Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Tập Tin Học 12 mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giải Bài Tập Tin Học 12 – Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:
Bài 1 trang 20 Tin học 12: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ QTCSDL cho phép ta làm những gì?
Lời giải:
Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ QTCSDL cho phép ta dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộn trên dữ liệu. Có thể coi ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu là hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL.
Bài 2 trang 20 Tin học 12: Hãy kể các loại thao tác dữ liệu, nêu ví dụ minh họa.
Lời giải:
Các thao tác dữ liệu:
– Cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu): Trong CSDL quản lý thư viện ta có thể có các thao tác cập nhật như thêm bạn đọc, thêm sách, sửa bạn đọc, xóa bạn đọc.
– Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo,…): Trong CSDL quản lý thư viện ta có thể sắp xếp danh sách bạn đọc theo tên, trong thứ tự đó ta sắp xếp theo họ và cuối cùng sắp xếp theo tên đệm. Ngoài ra có thể báo cáo xem người này đã mượn bao nhiêu quyển sách, đã mượn đến giới hạn cho phép chưa. Có thể thống kê xem ai là người mượn nhiểu sách nhất…
Bài 3 trang 20 Tin học 12: Vì sao hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL? Hãy nêu ví dụ để minh họa.
Lời giải:
Hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL vì:
– Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không cho phép. Chức năng này đáp ứng yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin. Ví dụ, không phải ai cũng có thể truy nhập để sửa điểm của sinhvien trong CSDL quản lý sinh viên. Chỉ có những người có thẩm quyền như giảng viên, phòng giáo vụ mới có quyền để làm việc này.
– Duy trì tính nhất quán khi cập nhật dữ liệu. Ví dụ, Khi hai người cùng mua một chiếc vé máy bay nhưng chỉ còn lại một chiếc duy nhất. Nếu không có tính nhất quán khi cập nhật dữ liệu có thể cả hai người sẽ mua cùng một chiếc vé.
Bài 4 trang 20 Tin học 12: Khi làm việc với với các hệ CSDL, em muốn giữ vai trò gì? Vì sao?
Lời giải:
– Người quản trị cơ sở dữ liệu: Vì có thể tự mình thiết kế, tạo ra được những cơ sở dữ liệu mình muốn.
– Người lập trình ứng dụng: Vì được lập trình những ứng dụng đẹp mắt dựa trên cơ sở dữ liệu đã được xây dựng.
– Người dùng: Được sử dụng các sản phẩm công nghệ một cách hoàn thiện.
Bài 5 trang 20 Tin học 12: Trong các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, theo em chức năng nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Bài 6 trang 20 Tin học 12: Hãy trình bày sơ lược về hoạt động của một hệ QTCSDL.
Lời giải:
Khi có yêu cầu của người dùng, hệ QTCSDL sẽ gửi yêu cầu đó đến thành phần có nhiệm vụ thực hiện và yêu cầu hệ điều hành tìm một số tệp chứa dữ liệu cần thiết. Các tệp tìm thấy được chuyển về cho hệ QTCSDL xử lí và kết quả được trả ra cho người dùng.
Giải Bài Tập Sinh Học 12
Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 44 trang 195: Theo chiều mũi tên trong sơ đồ hình 44.1, hãy giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hóa.
Lời giải:
– Sự trao đổi chất trong quần xã: Vật chất từ môi trường tự nhiên đi vào quần xã nhờ hoạt động của sinh vật sản xuất qua các sinh vật tiêu thụ tới sinh vật phân giải và trả lại cho môi trường.
– Chu trình sinh địa hóa: Vật chất trong tự nhiên một phần đi vào quần xã, qua các bậc dinh dưỡng rồi được trả lại cho môi trường, một phần vật chất lắng đọng.
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 44 trang 196: Qua hình 44.2 và kiến thức sinh học đã học, em hãy cho biết:
– Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường không khí và môi trường đất?
– Có phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Vì sao?
