Xem Nhiều 6/2023 #️ Đề Tài Mội Số Giải Pháp Giúp Học Sinh Yếu Học Tốt Môn Văn # Top 12 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Đề Tài Mội Số Giải Pháp Giúp Học Sinh Yếu Học Tốt Môn Văn # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Tài Mội Số Giải Pháp Giúp Học Sinh Yếu Học Tốt Môn Văn mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

HỌC TỐT MÔN VĂN. A. PHẦN MỞ ĐẦU : Từ trước đến nay, môn Văn là một trong những môn quan trọng và cơ bản trong nhà trường phổ thông với những lí do sau : + Văn học là một kiểu mẫu văn hoá. Văn học diễn đạt những ý tưởng hết sức có ý nghĩa cũng như những tình cảm của con người trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Người học có thể hiểu và cảm thụ được tư tưởng, tình cảm và hình thức nghệ thuật của nền văn hoá ấy. + Văn học là một kiểu mẫu ngôn ngữ. Người học tiếp cận với những cách dùng sáng tạo, tinh tế của ngôn ngữ. Ngôn ngữ tạo ra văn học. Người học càng đọc nhiều thì càng có khả năng dùng từ chính xác và hiệu quả. + Văn học là một kiểu mẫu cho sự phát triển cá nhân. Người dạy phải tìm cách cuốn hút học sinh vào việc đọc các tác phẩm văn học. Sự thành công của việc này được đo bằng mức độ yêu thích văn học của học sinh. Việc đọc một cách có hiệu quả không những giúp cá nhân học sinh phát triển mà còn giúp mối quan hệ giữa học sinh với thầy, giữa học sinh với cộng đồng xung quanh ngày một tốt đẹp hơn. Thực tế trong những năm học vừa qua, học sinh học yếu môn Văn còn khá nhiều. Các em chưa có sự hứng thú, say mê môn Văn, chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn. Một số em yếu thì yếu đều các môn, dẫn đến chán học, ngại học môn Văn. Vì vậy học sinh yếu không hiểu được học Văn có tác dụng gì? Còn giáo viên thì lúng túng trong vi ệc tìm giải pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu bộ môn và bồi dưỡng lòng say mê Văn học trong học sinh. Chính những lí do quan trọng trên và hơn nữa, để tiếp tục thực hiện chủ trương giúp đỡ học sinh yếu học tốt bộ môn, xin đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các em học yếu môn Văn có thể vươn lên và đạt yêu cầu cơ bản của bộ môn trong chương trình THCS. B. NỘI DUNG GIẢI PHÁP : I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài : Trước yêu cầu dạy và học của bộ môn theo hướng đổi mới, một số học sinh gặp khó khăn, kiểm tra thường xuyên bị điểm dưới trung bình, đó là những học sinh học yếu bộ môn. Sự yếu kém đó tập trung vào ba điểm cơ bản sau : – Nhiều lổ hỏng về kiến thức và kĩ năng. – Tiếp thu chậm. – Phương pháp học tập bộ môn chưa tốt. 2Do vậy, việc giúp đỡ học sinh học yếu bộ môn phải được thực hiện đồng loạt bằng các biện pháp phân hoá, nghĩa là tách riêng diện học sinh này ra để có biện pháp giúp đỡ phù hợp. Trước tình hình đó, giáo viên phải giải quyết được các vấn đề : – Như thế nào là luyện tập vừa sức cho học sinh yếu kém? – Làm sao để lấp lổ hỏng về kiến thức và kĩ năng cho học sinh? – Làm sao trong những giờ lên lớp phải đảm bảo về kiến thức và kĩ năng cho đối tượng HS này? – Bồi dưỡng phương pháp học tập bộ môn cho HS yếu như thế nào? ( ) II. Thực trạng : 1. Về phía giáo viên : – Giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy; chưa có sự tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy nên làm cho giờ học nhàm chán, học sinh không thú học văn. – Chưa phát huy việc đọc sách của học sinh. – Việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong học Văn chưa được quan tâm đúng mức; chưa chú trọng đánh giá năng lực cảm thụ văn học, năng lực tư duy, năng lực diễn đạt của học sinh để phân hoá học sinh. 2. Về phía học sinh : – Học sinh chưa chủ động đọc và hiểu tác phẩm nên kiến thức Văn học trong chương trình không nắm chắc. – Yếu những kĩ năng cần thiết để vận dụng các kiến thức về tiếng Việt, làm văn trong việc trình bày những hiểu biết về văn học. – Chưa rung động trước những giá trị chân – thiện – mỹ của các tác phẩm văn học, chưa nắm được những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam và văn học thế giới. III. Một số giải pháp giúp học sinh yếu học tốt môn Văn : 1. Đổi mới phương pháp giảng dạy : – Giáo viên cần chú trọng việc tự học, tự bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy theo đặc trưng bộ môn. – Tổ chức các hoạt động ngoại khoá về văn học, gắn kết yêu cầu hiểu biết về văn học trong các cuộc thi “Đố vui ôn luyện”. – Cải tiến đánh giá, kiểm tra theo hướng đánh giá được năng lực cảm thụ văn chương và vận dụng kĩ năng diễn đạt, tạo điều kiện để học sinh thể hiện năng lực sáng tạo của cá nhân. 2. Rà soát phân loại học lực của học sinh ngay từ đầu năm học. 3- Khi ra đề kiểm tra cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình mà học sinh vừa hoàn thành ở năm học trước, thông qua kiểm tra để phân loại được và đúng học lực của học sinh. – Sau khi phân loại được học sinh, giáo viên tìm hiểu nguyên nhân học yếu của từng em để có hướng giúp đỡ. 3. Giúp đỡ học sinh học yếu bộ môn : a. Tổ chức chuyên đề “Dạy HS cách học môn Ngữ văn”. Nội dung cụ thể như sau : * Đối với phân môn Văn học + Chuẩn bị ở nhà: lần. Lần 1 đọc qua để nắm bắt được nội dung tác phẩm, lần 2 đọc chậm, kỹ để nắm sâu hơn, lần 3 đọc và kết hợp tự tìm hiểu dựa vào hệ thống gợi ý tìm hiểu, kết hợp nắm