Xem Nhiều 6/2023 #️ Giải Bài Tập Sgk Gdcd 11 Bài 2: Hàng Hóa # Top 8 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Giải Bài Tập Sgk Gdcd 11 Bài 2: Hàng Hóa # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Sgk Gdcd 11 Bài 2: Hàng Hóa mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giải bài tập môn giáo dục công dân lớp 11

Bài tập môn GDCD lớp 11

Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 2: Hàng hóa – tiền tệ – thị trường được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Câu 1: Hãy cho biết những sản phẩm tiêu dùng nào trong gia đình em là hàng hóa, hoặc không phải là hàng hóa? Vì sao?

Câu 2: Hãy nêu một số ví dụ thể hiện giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật?

Quả dừa từ xa xưa chỉ đơn thuần là một thứ quả để lấy nước uống giải khát mùa hè. Tuy nhiên, cùng với những phát triển khoa học cũng, quả dừa đã dần trở thành loại quả được chế biến với nhiều các sản phẩm khác nhau. Ngoài nước dừa, người ta còn biết lấy mu dừa làm thạch, tạo nên các loại kẹo dừa thơm ngon hấp dẫn. Ngoài ra, dừa còn được sử dụng để chế biến thành một loại mĩ phẩm được nhiều chị em phụ nữ yêu thích đó chính là dầu dừa….

Câu 3: Tại sao giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định, mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định?

Hướng dẫn giải:

Sở dĩ giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định, mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định là bởi vì:

Giá trị của hàng hóa do thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa đó quyết định.

Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và có một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Như vậy, dựa vào thời gian lđ xã hội cần thiết thì ta sẽ đưa ra được mức giá trị hàng hóa hợp lí, không làm rối loạn thị trường.

Nếu như giá trị hàng hóa được thời gian lao động cá biệt quyết định, thì một loại hàng hóa sẽ có nhiều mệnh giá khác nhau.

Câu 4: Trình bày nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ?

Hướng dẫn giải: * Nguồn gốc

Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.

Có 4 hình thái giá trị:

Hình thái giá trị đơn giản: xuất hiện khi xã hội Công xã nguyên thủy tan rã, sự trao đổi mang tính ngẫu nhiên.

Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi sản xuất hàng hóa phát triển hơn, số lượng hàng hóa được đem ra trao đổi nhiều hơn, một hàng hóa có thể trao đổi được với nhiều hàng hóa khác.

Hình thái chung của giá trị: giá trị của hàng hóa thể hiện ở một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Người ta mang hàng hóa của mình đổi lấy vật ngang giá chung, rồi dùng vật ngang giá chung đổi lấy thứ hàng hóa mình cần. Các địa phương, vùng khác nhau thì hàng hóa làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.

Hình thái tiền tệ: Có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương khó khăn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Ban đầu, vật ngang giá chung cố định là vàng và bạc, hình thái của giá trị xuất hiện. Những vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng.

* Bản chất

Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hóa.

Câu 5: Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào của tiền tệ trong đời sống?

Hướng dẫn giải: Phân tích chức năng của tiền tệ:

Chức năng làm thước đo giá trị: Được thể hiện khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa được quyết định bởi các yếu tố khác nhau, do đó trên thị trường giá cả có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn giá trị. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, giá trị của hàng hóa cao thì giá cả của nó cao và ngược lại.

Chức năng làm phương tiện lưu thông: Được thể hiện khi tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H – T – H. Trong đó H -T là quá trình bán, T – H là quá trình mua. Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.

Chức năng làm phương tiện cất trữ: Được thể hiện khi tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng. Sở dĩ tiền tệ làm được chức năng này là vì tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải. Nhưng để làm được chức năng phương tiện cất trữ thì tiền phải đủ giá trị, tức là tiền đúc bằng vàng hoặc những của cải bằng vàng.

Chức năng phương tiện thanh toán: Được thể hiện khi tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như: trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế,… Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng làm cho những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.

Chức năng tiền tệ thế giới: Thể hiện khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia, tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cả từ nước này sang nước khác, nên đó phải là tiền vàng hoặc tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. Việc trao đổi tiền của nước này theo tiền của nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đối. Tỉ giá hối đoái là gía cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền nước khác.

Em đã vận dụng được một số chức năng của tiền tệ trong đời sống. Cụ thể là:

Làm phương tiện lưu thông: Em đã tự làm những sản phẩm Handmade sau đó đem bán cho các bạn để lấy tiền. Em tiếp tục dùng số tiền đó để mua một số vật liệu còn thiếu để làm hàng và bán cho các bạn.

Làm phương tiện thanh toán: Em dùng số tiền của mình để mua những hàng hóa, đồ dùng học tập hàng ngày…

Làm phương tiện cất trữ: em đã dùng những đồng tiền mà mình có được như tiền lì xì, tiền thưởng học sinh giỏi, tiền bố mẹ thưởng điểm 10 để bỏ vào con lợn tiết kiệm.

Câu 6: Trình bày nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ. Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống?

Hướng dẫn giải: Nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ:

Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, phục vụ cho sự lưu thông hàng hóa. Vì vậy, lưu thông tiền tệ do lưu thông hàng hóa quyết định.

Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.

Quy luật này được thể hiện như sau: M = P x Q/V

Trong đó:

M: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông

P: mức giá của đơn vị hàng hóa

Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông

V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.

Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng hóa đem ra lưu thông và tỉ lệ nghịch với số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ. Đây là quy luật chung của lưu thông tiền tệ.

Lạm phát đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.

Chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là lạm phát thì đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá, giá cả các mặt hàng đều tăng lên. Đời sống nhân dân (nhất là những người nông thôn và người nghèo) ngày càng trở nên khốn đốn hơn.

Ví dụ: trước đây bạn muốn mua một hộp màu chỉ có 5 nghìn đồng nhưng khi lạm phát hộp màu đó không còn là 5 nghìn nữa mà nó thậm chí lên 10 nghìn hoặc 15 nghìn.

Câu 7: Tại sao nói giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Hướng dẫn giải:

Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.

Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa đó bị hạn chế.

Ngược lại, khi giá cả một hàng hóa giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và hạn chế việc sản xuất hàng hóa đó.

Câu 8: Thị trường là gì? Em hãy nêu một số ví dụ về sự phát triển của sản xuất hàng hóa và thị trường ở địa phương mình?

Hướng dẫn giải:

Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. Thị trường xuất hiện, phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Ví dụ về sự phát triển của sản xuất hàng hóa ở địa phương em:

Trước đây, việc sản xuất hàng hóa ở địa phương em còn nhỏ lẻ, manh mún và không có nhiều. Chủ yếu là mọi người học xong đều lên thành phố lập nghiệp.

Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, nhờ sự chỉ đạo của cấp trên cũng như các chính sách hỗ trợ, nhiều hộ gia đình đã hăng hái tăng gia sản xuất. Một số gia đình làm nghề trồng hoa tươi, một số gia đình trồng cây rau củ sạch, một số gia đình thì chăn nuôi, làm các mô hình vườn – ao – chuồng. Phần lớn gia đình thì theo nghề làm gồm và đóng gạch…. Mỗi gia đình đều có một ngành riêng và tất cả đều cố gắng làm ăn. Điều đó làm cho địa phương ngày càng khang trang và phát triển hơn so với trước đó.

Câu 9: Hãy nêu một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng?

Hướng dẫn giải:

Khi một người mang hàng hóa ra bán trên thị trường, hàng hóa nào phù hợp với nhu cầu của thị trường, chất lượng tốt khiến người mua hài lòng thì bán được, người bán có lãi, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Chức năng thông tin giúp người bán hàng đưa ra quyết định phù hợp, kịp thời để thu lợi nhuận.

Người mua cũng căn cứ vào chất lượng, nhu cầu của bản thân và những thông tin trên thị trường để mua có lợi nhất.

Câu 10: Theo em, mỗi công dân cần phải làm gì đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay?

Hướng dẫn giải:

Theo em, để thị trường nước ta ngày càng phát triển, mỗi công dân chúng ta đều phải có sự đóng góp của mình dù ít hay nhỏ. Ví dụ như:

Thực hiện phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tăng cường dùng hàng trong nước để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tái đầu tư sản xuất.

