôn nhân và gia đình bị hủy, sửa
Qua bảng số liệu trên cho thấy công tác xét xử các vụ việc hôn nhân và gia đình ở cấp phúc thẩm không ngừng được nâng cao và đạt kết quả cao (từ 87% – đến 98%), đặc biệt là 3 năm gần đây (năm 2009, 2010, 2011) đều giữ được tỷ lệ cao từ 95- 97% và đạt trung bình trong 11 năm qua (từ năm 2001-2011) là 95%. Tỷ lệ kháng nghị chiếm khoảng 5% số vụ việc đã giải quyết.
II. NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT HNGĐ CỦA NGÀNH TÒA ÁN VÀ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT HNGĐ 2.1. Về áp dụng phong tục tập quán về hôn nhân và gia đình (Điều 6 – Luật HNGĐ)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hàng năm không ngừng được quan tâm, chú trọng cao (từ 71% – đến 99%), đặc biệt là 3 năm gần đây (năm 2009, 2010, 2011) đều giữ được tỷ lệ cao từ 89- 92% và đạt trung bình trong 11 năm qua (từ năm 2001-2011) là 92%. Bên cạnh đó qua công tác giám đốc kiểm tra các hồ sơ vụ việc hôn nhân và gia đình đã giải quyết có hiệu lực pháp luật thi hành, phát hiện những sai sót cũng được chú ý, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình nói riêng và công tác xét xử nói chung của ngành Tòa án.
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ án bị hủy, sửa so với tổng số vụ việc đã giải quyết trong 11 năm qua (từ năm 2001-2011) chiếm tỷ lệ trung bình là 2%.Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ ngành Tòa án thực hiện công tác xét xử ở các cấp, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo ngành Tòa án, cấp ủy, chính quyền địa phương, chất lượng xét xử các vụ việc hôn nhân và gia đình ngày một nâng lên, tỷ lệ án bị hủy, sửa đã giảm đáng kể, đặc biệt là 3 năm gần đây (năm 2009, 2010, 2011) tỷ lệ án bị hủy, sửa đã giảm đáng kể và ở mức 1%.
Để việc áp dụng phong tục tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình đậm đà bản sắc dân tộc, hạn chế và bài trừ những hủ tục lạc hậu, không phù hợp, Luật HNGĐ cần xây dựng cụ thể việc áp dụng phong tục tập quán theo nguyên tắc cơ bản sau: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng và bình đẳng, phong tục tập quán có nội dung không trái với nguyên tắc của Luật HNGĐ; chỉ áp dụng phong tục tập quán đã thông dụng, được đông đảo mọi người sinh sống trên địa bàn, cùng dân tộc đó, cùng tôn giáo thừa nhận và chỉ áp dụng trên địa bàn đó; phát huy vai trò của người đứng đầu cộng đồng, chức sắc tôn giáo và cần đưa nguyên tắc áp dụng án lệ trong trường hợp này. Cần quy định cụ thể hơn theo hướng mở, tức là nếu phong tục tập quán tốt đẹp, phù hợp với xã hội thì áp dụng phong tục tập quán đó.
Điều 9 Luật HNGĐ quy định các điều kiện kết hôn, trong đó có điều kiện về độ tuổi kết hôn của nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, khi giải quyết những vụ việc ly hôn mà người vợ chưa đủ 18 tuổi thì quy định về độ tuổi kết hôn của Luật HNGĐ mâu thuẫn với quy định của pháp luật tố tụng dân sự về khả năng tham gia tố tụng của người vợ chưa đủ 18 tuổi này.
2.3. Về các trường hợp cấm kết hôn (Điều 10 Luật HNGĐ)
Đồng thời, việc quy định nữ từ 18 tuổi trở lên được phép kết hôn, nhưng không có những quy định ngoại lệ về năng lực hành vi của người nữ từ 18 tuổi đã kết hôn trong việc tham gia các giao dịch, quan hệ xã hội,… dẫn đến sự không đồng bộ trong quy dịnh của Bộ luật dân sự về người đã thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Từ đó rất khó khăn cho việc người vợ tham gia các giao dịch dân sự đòi hỏi phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Về vấn đề này chúng tôi cho rằng: Quy định về độ tuổi kết hôn của Luật HNGĐ là phù hợp với điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên để thống nhất đồng bộ giữa các văn bản pháp luật và giải quyết các vấn đề vướng mắc nêu trên thì cần bổ sung quy định: Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được phép kết hôn.
“2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Để hạn chế tình trạng nhiều người thực tế đã rơi vào tình trạng mất NLHVDS nhưng chưa bị Toà án tuyên bố mất NLHVDS vẫn được cho đăng ký kết hôn, dẫn đến những hậu quả xấu cho xã hội, Luật HNGĐ cần quy định chi tiết hơn về trường hợp này theo hướng: trong trường hợp có dấu hiệu bị mất NLHVDS… thì chính quyền địa phương phải có trách nhiệm kiểm tra, xem xét trước khi cho đăng ký kết hôn.
