Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Lệ Trường Mầm Non mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
Nhân viên là người làm nhiệm vụ phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non.
1. Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hoá; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
1. Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng.
2. Thực hiện quy chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội quy của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
3. Bảo đảm an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ
4. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp.
5. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luậtvà của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.
1. Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.
5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non; Trình độ chuẩn được đào tạo của nhân viên y tế học đường, kế toán là có bằng tốt nghiệp trung cấp theo chuyên môn được giao; Đối với nhân viên thủ quỹ, thư viện, văn thư, nấu ăn, bảo vệ phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ được giao.
Điều 39. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên và nhân viên
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đáp ứng yêu cầu giáo dục đối với trẻ em.
2. Trang phục của giáo viên và nhân viên gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Điều 40. Các hành vi giáo viên và nhân viên không được làm
1. Các hành vi giáo viên không được làm:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;
b) Xuyên tạc nội dung giáo dục;
c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;
d) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;
f) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2. Các hành vi nhân viên không được làm:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;
b) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;
c) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em.
1. Giáo viên và nhân viên có thành tích được khen thưởng, được tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.
2. Giáo viên và nhân viên có hành vi vi phạm các quy định tại Điều lệ này thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.
Một Số Biện Pháp Giảm Tỷ Lệ Trẻ Suy Dinh Dưỡng Trong Trường Mầm Non
Đối với trường Mẫu giáo Đức Tân thì việc chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ luôn được nhà trường xác định và xúc tiến ngay từ kế hoạch đầu năm học 2016 – 2017. Vì vậy, công tác quản lý phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là nhiệm vụ cấp bách, không chỉ riêng cán bộ quản lý mà còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên đang trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Để đáp ứng được mục tiêu trên nhà trường thấy cần phải đặt hai nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ ngang bằng nhau trong công tác quản lý của mình dựa trên các cơ sở đã trình bày. Đặc biệt, sau khóa học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non, cá nhân tôi nhận thức hơn tầm quan trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại trường. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non”.
Được sự phân công là người quản lý chuyên môn và bán trú tôi đã tìm ra những biện pháp và xây dựng thực đơn hợp lý, đảm bảo kcalo, cân đối tỷ lệ 3 chất, P – L – G, can xi, B1 thay đổi theo mùa với nhiều loại thực phẩm phong phú đa dạng. Hiểu được việc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non có tầm quan trọng như vậy, cùng với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, kết hợp với các cô nuôi và giáo viên trên lớp đã mang lại những bữa ăn hàng ngày thật ngon miệng cho trẻ và tôi đã bắt đầu chọn đề tài “Một số biện pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non”
Trong thời gian ngắn ngủi bản thân chỉ có thể trình bày một số biện pháp để áp dụng trong quá trìnhchăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường Mẫu giáo Đức Tân giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong trường.
Điều kiện để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế và nhận thức của các bậc cha mẹ còn chưa đồng đều .
Một số giáo viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng mặc dù được bổ sung hàng năm nhưng vẫn chưa thật đầy đủ để phục vụ cho công tác bán trú theo qui định trường đạt chuẩn.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng khi mới vào trường khá cao.
Bảng tổng hợp theo dõi sức khỏe trẻ đầu năm học 2016-2017.
Nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non. Từ những thực tế nêu trên, để thực hiện tốt việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng có rất nhiều nội dung cần được quan tâm chỉ đạo và thực hiện nhưng theo tôi quan trọng nhất những việc làm cần tập trung giải quyết đó là:
2.1. Chỉ đạo nhân viên y tế thực hiện cân đo theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ tăng trưởng chính xác.
2.2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi từ đó có những biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.
2.3. Xây dựng thực đơn chuẩn (đảm bảo đủ lượng kcal, cân đối dưỡng chất, sử dụng nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú).
2.5. Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn. Thực hiện tốt công tác kiểm tra.
2.6. Kết hợp trạm Y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Tuyên truyền một số dịch bệnh theo mùa.
2.7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp để phòng chống suy dinh dưỡng hiệu quả.
2.8. Tuyên truyền vận động xã hội hóa giáo dục để bổ sung thêm trang thiết bị đồ dùng phục vụ bếp ăn.
Chỉ đạo nhân viên y tế thực hiện cân đo theo dõi trẻ trên biểu đồ tăng trưởng chính xác.
Để nắm được chính xác về tình hình sức khỏe của trẻ ngay đầu năm học thì việc đánh giá và tổng hợp sức khỏe của trẻ ở từng lớp là rất cần thiết và việc cần làm ngay.
Vì vậy sau khi ổn định trẻ, tôi đã lên kế hoạch cân đo trẻ vào ngày 6 tây hàng tháng nếu có chênh lệch khi cân đo trẻ chỉ được chênh lệch theo qui định 1-2 ngày. Sau đó mời giáo viên họp để hướng dẫn giáo viên lập sổ theo dõi của lớp, nhân viên y tế cân đo và theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng một cách chính xác.
Trẻ suy dinh dưỡng có rất nhiều nguyên nhân nếu muốn phục hồi sức khỏe cho trẻ thì chúng ta phải tìm hiểu được các nguyên nhân rõ ràng mới có những biện pháp cụ thể để khắc phục cho từng nguyên nhân đó.
Khi giáo viên đã thu thập đầy đủ các thông tin về các nguyên nhân của trẻ bị suy dinh dưỡng tôi tập hợp các nguyên nhân và tìm ra các biện pháp chăm sóc cụ thể cho từng nhóm nguyên nhân đó.
a. Đối với nhóm cung cấp thiếu chất dinh dưỡng do chưa cân đối khẩu phần ăn, sai lầm về ăn uống.
Trong các bữa ăn tại trường cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân đối, hợp lý trong khẩu phần ăn của trẻ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng, trong đó tỷ lệ: Đối với mẫu giáo: Protit (chất đạm) khoảng 12% – 15%; Lipit (chất béo) khoảng 20% – 30%; Gluxit (chất bột) khoảng 55% – 68%. Cần đảm bảo chất đạm trong khẩu phần ăn của trẻ từ nguồn gốc thực vật.
Tôi trực tiếp cung cấp cho giáo viên kiến thức chăm sóc trẻ đối tượng này nhắc nhở giáo viên cần quan tâm chăm sóc trẻ cho trẻ ăn hết phần ăn, không để trẻ bỏ thức ăn và cân đối thực đơn tính khẩu phần ăn của trẻ trên phần mềm nutrikid, nhắc nhở nhân viên cấp dưỡng thực hiện nghiêm túc đúng yêu cầu từ khâu bảo quản sơ chế thực phẩm đến kỹ thuật chế biến nhằm duy trì các chất khoáng và Vitamin,… Trong quá trình nấu và cách phối hợp các loại thực phẩm sao cho phù hợp với từng món ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ tạo mùi vị đặc trưng để gây hấp dẫn khi trẻ ăn.
Trước hết ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn. Trẻ biếng ăn có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào hai nhóm nguyên nhân chính sau đây:
+ Trẻ bị bệnh: Tất cả bệnh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính, một số bệnh lý toàn thân như còi xương, thiếu máu, thiếu vitamin,…Trường hợp này cần phối hợp với cha mẹ đưa trẻ đến chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời, giúp trẻ mau hết bệnh và ăn uống bình thường trở lại.
