Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Tài Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Ở Trường Tiểu Học Y Ngông mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Như vậy, nắm tình hình lớp là công việc đầu tiên mà mỗi giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt để có kế hoạch cụ thể đối với lớp mình chủ nhiệm. Trong đó có kế hoạch vận động, duy trì sĩ số học sinh khi bước vào năm học mới.
Biện pháp 2 : Giáo viên chủ nhiệm là người “tiên phong” trong công tác vận động học sinh ra lớp
Chất lượng giáo dục học sinh ở vùng có điều kiện khó khăn phụ thuộc nhiều vào việc bảo đảm duy trì được sĩ số. Nếu học sinh nghỉ học hoặc đi học không chuyên cần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em, các kiến thức không liền mạch, các em lại gặp khó khăn nhiều hơn trong học tập và lao động, .
Giáo viên chủ nhiệm là người sát sao và gần gũi học sinh hơn ai hết. Khi biết học sinh đi học không chuyên cần và có nguy cơ bỏ học thì bằng mọi cách phải vận động ngay các em đi học lại. Tuyệt đối không để tình trạng học sinh bỏ học lâu ngày rồi mới tìm hiểu nguyên nhân và vận động.
Khi có được thông tin về học sinh nghỉ học, trước hết, giáo viên chủ nhiệm cần trực tiếp đến nhà em học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân, thuyết phục gia đình để vận động học sinh ra lớp.
Đối với những học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học do do khả năng tiếp thu bài chậm, lớn tuổi hơn các bạn trong lớp nên ngại đi học. Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt vai trò là “người mẹ”, “người bạn” của các em, luôn gần gũi, động viên, khích lệ học sinh. Từ đó, giáo viên lựa chọn biện pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh tiếp thu bài tốt hơn, vượt qua mặc cảm, tự tin đến lớp. Giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp như phát động phong trào: “Đôi bạn cùng tiến”, “Bạn giúp bạn”,. để học sinh trong lớp giúp những bạn học còn chưa tốt vươn lên trong học tập. Thông qua đó, giúp các em xóa bỏ mặc cảm để tự tin đến lớp.
I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Công tác duy trì sĩ số ở trường tiểu học đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Nó góp phần vào quả trình "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Ở các trường vùng khó khăn, vùng có nhiều học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số thì việc dạy học luôn gắn liền với công tác duy trì sĩ số. Đây là một công việc, một nhiệm vụ thường xuyên và liên tục đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực của mỗi giáo viên cũng như của tập thể nhà trường. Một thực tế cho thấy, các trường đóng trên địa bàn vùng khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nói chung cũng như trường Tiểu học Y Ngông nói riêng, cha mẹ học sinh phần lớn nằm trong diện gia đình khó khăn về kinh tế, lại đông con và hạn chế về trình độ nhận thức nên chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình. Thay vì việc cho con em đến trường, họ lại muốn con nghỉ học đi làm rẫy, nương (theo mùa vụ) để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Do đi học không chuyên cần nên kết quả học tập của các em ngày càng giảm sút, dẫn đến chán nản, vắng học ngày càng nhiều và bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục. Vì vậy, công việc duy trì sĩ số học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề mà mà mỗi người làm trong ngành giáo dục, đặc biệt là những giáo viên đang hàng ngày trực tiếp giảng dạy trên lớp, giáo dục các em luôn trăn trở, lo lắng để tìm giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài "Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở trường Tiểu học Y Ngông". 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu Nghiên cứu, lựa chọn một số biện pháp phù hợp với thực tế đơn vị để đảm bảo duy trì sĩ số, khắc phục tình trạng học sinh hay nghỉ học, có nguy cơ bỏ học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời nâng cao nhận thức của mọi người để làm tốt công tác vận động, duy trì sĩ số học sinh tại các trường trên địa bàn vùng khó khăn. Nhiệm vụ Xây dựng môi trường học tập thực sự thân thiện để thu hút học sinh đến trường. Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc vận động học sinh ra lớp, làm tốt công tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng học sinh đi học không chuyên cần, bỏ học và một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số 4. Giới hạn của đề tài Nghiên cứu thực trạng việc duy trì sĩ số học sinh toàn trường nói chung cũng như trong khối lớp 5 nói riêng ở trường Tiểu học Y Ngông năm học và đề xuất một biện pháp duy trì sĩ số học sinh tại đơn vị. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng kết kinh nghiệm II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Duy trì sĩ số học sinh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học. Học sinh bỏ học giữa chừng là một trong những yếu tố tạo nên mối nguy hại lớn cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Thật vậy, một dân tộc mà dân trí thấp kém thì khó có điều kiện để tiếp thu và phát huy tinh hoa văn hóa, khoa học, công nghệ mới của nhân loại. Do đó chúng ta cần làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học để góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững. Mục tiêu của việc duy trì sĩ số sĩ số ở trường tiểu học góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh cũng như giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện bản thân. Đồng thời nó cũng là yếu tố quan trọng giúp giáo viên thực hiện tốt kế hoạch giáo dục học sinh. Để công tác giáo dục đạt hiệu quả cần rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó việc các em đi học chuyên cần đóng một phần không nhỏ. Học sinh có đi học đều, đầy đủ thì việc tiếp thu bài mới tốt hơn. Nắm vững kiến thức các môn học trong chương trình một cách liền mạch và có hệ thống, đây là yếu tố quan trọng thu hút các em ham thích đi đến trường. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trường Tiểu học Y Ngông đóng trên địa bàn vùng đặc biệt khó khăn của xã DurKmăn. Hàng năm, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm đến khoảng 98% tổng số học sinh toàn trường. Trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, học sinh thuộc diện đói nghèo chiếm tỉ lệ khá cao nên sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến việc học tập của con em mình rất hạn chế. Hầu hết học sinh thường nghỉ học theo mùa vụ để phụ giúp gia đình lao động tăng thêm thu nhập nên rất khó khăn cho giáo viên trong việc dạy học cũng như việc vận động học sinh đến trường. Nhiều gia đình sống và sinh hoạt trên nương rẫy nên việc vận động học sinh ra lớp còn gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên mới ra trường nên kinh nghiệm giáo dục học sinh, đặc biệt là giáo dục học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Công tác vận động học sinh đi học đã được giáo viên, nhà trường hết sức coi trọng. Hơn nữa, sự phối hợp với thôn buôn cùng chính quyền xã cũng là một nhân tố góp phần thành công trong công tác duy trì sĩ số. Đội ngũ cán công chức, viên chức trong nhà trường đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc duy trì sĩ số đối với công tác giáo dục học sinh. Vì vậy luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm vận động học sinh ra lớp. Tuy nhiên tỉ lệ học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học vẫn còn khá cao không chỉ ở Trường Tiểu Y Ngông mà nó còn diễn ra ở trường khác trên địa bàn xã Dur Kmăn. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a) Mục tiêu của giải pháp Đưa ra những giải pháp, biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh và thực tế của lớp, nhà trường, địa phương để thực hiện việc duy trì sĩ số học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Làm thay đổi quan niệm, nhận thức người dân và toàn xã hội về công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. b) Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp Biện pháp 1 : Nắm tình hình của lớp Để thực hiện hiệu quả công tác duy trì sĩ số, giáo viên chủ nhiệm phải nắm được tình hình của lớp. Vì vậy, sau khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp dưới để nắm thông tin của lớp, về những đối tượng học sinh cần lưu ý, trong đó đáng quan tâm hơn là những em hay nghỉ học, có nguy cơ bỏ học.... Thông qua đó, giúp giáo viên chủ nhiệm biết được một số nguyên nhân dẫn đến học sinh hay nghỉ học, có nguy cơ bỏ học như : hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn, chưa lo đủ cái ăn, cái mặc nên các em phải nghỉ học; gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học của các em; một số em lại không thích đến trường,...Từ đó giáo viên sẽ tìm ra những biện pháp để động viên học sinh ra lớp. Một số thông tin cần thiết mà giáo viên chủ nhiệm cần nắm được ngay sau khi nhận lớp như : - Tổng số học sinh, nữ, dân tộc, nữ dân tộc - Chất lượng giáo dục năm học lớp 4 - Học sinh thuộc hộ nghèo, gia đình đông con,... - Học sinh khuyết tật, mồ côi cha (mẹ), con