Chế độ tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được Luật HNGĐ qua các thời kỳ quy định khác nhau. Luật HNGĐ năm 1959 (Điều 15) quy định vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới, Luật HNGĐ năm 1987 (Điều 16) quy định tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng, Luật HNGĐ năm 2000 (Điều 27 về tài sản chung vợ chồng) lại quy định:
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung“.
Thực tế giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình đã gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Tài sản riêng được đưa vào sử dụng chung nhưng không có thỏa thuận bằng văn bản còn có nhiều quan điểm khác nhau.
2.5. Về cấp dưỡng
– Quan điểm thứ nhất cho rằng, tài sản vợ chồng đang quản lý chung mặc dù một người đứng tên, không có văn bản thỏa thuận đó là tài sản riêng thì vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
– Quan điểm thứ hai cho rằng, tài sản có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân cho dù có đưa vào sử dụng chung, nhưng vẫn đứng tên người đó, không có văn bản xác nhận đó là tài sản chung thì tài sản đó được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Điều 28 Luật HNGĐ quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng, có sử dụng cụm từ ” tài sản có giá trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia đình “. Tuy nhiên, hiện nay chưa có tiêu chí để xác định như thế nào là tài sản có giá trị lớn nên dẫn đến nhiều Toà án lúng túng trong việc giải quyết tranh chấp.
Đồng thời, trong thực tế, sau khi kết hôn một hoặc các bên sử dụng tài sản chung của vợ chồng để đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng đối với phần tài sản đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Luật HNGĐ mới chỉ quy định nguyên tắc chung tại điểm c khoản 2 Điều 95 ” Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập “, chưa quy định cụ thể hậu quả việc chia tài sản chung trong góp vốn vào doanh nghiệp. Do đó, khi có vụ việc xảy ra, Tòa án lúng túng trong việc áp dụng pháp luật.
Để giải quyết được những khó khăn, bất cập nêu trên, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể về việc xác lập, xác định và chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong Luật HNGĐ cho phù hợp với thực tiễn và có tính đặc thù, công nhận cả thỏa thuận bằng miệng, bằng văn bản không tuân thủ quy định về hình thức. Ví dụ: quy định rõ các bên có quyền thoả thuận về tài sản chung và tài sản riêng. Trong trường hợp không có thoả thuận thì tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Đồng thời, cần mở rộng các quy định về tài sản nhằm đảm bảo bao hàm cả những loại tài sản mới xuất hiện trong xã hội như quyền sở hữu trí tuệ của vợ hoặc chồng làm phát sinh về tài sản có được coi tài sản chung của vợ chồng. Các giao dịch về chứng khoán, về góp vốn trong doanh nghiệp,… cũng cần được quy định cụ thể trong Luật HNGĐ.
Điều 53 Luật HNGĐ quy định:
” 1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2.6. Về quyền yêu cầu ly hôn
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết “.
Điều 56 của Luật HNGĐ quy định:
2.7. Về căn cứ cho ly hôn
” Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết “.
Những quy định này còn quá chung chung, chưa có sự thống nhất. Thực tế hiện nay Tòa án ấn định mức cấp dưỡng thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Bởi nhu cầu thực tế đối với người được cấp dưỡng chưa có tiêu chí cụ thể để xác định như về ăn, mặc, đi lại, học tập, chữa bệnh,…
Mức cấp dưỡng hiện nay đã được quy định chi tiết và hướng dẫn tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000: Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Tuy nhiên trong quá trình thi hành, áp dụng các quy định này chưa có sự thống nhất, mức áp dụng trên thực tế còn thấp. Do đó cần quy định mức cấp dưỡng cụ thể vào Luật HNGĐ để thống nhất cách áp dụng trong mọi trường hợp. Mức cấp dưỡng cần được quy định ít nhất bằng 1/2 mức lương tối thiểu của từng thời điểm mà Nhà nước quy định để làm căn cứ tính mức cấp dưỡng, đồng thời đưa ra các tiêu chí làm căn cứ xác định mức cấp dưỡng (như thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ phải cấp dưỡng, mức sống tại địa phương,…).