Khi tham gia vào thị trường cần mua bán lành mạnh, không buôn bán gian lận để tạo một thị trường đảm bảo, có uy tín được người mua tin tưởng.

Tránh để xảy ra tình trạng lạm phát. Bởi xảy ra lạm phát rất dễ nhưng giải quyết được lạm phát rất khó.

Học tập tốt, rèn luyện tốt ban thân để có thể trở thành một công dân tốt, người lao động tốt có kiến thức để đóng góp cho đất nước.

Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK GDCD 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Bài Tập Trắc Nghiệm Gdcd 11 Bài 2: Hàng Hóa

Câu 13: Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi

A. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa

B. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa

C. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch

D. Tiền dùng để cất trữ

Hiển thị đáp án

A. Thước đo giá trị

B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ

D. Phương tiện thanh toán

Hiển thị đáp án

Câu 15: Tiền tệ có mấy chức năng?

A. Hai chức năng B. Ba chức năng

C. Bốn chức năng D. Năm chức năng

Hiển thị đáp án

A. Thước đo giá trị

B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ

D. Phương tiện thanh toán

Hiển thị đáp án

A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ

B. An mua vàng cất đi

C. An gửi số tiền đó vào ngân hàng

D. An bỏ số tiền đó vào lợn đất

Hiển thị đáp án

A. Thước đo giá trị

B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ

D. Phương tiện thanh toán

Hiển thị đáp án

A. Thước đo giá trị

B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ

D. Phương tiện thanh toán

Hiển thị đáp án

A. Gửi tiền vào ngân hàng

B. Mua vàng cất vào két

C. Mua xe ô tô

D. Mua đô là Mĩ

Hiển thị đáp án

Câu 21: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định

A. Chất lượng và số lượng hàng hóa

B. Gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa

C. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa

D. Giá cả và số lượng hàng hóa

Hiển thị đáp án

A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán

B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa

C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán

D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả

Hiển thị đáp án

Câu 23: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?

A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa

B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận

C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận

D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận

Hiển thị đáp án

Câu 24: Thông tin của thị trường giúp người mua

A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường

B. Mua được hàng hóa mình cần

C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa

D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất

Hiển thị đáp án

Đáp án

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm GDCD 11

Trắc Nghiệm Gdcd 11, Bài 2: Hàng Hóa

Câu 1: Các vật phẩm được trở thành hàng hóa khi nào?a. Do lao động tạo ra. b. Có công dụng nhất định.c. Thông qua mua bán. d. Cả a, b, c đúng.

Câu 2: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?a. Giá trị, giá trị sử dụng. b. Giá trị, giá trị trao đổi. c. Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng. d. Giá trịsử dụng.

Câu 3: Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?a. Giá cả. b. Lợi nhuận. c. Công dụng của hàng hóa. d. Số lượng hàng hóa.

Câu 4: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?a. Giá cả. b. Lợi nhuận. c. Công dụng của hàng hóa. d. Số lượng hàng hóa.

Câu 5: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?a. 1m vải = 5kg thóc. b. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ. c.1m vải = 2 giờ. d. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.

Câu 6: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?a. Giá trị trao đổi. b. Giá trị số lượng, chất lượng.c. Lao động xã hội của người sản xuất. d. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

Câu 7: Giá trị của hàng hóa là gì?a. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa. b. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.c. Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.d. Lao động của người sản xuất hàng hóa.

Câu 8: Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử?a. Vì hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.b. Vì hàng hóa xuất hiện rất sớm trong lịc sử phát triển loài người.c. Vì hàng hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.d. Vì hàng hóa ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương mại của lịch sử loài người.

Câu 9: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng yếu tố nào?a. Thời gian tạo ra sản phẩm. b. Thời gian trung bình của xã hội.c. Thời gian cá biệt. d. Tổng thời gian lao động.

Câu 10: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào sau đây?a. Tốt. b. Xấu. c. Trung bình. d. Đặc biệt.

Câu 11: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi:a. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.b. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.c. Thời gian lao động xã hội cần thiết.d. Thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.

Câu 12: Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là gì?a. Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.b. Công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất. c. Công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần. d. Công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán.

