Cập nhật thông tin chi tiết về Đồng Bằng Sông Cửu Long: Giải Pháp Nào Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu? mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
GD&TĐ – Ngập ở vùng đô thị đang là một phần trong câu chuyện biến đổi khí hậu với nguyên nhân chủ yếu do sụt lún đồng bằng, và trong tương lai sẽ còn nghiêm trọng hơn.
Đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi
Nước “bủa vây” vựa lúa
Những trận ngập lịch sử tại vùng hạ nguồn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mới đây đã cho thấy rõ những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhưng nghiêm trọng hơn, ở đó, những hệ lụy từ “nhân tai” đang dần lộ rõ: Mực nước lũ hằng năm vẫn ở mức xấp xỉ, nước biển dâng do BĐKH chỉ vài milimet mỗi năm, nhưng mức độ ngập thì cứ tăng đều!
Từ những ngày đầu tháng 10, hàng loạt tuyến đường nội ô TP Cần Thơ rơi vào tình trạng ngập nghiêm trọng. Nước triều đo được là 2,21m tại trạm sông Hậu vượt báo động 3 tới 0,31m. Đây được xem là mức triều kỷ lục từ trước đến giờ, và dự báo đỉnh triều có thể lên tới 2,20 – 2,25m (cao hơn báo động 3 tới 0,30 – 0,35m).
Mức độ rủi ro thiên tai do triều cường có thể đạt cấp độ 3. Các vùng lân cận như Vĩnh Long, Sóc Trăng… cũng bị ngập nghiêm trọng từ nội ô ra tới quốc lộ, ngập sâu trong từng con hẻm, nước nhấn chìm cả tuyến huyết mạch Quốc lộ 1A đoạn Cần Thơ – Vĩnh Long và đoạn Hậu Giang – Sóc Trăng, gây ảnh hưởng nặng nề đến việc đi lại và làm đảo lộn cuộc sống của hàng vạn người dân.
Hiện nay, nước lũ sông Mê Kong đang giảm, mực nước đo được tại Tân Châu vào ngày 8/9 là 3,61m, thấp hơn trung bình nhiều năm là 3,95m. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia nghiên cứu sinh thái ĐBSCL, phân tích: “Mực nước ở Tân Châu đang thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 3cm, do đó chuyện ngập ở Cần Thơ và các đô thị lân cận có thể loại trừ yếu tố do lũ dâng cao.
Hiện nay, chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi con nước rong (là con nước lớn xuất hiện hai lần vào ngày 18 và 30 âm lịch hằng tháng theo chế độ bán nhật triều). Trong trường hợp này, nước thủy triều phía biển dâng cao, gặp nước lũ sông Mê Kong đang xuống sẽ dội lên làm tăng mực nước và gây ngập ở vùng như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang…”.
ĐBSCL hằng năm nhận 475 tỉ m 3 nước từ sông Mê Kong, cùng với lượng mưa hằng năm là 1.400 – 2.000mm, nước dồi dào vô cùng. Tuy nhiên, dù nước khắp nơi, nhưng không sử dụng được, do tình trạng ô nhiễm đã đến hồi báo động. Mỗi năm các sông rạch phải gánh lấy chất thải từ 3 triệu tấn thuốc trừ sâu từ nền nông nghiệp lạc hậu, thâm canh, chạy theo sản lượng mà không chú trọng chất lượng. Đó là chưa kể có quá nhiều công trình cản trở dòng chảy, khiến các sông rạch không thể tự làm sạch mình. Nước sông mấy chục năm trước từ chỗ có thể uống được, nay đến rửa tay người dân cũng không dám.