Khoản 1 Điều 85 Luật HNGĐ quy định: ” Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn “. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay có rất nhiều trường hợp cha hoặc mẹ viết đơn gửi Tòa án với tư cách là người đại diện xin ly hôn cho con của mình bị mắc bệnh tâm thần. Trường hợp này, Tòa án nhân dân các cấp đã có cách giải quyết khác nhau. Có Tòa án không thụ lý vụ án, vì người yêu cầu không có quyền được yêu cầu ly hôn theo quy định của Luật HNGĐ, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy rằng sự việc trên có cả văn bản xác nhận của Hội liên hiệp phụ nữ, chính quyền địa phương về hành vi ngược đãi của người chồng, không chăm sóc cho người vợ bị mất NLHVDS, có quan hệ tình cảm với người khác,… Có Tòa án thụ lý nhưng lại gặp khó khăn vướng mắc về áp dụng pháp luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự về vấn đề đại diện. Bởi trước khi yêu cầu ly hôn thì cần phải có tuyên bố của Toà án về việc người vợ/chồng bị mất NLHVDS. Theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật HNGĐ vợ chồng có quyền đại diện cho nhau: Nhưng trong trường hợp này vợ chồng không thể thực hiện quyền đại diện cho nhau vì quyền lợi của họ đối lập nhau, tuy nhiên việc cử người thân của người mắc b nh tâm thần làm đại diện cũng gặp khó khăn vì pháp luật không quy định cụ thể người thân của người mắc bệnh tâm thần làm đại diện hoặc được cử nhưng do không đồng ý, không tham gia tố tụng,… Các quy định này vô hình chung dẫn đến khó khăn cho Tòa án trong việc xác định người đại diện, cử người đại diện trong vụ án ly hôn với một bên mắc bệnh tâm thần.
2.8. Về quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ, chồng, các thành viên trong gia đình
Để giải quyết vướng mắc này, cần nghiên cứu, bổ sung quy định: người thân có quyền nộp đơn cho một người bị mất NLHVDS khi có căn cứ chứng minh được người vợ (hoặc chồng) có hành vi ngược đãi, không thương yêu chăm sóc người đó.
Theo quy định của Điều 89 Luật HNGĐ thì căn cứ cho ly hôn gồm:
2.9. Về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
” 1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn “.
Hiện nay, ngành Tòa án nhân dân nhận được nhiều đơn yêu cầu ly hôn của một bên đề nghị ly hôn với người đang bị truy nã do vi phạm pháp luật, nhưng Luật HNGĐ không có quy định cho ly hôn trong trường hợp này, nên Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án. Điều đó đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị giải quyết cho ly hôn.
2.10. Về các vấn đề cụ thể khác
Luật HNGĐ cần quy định cụ thể thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng? Đồng thời, để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, cần quy định các trường hợp bị truy nã, người mất NLHVDS là các căn cứ cho ly hôn.
2.11. Về các quan hệ đã có trên thực tế chưa được Luật HNGĐ quy định hoặc quy định chưa cụ thể
Phần quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con còn quá chung chung, không cụ thể. Những quy định đó khó áp dụng trong thực tiễn xét xử. Hiện nay, Tòa án nhận được một số đơn đề nghị của đương sự (ông, bà) về yêu cầu vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái khi cả hai vợ chồng đều bỏ mặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con của mình bị bại liệt bẩm sinh, vì Luật HNGĐ chỉ quy định chung chung, chưa cụ thể và thiếu chế tài, dẫn đến tình trạng đứa trẻ không được cha mẹ chăm sóc, quan tâm mà chưa có chế tài xử lý trường hợp thiếu trách nhiệm.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, Luật HNGĐ cần bổ sung quy định về chế tài, trách nhiệm đối với vợ, chồng không thực hiện nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, hoặc thành niên nhưng bị tàn tật, mất NLHVDS. Đồng thời, cần bổ sung quy định trong trường hợp vợ chồng ly hôn mà con có đóng góp công sức trong khối tài sản chung thì phải tính chia tài sản cho con.
Vấn đề quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài hiện nay cũng đã được hướng dẫn tại Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16-12-2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài: Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15-9-2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp”: Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình.
Trong thực tiễn công tác xét xử của ngành Toà án cho thấy có nhiều vướng mắc trong giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như: Trường hợp người Việt Nam đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài, hết thời hạn hợp đồng lao động không về nước mà trốn ở lại sống lưu vong, khi người vợ/chồng ở Việt Nam muốn ly hôn với họ nhưng không biết họ ở đâu, không có liên lạc với gia đình; hoặc trường hợp người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, sau một thời gian sinh sống với vợ/chồng ở nước ngoài trở về Việt Nam và có yêu cầu ly hôn với chồng/vợ đang ở nước ngoài,… Những trường hợp này Toà án đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết như uỷ thác ra nước ngoài nhưng vẫn không có kết quả, dẫn đến vụ việc không được giải quyết ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự.