Lời giải:
– Những con đường cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường không khí và môi trường đất:
+ Con đường cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật: Quang hợp ở thực vật (CO 2 trong không khí nhờ quá trình quang hợp ở thực vật tạo thành các chất hữu cơ). Các vật chất đó được trao đổi qua các bậc dinh dưỡng.
+ Con đường cacbon trở lại môi trường không khí và môi trường đất: Hô hấp ở động vật và thực vật, quá trình phân giải chất hữu cơ, hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông,… của con người,….
– Không phải lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín vì một phần bị lắng đọng dưới dạng dầu lửa, than đá,…
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 44 trang 197:
– Qua sơ đồ hình 44.3, em hãy mô tả ngắn gọn sự trao đổi nitơ trong tự nhiên.
– Em hãy nêu một số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất.
Lời giải:
– Sự trao đổi nitơ trong tự nhiên: Thực vật chỉ hấp thụ nitơ dưới hai dạng NO 3– và NH 4+. Hai dạng nitơ trên được hình thành bằng các con đường vật lí (đạm tổng hợp trong khí quyển), hóa học (sản xuất đạm công nghiệp) và sinh học (cố định nitơ khí quyển nhờ vi sinh vật). Nitơ được sinh vật sản xuất hấp thụ đi qua các bậc dinh dưỡng rồi trả lại môi trường thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật trong đất.
– Một số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất:
+ Trồng xen canh cây họ đậu để bổ sung đạm từ hoạt động cố định nitơ của vi khuẩn cộng sinh trong rễ cây họ đậu.
+ Thường xuyên làm đất, đảm bảo thoáng khí để hạn chế đạm trong đất mất đi qua quá trình phản nitrat hóa.
+ Bón phân hữu cơ, xác sinh vật cho đất.
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 44 trang 199: Quan sát hình 44.5, hãy nhận xét sự phân bố vùng theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các khu sinh học trên cạn.
Lời giải:
– Theo vĩ độ: từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, các khu sinh học phân bố lần lượt là: Rừng mưa nhiệt đới, savan, hoang mạc và sa mạc; rừng rụng lá ôn đới, thảo nguyên, rừng Địa Trung Hải; rừng lá kim phương Bắc, đồng rêu hàn đới. Như vật ở vĩ độ 0 có rừng mưa nhiệt đới, savan, hoang mạc và sa mạc nhưng đến vĩ độ 90 thì chỉ có đồng rêu.
→ Từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao sự phân bố các khu sinh học càng ít đa dạng.
– Theo mức độ khô hạn thì sự phân bố của các khu sinh học càng ít đa dạng.
Bài 1 (trang 200 SGK Sinh học 12): Hãy trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất.
Lời giải:
Trình bày khái quát chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất:
– Chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất là chu trình trao đổi các chất vô cơ (các nguyên tố C. H. O, N, S, P…) trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.
– Trong nội bộ quần xã, sinh vật sản xuất qua quá trình quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã được thực hiện thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2,… tới bậc cao nhất. Khi sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân giải thành chất vô cơ, sinh vật trong quần xã sử dụng một phần chất vô cơ tích luỹ trong môi trường vô sinh trong chu trình vật chất tiếp theo.
Bài 2 (trang 200 SGK Sinh học 12): Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Em hãy phân biệt hai phần đó và lấy ví dụ minh hoạ.
Lời giải:
Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình.
* Chu trình cacbon:
– Cacbon tuần hoàn trong tự nhiên: Cacbon tồn tại chủ yếu dưới dạng khí cacbônic trong khí quyển và cacbonat trong đá vôi. Quang hợp là động lực cơ bản của chu trình cacbon, trong đó thực vật hấp thụ khí cacbonic trong khí quyển, tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon. Hợp chất cacbon trao đổi trong quần xã thông qua chuỗi và chuỗi thức ăn. Hô hấp của các sinh vật (như hô hấp của thực vật, động vật và các sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất…) là yếu tố quan trọng biến đổi những hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật thành khí cacbonic. Các hoạt động công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa,… đã thải vào bầu khí quyển một lượng lớn khí cacbonic.