những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm từ chú thích. – Nếu tác phẩm là thơ, phải tập đọc diễn cảm để bước đầu có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thơ, tìm nghệ thuật sử dụng trong bài, tìm từ ngữ quan trọng. – Đối với tác phẩm là truyện, đọc tác phẩm lần 1 sau đó tóm tắt tác phẩm một cách ngắn gọn, đọc lần 2 tìm chi tiết cần phân tích, tìm kết cấu của truyện, tìm hiểu nhân vật, nghệ thuật và trả lời câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản. – Nếu làm được như vậy để chuẩn bị cho công việc soạn bài, thì đến lớp sẽ hiểu bài dễ dàng và hiểu sâu hơn. – Ngoài ra, để mở rộng kiến thức phần văn bản, ngoài sách giáo khoa, học sinh cần tham khảo thêm tư liệu như các tác phẩm lớn, tạp chí văn học, từ điển văn học, các bài văn, bài báo hay. Khi đọc, cần ghi chép những lời hay, ý đẹp vào sổ tay văn học của mình để khi cần thiết đưa ra vận dụng. + Học trên lớp: – Cần tập trung nghe giảng, nghe ý kiến xây dựng bài của bạn, hỏi ngay những điều mình chưa hiểu. – Có vở nháp ghi những gì thầy, cô giáo giảng (cần thiết) những dẫn chứng minh hoạ, mở rộng và tích luỹ thêm kiến thức vào sổ tay văn học. 4- Thực hiện đầy đủ, đầu tư tốt các bài tập thầy cô giáo giao về nhà, chú ý các bài tập viết + Học ở nhà: – Sau khi đã tìm hiểu văn bản ở lớp, về nhà chúng ta cần: – Học ngày bài của ngày hôm đó. – Tự ôn luyện ngay từ khi chưa làm bài kiểm tra, nên ôn tập theo cụn văn bản. (VD: Cụm văn dẫn chứng cụ thể). – Tuyệt đối không được học vẹt, phải vừa học vừa tự kiểm tra theo cách tự đặt ra vấn đề và tự giải quyết. Có thể dựa vào những câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc các đề mục cấu trúc, các đơn vị kiến thức trong bài học. VD: Những gì cần nắm về tác giả? Xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt? Nghệ thuật? Nội dung chính? Nội dung đó thể hiện với những ý nào? * Đối với phân môn Tiếng Việt. + Chuẩn bị ở nhà: – Như ta đã biết, tiếng Việt là một phân môn rất quan trọng của môn Ngữ văn. Nếu chúng ta nắm vững kiến thức phần này thì có thể tích hợp tốt khi học văn bản, sẽ phân tích được giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản một cách sâu sắc. Với Tập làm văn, tiếng Việt sẽ giúp ta biết dùng từ, diễn đạt câu văn trôi chảy, có ý nghĩa. Không những thế, tiếng Việt còn giúp ta khi giao tiếp hằng ngày. Chính vì vậy mà ta phải học tốt phân môn tiếng Việt ở nhà qua hai khâu : Học bài cũ và soạn bài mới. – Phần bài cũ ta phải học kĩ, học thuộc lí thuyết. Từ lí thuyết vận dụng giải quyết các bài tập một cách triệt để. Sau khi nắm được kiến thức trọng tâm của bài cũ, chúng ta tiến hành học bài mới bằng cách : Đọc kĩ ví dụ, phân tích ví dụ theo câu hỏi sách giáo khoa. Từ ví dụ rút ra kiến thức ở mức độ sơ giản nhất. Khi tìm hiểu bài mới phần lí thuyết, chúng ta phải xem phần luyện tập, dự kiến cách giải quyết các bài tập theo hiểu biết của mình, có như vậy đến lớp khi thầy cô giảng bài mới tiếp thu một cách hứng thú và say 5sưa. Nếu chúng ta chuẩn bị tốt ở nhà thì việc học phân môn tiếng Việt sẽ không khó khăn, ta sẽ nắm chắc kiến thức ngay tại lớp và đạt hiệu quả cao trong học tập. +Học trên lớp: – Chú ý nghe giảng bài, hăng say phát biểu, xây dựng bài, biết tiếp thu từ ý thức đến khái niệm. Từ khái niệm đó tập lấy ví dụ. – Sau khi đã sơ bộ hình thành tri thức mới, học sinh cần củng cố, khắc sâu kiến thức bằng cách làm thêm một số bài tập nhận biết, phân tích (Bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và có thể là một số bài tập sưu tầm ). – Củng cố kiến thức theo từng phần, từng chương đã học theo hình thức mô hình, sơ đồ. – Mỗi loại như vậy cũng phải lấy ví dụ, làm bài tập ứng dụng. – Đối với một khái niệm phức tạp, nhiều ý, cần tách từng ý để hiểu. – Cần tích hợp phân môn Văn, Tập làm văn vào phần ứng dụng tiếng Việt. – Khi thực hành bài Tập làm văn, áp dụng kiến thức tiếng Việt vào bài cho hiệu quả như : Các biện pháp tu từ, từ ngữ biểu cảm, từ tượng thanh, từ tượng hình, văn miêu tả, biểu cảm có sử dụng miêu tả + Học ở nhà: – Khi học mỗi đơn vị kiến thức cũng không quên tự tìm thêm ví dụ kèm theo. Phải siêng năng làm bài tập, trước hết là làm hết bài tập trong sách giáo khoa, sau đó đến bài tập nâng cao. – Sau khoảng 5 bài tiếng Việt, chúng ta tự ôn lại kiến thức theo hệ thống rồi quy loại, phân loại các đơn vị kiến thức. – Khi rút ra được cái chung của các sự kiện ngôn ngữ, tập phân chia chúng ra từng nhóm và quy loại vào các nhóm riêng biệt. Việc chia các hiện tượng ngôn ngữ thành các nhóm dựa vào nét giống nhau, khác nhau của chúng. – Bản thân mỗi chúng ta có thể phấn đấu để có riêng một cuốn từ điển Tiếng Việt hoặc nếu được một số cuốn sách cần thiết như : Thành ngữ tiếng Việt, hoặc tục ngữ, ca dao * Đối với phân môn Tập làm văn. Muốn thực hiện tốt phần tập làm văn chúng ta cần thực hiện các bước sau : – Nắm vững yêu cầu chung về hình thức, nội dung của bài. – Phải đọc kỹ đề, chú ý các từ ngữ quan trọng để xác định đúng nội dung kiểu bài sẽ thực hiện. Đề bài thường có hai phần từ ngữ thể hiện điều đó. 6- Xác định tư liệu sử dụng tư liệu để làm bài : Vốn sống thực tế hay vốn sống văn học (Tuỳ theo dạng đề). Cụ thể : phong phú, có ý thức sử dụng khi viết. + So sánh, liên tưởng, tưởng tượng, liên