Để thống nhất và nâng cao hiệu lực áp dụng của văn bản, cần nghiên cứu pháp triển một số quy định chi tiết hoặc hướng dẫn mang tính quy phạm lớn đưa vào Luật HNGĐ. Đồng thời cần quy định rõ hơn về các vấn đề cụ thể của hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là việc giải quyết ly hôn khi có tài sản ở nước ngoài.
Về thuật ngữ “xin ly hôn” ở khoản 2 Điều 85, khoản 2 Điều 89 Luật HNGĐ, có nhiều ý kiến cho rằng không nên dùng thuật ngữ này. Vì ly hôn là một trong những quyền về dân sự mà mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận. Đó là quyền của họ, họ không phải “đi xin” Tòa án. Mặt khác, để thống nhất cách sử dụng thuật ngữ này trong Luật HNGĐ, đề nghị nên sửa lại là ” yêu cầu ly hôn “.
· Thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn-Hôn ước
Quyền về tài sản là quyền cơ bản được Hiến pháp, Bộ luật dân sự quy định cho mỗi cá nhân. Do đó, mỗi cá nhân có quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình mà không bị pháp luật cấm. Để khắc phục những bất cập hiện nay về vấn đề tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng thì cần bổ sung quy định: Vợ chồng có quyền thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng trước khi kết hôn mà không trái pháp luật.
· Về ly thân
Hiện nay, Luật HNGĐ chưa quy định chế định về ly thân, nhưng trên thực tế hiện tượng này vẫn xảy ra. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên có những cặp vợ chồng không lựa chọn việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của mình là ly hôn (như do tuổi cao, danh dự, uy tín, sợ ảnh hưởng tâm lý của các con,…). Nhiều trường hợp vợ chồng có yêu cầu Toà án bảo đảm về pháp lý cho tình trạng ly thân của mình nhưng Toà án không có căn cứ để giải quyết. Do đó, vấn đề ly thân có nên được điều chỉnh trong Luật HNGĐ trong tình hình xã hội hiện nay hay không, ngành Tòa án nhân dân cũng còn nhiều quan điểm khác nhau:
– Quan điểm thứ nhất cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, Luật HNGĐ không nên quy định chế định ly thân, vì dưới góc độ pháp lý, Luật HNGĐ không có quy định nào về việc vợ chồng nhất thiết phải sống chung cùng nhau. Mặt khác bản chất của ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân và không phù hợp với thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam.
– Quan điểm thứ hai cho rằng, đây là giải pháp chủ yếu được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn để giải quyết mâu thuẫn ngoài biện pháp cuối cùng là ly hôn (đặc biệt trong Công giáo không được phép ly hôn), ly thân còn là một biện pháp hữu hiệu tránh tình trạng bạo lực gia đình, thời gian sống ly thân vợ chồng có thời gian cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi tới quyết định cuối cùng về hôn nhân. Mặt khác, để giải quyết được vấn đề minh bạch trong việc các bên thực hiện giao dịch phát sinh quyền và nghĩa vụ khi ly thân, cũng như quyền lợi của các con, các thành viên khác trong gia đình được đảm bảo, đề nghị quy định cụ thể vấn đề này trong Luật HNGĐ (con cái, tài sản trong thời gian ly thân), vì vấn đề này là thực tiễn đã xảy ra và không thể cấm.
Về vấn đề này, tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995, TANDTC đã có kết luận: ” Luật hôn nhân và gia đình không quy định Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu ly thân, nhưng Điều 18 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định “khi hôn nhân tồn tại, nếu một hoặc các bên yêu cầu và có lý do chính đáng thì có thể chia tài sản chung vợ chồng”. Trong trường hợp này thông thường quan hệ vợ chồng đã rạn nứt, các đương sự thực tế đã ly thân. Khi chia tài sản nếu họ đặt vấn đề Tòa án xác nhận tình trạng ly thân thì Tòa án có thể xác nhận. Nếu các đương sự chỉ đơn thuần xin ly thân thì Tòa án giải thích cho họ tự định đoạt mà không thụ lý giải quyết cho ly thân hay không “. Như vậy, vấn đề ly thân đã được TANDTC nhắc đến và hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp thực hiện ở những năm trước đây khi chưa có Luật HNGĐ năm 2000.
Chúng tôi cho rằng: Ly thân là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ, trường hợp quy định về chế định này thì cần quy định cụ thể đảm bảo có căn cứ ly thân và việc giải quyết hậu quả của ly thân như vấn đề tài sản, con cái,… để Toà án có căn cứ hợp pháp giải quyết.
· Về quan hệ chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn
Đây là vấn đề đã được hướng dẫn khá cụ thể tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09-6-2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình: Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp ngày 03-01-2000 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9-6-2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình: Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Tuy nhiên để có tính quy phạm áp dụng chung cho mọi đối tượng trong xã hội, hiện nay có hai quan điểm khác nhau.
