Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Tài Hoạt Động Soạn Thảo Văn Bản Tại Ubnd mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Văn bản quản lý nhà nước của địa phương có vai trò rất quan trọng. Một mặt, nó cụ thể hóa các văn bản quản lý nhà nước của cấp trên, văn bản của HĐND cùng cấp; mặt khác là cơ sở pháp lý, là công cụ quản lý hữu hiệu, là phương tiện để truyền đạt các thông tin của chính quyền địa phương đối với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Trong thời gian qua, các văn bản do UBND . đã ban hành có một sự đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, điều này không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng, việc soạn thảo và quản lý văn bản của UBND xã vẫn còn bộc lộ một số thiếu sót, hạn chế nhất định; song những hạn chế, thiếu sót đó chưa đưa lại những hậu quả nghiêm trọng do đã có những phát hiện kịp thời và xử lý, điều chỉnh phù hợp.
+ Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương; + Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; + Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới. – Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân ………….. thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp; + Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định; + Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật; + Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật. – Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân ………….. thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi; + Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn; + Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh; + Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật; + Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật; + Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật; + Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương. – Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân ………….. thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương; + Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương; + Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương; + Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương. – Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. – Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật; + Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; + Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND: – Văn phòng UBND ………….. là cơ quan tham mưu giúp UBND trong việc quản lý nhà nước tại địa phương. Là một bộ máy làm việc của cơ quan có chức năng tham mưu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã, là nơi đảm bảo các điều kiện vật chất kỷ thuật cho mọi hoạt động của HĐND và UBND. – Giúp UBND xã xây dựng chương trình, lịch công tác, lịch làm việc và theo dõi thực hiện chương trình, lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, tham mưu giúp UBND trong việc chỉ đạo thực hiện. – Giúp UBND dự thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền; làm báo cáo gởi lên cấp trên. – Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ, biểu mẫu báo cáo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. – Giúp HĐND tổ chức các kỳ họp, giúp UBND tổ chức tiếp dân, tiếp khách, nhận đơn khiếu nại của nhân dân chuyển đến HĐND và UBND hoặc lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết. – Đảm bảo bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kỳ họp của HĐND và cho công việc của UBND; Giúp UBND về công tác thi đua khen thưởng ở xã. – Giúp HĐND và UBND thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và UBND theo quy định của pháp luật. – Nhận và trả kết quả trong giao dịch công việc giữa UBND với cơ quan, tổ chức và công dân theo cơ chế ” một cửa” III. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND …………… Chủ tịch UBND Phó Chủ tịch UBND Phụ trách kinh tế Phó Chủ tịch UBND Phụ trách Văn hóa xã hội Ban VH-XH Ban Tư pháp Văn phòng UBND Ban CH Quân sự Ban Công an Ban Địa chính Ban Kinh tế * Chú thích sơ đồ: Quan hệ trực tiếp Quan hệ trực thuộc Quan hệ phối hợp IV. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI UBND …………… Công tác văn thư là một hoạt động của bộ máy quản lý gắn liền với công tác quản lý nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý nhà nước. Trong quá trình hoạt động của mình, UBND ………….. ban hành các loại văn bản và sử dụng chúng làm phương tiện để lãnh đạo, quản lý mọi mặt hoạt động của cơ quan và xã hội. . UBND xã là cơ sở để tổ chức thực hiện và vận động nhân dân thực thi pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng. Song nhiều văn bản mới của Trung ương, tỉnh ban hành địa phương không nhận được, khi nhận được chưa thực hiện thì các văn bản mới lại ban hành thay thế. Một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện lại thiếu và nếu có thì không kịp thời nên dẫn đến địa phương thường gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác Văn thư – Lưu trữ còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay. Việc lưu trữ và bảo quản hồ sơ tại cơ quan hiện nay chủ yếu là dùng sổ, kẹp 3 dây và tủ đựng tài liệu; chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ. Bên cạnh đó, do điều kiện chưa đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận nên việc bố trí cán bộ làm công tác Văn phòng và Văn thư- Lưu trữ tại UBND xã chưa đúng với chuyên môn được đào tạo. Cán bộ làm công tác Văn phòng và Văn thư – Lưu trữ chủ yếu được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn và làm việc dựa trên kinh nghiệm thực tế là chính nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác Văn thư – Lưu trữ tại địa phương. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của công tác Văn phòng nói chung, trách nhiệm của cán bộ làm công tác Văn thư nói riêng. Lãnh đạo UBND xã chỉ đạo, nhắc nhở, điều chỉnh và phân công nhiệm vụ hợp lý cho cán bộ Văn phòng, Văn thư hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có thời gian nghiên cứu các vấn đề thuộc chuyên trách chuyên môn nghiệp vụ của công tác Văn phòng và Văn thư. Căn cứ vào các văn bản luật, văn bản hướng dẫn của cấp trên và dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, UBND xã họp chung UBND và riêng bộ phận Văn phòng để rút kinh nghiệm trong việc tham mưu, soạn thảo văn bản và ban hành văn bản. Từ đó rút kinh nghiệm để sửa đổi ban hành văn bản đúng theo thể thức quy định của Nhà nước. Thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về công tác quản lý Nhà nước và nghiệp vụ Văn thư -Lưu trữ do tỉnh, huyện mở. Đồng thời UBND xã còn ban hành quy định về công tác quản lý, ban hành văn bản thuộc thẩm quyền UBND cấp xã. Ngoài ra UBND xã còn tổ chức một tổ tiếp dân và tiếp nhận hoàn trả hồ sơ để giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo yêu cầu. Về cách thức giải quyết công việc: Tất cả các loại công văn giấy tờ đi, đến đều phải qua bộ phận Văn thư, cán bộ Văn thư là người vào sổ đăng ký, trình ký, chuyển giao theo đúng quy định và trình tự, quy trình giải quyết văn bản. Vì vậy, tất cả các công văn, giấy tờ, các lọai đơn thư khi đến cơ quan và do cơ quan ban hành đều thực hiện chính xác và đúng quy định. 1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị. Hiện nay, khi trình độ khoa học ngày càng phát triển và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực hoạt động, trong đó có công tác Văn phòng. Được sự quan tâm của UBND huyện đã trang bị cho Văn phòng UBND xã một dàn máy vi tính và một số phương tiện khác như: máy in, máy điện thoại, máy Fax, máy photocoppy, tủ đựng hồ sơ nhằm phục vụ cho công tác Văn phòng. Tuy so với yêu cầu nhiệm vụ vẫn còn thiếu song cũng tương đối đảm bảo được yêu cầu phục vụ nhiệm vụ đối với Văn phòng cấp xã. 2. Tình hình thực hiện công tác Văn thư ở cơ quan: Trong quá trình thực hiện chức năng điều hành quản lý của mình, UBND xã đã tiếp nhận ban hành và thực hiện một khối lượng văn bản quản lý Nhà nước rất lớn nhằm thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa phương gồm: các văn bản của cơ quan hành chính cấp trên, các văn bản giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế tại địa phương. Với mục tiêu là phục vụ cho nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng ở địa phương và công tác quản lý điều hành của UBND xã. Trong quá trình hoạt động của mình, UBND xã thường ban hành các loại văn bản và sử dụng các loại văn bản đó làm phương tiện lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý mọi mặt hoạt động của địa phương, của nội bộ cơ quan. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN. 1. Khái niệm của văn bản: Văn bản là phương tiện ghi nhận và truyền đạt thông tin từ chủ thể này đến chủ thể khác bằng một ngôn ngữ hay một ký hiệu nhất định tùy theo từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, và quản lý nhà nước mà văn bản có những hình thức và nội dung khác nhau. 2. Những yêu cầu về nội dung: -Tính mục đích : khi bắt tay vào soạn thảo văn bản cần xác định mục đích mục tiêu và giới hạn tiêu chuẩn của nó, tức là cần phải trả lời các vấn đề. Văn bản này ban hành để làm gì? giải quyết các việc gì? mức độ giải quyết đến đâu? kết quả của việc thực hiện ở sự đồng nhất nội dung và hình thức văn bản. -Tính khoa học : Văn bản có tính khoa học phải đảm bảo có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế.Các thông tin được sử dụng để đưa vào văn bản phải được xử lý và đảm bảo chính xác. + Đảm bảo các yêu cầu về mặt thể thức. + Sử dụng tốt ngôn ngữ pháp luật hành chính. + Đảm bảo tính hệ thống cúa văn bản. – Tính đại chúng: Thể hiện văn bản có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với trình độ dân trí, phải đảm bảo tới mức tối đa, tính phổ cập, song không ảnh hưởng đến nội dung nghiêm túc và chặt chẽ của văn bản. – Tính quy phạm: Cho thấy tính cưỡng chế của văn bản, tức là văn bản thể hiện quyền lực của nhà nước dòi hỏi mọi người phải tuân theo, đồng thời phản ánh địa lý của chủ thể pháp luật, đảm bảo tính quy phạm, văn bản sẽ dược ban hành đúng thẩm quyền quy định và được trình bày dưới dang quy phạm pháp luật. – Tính khả thi: Một yêu cầu đối với văn bản đồng thời là hiệu quả, kết hợp đúng đắn và hợp lý các yêu cầu nói trên ngoài ra để các nội dung của văn bản được thi hành đầy đủ và nhanh chóng văn bản cần phải hợp đủ các điều kiện sau: + Nội dung phải đưa ra những yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý, nghĩa là phải phù hợp với trình độ năng lực khả năng vật chất của chủ thể thi hành. + Khi quy định các quyền cho chủ thể được hưởng phải kèm theo các điều kiện để đảm bảo thực hiện các quyền đó. + Phải nắm vững được khả năng mọi mặt của đối tượng thực hiện văn bản, nhằm xác lập trách nhiệm của các trường hợp cụ thể. 3. Những yêu cầu về thể thức: Căn cứ vào những quy định của pháp luật, hiện nay công tác soạn thảo văn bản được áp dụng theo Thông tư số 01/2011/TT-BNVngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ được trình bày như sau: Bao gồm 9 thành phần thể thức văn bản : + Quốc hiệu. + Tên cơ Quan ,tổ chức ban hành văn bản. + Số, ký hiệu của văn bản. + Địa danh ngày, tháng, năm ban hành văn bản. + Tên loại và trích yếu nội dung văn bản. + Nội dung văn bản. + Quyền hạn, chúc vụ, họ và tên và chữ ký của người có thẩm quyền. + Dấu cơ quan, tổ chức. + Nơi nhận. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể. * Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản 11 20-25 mm 1 2 15 4 3 5b 5a 10a 9a 10b 12 6 30-35 mm 15-20 mm 7a 9b 8 13 7c 7b 14 20-25 mm * Chú thích các ô số thể hiện thành phần thể thức văn bản : 1 : Quốc hiệu. 2 : Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. 3 : Số, ký hiệu văn bản. 4 : Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản. 5a : Tên trích yếu nội dung văn bản. 5b : Trích yếu nội dung công văn. 6 : Nội dung văn bản. 7a,7b,7c : Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền. 8 : Dấu cơ quan, tổ chức. 9a,9b : Nơi nhận. 10a : Dấu chỉ mức độ mật. 10b : Dấu chỉ độ mật. 11 : Dấu thu hồi và chỉ về phạm vi lưu hành. 12 : Chỉ dẫn về dự thảo văn bản. 13 : Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản pháp hành. 14 : Địa chỉ cơ quan. II. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN TẠI UBND ………….. Tình hình sọan thảo văn bản tại UBND …………… 1.1. Hoạt động soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong nhiều năm qua, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) ở ………….. luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, các văn bản QPPL được ban hành đúng quy trình, đúng pháp luật và có tính khả thi cao. Ban Tư pháp xã đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND xã ban hành các văn bản chỉ đạo đối với công tác này. Nhìn chung, công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL đã có những chuyển biến tích cực, được Phòng Tư pháp huyện đánh giá cao qua các đợt kiểm tra cuối năm. Đối với cấp xã, về cơ bản công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND cấp xã đã có chuyển biến tích cực, các văn bản QPPL do cấp xã ban hành cơ bản đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục, có nội dung phù hợp với các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trên địa bàn. Các ý kiến thẩm định đã được Văn phòng UBND xã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình soạn thảo. Văn bản UBND xã ban hành đảm bảo chặt chẽ, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Do đó, văn bản QPPL khi ban hành được thực hiện ngay không cần hướng dẫn thi hành của các ngành, cấp huyện, vì vậy mà cấp xã ban hành văn bản QPPL rất ít. Từ năm 2008 đến năm 2011, UBND xã ban hành 29 văn bản QPPL các loại; trong đó có 17 Quyết định và 12 Chỉ thị. Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL trên địa bàn xã vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: việc đăng ký xây dựng văn bản QPPL của một số ngành còn thụ động, chưa sát với yêu cầu quản lý nhà nước, văn bản ban hành không đảm bảo tiến độ, phải chuyển sang năm sau hoặc không được ban hành; Chất lượng một số dự thảo văn bản QPPL chưa đảm bảo, nội dung đơn giản, sơ sài, chỉ sao chép hoặc biên tập lại các quy định tại văn bản QPPL của cấp trên hoặc xuất phát từ ý chí chủ quan của cơ quan chủ trì soạn thảo, chưa đảm bảo thể thức và kỹ thuật trình bày… Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do một số đơn vị, địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác xây dựng, ban hành văn bản nên chưa chủ động đăng ký việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý; chưa chỉ đạo sát sao, đầu tư thời gian, bố trí cán bộ hợp lý cho công tác xây dựng, ban hành văn bản, việc xây dựng dự thảo đơn giản, nội dung chung chung, sơ sài. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn bản cần thực hiện tốt một số nội dụng sau: Cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác này, nhất là trong việc củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác văn bản. Đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND; các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và Quyết định của UBND các cấp ban hành Quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền UBND các cấp để tạo sự thống nhất trong quy trình ban hành văn bản. 1.2. Hoạt động soạn thảo văn bản hành chính thông thường và văn bản cá biệt. Trong thời gian qua, công tác soạn thảo văn bản của Văn phòng UBND xã cơ bản đã đảm bảo giải quyết được các nhiệm vụ được giao. Trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong giải quyết các công việc của mình văn bản chính là phương tiện quan trọng chứa đựng trong đó thông tin và quyết định quản lý. Văn bản mang tính công quyền, được ban hành theo các quy định của nhà nước, luôn tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động cụ thể của Văn phòng UBND. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác năm từ năm 2008 đến năm 2010, Văn phòng UBND xã đã tham mưu cho lãnh đạo ban hành trên 358 Quyết định, 89 Thông báo, 85 Báo cáo, 14 Chỉ thị. Công tác soạn thảo đều đúng trình tự, thể thức theo quy định của pháp luật hiện hành. Trình tự soạn thảo và ban hành văn bản hành chính của Văn phòng UBND xã đã đảm bảo được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư. Qua đó Văn phòng đã cụ thể hóa quy định vào trong hoạt động của mình, quá trình soạn thảo văn bản hành chính của Văn phòng UBND xã bao gồm các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị soạn thảo Khi cán bộ Văn phòng được phân công soạn thảo văn bản, đầu tiên phải xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo. Bước 2: Soạn thảo văn bản Bản thảo do người có thẩm quyền (người ký văn bản) duyệt. Trường hợp có sửa chữa, bổ sung bản thảo văn bản đã được duyệt phải trình người duyệt xem xét, quyết định. Bước 4: Đánh máy, nhân bản Đánh máy đúng nguyên bản thảo, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Nhân bản đúng số lượng quy định ở mục “Nơi nhận” văn bản. Người đánh máy phải giữ bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh máy, nhân bản đúng thời gian quy định của người lãnh đạo cơ quan. Trong trường hợp nếu phát hiện có lỗi của bản thảo đã được duyệt, người đánh máy báo lại cho người duyệt văn bản hoặc người thảo văn bản biết để kịp thời điều chỉnh. Bước 5: Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản mà mình soạn thảo. Cán bộ Văn phòng – Thống kê; là người được giao trách nhiệm quản lý, kiểm tra công tác văn thư và chịu trách nhiệm về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản. Bước 6: Ký chính thức văn bản Văn bản đã được hoàn chỉnh, kiểm tra, trình người có thẩm quyền ký theo quy định phân công của người đứng đầu cơ quan (người đã duyệt bản thảo). Bước 7: Phát hành văn bản tại văn thư cơ quan Văn bản sau khi ký chính thức chuyển cho văn thư cơ quan, cán bộ văn thư thực hiện các công việc sau: – Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng, năm của văn bản. – Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có). – Đăng ký vào sổ công văn đi. – Làm thủ tục chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi. Văn bản đã làm thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo. – Lưu văn bản đã phát hành: mỗi văn bản lưu ít nhất hai bản chính: một bản lưu tại văn thư cơ quan, một bản lưu ở đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo. Văn phòng UBND ………….. soạn thảo các văn bản hành chính trong thời gian qua đã đảm bảo được các yêu cầu về quy trình, trình tự các bước khi soạn thảo. Qua đó, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng mà các văn bản soạn thảo ra trong quá trình ban hành văn bản của mình. Việc soạn thảo văn bản ở Văn phòng UBND xã cũng dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau: Thứ nhất: nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý Nội dung văn bản phải đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân (phạm vi đối tượng và hành vi cần điều chỉnh; các mặt công tác cụ thể; thời điểm quy định…). Ngoài ra, văn bản phải được ban hành đúng căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền, nội dung của văn bản phải phù hợp với quy định của pháp luật và phải được ban hành đúng thể thức và kỹ thuật trình bày. Thứ hai: nguyên tắc đảm bảo tính khoa học Nội dung, ý tưởng trong văn bản hành chính phải rõ ràng, chính xác không làm người đọc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Diễn đạt ý tứ phải theo một trình tự hợp lý, ý trước là cơ sở cho ý sau, ý sau nhằm minh họa, giải thích cho ý trước; câu văn phải rõ ràng, ngắn gọn, chứa đựng thông tin nhiều nhất, không trùng, thừa ý hoặc lạc đề. Thứ ba: nguyên tắc đảm bảo tính đại chúng Văn bản hành chính phải phù hợp với người đọc, phù hợp với trình độ dân trí; nội dung phải rõ ràng, xác thực, lời lẽ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Thứ tư: nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Nội dung văn bản hành chính phải phù hợp với trình độ, khả năng người thực thi, phải phù hợp với thực tế cuộc sống, các quyết định đưa ra có thể trở thành hiện thực. Trong công tác soạn thảo các văn bản để giải quyết các công việc của Văn phòng UBND xã, Văn phòng còn theo dõi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã trong việc chuẩn bị các đề án (bao gồm các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các dự án Kinh tế – Xã hội, Văn hóa, Y tế, Giáo dục, An ninh – Quốc phòng và các dự án khác), tham gia ý kiến về nội dung, hình thức và thể thức trong quy trình soạn thảo các đề án đó. Qua đó càng thấy được vai trò của Văn phòng UBND đối với UBND xã là vô cùng quan trọng, các văn bản được soạn thảo đúng trình tự, thẩm quyền, nội dung tuân thủ theo các quy định của pháp luật sẽ là cơ sở quan trọng cho các quyết định của xã được đảm bảo hơn. Thế nhưng vấn đề đặt ra là cần quan tâm đến nội dung, đến chất lượng của văn bản được soạn thảo. Thời giaxn từ năm 2008 đến năm 2010, Văn phòng UBND xã đã soạn thảo được 358 Quyết định nhưng không phải tất cả các Quyết định này đều giải quyết cụ thể mỗi công việc khác nhau, mà vẫn còn tồn tại những nội dung như: sửa đổi quyết định cũ của UBND đã ban hành; chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức và cá nhân trên địa bàn xã… Do đó đặt ra một yêu cầu quan trọng đối với công tác soạn thảo văn bản là cần phải xác định những nội dung cần soạn thảo đảm bảo đúng đắn, chính xác, không trái pháp luật, tuân theo quy trình soạn thảo; đúng thẩm quyền ban hành văn bản; hình thức tuân thủ theo quy định… Như vậy sẽ đảm bảo hơn nữa số lượng và chất lượng của văn bản được soạn thảo ra trước khi ban hành để giải quyết các công việc cụ thể của UBND …………… 2. Thực trạng công tác soạn thảo văn bản tại UBND ………….. Tình hình soạn thảo và quản lý văn bản của Văn phòng UBND xã đã nêu ở trên một phần thấy được những kết quả đáng chú ý trong hoạt động ban hành, ra quyết định của UBND …………… Đạt được những thành tựu như trên trong công tác soạn thảo và quản lý văn bản là những bước tiến mới, hướng đi mới trong quá trình quản lý, điều hành của UBND trong việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của mình. Qua đó sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết công việc khi soạn thảo và ban hành văn bản, việc quản lý văn bản là một yếu tố quan trọng cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý của cơ quan. Một văn bản được soạn thảo và quản lý một cách chặt chẽ, thống nhất tại Văn phòng UBND xã. Trong thời gian qua Văn phòng UBND xã làm tốt nhiệm vụ này, văn bản giấy tờ đều được xử lý nhanh chóng, đảm bảo không để sót, thất lạc văn bản, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND xã. Thế nhưng, bên cạnh những kết quả đạt được như vậy, công tác soạn thảo văn bản của Văn phòng UBND xã vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế sau: – Về xác định thẩm quyền ban hành văn bản: cả về nội dung lẫn hình thức của cơ quan soạn thảo của Văn phòng UBND xã còn chưa thống nhất. Trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản có nhiều trường hợp đáng lẽ nên ban hành bằng công văn, tờ trình thì lại ban hành bằng thông báo, giấy mời… Nội dung quy định trong các văn bản đã được soạn thảo có tình khả thi cao, tuy nhiên còn một số văn bản do quá trình xây dựng chưa thực tế nên tính khả thi còn bị hạn chế. Như vậy, hạn chế này không phải là nhỏ, đòi hỏi UBND xã quan tâm chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn, chú trọng hơn nữa đến tầm quan trọng, ý nghĩa và việc thực hiện các quy định về công tác soạn thảo văn bản quản lý nhà nước. – Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản: lỗi sai chủ yếu về thể thức của văn bản là ở mục số, ký hiệu văn bản, ở phần nơi nhận; kỹ thuật trình bày văn bản còn chưa thống nhất về cỡ chữ, kiểu chữ, định lề văn bản… Có nhiều văn bản sai về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản của Văn phòng chủ yếu vì chưa có sự thống nhất của các chủ thể, cơ quan soạn thảo trong việc thực hiện theo quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ. Đồng thời, Văn phòng cần tiến tới tiêu chuẩn hóa các văn bản quản lý của mình. * Ví dụ về mẫu văn bản ban hành sai: Thông báo mang nội dung chỉ thị ỦY BAN NHÂN DÂN cỘng hòa xã hỘi chỦ nghĩa viỆt nam ………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Số: 24 /TB-UBND ………….., ngày 20 tháng 7 năm 2010 thông báo Về việc thực hiện công tác phòng chống dịch tai xanh ở lợn kính gửi: – BCS 07 thôn; – 41 tổ tự quản. Hiện nay dịch tai xanh ở lợn tái phát trở lại trên địa bàn huyện ………….. và có nguy cơ bùng phát trở lại ở các ổ dịch cũ trên địa bàn xã nhà. Nay UBND xã thông báo cho các BCS thôn, tổ tự quản và tất cả nhân dân trên địa bàn xã biết về việc phòng chống dịch tai xanh ở lợn trong thời gian đến cụ thể như sau: – BCS thôn, tổ tự quản phối kết hợp với thú y thôn kiểm tra, thống kê lại tổng đàn lợn trên địa bàn của thôn mình, đồng thời thường xuyên kiểm tra giám sát báo cáo kịp thời về tình hình dịch bệnh ở lợn cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch của xã. UBND xã giao trách nhiệm cho BCS thôn lập biên bản đối với thú y ngoài địa bàn xã đến điều trị trong thời gian thực hiện công tác phòng chống dịch. – Trách nhiệm của chủ vật nuôi lợn phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại tiêu độc khử trùng bằng vôi hoặc các hóa chất khác như: Benkocid, Iodiniot… – Thực hiện 4 không: không giấu dịch, không bán chạy lợn bệnh, không giết mổ tiêu thụ lợn bệnh, không vứt xác gia xúc ra môi trường. Nếu có lợn bị bệnh bất kỳ là bệnh gì cũng phải báo cáo cho BCS thôn, tổ tự quản hoặc đồng chí Dương Đình Ngọc (cán bộ thú y của xã) để được kiểm tra, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh. – Thực hiện tiêm phòng văcxin đầy đủ khi UBND xã tổ chức. Nhận được thông báo này đề nghị BCS 07 thôn, 41 tổ tự quản và chủ vật nuôi lợn thực hiện nghiêm túc nội dung theo thông báo để công tác phòng chống dịch tai xanh ở lợn tên địa bàn xã đạt kết quả. Nếu BCS thôn, tổ tự quản và các hộ chủ vật nuôi không thực hiện thì UBND xã sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN – Như trên; CHỦ TỊCH – Lưu: VT, đ/c Vĩnh (02). (đã ký) ………….. * Nguyên nhân của những hạn chế – Thiết bị kỹ thuật phục vụ cho soạn thảo; thiết bị để nhân bản; thiết bị để truyền đạt thông tin trong văn bản; thiết bị phục vụ cho việc bảo quản, lưu trữ văn bản; thiết bị tìm kiếm văn bản còn thiếu. – Lề lối làm việc trong cơ quan nhà nước còn thể hiện tính quản lý lõng lẻo cho nên những sản phẩm của hoạt động quản lý này là những văn bản được ban hành thiếu quy cũ, chồng chéo lẫn nhau, khối lượng lớn nhưng chất lượng thông tin chứa trong đó thấp, nhiều văn bản trùng lặp, thừa, không có hiệu lực. – Hệ thống thuật ngữ, các nghiên cứu về văn phong trong văn bản hành chính cũng còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ. Ảnh hưởng đến việc sử dụng từ ngữ, văn phong tùy tiện, khó hiểu, không được giải thích rõ ràng, làm cho văn bản hạn chế tính khả thi. – Việc quản lý văn bản còn chưa chặt chẽ, hệ thống tổ chức các bộ phận quản lý lưu trữ văn bản, chưa phát huy vai trò và nhận thức rõ trách nhiệm của bộ phận văn thư trong việc cải tiến công tác lưu trữ. Cơ quan chưa quan tâm xây dựng quy chế về công tác văn thư phù hợp với thực tế trong giai đoạn ứng dụng rõ ràng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào các khâu nghiệp vụ của công tác văn thư. – Số lượng biên chế của Văn phòng UBND còn thiếu, chỉ có 01 đồng chí cán bộ phụ trách Văn phòng – Thống kê và 01 đồng chí là cán bộ Văn thư-Lưu trữ. Hơn nữa cán bộ Văn phòng và văn thư của UBND xã chưa được đào tạo đúng về chuyên môn, làm việc chỉ dựa trên kinh nghiệm và qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn là chính. Bên cạnh đó công việc ở bộ phận Văn phòng quá nhiều mà lại thiếu người dẫn đến quá tải, chưa đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu sâu về ngành và lĩnh vực được giao. – Sự nhận thức chưa đầy đủ của nhiều ban ngành về vai trò, chức năng của văn bản và hệ thống các văn bản. Năng lực, trình độ của cán bộ công chức nhằm đáp ứng công tác soạn thảo, thẩm định, kiểm tra và xử lý văn bản còn nhiều hạn chế; việc mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ soạn thảo, kiểm tra, quản lý và xử lý văn bản chưa đạt hiệu quả cao, chưa được chú trọng. LOẠI VĂN BẢN SỐ LƯỢNG NĂM QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH 29 2008 33 2009 27 2010 QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND 120 2008 110 2009 128 2010 TỜ TRÌNH 127 2008 130 2009 128 2010 THÔNG BÁO 30 2008 29 2009 30 2010 BÁO CÁO 27 2008 28 2009 30 2010 CHỈ THỊ 4 2008 5 2009 5 2010 CÔNG VĂN 13 2008 17 2009 21 2010 * Nhận xét : Do tình hình thực tế tại địa phương nên có một số loại văn bản ban hành tương đối nhiều như: Quyết định, tờ trình, thông báo… bên cạnh đó một số loại văn bản còn ít như: Chỉ thị, thông báo, công văn… III. ĐÁNH GIÁ CHUNG: 1. Ưu điểm: – Công tác soạn thảo văn bản và văn thư là một hoạt động thường xuyên của UBND ………….. trong việc thực hiện công cuộc đổi mới hiện nay. – Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cấp trên luôn thường xuyên mở lớp đào tạo cho cán bộ văn thư, kịp thời ban hành những văn bản chỉ đạo hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn đổi mới công tác soạn thảo văn bản và văn thư để soạn thảo và ban hành đúng theo quy định, đảm bảo về nội dung, hình thức, thể loại văn bản. – Tinh thần đoàn kết trong đội ngũ cán bộ và nhân viên ngày được nâng cao, công tác tuyên truyền, vận động được thường xuyên nên từ đó nhân dân đã có ý thức thực hiện tốt những nội dung văn bản nhà nước đã chuyển tải đến nhân dân. 2. Khuyết điểm: – Do cơ chế về cơ cấu tổ chức bộ máy nên tuyển dụng cán bộ văn thư 01 đồng chí là ít so với yêu cầu để phục vụ công việc. – Trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho công tác soạn thảo văn bản và văn thư đối với UBND xã còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng công việc. – Đội ngũ cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản và văn thư chưa được đào tạo đúng về chuyên môn nghiệp vụ nên việc thực hiện nhiệm vụ công việc còn nhiều hạn chế, thiếu sót. – Đối với một số ban ngành khác tham mưu, giúp việc cho UBND xã đôi lúc tự soạn thảo văn bản nên có một số văn bản chưa đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước, có khi văn bản thiếu tác giả, địa danh, ngày tháng năm, không ghi số vào sổ văn thư, chưa đảm bảo nội dung, hình thức, tên loại văn bản nhưng vẫn trình ký lưu hành làm trở ngại cho việc theo dõi giải quyết văn bản của văn thư. – Địa bàn có nhiều thành phần tôn giáo, đối tượng tệ nạn xã hội vẫn thường xuyên xảy ra. Một số đối tượng còn xem nhẹ kỷ cương pháp luật Nhà nước nên việc thực thi văn bản của UBND xã có những trở ngại đến công tác quản lý điều hành Nhà nước. IV. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỌAN THẢO VÀ QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI UBND …………… 1. Đảm bảo về trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản: Văn phòng UBND ………….. chủ yếu ban hành các văn bản hành chính thông thường trong giải quyết các công việc của mình. Chính vì vậy, chủ thể ban hành, cá nhân, đơn vị soạn thảo phải đảm bảo trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản của Văn phòng UBND xã là rất cần thiết và quan trọng bởi vì một mặt, đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý của của văn bản, mặt khác đây là điều kiện quan trọng quyết định chất lượng của một văn bản. Tại UBND xã, cho đến nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quản lý nhà nước, hầu hết các văn bản quản lý nhà nước được ban hành chủ yếu dựa trên quy định pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Việc các cơ quan nhà nước phải xác định một trình tự, thủ tục cho việc xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước nói chung là rất khó. Tùy theo tính chất, nội dung và hiệu lực pháp lý của từng loại văn bản mà có thể xây dựng một quy trình ban hành sao cho thích hợp. Quy trình chi tiết cho việc soạn thảo một văn bản hành chính được xây dựng dựa trên yêu cầu thực tế đặt ra đối với văn bản đó. Tuy nhiên có thể khái quát quy trình này bao gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: Xác định mục đích và nội dung các vấn đề cần văn bản hóa. Xác định tên loại văn bản và đối tượng của văn bản; Bước 2: Xây dựng dự thảo trên cơ sở các thông tin có chọn lọc; hoàn thiện bản thảo về thể thức, ngôn ngữ; Bước 3: Thông qua lãnh đạo; Bước 4: Xử lý kỹ thuật, ký văn bản và ban hành theo thẩm quyền quy định. 2. Xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản Việc tuân thủ về thẩm quyền về nội dung và hình thức cũng là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi cơ quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Tại Văn phòng UBND ………….. cần coi trọng thẩm quyền ký các văn bản hành chính thông thường, đòi hỏi phải được quy định chặt chẽ và cụ thể đối với các chủ thể ban hành. Với các văn bản hành chính thông thường mà Văn phòng thường soạn thảo như: công văn hành chính, thông báo, báo cáo, tờ trình, kế hoạch, đề án, phương án, chương trình, hợp đồng, biên bản, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy giới thiệu, phiếu gửi, giấy mời cũng phải đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt thẩm quyền về hình thức và nội dung khi soạn thảo văn bản. Có những quy định cụ thể về thẩm quyền ký các loại văn bản này nhằm không những đảm bảo tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện văn bản mà còn điều tiết, phân công công việc một cách phù hợp, công bằng giữa các cá nhân với nhau, tránh sự quan liêu, hách dịch. Trong quá trình xây dựng và ban hành, chủ thể ban hành, cá nhân, đơn vị soạn thảo cần lưu ý về việc sử dụng các hình thức văn bản hành chính thông thường. 3. Đảm bảo về nội dung của văn bản. Hạn chế về nội dung của văn bản quản lý nhà nước do Văn phòng UBND ………….. soạn thảo và ban hành không phải là nhỏ, vấn đề cơ bản là làm thế nào để tránh khắc phục những hạn chế đó. 4. Thực hiện tốt công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác văn thư. Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật: Mục đích của công tác này nhằm phát hiện những văn bản có nội dung trái pháp luật để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, hủy bỏ hoặc bãi bỏ văn bản, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của hệ thống pháp luật. Đồng thời, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản. Các văn bản hành chính thông thường chủ yếu là công cụ truyền đạt các thông tin quản lý tại Văn phòng nói riêng và của UBND xã nói chung nên đảm bảo tính chuẩn xác của các văn bản này sẽ đảm bảo cho thông tin được truyền đạt một cách trọn vẹn, chính xác và có hiệu quả. Việc kiểm tra và xử lý các văn bản này khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc không thống nhất và tuân theo các quy định khác của cấp trên là rất quan trọng tạo ra tính thống nhất, chính xác và khách quan trong hoạt động quản lý. Nội dung kiểm tra chủ yếu là kiểm tra nội dung, thẩm quyền, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác văn thư: quá trình quản lý văn bản cũng cần được coi trong, quan tâm một cách đúng mực. Việc thanh tra, kiểm tra công tác văn thư nhằm đảm bảo tính khách quan khi phát hiện những sai trái của văn thư trong thực hiện công tác quản lý văn bản của mình. Thanh tra, kiểm tra sẽ nâng cao hơn nữa trách nhiệm, tinh thần làm việc của bộ phận văn thư, như vậy sẽ thúc đẩy tính hiệu quả, khả thi của việc quản lý văn bản trong cơ quan. 5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác soạn thảo và quản lý văn bản Đối với cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức làm công tác soạn thảo và quản lý văn bản : cần phải xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng, cử cán bộ đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ công tác văn bản với những hình thức phong phú, hiệu quả, tiết kiệm nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động soạn thảo và quản lý văn bản của cơ quan, đơn vị mình. Cần phải có chế độ khuyến khích, ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ công chức này, có chính sách hỗ trợ kịp thời và thỏa đáng về kinh phí cũng như thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ công tác soạn thảo và quản lý văn bản của cán bộ công chức. Đối với cán bộ công chức làm công tác soạn thảo và quản lý văn bản: cần phải cập nhật liên tục những thông tin, quy định mới nhất về công tác soạn thảo, quản lý văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, tuân thủ các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó không ngừng tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức nhằm phát huy những tích cực và hạn chế trong công tác của mình. Để đảm bảo tốt các giải pháp mà báo cáo đã nêu ở trên, đòi hỏi UBND ………….. phải tăng cường hơn nữa về hỗ trợ kinh phí cho công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại Văn phòng UBND. Đồng thời đầu tư trang bị và nâng cấp các thiết bị và nâng cấp các thiết bị kỹ thuật như: thiết bị phục vụ cho việc soạn thảo văn bản; thiết bị để nhân bản; thiết bị phục vụ cho việc quản lý lưu trữ văn bản; thiết bị tìm kiếm văn bản nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và yêu cầu quản lý của thực tiễn xã hội. C. KẾT LUẬN Văn bản quản lý nhà nước của địa phương có vai trò rất quan trọng. Một mặt, nó cụ thể hóa các văn bản quản lý nhà nước của cấp trên, văn bản của HĐND cùng cấp; mặt khác là cơ sở pháp lý, là công cụ quản lý hữu hiệu, là phương tiện để truyền đạt các thông tin của chính quyền địa phương đối với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Trong thời gian qua, các văn bản do UBND ………….. đã ban hành có một sự đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, điều này không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng, việc soạn thảo và quản lý văn bản của UBND xã vẫn còn bộc lộ một số thiếu sót, hạn chế nhất định; song những hạn chế, thiếu sót đó chưa đưa lại những hậu quả nghiêm trọng do đã có những phát hiện kịp thời và xử lý, điều chỉnh phù hợp. Điều kiện thời gian vừa học xong phải thực tập, thời gian có hạn nên nội dung báo cáo thực tập sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô, lãnh đạo khoa và nhà trường quan tâm góp ý để báo cáo tốt nghiệp để hoàn chỉnh tốt hơn nhằm giúp cho bản thân sau này có thêm cơ sở ,kinh nghiệm trong công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn ! KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1. HĐND: Hội đồng nhân dân. 2. UBND: Ủy ban nhân dân. 3. QPPL: Quy phạm pháp luật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông Tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ 2. Cẩm nang tổ chức hành chính và kỹ thuật soạn thảo văn bản dùng cho các đơn vị cơ sở ( Nhà xuất bản Lao động – Hà Nội). 3. Nghiệp vụ văn thư – Lưu trữ ( Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. Tác giả Hoàng Lê Minh). 4. Nghiệp vụ Văn phòng và Lưu trữ ( Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. Tác giả Hoàng Lê Minh). 5. Hướng dẫn soạn thảo văn bản ( Nhà xuất bản trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh 1996). 6. Hướng dẫn công tác Văn phòng ( Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội 2000). 7. Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước ( Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội 2001). 8 . Nghiệp vụ văn thư- Giáo viên soạn thảo thầy Phạm Hùng. 9. Môn văn bản quản lý nhà nước – Giáo viên soạn thảo cô Phan Thu Thủy. 10. Các loại văn bản và tài liệu tham khảo tại UBND …………… MỤC LỤC: A. LỜI NÓI ĐẦU:……………………………………………………………………………………….1 B. NỘI DUNG :……………………………………………………………………………………………2 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN …………..……………………………………………………………………………..2 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ …………..………….2 II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UBND VÀ VĂN PHÒNG UBND ………….. ………………………………………………2 1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn UBND …………..…………..2 2. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND………………………4 III. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC UBND …………..………………5 IV. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI UBND …………..………………………………………………………………………6 1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị…………………………………………7 2. Tình hình công tác văn thư ở cơ quan……………………………….7 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP…………………………………………………. .8 I. CƠ SƠ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN……… 8 1. Khái niệm của văn bản………………………………………………8 2. Những yêu cầu về nội dung………………………………………….8 3. Những yêu cầu về thể thức…………………………………………..8 II. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN TẠI UBND …………..……………………………………………………… 11 1. Tình hình soạn thảo văn bản tại UBND …………..………… 11 1.1. Hoạt động soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật……… 11 1.2. Hoạt động soạn thảo văn bản hành chính thông thường và văn bản cá biệt…………………………………………………………………… 12 2. Thực trạng công tác soạn thảo văn bản tại UBND …………….15 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG…………………………………………………. 19 1. Ưu điểm……………………………………………………………19 2. Khuyết điểm……………………………………………………… 20 IV. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC SỌAN THẢO VÀ QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI UBND …………..……………………………………………………………………………20 1. Đảm bảo về trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản…………….20 2. Xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản………………………………..21 3. Đảm bảo về nội dung của văn bản………………………………………..21 4. Thực hiện tốt công tác kiểm tra và xữ lý văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác văn thư………………………………………. 22 5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác soạn thảo và quản lý văn bản…………………………………………………………………………… 22 C. KẾT LUẬN:…………………………………………………………….24
Các file đính kèm theo tài liệu này:
tieu_luan_mon_van_thu_lu_tru_9244.doc
Hoạt Động Soạn Thảo Văn Bản Tại Ubnd …………..
Bài luận Đề Tài
Hoạt động soạn thảo văn bản tại UBND …………..- Thực trạng và giải pháp
LỜI CẢM ƠN ! Qua một thời gian thực tập tại UBND ………….. huyện ………….. tỉnh Quảng Nam. Bản thân luôn cố gắng, nỗ lực vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào công việc. Trong thời gian thực tập bản thân luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND và Văn phòng UBND ………….. đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân mượn tài liệu để nghiên cứu, tham khảo giúp cho bản thân hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này. Đồng thời trong quá trình viết đề tài tốt nghiệp, bản thân được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo …………..( giáo viên hướng dẫn viết đề tài). Trong thời gian thực tập tại cơ quan và quá trình viết đề tài tốt nghiệp, do bản thân lần đầu tiếp xúc với thực tế nên còn nhiều bỡ ngỡ, kinh nghiệm thực tế chưa có, kiến thức còn mang nặng tính lý thuyết nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của quý thầy cô và lãnh đạo cơ quan để báo cáo thực tập tốt nghiệp được hoàn chỉnh tốt hơn. Nhân đây bản thân xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo nhà trường cùng các thầy cô giáo bộ môn văn thư trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Quảng Nam, đã trang bị kiến thức cho em trong 2 năm học vừa qua. Những thầy cô đã trực tiếp trang bị cho em những kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm quý báu về ngành Hành chính văn thư và xin gởi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn viết đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND và Văn phòng UBND ………….. đã tạo điều kiện giúp đỡ cho bản thân hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn !
A. LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước vấn đề soạn thảo và quản lý văn bản của cơ quan là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được quan tâm một cách đúng mức. Văn bản vừa là nguồn pháp luật cơ bản vừa là công cụ quản lý hữu hiệu phục vụ cho việc quản lý và điều hành nhà nước tại địa phương. Việc soạn thảo và ban hành văn bản sẽ đảm bảo cho hoạt động của cơ quan diễn ra một cách có hệ thống, đảm bảo hơn nữa tính pháp quy, thống nhất chứa đựng bên trong các văn bản quản lý hành chính nhà nước trong giải quyết công việc của cơ quan mình. Chính vì vậy việc quan tâm đúng mức đến công tác soạn thảo và quản lý văn bản sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu lực của quản lý hành chính nói riêng và quản lý nhà nước nói chung. Trên thực tế công tác soạn thảo văn bản trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay nói chung đã đạt nhiều thành tích đáng kể, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều văn bản quản lý nhà nước nói chung còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết như: văn bản có nội dung trái pháp luật, thiếu mạch lạc; văn bản ban hành trái thẩm quyền; văn bản sai về thể thức và thủ tục hành chính; văn bản không có tính khả thi…những văn bản đó đã, đang và sẽ còn gây nhiều ảnh hưởng không nhỏ đối với mọi mặt của đời sống xã hội, làm giảm uy tín và hiệu quả tác động của các cơ quan hành chính nhà nước. Qua thời gian thực tập ở UBND ………….., huyện ………….., tỉnh Quảng Nam em đã có dịp tìm hiểu về công tác soạn thảo văn bản ở UBND xã. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian cũng như năng lực cá nhân, báo cáo chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu “Hoạt động soạn thảo văn bản tại UBND …………..- Thực trạng và giải pháp”. Đây cũng là một vấn đề đang được quan tâm tại Văn phòng UBND xã và có một vai trò quan trọng đối với công tác lãnh đạo, điều hành và quản lý nhà nước tại địa phương. Do đó em chọn đề tài này và cố gắng hoàn thành báo cáo thực tập với tinh thần nghiêm túc nhằm đảm bảo được yêu cầu của nhà trường và giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập ở UBND …………… Báo cáo thực tập tốt nghiệp được biên soạn trong thời gian thực tập tại UBND …………..; kết cấu đề tài gồm: A. Lời nói đầu. B. Nội dung. Chương I: Giới thiệu và nét về UBND …………… Chương II: Cơ sở lý luận của hoạt động soạn thảo văn bản thực trạng và giải pháp. C. Kết luận.
B. NỘI DUNG CHUƠNG I: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ UBND ………….. I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ …………… ………….. là một trong 22 xã, thị trấn của huyện ………….. tỉnh Quảng Nam. Được hình thành từ năm 1975 sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, địa giới hành chính của xã được chia thành 7 thôn gồm: thôn ………….., thôn ………….., thôn ………….., thôn ………….. 1, thôn ………….. 2, thôn ………….. và thôn …………… ………….. là một xã nông nghiệp nằm cách trung tâm huyện ………….. 9 km về phía nam; có chợ ………….. là chợ lớn thứ 2 của huyện ………….., đây là nơi tập trung giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các xã cánh trung của huyện. Xã có diện tích tự nhiên 19,6 km2, dân số là 12.139 người; 75% dân số của xã sống dựa vào nông nghiệp, 25% dân số là tiểu thương và buôn bán nhỏ lẻ khác tập trung chủ yếu ở khu vực chợ …………… ………….. là một xã có truyền thống cách mạng anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động. Năm 1986 ………….. được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UBND VÀ VĂN PHÒNG UBND ………….. 1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của UBND …………… – Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân ………….. thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó; + Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; + Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; + Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật; + Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
– Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân ………….. thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi; + Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương; + Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; + Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới. – Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân ………….. thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp; + Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định; + Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật; + Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật. – Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân ………….. thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi; + Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn; + Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh; + Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật; + Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật; + Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương. – Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân ………….. thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương; + Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương; + Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương; + Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương. – Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. – Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật; + Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; + Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND: – Văn phòng UBND ………….. là cơ quan tham mưu giúp UBND trong việc quản lý nhà nước tại địa phương. Là một bộ máy làm việc của cơ quan có chức năng tham mưu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã, là nơi đảm bảo các điều kiện vật chất kỷ thuật cho mọi hoạt động của HĐND và UBND. – Giúp UBND xã xây dựng chương trình, lịch công tác, lịch làm việc và theo dõi thực hiện chương trình, lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế xã hội, an ninh – quốc phòng, tham mưu giúp UBND trong việc chỉ đạo thực hiện. – Giúp UBND dự thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền; làm báo cáo gởi lên cấp trên.
– Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ, biểu mẫu báo cáo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. – Giúp HĐND tổ chức các kỳ họp, giúp UBND tổ chức tiếp dân, tiếp khách, nhận đơn khiếu nại của nhân dân chuyển đến HĐND và UBND hoặc lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết. – Đảm bảo bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kỳ họp của HĐND và cho công việc của UBND; Giúp UBND về công tác thi đua khen thưởng ở xã. – Giúp HĐND và UBND thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và UBND theo quy định của pháp luật. – Nhận và trả kết quả trong giao dịch công việc giữa UBND với cơ quan, tổ chức và công dân theo cơ chế ” một cửa” III. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND …………… Chủ tịch UBND
Phó Chủ tịch UBND Phụ trách kinh tế
Phó Chủ tịch UBND Phụ trách Văn hóa xã hội
Ban CH Quân sự
* Chú thích sơ đồ: Quan hệ trực tiếp Quan hệ trực thuộc Quan hệ phối hợp
Ban VHXH
IV. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI UBND …………… Công tác văn thư là một hoạt động của bộ máy quản lý gắn liền với công tác quản lý nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý nhà nước. Trong quá trình hoạt động của mình, UBND ………….. ban hành các loại văn bản và sử dụng chúng làm phương tiện để lãnh đạo, quản lý mọi mặt hoạt động của cơ quan và xã hội. . UBND xã là cơ sở để tổ chức thực hiện và vận động nhân dân thực thi pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng. Song nhiều văn bản mới của Trung ương, tỉnh ban hành địa phương không nhận được, khi nhận được chưa thực hiện thì các văn bản mới lại ban hành thay thế. Một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện lại thiếu và nếu có thì không kịp thời nên dẫn đến địa phương thường gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác Văn thư – Lưu trữ còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay. Việc lưu trữ và bảo quản hồ sơ tại cơ quan hiện nay chủ yếu là dùng sổ, kẹp 3 dây và tủ đựng tài liệu; chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ. Bên cạnh đó, do điều kiện chưa đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận nên việc bố trí cán bộ làm công tác Văn phòng và Văn thư- Lưu trữ tại UBND xã chưa đúng với chuyên môn được đào tạo. Cán bộ làm công tác Văn phòng và Văn thư – Lưu trữ chủ yếu được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn và làm việc dựa trên kinh nghiệm thực tế là chính nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác Văn thư – Lưu trữ tại địa phương. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của công tác Văn phòng nói chung, trách nhiệm của cán bộ làm công tác Văn thư nói riêng. Lãnh đạo UBND xã chỉ đạo, nhắc nhở, điều chỉnh và phân công nhiệm vụ hợp lý cho cán bộ Văn phòng, Văn thư hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có thời gian nghiên cứu các vấn đề thuộc chuyên trách chuyên môn nghiệp vụ của công tác Văn phòng và Văn thư. Căn cứ vào các văn bản luật, văn bản hướng dẫn của cấp trên và dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, UBND xã họp chung UBND và riêng bộ phận Văn phòng để rút kinh nghiệm trong việc tham mưu, soạn thảo văn bản và ban hành văn bản. Từ đó rút kinh nghiệm để sửa đổi ban hành văn bản đúng theo thể thức quy định của Nhà nước. Thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về công tác quản lý Nhà nước và nghiệp vụ Văn thư -Lưu trữ do tỉnh, huyện mở. Đồng thời UBND xã còn ban hành quy định về công tác quản lý, ban hành văn bản thuộc thẩm quyền UBND cấp xã. Ngoài ra UBND xã còn tổ chức một tổ tiếp dân và tiếp nhận hoàn trả hồ sơ để giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo yêu cầu. Về cách thức giải quyết công việc: Tất cả các loại công văn giấy tờ đi, đến đều phải qua bộ phận Văn thư, cán bộ Văn thư là người vào sổ đăng ký, trình ký, chuyển giao theo đúng quy định và trình tự, quy trình giải quyết văn bản. Vì vậy, tất cả các công văn, giấy tờ, các lọai đơn thư khi đến cơ quan và do cơ quan ban hành đều thực hiện chính xác và đúng quy định.
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị. Hiện nay, khi trình độ khoa học ngày càng phát triển và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực hoạt động, trong đó có công tác Văn phòng. Được sự quan tâm của UBND huyện đã trang bị cho Văn phòng UBND xã một dàn máy vi tính và một số phương tiện khác như: máy in, máy điện thoại, máy Fax, máy photocoppy, tủ đựng hồ sơ nhằm phục vụ cho công tác Văn phòng. Tuy so với yêu cầu nhiệm vụ vẫn còn thiếu song cũng tương đối đảm bảo được yêu cầu phục vụ nhiệm vụ đối với Văn phòng cấp xã. 2. Tình hình thực hiện công tác Văn thư ở cơ quan: Trong quá trình thực hiện chức năng điều hành quản lý của mình, UBND xã đã tiếp nhận ban hành và thực hiện một khối lượng văn bản quản lý Nhà nước rất lớn nhằm thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa phương gồm: các văn bản của cơ quan hành chính cấp trên, các văn bản giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế tại địa phương. Với mục tiêu là phục vụ cho nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng ở địa phương và công tác quản lý điều hành của UBND xã. Trong quá trình hoạt động của mình, UBND xã thường ban hành các loại văn bản và sử dụng các loại văn bản đó làm phương tiện lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý mọi mặt hoạt động của địa phương, của nội bộ cơ quan.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO VĂN BẢN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
+ Địa danh ngày, tháng, năm ban hành văn bản. + Tên loại và trích yếu nội dung văn bản. + Nội dung văn bản. + Quyền hạn, chúc vụ, họ và tên và chữ ký của người có thẩm quyền. + Dấu cơ quan, tổ chức. + Nơi nhận. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể.
* Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản
20-25 mm
11
2
1
5a
10a
9a
10b
12
30-35 mm
15-20 mm
6
8
* Chú thích các ô số thể hiện thành phần thể thức văn bản : 1 : Quốc hiệu. 2 : Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. 3 : Số, ký hiệu văn bản.