Từ những ngày đầu tháng 10, hàng loạt tuyến đường nội ô TP Cần Thơ rơi vào tình trạng ngập nghiêm trọng
Khi nước mặt không dùng được, nhà nhà đã sử dụng nước ngầm. Toàn vùng ĐBSCL hiện có hàng trăm nghìn giếng khoan khai thác nước ngầm do người dân tự đầu tư và hàng trăm trạm cấp nước tập trung. Ước tính, tổng lượng nước ngầm khai thác toàn vùng trên dưới 1 triệu m 3/ngày. Tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan, quá mức đã khiến nguồn nước bị suy giảm, đặc biệt là gây ra tình trạng sụt lún ngày càng nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu của Trường ĐH Utrecht (Hà Lan), trong 25 năm (1991 – 2016), ĐBSCL đã bị sụt lún 18cm. Đây chỉ là mức bình quân, và cá biệt có những nơi đã lún trên 30cm như Sóc Trăng, Tân An (Long An)… Ông Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng công tác BĐKH TP Cần Thơ cho biết: Mức độ sụt lún đất ở ĐBSCL hiện dao động trong khoảng 2 – 4 cm/năm do khai thác nước ngầm quá mức. Nghiêm trọng hơn, các tầng nước ngầm chúng ta sử dụng hầu như đã cạn kiệt, xuống mức rất thấp.
“Chúng ta nói rất nhiều về nước biển dâng, thực tế chỉ khoảng 3mm/năm, đó là một quá trình từ từ, nó không đáng sợ bằng tình trạng sụt lún đang diễn ra nghiêm trọng hơn gấp 10 lần. Do vậy, việc sụt lún đáng ra phải được xem là khẩn cấp gấp 10 lần so với nước biển dâng. Nguyên nhân số 1 là do nước ngầm sụt giảm, nên phải hạn chế khai thác, phục hồi sông ngòi đặt trong những bài toán cân bằng sinh thái”, Thạc sĩ Thiện cho hay.
Theo các chuyên gia, trong số những nguyên nhân gây ngập, có nguyên nhân do tình trạng đê bao khép kín. Tại một số nơi đồng ruộng hay vườn cây ăn trái, các sông rạch với hai bên là hai con lộ kết hợp đê bao ngăn nước. Nước trong sông rạch của những “miệt vườn” này chỉ chảy quanh quẩn bên trong như là “máng xối” mà không vào trong ruộng đồng. Nước không phân chia được, buộc phải dâng cao và gây ngập ở những nơi khác.
Cần một nền nông nghiệp thông minh
Một nền nông nghiệp thâm canh, nặng về lượng, yếu về chất đang gây ra những hệ lụy kéo dài. Chuyển đổi sang nền nông nghiệp thông minh là giải pháp tất yếu, không chỉ giải quyết bài toán môi trường, thích ứng BĐKH, mà xa hơn là mở hướng đi cho một nền kinh tế xanh, bền vững.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia nghiên cứu sinh thái ĐBSCL, cho biết: Thực tế mỗi năm ĐBSCL sản xuất ra 25 triệu tấn lúa nhưng xuất khẩu hơn một nửa. Nếu tiếp tục thâm canh liên tục như vậy, sau khoảng 20 – 25 năm, sức sản xuất của đất suy giảm, an ninh lương thực sẽ bị đe dọa. Hơn nữa, ngày nay khái niệm an ninh lương thực cần đi kèm với an ninh dinh dưỡng, tức là tính đến các thành phần thực phẩm khác, chứ không chỉ có gạo. Do vậy, tư duy an ninh lương thực cần phải thay đổi từ việc chú trọng số lượng chuyển sang chất lượng nông nghiệp và làm kinh tế nông nghiệp.
ĐBSCL đang đối mặt với tình trạng ngập nước và sụt lún đất
Theo các chuyên gia, tư duy chiến lược trong phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL là giảm thâm canh, tăng chất lượng, tăng giá trị thông qua chế biến và chuỗi giá trị, vươn tới thị trường giá trị cao. Cùng với việc xem nước mặn, nước lợ cũng là tài nguyên thì nên có sự tính toán lợi hại để tận dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên này, trong đó có việc phục hồi sông ngòi để giảm sử dụng nước ngầm, giảm sụt lún.
Quan trọng hơn, những ngành công nghiệp nặng, lạc hậu không nên phát triển tại vùng ĐBSCL, mà thay vào đó là công nghiệp phục vụ nông nghiệp chuyển hướng sang xanh, sạch và bền vững. Bên cạnh đó, phải thay đổi tư duy nông nghiệp từ tăng gia sản xuất sang làm kinh tế, chú trọng chất lượng, không còn áp lực phải canh tác suốt năm, giảm lượng phân bón, tăng giá trị sản phẩm.