– Quan điểm thứ nhất cho rằng, vấn đề này cần giữ như quy định hiện hành. Vì nếu thừa nhận dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, gây khó khăn trong công tác quản lý, và cũng vô hình chung thừa nhận tình trạng “sống thử” trong giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, cần quy định cụ thể về quyền nhân thân, quyền về tài sản, quyền giữa cha mẹ và con giữa các bên có quan hệ chung sống như vợ chồng. Vì thực tế hiện nay xảy ra hiện tượng này là phổ biến, có phát sinh vấn đề con cái, tài sản. Tòa án đã thụ lý và giải quyết rất nhiều trường hợp.
– Quan điểm thứ hai cho rằng, pháp luật cần tôn trọng quyền tự do của công dân, không thể lấy điều kiện phải đăng ký kết hôn (vi phạm về hình thức) để xác lập các quyền khác (con chung, tài sản chung,…). Nếu có tranh chấp thì họ phải tự chịu hậu quả của việc sống chung đó. Đề nghị nên quy định chế định này trong Luật HNGĐ. Cụ thể, cần quy định các tiêu chí làm căn cứ công nhận như: không công nhận quan hệ vợ chồng; không cho phép đăng ký kết hôn với người thứ ba khi đang sống với người khác như vợ chồng và được xem là trường hợp cấm kết hôn. Về tài sản chung, cần quy định theo nguyên tắc không xác định tài sản chung của các bên, quan hệ tài sản ở đây là hình thức sở hữu chung theo phần: Về con chung, được thực hiện theo quy định của Luật HNGĐ.
· Về kết hôn giữa những người cùng giới tính
Kết hôn giữa những người cùng giới tính không phải là vấn đề mới trên thế giới và cũng đang là vấn đề nóng tại Việt Nam. Việc những người có cùng giới tính chung sống như vợ chồng, có các mối quan hệ về tình cảm, tài sản chung, con cái phát sinh đã xảy ra nhiều trên thực tế. Tuy nhiên, xã hội hiện nay còn có cái nhìn khác nhau về vấn đề này:
– Quan điểm thứ nhất cho rằng, đây là mối quan hệ không phù hợp với tập quán, văn hóa gia đình Việt Nam, không phải hôn nhân đích thực, trái với tự nhiên, trái phong tục tập quán. Đa số các nước trên thế giới đều không công nhận. Do vậy, không nên quy định vấn đề này trong Luật HNGĐ.
– Quan điểm thứ hai cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm, mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Hiện nay, đời sống được nâng lên, quan điểm sống “thoáng” hơn trước, do vậy, pháp luật cần công nhận hiện tượng này, nhưng cần có các quy định cụ thể, rõ ràng về các mối quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản chung,… Để khi có tranh chấp có cơ chế giải quyết phù hợp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên.
Việc nghiên cứu và quy định về vấn đề này cần đảm bảo các quy định về quyền con người được pháp luật Việt Nam bảo vệ như quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, quyền được mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân,…
· Về vấn đề mang thai hộ
Vấn đề này qua trao đổi, tập hợp ý kiến của Tòa án nhân dân các cấp cũng còn nhiều quan điểm khác nhau.
– Quan điểm thứ nhất cho rằng, đây là loại dịch vụ không thể cấm vì thực tế vẫn đang tồn tại. Từ sự kiện này có thể xác định được quan hệ cha mẹ con, quan hệ nuôi dưỡng, tài sản,… do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đồng thời tạo điều kiện cho những cặp vợ chồng không có khả năng sinh con cũng có con như ý muốn cần quy định rõ trong Luật HNGĐ và lưu ý các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Thứ hai, trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì cần xác định các tiêu chí cụ thể làm căn cứ xác định trường hợp được phép mang thai hộ.
Thứ ba, quy định cụ thể về việc giải quyết hậu quả. Xác định cha, mẹ, con, vấn đề cấp dưỡng, giải quyết vi phạm hợp đồng mang thai hộ, các trường hợp mang thai hộ vi phạm điều cấm của pháp luật.
Chúng tôi cho rằng, mang thai hộ là vấn đề mang tính nhu cầu thực tiễn trước hết là vì mục đích nhân đạo, mưu cầu hạnh phúc của các cá nhân, gia đình không có khả năng sinh con. Do đó mang thai hộ có thể được quy định cho phép vì mục đích nhân đạo. Đồng thời với quy định cho phép này cần đảm bảo có các quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các bên và xác lập quan hệ cha mẹ, con cái, quyền nghĩa vụ giữa cha mẹ và đứa con được sinh ra bằng hình thức này để đảm bảo tránh tranh chấp xảy ra giữa các bên gây hiện tượng xấu trong xã hội. Đồng thời, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể làm trầm trọng hơn tình trạng buôn bán người hiện nay.