– Một phần hợp chất cacbon không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng động trong môi trường đất, nước như than đá, dầu lửa…
Bài 3 (trang 200 SGK Sinh học 12): Những nguyên nhân nào làm cho nồng độ khí CO2trong bầu khí quyển tăng? Nêu hậu quả và cách hạn chế.
Lời giải:
* Những nguyên nhân làm cho nồng độ khí CO 2 trong bầu khí quyển tăng:
– CO 2 thải ra bầu khí quyển qua quá trình hô hấp của động vật: qua phân giải xác hữu cơ của vi sinh vật (quá trình hô hấp đất); CO 2 thải ra từ sản xuất công nghiệp, giao thông,…; ngoài ra còn do hoạt động tự nhiên của núi lửa. Các hoạt động trên làm tăng nồng độ CO 2 trong bầu khí quyển.
– Thực vật hấp thụ một phần CO 2 qua quang hợp, đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng CO 2 của bầu khí quyển. Nếu thảm thực vật, nhất là thực vật rừng bị giảm sút quá nhiều sẽ dẫn tới mất cân bằng giữa lượng CO 2 thải ra và CO 2 được thực vật sử dụng, từ đó làm CO 2 trong bầu khí quyển tăng lên.
* Hậu quả của nồng độ CO 2 tăng cao gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai cho Trái Đất.
* Cách hạn chế: Hạn chế sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và giao thông vận tải; trồng cây gây rừng để góp phần cân bằng lượng khí CO 2 trong bầu khí quyển.
Bài 4 (trang 200 SGK Sinh học 12): Hãy nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng.
Lời giải:
Các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất, nhằm cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng: Trồng cây họ Đậu góp phần cải tạo đất, thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa làm tăng lượng đạm cho lúa, cung cấp cho đất các chế phẩm sinh học là các vi khuẩn cố định đạm,…
Bài 5 (trang 200 SGK Sinh học 12): Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục.
Lời giải:
* Nguyên nhân làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước: Sử dụng nguồn nước lãng phí làm cạn kiệt nguồn nước mặt và nước ngầm; thải các chất gây ô nhiễm nguồn nước; phá rừng làm tăng dòng chảy trên mặt đất gây lụt lội và xói mòn đất, hạn chế lượng nước ngầm xuống cách mạch nước ngầm, làm giảm lượng nước bốc hơi qua thoát hơi nước trên bề mặt lá,…
* Có rất nhiều biện pháp bảo vệ nguồn nước trên Trái Đất như:
– Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng sẽ góp phần hạn chế dòng chảy trên mặt đất, qua đó lượng nước ngầm xuống các mạch nước ngầm nâng cao hơn, đồng thời hạn chế nhiều tác hại như lũ quét, xói mòn đất. Cây xanh thoát hơi nước góp phần vào tuần hoàn nước của Trái Đất.
– Bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm.
– Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt, cũng như nguồn nước ngầm, tránh cạn kiệt nguồn nước.
Bài 6 (trang 200 SGK Sinh học 12): Thế nào là sinh quyển? Nêu các khu sinh học trong sinh quyển. Hãy sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo thứ tự từ phía Bắc xuống phía Nam của Trái Đất.
Lời giải:
* Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.
Sinh quyển dày khoảng 20km, bao gồm lớp đất dày khoảng vài chục mét (thuộc địa quyển), lớp không khí cao 6 – 7 km (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương có độ sâu tới 10-11 km (thuộc thuỷ quyển).
* Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học:
– Khu sinh học trên cạn. Ví dụ: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Nam Cát Tiên…
– Khu sinh học nước ngọt. Ví dụ: đầm, hồ, ao, sông, suối…
– Khu sinh học biển: Biển, vịnh…
Bài Giảng Môn Tin Học Lớp 12
– Hệ CSDL cung cấp hỗ trợ cho ta các công cụ tạo lập CSDL, lưu trữ và khai thác CSDL 1 cách hiệu quả, tiện lợi.