+ Do yếu tố tâm lý: Thường gặp ở những gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều hoặc người cho ăn có thái độ không đúng (ép buộc) biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, mỗi khi nhìn thấy thức ăn là trẻ đã sợ hãi. Trường hợp này tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên cần tạo cho trẻ một không khí bữa ăn thật vui vẻ và đầm ấm, không nên la mắng, ép buộc trẻ ăn mà phải có biện pháp động viên, khích lệ trẻ.
Ngoài việc chế biến món ăn ngon còn phải chú ý đến màu sắc và mùi vị của món ăn,… giúp trẻ thích thú khi được ăn.
Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy các cháu đã có sự chuyển biến rất rõ, sắp đến giờ ăn theo dõi trẻ thì thấy trẻ có thái độ rất vui vẻ khi chuẩn bị đi ăn cơm, trong giờ ăn trẻ ăn rất ngon miệng không cần cô giáo nhắc nhở và ăn hết phần hết xuất ăn của mình,
– Trẻ thấp còi có hai nguyên nhân chính:
+ Do di truyền của gia đình.
+ Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí. Không cho trẻ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Muốn cải thiện được tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thì cần phải kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh để tác động và can thiệp phòng chống tình trạng thấp còi cho trẻ.
Cần phải cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, bổ sung đầy đủ dầu mỡ trong các bữa ăn của trẻ. Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Như thịt, cá, tôm cua, trứng sữa. Chọn các thực phẩm giàu chất canxi, sắt kẽm, cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật. Đặc biệt, các loại thức ăn có nhiều kẽm như: Thịt gà, thịt cóc,…
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, quả chín vì trong rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, phòng ngừa được bệnh táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như canxi, kẽm, sắt,…Ngoài chế độ ăn trên vận động phụ huynh đưa trẻ đi khám bác sĩ để bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc như VitaminD, vitaminA, kẽm, sắt… theo hướng dẫn của bác sỉ. Hoặc điều trị một số bệnh khi trẻ mắc phải.
Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chiều cao của trẻ, nên ngoài các giờ luyện tập chính khóa tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên dành thời gian cho những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tập thêm những bài tập thể dục như: Bò, trườn, leo trèo, chạy nhảy, tắm nắng buổi sáng khi trẻ đến lớp ngoài sân trường. Vận động cha mẹ học sinh mua xe đạp cho trẻ chạy vào những ngày trẻ được nghỉ học hoặc cha mẹ tạo điều kiện thường xuyên cho trẻ đi bộ cùng với cha mẹ vào những thời gian cha mẹ trẻ đón trẻ về nhà và tập cho trẻ bơi lội khi có điều kiện, ngoài ra cha mẹ còn phải tập cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, ngủ sớm, đi ngủ trước 21giờ, không nên cho trẻ xem các loại video, phim ảnh quá muộn gần với giờ ngủ của trẻ để trẻ có giấc ngủ ngon và ngủ sâu hơn.
Xây dựng thực đơn chuẩn (đảm bảo đủ lượng kcalo, cân đối dưỡng chất, sử dụng nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú).
Xây dựng thực đơn bám sát theo hướng dẫn Thông tư 17/200/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ giáo dục với nhu cầu khuyến nghị về năng lượng tại trường của một trẻ trong một ngày đối với trẻ mẫu giáo: 735 – 882 Kcal (chiếm 50% – 60% nhu cầu cả ngày). Vì thế, trong bữa ăn của trẻ tại trường ta phải tổ chức và tính toán sao cho đáp ứng đầy đủ 5 yêu cầu sau đây:
– Cân đối các chất P (Protit) – L (Lipit) – G (Gluxit).
– Thực đơn đa dạng, phong phú, sử dụng nhiều loại thực phẩm đặc biệt thực phẩm tại địa phương.
– Thực đơn thay đổi theo mùa, tuần, ngày và phù hợp với trẻ.
Để xây dựng một thực đơn cân đối, tôi bám sát các yêu cầu trên, yêu cầu đó luôn là tổng thể thống nhất trong thực đơn và đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
Năng lượng chủ yếu được cung cấp từ bột đường (G) và chất béo (L). G có nhiều trong các loại ngũ cốc và đường. L có nhiều trong mỡ động vật và các loại hạt có tinh dầu. Khi xây dựng thực đơn tôi luôn chú ý kết hợp giữa hai loại thực phẩm nhiều kcal và thực phẩm ít kcal với nhau để đảm bảo lượng kcal cần thiết cho một ngày.
+ Món mặn: Cá điêu hồng sốt cà chua.
+ Món canh: Canh súp rau củ (khoai tây, su su, cà rốt, củ dền…)
– Món cá sốt cà chua – Vì là cá nên lượng kcal thấp, khi kết hợp với canh súp rau củ – có lượng kcal cao sẽ tạo nên sự cân đối về năng lượng của bữa ăn.
– Protit hết sức cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, là nguyên liệu chủ yếu để xây dựng nên các tố chất trong cơ thể. P có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, vừng,…
– Lipit là nguồn cung cấp năng lượng. Những loại thức ăn giàu L gồm: Dầu ăn, mỡ động vật, một số loại hạt có nhiều tinh dầu.
– Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong cơ thể. G có nhiều trong gạo, bột mì, miến, đường, đậu,…
Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày ta cần đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm. Cân đối thực đơn sao cho đảm bảo tỷ lệ P-L-G:
Ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng vô cùng quan trọng, vì thế khi chế biến món ăn cũng phải đặc biệt quan tâm về khẩu vị và trạng thái thức ăn.
Khi xây dựng thực đơn tôi luôn chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế biến như băm nhỏ, thái nhỏ, nấu mềm. Các món ăn mặn ta có thể chế biến thêm nước sốt cho trẻ dễ ăn hơn.
Ăn uống còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu từng mùa. Như mùa hè thời tiết nóng nực nhu cầu về các món ăn có nhiều nước tăng lên, các món canh chua,… trẻ thường rất thích. Còn mùa đông thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món xào, chiên,…trẻ sẽ ăn nhiều hơn. Ngoài việc thay đổi thực đơn theo mùa tôi còn thường xuyên thay đổi, đa dạng món ăn từng tuần, từng ngày và từng bữa ăn để tăng phần hấp dẫn trẻ.
Nhờ thực hiện tốt việc xây dựng thực đơn tuần, thay đổi món ăn thường xuyên đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ trong chế độ ăn hàng ngày, sau khi kiểm tra cân đo lại đối với những trẻ suy dinh dưỡng đã có một số trẻ tuy mới thực hiện trong thời gian ngắn nhưng đã vượt qua kênh suy dinh dưỡng nên tôi cảm thấy rất vui mừng.