GS-TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh về nền nông nghiệp thông minh và cho biết: Đã qua rồi thời kỳ cả nước ai ai cũng lo cho an ninh lương thực, nay ta sản xuất dư thừa để xuất khẩu 7 – 8 triệu tấn gạo/năm. Nhưng nông dân trồng lúa đã 40 năm mà vẫn là những người nghèo. Nền nông nghiệp phải đổi mới tư duy làm kinh tế, chọn lựa hướng sản xuất và tìm đầu ra cho các hướng đó thế nào để có giá trị cao hơn mà không tiêu xài quá nhiều nước ngọt – tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo.
Trong đó, tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua… một cách bền vững hài hòa thiên nhiên. Những vùng theo hệ thống lúa – tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có là nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa. Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, phải nghiên cứu và phát triển theo chuỗi giá trị nông nghiệp theo nhu cầu của thị trường, phát triển liên ngành và đa ngành, và phải làm sao xây dựng những chính sách liên kết hiệu quả.
Theo quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích trồng lúa chuyển đổi sang các cây trồng khác trong toàn vùng ĐBSCL là hơn 200.000ha. Hiện nay, nhiều mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả đã được áp dụng phổ biến tại nhiều địa phương như: Mô hình trồng lúa – nuôi tôm, trồng lúa – nuôi cá, trồng lúa chịu mặn. Đó đều là những mô hình sản xuất thông minh, thân thiện với môi trường, đặc biệt là thích ứng với BĐKH. Những mô hình đó là cơ sở để nhân rộng, hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững…
Đồng Bằng Sông Cửu Long Trước Thách Thức Của Biến Đổi Khí Hậu
Từ những giải pháp trên, ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đã từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh quy mô lớn gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao giống mới, kỹ thuật canh tác, quy trình sản xuất thích ứng hơn với biến đổi khí hậu đã được đẩy mạnh; các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC được đẩy mạnh áp dụng…
Dù tình hình hạn, mặn khốc liệt hay giảm nhẹ, thời gian qua, nhất là từ năm 2016 đến nay, các tỉnh, thành phố khu vực này đã chủ động nhiều biện pháp để phòng, chống và dần chuyển đổi sang các mô hình canh tác thích nghi với biến đổi khí hậu. Theo đó, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp như khảo sát, lựa chọn đầu tư công trình đập ngăn mặn, trữ ngọt; kiểm tra các công trình hệ thống thủy lợi; đo, quan trắc tình hình xâm nhập mặn trên các sông chính; cập nhật và theo dõi diễn biến tình hình xâm nhập mặn, kịp thời thông tin phòng, chống hạn, mặn đến các cơ quan chức năng, người dân nắm bắt để có biện pháp phòng chống…
Các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng tích cực giữ nước ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời, các công ty cấp nước sửa chữa, nâng hệ thống cấp nước, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở các vùng hạn, xâm nhập mặn. Ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ triển khai thực hiện các công trình thủy lợi cấp thiết để chống hạn, mặn như nạo vét các tuyến kênh chính, kênh nội đồng, đầu tư trạm bơm tưới ở các vùng cây ăn trái, xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi hợp lý…
Tại tỉnh Bạc Liêu, để giữ thế chủ động trong công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô, tỉnh này đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các sở, ban ngành chức năng nghiêm túc thực hiện. Đối với vùng ngọt, địa phương đã tiến hành đắp hàng chục đập tạm tại các huyện Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai để ngăn mặn, giữ ngọt cho diện tích lúa đông xuân, lúa – tôm, đồng thời tập trung phát động phong trào làm thủy lợi – thủy nông nội đồng mùa khô, khuyến cáo nhà nông chủ động dẫn nước, dự trữ vào ao hồ, đầu tư máy, thiết bị bơm nước phục vụ tưới tiêu. Đối với vùng chuyên tôm, Bạc Liêu tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nạo vét kênh thủy lợi – thủy nông nội đồng bị bồi lắng, khai thông dòng chảy, nhằm đảm bảo dẫn nguồn nước thông suốt từ các cửa biển, cửa sông đến kênh rạch, ao đầm nuôi trồng thủy sản.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, về giải pháp lâu dài, tỉnh sẽ rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực phù hợp với thị trường. Khai thác các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển sản xuất; tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác để liên kết hộ, liên kết chuỗi sản xuất với doanh nghiệp. Đồng thời, gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng…