thương binh, con liệt sĩ,... - Học sinh năng khiếu, khó khăn về học,... - Học sinh lớn tuổi, lưu ban nhiều năm, đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học,... Trong thực tế, những em hay nghỉ học thường có khả năng tiếp thu bài hạn chế, đã lưu ban ở các lớp dưới. Vì vậy các em thường xấu hổ, không tự tin đến lớp, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi học không đều và nguy cơ bỏ học là rất cao. Đồng thời do nhận thức của bố mẹ chưa cao, thường để các em ở nhà đi làm phụ giúp gia đình. Như vậy, nắm tình hình lớp là công việc đầu tiên mà mỗi giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt để có kế hoạch cụ thể đối với lớp mình chủ nhiệm. Trong đó có kế hoạch vận động, duy trì sĩ số học sinh khi bước vào năm học mới. Biện pháp 2 : Giáo viên chủ nhiệm là người "tiên phong'' trong công tác vận động học sinh ra lớp Chất lượng giáo dục học sinh ở vùng có điều kiện khó khăn phụ thuộc nhiều vào việc bảo đảm duy trì được sĩ số. Nếu học sinh nghỉ học hoặc đi học không chuyên cần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em, các kiến thức không liền mạch, các em lại gặp khó khăn nhiều hơn trong học tập và lao động, ... Giáo viên chủ nhiệm là người sát sao và gần gũi học sinh hơn ai hết. Khi biết học sinh đi học không chuyên cần và có nguy cơ bỏ học thì bằng mọi cách phải vận động ngay các em đi học lại. Tuyệt đối không để tình trạng học sinh bỏ học lâu ngày rồi mới tìm hiểu nguyên nhân và vận động. Khi có được thông tin về học sinh nghỉ học, trước hết, giáo viên chủ nhiệm cần trực tiếp đến nhà em học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân, thuyết phục gia đình để vận động học sinh ra lớp. Đối với những học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học do do khả năng tiếp thu bài chậm, lớn tuổi hơn các bạn trong lớp nên ngại đi học. Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt vai trò là "người mẹ'', "người bạn'' của các em, luôn gần gũi, động viên, khích lệ học sinh. Từ đó, giáo viên lựa chọn biện pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh tiếp thu bài tốt hơn, vượt qua mặc cảm, tự tin đến lớp. Giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp như phát động phong trào: "Đôi bạn cùng tiến'', "Bạn giúp bạn'',... để học sinh trong lớp giúp những bạn học còn chưa tốt vươn lên trong học tập. Thông qua đó, giúp các em xóa bỏ mặc cảm để tự tin đến lớp. Đối với những học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học do các nguyên nhân khác, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với lãnh đạo nhà trường để tìm biện pháp hữu hiệu. Giáo viên chủ nhiệm cần tích cực phối hợp với gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để có biện pháp vận động học sinh ra lớp. Vai trò của giáo viên trong việc vận động học sinh rất quan trọng, là người "tiên phong'' trực tiếp trong công tác vận động học sinh ra lớp, là nhân tố tạo nên sự thành công trong công tác duy trì sĩ. Biện pháp 3 : Làm tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh, nhà trường, các tổ chức xã hội Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : " Giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, trước hết là phải làm gương cho các em hết mọi việc''. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục học sinh. Đối với gia đình học sinh, việc thường xuyên được nghe giáo viên chủ nhiệm trao đổi kết quả học tập và rèn luyện của con mình là cầu nối cần thiết để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh đi học, đảm bảo sĩ số lớp. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Ban Đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường, chính quyền thôn buôn, đặc biệt là những những người có uy tín ở địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyềnvận động học sinh ra lớp. Ví dụ: Năm học 2014-2015, tôi chủ nhiệm lớp 5A, có em H Ưp Ênuôl, vì hoàn cảnh khó khăn nên gia đình bắt em phải bỏ học để ở nhà phụ giúp gia đình. Sau khi đã mà vẫn chưa vận động được học sinh ra lớp, tôi đã báo cáo với lãnh đạo nhà trường để tìm cách giải quyết. Bên cạnh đó, tôi tích cược phối hợp với nhà trường, Ban Đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương để chia sẻ khó khăn với gia đình học sinh và vận động học sinh ra lớp. Với sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương, chúng tôi đã thuyết phục được gia đình để em được tiếp tục đến trường học tập. Như vậy, việc vận động học sinh không phải là việc riêng của giáo viên chủ nhiệm, của nhà tường mà đó là công việc cần sự chung tay giúp sức của nhiều người, của toàn xã hội. Do đó giáo viên phải biết cách phối hợp để hoàn thành công việc, trách hiệm được giao. Biện pháp 4 : Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Thực tế cho thấy rằng, học yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh hay mặc cảm, dễ chán học và bỏ học. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng học tập ở học sinh. Để làm được điều này, giáo giáo viên không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải có sự kiên trì, hiểu tâm lý học sinh. Người giáo viên cần phải có cái tâm, có phương pháp dạy học phù hợp, các bài tập dành cho học sinh phải vừa sức, chú ý động viên là chính để các em dễ tiếp thu bài và không nảy sinh tâm lý "sợ học" dẫn đến chán học và bỏ học. Muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, trước hết giáo viên cần thực hiện tốt việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp, từ đó xây dựng kế hoạch, điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Phát động các phong trào thi đua học tập. Mặt khác, giáo viên cần có ý thức thường xuyên trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Tăng cường sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Tổ chức các tiết học vui tươi, nhẹ nhàng, hiệu quả, kích thích được sự khám phá, tìm tòi, tạo hứng thú cho các em trong học tập. Cần tránh sự căng thẳng, khô cứng trong các tiết học làm cho các em chán học dẫn tới bỏ học. Chú trọng và quan tâm nhiều hơn đối tượng học sinh khó khăn về học, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo được mối quan hệ tốt giữa thầy và trò để các em xem thầy cô giáo thực sự là chỗ dựa tinh thần, từ đó các em sẽ thích được đến trường để học tập cùng "người mẹ thứ hai" của mình. Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có tác động không nhỏ trong công tác duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt là tỉ lệ chuyên cần trong các buổi học thứ hai. Thực tế cho thấy học sinh thường vắng học vào buổi học thứ hai (không phải buổi giáo viên chủ nhiệm dạy). Có thể vì do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em ở nhà phụ giúp gia đình tăng thêm thu nhập hay có thể do các em không thích môn học do giáo viên bộ môn dạy,... Vì vậy giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp cùng giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có kết quả học tập tốt hơn ở các môn học, từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn. Biện pháp 5 : Xây dựng môi trường học tập thân thiện Môi trường học tập thân thiện phải đảm bảo một số điều kiện như: lớp học phải đẹp, sạch sẽ, thoáng đãng, ánh sáng đầy đủ, bàn ghế luôn được lau chùi và sắp xếp gọn gàng, xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, các thành viên trong lớp giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Để xây dựng đượ môi trường học tập thân thiện, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tham gia tích cực các hoạt động ở trường, lớp phù hợp với lứa tuổi của mình như : tham gia lao động, vệ sinh trường lớp; trang trí lớp học thân thiên; chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường; ... Thông qua các hoạt động đó, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các em thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tạo dựng được khối đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động giữa các học sinh trong lớp, trong trường. Đó cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút học sinh yêu thích đến trường. H1 : Học sinh chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường H2 : Trang trí lớp học thân thiện c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự thống nhất và có mục tiêu là duy trì sĩ số học sinh nhằm thực hiện có hiệu quả trong công tác giáo dục. Giải pháp thứ nhất là tiền đề, là cơ sở giúp giáo viên thực hiện tốt chủ vai là "tiên phong'' trong công tác vận động học sinh ra lớp, làm tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh, nhà trường, các tổ chức xã hội. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và xây dựng môi trường học tập thân thiện, có vai trò trong việc giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Đề tài thực hiện đã mang lại những hiệu quả rất đáng khích lệ trong công tác vận động sinh đi học, duy trì sĩ số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Kết quả đạt đượccủa lớp 5C năm học 2013 -2014 như sau : Tổng số học sinh Nguy cơ bỏ học Đi học chuyên cần Kết quả giáo dục Đầu năm 22 2 75% - 100% học sinh trong lớp Hoàn thành chương trình Tiểu học; - 01 giải Nhất múa, giải Nhì hát trong Hội thi văn nghệ cấp trường; - Đạt giải Nhì VSCĐ cấp trường; - Đạt giải nhì Hội thi Phụ trách sao giỏi cấp trường; - Đạt danh hiệu Lớp Tiên tiến. Cuối năm 22 0 96% Những kinh nghiệm trên được chia sẻ, áp dụng trong nhà trường và đã thu được những kết quả rất khả quan. III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận Duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần có vai trò rất lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để đạt kết quả cao trong công tác này giáo viên chủ nhiệm cần : - Luôn có ý thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ; tích cực đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp đối tượng học sinh ; có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, nhiệm vụ được giao. Phối kết hợp tốt với cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, chính quyền địa phương trong việc động viên, giúp đỡ, huy động các nguồn lực để thực hiện tốt công tác vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực của các tổ chức cá nhân và xã hội để hỗ trợ cho học sinh nghèo, học sinh có nguy cơ bỏ học. Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như giáo dục kĩ năng sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Xây dựng môi trường học tập thân thiện để thực sự "Mỗi ngày đến trường là thêm một niềm vui" đối với các em. 2. Kiến nghị - Đối với nhà trường: Tiếp tục làm tốt công tác chỉ đạo giáo viên vận động học sinh đi học chuyên cần, lấy đó là tiêu chí xét thi đua cuối năm học. - Đối với Ban Đại diện cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến công tác phối hợp vận động học sinh ra lớp giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh. Xin chân thành cảm ơn ! Krông Ana, tháng 3 năm 2017 Người viết Nguyễn Văn Quyết NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu)Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Ở Tiểu Học
* Gia đình phải có trách nhiệm về con em, phải tạo mọi điều kiện để trẻ được theo học. Phải coi việc học của trẻ là hết sức quan trọng. Nếu thấy con em mình không vui hoặc có vấn đề gì khó khăn trong việc học tập của con em thì phải báo ngay với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường để nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ.
* Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình,năng nổ phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng ở trong nhà trường đặc biệt là từng em học sinh để lôi cuốn học sinh,học sinh vui vẻ, tự tin trước khi đến trường tạo thêm niềm vui, phấn khởi thực sự để hội cha mẹ học sinh nhận thấy được ở trường là chỗ dựa vững chắc cho phụ huynh tin tưởng từ đó tạo niềm tin cho phụ huynh phấn khởi và xây dựng môi trường thân thiện ở trong nhà trường .
– Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với Đoàn thể, với địa phương ,tạo những điều kiện môi trường giáo dục tốt.
– Phải tạo đoàn kết, thương yêu giúp đỡ học sinh trong lớp qua các phong trào. Tạo cho các em động cơ ham học trong việc uốn nắn các em,giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh,không nóng vội,không dùng lời lẽ nặng nề với các em, hoà đồng vui vẻ với các em, xem học sinh là con đẻ của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
-Học sinh tiểu học trong độ tuổi biết tự ái, giận hờn, thích được động viên khen thưởng, tuyệt đối không nên dùng hình phạt, đánh mắng làm cho các em sợ sệt không ham thích đến lớp, phải tạo cho các em một niềm tin để các em an tâm học tập và xem giáo viên chủ nhiệm là người mẹ hiền.
-Nên tổ chức vui chơi tập thể trong các giờ ra chơi, giờ sinh hoạt lớp để tạo sự gắn bó thương yêu trong học sinh và giáo viên.Trong chương trình giảng dạy nên tổ chức những buổi “Học vui,vui học” dưới hình thức ôn tập.
Việc chuyên cần học tập của học sinh đã quyết định sự tiến bộ của các em,nếu để các em nghỉ học một hai lần với lý do không cần thiết lắm thì các em sẽ thích nghỉ học đi chơi hơn là đến lớp bởi nhiều lý do: Sợ bị phạt, sợ bị chế giễu. Giáo viên nên giải thích tai hại của việc bỏ học và đi học không đầy đủ đẫn đến hậu quả không tốt, ảnh hưởngđến kết quả học tập.
*Giáo viên chủ nhiệm và nhà trường phải quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh để tạo điều kiện giúp đỡ, bố trí buổi học phù hợp có thể lập Quỹ tình thương để hổ trợ một phần nào cho các em về mặt vật chất, đồng thời cắt cử các em học sinh trong lớp thường xuyên giúp đỡ,đỡ đần bớt các công việc gia đình để bạn có thời gian đến trường.