Văn bản sau khi ký chính thức chuyển cho văn thư cơ quan, cán bộ văn thư thực hiện các công việc sau: – Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng, năm của văn bản. – Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có). – Đăng ký vào sổ công văn đi. – Làm thủ tục chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi. Văn bản đã làm thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo. – Lưu văn bản đã phát hành: mỗi văn bản lưu ít nhất hai bản chính: một bản lưu tại văn thư cơ quan, một bản lưu ở đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo. Văn phòng UBND ………….. soạn thảo các văn bản hành chính trong thời gian qua đã đảm bảo được các yêu cầu về quy trình, trình tự các bước khi soạn thảo. Qua đó, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng mà các văn bản soạn thảo ra trong quá trình ban hành văn bản của mình. Việc soạn thảo văn bản ở Văn phòng UBND xã cũng dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau: Thứ nhất: nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý Nội dung văn bản phải đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân (phạm vi đối tượng và hành vi cần điều chỉnh; các mặt công tác cụ thể; thời điểm quy định…). Ngoài ra, văn bản phải được ban hành đúng căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền, nội dung của văn bản phải phù hợp với quy định của pháp luật và phải được ban hành đúng thể thức và kỹ thuật trình bày. Thứ hai: nguyên tắc đảm bảo tính khoa học Nội dung, ý tưởng trong văn bản hành chính phải rõ ràng, chính xác không làm người đọc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Diễn đạt ý tứ phải theo một trình tự hợp lý, ý trước là cơ sở cho ý sau, ý sau nhằm minh họa, giải thích cho ý trước; câu văn phải rõ ràng, ngắn gọn, chứa đựng thông tin nhiều nhất, không trùng, thừa ý hoặc lạc đề. Thứ ba: nguyên tắc đảm bảo tính đại chúng Văn bản hành chính phải phù hợp với người đọc, phù hợp với trình độ dân trí; nội dung phải rõ ràng, xác thực, lời lẽ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Thứ tư: nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Nội dung văn bản hành chính phải phù hợp với trình độ, khả năng người thực thi, phải phù hợp với thực tế cuộc sống, các quyết định đưa ra có thể trở thành hiện thực. Trong công tác soạn thảo các văn bản để giải quyết các công việc của Văn phòng UBND xã, Văn phòng còn theo dõi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã trong việc chuẩn bị các đề án (bao gồm các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các dự án Kinh tế – Xã hội, Văn hóa, Y tế, Giáo dục, An ninh – Quốc phòng và các dự án khác), tham gia ý kiến về nội dung, hình thức và thể thức trong quy trình soạn thảo các đề án đó. Qua đó càng thấy được vai trò của Văn phòng UBND đối với UBND xã là vô cùng quan trọng, các văn bản được soạn thảo đúng trình tự,
thẩm quyền, nội dung tuân thủ theo các quy định của pháp luật sẽ là cơ sở quan trọng cho các quyết định của xã được đảm bảo hơn. Thế nhưng vấn đề đặt ra là cần quan tâm đến nội dung, đến chất lượng của văn bản được soạn thảo. Thời giaxn từ năm 2008 đến năm 2010, Văn phòng UBND xã đã soạn thảo được 358 Quyết định nhưng không phải tất cả các Quyết định này đều giải quyết cụ thể mỗi công việc khác nhau, mà vẫn còn tồn tại những nội dung như: sửa đổi quyết định cũ của UBND đã ban hành; chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức và cá nhân trên địa bàn xã… Do đó đặt ra một yêu cầu quan trọng đối với công tác soạn thảo văn bản là cần phải xác định những nội dung cần soạn thảo đảm bảo đúng đắn, chính xác, không trái pháp luật, tuân theo quy trình soạn thảo; đúng thẩm quyền ban hành văn bản; hình thức tuân thủ theo quy định… Như vậy sẽ đảm bảo hơn nữa số lượng và chất lượng của văn bản được soạn thảo ra trước khi ban hành để giải quyết các công việc cụ thể của UBND …………… 2. Thực trạng công tác soạn thảo văn bản tại UBND ………….. Tình hình soạn thảo và quản lý văn bản của Văn phòng UBND xã đã nêu ở trên một phần thấy được những kết quả đáng chú ý trong hoạt động ban hành, ra quyết định của UBND …………… Đạt được những thành tựu như trên trong công tác soạn thảo và quản lý văn bản là những bước tiến mới, hướng đi mới trong quá trình quản lý, điều hành của UBND trong việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của mình. Qua đó sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết công việc khi soạn thảo và ban hành văn bản, việc quản lý văn bản là một yếu tố quan trọng cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý của cơ quan. Một văn bản được soạn thảo và quản lý một cách chặt chẽ, thống nhất tại Văn phòng UBND xã. Trong thời gian qua Văn phòng UBND xã làm tốt nhiệm vụ này, văn bản giấy tờ đều được xử lý nhanh chóng, đảm bảo không để sót, thất lạc văn bản, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND xã. Thế nhưng, bên cạnh những kết quả đạt được như vậy, công tác soạn thảo văn bản của Văn phòng UBND xã vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế sau: – Về xác định thẩm quyền ban hành văn bản: cả về nội dung lẫn hình thức của cơ quan soạn thảo của Văn phòng UBND xã còn chưa thống nhất. Trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản có nhiều trường hợp đáng lẽ nên ban hành bằng công văn, tờ trình thì lại ban hành bằng thông báo, giấy mời… Nội dung quy định trong các văn bản đã được soạn thảo có tình khả thi cao, tuy nhiên còn một số văn bản do quá trình xây dựng chưa thực tế nên tính khả thi còn bị hạn chế. Như vậy, hạn chế này không phải là nhỏ, đòi hỏi UBND xã quan tâm chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn, chú trọng hơn nữa đến tầm quan trọng, ý nghĩa và việc thực hiện các quy định về công tác soạn thảo văn bản quản lý nhà nước. – Về quy trình xây dựng và ban hành văn bản: văn bản được soạn thảo của Văn phòng UBND nhìn chung đã tuân thủ theo các bước của quy trình xây dựng và ban hành văn bản. Bên cạnh đó, do yêu cầu của công việc, tính giải quyết nhanh một vấn đề nào đó mà nhiều khi các bước không được tiến hành hoàn chỉnh. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến chất lượng của văn bản được soạn thảo. Các chủ thể, cơ quan được giao soạn thảo dự thảo văn bản, tổ chức sưu tầm hồ sơ, tài
* Ví dụ về mẫu văn bản ban hành sai: Thông báo mang nội dung chỉ thị ỦY BAN NHÂN DÂN ………….. Số: 24 /TB-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. ………….., ngày 20 tháng 7 năm 2010
THÔNG BÁO Về việc thực hiện công tác phòng chống dịch tai xanh ở lợn
Kính gửi: – BCS 07 thôn; – 41 tổ tự quản. Hiện nay dịch tai xanh ở lợn tái phát trở lại trên địa bàn huyện ………….. và có nguy cơ bùng phát trở lại ở các ổ dịch cũ trên địa bàn xã nhà. Nay UBND xã thông báo cho các BCS thôn, tổ tự quản và tất cả nhân dân trên địa bàn xã biết về việc phòng chống dịch tai xanh ở lợn trong thời gian đến cụ thể như sau: – BCS thôn, tổ tự quản phối kết hợp với thú y thôn kiểm tra, thống kê lại tổng đàn lợn trên địa bàn của thôn mình, đồng thời thường xuyên kiểm tra giám sát báo cáo kịp thời về tình hình dịch bệnh ở lợn cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch của xã. UBND xã giao trách nhiệm cho BCS thôn lập biên bản đối với thú y ngoài địa bàn xã đến điều trị trong thời gian thực hiện công tác phòng chống dịch. – Trách nhiệm của chủ vật nuôi lợn phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại tiêu độc khử trùng bằng vôi hoặc các hóa chất khác như: Benkocid, Iodiniot… – Thực hiện 4 không: không giấu dịch, không bán chạy lợn bệnh, không giết mổ tiêu thụ lợn bệnh, không vứt xác gia xúc ra môi trường. Nếu có lợn bị bệnh bất kỳ là bệnh gì cũng phải báo cáo cho BCS thôn, tổ tự quản hoặc đồng chí Dương Đình Ngọc (cán bộ thú y của xã) để được kiểm tra, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh. – Thực hiện tiêm phòng văcxin đầy đủ khi UBND xã tổ chức. Nhận được thông báo này đề nghị BCS 07 thôn, 41 tổ tự quản và chủ vật nuôi lợn thực hiện nghiêm túc nội dung theo thông báo để công tác phòng chống dịch tai xanh ở lợn tên địa bàn xã đạt kết quả. Nếu BCS thôn, tổ tự quản và các hộ chủ vật nuôi không thực hiện thì UBND xã sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Nơi nhận: – Như trên; – Lưu: VT, đ/c Vĩnh (02).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (đã ký)
………….. * Nguyên nhân của những hạn chế – Thiết bị kỹ thuật phục vụ cho soạn thảo; thiết bị để nhân bản; thiết bị để truyền đạt thông tin trong văn bản; thiết bị phục vụ cho việc bảo quản, lưu trữ văn bản; thiết bị tìm kiếm văn bản còn thiếu. – Lề lối làm việc trong cơ quan nhà nước còn thể hiện tính quản lý lõng lẻo cho nên những sản phẩm của hoạt động quản lý này là những văn bản được ban hành thiếu quy cũ, chồng chéo lẫn nhau, khối lượng lớn nhưng chất lượng thông tin chứa trong đó thấp, nhiều văn bản trùng lặp, thừa, không có hiệu lực. – Hệ thống thuật ngữ, các nghiên cứu về văn phong trong văn bản hành chính cũng còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ. Ảnh hưởng đến việc sử dụng từ ngữ,
văn phong tùy tiện, khó hiểu, không được giải thích rõ ràng, làm cho văn bản hạn chế tính khả thi. – Việc quản lý văn bản còn chưa chặt chẽ, hệ thống tổ chức các bộ phận quản lý lưu trữ văn bản, chưa phát huy vai trò và nhận thức rõ trách nhiệm của bộ phận văn thư trong việc cải tiến công tác lưu trữ. Cơ quan chưa quan tâm xây dựng quy chế về công tác văn thư phù hợp với thực tế trong giai đoạn ứng dụng rõ ràng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào các khâu nghiệp vụ của công tác văn thư. – Số lượng biên chế của Văn phòng UBND còn thiếu, chỉ có 01 đồng chí cán bộ phụ trách Văn phòng – Thống kê và 01 đồng chí là cán bộ Văn thư-Lưu trữ. Hơn nữa cán bộ Văn phòng và văn thư của UBND xã chưa được đào tạo đúng về chuyên môn, làm việc chỉ dựa trên kinh nghiệm và qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn là chính. Bên cạnh đó công việc ở bộ phận Văn phòng quá nhiều mà lại thiếu người dẫn đến quá tải, chưa đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu sâu về ngành và lĩnh vực được giao. – Sự nhận thức chưa đầy đủ của nhiều ban ngành về vai trò, chức năng của văn bản và hệ thống các văn bản. Năng lực, trình độ của cán bộ công chức nhằm đáp ứng công tác soạn thảo, thẩm định, kiểm tra và xử lý văn bản còn nhiều hạn chế; việc mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ soạn thảo, kiểm tra, quản lý và xử lý văn bản chưa đạt hiệu quả cao, chưa được chú trọng.
Đề Tài Thảo Luận ” Các Chức Năng Tự Động Trong Soạn Thảo Của Phần Mềm Microsoft Word “
Microsoft Word là một trong những chương trình mạnh mẽ trong việc soạn thảo văn bản, đó là lí do Tại sao Microsoft Word là sản phẩm văn phòng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Với Microsoft Word, bạn không những tạo ra được văn bản 1 cách dễ dàng , nhanh chóng, mà nó còn giúp bạn tạo ra những văn bản mang tính chuyên nghiệp cao. Không như đánh máy, Microsoft Word cho phép bạn hiệu chỉnh nội dung của văn bản, chèn thêm hình ảnh, bảng biểu vào văn bản 1 cách hiệu quả, trực quan và sinh động…
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN Các chức năng tự động trong soạn thảo của phần mềm Microsoft Word
Giới thiệu về Word Microsoft Word là một trong những chương trình mạnh mẽ trong việc soạn thảo văn bản, đó là lí do tại sao Microsoft Word là sản phẩm văn phòng được sử dụng rộng rãi trên thế giới Với Microsoft Word, bạn không những tạo ra được văn bản 1 cách dễ dàng , nhanh chóng, mà nó còn giúp bạn tạo ra những văn bản mang tính chuyên nghiệp cao Không như đánh máy, Microsoft Word cho phép bạn hiệu chỉnh nội dung của văn bản, chèn thêm hình ảnh, bảng biểu vào văn bản 1 cách hiệu quả, trực quan và sinh động
Các phiên bản đã ra đời của Word Word 1.0 Word 97 Word 2000 Word for Windows Word XP Word for Windows 2.0 Office Word Word 6 for Windows 2003 Office Word Word 95 hay Word 7.0 2007
Các chức năng tự động của Word Sao, chép, cắt, dán Trộn văn bản Viết hoa khi bắt Tạo các cột báo đầu câu mới Tạo chữ cái lớn đầu AutoText dòng Tìm kiếm, thay thế Tạo chữ nghệ thuật
1) Sao chép, di chuyển đoạn văn bản Sao chép đoạn văn bản là thao tác sao chép nội dung và định dạng của đoạn văn bản được chọn vào 1 vị trí khác cần có đoạn văn bản đó Cắt, dán đoạn văn bản là thao tác di chuyển nội dung được chọn tới vị trí mới mà ta muốn.
1.1 Sao chép đoạn văn bản Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần sao chép Bước 2: Cách 1: Sử dụng Menu Bar: Edit/ Copy Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C Cách 3: Sử dụng biểu tượng Copy trên thanh công cụ Bước 3: Cách 1: Sử dụng Menu Bar: Edit/ Paste Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V Cách 3: Sử dụng biểu tượng Paste trên thanh công cụ
1.2 Cắt, dán đoạn văn bản Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần di chuyển. Bước 2: Cách 1: Sử dụng Menu Bar: Edit/ Cut Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X Cách 3: Sử dụng biểu tượng Cut trên thanh công cụ Bước 3: Cách 1: Sử dụng Menu Bar: Edit/ Paste Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V Cách 3: Sử dụng biểu tượng Paste trên thanh công cụ
Các biểu tượng trên thanh công cụ Copy Paste Cut
2) Viết hoa khi bắt đầu câu mới a) Viết hoa sau dấu chấm và khi xuống dòng là 1 chức năng tự động rất tiện lợi khi bạn soạn thảo văn bản và không phải thực hiện các thao tác viết hoa đầu câu. b) Cách cài đặt chế độ viết hoa khi bắt đầu câu mới Sử dụng Menu Bar: Tools / AutoCorrect Options… Xuất hiện hộp thoại AutoCorrect
Vui lòng điền thông tin của bạn để tải tài liệu
(Ưu tiên sđt của Viettel hoặc Mobifone)
Vui lòng chờ 10 giây, một tin nhắn chứa mã số xác thực OTP sẽ được gởi đến số điện thoại của ban. Hãy nhập mã OPT đó vào ô bên dưới để xác nhận việc download tài liệu.
Phòng và trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi
Trồng cây rừng, cây công nghiệp
Trồng trọt, chăn nuôi theo mùa
Vật tư, trang thiết bị nông nghiệp
Bảo quản, chế biến sau thu hoạch
Các chuyên đề nông nghiệp khác
NÔNG HỌC TRÊN FACEBOOK
HÃY KẾT NỐI VỚI NÔNG HỌC
GIÁ NÔNG SẢN
HOA LAN BÍ KÍP
chợ nông sản
Hãy khám phá chức năng mới của chúng tôi: tạo gian hàng, đăng sản phẩm để rao bán trực tuyến một cách miễn phí.
Cơ hội để bạn mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác và tăng doanh số nhanh nhất.
Bạn cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản?