hệ + Vận dụng những ngôn ngữ hay, đẹp tích luỹ, cảm nhận từ khi học các văn bản. b. Quan tâm, chú ý đến học sinh yếu trong từng giờ học, tiết học : – Trong giờ học, giáo viên cần tạo điều kiện, động viên, khuyến khích các đối tượng HS yếu được tham gia hoạt động, tham gia xây dựng bài bằng những câu hỏi ở mức độ dễ hoặc trung bình. – Khi HS có biểu hiện tiến bộ, dù không nhiều, giáo viên cũng cần khen ngợi, tuyên dương kịp thời. – Giáo viên thường xuyên kiểm tra tình hình chuẩn bị bài (bài mới lẫn bài cũ) trong các giờ học để chấn chỉnh kịp thời nề nếp học tập của học sinh. – Thành lập đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập. Học sinh khá giỏi bộ môn kèm cặp cho học sinh yếu. Trong từng lớp phải có cán sự bộ môn để phối kết hợp với giáo viên theo dõi, kiểm tra tình hình học tập. – Ở phần luyện tập (đối với Tiếng Việt và Tập làm văn), cần hướng dẫn các em cách sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là trong các bài tập viết đoạn văn miêu tả để tránh câu văn cụt, tập cho các em biết nhận xét cái hay cũng như những thiếu sót trong bài làm của bản thân, biết cách sửa chữa khi được bạn và thầy cô góp ý. – Giáo viên cũng cần giành thời gian hướng dẫn các em sử dụng các cặp quan hệ từ để ý câu liền mạch và câu bao giờ cũng đủ các bộ phận chính. c. Giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm . – Tác động đến tư tưởng các em, giúp các em tự tin vào sức lực và khả năng của mình, từ đó có sự hứng thú và yêu thích bộ môn. – Tạo một môi trường thân thiện. Giáo viên cần thân mật, vui vẻ với học sinh để học sinh tự nhiên và mạnh dạn hơn trong các giờ học. – Khuyến khích, động viên các em tham gia các lớp học phù đạo do nhà trường tổ chức. 7- Phối hợp với gia đình nâng cao nhận thức của học sinh về môn Văn, nhận thức đúng về giá trị tích cực của môn Văn trong việc nâng cao kĩ năng sống. d. Chú ý việc rèn luyện ở nhà của học sinh : – Đối với học sinh yếu về chính tả, giáo viên yêu cầu học sinh phải có một cuốn vở để luyện viết. Giáo viên giao bài cho học sinh về nhà viết, sau đó có kiểm tra, đánh giá. – Với những học sinh yếu về kĩ năng làm văn, diễn đạt không trôi chảy, giáo viên ra đề (mức độ đơn giản) yêu cầu học sinh trình bày đoạn văn, giáo viên xem xét, rút ra nguyên nhân sai sót để học sinh sửa chữa. – Hướng dẫn các em phân biệt âm đầu, vần, âm cuối, phải hiểu nghĩa của cụm từ để viết đúng. Luyện tập cho các em kĩ năng nghe chính xác, phát âm chính xác. đ. Xoá hiện tượng đọc kém : – Đọc được xem là tiền đề cho việc nhận thức, đọc cảm, đọc hiểu và trả lời được câu hỏi tìm hiểu bài. Đọc có trôi chảy, có hiểu thì khi viết, các em mới biết mình phải viết như thế nào. Vì thế, giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh đọc kém rèn đọc nhiều hơn, động viên, khuyến khích các em tham gia trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. – Chia đoạn bài văn để học sinh kém rèn kĩ năng đọc từng đoạn. Khi học sinh đọc, giáo viên lắng nghe và sửa chữa cách đọc. Tổ chức cho các em thi đua đọc câu hoặc e. Hướng dẫn học sinh cách ôn tập : + Ôn thường xuyên: + Ôn định kỳ: – Khi học hết một dạng bài. – Khi chuẩn bị cho kiểm tra một tiết, kiểm tra định kỳ. + Cách ôn tập : – Hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ. – Cố gắng tái hiện kiến thức cũ, trình bày, lý giải lại. – Ôn tập bằng cách trả lời các câu hỏi, giải các bài tập. – Sơ đồ giúp ta dễ dàng nhận thấy mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức. (?) Học thế nào để thi cho tốt? Thi thế nào để đạt điểm cao? * Trước hết, chúng ta nên “ Học bài nào xào bài ấy”. Nghĩa là, trên lớp ta học bài nào, về nhà ta phải giải quyết ngay bài học ấy, không nên để dây dưa, không nên hẹn lần, hẹn lữa, ta phải luôn tâm niệm “ Việc hôm nay chớ để ngày mai”. 8* Kết hợp học với hành. Ta vừa học lý thuyết vừa vận dụng làm bài tập. Có như thế ta mới vừa nhớ được kiến thức, vừa nhớ được nội dung của bài học. * Phân bố thời gian học tập hợp lý, học có hệ thống. Khi học thì phải thật tập trung. hỏi, muốn giỏi phải học”. Học ở đây không có nghĩa là chỉ học ở thầy cô, ở sách giáo khoa, mà chúng ta còn phải học ở bạn bè, trong sách báo, sách tham khảo, trong các tác phẩm văn học C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : Để thực hiện tốt những giải pháp trên, giáo viên phải thường xuyên tổ chức, thực hiện một cách nhịp nhàng, đồng bộ trong mọi giờ dạy trên lớp. Tuy nhiên với mỗi môn học chúng ta cần phải có sự vận dụng sáng tạo để làm sao có thể kích thích được hứng thú học tập của học sinh, để cho mỗi tiết học, giờ học mang lại hiệu quả cao nhất. Đó là một trong những giải pháp giúp học sinh học yếu bộ môn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở mức cơ bản nhất. Đối với các lớp học phụ đạo, cần lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao phụ trách đứng lớp. Việc áp dụng, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Văn là nỗi trăn trở chung của tất cả những ai đã và đang đứng trên bục giảng. Ở đây, chỉ xin góp một vài ý kiến nhỏ, một tiếng nói hoà vào muôn vàn tiếng nói chung của các đồng nghiệp để phần nào nâng cao chất lượng dạy và học đối với bộ môn Văn trong nhà trường phổ thông. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp gần xa.