Nước uống: Hằng ngày trẻ cần được uống đầy đủ khoảng 1,6-2 lít nước/ ngày (bao gồm nước uống và thức ăn). Nhu cầu nước của cơ thể phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và hoạt động. Trẻ thường mãi chơi hay quên uống nước, nếu để trẻ bị thiếu nước sẽ gây những tác hại sau: Bị táo bón, tim hoạt động khó vì tăng huyết áp, rối loạn thân nhiệt, rối loạn ở bộ não,…Tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ uống theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày: Sau khi học, sau khi chơi, sau các bữa ăn, khi ngủ dậy,… để hình thành cho trẻ thói quen uống nước. Không để trẻ quá khát nước vì lúc ấy cơ thể trẻ đã mất đi một lượng nước cần thiết để tham gia vào quá trình trao đổi chất, hô hấp, tuần hoàn trong cơ thể. Không những thế, khi khát trẻ sẽ uống quá nhiều nước khiến cơ thể từ chỗ mất nước đến quá tải nước cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Dạy trẻ cách lấy nước vừa phải khi uống, không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trong một lần uống hoặc quá nhiều trước bữa ăn vì sẽ làm cho trẻ cảm giác no giả và trẻ không chịu ăn.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với mọi người, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta nhất là đối với trẻ mầm non. Nên ngay vào đầu năm học tôi tham mưu Hiệu trưởng mời công ty có uy tín đảm bảo chất lượng về ký hợp đồng mua thực phẩm như: Thịt, cá, tôm, rau củ quả, gạo, thực phẩm khô, sữa,…nguồn cung cấp thực phẩm phải có đủ điều kiện cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định. Thực phẩm hợp đồng với nhà trường phải tươi, ngon và được nhận vào mỗi buổi sáng và được kiểm tra đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng hàng ngày thì nhân viên cấp dưỡng mới ký nhận và chế biến. Nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng như ẩm mốc hôi thiu, kém chất lượng, quá hạn sử dụng nhà trường sẽ cắt hợp đồng ngay.
Đối với nhân viên cấp dưỡng trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ phải luôn thực hiện đúng theo qui trình vận hành bếp một chiều từ khâu chế biến đến khi trẻ ăn, các dụng cụ chế biến thức ăn chín và sống phải để riêng biệt, đảm bảo đúng nội qui qui định khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc trang phục, đeo tạp dề, khẩu trang. Trong quá trình chế biến thức ăn đầu tóc phải gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, không mang đồ trang sức trên người tuyệt đối không được bốc thức ăn khi phân chia phần ăn cho trẻ mà không mang bao tay. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra ba bước từ khi nhập thực phẩm đến khi trẻ bắt đầu ăn. Lưu mẫu thức ăn 24/24 giờ đảm bảo đủ số lượng và quy trình.
Ngoài ra các dụng cụ chế biến thực phẩm phải rửa hàng ngày được phơi khô ngoài nắng sau khi sử dụng, đồ dùng dụng cụ ăn uống của trẻ cũng thường xuyên được trụng bằng nước đun sôi để diệt khuẩn.
Hình ảnh bếp ăn trường Mẫu giáo Đức Tân
Phải nói rằng công tác kiểm tra đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. Kiểm tra vừa là một biện pháp về mặt quản lý vừa là động lực thúc đẩy để các bộ phận làm việc một cách nghiêm túc, có chất lượng và đạt hiệu quả cao hơn. Do vậy, công tác kiểm tra phải thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc. Qua kiểm tra giúp giáo viên, nhân viên đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giáo dục trẻ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non.
Công tác kiểm tra được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau: Tự kiểm tra, đánh giá, kiểm tra báo trước, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo,…Đối tượng được kiểm tra trong công tác giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non chủ yếu là các bộ phận trực tiếp thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ: Giáo viên, cấp dưỡng,…
– Kiểm tra đối với cấp dưỡng: Cấp dưỡng là người trực tiếp chăm lo bữa ăn cho trẻ hàng ngày nên cần kiểm tra về một số nội dung sau:
+ Kiểm tra quy trình chế biến có đúng quy định một chiều không? Các dụng cụ chế biến thực hiện như thế nào? Trang phục cấp dưỡng có đúng theo quy định không? Cân đo và phân chia thức ăn sau khi nấu chín như thế nào? Chế biến món ăn có theo nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm hay không? Các món ăn khi chế biến có đảm bảo đủ 3 ngon : “Ngon mắt, ngon mũi và ngon miệng”, hợp khẩu vị, màu sắc hấp dẫn đối với trẻ không? Nhà bếp có được vệ sinh sạch sẽ không? Có thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định không?…
– Kiểm tra đối với giáo viên các lớp:
+ Kiểm tra vệ sinh cô, trẻ (trang phục, móng tay, mặt mũi, đầu tóc) có sạch sẽ, gọn gàng hay không? Kiểm tra đồ dùng cá nhân của trẻ: khăn, ly uống nước, bàn chải đánh răng,…có sạch sẽ hay không?
+ Kiểm tra công tác tổ chức bữa ăn như: Có đủ bàn ghế, sạch sẽ, hợp vệ sinh không? Sắp xếp chỗ ngồi ăn của trẻ có phù hợp không? Có đủ đồ dùng phục vụ bữa ăn cho trẻ không? Có lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vào các hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ hay không?…
+ Ngoài ra, tôi còn kiểm tra việc thực hiện lịch sinh hoạt, tổ chức các hoạt động có vừa sức hay không? Vệ sinh lớp học như thế nào? Kiểm tra hồ sơ theo dõi sức khoẻ (biểu đồ tăng trưởng, sổ theo dõi sức khoẻ). Từ đó hướng dẫn, bổ sung, điều chỉnh kịp thời giáo viên.
Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra đối với giáo viên về hành vi, doạ nạt, quát mắng trẻ, thiếu tinh thần, trách nhiệm trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời đối với những trường hợp vi phạm vì điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tinh thần và sức khoẻ của trẻ.
Ngoài ra kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ bán trú cũng rất quan trọng. Nhà trường tiến hành kiểm tra thường xuyên để kịp thời sửa chữa, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt nhất cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Việc phối kết hợp với trạm y tế địa phương để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đã được thực hiện liên tục trong những năm học qua nên để đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường. Vào đầu năm học, tôi chỉ đạo nhân viên y tế liên hệ trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/ năm và nắm bắt về một số bệnh của trẻ để phát hiện sớm nhắc nhở, hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đi điều trị bệnh kịp thời.
Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng của con người và cộng đồng, đặc biệt là trẻ em sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm cho nên công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non cũng rất quan trọng. Vì thế tôi thường xuyên liên hệ với trung trạm y tế xã để xin một số tờ rơi về các dịch bệnh để tuyên truyền ở góc tuyên truyền của trường khi có dịch bệnh xảy ra cho phụ huynh biết để phối hợp cùng nhà trường phòng chống bệnh cho trẻ. Ngoài việc xin một số tờ rơi tôi còn liên hệ xin một số thuốc khử trùng diệt khuẩn nhằm ngăn ngừa một số dịch bệnh xảy ra.
Hàng năm, khi có chiến dịch tiêm hoặc uống vacxin phòng chống các dịch bệnh cho trẻ theo chiến dịch chung nhà trường kết hợp Trạm y tế xã lập danh sách trẻ, phát giấy mời gia đình để phụ huynh điền những thông tin cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ trước khi tiêm ngừa cho trẻ. Chuẩn bị phòng tiêm và vận động phụ huynh cho trẻ đi tiêm phòng đảm bảo 100% trẻ trong toàn trường.