HS: Nhắc lại các chức năng của hệ CSDL?
HS: Chuẩn bị phần còn lại của bài
Nguoi soan : Lê Đức Nhật - C3 Bảo Lộc; Ngô Quốc Tuấn C2-3 Lộc Phát Ngày dạy : Tiết : §2- HỆ QUẢN TRỊ CSDL I/- Mục tiêu: a.Kiến thức : nắm được Biết khái niệm hệ quản trị CSDL. Biết vai trị của con người khi làm việc với hệ CSDL. b.Về thái độ : Ham thích tìm hiểu 1 hệ QTCSDL c.Về kỹ năng : II/- Trọng tâm: Vai trò của hệ QTCSDL trong quá trình tạo lập, bảo trì và khai thác CSDL. III/- Phương pháp: Nêu vấn đề - Giải quyết vấn đề thông qua các ví dụ và họat động IV/- Chuẩn bị: Bảng viết - Sơ đồ V/- Tiến trình lên lớp: Ổn định - Điểm danh 2. KT 15' Nêu những việc thường gặp khi quản lý thông tin trong 1 tổ chức? Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL? Câu 3 trang 9 à để tin học hóa việc mượn, trả sách trong thư viện cần có hệ QTCSDL. Vậy theo các em hệ QTCSDL cần có các chức năng gì để có thể giúp người thủ thư? 3.Nội dung bài: HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌAT ĐỘNG HOC SINH NỘI DUNG HỌC GV: Từ ví dụ cụ thể trong Quản lý sách: nhập thông tin về Sách, thông tin về độc giả, mượn, trả sáchà - Các em đã học qua Pascal: theo các em để quản lý sách: mã sách kiểu gì? Tên sách kiểu gì? Số lượng kiểu gì?... - Nhận xét à hệ QTCSDL giúp tạo các trường với các kiểu DL thích hợp và có ràng buộc trên các trường đó à tính tòan vẹn. Nêu nội dung chức năng thứ nhất GV: Đưa ra ví dụ minh họa trên CSDL sẵn có, đưa ra 1 số yêu cầu Nhận xét và sửa sai vd: - Kết xuất thông tin của các học sinh Nữ GV: Phần này đi sâu vào hệ thống, GV chỉ giải thích sơ qua. tình huống có sự cố đặc biệt à giải pháp: xây dựng các mođun sao chép các DL quan trọng ra nơi khác và khôi phục lại từ DL đã sao lưu. HS: nêu các chức năng mà hệ QTCSDL phải có? à hs: trả lời về các kiểu dữ liệu thường gặp trong vi du è công cụ trong hệ QTCSDL chia làm 2 lọai: lọai tác động lên cấu trúc, lọai tác động lên dữ liệu cho HS trả lời. Hs: quan sát vdu 1/- Các chức năng của Hệ QTCSDL: Từ ví dụ và tra cứu sgk à trả lời các câu hỏi Nêu nội dung chức năng thứ nhất Cung cấp các cách tạo lập CSDL: Cần phải có các công cụ cho phép người dùng: + Khai báo cấu trúc từng bảng DL CSDL. + Chỉnh sửa cấu trúc + Khai báo các ràng buộc trên dữ liệu + Nhập nội dung b) Cung cấp cách cập nhật DL, tìm kiếm và kết xuất: Trả lời các ví dụ Nêu nội dung chức năng này Hệ QTCSDL cho phép: + Cập nhật: nhập, sửa, xóa DL + Khai thác thông tin theo yêu cầu: sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất à dùng phổ biến là NN SQL c) Cung cấp công cụ kiểm sóat, điều khiển việc truy cập vào CSDL: Công cụ này dành cho người thiết kế và quản lý hệ thống + Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép Theo các em chức năng nào là quan trọng nhất? Tại sao? Cả 3 chức năng trên đều quan trọng và không thể thiếu. Nhưng quan trọng nhất là Cung cấp các dịch vụ cần thiết để khai thác thông tin từ CSDL - Theo câu trả lời của HS à Phân tích và kết luận: + Duy trì tính nhất quán của dữ liệu + Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời + Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm + Quản lý các mô tả dữ liệu. Trả lời câu hỏi của GV IV. Củng cố và hướng dẫn công vịêc ở nhà: GV: Tóm tắt những vấn đề cần nắm trong bài: - Hệ CSDL cung cấp hỗ trợ cho ta các công cụ tạo lập CSDL, lưu trữ và khai thác CSDL 1 cách hiệu quả, tiện lợi. HS: Nhắc lại các chức năng của hệ CSDL? HS: Chuẩn bị phần còn lại của bài Tiết 2: GV: Giải thích đường đi của sơ đồ hình 3 trang 11 khi có yêu cầu truy vấn dữ liệu trên CSDL thông qua hệ QTCSDL. (Hệ QTCSDL có 2 phần chính: Bộ xử lý truy vấn và Bộ quản lý dữ liệu) + Bộ XL truy vấn: tiếp nhận những truy vấn trực tiếp của người dùng và tổ chức thực hiện các CT ứng dụng. Nếu không có Bộ XL truy vấn không thể móc nối các dữ liệu trong CSDL. Hs: quan sát sơ đồ trong sách GK Đưa ra nhận xét trong sơ đồ . II/- Họat động của 1 hệ CSDL: Sơ đồ hình 3 trang 11 Trình ứng dụng Truy vấn Bộ xử lý truy vấn Bộ quản lý dữ liệu Bộ xử lý tệp (HĐH) CSDL Hệ QTCSDL + Khi có yêu cầu của người dùng, hệ QTCSDL sẽ gởi yêu cầu đó đến môđun có nhiệm vụ thực hiện và yêu cầu HĐH tìm DL cần thiết ở CSDL. DL tìm thấy sẽ chuyển về cho hệ QTCSDL xử lý và kết quả được trả ra cho người dùng. à . Hệ QTCSDL đóng vai trò là cầu nối giữa các truy vấn trực tiếp của người dùng và các CT ứng dụng của hệ QTCSDL với hệ thống quản lý tệp và các bộ quản lý khác của HĐH. . Hệ QTCSDL đóng vai trò chuẩn bị à thực hiện CT là nhiệm vụ của HĐH - kết luận: - Là người có chuyên môn cao, hiểu biết sâu về hệ CSDL và HĐH. - Đáng tin cậy và có tinh thần trách nhiệm - Đảm bảo an ninh là vấn đề quan trọng, đóng vai trò quyết định việc 1 CSDL có thể đưa vào khai thác thực tế được hay không? Đây là vấn đề phải được giải quyết một cách rất tế nhị để không tổn thương tới lòng tự trọng của người dùng, đồng thời cũng không hạn chế quá mức. - Vd: với CSDL học tập HS và PHHS chỉ có thể xem điểm số và không có quyền cập nhật thông tin. Nêu vai trò của người quản trị CSDL? Người lập trình ứng dụng không nhất thiết phải tiếp cận với DL cụ thể trong CSDL. - Em muốn giữ vai trò gì khi làm việc với các hệ CSDL? Tại sao? 3. Vai trò của con người khi làm việc với các hệ CSDL: Người Quản trị CSDL (1 nhóm người) Bảo trì hệ CSDL Nâng cấp hệ CSDL Tổ chức hệ thống Quản lý tài nguyên của CSDL Người lập trình ứng dụng: Người có nhiệm vụ xác định các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của người dùng. Người dùng: Là người có nhu cầu và khả năng truy cập thông tin từ CSDL. Người dùng thường được phân thành từng nhóm, mỗi nhóm có 1 số quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL. IV. Củng cố và hướng dẫn công vịêc ở nhà: GV: Tóm tắt những vấn đề cần nắm trong bài: GV: đưa ra 1 số câu hỏi về khai thác CSDL mà hệ QTCSDL cung cấp. HS: trả lời nhằm ôn lại kiến thức đã học. Hoặc: đưa ra sơ đồ hình 3 trang 11, nhưng đã xóa chữ yêu cầu HS hòan chỉnh sơ đồ. Bài tập về nhà: câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 tr 13 - sgk (GV giải thích những cụm từ trong câu hỏi mà HS chưa hiểu để HS hiểu rõ câu hỏi). V. Rút kinh nghiệm:Giáo Án Môn Tin Học Lớp 12 Bài 42
Bảo mật thông tin trong các hệ CSDL
Giáo án môn Tin học 12
Giáo án môn Tin học lớp 12 bài 42: Bảo mật thông tin trong các hệ CSDL được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 12 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 12 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
I. Mục tiêu
Biết khái niệm bảo mật và sự tồn tại của các qui định, các điều luật bảo vệ thông tin.