* Các đoàn thể xã hội như: Phụ nữ, nông dân, phải phối hợp với nhà trường quan tâm, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn. Xây dựng quỹ khuyến học trong từng thôn xã, họ hàng để hỗ trợ thêm cho những em gặp khó khăn trong đời sống kinh tế để giúp các em có thể tiếp tục học tập.
*Chính quyền địa phương phải có kế hoạch bố trí dân cư hợp lý để tạo điều kiện cho các em đi học gần.Đồng thời có chính sách đãi ngộ đối với những hộ gia đình nghèo, đông con và gặp khó khăn về kinh tế.
Công đoàn nhà trường xây dựng quỹ khuyến học, quỹ tình thương, quỹ hỗ trợ những học sinh có điều kiện khó khăn về vật chất và tinh thần để các em đi học đầy đủ.
Giải pháp quan trọng nhất là Nhà trường,Gia đình và xã hội phải phối hợp chặt chẻ với nhau,để cùng nhau giúp đỡ về mọi mặt,tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tiếp tục đến trường.Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm.
+ Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Nắm bắt tình hình cụ thể về các gia đình có học sinh đi học. Các gia đình có đông con; những gia đình có hoàn cảnh khó khăn…
+ Các tổ chức, đoàn thể ở chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh. Các tổ chức chính trị xã hội ở trong nhà trường; các giáo viên chủ nhiệm.
+ Tìm hiểu về các lí do mà các em thường bỏ học nữa chừng.
Một Số Biện Pháp Nhằm Góp Phần Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Cấp Tiểu Học
TẦM QUAN TRONG TRONG CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH:
Dạy học là một quá trình mà người giáo viên vừa truyền thụ kiến thức, vừa bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống cho các em học sinh. Ở cấp tiểu học, việc truyền thụ kiến thưc cho học sinh là điều vô cùng quan trọng của người thầy khi lên lớp. Tuy nhiên, giáo viên và học sinh có mối quan hệ rất chặt chẽ. Học sinh cần sự quan tâm, dìu dắt của giáo viên và ngược lại giáo viên cần có chất lượng học tập từ phía học sinh. Để đạt được hiệu quả giáo dục thì công tác duy trì sĩ số học sinh là điều rất quan trọng, rất cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm. Với lý do đó, tôi có suy nghĩ là phải làm cách nào để duy trì sĩ số học sinh, cũng như vận động học sinh bỏ học trở lại lớp. Đối với học sinh tiểu học, các em rất hồn nhiên và chân thật, các em rất thích sống trong sự yêu thương và quan tâm của người lớn. Do đó, giáo viên nên gần gũi để tìm hiểu sớ thích và nguyện vọng của các em. Từ đó tạo những điều kiện cần thiết giúp các em có được niềm vui và hứng thú khi đến trường, đến lớp học tập.
Với chủ trương của Đảng và nhà nước là từng bước nâng cao mặt bằng dân trí, xây dựng xã hội học tập đáp ứng kịp thời yêu cầu về nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nước nhà. Vì thế, mọi người đều phải được đi học, nhất là trẻ em phải đi học vì ngày mai phát triển. Do đó, người giáo viên phải tìm mọi cách để giữ vững sĩ số học sinh đến cuối năm học tránh tình trạng các em bỏ học nửa chừng. Làm được điều đó là chúng ta đã góp phần giữ vững và nâng dần chất lượng của công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở nhà trường và ở địa phương.
NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH:
Người xưa có câu : ” Yêu trẻ, trẻ đến nhà – Kính già, già để tuổi cho”. Do vậy, tôi nhận thức được một điều là mình cần phải làm thế nào để các em có được niềm vui và hứng thú khi mỗi ngày đến lớp mình học tập.Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu vận dụng một số biện pháp sau:
Đây là mối quan hệ trong môi trường sư phạm, trên cơ sở chúng ta đang hưởng ứng và thực hiện phong trào thi đua: ” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực “
Đây là mối quan hệ thân thiện, thể hiện tình cảm bạn bè trong quá trình học chung lớp, chung trường. Mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ và cùng chia sẻ với nhau trong học tập cũng như khi sinh hoạt. Bởi lẽ trong lớp các em được giáo viên chủ nhiệm chia các em ra sinh hoạt ở các tổ học tập, nhóm học tập, đôi bạn học tập, đôi bạn cùng tiến, nhóm văn nghệ, nhóm thể thao….Đôi khi giáo viên chủ nhiệm cũng lập những nhóm học tập cùng khu phố, những nhóm học tập cùng tháng sinh….Kể cả những nhóm tổ được lập đột xuất, ngẫu nhiên khi sinh hoạt Đội, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp….Vì thế mà các em dễ thân thiện với nhau, đặc biệt là hướng dẫn các em: ” Gọi bạn xưng tên” chúng ta dễ thấy các em rất thiện và dễ thương.