Để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của trẻ thì cần phải cân đo theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ tăng trưởng, kết hợp khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, tiêm đầy đủ Vacxin theo chiến dịch chung, từ đó mới tổng hợp được số lượng trẻ một cách chính xác tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
Là người trực tiếp thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường nên kiến thức về dinh dưỡng của giáo viên rất quan trọng. Vì vậy, giáo viên mầm non cần nắm vững kiến thức về dinh dưỡng, cách theo dõi sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng để phát hiện kịp thời trẻ suy dinh dưỡng, cách phòng chống suy dinh dưỡng, các biểu hiện về bệnh suy dinh dưỡng, cách tổ chức cho trẻ ăn uống trong trường mầm non,… Để thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non và thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, góp phần vào công tác phòng chống trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non.
Nếu trẻ có biểu hiện ăn không ngon miệng uể oải cần tách riêng và chăm sóc đặc biệt. Theo dõi diễn biến trong thời gian tiếp theo trong ngày tìm hiểu nguyên nhân kịp thời can thiệp khi cần thông báo ngay cho phụ huynh.
Tuyên dương động viên trẻ kịp thời đúng mức, sau mỗi lần cân đo cô cho trẻ biết kết quả trẻ tăng cân hay giảm cân và giải thích vì sao để trẻ hình thành ý thức tự chăm sóc bản thân, cố gắng ăn hết khẩu phần ăn, đi ngủ đúng giờ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường,…
Qua các đợt tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, giáo viên, tôi nhận thấy kết quả chuyển biến khá rõ rệt. Kết quả này được đánh giá qua kỹ năng tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, qua kết quả chuyển biến trên trẻ và chất lượng chế biến món ăn của các cô cấp dưỡng.
Như chúng ta đã biết, chăm sóc giáo dục trẻ là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của cấp học mầm non. Cho đến nay, có rất nhiều hình thức và biện pháp chăm sóc trẻ khác nhau như: Chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới hình thức tổ chức hay chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng giáo dục mầm non mới,…dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
Vì thế, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các bậc cha mẹ để có sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống suy dinh dưỡng là rất cần thiết. Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua, tôi đã sử dụng nhiều biện pháp tuyên truyền khác nhau đến các bậc cha mẹ trong công tác giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Như tuyên truyền qua các cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học của trường, của lớp,
Tuyên truyền qua các buổi họp nhà trường, bảng tuyên truyền của trường về công tác phòng chống suy dinh dưỡng để tuyên truyền.
Ví dụ: Tuyên truyền các biện pháp chăm sóc sức khỏe “20 cách trị biếng ăn cho trẻ”, “04 cách đơn giản mẹ bé nên làm để tăng chiều cao cho con”.
Hay kinh nghiệm chăm sóc bữa ăn cho trẻ: Như đối với trẻ nhỏ khi sử dụng thức ăn cho trẻ các loại thực phẩm cần chế biến nhỏ nhừ thơm ngon không nên cho trẻ ăn thịt để miếng to. Hoặc khi cho trẻ ăn xương hầm cần cho trẻ ăn cả phần cái và phần nước nấu để đủ chất. Tăng cường cho trẻ ăn các loại thực phẩm tôm, cua, ốc hến…. để tăng cường can xi chống bệnh còi xương …..
Không chỉ tuyên truyền trong phạm vi nhà trường, để nâng cao hiệu quả công tác giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thì còn cần phải tuyên truyền đến cộng đồng. Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến trường tuy có tăng nhưng vẫn còn rất thấp, trẻ ở độ tuổi này chủ yếu ở nhà với cha mẹ hoặc ông bà chăm sóc. Do công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dưỡng chăm sóc trẻ là việc làm thường xuyên và có tác dụng không những trong một năm học mà còn ảnh hưởng đến những năm tiếp theo vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên khi tuyên truyền các bậc cha mẹ có con dưới 3 tuổi xác định rõ nội dung cần tuyên truyền cho phụ huynh học sinh:
– Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đảm bảo sức khoẻ mẹ và con.
– Khi có thai và cho con bú người mẹ phải ăn uống đầy đủ, tránh làm việc nặng, nghỉ ngơi hợp lí, tinh thần thoải mái, đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn,… Tạo điều kiện cho thai nhi hình thành và phát triển tốt tránh đẻ non, sẩy thai hoặc suy dinh dưõng bào thai.
– Nuôi dưỡng trẻ đúng phương pháp: cho trẻ bú ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt, bú theo nhu cầu của trẻ. Từ tháng thứ 6 ngoài sữa mẹ phải cho trẻ ăn dặm, kéo dài thời gian bú mẹ đến 18 – 24 tháng mới cai sữa. Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, gia đình để bảo đảm cho trẻ dinh dưỡng tốt.
– Thực hiện tiêm chủng đầy đủ đúng lịch quy định.
– Điều trị kịp thời bệnh tiêu chảy và các bệnh nhiễm khuẩn, kí sinh trùng,…nhằm loại trừ các nguy cơ gây suy dinh dưỡng.
Sau các đợt truyên truyền, đa số phụ huynh đã có nhận thức cao trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Biết vận dụng các kiến thức khoa học để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hợp lý, phù hợp với độ tuổi. Biết phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn.
Để thực hiện tốt việc lồng ghép các chuyên đề vào đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên lồng ghép các chuyên đề trong năm vào chương trình trong đó có chuyên đề dinh dưỡng sức khỏe. Giáo viên đã lên kế hoạch lồng ghép các chuyên đề vào trong các giờ hoạt động học, hoạt động chơi, mọi lúc mọi nơi để dạy trẻ.
Thông qua các giờ hoạt động học và hoạt động chơi giáo viên cần phải giải thích cho trẻ biết được giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, thông minh, học giỏi da dẻ hồng hào, nếu ăn uống không đầy đủ các chất thì sẽ gầy còm ốm yếu.Hoặc thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp cô có thể giới thiệu cho trẻ biết các món ăn trong ngày như: thịt sốt cà chua, canh bầu nấu tép,….Trong các món ăn đó có chứa các chất dinh dưỡng gì.
Cho trẻ làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất hết phần, rèn luyện hành vi văn minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, không co chân lên ghế, cầm muỗng bằng tay phải, tự xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn,…
Tập trẻ tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường: Tự cất dọn đồ dùng ăn uống sau khi ăn, lấy gối đi ngủ, cất dọn đồ dùng vào đúng nơi qui định sau khi ngủ dậy…
Luyện tập thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, biết rửa tay sạch trước khi ăn, đi vệ sinh đúng nơi quy định, giữ vệ sinh môi trường, không khạc nhổ nơi công cộng, bỏ rác vào thùng…
Qua các hoạt động và trò chơi giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu những kiến thức về dinh dưỡng và sức khoẻ, giúp trẻ có một số nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày có ý thức bảo vệ môi trường sạch sẽ, biết một số kỹ năng tự phục vụ bản thân.
Như chúng ta đã biết xã hội hóa giáo dục là huy động toàn xã hội làm công tác giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức tiền của để góp phần xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về tinh thần và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội góp phần chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Ý thức được tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục, trong những năm học qua chúng tôi, tập thể cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường luôn quan tâm và coi đây là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu trong công việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non và nhất là trong việc vận động xã hội hóa đồ dùng dụng cụ phục vụ cho công tác bán trú còn thiếu để phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thì Ban giám hiệu nhà trường cần:
– Chủ động tích cực trong công tác tham mưu, xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường gia đình, và lực lượng xã hội địa phương.
– Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường là cầu nối giữa gia đình – nhà trường – xã hội, vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải tạo uy tín cao đối với phụ huynh bằng chính hiệu quả trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo duc trẻ, trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì việc vận động của giáo viên chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, cần phát huy vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, của lớp vì họ chính là những người đại diện tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai chiều làm cho công tác phối hợp giữa nhà trường gia đình chặt chẽ và sâu sát hơn.
– Sử dụng hiệu quả công khai và đúng mục đích các nguồn kinh phí từ việc xã hội hóa Để công tác vận động thuận lợi, tạo được sự thống nhất cao trong quần chúng nhân dân, phụ huynh học sinh chúng ta cần đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và công khai các khoản đóng góp trong cha mẹ học sinh, trong nhân dân trong các cuộc họp phụ huynh học sinh của lớp, họp ban chấp hành phụ huynh học sinh của trường, nhà trường cần báo cáo công khai rõ ràng việc thu chi các khoản đóng góp và huy động được từ các tổ chức cá nhân, các mạnh thường quân để phụ huynh được biết, được bàn, được kiểm tra. Từ đó tạo niềm tin đối với phụ huynh học sinh trong việc sử dụng nguồn kinh phí. Ngoài ra, cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường góp ý trong việc sử dụng kế hoạch thu chi và sử dụng hợp lí, đúng mục đích các nguồn vận động từ xã hội hóa, không để trường hợp thu chi không rõ ràng, sai mục đích sử dụng.
Tham gia góp ý: Nhà trường mời Ban đại diện cha mẹ học sinh và quý phụ huynh cùng tham gia góp ý về thực đơn của trường (thực đơn được công khai mỗi ngày tại bảng thực đơn ở sân khấu ngoài trời).
Nhân viên cấp dưỡng được kiểm tra sức khỏe 2 lần/năm tại bệnh viện huyện để đảm bảo đủ sức khỏe, đủ điều kiện tham gia vào chế biến thực phẩm cho trẻ; được trang bị đồ bảo hộ lao động hằng năm đầy đủ, sạch sẽ; tuân thủ tốt nội quy nhà bếp.
Giáo viên, Phó Hiệu trưởng, nhân viên y tế khám sức khỏe 01 lần/năm để đảm bảo sức khỏe phục vụ kiểm phẩm và tổ chức ăn cho trẻ.
Ban kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm giám sát nghiêm ngặt khâu tiếp phẩm, ghi – ký sổ giao nhận đầy đủ, thực hiện theo dõi lưu mẫu thực phẩm theo 3 bước, thực phẩm lưu mẫu được niêm phong, ghi rõ tên món ăn, ngày giờ lưu mẫu, ký tên của người lưu; người xác nhận, đóng dấu và bảo quản trong tủ lạnh 5-6°C trong 24 giờ.
Sau một thời gian chỉ đạo công tác giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non, nhờ sự kết hợp đồng bộ giữa các biện pháp trên cùng với sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của tập thể sư phạm trong nhà trường, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Tân Trụ mà trực tiếp là bộ phận mầm non, nên nhà trường đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Đa số phụ huynh đã có nhận thức cao trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Biết vận dụng các kiến thức khoa học để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hợp lý, phù hợp với độ tuổi. Biết phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Trung tâm y tế, trạm y tế địa phương đã tích cực phối hợp với nhà trường tham gia giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ.
Đặc biệt là sự hỗ trợ rất tích cực từ phía cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân và các lực lượng xã hội trong việc đóng góp kinh phí để bổ sung thêm một số trang thiết bị đồ dùng bếp ăn của nhà trường đáp ứng tình hình thực tế hiện nay.
Trẻ ăn ngon, ăn hết suất, ngủ ngon, ngủ đủ giấc và tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức.
100% trẻ được khám sức khoẻ theo đình kỳ.
Trẻ có nề nếp thói quen tốt trong vệ sinh, ăn uống, biết tự phục vụ bản thân một số công việc đơn giản.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng quí III năm học 2016-2017 giảm khá cao so với đầu năm.
Thống kê số liệu qua thời gian áp dụng một số giải pháp trên:
100% giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp, kỹ năng và cách thức tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ nói chung, công tác phòng chống suy dinh dưỡng nói riêng.
Lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng sức khỏe vào các hoạt động trong ngày của trẻ mang lại kết quả cao.
Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và không xảy ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
Suy dinh dưỡng là một trong nhữmg gánh nặng của các nước. Mặc dù Đảng và nhà nước ta có chương trình Quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng đặt ra những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở những vùng sâu, vùng xa còn rất cao một mặt do kinh tế khó khăn, mặt khác một số các bậc cha mẹ chưa có kiến thức nuôi dưỡng con theo khoa học.
Qua những năm làm công tác quản lý chuyên môn và bán trú, tôi thấy rằng: Việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc nói chung và giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non nói riêng là vô cùng cần thiết và luôn đồng hành với trẻ. Vì vậy công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non cần được triển khai nghiêm túc và chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đến từng nhóm, lớp.
Cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ giáo viên được bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức vững vàng và những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng và cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ. Đồng thời ứng dụng linh hoạt vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Cân đo, theo dõi sức khoẻ, chấm biểu đồ tăng trưởng của trẻ một cách chính xác, kết hợp trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã Đức Tân khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, tiêm và uống vác xin phòng chống các dịch bệnh theo chiến dịch chung.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng từ đó có những biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng sao cho phù hợp nhằm ngăn chặn đúng lúc và kịp thời nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp đến các bậc phụ huynh trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao nhận thức về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng con theo khoa học và giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng.
Xây dựng thực đơn đảm bảo đủ lượng kcal, cân đối các chất, đa dạng, phong phú, sử dụng nhiều thực phẩm khác nhau, thay đổi theo mùa, theo tuần, theo ngày. Chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu mua thực phẩm đến khâu sơ chế, chế biến, bảo quản và tổ chức cho trẻ ăn. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học, trong đó chú trọng kiểm tra chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trong khi kiểm tra đòi hỏi người cán bộ kiểm tra phải tinh thông về nghiệp vụ, nhanh nhạy nắm bắt tình hình thực tế, linh hoạt xử lý mọi tình huống, có kết luận chính xác.
Tuyên truyền vận động xã hội hóa giáo dục từ các mạnh thường quân phụ huynh học sinh để hổ trợ bổ sung thêm một số trang thiết bị đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngày càng tốt hơn.
Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ sẽ giảm đi đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, xứng đáng là người “Gieo mầm xanh cho tương lai”.