Đề Tài Một Số Phương Pháp Giúp Học Sinh Trung Bình, Yếu Học Tốt Môn Lịch Sử Lớp 6

I. Lý do chọn đề tài : 1. Đặt vấn đề. (trang 2) 2. Mục đích đề tài (trang 3) 3. Lịch sử đề tài (trang 3) 4. Phạm vi đề tài (trang 3) II. Nội dung công việc đã làm: 1. Thực trạng đề tài. (trang 3) 2. Nội dung cần giải quyết. (trang 4) 3. Biện pháp giải quyết(trang 4) 4. Kết quả chuyển biến đối tượng. (trang 5) III. Kết luận: 1. Tóm lược giải pháp. (trang 20) 2. Phạm vi đối tượng áp dụng. (trang 20) 3. Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện ( nếu có ). (trang 20) IV. Phụ lục ( nếu có) 1. Bảng thông kê số liệu, phiếu khảo sát, biên bản toạ đàm hội nghị, hội thảo khoa học. 2. Tư liệu tham khảo ( tên tư liệu, tên tác giả, tên nhà sản xuất, năm xuất bản) 3. Các sản phẩm đã phục vụ việc thực hiện đề tài ( đồ dùng dạy học tự làm. ) 4. Bảng phân công cụ thể (nếu là loại đề tài tập thể). I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1/ Đặt vấn đề Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng một đất nước Việt Nam “Dân giàu – nước mạnh – xã hội công bằng – dân chủ – văn minh” giáo dục ngày càng có vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực vừa có “Đức” vừa có “Tài” để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng đất nước thời đại mới. Chính yêu cầu đó đã thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông để đào tạo ra những con người Xã Hội Chủ Nghĩa về Đức – Trí – thể – Mĩ. với những tư tưởng chỉ đạo “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Tích cực hoá hoạt động học tập”, “Hoạt động hoá người học” …và việc tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả trở thành nhiệm vụ trọng yếu của người giáo viên. Trước công cuộc đổi mới đất nước, thời kì hội nhập đòi hỏi những yêu cầu mới với hệ thống giáo dục và “Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo Dục là đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục đào tạo nhất là đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo của học sinh”. Ngay từ năm 1990 Bộ giáo dục – đào tạo đã có chỉ thị 15/1990/CT BGD – ĐT về đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong các trường. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo trên bắt đầu từ năm học 2003 -2004 cho đến nay các trường THCS đã tiến hành việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có bộ môn lịch sử. Để giúp học sinh nắm vững các hiểu biết về kiến thức lịch sử nước nhà, thời gian qua nhà nước ta luôn tìm giải pháp để nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử của học sinh. Nhưng trong thực tế thời gian qua kết quả học tập môn lịch sử của học sinh ở trường THCS không cao. Phần lớn các em học sinh có ý nghĩ xem lịch sử là môn phụ nên còn rất lơ là, thụ động ý thức học tập của các em chưa cao. Các em còn lầm lẫn kíến thức Lịch sử giữa các triều đại, giữa các thời kì với nhau, việc nhớ sai tên các anh hùng dân tộc ngày càng nhiều, … Trong khi học sinh lớp 6 vừa non yếu về khả năng tiếp thu kiến thức khoa học vừa chưa quen với việc học tập một cách khoa học ở cấp THCS, do vậy chắc chắn các em gặp nhiều khó khăn trong việc học tập nhất là đối với các em học sinh trung bình- yếu Nếu học tốt lịch sử lớp 6 học sinh sẽ có kiến thức tạo nền tảng vững chắc để học sinh học tốt lịch sử ở những lớp tiếp theo. Với mong muốn tìm giải pháp giúp học sinh có định hướng ngay từ đầu cấp học về vai trò môn lịch sử và hứng thú học tập môn lịch sử, nhất là học sinh trung bình- yếu nên tôi chọn đề tài: “ một số phương pháp giúp học sinh trung bình – yếu học tốt môn lịch sử lớp 6”. 2/ Mục đích đề tài Theo tinh thần đổi mới chương trình SGK ở bậc THCS, mục tiêu của bộ môn lịch sử lớp 6 là đòi hỏi học sinh phải nắm được các kiến thức khái quát,cơ bản, chính xác, có hệ thống về lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến thế kỷ X và một số kiến thức chung về lịch sử loài người Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những nhận thức đúng đắn về sự xuất hiện của loài người trên trái đất, trên đất nước ta. Về quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên trên thế giới, của nước ta, những thành tựu văn hoá, kinh tếBên cạnh đó cần rèn luyện cho học sinh tinh thần học tập chủ động, tích cực, biết sử dụng sách giáo khoa, quan sát hiện vật, hình ảnh để rút ra kiến thức lịch sử. Đồng thời giáo dục học sinh lòng yêu nước, ý thức xây dụng và bảo vệ tổ quốc, lòng tự hào về những thành tựu văn hoá văn minh mà tổ tiên và loài người đã đạt được. Từ đó giáo dục lòng biết ơn các anh hùng dân tộc đã cống hiến cả đời mình cho đất nước. Để đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra là một việc làm gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Việc này đòi hỏi người giáo viên phải quan tâm suy nghĩ tìm biện pháp thích hợp để học sinh hứng thú học tập lịch sử. Đối với các em học sinh trung bình – yếu thường hay nhút nhát, mặc cảm nên việc phát huy khả năng của các em trong học tập rất hạn chế nên đòi hỏi phải có một phương pháp học tập phù hợp cho các em. Vì vậy tôi chọn đề tài : “ một số phương pháp giúp học sinh trung bình – yếu học tốt môn lịch sử lớp 6”. 3/ Lịch sử đề tài. Với nhu cầu nhằm làm tăng khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội và khắc sâu tri thức lịch sử trong trí nhớ của học sinh trong quá trình học tập. Qua thực tế giảng dạy trong những năm học qua tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài “ một số phương pháp giúp học sinh trung bình – yếu học tốt môn lịch sử lớp 6” vào việc giảng dạy để tìm ra những phương pháp học hay, những kinh nghiệm giảng dạy tốt nhằm thực hiện ngày một tốt hơn nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học. Đây là đề tài do tôi mới nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy trong năm học 2009-2010. 