Giáo viên xây dựng bầu không khí lớp học vui tươi, sinh động, lành mạnh và thân thiện tạo điều kiện cho các em thoải mái, hợp tác và hứng thú tham gia vào các hoạt động trên lớp cùng với giáo viên và bạn bè.Trong đó, giáo viên cần khen ngợi, tuyên dương các em học sinh kịp thời, đúng lúc cũng như tận tình, giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn trong học tập. Bên cạnh đó, trong các tiết dạy giáo viên có thể khích lệ để học sinh thích đến lớp bằng cách giải thích cho các em hiểu và thấy được tầm quan trọng của việc học hôm nay sẽ giúp ích cho các em có đươc nghề nghiệp trong tương lai.Việc học hôm nay giúp các em hiểu biết rất nhiều điều về cuộc sống, về xã hội, về thiên nhiên, về các lĩnh vực khác, các em sẽ có được những kiến thức cơ bản.Từ những sự việc mặc dù đơn giản nhưng giúp ích cho các em rất nhiều như nguyên nhân gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, biết đươc về khí hậu, thời tiết, sông ngòi, biết tính thu nhập, tiêu dùng trong gia đình, biết được những việc nên làm và không nên làm như nên giúp đỡ phụ nữ, cụ già, em nhỏ…., không nên hút thuốc, uống rượu bia, tiêm chích ma tuý, không nên chửi thề, nói tục…
Giáo viên nên tìm cái hay nhất của học sinh để phát huy, dù là ưu điểm nhỏ để dần dần lấn át cái chưa hay và trở thành học sinh ngoan. Đồng thời làm công tác tư tưởng với từng nhóm đối tượng làm sao cho các em giỏi hoà đồng, vui vẻ giúp bạn, nhóm học sinh yếu không bị mặc cảm và được cuốn hút vào sự cố gắng rèn luyện chung của cả lớp. Bên cạnh đó sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của của giáo viên còn thể hiện:
– Khi học sinh gặp chuyện không vừa ý, giáo viên tìm hiểu kỹ lưỡng để phân tích, giải thích cho phù hợp với tình huống giúp các em hiểu tường tận vấn đề và tâm đắc hơn.
– Khi các em gặp gia cảnh khó khăn phải nghỉ học đôi ba ngày để phụ giúp cha mẹ mua gánh bán bưng, các em lo sợ không dám trở lại lớp. Lúc đó giáo viên cần tìm hiểu để động viên, giúp đỡ các em trở lại lớp học tập.
– Khi các em sai phạm, giáo viên không nên nóng vội trừng phạt làm các em sợ hãi và cũng không nên quá dễ với các em. Trong trường hợp này, giáo viên cần bình tĩnh lắng nghe các em nói cũng như các bạn trong lớp nói để tìm hiểu rõ nguyên nhân và mức độ sai phạm của các em để răn dạy, giáo dục.
Giáo viên phát động phong trào thi đua học tập trong lớp cụ thể ở từng môn, trong đó chia lớp ra từng tổ thi đua.
– Đầu buổi học : các tổ báo cáo sĩ số cho giáo viên chủ nhiệm.
– Cuối buổi học: giáo viên tổng kết, khen ngợi những học sinh tích cực học tập, tiếp thu bài tốt. Nếu có học sinh vắng mặt, thì giáo viên tìm hiểu nguyên nhân để tìm hướng giải quyết.
– Giờ sinh hoạt lớp cuối tuần: giáo viên nhận xét đánh giá phong trào thi đua của lớp bao gồm tinh thần học tập, chuyên cần của các em học chúng tôi đó, giáo viên sẽ biểu dương khen thưởng các em
: Giáo viên chủ nhiệm phải có lòng thương yêu và tôn trọng nhân cách học sinh, có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình làm công tác giảng dạy và giáo dục. Luôn tìm tòi suy nghĩ để đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh. Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp ở lớp học, tạo bầu không khí vui tươi, cởi mở, thi đua học tập cho các em học sinh.