Skkn Một Số Biện Pháp Giảm Tỉ Lệ Suy Dinh Dưỡng Cho Trẻ Trong Trường Mầm Non
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNGCHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NONNguyễn Thị CúcGiáo viên trường MG Hướng DươngA. ĐẶT VẦN ĐỀNhư chúng ta đã biết, trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai,sức khoẻ của trẻ ảnh hường đến thể lực và trí tuệ, là yếu tồ quyết định đến sự pháttriển của trẻ sau này. Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con người. Để thếhệ trẻ thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng nhu cầu đổi mới trong thời kỳ côngnghiệp hoá hiện đại hoá thì việc nuôi trẻ là yêu cầu rất lớn.Sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thìcơ thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm nonđang phát triển rất nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng trẻđầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt đồng thời hạn chế được một số bệnh thường gặp ở trẻ.Do đó nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏecủa trẻ. Vì thế là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức rõ sự cần thiết phải giảmđược tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất theo từng tháng, từng quýđể góp phần nâng cao sức khoẻ cho trẻ.Qua tìm tòi và nghiên cứu cùng với thực tế trong việc chăm sóc trẻ hằng ngàytôi đã tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao việc giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng chotrẻ trong năm học 2014- 2015.
B. NỘI DUNG1. Thực trạngNăm học 2014 – 2015 tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp Mầm 1, khitiếp nhận trẻ, tôi tiến hành cân đo cho trẻ có tỉ lệ trẻ như sau:– Tổng số trẻ được cân: 34/34 .– Thấp còi độ 1: 3/34 trẻ chiếm 8,82 %– Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 4/34 trẻ chiếm 11,76 %.* Thuận lợi:– Đa số trẻ đang học bán trú tại trường, khẩu phần ăn của trẻ được tính hợp lýtheo đặc điểm, nhu cầu lứa tuổi.– Trẻ được ăn ba bữa trong ngày, được tăng cường uống sữa Abbott, ăn tráicây và yaourt.– Nhà trường có chế độ khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng.– Có góc tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học.– Có sổ sức khỏe theo dõi trẻ hàng tháng, hàng quý, có khám sức khỏe cho trẻtheo định kì.– Thường xuyên cho trẻ tập luyện thể chất thông qua giờ học, giờ thể dụcsáng, thể dục chống mệt mỏi.* Khó khăn:– Một số trẻ do thói quen ăn uống ở nhà như: ăn cơm trắng, không ăn thịt cá,canh rau…– Có một số trẻ cứ tới giờ cơm trẻ sợ ăn cơm, ăn chậm…2. Biện pháp thực hiện1
* Cân đo theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởngNgay sau khi khai giảng, theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu tôi đã tiến hànhlàm hồ sơ theo dõi sức khỏe cho trẻ như: ghi đầy đủ thông tin về trẻ (ngày, tháng,năm sinh, hoàn cảnh gia đình, tình trạng sức khỏe trẻ khi sinh ra ) cân đo, chấmbiểu đồ đúng thời gian hàng tháng. Đặc biệt lưu ý những trẻ bị suy dinh dưỡng,thấp còi … để từ đó đề ra những biện pháp chăm sóc trẻ cho phù hợp.* Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡngSau khi nắm cụ thể số liệu trẻ bị suy dinh dưỡng, tôi đã tổ chức họp phụhuynh tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới trẻ bị suy dinh dưỡng. Quan tâm đến đặc điểmtâm sinh lý của từng trẻ, đặc biệt là những trẻ có kết quả cân đo trẻ ở kênh B, C.Những trẻ khám chữa bệnh mắc các bệnh sâu răng, nhiễm khuẩn tôi gặp gỡ phụhuynh để trao đổi về tình hình sức khoẻ của trẻ về chế độ sinh hoạt của trẻ ở giađình cũng như những vấn đề sức khoẻ của trẻ lúc sơ sinh đến khi đi học.Sau khi sàng lọc, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân từng trẻ suy dinh dưỡng xem
vì sao mà trẻ lại bị suy dinh dưỡng và nhận thấy rằng trẻ suy dinh dưỡng là do cácnguyên nhân sau:– Suy dinh dưỡng do trẻ sinh thiếu tháng.– Suy dinh dưỡng do cung cấp thiếu chất dinh dưỡng, do chưa cân đối khẩuphần ăn.– Suy dinh dưỡng do trẻ biếng ăn.Khi đã thu thập thông tin về các nguyên nhân của trẻ bị suy dinh dưỡng tôitập hợp các nguyên nhân và đề ra biện pháp chăm sóc cụ thể cho từng nhómnguyên nhân.Ví dụ: Với nhóm cung cấp thiếu chất dinh dưỡng, do chưa cân đối khẩu phầnăn. Tôi trực tiếp cung cấp cho phụ huynh kiến thức chăm sóc trẻ đối tượng này.Cần đảm bảo các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý trong khẩu phần ăn của trẻ. Đảmbảo cung cấp đầy đủ năng lượng trong đó tỉ lệ Protein chiếm 12% đến 14%, tỉ lệLipit chiếm 18% đến 22%, tị lệ Gluxit chiếm 61% đến 70%. Cần đảm bảo chấtđạm trong khẩu phần ăn của trẻ từ nguồn gốc thực phẩm.Chẳng hạn, với trẻ suy dinh dưỡng do trẻ sinh thiếu tháng, cần chăm sóc nuôidưỡng tỉ mỉ hơn ở lớp cung như ở nhà, giáo viên và phụ huynh bàn và đưa ra thốngnhất cách chăm sóc trẻ theo một chế độ nhất định. Thời gian ngủ cho trẻ nhiềuhơn, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và chế biến ăn phù hợp với khả năng hấp thucủa trẻ cần chú ý bổ sung trái cây và sữa cho trẻ hàng ngày.Trẻ cần được sống trong môi trường sạch sẽ, ấm về mùa mưa, thoáng mát vềmùa hè.* Giữ vệ sinh khi cho trẻ ăn, tạo tâm lý thoải mái khi ănTrong các giờ cho trẻ ăn tôi luôn giữ đầu tóc gọn gàng, đeo khẩu trang khichia thức ăn và cho trẻ ăn, có dụng cụ chia thức ăn cho trẻ, có dĩa đựng cơm rơi,khăn ướt cho trẻ lau tay, bình hoa và có đủ bàn ghế để trẻ ngồi ăn.– Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn. Khu vực ăn luônsạch sẽ, thoáng mát …– Không cho trẻ vào bàn ngồi chờ lâu. Hàng ngày, cô giới thiệu các món ăncho trẻ biết tên món ăn, ngoài ra cô giáo dục trẻ ăn nhiều rau, thịt, cá,…– Tập cho trẻ tự xúc ăn để trẻ cảm giác ăn ngon miệng hơn.* Làm tốt góc tuyên truyền với phụ huynh2