Tham gia ngay
KỸ THUẬT THỦY SẢN
Kỹ thuật nuôi tôm
Kỹ thuật nuôi cá
B
Cá basa
Cá bóp (cá giò)
Cá bớp
Cá bống tượngC
Cá chép
Cá chẽm (cá vược)
Cá chim trắng
Cá chim (biển)
Cá chim biển vây vàngCá chìnhCá chốt nghệCá cóc DCá đốiCá đối mụcCá điêu hồngGCá giò (cá bóp)H
Cá hô
Cá hồi
Cá hồi vân
Cá hồng mỹKCá kèoLCá lăngCá lăng vàngCá lăng chấmCá lăng nhaCá lóc (cá quả), lóc đen, lóc bôngLươnMCá măngCá mè hoaCá mú (cá song)NCá ngựaQCá quả (cá lóc, lóc đen, lóc bông)R
Cá rô đồng, rô đầu vuông
Cá rô phiSX cá con rô phi, mè trắng làm thức ăn cho thủy đặc sảnS
Cá sặc rằn
Cá sấu
Cá song (cá mú)TCá tai tượngCá tầmCá thát lát
Cá tra
Cá trắm, trắm đen, trắm trắng, trắm cỏCá trêVCá vược, vược trắng, vược nước lợ (cá chẽm)
Cá nước lạnh
Nuôi cá nước lạnh
Các bệnh thường gặp ở cá hồi
Phương thức nuôi cá lồng biển
Nuôi cá trong ao
Kỹ thuật ương cá giống, cá hương
Kỹ thuật nuôi cá ao nước tĩnh
Cấy lúa – nuôi cáLàm ổ cho cá đẻ Khác
Kỹ thuật nuôi các loại thủy hải sản khác
Vật tư & trang thiết bị: thuốc, hóa chất xử lý môi trường, thức ăn, dụng cụ, thiết bị
Nuôi thủy sản theo luật và tiêu chuẩn
An toàn thực phẩm thủy hải sản
Các chuyên đề khác
WEBSITE LIÊN KẾT
Tài Liệu Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Soạn Thảo Văn Bản Writer 3.2
Published on
Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Writer 3.2
1. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer MỤC LỤCGIỚI THIỆU…………………………………………………………………………………………2CHƯƠNG 01: LÀM QUEN VỚI WRITER…………………………………………… 4CHƯƠNG 02: SOẠN THẢO VĂN BẢN……………………………………………… 13CHƯƠNG 03: BẢNG BIỂU………………………………………………………………… 54CHƯƠNG 04: ĐỒ HỌA……………………………………………………………………… 73CHƯƠNG 05: IN ẤN…………………………………………………………………………..82CHƯƠNG 06: TRỘN TÀI LIỆU………………………………………………………….94PHỤ LỤC: SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA WRITER VÀ WORD…104MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP………………………………………………….108 1
2. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer GIỚI THIỆUOpenOffice.org là bộ phần mềm ứng dụng văn phòng nguồn mở đượcphát triển bởi Sun Microsystems và cộng đồng nguồn mở, có các tínhnăng tương tự như Microsoft Office. chúng tôi có thể chạy trênnhiều hệ điều hành, hỗ trợ đa ngôn ngữ (trong đó có cả phiên bản tiếngViệt), thường xuyên được cập nhật và nâng cấp.Trong tài liệu này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng phần mềmSoạn thảo văn bản chúng tôi Writer. chúng tôi Writer có tínhnăng tương tự về mặt giao diện và cách sử dụng như Microsoft OfficeWord, dễ học và dễ sử dụng. chúng tôi Writer ngày càng được ưachuộng và sử dụng rộng rãi bởi tính hiệu quả cao trong công việc.Lần đầu làm quen với chúng tôi Writer, cách học nhanh nhất làđọc hết tài liệu, sau đó tiến hành thực hành ngay trên máy tính khi kếtthúc mỗi chương, nếu có vấn đề khúc mắc bạn tra cứu lại tài liệu để hiểurõ ràng hơn. Đối với người dùng đã có kinh nghiệm sử dụng phần mềmMicrosoft Office Word, tài liệu này có giá trị để tra cứu trong quá trìnhsử dụng. Nội dung cuốn sách bao gồm: ♦Chương 01: Làm quen với Writer ♦Chương 02: Soạn thảo văn bản ♦Chương 03: Bảng biểu ♦Chương 04: Đồ họa ♦Chương 05: In ấn ♦Chương 06: Trộn tài liệu ♦Phụ lục: Sự khác nhau cơ bản giữa Writer và Word ♦Một số câu hỏi thường gặp2
3. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer CHƯƠNG 01: LÀM QUEN VỚI WRITER Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được: Cách khởi động Writer Màn hình làm việc của Writer Các màn hình thể hiện văn bản Tạo một tài liệu mới Lưu tài liệu lên đĩa Mở tài liệu đã tồn tại trên đĩa Xuất khẩu tài liệu ra dạng tệp .PDF Hiện/ẩn thanh công cụ Thay đổi đơn vị tính trên thước Xem nhiều trang văn bản cùng lúc Thoát khỏi môi trường làm việc1. Cách khởi động WriterCó rất nhiều cách có thể khởi động được phần mềm Writer. Tuỳ vào mụcđích làm việc, sở thích hoặc sự tiện dụng mà ta có thể chọn một trong cáccách sau đây để khởi động:- Cách 1: Nhấn nút chúng tôi 3.0 chúng tôi Writer.- Cách 2: Nhấn nút chúng tôi chúng tôi xuất hiện màn hình Welcome to chúng tôi Tại màn hình này, nhấn chuột vào biểu tượng Text Document.- Cách 3: Bấm đúp chuột lên biểu tượng của Writer nếu như nhìn thấy nó bất kỳ ở chỗ nào trên màn hình Desktop,… 3
4. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer- Cách 4: Nếu muốn mở nhanh một tệp văn bản gần đây nhất trên máy tính đang làm việc, có thể chọn StartDocuments, chọn tên tệp văn bản (Writer) cần mở. Khi đó Writer sẽ khởi động và mở ngay tệp văn bản vừa chỉ định.2. Màn hình làm việc của WriterSau khi khởi động xong, màn hình làm việc của Writer thường có dạngnhư sau: Hình 1: Giao diện chính của chúng tôi WriterThường thì môi trường làm việc trên Writer gồm các thành phần chínhsau:- Thanh tiêu đề (Title Bar): Hiển thị tên chương trình OpenOffice và tên tài liệu đang soạn thảo.- Thanh trình đơn (Menu Bar): Chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của Writer trong khi làm việc. Bạn phải dùng chuột để mở các4
5. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer mục chọn này, đôi khi cũng có thể sử dụng tổ hợp phím tắt để gọi nhanh tới các mục chọn.- Thanh công cụ chuẩn (Standard Toolbar): Chứa các biểu tượng của các lệnh thường dùng.- Thanh công cụ định dạng (Formating Toolbar): Chứa các biểu tượng của các lệnh định dạng cho văn bản.- Thanh thước kẻ (Ruler Bar): Gồm 2 thước (ruler) bao viền trang văn bản. Sử dụng thước này bạn có thể điều chỉnh được lề trang văn bản, cũng như thiết lập các điểm dịch (tab) một cách đơn giản và trực quan.- Vùng soạn thảo: Là nơi để chế bản tài liệu. Bạn có thể gõ văn bản, định dạng, chèn các hình ảnh lên đây. Nội dung trong vùng này sẽ được in ra máy in khi sử dụng lệnh In.- Thanh trạng thái (Status Bar): Giúp bạn biết được một vài trạng thái cần thiết khi làm việc. Ví dụ: bạn đang làm việc ở trang nào, dòng bao nhiêu,…- Thanh cuộn (Scroll Bar): Các thanh này nằm ở bên phải và phía dưới cửa sổ Writer, bên trong có các mũi tên cuộn dùng để di chuyển tài liệu lên, xuống hoặc sang phải, trái.3. Các màn hình thể hiện văn bảnWriter có một số cách để xem văn bản như sau:- Print Layout: Là màn hình mặc nhiên để soạn thảo.- Web Layout: Cho thấy tất cả các định dạng, hình ảnh…- Full Screen: Xem văn bản toàn màn hình.- Zoom: Xem văn bản theo tỷ lệ tùy ý.Để tùy chọn hình thức hiển thị văn bản, bạn vào menu View rồi chọn cáckiểu hiển thị mong muốn. 5
6. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer4. Tạo một tài liệu mớiBạn có thể tạo một tài liệu mới trong bộ soạn thảo Writer bằng nhữngcách sau:- Vào menu FileNewText Document.- Nhấn chuột vào biểu tượng New trên thanh công cụ.- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+N.5. Lưu tài liệu lên đĩaLàm việc với Writer là làm việc trên các tài liệu (Documents). Mỗi tàiliệu phải được lưu lên đĩa với một tệp tin có phần mở rộng .odt. Thườngthì các tệp tài liệu của bạn sẽ được lưu vào thư mục C:My Documentstrên ổ đĩa cứng. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi lại thông số này khi làmviệc với Writer.Để ghi tài liệu đang làm việc lên đĩa, bạn có thể chọn một trong các cáchsau:- Vào menu FileSave.- Nhấn chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ.- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S.Sẽ có hai khả năng xảy ra: Nếu đây là tài liệu mới, hộp hội thoại Save As xuất hiện:6
7. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer Hình 2: Hộp hội thoại Save As – Trong hộp Save in chọn tên ổ đĩa để lưu tài liệu mới. – Bấm đúp chuột vào biểu tượng thư mục để mở thư mục bạn muốn lưu tài liệu mới vào. – Nhập tên tài liệu mới vào hộp File name. – Bộ soạn thảo Writer luôn mặc định sẵn phần mở rộng của tài liệu là Open Document Text (.odt). Khi bạn muốn lưu tài liệu ở dạng mở rộng khác như .doc; .txt; .html… thì nhấn chuột vào mũi tên bên phải của hộp hội thoại Save as type và chọn dạng mở rộng mong muốn. Nếu tài liệu của bạn đã được ghi vào một tệp, khi thực hiện lệnh Save, tất cả những sự thay đổi trên tài liệu sẽ được ghi lại lên đĩa.Bạn nên thực hiện thao tác lưu tài liệu thường xuyên trong khi soạn tài 7
8. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writerliệu, để tránh mất dữ liệu khi gặp các sự cố mất điện, hay những trụctrặc của máy tính.6. Mở tài liệu đã tồn tại trên đĩaWriter cho phép bạn không chỉ mở được những tài liệu được tạo ra bằngchương trình này, mà còn cả những tài liệu được tạo ra bằng chươngtrình MS Word (tệp .doc, thậm chí là .docx).Để mở một tài liệu Writer đã có trên đĩa, bạn có thể chọn một trong cáccách sau đây:- Vào menu FileOpen.- Nhấn chuột vào biểu tượng Open trên thanh công cụ.- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+O.Hộp hội thoại Open xuất hiện: Hình 3: Hộp hội thoại Open- Trong hộp Look in chọn tên ổ đĩa.8
9. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer- Bấm đúp chuột vào biểu tượng tệp chứa tài liệu cần mở.- Nhấn chọn tài liệu cần mở.7. Xuất khẩu tài liệu ra dạng tệp .PDF- Mở tài liệu muốn xuất ra dạng tệp .PDF.- Nhấn chuột vào biểu tượng Export directly as PDF trên thanh công cụ.- Nhập tên cho văn bản trong hộp File name của màn hình hộp hội thoại Export.8. Hiện/ẩn thanh công cụ- Vào menu ViewToolbars, rồi chọn tên thanh công cụ muốn hiển thị hoặc ẩn đi.9. Thay đổi đơn vị tính trên thước- Vào menu chúng tôi Writer, chọn thẻ General, xuất hiện hộp hội thoại sau: Hình 4: Hộp hội thoại Options – chúng tôi Writer – General- Chọn đơn vị đo lường cần thay đổi trong hộp Measurement unit.10. Xem nhiều trang văn bản cùng lúcWriter cho phép bạn xem nhiều trang văn bản cùng lúc trên màn hình, vídụ như sau: 9
10. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer Hình 5: Xem nhiều trang văn bản cùng lúcĐể chọn chế độ xem một hoặc nhiều trang văn bản cùng lúc, bạn nhấnchuột vào các biểu tượng tương ứng tại góc dưới bên phải của màn hình. Hình 6: Chọn chế độ xem11. Thoát khỏi môi trường làm việcKhi không làm việc với Writer nữa, bạn có thể thực hiện theo một trongcác cách sau:- Vào menu FileExit.- Nhấn tổ hợp phím Alt+F4.12. Bài tập Bài tập 110
11. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer – Bạn tạo một văn bản có tên là “Mẫu thư mời họp” và lưu vào thư mục “Mẫu thư” trong ổ C dưới dạng tệp .odt. – Mở văn bản có tên là “Mẫu thư” mời họp trong thư mục “Mẫu thư” và lưu dưới dạng tệp .doc. – Đóng văn bản. Bài tập 2 – Mở văn bản Mẫu thư mời họp ở dạng tệp .doc và lưu ra ổ USB. – Đóng văn bản và thoát khỏi chương trình. 11
12. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer CHƯƠNG 02: SOẠN THẢO VĂN BẢN Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được: Một số thao tác soạn thảo cơ bản Các kỹ năng định dạng văn bản Định dạng đoạn văn bản Tìm kiếm và thay thế văn bản Tính năng AutoCorrect Chèn ký tự đặc biệt1. Một số thao tác soạn thảo cơ bản1.1 Nhập văn bản Sử dụng bộ gõ tiếng Việt:Từ năm 2001 Chính phủ ban hành tiêu chuẩn bộ mã chữ Việt trên máytính TCVN:6909 sử dụng phông chữ Unicode. Hiện nay có hai cách gõtiếng Việt chính là kiểu gõ Telex được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh phíabắc còn VNI được sử dụng rộng rãi ở phía Nam.Phần mềm tiếng Việt chúng tôi giới thiệu trong cuốn giáo trình này làUnikey với kiểu gõ Telex. Máy tính của bạn phải được cài đặt phần mềmnày để có được bộ gõ và bộ phông chữ đi kèm.Bạn sẽ gõ được tiếng Việt sau khi đã cài bộ gõ Unikey và kiểu gõ phải làtiếng Việt với biểu tượng . Nếu biểu tượng xuất hiện là (kiểu gõtiếng Anh), bạn phải nhấn chuột vào biểu tượng đó để chuyển về chế độgõ tiếng Việt. Sử dụng bàn phím:Bật tiếng Việt (nếu bạn muốn gõ tiếng Việt) và sử dụng những thao tácsoạn thảo, thông thường để soạn thảo tài liệu như là:- Các phím ký tự a, b, c, .. , z.12
14. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer- Để về đầu tài liệu hoặc xuống cuối tài liệu: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Home hoặc Ctrl+End. Phóng to, thu nhỏ tài liệu:- Nhấn chuột vào biểu tượng Zoom trên thanh công cụ rồi chọn phần trăm thích hợp, hoặc kéo thanh trượt trên thanh Zoom tại góc dưới bên phải màn hình. Hình 7: Thanh Zoom1.2.2. Hiệu chỉnh văn bản Chọn văn bản:- Chọn một khối văn bản tùy ý: Nhấn giữ và kéo chuột qua khối văn bản đó.- Chọn một hình: Nhấn chuột vào hình đó.- Chọn nhiều dòng: Nhấn giữ và kéo chuột tại vùng của các dòng.- Chọn một đoạn: Giữ phím Shift trong khi nhấn chuột tại điểm đầu và điểm cuối của đoạn văn muốn chọn.- Chọn toàn bộ văn bản: Giữ phím Shift trong khi nhấn chuột tại điểm đầu và điểm cuối của văn bản, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+A. Xóa văn bản, hình ảnh:- Chọn văn bản hoặc hình ảnh muốn xóa rồi nhấn Delete. Chuyển đổi chữ hoa thành chữ thường và ngược lại:- Để chuyển chữ in thường thành chữ in hoa, vào menu FormatChange CaseUppercase.- Để chuyển chữ in hoa thành chữ in thường, vào menu FormarChange CaseLowercase. Chức năng Undo và Redo:14
15. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer- Để hủy bỏ thao tác vừa làm để trở lại tình trạng trước đó: Nhấn chọn biểu tượng Undo trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Z.- Để trở lại tình trạng văn bản vừa mới hủy bỏ: Nhấn chọn biểu tượng Redo trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Y. Di chuyển và sao chép bằng cách kéo thả:- Chọn đối tượng cần di chuyển hoặc sao chép (thông tin chi tiết xem phần chọn văn bản trang 14).- Di chuyển con trỏ chuột đến đối tượng vừa chọn, nhấn giữ chuột trái cho đến khi xuất hiện mũi tên rỗng hướng trái thì kéo chuột đến vị trí mới rồi thả ra (Trong trường hợp sao chép thì nhấn giữ phím Ctrl trước khi thả chuột tại vị trí muốn sao chép tới). Di chuyển và sao chép vùng đệm (Clipboard):- Chọn đối tượng cần di chuyển hoặc sao chép.- Nhấn chuột vào biểu tượng Cut trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+X. (Trong trường hợp sao chép thì nhấn chuột vào biểu tượng Copy trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C).- Đưa con trỏ chuột đến vị trí muốn dán rồi nhấn chuột vào biểu tượng Paste trên thanh công cụ, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.2. Các kỹ năng định dạng văn bản2.1 Định dạng ký tự Cách 1:- Chọn khối văn bản muốn định dạng.- Nhấn chọn các biểu tượng định dạng ký tự mong muốn trên thanh công cụ định dạng. + Font : Nhấn vào mũi tên bên phải của hộp này để chọn phông chữ. 15
19. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer Hình 10: Hộp hội thoại màu phông chữ – Font color2.6 Tô nền văn bản Cách 1:- Chọn đoạn văn bản cần tô nền.- Vào menu FormatParagraph, chọn thẻ Background, khi đó xuất hiện hộp hội thoại sau: Hình 11: Hộp hội thoại định dạng đoạn văn bản – Paragraph 19
22. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer3. Định dạng đoạn văn bản3.1 Căn chỉnh lề3.1.1. Sử dụng hộp hội thoại định dạng- Chọn đoạn văn bản cần định dạng.- Vào menu FormatParagraph, xuất hiện hộp hội thoại sau: Hình 14: Hộp hội thoại Paragraph – Thẻ Indents & Spacing- Nhấn chọn thẻ Indents & Spacing để thiết lập các thông tin sau: + Before text: Chọn khoảng cách thụt lề cả đoạn văn bản so với lề trái. + After text: Chọn khoảng cách thụt lề cả đoạn văn bản so với lề phải. + First line: Chọn khoảng cách thụt lề của dòng đầu tiên trong đoạn.- Nhấn chọn thẻ Alignment:22
24. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer- Căn giữa: Ctrl+E- Căn phải: Ctrl+R- Căn đều hai bên: Ctrl+J3.2 Thiết lập Bullets and NumberingPhần này sẽ hướng dẫn cách thiết lập các loại đánh dấu đầu đoạn(Bullets) và cách đánh số chỉ mục (Numbering) cho các tiêu đề trên tàiliệu Writer.3.2.1. Thiết lập BulletsĐể đánh dấu đầu dòng một đoạn văn bản, hãy làm theo các bước sauđây:- Chọn đoạn văn bản muốn tạo ký hiệu đầu đoạn.- Vào menu FormatBullets and Numbering, xuất hiện hộp hội thoại Bullets and Numbering: Hình 16: Hộp hội thoại Bullets and Numbering – Thẻ Bullets- Chọn thẻ Bullets, nhấn chuột lên kiểu Bullet muốn thiết lập.24
25. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer- Bạn có thể chọn một kiểu Bullet là các hình ảnh khác trong thẻ Graphics. Hình 17: Hộp hội thoại Bullets and Numbering – Thẻ Graphics- Để thiết lập các tùy chọn cho việc đánh dấu đầu dòng bạn có thể thao tác như sau: + Chọn thẻ Options. 25
28. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer- Right tab : Nội dung gõ bắt đầu từ biên phải của Tab và di chuyển dần về bên trái.- Center tab : Nội dung gõ vào sẽ giãn đều ra hai bên của Tab.- Decimal tab: Tab thập phân – Nếu nội dung gõ là text thì nội dung gõ vào sẽ dịch chuyển sang bên trái. Nếu nội dung gõ vào có dấu chấm thập phân thì dấu thập phân đó sẽ được đặt vào vị trí trung tâm của điểm dừng Tab. Cách đặt Tab:- Nhấn chuột vào biểu tượng Tab Alignment nằm bên trái thước ngang cho đến khi nào chọn được loại Tab cần sử dụng. Hình 20: Biểu tượng Tab- Trên thanh thước kẻ nhấn chuột tại vị trí muốn đặt Tab.- Muốn thiết lập các thông tin cho các điểm dừng Tab, vào menu FormatParagraph, chọn thẻ Tabs.28
30. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer3.5 Chia văn bản thành nhiều cộtOpenOffice.org cung cấp tính năng Columns giúp người dùng dễ dàngchia văn bản của mình thành nhiều cột (giống như định dạng trên cáctrang báo và tạp chí).Mỗi đoạn văn bản có thể được chia thành các cột có độ rộng khác nhau.Trên mỗi cột, có thể thực hiện chèn các thông tin như: bảng biểu, hìnhvẽ,… giống như thao tác trên các trang tài liệu thông thường.- Chọn vùng văn bản muốn chia cột.- Vào menu FormatColumns, xuất hiện hộp hội thoại Columns: Hình 22: Hộp hội thoại Columns- Thiết lập các thông số cho hộp hội thoại Columns với các định dạng tương tự như hình vẽ mô tả. + Đánh số lượng cột cần chia vùng văn bản vào ô Columns hoặc có thể chọn các hình có sẵn. + Chọn độ rộng của các cột văn bản cần chia trong hộp hội thoại Width. + Chọn độ rộng giãn cách giữa các cột trong hộp hội thoại Spacing.30
33. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer Hình 24: Thanh công cụ Insert- Nhập nội dung chú thích vào khung Footer nơi cuối trang hoặc cuối văn bản. Cách 2:- Đưa con trỏ chuột vào vị trí chèn dấu hiệu cho chú thích cuối trang và chú thích cuối văn bản.- Vào menu InsertFootnote, khi đó xuất hiện hộp hội thoại Insert Footnote: Hình 25: Hộp hội thoại Insert Footnote- Trong mục Numbering, chọn biểu tượng hiển thị chú thích là số tự động hay là ký tự đặc biệt. + Automatic: Hệ thống tự động chèn ký hiệu số biểu hiện cho phần chú thích cần thêm vào. + Character: Khi nhấn chuột vào biểu tượng , hộp hội thoại Special Characters xuất hiện, sau đó chọn một ký tự đặc biệt làm dấu hiệu cho chú thích cần thêm vào.- Trong mục Type: + Footnote: chọn mục này để chèn thêm chú thích vào cuối trang hiện thời. 33
36. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer Hình 27: Hộp hội thoại Insert Note- Để định dạng nội dung của chú ý: o Chọn nội dung cần định dạng. o Nhấn chuột phải, chọn Bold để in đậm, Italic để in nghiêng, Underline để gạch chân hoặc Strikethrough để gạch ngang nội dung đã chọn.- Để xóa chú ý: o Xóa 1 chú ý: Nhấn chọn chú ý cần xóa, nhấn chuột phải và chọn Delete Note. o Xóa tất cả chú ý không rõ nguồn gốc: Nhấn chuột phải vào chú ý bất kỳ, chọn Delete All Notes by Unknown Author. o Xóa tất cả chú ý trong văn bản: Nhấn chuột phải vào chú ý bất kỳ, chọn Delete All Notes.3.11 Tạo và quản lý các StyleTrong quá trình soạn thảo văn bản, nhiều khi cần định dạng nhiều đoạnvăn bản theo cùng một kiểu định dạng. Nếu phải định dạng lần lượt từngđoạn như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian, vả lại khó chính xác vì phải thaotác quá nhiều. Một trong những cách đơn giản nhất trong Writer giúpđơn giản tình huống trên là Style.36
37. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi WriterStyle là một tập hợp các định dạng văn bản của một đoạn, có tên gọi vàcó thể được gán bởi một tổ hợp phím nóng.Style đặc biệt cần thiết khi phải soạn thảo một giáo trình, một tài liệu cóchứa nhiều mục, nhiều đoạn văn bản khác nhau.3.11.1. Tạo Style mớiĐể tạo một Style mới hãy làm như sau:- Vào menu FormatStyles and Formatting hoặc nhấn phím F11, cửa sổ Styles and Formatting xuất hiện: Hình 28: Cửa sổ Styles and Formating- Chọn chức năng tạo kiểu định dạng: + Chọn chức năng tạo kiểu định dạng cho đoạn văn . + Chọn chức năng tạo kiểu định dạng cho ký tự . + Chọn chức năng tạo kiểu định dạng cho khung . + Chọn chức năng tạo kiểu định dạng cho trang văn bản . + Chọn chức năng tạo kiểu định dạng cho danh sách .- Thêm mới Style: 37
38. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer + Tại hộp hội thoại chức năng tạo kiểu định dạng đã chọn, nhấn chuột phải chọn New, hộp hội thoại thiết lập thông tin cho kiểu định dạng tương ứng xuất hiện: Hình 29: Hộp hội thoại Paragraph Style – Thẻ Organizer + Thẻ Organizer: Nhập tên cho Style mới vào mục Name. Ví dụ “Than_VB”. + Thẻ Font: Nhấn chọn thẻ này để định dạng phông chữ cho Styles. + Thẻ Tabs: Nhấn chọn thẻ này để đặt điểm Tab cho Style (nếu cần). + Thẻ Borders: Nhấn chọn thẻ này để chọn kiểu đường viền cho Style (nếu cần). + Thẻ Numbering: Nhấn chọn thẻ này để chọn kiểu đánh dấu đầu dòng hoặc đánh số (nếu cần). + …38
44. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi WriterTham khảo chéo xuất hiện dưới dạng liên kết nhanh, cho phép bạn nhấnchuột vào đó để chuyển tới nội dung tham khảo chéo ngay lập tức.4. Tìm kiếm và thay thế văn bảnTính năng Find & Replace trong Writer giúp tìm kiếm văn bản, đồngthời giúp thay thế một cụm từ bởi một cụm từ mới một cách nhanh chóngvà chính xác. Điều này giúp ích rất nhiều khi bạn phải làm việc với mộttài liệu có số lượng trang lớn.4.1 Tìm kiếm văn bảnĐể tìm kiếm một cụm từ trong tài liệu của mình, làm như sau:- Chọn vùng văn bản muốn tìm kiếm, nếu không lựa chọn một vùng văn bản, Writer sẽ thực hiện tìm kiếm trên toàn bộ tài liệu.- Vào menu EditFind & Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+F, khi đó hộp hội thoại Find & Replace xuất hiện: Hình 34: Hộp hội thoại Find & Replace- Gõ từ cần tìm kiếm vào mục Search for. Ví dụ: Viet Nam.- Thiết lập các tuỳ chọn tìm kiếm như sau:44
50. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer Cách thức mua bán chứng khoánTrên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể:1. Mua chứng khoán của tổ chức phát hành * Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành: Nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này rất bất cập, nhất là về mặt địa lý. * Mua thông qua trung gian: Trung gian ở đây là các nhà đại lý hoặc các nhà bảo lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại. Nếu bạn mua chứng khoán của tổ chức phát hành chưa niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán(TTGDCK) thì việc chuyển nhượng hoặc bán lại chứng khoán đó cho người khác hiện nay gặp nhiều khó khăn vì không dễ tìm được người mua. Hơn nữa, bên bán phải trực tiếp đến công ty (hoặc uỷ quyền) để thực hiện chuyển nhượng cho người mua.2. Mua bán chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoánChứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn đượcđăng ký để mua bán tại TTGDCK, thường là các công ty kinh doanh có hiệuquả phát hành, tình hình tài chính đã được kiểm toán và thông tin về doanhnghiệp được công bố công khai cho mọi người biết.Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại TTGDCK đã được mô tả theocác bước: * Bước l: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán. * Bước 2: Công ty chuyển lệnh mua hoặc bán chứng khoán cho đại diện của công ty tại TTGDCK. * Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán. * Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư. * Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán.50
51. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer Bài tập 2 – Soạn thảo văn bản có nội dung như sau và lưu văn bản với tên Bai viet chúng tôi 51
52. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer CHƯƠNG 03: BẢNG BIỂU Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được: Thực đơn và thanh công cụ về bảng Tạo bảng mới Một số thao tác trong bảng Trình bày nội dung trong bảng Vẽ khung và tô nền Chuyển đổi văn bản và bảng Tính toán trên bảng Sắp xếp dữ liệu trong bảng Chèn chú thích cho bảng1. Thực đơn và thanh công cụ về bảng Hình 39: Thanh công cụ về bảng – Table Tên biểu tượng Miêu tảBảng – Table Chèn một bảng vào trong tài liệu. Bạn cũng có thể nhấn vào mũi tên bên phải biểu tượng này, sau đó kéo chuột để lựa chọn số hàng, số cột của hàng.Kiểu đường viền – Mở công cụ kiểu đường viền để sửa kiểu cho đườngLine Style viền của bảng.Màu đường viền – Mở công cụ màu đường viền để sửa đổi màu của đường52
53. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi WriterLine Color viền.Đường viền – Mở công cụ đường viền để có thể lựa chọn các cạnh cóBorders đường viền.Màu nền – Mở công cụ màu nền để có thể lựa chọn màu nền choBackground Color bảng.Nhập ô – Merge Kết hợp các ô được lựa chọn thành một ô duy nhất.CellsChia ô – Split Mở hộp hội thoại chia ô để có thể định nghĩa cách bạnCells phân chia một ô.Tối ưu hóa – Mở công cụ tối ưu hóa để có thể phân bổ các hàng, cácOptimize cột đều nhau, hay tối ưu hóa chiều cao, độ rộng của các hàng, cột.Trên – Top Canh lề nội dung của các ô được lựa chọn về phía trên của ô.Giữa (Dọc) – Canh lề nội dung của các ô lựa chọn về phía trung tâmCenter (Vertical ) của ôDưới – Bottom Canh lề nội dung của các ô lựa chọn về phía dưới của ô.Chèn dòng – Chèn một dòng vào phía bên dưới của dòng được lựaInsert Row chọn.Chèn cột – Insert Chèn một cột vào sau cột được lựa chọn.ColumnXóa dòng – Delete Xóa một dòng hay nhiều dòng được lựa chọn từ bảng.RowXóa cột – Delete Xóa một cột hay nhiều cột được lựa chọn từ bảng.ColumnTự động định Mở hộp hội thoại tự động định dạng, ở đó bạn có thểdạng – lựa chọn trong một tập hợp rất nhiều các định dạngAutoFormat được định nghĩa từ trước bao gồm: phông chữ, kiểu tô, và đường viềnThuộc tính bảng – Mở hộp hội thoại định dạng bảng, ở đó bạn có thể sửaTable Properties đổi rất nhiều thuộc tính cho bảng như: tên, căn chỉnh, giãn cách, độ rộng cột, màu nền của bảng.Sắp xếp – Sort Mở hộp hội thoại sắp xếp, nơi bạn có thể xác định các tiêu chuẩn sắp xếp cho các ô được lựa chọn.Tổng – Sum Kích hoạt chức năng tính tổng. Bạn có thể tham khảo phần “Tính toán trên bảng” trang 64. Bảng 1: Chức năng của các biểu tượng trên thanh công cụ bảngĐể hiển thị thanh công cụ Table bạn có thể vào menu 53
54. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi WriterViewToolbarsTable.2. Tạo bảng mới Cách 1:- Đặt trỏ chuột tại vị trí muốn tạo bảng trong văn bản.- Nhấn chuột vào mũi tên bên phải biểu tượng Table trên thanh công cụ, xuất hiện một bảng lưới như sau:Hình 40: Thêm bảng mới từ thanh công cụ- Nhấn giữ và kéo chuột qua lưới đó để chọn số hàng và số cột muốn tạo rồi thả chuột. Cách 2:- Đặt trỏ chuột tại vị trí muốn tạo bảng trong văn bản.- Vào menu TableInsertTable, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Table trên thanh công cụ, xuất hiện hộp hội thoại:54
57. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer Hình 44: Hộp hội thoại Insert Columns + Thao tác tiếp theo tương tự như phần chèn hàng. Xóa hàng, cột:- Chọn hàng hoặc cột cần xóa.- Vào menu TableDelete, chọn Rows nếu muốn xóa hàng và chọn Columns nếu muốn xóa cột. Điều chỉnh hàng, cột:- Cách 1: + Để thay đổi chiều cao của hàng: Dời con trỏ chuột đến hàng lưới ngang của hàng đó, khi con trỏ chuột biến thành hình mũi tên hai đầu, nhấn giữ và kéo lên hoặc xuống để thay đổi chiều cao của dòng. + Để thay đổi độ rộng của cột: Dời con trỏ chuột đến lưới dọc của cột, khi con trỏ chuột biến thành hình mũi tên hai đầu thì nhấn và kéo chuột sang phải hoặc trái để thay đổi độ rộng của cột.- Cách 2: + Chọn hàng hoặc cột cần thay đổi kích thước. + Vào menu TableTable Properties, khi đó xuất hiện hộp hội thoại Table Format. + Chọn thẻ Columns. 57
60. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer Hình 47: Hộp hội thoại Split Table + Chọn các định dạng về dòng tiêu đề cho bảng mới.- Gộp hai bảng: + Xóa khoảng trắng giữa hai bảng bằng cách dùng phím Delete. + Chọn một ô trong bảng thứ 2. + Nhấn chuột phải và chọn Merge Tables, khi đó xuất hiện hộp hội thoại gộp bảng Merge Tables. Hình 48: Hộp hội thoại Merge Tables + Chọn Join with previous table khi muốn gộp bảng chứa ô đang chọn với bảng ở phía trước nó. + Chọn Joint with next table khi muốn gộp bảng chứa ô đang chọn với bảng sau nó. Lặp lại tiêu đề khi sang trang:Bạn có thể lặp lại tiêu đề của một bảng nào đó khi sang trang mới màbảng đó kéo qua như sau:- Vào menu TableInsertTable, xuất hiện hộp hội thoại chèn bảng:60
65. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer Tính tổng:Giả sử có một bảng số liệu như sau: STT Họ và tên Lương Phụ cấp Thực lĩnh 1 Nguyễn Thị Hòa 1.500.000 300.000 ? 2 Trần Văn Anh 1.300.000 200.000 ? 3 Lê Thị Hoa 1.450.000 200.000 ? Tổng cộng ? ? ?Sử dụng hàm tính tổng SUM của Writer để điền giá trị tổng vào các ô códấu ?- Đặt điểm trỏ lên ô cần chứa giá trị tổng. Ví dụ một ô trên dòng Tổng cộng.- Mở mục chọn TableFormula, hoặc nhấn phím F2, hộp hội thoại Formula xuất hiện: Hình 53: Thanh công thức- Gõ công thức cần tính ở mục Formula. Ví dụ: = SUM và dùng chuột bôi đen những ô cần tính tổng. Công thức này được áp dụng để tính tổng.- Cuối cùng nhấn phím Enter để hoàn tất việc tính tổng. Tương tự với các ô còn lại, ta được kết quả như sau:Giả sử có một bảng số liệu như sau: STT Họ và tên Lương Phụ cấp Thực lĩnh 1 Nguyễn Thị Hòa 1.500.000 300.000 1.800.000 2 Trần Văn Anh 1.300.000 200.000 1.500.000 65
66. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer 3 Lê Thị Hoa 1.450.000 200.000 1.650.000 Tổng cộng 4.250.000 700.000 4.950.0008. Sắp xếp dữ liệu trên bảngDữ liệu trên bảng có thể được sắp xếp theo một thứ tự nào đó.Giả sử có bảng dữ liệu như sau: STT Họ và đệm Tên Điểm trung bình 1 Nguyễn Văn Bình 7.3 2 Đoàn Văn Lâm 7.0 3 Lê Thị Hoa 7.8 4 Cao Thái Sơn 6.9 5 Vũ Văn Anh 5.0Sắp xếp bảng theo Tên, Họ đệm và Điểm trung bình:- Chọn vùng cần sắp xếp, cụ thể trong bài toán này bạn chọn cột Họ và đệm, cột Tên và cột Điểm trung bình.- Vào menu ToolsSort hoặc menu TableSort, xuất hiện hộp hội thoại Sort.66
70. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer * Hội chợ triển lãm * Dịch vụ web70
71. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer CHƯƠNG 04: ĐỒ HỌA Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được: Vẽ khối hình đơn giản Tạo chữ nghệ thuật Chèn ảnh vào tài liệu Hiệu chỉnh hình ảnh Tạo biểu thức, phương trình tính toánNgoài những khả năng về soạn thảo và định dạng văn bản, khả năng đồhọa của Writer cũng rất mạnh. Trong chương này, chúng ta sẽ được tìmhiểu và tiếp cận những kỹ thuật vẽ hình cũng như xử lý một số khối hìnhhọa trực tiếp trên Writer.- Để làm việc với môi trường đồ họa trên Writer, bạn phải sử dụng đến thanh công cụ Drawing. Hình 56: Thanh công cụ Drawing- Nếu chưa nhìn thấy thanh công cụ này trên màn hình có thể mở nó bằng cách vào ViewToolbars Drawing.1. Vẽ khối hình đơn giản Vẽ đường thẳng, mũi tên, hình chữ nhật, Ellipse, hình vuông, hình tròn:- Nhấn chọn biểu tượng công cụ vẽ cần thiết trên thanh công cụ vẽ Drawing.- Kéo và thả chuột tại vị trí muốn vẽ. Tạo hộp văn bản:- Nhấn chọn biểu tượng Text trên thanh công cụ vẽ. 71
72. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer- Kéo và thả chuột ở vị trí muốn tạo dòng text.- Nhập nội dung văn bản vào khung vừa tạo. Vẽ hình theo mẫu:- Trên thanh công cụ vẽ – Drawing, nhấn chuột vào mũi tên bên phải của nhóm mẫu vẽ cần chọn mẫu. + Các mẫu hình cơ bản – Basic shapes : Chọn các mẫu hình cơ bản như hình chữ nhật, hình vuông… + Các mẫu hình biểu tượng – Symbol shapes : Chọn các mẫu biểu tượng. + Các mẫu hình mũi tên – Block Arrows : Chọn các mẫu hình mũi tên. + Các mẫu hình biểu đồ tiến trình – Flowcharts . + Các mẫu hình dòng thoại, dòng mô tả – Callouts : chọn các mẫu dòng thoại hay dòng mô tả. + Các mẫu hình sao – Starts : Chọn các mẫu hình sao.- Nhấn chọn mẫu vẽ rồi di chuyển đến nơi muốn vẽ hình mẫu.- Thay đổi kích thước và di chuyển mẫu vẽ giống như hình ảnh.2. Tạo chữ nghệ thuật- Đặt con trỏ chuột tại vị trí muốn chèn chữ nghệ thuật trên văn bản.- Nhấn chuột vào biểu tượng Fontwork Gallery trên thanh công cụ vẽ Drawing, xuất hiện hộp hội thoại Fontwork Gallery.72
74. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer- Gõ dòng chữ mà bạn muốn tạo dạng chữ nghệ thuật ở vùng Fontwork.- Chọn các định dạng về phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ cho dòng chữ muốn tạo chữ nghệ thuật bằng cách nhấn chuột vào dòng chữ cần tạo và sử dụng các biểu tượng công cụ trên thanh Fontwork.- Nhấn phím Enter để kết thúc việc tạo chữ nghệ thuật.3. Chèn ảnh vào tài liệuBạn có thể chèn được hình ảnh từ nhiều nguồn khác nhau trên máy tínhvào tài liệu Writer như: ảnh từ một tệp tin, ảnh từ máy quét (scanner).3.1 Chèn ảnh từ một tệp tinĐể chèn ảnh từ một tệp tin vào tài liệu, bạn làm như sau:- Đưa con trỏ chuột vào vị trí muốn chèn ảnh.- Vào menu InsertPictureFrom File, hộp hội thoại Insert picture xuất hiện cho phép bạn tìm tệp ảnh cần chèn vào tài liệu.74
76. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer4. Hiệu chỉnh hình ảnh4.1 Thay đổi kích thước- Nhấn chọn hình cần thay đổi kích thước, xung quanh hình sẽ xuất hiện các nút hiệu chỉnh kích thước màu xanh.- Di chuyển con trỏ chuột đến các nút này, nhấn giữ và kéo chuột để thay đổi kích thước.4.2 Di chuyển- Dời con trỏ chuột đến hình, nhấn giữ chuột, kéo chuột đến vị trí mới rồi thả.4.3 Thay đổi nhanh hình- Nhấn chọn vào hình sẽ thấy thanh công cụ Picture như sau: Hình 61: Thanh công cụ Picture- Nhấn chuột vào biểu tượng Filter trên thanh công cụ để thay đổi hình ảnh với những hiệu ứng có sẵn.4.4 Xóa hình- Nhấn chọn hình cần xóa, nhấn phím Delete.4.5 Vị trí của hình ảnh đối với văn bản- Bấm đúp chuột vào hình, xuất hiện hộp hội thoại Picture.76
77. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer Hình 62: Hộp hội thoại Picture – Thẻ Wrap- Chọn thẻ Wrap, chọn kiểu bao text cho hình ảnh trong phần Settings.- Điều chỉnh thông số giãn cách hình ảnh đối với văn bản trong phần Spacing.5. Tạo các biểu thức, phương trình tính toán5.1 Tạo biểu thức- Đặt điểm chèn tại vị trí cần tạo biểu thức toán học.- Vào menu InsertObjectFormula, xuất hiện vùng soạn thảo văn bản bên dưới vùng soạn thảo chính.- Nhấn chuột phải vào vùng soạn thảo mới, xuất hiện danh sách biểu thức toán học.- Muốn chèn ký hiệu nào thì nhấn chọn ký hiệu đó rồi nhập giá trị biểu thức vào. 77
78. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer- Khi soạn xong nhấn chuột vào vùng soạn thảo văn bản chính sẽ được biểu thức cần thiết.5.2 Hiệu chỉnh- Bấm đúp chuột vào biểu thức toán học.5.3 Xóa- Nhấn chọn biểu thức, nhấn phím Delete.6. Bài tập Bài tập 1 – Tạo một văn bản có nội dung như sau: Bài tập 2 – Soạn các công thức sau: a. x2 + y2 = 1 b. x2 – y2 = 178
81. Hướng dẫn sử dụng chúng tôi Writer o Orientation: hướng của trang giấy. Portrait: hướng giấy dọc Landscape: hướng giấy ngang- Thiết lập các thông tin cho phần lề trang – Margin: o Left: lề trái của trang giấy. o Right: lề phải của trang giấy. o Top: lề bên trên của trang giấy. o Bottom: lề bên dưới ở trang giấy.2. Thiết lập tiêu đề đầu trang, cuối trang2.1 Thiết lập tiêu đề đầu trang – Header Cách 1:- Vào menu InsertHeaderDefault, xuất hiện khung ở đầu trang như sau:- Nhập nội dung tiêu đề đầu trang vào khung này. Cách 2:- Vào menu FormatPage, chọn thẻ Header, xuất hiện hộp hội thoại sau: 81
Bạn đang xem bài viết Đề Tài Hoạt Động Soạn Thảo Văn Bản Tại Ubnd trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!