3/ Phạm vi đề tài Đề tài “ một số phương pháp giúp học sinh trung bình – yếu học tốt môn lịch sử lớp 6”. được thực hiện thông qua quá trình dạy học tại Trường THCS Mộc Hoá năm học 2009 -2010 ở khối lớp 6. Lớp 6a9 được chọn làm lớp áp dụng đề tài vì lớp này là lớp có nhiều học sinh yếu kém nhất ( 12 học sinh). II: NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1/ Thực trạng đề tài Phần lớn học sinh nói chung đều có ý tưởng cho rằng lịch sử là bộ môn phụ nên ý thức học tập của các em đối với môn học còn rất thấp, các em không thật sự yêu thích đối với môn học này. Mặt khác đây là môn học bài nên đòi hỏi sự chuyên cần ở các em, nhưng đa số học sinh lại thụ động, lơ là, biếng học nên việc các em tự tìm tòi, lĩnh hội tri thức lịch sử còn thấp. Chương trình lịch sử lớp 6 là những phần xa xưa nhất, trừu tường nhất trong bộ quá trình lịch sử như : Xã hội nguyên thuỷ, Các quốc gia cổ đại, văn hoá cổ đại, thời nguyên thuỷ trên đất nước ta, đời sống của người nguyên thuỷ trên đât nước ta Nội dung của những bài này có những khái niệm mang tính trừu tượng mà phương thiết bị day học lại ít, nội dung bài lại dài so với thời gian một tiết học. Bên cạnh đó các em còn phải làm quen việc tiếp thu kiến thức thông qua lược đồ, tranh ảnh như “ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Chiến thắng Bạch Đằng” mà thiết bị còn hạn chế. Chỉ những học sinh khá, giỏi mới lĩnh hội các kiến thức lịch sử một cách tương đối và nhanh chóng. Thậm chí các em học sinh khá, giỏi trong trường cũng có xu hướng thích học những môn mà các em cho là môn “Chính” mà lơ là, bỏ bê việc học tập môn lịch sử. Còn phần lớn học sinh trung bình, yếu tỏ ra lơ là, chán nản và ngày càng thụ động trong việc học tập môn lịch sử. Các em thích được thầy, cô phân tích, giảng giải rồi đọc bài cho chép và về nhà học thuộc chứ không muốn tự mình tìm tòi nên việc tiếp thu và khắc sâu tri thức gặp nhiều khó khăn. Từ đó học sinh không hiểu kịp và không nắm được kiến thức bài. Đặc biệt là học sinh trung bình – yếu dễ sinh tâm lý chán học, lười biếng, khiến giờ học lịch sử trở nên nặng nề, khô khan, chất lượng học tập môn lịch sử không cao. Kết quả kiểm tra 15 phút ở học kỳ I của lớp thực nghiệm 6a9 và lớp đối chứng 6a5 cho thấy kết quả học tập của học sinh như sau: Lớp Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % Kém % 6a5 51,4 16,2 13,5 13,5 5,4 6a9 45,6 20,9 4,7 7,0 20,0 Thực tế đó đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực nhiều và có giải pháp hổ trợ giúp học sinh học tập môn lịch sử đạt hiệu quả chất lượng hơn. 2/ Vấn đề cần giải quyết: Đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh trung bình, yếu giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy cho các em biết cách tự học, tự chọn lọc xử lí thông tin và tự lĩnh hội kiến thức. Từ đó các em sẽ trang bị cho mình những phương pháp tự học, những phương pháp sống và một nhân cách sống phù hợp với cuộc sống của các em sau này. Phải dạy cho các em biết tự suy nghĩ trước một sự kiện lịch sử, một vấn đề lịch sử đặt ra nhằm phát huy tư duy, óc sáng tạo của các em. Cần định hướng học tập ngay từ đầu cũng như gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử cho các em học sinh. Từng bước hướng dẫn các em phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của mình,từ đó các em tự mình tìm ra, chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức lịch sử một cách chủ động. Giáo viên cần tạo cho học sinh tâm lý thoải mái trong giờ học. giáo viên chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng khi lên lớp. Trong giờ học giáo viên cần sử dụng phương pháp phù hợp với kiểu bài đặc biệt cần chú ý hướng dẫn cho học sinh trung bình yếu có phương pháp học tập phù hợp. Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử với đối tượng học sinh trung bình yếu là thực hiện các nội dung sau: a/ Khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi lên lớp. b/ Hướng dẫn học sinh học tập lịch sử trên lớp. + Bồi dưỡng phương pháp tự học cho các em. + Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh. + Tác động đến tình cảm, đem lại sự hứng thú trong việc học tập bộ môn. + Sử dụng phong phú hệ thống kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ), phương pháp học tập nhóm, trò chơi ô chữ, tiếp sức, … 3/ biện pháp giải quyết A.Giáo viên và học sinh cần có sự chuẩn bị đầy đủ về các phương tiện, đồ dùng trước khi lên lớp Khi lên lớp giáo viên cần chuẩn bị trước giáo án. Trong giáo án cần phải nêu rõ trọng tâm của bài, giáo viên phải thể hiện rõ các hoạt động của thầy và trò trong giáo án. Trong hoạt động của thầy cần chuẩn bị kỹ hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cuả học sinh, đặc biệt giáo viên cần chú ý phần gợi mở cho học sinh trung bình yếu. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học phù hợp với bài giảng như mẫu vật, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, tư liệu từ sách tham khảo Ví dụ: khi dạy bài 24 “ nước Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X” để tìm hiểu về sự phát triển kinh tế cuả nước Cham-pa. Giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm yêu cầu các em tìm: “nêu đặc điểm kinh tế cuả nước Cham-pa? ” giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ cho các nhóm có nội dung như sau: Nông nghiệp: (trồng trọt, chăn nuôi) Nghề thủ công và các nghề khác: . Thương nghiệp: f/ Phương pháp Trò chơi Ngoài việc phát huy tính tập thể của học sinh trong học tập theo nhóm thì tính tập thể của học sinh còn được phát huy qua các trò chơi tập thể. Các trò chơi vui nhộn giúp các em thoải mái hơn trong học tập để củng cố nắm vững kiến thức đã học. Các trò chơi vui nhộn sẽ lôi kéo tất cả học sinh trong lớp tham gia. Thông qua các trò chơi, giáo viên lồng ghép các kiến thức lịch sử đã học để các em ghi nhớ một cách tự nhiên. Ví dụ 1: Khi dạy xong bài 5 “ Các quốc gia cổ đại phương Tây” giáo viên treo biểu bảng sau và chia lớp làm 2 đội, mỗi đội có 5 bạn lần lượt lên hoàn thành biểu bảng cho đúng. Khi nào bạn mình viết xong thì người kế tiếp mới được lên. Đội nào hoàn thành trước và chính xác sẽ thắng cuộc. CÁC QGCĐP ĐÔNG CÁC QGCĐP TÂY Tên quốc gia Vị trí hình thành Thời gian hình thành Các ngành kinh tế Các tầng lớp, giai cấp Chế độ nhà nước Ví dụ 2: khi dạy bài 24 “ Nước Cham pa” giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi giải ô chử. Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm (4 đội) thi đua với nhau giải các ô chữ hàng ngang. Cử 1 học sinh làm thư ký. Giáo viên cần phổ biến thể lệ chơi và hệ thống câu hỏi mỗi hàng ngang như sau: + Mỗi ô giải đúng được 10 điểm, sai không có điểm, một trong các đội còn lại có tín hiệu trả lời sớm nhất được giải đáp và được 5 điểm + Đội nào có tín hiệu giải ô hàng dọc khi mới mở được 1 hàng ngang được 100 điểm, mới mở được hàng ngang thứ 2 được 90 điểm, lần lượt cho đến hết ô hang ngang thứ 10 thì được 10 điểm. Nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. + Sau khi đã giải được ô chữ thư kí tổng kết điểm, giáo viên tuyên dương hoạt động của cả lớp đặc biệt là các đội chơi xuất sắc. 1.Người Chăm là chủ nhân của nền văn hóa nào? 2.Ai đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm đứng lên giành độc lập? 3.Lãnh thổ nước Cham-pa phía bắc kéo dài đến đâu? 4.Nhân dân Chăm thường trao đổi buôn bán với nhân dân các quận ở đâu? 5. Đây là một nghề mà cư dân sống ven biển, ven sông thường làm 6.Kinh đô của nước Cham-pa từ thếkỷ II đến thế kỷ X? 7.Tôn giáo mà đại bộ phận nhân dân Chăm theo? 8.Tên khu di tích của người Chăm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới? 9.Tên nước đầu tiên của người Chăm? 10. Nguồn sống chủ yếu của người Chăm dựa vào nghề gì? Trong trò chơi này giáo viên đặc biệt chú ý đến đối tượng học sinh trung bình, yếu để lôi kéo các em hoà nhịp với cuộc chơi của lớp, của đội. Có thể mời các em này ở trong các đội lựa chọn các từ hang ngang và tự mình giải đáp các ô từ đó đồng thời không quên tuyên dương thái độ học tập tích cực của các em. Như vậy, qua những trò chơi các em học sinh trung bình, yếu có được niềm vui, sự hứng thú trong việc học tập và chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức Lịch sử. 1 S A H U Y N H 2 K H U L I Ê N 3 H O A N G S Ơ N 4 G I A O C H Â U 5 Đ A N H C A 6 S I N H A P U R A 7 B A L A M Ô N 8 M Y S Ơ N 8 L A M A P 10 T R Ô N G L U A N Ư Ơ C Ví dụ 3: Khi giáo viên dạy làm bài tập lịch sử tiết 29, giáo viên yêu cầu học sinh về xem lại nội dung kiến thức của các bài để chuẩn bị cho tiết học sau. Đồng thời giáo viên chuẩn bị trước 2 lược đồ khởi nghĩa, mô hình cây có quả gồm 3 màu xanh, đỏ, vàng, 2 dụng cụ bịt mắt. Giáo viên chia lớp làm 2 đội thi 2 vòng thi. Vòng 1 thi tiếp sức, vòng 2 thi hái quả. Để nhiều học sinh trong lớp tham gia, giáo viên nên tổ chức cho học sinh chơi tập thể và quy định học sinh chơi ở các vòng là khác nhau. Giáo viên cho 2 đội thi tiếp sức đính mũi tên lên lược đồ khởi nghĩa Lý Bí. Đội nào hoàn thành trước, chính xác đạt 10 điểm, sai không có điểm. Trong phần thi hái quả, để cho tiết học sôi động giáo viên cho mỗi đội chọn 2 học sinh. Một học sinh bịt mắt lại, một học sinh còn lại hướng dẫn bạn hái đúng quả quy định là quả màu đỏ hoặc màu vàng, nếu hái quả màu xanh sẽ bị trừ điểm. Bên dưới mỗi quả có ghi câu hỏi và số điểm tương ứng khi học sinh trả lời đúng. Ngoài ra giáo viên cũng cần tiến hành ôn tập kỹ cho học sinh trước khi làm các bài kiểm tra. Theo phân phối chương trình môn lịch sử lớp 6 thì trước các tiết làm kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ có tiết ôn tập hoặc làm bài tâp lịch sử. Nội dung bài học sinh cần học trong các tiết kiểm tra thường nhiều nên học sinh trung bình yếu học bài sẽ khó khăn hơn. Nên trong các tiết ôn tập, làm bài tập lịch sử giáo viên cần xoáy vào trọng tâm, các phần quan trọng. Để học sinh trung bình yếu dễ dàng khắc sâu kiến thức giáo viên cần đặt các câu hỏi dễ hoặc kết hợp các trò chơi vui nhộn như đã trình bày. Trong bài kiểm tra giáo viên cũng cần đặt câu hỏi phù hợp để học sinh trung bình yếu có khả năng làm bài. Các câu hỏi dành cho học sinh trung bình yếu chủ yếu là câu hỏi ở dạng tái hiện. Ví dụ: trong bài kiểm tra 1 tiết ở tiết 31 theo phân phối chương trình giáo viên đặt những câu hỏi sau cho học sinh trung bình yếu dễ hiểu, làm được bài: – Phần trắc nghiệm (câu 3) 3/ Nước Vạn Xuân rơi vào tay nhà Tùy vào năm nào? (0,5 đ) a. Năm 603 b. Năm 545 c. Năm 543 d. Năm 542 – Phần tự luận ( câu 2 và 2/3 nội dung câu 1) Câu 1: Trình bày diễn biến, nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập. (4 đ). Trong câu hỏi này học sinh trung bình yếu sẽ trả lời được diên biến khởi nghĩa và sự thành lập nước Vạn Xuân. Câu 2: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập? (3 đ) Với các câu hỏi này các học sinh trung bình yếu sé đạt được từ 6 đến 7 điểm trong bài kiểm tra. Như đã nói, môn lịch sử là môn học đòi hỏi sự chuyên cần của học sinh. Khi giáo viên đã hướng dẫn học sinh phương pháp học tập cụ thể, kết hợp việc tác động tình cảm tạo hứng thú cho các em chắc chắn các em sẽ tiếp thu bài tốt hơn, học bài đạt hiệu quả hơn. 4/ Kết quả chuyển biến: Qua 1 năm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử đối với học sinh trung bình, yếu để phát huy tính tích cực, óc tư duy sáng tạo cho đối tượng học sinh này. Kết quả bài kiểm tra 1 tiết ở học kì II chuyển biến đáng kể so với học kì I ngay cả với đối tượng học sinh khá, giỏi thông qua bảng thống kê sau: Lớp Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % Kém % 6a5 54,5 9,1 21,2 12,1 3,1 6a9 61,9 21,4 11,9 4,8 00 So sánh kết quả bảng thống kê cho thấy kết quả học tập môn lịch sử các em lớp 6A5 có chuyển biến học tập chưa nhiều khi giáo viên vẫn lên lớp bình thường không hướng dẫn học sinh học tập cụ thể như các phương pháp trong đề tài nghiên cứu. Số học sinh trên trung bình từ 81,1 % tăng lên 84,8 %. Trong khi ở lớp 6A có chuyển biến tích cực khi giáo viên áp dụng các phương pháp trên cho học sinh. Số học sinh trung bình từ 73% tăng lên 95,2 %. Như vậy số học sinh trên trung bình tăng được 22,2 %. Để đạt được kết quả đó không chỉ do một mình giáo viên bộ môn mà còn nhờ sự giúp đỡ của GVCN nhắc nhở các em học tốt, và còn do sự phấn đấu nổ lực của các em học sinh. III: KẾT LUẬN 1/ Tóm lược giải pháp a/ Khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi lên lớp. Giáo viên cần chú ý soạn kĩ giáo án, đầu tư nhiều cho việc chuẩn bị trước khi lên lớp (thiết bị, đồ dung, tranh ảnh, …) cho mỗi tiết dạy. – Bồi dưỡng phương pháp tự học cho các em. Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh. b/ Hướng dẫn học sinh học tập lịch sử trên lớp. Hướng dẫn học sinh cách ghi bài. Cần nắm chắc từng đối tượng học sinh để có phương pháp phù hợp gây được niềm vui, sự hứng thú trong học tập cho các em. Tác động đến tình cảm, đem lại sự hứng thú trong việc học tập bộ môn. Sử dụng phong phú hệ thống kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ), phương pháp học tập nhóm, trò chơi ô chữ, tiếp sức, … 2/ Phạm vi áp dụng: Giáo viên áp dụng cho học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu, kém học tập các bài lịch sử trong chương trình lịch sử lớp 6 ở các trường THCS nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. Các biện pháp này có thể áp dụng cho giáo viên dạy lịch sử, tuỳ theo tình hình của địa phương có thể áp dụng cho phù hợp. 3/ Kiến nghị. Trong các tiết học có tổ chức trò chơi cho học sinh cần có phòng học riêng hoặc cho học sinh được học ngoài trời để tránh ảnh hưởng đến các lớp khác. Cần cấp thêm bản đồ, lược đồ và tranh ảnh môn lịch sử lớp 6. Cần cung cấp sách hướng dẫn giải thích các kênh hình tronh SGK lịch sử lớp 6. Sáng kiến kinh nghiệm hình thành ngày 27 tháng 4 năm 2010. Người viết Phạm Thị Thúy Kiều