Câu 13: Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?a. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa b. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóac. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa d. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa

Câu 14: Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?a. Thời gian lao động xã hội cần thiết. b. Thời gian lao động cá biệt.c. Thời gian lao động của anh B. d. Thời gian lao động thực tế.

Câu 15: Giá trị xã hội của hàng hóa bao gồm những bộ phận nào?a. Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóab . Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị tăng thêmc. Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêmd. Giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêm

Câu 16: Hàng hóa có thể tồn tại dưới những dạng nào sau đây?a. Vật thể. b. Phi vật thể. c. Cả a, b đều đúng. d. Cả a, b đều sai.

Câu 17: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?a. Phương tiện thanh toán. b. Phương tiện mua bán. c. Phương tiện giao dịch. d. Phương tiện trao đổi.

Câu 18: Giá trị xã hội của hàng hóa được kết tinh trong hàng hóa bao gồm những yếu tố nào?a. Chi phí sản xuất và lợi nhuận b. Chi phí sản xuấtc. Lợi nhuận d. Cả a, b, c sai

Câu 19: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?a. Thước đo kinh tế. b. Thước đo giá cả. c. Thước đo thị trường. d. Thước đo giá trị.

Câu 20: Hãy chỉ ra đâu là hình thái tiền tệ?a. 1 con gà = 9 kg thóc = 5 m vải. b. 0.1 gam vàng = 5 m vải = 5 kg chè.c. 1 con gà + 9 kg thóc + 5 m vải. d. 0.1 gam vàng + 5 m vải + 5 kg chè.Câu 21: Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt?a. Vì tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.b. Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.c. Vì tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.d. Vì tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Câu 22: Tiền tệ thực hiện chức năng thước do giá trị khi nào?a. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.b. Khi tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa diễn ra thuận lợi.c. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.d. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.

Câu 23: Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?a. Phương tiện thanh toán. b. Phương tiện giao dịch.c. Thước đo giá trị. d. Phương tiện lưu thông.

Câu 24: Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?a. Khi Nhà nước phát hành thêm tiền. b. Khi nhu cầu của xã hội về hàng hóa tăng thêm.c. Khi đồng nội tệ mất giá. d. Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết.

Câu 25: Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau là đặc trưng của hình thái giá trị nào?a. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. b. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.c. Hình thái chung của giá trị. d. Hình thái tiền tệ.

Câu 26: Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở hàng hóa khác là đặc trưng của hình thái giá trị nào?a. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. b. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.c. Hình thái chung của giá trị. d. Hình thái tiền tệ.

Câu 27: Giá trị của những hàng hóa được biểu hiện ở một hàng hóa là đặc trưng của hình thái giá trị nào?a. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. b. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.c. Hình thái chung của giá trị. d. Hình thái tiền tệ.

Câu 28: Giá trị của những hàng hóa được biểu hiện ở hàng hóa đặc biệt là vàng là đặc trưng của hình thái giá trị nào?a. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. b. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.c. Hình thái chung của giá trị. d. Hình thái tiền tệ.

Câu 29: Tháng 09 năm 2008 1 USD đổi được 16 700 VNĐ, điều này được gọi là gì?a. Tỷ giá hối đoái. b. Tỷ giá trao đổi. c. Tỷ giá giao dịch. d. Tỷ lệ trao đổi.

Câu 30: Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào?a. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ. b. Hàng hóa, người mua, người bán.c. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. d. Người mua, người bán, tiền tệ.

Câu 31: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào quyết định?a. Người sản xuất. b. Thị trường. c.Nhà nước. d. Người làm dịch vụ.

Câu 32: Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào?a. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. b. Hàng hóa, người mua, người bán. c. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, cung cầu, giá cả. d. Người mua, người bán, cung cầu, giá cả.

Câu 33: Một trong những chức năng của thị trường là gì?a. Kiểm tra hàng hóa. b. Trao đổi hàng hóa. c. Thực hiện. d. Đánh giá

Câu 34: Những chức năng của thị trường là gì?a. Thông tin, điều tiết. b. Kiểm tra, đánh giá. c. Thừa nhận, quy định d. Cả a, b, c đúng.

Gdcd 11 Bài 2: Hàng Hoá

a. Hàng hóa là gì?

Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán.