Trong đợt hạn, mặn của năm 2016, Bến Tre là một trong những tỉnh bị thiệt hại nặng nhất, ước tổng giá trị bị thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng (tương đương với tổng thu ngân sách một năm của tỉnh). Đặc biệt trong bối cảnh diễn biến của biến đổi khí hậu ngày càng bất thường và khó dự đoán, nền sản xuất nông nghiệp của Bến Tre càng dễ bị tổn thương. Nhằm hạn chế và khắc phục các khó khăn, Bến Tre đã và đang đẩy mạnh một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với tình hình, hướng dẫn người dân sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi chịu mặn. Thường xuyên theo dõi, quan trắc tình hình xâm nhập mặn trên các sông chính trong tỉnh và trong nội đồng để kịp thời chỉ đạo công tác phòng, chống, ứng phó hiệu quả. Tăng cường vận động nhân dân trang bị các dụng cụ trữ nước ngọt, đủ cho sinh hoạt trong gia đình vào mùa khô, huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ dụng cụ chứa nước cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo…
Ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cho hay, địa phương này đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cũng như sử dụng giống phù hợp với biến đổi khí hậu. Theo đó, trong lĩnh vực trồng trọt, ngoài ưu tiên sản xuất các giống lúa phù hợp cơ cấu mùa vụ, thị trường, cần chú ý tới các giống phù hợp với diễn biến nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn, ưu tiên sử dụng giống lúa ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả. Có thể nhận thấy, biến đổi khí hậu và thời tiết bất thường đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của người dân. Cho nên, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phù hợp là vấn đề hết sức bức thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần định hướng tốt cho người dân trong chuyển đổi, tránh tự phát nhằm tạo tính bền vững cao, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và giá cả thị trường.
Không lùi bước trước thách thức của biến đổi khí hậu
Mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu, nhưng thời gian qua, tuy nhiên diện mạo nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có những thay đổi tích cực. Đến tháng 6 năm 2019, toàn vùng này đã có 528 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm trên 40%, gấp hơn 2,7 lần so với thời điểm năm 2015, bình quân đạt 15,43 tiêu chí/xã. Có 9 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 8 đơn vị so với cuối năm 2015.
Ngoài ra, hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai bước đầu chuyển đổi đáp ứng nền nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu. Hiện nay, hệ thống thủy lợi đã giúp đảm bảo tưới tiêu cho 90% diện tích lúa vụ đông xuân – hè thu, đồng thời phát triển phục vụ thủy sản và cây trồng cạn. Hình thành hệ thống đê kiểm soát mặn, triều cường, sóng cao. Các hoạt động xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển được triển khai, bộ, ngành Trung ương đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố trong khu vực thực hiện các giải pháp kỹ thuật, xử lý khẩn cấp những đoạn lụt, sạt lở trọng điểm, đồng thời chỉ đạo cắm biển cảnh báo, xây dựng bản đồ sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bố trí ngân sách xây dựng công trình phòng chống sạt lở, ưu tiên 36 dự án xử lý cấp bách với tổng kinh phí 2.500 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nhanh chóng hoàn chỉnh chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu: Phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long bền vững, an toàn trên cơ sở sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện đại, chất lượng cao, kết hợp phát triển du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản.
Theo đó, tại khu vực này, kết cấu hạ tầng sẽ được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai, tài nguyên thiên nhiên được quản lý, sử dụng hợp lý. Đồng thời, đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy trì và tôn tạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người cao hơn trung bình cả nước. Định hướng phát triển tổng thể cho khu vực này bao gồm cơ cấu lại nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ động thích ứng với thay đổi của điều kiện tự nhiên và thị trường, tập trung xử lý các yếu tố nội tại, cùng với sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, biến nguy cơ thành thời cơ. Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát triển bền vững theo 3 vùng: vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển. Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân hành vùng an toàn, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt .
Theo đó, vùng an toàn là vùng có độ an toàn đạt từ 70% trở lên trước tác động của lũ, ngập và xâm nhập mặn và có thị trường; vùng chuyển đổi là vùng sản xuất nguy cơ cao, chỉ có độ an toàn 30% trước tác động của lũ, ngập và xâm nhập mặn và nhu cầu thị trường và vùng linh hoạt là vùng chưa có đủ thông tin về tác động của hạn mặn, tình trạng úng ngập và khả năng cấp ngọt. Đồng bằng sông Cửu Long cũng xoay trục chiến lược sang thủy sản – trái cây – lúa gạo. Phát huy ưu thế của các sản phẩm đặc thù địa phương có giá trị. Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng du lịch nông nghiệp, sinh thái đặc thù. Trong đó, ưu tiên tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu,ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết ba khâu là giống, thức ăn cho thủy sản, chăn nuôi và chế biến nguyên liệu thủy sản. Đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực là thủy sản, trái cây, lúa, và đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế.
Có thể khẳng định, mặc dù vẫn duy trì và phát huy được các kết quả tốt, tuy nhiên, thời gian tới, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đối mặt với các thách thức lớn từ biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển thượng nguồn. Các thách thức lớn nhất là sụt lún đất; mực nước ngầm suy giảm; xói lở bờ biển; ngập do nước biển dâng và úng ngập cục bộ do không tiêu thoát được khi cùng lúc triều cường dâng cao và nước lũ lên nhanh; xâm nhập mặn gia tăng. Thị trường tiếp tục biến động khó lường với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn, đặc biệt khi nông nghiệp Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng với thế giới… đòi hỏi một giải pháp căn cơ hơn nữa cho khu vực này.
Những Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu
CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ( Than đá-dầu mỏ)
Khai phá tìm nguồn nhiên liệu mới ( Điện gió, năng lượng mặt trời,
Thủy điện, xăng sinh học chế biến từ ngủ cốc , thủy triều … )
Cải tạo và nâng cấp nhà ở. Nhà ở chiếm 1/3 lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính ( thông gió, giải nhiệt, xây dựng đường xá tốt cũng góp phần giảm
lượng khí thải do xe cộ gây ra …)
Ăn uống thông minh, ăn nhiều rau hạn chế ăn thịt ( giảm bớt lượng
khí thải do chăn nuôi gây ra) Trồng trọt không dùng thuốc trừ sâu
Và thức ăn thừa cũng sinh ra lượng khí thải.
Bảo vệ và phát triển rừng. Rừng bảo đảm môi trường sinh thái giúp giảm nhẹ
thiên tai, bảo tồn các giống gen quý và tính đa dạng sinh học, rừng là lá phổi
điều tiết khí hậu- giử đất giử nước phục vụ đời sống.
Sử dụng đất đai hợp lý. Nếu nước biển dâng cao 1m :
– Đồng bằng sông cửu long mất 40% diện tích
– Đồng bằng sông Hồng mất 11% diện tích
– Các tỉnh ven biển khác mất 3% diện tích
Đất đai canh tác sẽ bị thu hẹp, 10-12% dân số Việt nam
sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Trong sinh hoạt hàng ngày: Tắt điện khi không sử dụng- Dùng bóng
đèn compact, đun nóng bằng năng lượng mặt trời, tận dụng gió trời
thay cho quạt điện, máy điều hòa
Trong sản xuất : chuyển từ than đá, dầu khí sang điện gió, lò trấu thay
Tắt đèn từ 20g39 – 21g30 vào thứ bảy cuối tháng 3 hằng năm.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường- hiệu ứng nhà kính:
– Dùng nhiên liệu sinh học thay cho than củi.
-Hạn chế dùng bao ni lông
– Đi xe đạp hạn chế dùng ô tô- xe máy.
Kế hoạch hóa gia đình và xóa đói giảm nghèo :
Biến động về dân số sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị
và gây nên lượng khí thải nhà kính về lâu dài.
Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về biến đổi khí hậu.
Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Ở Đbscl
Chính phủ đã quan tâm đầu tư 37.690 km đê bao chống lũ triệt để bảo vệ 10.539 ô ruộng
Các đô thị trong khu vực ĐBSCL đều bị ngập úng do lũ, do triều cường và mưa lớn; 2078km trên tổng số 13.347km đê bao đã bị ngập, riêng ở hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang trên 50% cụm tuyến dân cư đã bị ngập; hệ thống đê bao bờ bao quá nhiều (37.690km), độ bền vững không cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
Hệ thống hồ chứa thủy điện đã và sẽ xây dựng trong lưu vực sông Mekong là 144 hồ, với tổng dung tích chiếm gần 30% tổng lượng dòng chảy bình quân. Lưu lượng dòng chảy trung bình mùa lũ sẽ giảm, những năm lũ trung bình và lũ nhỏ sẽ gần như không còn lũ, lưu lượng dòng chảy trung bình mùa kiệt sẽ tăng. Nhưng lưu lượng dòng chảy lũ lớn nhất vẫn tăng cao, lưu lượng dòng chảy kiệt nhỏ nhất sẽ giảm, phụ thuộc vào chế độ vận hành các hồ chứa. Sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa sẽ làm gia tăng nhu cầu dùng nước, làm suy giảm dòng chảy kiệt về hạ lưu.
Lưu lượng bình quân mùa lũ giảm, dòng chảy trong sông sẽ yếu dần, ngược lại, dòng triều tác động ngày càng mạnh lên. Cùng với việc san lấp các vùng trũng, làm biên độ triều tăng, năng lượng triều gia tăng, thời gian truyền triều từ biển vào rút ngắn, mức nước đỉnh triều cao dẫn đến diện tích bị ngập triều gia tăng, xói lở bờ nhiều hơn và xâm nhập mặn ngày càng gay gắt. Lưu lượng tạo lòng sông thay đổi, cùng với sự sụt giảm khoảng 75% hàm lượng phù sa, đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra xói lở ở ven sông, kênh rạch và ven biển một cách nghiêm trọng.
Những tác động từ suy giảm diện tích rừng, từ biến đổi khí hậu, sự gia tăng nhu cầu nước ở các nước thượng nguồn sông Mekong gồm Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và vấn đề quản lý hồ thủy điện khi có công trình trên sông Tonle Sap nhằm kiểm soát Biển Hồ ở Campuchia có thể làm cho lưu lượng lũ lớn nhất trên sông Mekong, dòng chảy kiệt có thể suy giảm khoảng 10% vào năm 2030 và 20% năm 2050. Điều này sẽ kéo theo sự gia tăng đỉnh lũ lớn và sự xâm nhập mặn một cách nghiêm trọng ở ĐBSCL.
Vào những năm kiệt nước, diện tích bị xâm nhập mặn ở ĐBSCL chiếm diện tích khoảng 1,6-1,8 triệu ha, gây ra những tác động lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Trong thời gian tới, sự suy giảm dòng chảy mùa kiệt từ thượng lưu tất yếu sẽ xảy ra do suy giảm diện tích rừng, phát triển kinh tế xã hội, biến đổi khí hậu và thủy điện.
Sự hạ thấp mực nước ngầm ở các đô thị và ở ĐBSCL ở mức 70cm/năm rất nghiêm trọng, kéo theo việc lún sụt đất ở các đô thị và đồng bằng ở mức 2-3cm (gấp 5 lần tốc độ nước biển dâng) cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự úng ngập ở các đô thị ở ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra những trạng thái thiên tai cực đoan như bão lớn, siêu bão ngày càng xuất hiện nhiều hơn, và có thể gây ra những tổn thất khó lường.
Do chưa có quy hoạch cấp nước chủ động cho vùng nuôi trồng thủy sản ven biển và chất nước không tốt, nên người nuôi trồng đã khai thác nước ngầm quá mức, dẫn đến sự lún sụt đất rất nghiêm trọng ở đồng bằng. Tốc độ lún sụt đất gấp 7-10 lần so với tốc độ nước biển dâng theo kịch bản trung bình. Giải quyết vấn đề cấp nước ngọt chủ động cho vùng nuôi trồng thủy sản là một nhu cầu cấp bách tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững vùng nuôi, đồng thời khắc phục được nguyên nhân chính gây lún sụt đất.