– Thường xuyên xây dựng góc tuyên truyền tại nhóm lớp : những điều phụhuynh cần biết, tôi quan sát tìm hiểu xem trẻ thích ăn món gì … để từ đó phối hợpcùng gia đình cho cháu ăn và nhắc phụ huynh nên cho cháu ăn, ngủ đúng giờkhông cho cháu mang bánh, kẹo vào lớp.– Lên kế hoạch tuyên truyền vơí phụ huynh về nội dung chăm sóc nuôi dưỡngtrẻ tại lớp khi họp đầu năm.– Quan tâm đầu tư đến bảng phụ huynh cần biết nhằm thu hút sự chú ý củaphụ huynh để nắm được về cân nặng, chiều cao và lưu ý về một số bệnh của trẻthường gặp.– Thông báo cho phụ huynh biết tình hình sức khẻo cuả trẻ qua các cuộc họp ,qua các buổi đưa đó trẻ, cô trao đổi trực tiếp với phụ huynh về cháu suy dinhdưỡng và thấp còi để có biện pháp chăm sóc trẻ phát triển về cân nặng và chiềucao.– Cháu được khám sức khỏe 2 lần /năm.– Cân đo hàng tháng và chấm biểu đồ đối với trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi.3. Kết quả đạt được:Khi áp dụng những biện pháp trên, kết quả cho thấy chất lượng chăm sócnuôi dưỡng trẻ đã nâng lên rõ rệt, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi ở lớp đã giảmso với đầu năm. Cụ thể:+ Thấp còi độ 1: Đầu năm có 3/34 trẻ, chiếm 8,82 %. Đến thời điểm này giảmcòn 1/34 trẻ, chiếm 2,94 %.+ Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: có 4/34 trẻ, chiếm 11,76 %. Đến thời điểmnày giảm còn 1/34 trẻ, chiếm 2,94 %.– Đối với phụ huynh: Nhận thức của phụ huynh đã được thay đổi thể hiện quahành vi và chăm sóc cho trẻ ở gia đình cụ thể: khi đưa trẻ đến trường, quần áo,đầu tóc, tay chân sạch sẽ, gọn gàng, 100% phụ huynh biết cho trẽ ăn kết hợp 4nhóm thực phẩm và nhận thức được tác hại của trẻ bị suy dinh dưỡng, quan tâmchăm sóc trẻ ăn chậm, trẻ suy dinh dưỡng, tạo không khí vui vẻ, tuyên dương trẻăn tốt sau bữa ăn. Mỗi tháng cân đo một lần đối với trẻ suy dinh dưỡng để kịp thờinắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ. Liên hệ chặt chẽ với tối để trao đổi những thóiquen, cá tính, ý thích của trẻ trong các món ăn.– Đối với trẻ:Nhờ thực hiện tốt những biện pháp trên, trẻ lớp tôi đã dần thích ứng với mónăn ở trường, trẻ ăn nhanh hết phần ăn và biết tự xúc thức ăn. Trẻ ăn hết suất ăn củamình và ăn đầy đủ các chất. Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, có ý thức vệ sinh vănminh trong ăn uống và ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Trẻ ăn được tấtcả các món ăn và các loại thực phẩm nhà trường nấu, kết quả tỷ lệ suy dinh dưỡnggiảm đáng kể.4. Bài học kinh nghiệm:Từ những việc trên bản thân tôi tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm sau:+ Lựa chọn và cung cấp những kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ.+ Thực hiện cân đo theo dõi sức khoẻ trẻ trên biểu đồ tăng trưởng một cáchchính xác.+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng từ đó có những biệnpháp chăm sóc nuôi dưỡng sao cho phù hợp nhằm ngăn chặn đúng lúc và kịp thờinguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ.3
+ Cần làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh để kết hợp vớigiáo viên trong việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở lớp.C. KẾT LUẬNTrong công tác chăm sóc trẻ, muốn giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ, bảnthân người giáo viên phải luôn tìm tòi sách vở, thông tin trên mạng internet, tìmcho mình những biện pháp hợp lý để đưa vào áp dụng.Bên cạnh đó giáo viên dạy lớp còn phải chủ động làm tốt công tác tham mưuBan giám hiệu để trao đổi và tìm ra những biện pháp tốt nhất để chăm sóc nuôidưỡng trẻ và làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc nuôidưỡng khi trẻ ở nhà.Ngoài ra Ban giám hiệu cần tổ chức thường xuyên các chuyên đề dinh dưỡngđể giáo viên được tham khảo học hỏi, từ đó mỗi bản thân giáo viên có được nhữngkinh nghiệm để làm tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ do lớp mình phụtrách.
4
Tài Liệu Skkn Một Số Biện Pháp Giảm Tỉ Lệ Suy Dinh Dưỡng Cho Trẻ Trong Trường Mầm Non
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Nguyễn Thị Cúc Giáo viên trường MG Hướng Dương A. ĐẶT VẦN ĐỀ Như chúng ta đã biết, trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai, sức khoẻ của trẻ ảnh hường đến thể lực và trí tuệ, là yếu tồ quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con người. Để thế hệ trẻ thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng nhu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc nuôi trẻ là yêu cầu rất lớn. Sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non đang phát triển rất nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt đồng thời hạn chế được một số bệnh thường gặp ở trẻ. Do đó nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức rõ sự cần thiết phải giảm được tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất theo từng tháng, từng quý để góp phần nâng cao sức khoẻ cho trẻ. Qua tìm tòi và nghiên cứu cùng với thực tế trong việc chăm sóc trẻ hằng ngày tôi đã tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao việc giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong năm học 2014- 2015. B. NỘI DUNG 1. Thực trạng Năm học 2014 – 2015 tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp Mầm 1, khi tiếp nhận trẻ, tôi tiến hành cân đo cho trẻ có tỉ lệ trẻ như sau: – Tổng số trẻ được cân: 34/34 . – Thấp còi độ 1: 3/34 trẻ chiếm 8,82 % – Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 4/34 trẻ chiếm 11,76 %. * Thuận lợi: – Đa số trẻ đang học bán trú tại trường, khẩu phần ăn của trẻ được tính hợp lý theo đặc điểm, nhu cầu lứa tuổi. – Trẻ được ăn ba bữa trong ngày, được tăng cường uống sữa Abbott, ăn trái cây và yaourt. – Nhà trường có chế độ khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng. – Có góc tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học. – Có sổ sức khỏe theo dõi trẻ hàng tháng, hàng quý, có khám sức khỏe cho trẻ theo định kì. – Thường xuyên cho trẻ tập luyện thể chất thông qua giờ học, giờ thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi. * Khó khăn: – Một số trẻ do thói quen ăn uống ở nhà như: ăn cơm trắng, không ăn thịt cá, canh rau… – Có một số trẻ cứ tới giờ cơm trẻ sợ ăn cơm, ăn chậm… 2. Biê ên pháp thực hiện 1 * Cân đo theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng Ngay sau khi khai giảng, theo sự chỉ đạo của ban giám hiê uê tôi đã tiến hành làm hồ sơ theo dõi sức khỏe cho trẻ như: ghi đầy đủ thông tin về trẻ (ngày, tháng, năm sinh, hoàn cảnh gia đình, tình trạng sức khỏe trẻ khi sinh ra ) cân đo, chấm biểu đồ đúng thời gian hàng tháng. Đă êc biê êt lưu ý những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi … để từ đó đề ra những biện pháp chăm sóc trẻ cho phù hợp. * Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng Sau khi nắm cụ thể số liệu trẻ bị suy dinh dưỡng, tôi đã tổ chức họp phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới trẻ bị suy dinh dưỡng. Quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, đặc biệt là những trẻ có kết quả cân đo trẻ ở kênh B, C. Những trẻ khám chữa bệnh mắc các bệnh sâu răng, nhiễm khuẩn tôi gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về