Những Giải Pháp Giúp Học Sinh Học Tốt Môn Toán

KÍNH CHÀO QUÝ LÃNH ĐẠO CÙNG TẤT CẢ QÚY THẦY CÔ VỀ THAM DỰ GIÁO VIỆN DẠY GIỎI VÒNG HUYỆN CẤP TIỂU HỌC

VÒNG 2: TRÌNH BÀY GIẢI PHÁP

NĂM HỌC: 2020 – 2021NHỮNG GIẢI PHÁP DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT MÔN TOÁN

GIÁO VIÊN: HỒ THANH NGẠT

Với những học sinh chậm tiến môn toán thường làm toán rất chậm, tư duy không bằng các em khác, tôi thường giảng giải thêm, cho làm bài với lượng ít hơn những học sinh khác. Khi các em làm bài tôi thường quan sát, theo dõi để hướng dẫn thêm, giảng thêm những chỗ các em còn lúng túng, tính toán sai. Đối với những bài toán có lời văn, tôi thường cho các em đọc đề nhiều lần, gợi ý để các em phân tích được bài toán. Tôi thường dùng các loại sơ đồ, hình vẽ… để các em dễ hiểu bài toán hơn từ đó các em thực hiện được việc giải bài toán. Phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, tôi đã xếp chỗ ngồi cho 1 HS khá giỏi ngồi bên cạnh 1 HS chậm tiến và giao nhịêm vụ kèm cặp, giúp đỡ các bạn chậm tiến để cùng tiến bộ. Khi có những bài toán mà bạn chưa hiểu hoặc tính toán sai phải giảng cho bạn nghe, gợi ý để cho bạn tự làm. Phong trào học nhóm ở nhà, cứ 2-3 học sinh gần nhà nhau có thể đến nhà nhau để cùng học, em khá giỏi giúp đỡ bạn chậm tiến. Kết hợp với Tổng phụ trách đội, liên đội để giúp đỡ những HS chậm tiến, HS có hoàn cảnh khó khăn. Tạo điều kiện để các em có thời gian đi học đều và có đầy đủ đồ dùng học tập. Động viên khuyến khích các em khi có những tiến bộ, cố gắng. Mặc dù những tiến bộ nhỏ tôi vẫn động viên kịp thời để các em phấn khởi và hứng thú học tập. Dạy phụ đạo ngoài giờ là một việc làm không thể thiếu đối với những HS chậm tiến. Vào những ngày ít tiết tôi dành thời gian phụ đạo thêm 30 phút cho các em chậm tiến.

Hàng tháng, tôi kiểm tra để nắm tình hình đồng thời báo cho phụ huynh học sinh biết những biểu hiện tiến bộ hay không tiến bộ của con em mình cho phụ huynh biết. Tuyên dương những HS thực hiện tốt phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, phong trào “Học nhóm ở nhà”. Cuối tháng động viên khuyến khích bằng những lời tuyên dương trước lớp hay là bằng một lời khen… Một yếu tố quan trọng không kém đó là lòng nhiệt tình, sự gần gũi, tình yêu thương của giáo viên dành cho học sinh. Tôi luôn tin tưởng vào HS, tin tưởng vào sản phẩm của mình, từ sự tự tin và lòng nhiệt tình đó của giáo viên đã làm cho HS thấy được trách nhiệm của mình, trách nhiệm với bản thân, với thầy cô từ đó vượt qua nhiều khó khăn thử thách vươn lên trong học tập. Tuy những giải pháp mà bản thân tôi vừa nêu không to lớn lắm. Nhưng nó chứa đựng nhiều tình cảm, sự yêu thương và lòng nhiệt huyết dành cho HS.

Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Học Tốt Môn Toán Lớp 2

PHẦN I. MỞ ĐẦUI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀIChương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toánhọc góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và pháttriển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầuvề số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán cólời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừutượng hoá, khái quán hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán,phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, suy luận đơngiản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạtsáng tạo. Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môntoán. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoahọc nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đờisống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là ”chìa khoá” mở của chotất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trongthời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhàtrường, đây là những tri thức, kỹ năng vừa đáp ứng cho phát triển trí tuệ, ócthông minh, sáng tạo, vừa đáp ứng cho việc ứng dụng thiết thực trong cuộc sốnghàng ngày, để các em trở thành những người có ích cho xã hội.