Giải quyết vấn đề úng ngập do mưa và vấn đề lún sụt đất ở các đô thị là một nhu cầu bức bách ở ĐBSCL. Trong hơn 20 năm qua lượng mưa ngày lớn nhất ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL đã gia tăng ở mức rất đáng quan tâm. Lượng mưa trận ở thành phố Hồ Chí Minh và ĐBSCL với tần suất từ 5-10% ở tất cả các trạm đều gia tăng từ 10-20 mm so với trước 1990, tương đương với mức thay đổi 9-17,5%. Với sự gia tăng lượng mưa lớn nhất như vậy, hệ thống cống rãnh hầu hết được thiết kế từ lâu nên không đủ năng lực tiêu thoát nước mưa hiện nay.
Để bảo vệ tính mạng người dân, tạo tiền đề cho phát triển bền vững dải ven biển, rất cần có một chiến lược và giải pháp đồng bộ nhằm phòng tránh các thiên tai như nước biển dâng, bão lớn, siêu bão và sóng thần, kết hợp tạo được ranh mặn ngọt, xây dựng đường cấp và đường thoát riêng biệt, chủ động trong cấp nước mặn và nước ngọt, tiến tới dừng việc khai thác nước ngầm- nguyên nhân gây sụt lún đất.
Hai mươi năm qua, Chính phủ đã quan tâm đầu tư nhiều chương trình như: Chương trình kiểm soát lũ, đã xây dựng 13.347 km cụm tuyến dân cư cho 314.133 hộ dân sinh sống; 19.930 km đê bao chống lũ triệt để bảo vệ 6.026 ô ruộng sản xuất 3 vụ và 17.760 km đê bao chống lũ để bảo vệ 4.513 ô ruộng sản xuất hai vụ (tổng chiều dài đê bao 37.690 km để bảo vệ 10.539 ô ruộng); chương trình kiểm soát mặn và cải tạo đất; nhiều chính sách hỗ trợ người dân trong vùng lũ đã kịp thời ban hành… Nhờ vậy, số người bị thiệt hại do lũ lụt đã giảm đáng kể; diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng tăng liên tục; những thành tựu về kinh tế xã hội không ngừng được phát triển.
Để giải quyết nhu cầu bức bách về ngập úng, lũ lụt và những thách thức từ biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt nhiều dự án quy hoạch như: Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050; quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho thành phố Hồ Chí Minh, Kế hoạch ĐBSCL do các chuyên gia Hà Lan hỗ trợ thực hiện.
Quy hoạch thủy lợi chống ngập cho thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long và Cà Mau đã được phê duyệt, đang chờ nguồn vốn để thực hiện, với tổng diện tích được bảo vệ là 66.800 ha, chia thành 39 ô bao, được bảo vệ bởi 500 km đê bao và 47 trạm bơm tiêu. Việc chống úng ngập cục bộ cho các đô thị như Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Long An, Tiền Giang và tất cả các thị trấn nhỏ khác nằm ở vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười và nửa trên của vùng kẹp giữa sông Hậu, sông Tiền… sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
Để đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài trong quản lý lũ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi từ phương châm “sống chung với lũ” sang “chủ động sống chung với lũ”. Theo đó, chủ động đưa lũ vào ruộng vườn để khai thác tất cả những lợi ích từ lũ mang lại như: Vệ sinh đồng ruộng và cải tạo đất, lấy phù sa để bồi bổ đất và nâng cao mặt đất, lấy nước ngọt, bổ cập nước ngầm, giữ gìn sự đa dạng sinh học và khai thác nguồn lợi thủy sản… Với những trận lũ lớn cực đoan, đỉnh lũ trong đồng sẽ được kiểm soát để không gây ngập các cụm tuyến dân cư, các khu dân cư, các thành phố, phá hoại các cơ sở hạ tầng, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân.
Đây là giải pháp tổng thể để giải quyết triệt để vấn đề quản lý lũ thượng nguồn, đáp ứng được yêu cầu bức bách trước mắt, đồng thời cũng là công trình chống nước biển dân, chống biến đổi khí hậu ở thế chủ động.
Bạn đang xem bài viết Đồng Bằng Sông Cửu Long: Giải Pháp Nào Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu? trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!