2.4. Cần pháp triển hóa những văn bản hướng dẫn Luật HNGĐ, Nghị quyết của Quốc hội mà phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, không trái với những quy định khác của pháp luật.
[1] Số liệu thống kê hàng năm của ngành Tòa án – Vụ Thống kê tổng hợp TANDTC.
Hội Thảo Khoa Học: Một Số Vấn Đề Về Thực Hiện Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2014
Thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học trong năm, sáng ngày 15/6/2017, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp Trường “Một số vấn đề về thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”.
Tới dự Hội thảo, về phía khách mời có TS. Nguyễn Công Khanh – Cục trưởng Cục quốc tịch, hộ tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp; bà Trần Thị Thu Hiền – Chánh Tòa Gia đình và người chưa thành niên – Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội; ông Lê Viết Hiểu – Chánh án Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, Hà Nội; chúng tôi Nguyễn Minh Hằng – Trưởng khoa Luật sư, Học viện Tư pháp; ông Phan Quốc Thắng – Thanh tra viên cao cấp, cố vấn pháp luật Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng, Hà Nội; TS. Tuấn Đạo Thanh – Trưởng phòng Công chứng số 1 Hà Nội cùng các nhà khoa học đến từ Học viện tư Pháp, Trường Đại học Nội vụ và một số cơ sở đào tạo luật khác. Về phía Trường Đại học Luật Hà Nội có TS. Trần Quang Huy – Phó Hiệu trưởng, đại diện các Khoa chuyên môn, Trung tâm, Phòng, Ban cùng đông đảo các giảng viên của Khoa Pháp luật dân sự. TS. Trần Quang Huy và chúng tôi Nguyễn Văn Cừ – Trưởng Khoa Pháp luật dân sự đồng chủ trì Hội thảo.
Hội thảo khoa học “Một số vấn đề về thực hiện Luật hôn nhân và gia đình năm 2014” đã thành công tốt đẹp. Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Trần Quang Huy nhấn mạnh: Hội thảo là một diễn đàn nghiên cứu, trao đổi về chuyên môn hữu ích đối với các giảng viên và các nhà khoa học. Hy vọng rằng những khuyến nghị của các nhà khoa học thực sự là những đóng góp quý báu, góp phần hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình, nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật, bảo vệ tốt các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân./.
Bùi Thị Mừng -GV Khoa Pháp luật dân sự
Nguyên Nhân, Thực Trạng Ly Hôn Hiện Nay Và Đưa Ra Giải Pháp Hạn Chế Thực Trạng Này.
Những năm gần đây, số lượng án hôn nhân và gia đình ngày một gia tăng đã gây ảnh hưởng đến xã hội, dẫn đến tình trạng suy giảm về đạo đức, lối sống, bạo lực trong gia đình ngày càng trở nên phổ biến. Nguyên nhân của các vụ án ly hôn là rất nhiều. Cụ thể như sau:
Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự tan vỡ của hôn nhân Nguyên nhân này chiếm đến 70%.
Hiện nay các cặp vợ chồng kết hôn ở độ tuổi rất trẻ cũng chiếm một tỷ lệ tương đối. Hầu hết đều làcác bạn trẻ trước khi bước vào cuộc sống gia đình chưa được chuẩn bị những kiến thức, hiểu biết cần thiết về cách tổ chức cuộc sống cho gia đình mới, quản lý chi tiêu, chăm sóc và nuôi dạy con cái; nhận thức về tình yêu còn hời hợt, nông cạn, thường chỉ thiên về hình thức bề ngoài, yêu theo cảm tính…. Chính vì vậy, trong quá trình chung sống không thể thấu hiểu, không thể cảm thông cho nhau nên đã phát sinh mâu thuẫn. Mâu thuẫn ngày càng nhiều mà hai vợ chồng không thể tìm được cách giải quyết, dẫn đến đời sống hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, vợ chồng không tìm được tiếng nói chung, không còn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi ở bên nhau; mục đích chung của hôn nhân không còn, không ai muốn vun đắp hạnh phúc gia đình nữa. Và họ muốn đi đến quyết định cuối cùng là ly hôn để mỗi người có thể tìm thấy hạnh phúc riêng cho mình.
Qua tổng kết thực tiễn giải quyết các án kiện ly hôn cho thấy, số vụ ly hôn có hành vi ngược đãi, đánh đập cũng chiếm tỉ lệ tương đối trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn (khoảng 12%) , trong đó đa phần phụ nữ là nạn nhân của tình trạng này. Tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng và thể hiện tính chất nghiêm trọng của nó, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, khi bạo lực xảy ra sẽ gây ra nhiều sứt mẽ trong tình cảm, không tìm thấy được sự hoà hợp mà chỉ còn sự ức chế và sợ hãi dần dần họ không thể chịu đựng nữa và dẫn đến ly hôn . Ly hôn trong trường hợp này được coi là cứu cánh cho chính bản thân họ và con cái họ.
Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng quyết liệt hơn trong việc bảo vệ cuộc sống hôn nhân của mình. Thời xưa, những người phụ nữ có thể chấp nhận chuyện chồng mình có năm thê bảy thiếp nhưng hiện nay mấy ai muốn tiếp tục sống với người đã từng lừa dối, phản bội mình? Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngoại tình là một nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn. Ngoại tình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một điểm chung là ngoại tình phá hủy hạnh phúc gia đình, dẫn đến hai vợ chồng ly hôn.Có sự khác nhau về giới trong ngoại tình và ly hôn. Đàn ông ngoại tình dẫn đến ly hôn thấp hơn phụ nữ ngoại tình dẫn đến ly hôn. Phụ nữ có thể dễ dàng bỏ qua sự không chung thủy của đàn ông ngược lại người đàn ông rất khó chấp nhận sự phản bội của phụ nữ. Khi người phụ nữ ngoại tình họ đã hình dung ra trước hậu quả của nó với gia đình, do vậy họ sẽ dễ chấp nhận việc ly hôn hơn. Nguyên nhân này chiếm khoảng 5% số vụ việc ly hôn.
Ngày nay pháp luật cũng quy định rõ ràng về việc xử lý hành vi ngoại tình, có thể bị hình phạt tù theo quy định của nếu hành vi đó dẫn đến các hậu quả sau: làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc người thực hiện hành vi này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Mức hình phạt cao nhất đối với tội này là 03 năm.
Nếu gặp phải vấn đè này hãy tìm đến chúng tôi – công ty luật Hồng Thái để được hỗ trợ tư vấn.
Có thể nói tệ nạn xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống gia đình. Vướng vào tệ nạn xã hội không chỉ làm hủy hoại cuộc sống của chính bản thân họ mà còn gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của những người xung quanh. Nghiện hút ma túy và cờ bạc làm kinh tế gia đình giảm sút, gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cho người thân sống cùng. Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình.
Nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn lại là các gia đình có đông con, dẫn đến cảnh gia đình nợ nần, túng bấn, từ đó gây ra nhiều mâu thuẫn trong đời sống sinh hoạt.Khi mới yêu nhau thì thường có xu hướng thiên về tình cảm “một mái nhà tranh – hai trái tim vàng”. Nhưng khi đã là vợ chồng, nhất là khi có con… thì cả hai đều phải đối mặt với bao lo toan hàng ngày. Cuộc sống vật chất khó khăn, tiền bạc thiếu trước hụt sau… là nguyên nhân tan vỡ của không ít gia đình, có thể khiến cho một tình yêu rất đẹp đẽ, mãnh liệt cũng không chống cự nổi. Những mối lo cơm áo gạo tiền khiến con người ta dễ bực bội, nổi cáu dẫn đến xích mích gây gổ nói chi đến chuyện quan tâm, chăm sóc nhau. Khó khăn về kinh tế cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hôn nhân của vợ chồng. Vì vậy, chuyện ly hôn do mâu thuẫn về kinh tế khó khăn cũng là nguyên nhân khá quen thuộc dẫn đến thực trạng ly hôn hiện nay
Từ xưa đến nay mọi người đều mong muốn có một gia đình trọn vẹn. Cho nên có thể nói con cái là một sự gắn kết mạnh mẽ để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng trong xã hội hiện nay, việc hiếm muộn hay vô sinh xuất hiện ngày càng nhiều ở cả nam và nữ. Đây là mối lo ngại lớn đối với xã hội nói chung cũng như đối với gia đình nhỏ nói riêng. Việc vợ chồng không có con chung sẽ chịu rất nhiều áp lực từ phía gia đình và xã hội, khiến cuộc sống hôn nhân của vợ chồng không được hạnh phúc. Còn chưa kể đến những gia đình mong muốn sinh con trai hay con gái. Việc không có con theo đúng giới tính như mong muốn của vợ chồng cũng tạo ra những dư chấn tâm lý trong lòng của mỗi người. Và cuối cùng sau tất cả, các cặp vợ chồng không có con hay sinh con theo giới tính không mong muốn đều đi đến quyết định ly hôn như một lối thoát để tìm đến cuộc sống mới. Bên cạnh đó, vấn đề bệnh tật cũng khiến nhiều gia đình tan vỡ. Người chồng hay vợ bị bệnh về lâu về dài gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Tình cảm vợ chồng ngày càng lạnh nhạt, không còn thắm thiết cũng khiến cho vợ chồng đi đến quyết định ly hôn nhằm giải thoát cho nhau.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến thực trạng ly hôn nhiều như hiện nay. Tuy không phổ biến nhưng cũng dẫn đến sự đổ vỡ của gia đình như một bên mất tích hay vợ chồng xa cách lâu ngày dẫn đến tình cảm không còn, một bên đang cải tạo hoặc đang chấp hành án phạt tù,…
Đối với những đứa con.