Triệu Thanh Nhãn
HT. TH Phường 2
TP. Sóc Trăng
Skkn Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Lớp 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI:“MỘT SỐ BIỆN PHÁP DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH LỚP 5”A. PHẦN MỞ ĐẦUI. Lý do chọn đề tài: Hiện nay, việc duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần ở trường tiểu học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh nói riêng và trong việc thực hiện phổ cập giáo dục nói chung. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Nhưng hiện nay, một số học sinh trong địa phương thuộc con em gia đình lao động nghèo, một số từ nơi khác đến thị xã Hồng Ngự tạm trú, đa phần là làm thuê, vì cuộc sống mưu sinh họ gửi con em vào Trường Tiểu học An Thạnh 1 để học. Chính vì mãi lo cho kinh tế gia đình một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em. Nên việc các em nghỉ học, bỏ học trong thời gian nhiều ngày ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài và kết quả học tập là điều không tránh khỏi. Trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học ngày càng phổ biến. Cấp học càng cao tỷ lệ học sinh bỏ học càng lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhưng trong đó nguyên nhân chính là các em học tập yếu kém nên không thích đi học, không thích đến trường. Xã hội ngày càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Đòi hỏi trong xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu được kiến thức kĩ năng, kĩ xảo từ nhà trường để phục vụ cuộc sống sau này. Chúng ta ngày đêm đang ra sức phổ cập giáo dục ở
các cấp học. Nhưng trên thực tế có biết bao nhiêu học sinh bỏ học giữa chừng. Biết bao nhiêu trẻ em không biết đọc, biết viết hoặc đọc viết không thông thạo mà đã nghỉ học. Tất cả đều là sản phẩm của nhà trường, do không quan tâm đến học sinh, không có biện pháp để giúp đỡ học sinh yếu kém. Vì thế, qua nhiều năm công tác bản thân tôi luôn suy nghĩ “Biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần học sinh bậc tiểu học “. Do đó tôi quyết định chọn đề tài này.II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu: 1. Mục đích : – Nhằm đánh giá lại môi trường giáo dục, chất lượng giảng dạy học sinh yếu kém ở các trường tiểu học trong những năm qua và hiện nay. – Tìm ra những nguyên nhân tại sao việc học sinh chán học và hiện tượng học sinh có nguy cơ bỏ học vì học yếu vẫn còn. – Đưa ra một số giải pháp trong việc đổi mới phương pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ hơn, tạo môi trường học thân thiện gần gũi giúp học sinh ham thích học tập, thích đi học nhiều hơn. 2. Phương pháp : – Phương pháp lấy tư liệu. – Phương pháp học mà chơi, chơi mà học. – Phương pháp đàm thoạ. – Phương pháp xử lý thông tin. – Phương pháp thực nghiệm. – Phương pháp cải tiến. III. Giới hạn của đề tài: – Học sinh khối 5 thuộc Trường Tiểu học An Thạnh 1. Đội ngũ thầy (cô) cùng cô tổng phụ trách. Phụ huynh học sinh khối 5 của tường. IV. Kế hoạch thực hiện: – Chọn đề tài. – Lập đề cương nghiên cứu. – Đọc, thu thập đề tài, viết đề tài. – Thu nhập thực tế. – Hoàn thành sáng kiến.B. PHẦN NỘI DUNGI.Cơ sở lý luận: Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học : Học sinh tiểu học lứa 6 đến 11 tuổi các em rất nghịch hiếu động, chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng và điều gì là sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình. Khả năng tiếp thu kiến thức nhanh hay chậm của từng nhóm đối tượng học sinh cũng khác nhau. Ở các em ý thức học tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích của việc học. Các em đi học phần lớn là do sự bắt buộc của gia đình, chỉ một phần nhỏ là ham thích đi học (vì đi học được thầy (cô) khen, được điểm 10, được chơi cùng bạn vv…). Do đó ý
Bạn đang xem bài viết Đề Tài Một Số Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Học Sinh Ở Trường Tiểu Học Y Ngông trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!