Biết một số cách thông dụng bảo mật CSDL.
2. Thái độ: Có ý thức và thái độ đúng đắn trong việc sử dụng và bảo mật CSDL
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, máy tính, máy chiếu.
III. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định tổ chức lớp 3. Tiến trình bài mới:
Hoạt động 1: Bảo mật và tầm quan trọng của bảo mật (20p)
: Ngày nay trong xã hội tin học hóa nhiều hoạt động đều diễn ra trên mạng có qui mô toàn thế giới. Do đó vấn đề bảo mật thông tin được đặt lên hàng đầu.
GV: Theo em bảo mật thông tin tức là thế nào?
GV: Tổng kết.
Hoạt động 2: Các giải pháp bảo mật (20p)
GV: Việc bảo mật có thể thực hiện bằng các giải pháp kỹ thuật cả phần cứng lẫn phần mềm. Tuy nhiên việc bảo mật phụ thuộc vào rất nhiều các chủ trương, chính sách của chủ sở hữu thông tin và ý thức của người dùng.
GV: Đưa ra biện pháp chính sách và ý thức. Theo em để bảo mật thông tin thì chính sách và ý thức thể hiện như thế nào?
GV: Tổng kết đưa ra kết luận.
GV: Liên hệ với mô hình thực tế ở trường học?
HS: Nhà trường đưa ra các nội quy, nếu học sinh vi phạm sẽ bị kỷ luật theo nội quy của trường. Do đó mỗi học sinh cần có ý thức và trách nhiệm thực hiện tốt các nội quy của nhà trường.
GV: Nêu Nội dung của giải pháp bảo mật chính sách và ý thức.
HS: Nghe giảng, ghi bài.
GV: Nêu một số điều luật trong thực tế của nhà nước nhằm bảo mật thông tin.
HS: Nghe giảng, trả lời câu hỏi.
1. Bảo mật và tầm quan trọng của bảo mật
Bảo mật là vấn đề chung cho cả hệ CSDL và những hệ thống khác. Bảo mật trong hệ CSDL là:
– Ngăn chặn những truy cập không được phép.
– Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng.
– Đảm bảo các thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn.
– Không tiết lộ Nội dung dữ liệu cũng như chương trình xử lý.
2. Các giải pháp bảo mật a. Chính sách và ý thức:
– Ở cấp quốc gia, bảo mật phụ thuộc vào sự quan tâm của chính phủ trong việc ban hành các chủ trương, chính sách, điều luật qui định của nhà nước.
– Người phân tích, thiết kế và người QTCSDL phải có các giải pháp tốt về phần cứng và phần mềm thích hợp.
– Người dùng phải có ý thức bảo vệ thông tin.
* Một số điều luật qui định của nhà nước trong vấn đề bảo mật thông tin
Bạn đang xem bài viết Giải Bài Tập Tin Học 12 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!