Việc ly hôn của cha mẹ chính là nỗi bất hạnh của những đứa con. Về mặt xã hội thì vấn đề ly hôn ngày càng gia tăng sẽ làm cho giới trẻ, nhất là đối với những đứa con sống trong gia đình có bố mẹ ly hôn, thường ngày phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau, đánh chửi nhau đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển nhân cách của chúng, các em có xu hướng lo sợ và né tránh việc kết hôn. Điều đó sẽ dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe tình dục không an toàn và làm gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm.Bên cạnh đó, những đứa trẻ trong các gia đình có bố mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng đến việc trực tiếp đến việc hình thành nhân cách và tương lai sau này, thường có những biểu hiện lệch lạc và sa ngã, phạm tội, bố mẹ ly hôn con trẻ thường tỏ ra giận dữ, có những việc làm nông nổi, hung hăng, dễ gặp tai nạn về thể chất, khi lớn lên trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp cộng đồng.
Một khía cạnh khác, sau ly hôn cha hoặc mẹ tái hôn, cảnh sống chung với cha dượng hoặc mẹ kế, tình trạng “con anh, con tôi”, dẫn đến các bậc cha mẹ có thể thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái (bỏ mặc, ngược đãi) tác động sâu sắc không những lên sự nhận thức còn rất non nớt của các em mà con gây ra những bất hòa và tổn thương tâm lý khó hàn gắn được. Còn chưa kể đến những bé gái phải sống cùng với bố dượng sẽ dễ tiềm ẩn những vấn đề không an toàn trong đời sống hàng ngày khi luôn phải tiếp xúc và va chạm làm dễ nảy sinh những ý đồ xấu khi họ không có chung máu mủ huyết thống. Điển hình như gần đây chúng ta nghe báo đài đưa tin rất nhiều về những vụ bố dượng lạm dụng, hành hạ con gái riêng của vợ về mặt tình dục…
Về khía cạnh tâm lý, các nhà tâm lý học đã sử dụng thang đo “tái thích nghi xã hội” cho khả năng gây stress của cá nhân thì nguyên nhân cha mẹ ly hôn đứng thứ 3 sau sự kiện cái chết của một người thân trong gia đình và sự kiện cái chết của một người bạn thân.
Hôn nhân tan vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến gia đình, người thân mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, khi tế bào không “khỏe” thì xã hội bị ảnh hưởng nhiều mặt. Sau những cuộc hôn nhân không thành là những đứa con vô tội phải sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tội phạm và các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng. Nên các cặp vợ chồng khi có ý định ly hôn thì hãy cân nhắc thật kỹ để tránh khỏi những hệ quả xấu cho bản thân hai vợ chồng và con cái của mình.
Một số giải pháp nhằm hạn chế thực trạng ly hôn hiện nay.
Thực trạng ly hôn đã ảnh hưởng rất xấu đến quá trình phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của mỗi con người. Qua quá trình nghiên cứu, theo dõi nguyên nhân và thực trạng ly hôn ở nước ta hiện nay, chúng tôi xin đưa ramột số giải pháp cơ bản sau:
Thứ tư, các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cũng phải phát huy hết vai trò của mình trong việc xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. giáo dục tích cực trong tầng lớp thanh niên. Cũng như giúp đỡ họ trong quá trình sản xuất làm kinh tế, góp phần vào sự phát triển của xã hội và nâng cao dân trí.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
– Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
– Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Có hay không được kết hôn khi đang chấp hành hình phạt tù? Việc kết hôn vốn là việc hệ trọng, việc đại sự của mỗi người. Vì bất cứ lý do gì mà việc kết hôn bị…
Con ở với mẹ sau ly hôn, có được hưởng thừa kế sau khi cha mất không? Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người…
Pháp luật quy định như thế nào về kết hôn cùng huyết thống? Câu hỏi: Xin chào luật sư, em có vấn đề này cần Luật sư tư vấn giúp. Em và bạn gái yêu nhau và có dự…
Bạn đang xem bài viết Đánh Giá Thực Trạng Quy Định Của Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Năm 2000 Qua Thực Tiễn Giải Quyết Các Vụ Việc Về Hôn Nhân Và Gia Định Của Ngành Tòa Án – Những Bất Cập, Hạn Chế Và Đề Xuất Sửa Đ� trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!