Trong dạy – học toán ở lớp 2, việc cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100chiếm một vị trí quan trọng. Có thể coi việc dạy – học và cộng trừ là ” hòn đá thửvàng”. Xuất phát từ thực tiễn triển khai thực hiện chương trình và các bộ môn học lớp 2 theo chương trình do bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo ban hành mà ngành giáo dục và đào tạo hiện nay đang được toàn xã hội quan tâm ở mức cao nhất về nội dung chương trình, chất lượng dạy học. Chất lượng giáo dục đào tạo trong các nhà trường đã được nâng cao lên song vẫn còn hạn chế : học sinh chưa khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong nội dung bài học để từ đó tìm ra chìa khoá giải quyết vấn đề . Đối với giáo viên thời gian gần đây đã được tham gia các lớp học bồi dưỡng thay sách. Nhiều thầy cô đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi các cấp , tuy nhiên còn không ít thầy cô chưa khuyến khích học sinh học tập một cách chủ động, sáng tạo đặc biệt là vận dụng kiến thức đã học trong đòi sống. Về nhận thức mỗi giáo viên phải thấy đổi mới phương pháp dạy học là góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đáp ứng việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học năm học 2009 – 2010 tôi đã thực hiện đề tài này cho thấy kết quả dạy học đã được nâng lên , bước đầukhuyến khích học sinh học tốt hơn. Qua một năm thử nghiệm bổ sung nhiều thiếu sót, đúc rút kinh nghiệm , năm học 2010 – 2011 tôi tiếp tục vận dụng đề tài“Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 2” trong giảng dạy môn toán 2 phần cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100, nhằm trang bị cho học sinh một tư duy mới, một phương pháp mới khoa học và ưu việt.III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: – Đề tài này áp dụng cho tập thể giáo viên lớp 2 trường Tiểu học Xxx. – Rèn cho học sinh lớp 2 kĩ năng tính toán.IV. Mục đích nghiên cứu: – Từ đầu năm học tôi đã chú trọng đến việc rèn kĩ năng thực hiện phéptính cộng, trừ để học sinh tiếp thu tri thức có hệ thống, đó là việc rất quan trọngvà cần thiết của người giáo viên hiện nay nhằm giúp cho học sinh bắt kịp trìnhđộ khoa học kĩ thuật tiên tiến và sự đổi mới đất nước, sự cần thiết phải đổi mớicon người chính vì vậy tôi mới đặt vấn đề nghiên cứu.V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: + Kết quả nghiên cứu cho thấy: – Học sinh có hứng thú học môn toán hơn vì trước đây bài làm của các emthường bị điểm thấp. – Làm thay đổi suy nghĩ trước đây của đồng nghiệp, xuất phát từ những quanđiểm trên, bản thân lựa chọn phương pháp dạy toán phù hợp với trình độ pháttriển của học sinh. Rèn kỹ năng toán để góp phần nâng cao chất lượng dạy –học môn Toán .

PHẦN II. NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận: Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đềuđược giảng dạy thông qua việc hai phép tính cộng, trừ. Giúp học sinh củng cố,vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc thựchiện phép tính cộng, trừ của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiệnnhững ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy đểgiúp các em phát huy những ưu điểm khắc phục thiếu sót. Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiệnthông qua việc cho học sinh tính toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống mộtcách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hànhcần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đótrong cuộc sống. Việc tính toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh nhữngcơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vậtbiện chứng. Việc tính toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lựctư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán,tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực. Hoạt động trí tuệ có trongviệc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận,chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểmtra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v II. Thực trạng của vấn đề:Giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết dạy, tăng cường luyện tập thực hành , hình thành kĩ năng toán học cho học sinh , song việc khuyến khích học sinh tính bằng nhiều cách, lựa chọn cách tính còn hạn chế. Học sinh thuộc bảng cộng trừ , nắm được thuật tính, chưa thấy được sự đa dạng phong phú của các bài tập , khả năng vận dụng cộng trừ nhẩm trong đòi sống chậm .III. Những biện pháp pháp thực hiện : Đơn vị cơ bản của quá trình dạy học là các tiết dạy vì vậy trong uqá trình dạy học giáo viên phải nghĩ đến từng tiết học .Bất cứ tiết học nào cũng có một số bàitập để củng cố , thực hành trực tiếp các kiến thức mới, giáo viên vừa giúp học sinh nắm chắc kiến thức kĩ năng cơ bản nhất vừa hình thành được phương pháp học tập cho các em . Cùng với việc đổi mới về cấu trúc, nội dung sách giáo khoa, trong mỗi tiết học giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động học tập giúp các em nắm được kién thức cơ bản về phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100, khuyến khích học sinh tìm ra kết quả bằng nhiều cách .Đồng thời hình thành và rèn cho học sinh các kĩ năng thực hành về cộng trừ, đặc biệt là kĩ năng tính và giải quyết vấn đề thông qua cách cộng trừ nhẩm. Với cách cộng trừ nhẩm giúp học sinh khắc sâu kiến thức thấy được sự đa dạng và phong phú của các bài tập , từ đó tập cho học sinh thói quen khai thác nội dung tiềm ẩn trong từng bài tập, lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình , vận dụng ngay cách cộng trừ nhẩm của tiết học trước trong các tiết dạy tiếp liền, vận dụng trong đời sống một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Khi dạy toán cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 2 tôi luôn yêu cầu học sinh tính bằng nhiều cách trong đó có vận dụng tính nhẩm để tìm nhanh kết quả . Các bước được tiến hành như sau: A- phép cộng : Các bài dạng 9 +5; 29+5;49+25 * Bài 9 cộng với một số : 9+5 – Học sinh thực hiện tính 9+5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời theonhiều cách để tìm ra kết quả 9+5 = 14 – Đặt tính rồi tính 9 +5 14 – Học sinh nắm được thuật tính – Dựa vào hình vẽ sgk (trang 15) khuyến khích học sinh tìm ra cách làm nhanh nhất : “tách 1 ở số sau để có 9 cộng với 1 bằng10 , lấy 10 cộng với số còn lại củasố sau”. Cách thực hiện này yêu cầu học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở lớp 1 (9+1=10, 5 gồm 1 và 4) để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơsở cho việc lạp bảng cộng có nhớ. – Lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số và học thuộc chẳng hạn 9+2=9+3=9+4=

Bạn đang xem bài viết Đề Tài Mội Số Giải Pháp Giúp Học Sinh Yếu Học Tốt Môn Văn trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!