Các dạng tồn tại:

Dạng vật thể (hữu hình): Ví dụ: bàn, ghế, bảng…

Dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ): Ví dụ: dịch vụ chăm sóc da, dịch vụ tắm trắng, dịch vụ tour du lịch…

b. Hai thuộc tính của hàng hóa

→ Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.

a. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ

​→ Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất, là sự thể hiện chung của giá trị và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.

b. Các chức năng của tiền tệ

Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng 1 lượng tiền nhất định, được gọi là giá cả của hàng hóa.

Phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H – T – H. Trong đó: H – T là quá trình bán, T – H là quá trình mua. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Tiền giấy ra đời, bản thân nó không có giá trị mà là sự quy ước của giá trị, là dấu hiệu của giá trị được công nhận trong phạm vi quốc gia.

Phương tiện cất trữ: Tiền tệ rút khỏi lưu thông được cất trữ để khi cần đem ra mua hàng. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc.

Phương tiện thanh toán: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán.Tiền tệ thế giới:Khi tiền có chức năng tiền tệ thế giới đó là khi trao đổi HH vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị (bằng vàng hoặc tiền tín dụng đựơc công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế). Việc trao đổi tiền của nước này với tiền của nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đoái. Đây là giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác. Ví dụ: tỉ giá hối đoái giữa tiền Việt Nam và đô la Mỹ là 1 USD = 16.000 VNĐ.

Kết luận: Tóm lại 5 chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau.

c. Quy luật lưu thông tiền tệ:

Là quy luật quy định số lượng tiền tề cần thiết cho lưu thông hàng hóa mỗi thời kì nhất định.

M = (P.Q)/V

M: số lượng tiền cần thiết trong lưu thông.

P: giá cả của đơn vị hàng hóa.

Q: khối lượng hàng hóa, dịch vụ đưa vào lưu thông.

V: số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.

Kết luận: Hiểu được nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ, công dân không nên giữ nhiều tiền mặt mà nên tích gửi tiết kiệm vào ngân hàng, góp phần làm tăng mức lưu thông tiền tệ vừa ích nước vừa lợi nhà.

Lưu ý: Tiền giấy chỉ là kí hiệu của giá trị, không có giá trị thực. Vì vậy, khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hóa sẽ tăng, sức mua của tiền tệ giảm, đời sống nhân dân gặp khó khăn, các công cụ quản lí kinh tế của nhà nước kém hiệu lực. Do đó, để hạn chế lạm phát thì không nên giữ nhiều tiền mặt mà nên tích cực gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, mua trái phiếu hoặc tăng cường đầu tư tiền vào sản xuất – kinh doanh.

a. Thị trường là gì?

Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

Thị trường xuất hiệ và phát triển của thị trường gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. (Ví dụ: mua bán rau quả, thịt cá ở nhóm chợ đồng quê)

Thị trường ở dạng giản đơn (hữu hình) như: thị trường tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt…

→Dù là thị trường giản đơn hay hiện đại đều luôn có sự tác động qua lại của các yếu tố cấu thành thị trường như: hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, dẫn đến quan hệ cung – cầu, xác định giá cả và số lượng hàng hóa được trao đổi mua bán.

b. Các chức năng cơ bản của thị trường:

Thị trường có 3 chức năng chính:

Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa: Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao.

Chức năng thông tin: Ở một ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn, buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao.

Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa đó bị hạn chế. Ngược lại, khi giá cả của một hàng hóa giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và hạn chế việc sản xuất hàng hóa đó.

Đối với người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận. Đối với người mua sẽ điều chỉnh sao cho lợi nhất.

Một sự tăng lên hay giảm đi của giá cả đều gây ra sự tác động trái ngược nhau đến việc sản xuất và tiêu dùng về 1 loại hàng hóa nào đó.

→ Kết luận:

Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và Nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.

Cơ chế thị trường ngoài tác dụng tích cực, vẫn có những khuyết tật, hạn chế và tác động tiêu cực. Vì thế, Nhà nước cần phải có sự điều tiết vĩ mô (bằng pháp luật, chính sách…) để phát huy tác dụng tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đảm bảo cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Sgk Gdcd 11 Bài 2: Hàng Hóa trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!