tình hình sức khoẻ của trẻ về chế độ sinh hoạt của trẻ ở gia đình cũng như những vấn đề sức khoẻ của trẻ lúc sơ sinh đến khi đi học. Sau khi sàng lọc, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân từng trẻ suy dinh dưỡng xem vì sao mà trẻ lại bị suy dinh dưỡng và nhâ nê thấy rằng trẻ suy dinh dưỡng là do các nguyên nhân sau: – Suy dinh dưỡng do trẻ sinh thiếu tháng. – Suy dinh dưỡng do cung cấp thiếu chất dinh dưỡng, do chưa cân đối khẩu phần ăn. – Suy dinh dưỡng do trẻ biếng ăn. Khi đã thu thập thông tin về các nguyên nhân của trẻ bị suy dinh dưỡng tôi tập hợp các nguyên nhân và đề ra biện pháp chăm sóc cụ thể cho từng nhóm nguyên nhân. Ví dụ: Với nhóm cung cấp thiếu chất dinh dưỡng, do chưa cân đối khẩu phần ăn. Tôi trực tiếp cung cấp cho phụ huynh kiến thức chăm sóc trẻ đối tượng này. Cần đảm bảo các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý trong khẩu phần ăn của trẻ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng trong đó tỉ lệ Protein chiếm 12% đến 14%, tỉ lệ Lipit chiếm 18% đến 22%, tị lệ Gluxit chiếm 61% đến 70%. Cần đảm bảo chất đạm trong khẩu phần ăn của trẻ từ nguồn gốc thực phẩm. Chẳng hạn, với trẻ suy dinh dưỡng do trẻ sinh thiếu tháng, cần chăm sóc nuôi dưỡng tỉ mỉ hơn ở lớp cung như ở nhà, giáo viên và phụ huynh bàn và đưa ra thống nhất cách chăm sóc trẻ theo một chế độ nhất định. Thời gian ngủ cho trẻ nhiều hơn, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và chế biến ăn phù hợp với khả năng hấp thu của trẻ cần chú ý bổ sung trái cây và sữa cho trẻ hàng ngày. Trẻ cần được sống trong môi trường sạch sẽ, ấm về mùa mưa, thoáng mát về mùa hè. * Giữ vệ sinh khi cho trẻ ăn, tạo tâm lý thoải mái khi ăn Trong các giờ cho trẻ ăn tôi luôn giữ đầu tóc gọn gàng, đeo khẩu trang khi chia thức ăn và cho trẻ ăn, có dụng cụ chia thức ăn cho trẻ, có dĩa đựng cơm rơi, khăn ướt cho trẻ lau tay, bình hoa và có đủ bàn ghế để trẻ ngồi ăn. – Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn. Khu vực ăn luôn sạch sẽ, thoáng mát … – Không cho trẻ vào bàn ngồi chờ lâu. Hàng ngày, cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết tên món ăn, ngoài ra cô giáo dục trẻ ăn nhiều rau, thịt, cá,… – Tập cho trẻ tự xúc ăn để trẻ cảm giác ăn ngon miệng hơn. * Làm tốt góc tuyên truyền với phụ huynh 2 – Thường xuyên xây dựng góc tuyên truyền tại nhóm lớp : những điều phụ huynh cần biết, tôi quan sát tìm hiểu xem trẻ thích ăn món gì … để từ đó phối hợp cùng gia đình cho cháu ăn và nhắc phụ huynh nên cho cháu ăn, ngủ đúng giờ không cho cháu mang bánh, kẹo vào lớp. – Lên kế hoạch tuyên truyền vơí phụ huynh về nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại lớp khi họp đầu năm. – Quan tâm đầu tư đến bảng phụ huynh cần biết nhằm thu hút sự chú ý của phụ huynh để nắm được về cân nă nê g, chiều cao và lưu ý về một số bệnh của trẻ thường gặp. – Thông báo cho phụ huynh biết tình hình sức khẻo cuả trẻ qua các cuộc họp , qua các buổi đưa đó trẻ, cô trao đổi trực tiếp với phụ huynh về cháu suy dinh dưỡng và thấp còi để có biện pháp chăm sóc trẻ phát triển về cân nặng và chiều cao. – Cháu được khám sức khỏe 2 lần /năm. – Cân đo hàng tháng và chấm biểu đồ đối với trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi. 3. Kết quả đạt được: Khi áp dụng những biện pháp trên, kết quả cho thấy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đã nâng lên rõ rệt, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi ở lớp đã giảm so với đầu năm. Cụ thể: + Thấp còi độ 1: Đầu năm có 3/34 trẻ, chiếm 8,82 %. Đến thời điểm này giảm còn 1/34 trẻ, chiếm 2,94 %. + Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: có 4/34 trẻ, chiếm 11,76 %. Đến thời điểm này giảm còn 1/34 trẻ, chiếm 2,94 %. – Đối với phụ huynh: Nhận thức của phụ huynh đã được thay đổi thể hiện qua hành vi và chăm sóc cho trẻ ở gia đình cụ thể: khi đưa trẻ đến trường, quần áo, đầu tóc, tay chân sạch sẽ, gọn gàng, 100% phụ huynh biết cho trẽ ăn kết hợp 4 nhóm thực phẩm và nhận thức được tác hại của trẻ bị suy dinh dưỡng, quan tâm chăm sóc trẻ ăn chậm, trẻ suy dinh dưỡng, tạo không khí vui vẻ, tuyên dương trẻ ăn tốt sau bữa ăn. Mỗi tháng cân đo một lần đối với trẻ suy dinh dưỡng để kịp thời nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ. Liên hệ chặt chẽ với tối để trao đổi những thói quen, cá tính, ý thích của trẻ trong các món ăn. – Đối với trẻ: Nhờ thực hiện tốt những biện pháp trên, trẻ lớp tôi đã dần thích ứng với món ăn ở trường, trẻ ăn nhanh hết phần ăn và biết tự xúc thức ăn. Trẻ ăn hết suất ăn của mình và ăn đầy đủ các chất. Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, có ý thức vệ sinh văn minh trong ăn uống và ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Trẻ ăn được tất cả các món ăn và các loại thực phẩm nhà trường nấu, kết quả tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm đáng kể. 4. Bài học kinh nghiệm: Từ những việc trên bản thân tôi tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm sau: + Lựa chọn và cung cấp những kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ. + Thực hiện cân đo theo dõi sức khoẻ trẻ trên biểu đồ tăng trưởng một cách chính xác. + Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng từ đó có những biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng sao cho phù hợp nhằm ngăn chặn đúng lúc và kịp thời nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ. 3 + Cần làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh để kết hợp với giáo viên trong việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở lớp. C. KẾT LUẬN Trong công tác chăm sóc trẻ, muốn giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ, bản thân người giáo viên phải luôn tìm tòi sách vở, thông tin trên mạng internet, tìm cho mình những biện pháp hợp lý để đưa vào áp dụng. Bên cạnh đó giáo viên dạy lớp còn phải chủ động làm tốt công tác tham mưu Ban giám hiệu để trao đổi và tìm ra những biện pháp tốt nhất để chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc nuôi dưỡng khi trẻ ở nhà. Ngoài ra Ban giám hiệu cần tổ chức thường xuyên các chuyên đề dinh dưỡng để giáo viên được tham khảo học hỏi, từ đó mỗi bản thân giáo viên có được những kinh nghiệm để làm tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ do lớp mình phụ trách. 4
Bạn đang xem bài viết Điều Lệ Trường Mầm Non trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!