Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Bài Toán Thu Hút Đầu Tư, Tạo Động Lực Phát Triển Mới mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sau 5 năm kể từ khi Thành ủy ban hành Kết luận số 30-KL/TU ngày 26-4-2016 về “Đẩy mạnh thu hút đầu tư giai đoạn 2016 – 2020”, Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, đưa thành phố trở thành một trong những điểm đến uy tín, có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong giai đoạn mới, Đà Nẵng sẽ khắc phục các bất cập, tập trung vào 6 nhóm giải pháp cụ thể, tận dụng hiệu quả làn sóng chuyển dịch và đa dạng dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới trong và sau Covid-19.
Sản xuất công nghiệp công nghệ cao đang từng bước hình thành và phát triển trên địa bàn thành phố. Trong ảnh: Sản xuất thiết bị điện tử tại Nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao SMT tại Khu Công nghệ cao. Ảnh: TRIỆU TÙNG
5 năm thu hút gần 700 dự án đầu tư
Theo số liệu từ Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành phố, giai đoạn 2016 – 2020, Đà Nẵng thu hút được 163 dự án vốn đầu tư trong nước (tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 76.100 tỷ đồng) và 530 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cấp mới (tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,040 tỷ USD). Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp bình quân hơn 9% giá trị gia tăng nền kinh tế thành phố, tạo việc làm cho hơn 93.100 lao động. Các dự án đầu tư đã thúc đẩy xây dựng thương hiệu điểm đến đầu tư của Đà Nẵng. Đặc biệt, các dự án FDI còn thúc đẩy thành phố hội nhập quốc tế, thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
Nhằm đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, Đà Nẵng đã đa dạng hóa các kênh quảng bá, tiếp cận nhà đầu tư, đặc biệt là tại các thị trường trọng điểm, mang tính chiến lược, lãnh đạo thành phố trực tiếp tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Đồng thời, duy trì và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế (Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản – JETRO, Cơ quan Xúc tiến thương mại Hàn Quốc – KOTRA, Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu – EUROCHAM…). Trong bối cảnh Covid-19 lan rộng toàn cầu vào năm 2020, thành phố chủ động thay đổi phương thức xúc tiến từ trực tiếp sang trực tuyến. Xác định các nhà đầu tư hiện hữu là “cánh tay nối dài” của hoạt động xúc tiến đầu tư, Đà Nẵng đã tăng cường hỗ trợ đầu tư tại chỗ. Lãnh đạo thành phố định kỳ làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm giải quyết kiến nghị, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như Diễn đàn đầu tư 2017, Tọa đàm mùa Xuân 2018 và 2019…
Tuy nhiên, thời gian qua, công tác thu hút đầu tư tại Đà Nẵng còn gặp không ít bất cập. Các dự án án vốn trong nước chủ yếu thuộc lĩnh vực bất động sản, dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng; thu hút vào khu công nghiệp và Khu Công nghệ cao chỉ chiếm chưa đến 10%. Trong khi đó, thu hút FDI từ các doanh nghiệp lớn còn hạn chế, dự án có vốn đăng ký nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng cao. Quỹ đất sạch ngoài khu công nghiệp hiện có diện tích nhỏ nên việc giới thiệu địa điểm đầu tư cho các dự án có quy mô sử dụng đất trên 5ha gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, một trong những điểm yếu của thành phố là tính kết nối giữa giao thông đường bộ và giao thông đường thủy thấp, tạo chia cắt trong giao thông nội bộ. Các doanh nghiệp sản xuất trong Khu Công nghệ cao khi vận chuyển hàng hóa ra Cảng Đà Nẵng phải di chuyển bằng đường nội đô, làm tăng thời gian và chi phí vận chuyển. Thực tế hiện nay, Đà Nẵng vẫn chưa đạt đủ tiềm năng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng lớn. Thành phố vẫn còn thiếu nguồn nhân lực về cả chất và lượng, đặc biệt là lực lượng lao động lành nghề như công nhân kỹ thuật, nhân sự quản lý điều hành, chuyên giao cấp cao…. Ngoài ra, tiềm lực tài chính, công nghệ của các doanh nghiệp địa phương còn hạn chế; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số doanh nghiệp của thành phố hiện tham gia vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn ít.
Khu vực phía tây bắc thành phố đang quy hoạch và đầu tư để hình thành quỹ đất, nhà xưởng, tạo dư địa thu hút đầu tư các dự án mới, quy mô lớn. Ảnh: TRIỆU TÙNG
6 nhóm giải pháp trong giai đoạn mới
Nhằm tiếp tục phát huy những hiệu quả trong công tác xúc tiến đầu tư thời gian qua, đồng thời giải quyết các bài toán còn vướng lại, thành phố đã đề ra hàng loạt giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trong giai đoạn đến, tập trung vào 6 nhóm gồm: cơ chế, chính sách; cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực; cải cách hành chính; công tác xúc tiến đầu tư và quản lý Nhà nước về đầu tư.
Đối với nhóm giải pháp cơ chế, chính sách, Đà Nẵng sẽ ban hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với Quy hoạch chung khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phê duyệt Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết làm cơ sở xác định các dự án, vị trí đất cần kêu gọi đầu tư tạo động lực phát triển cho thành phố. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện quy định đấu giá quyền sử dụng đất; chính sách về quản lý và hỗ trợ đầu tư phát triển cụm công nghiệp; chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phần mềm… Đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án “Tổng thể phát triển Khu Công nghệ cao”, đề án “Thí điểm nâng cao tính năng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp công nghệ cao”; đề án “Xây dựng thành phố thông minh”; đề án “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ thu hút đầu tư trong các ngành kinh tế mũi nhọn”… Thành phố cũng sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương sớm hoàn thành thủ tục đầu tư để triển khai các dự án trọng điểm (xây dựng cảng Liên Chiểu; nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò; di dời ga đường sắt…).
Để giải quyết bài toán cơ sở hạ tầng, Đà Nẵng sẽ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng giao thông, nhà ga, cảng biển, logistics theo quy hoạch gắn liền với triển khai thực hiện các dự án lớn, trọng điểm. Tại các khu công nghiệp, sẽ rà soát và có giải pháp sử dụng quỹ đất đầu tư không hiệu quả hoặc còn trống, phát triển hệ thống nhà ở xã hội và các thiết chế văn hóa – xã hội cho công nhân. Đồng thời, đẩy nhanh thủ tục thành lập, lựa chọn nhà đầu tư, hoàn thiện hạ tầng và đưa vào sử dụng các khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh; hoàn chỉnh hạ tầng và đưa vào hoạt động cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam, Cẩm Lệ, Hòa Nhơn, Hòa Hiệp Bắc. Thành phố cũng sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc và bảo đảm triển khai đúng tiến độ dự án “Khu Công nghệ cao”, sớm hoàn thành hạ tầng Khu Công viên phần mềm số 2, triển khai xây dựng Khu CNTT tập trung Đà Nẵng giai đoạn 2. Đối với việc nâng cao nguồn nhân lực, thành phố sẽ triển khai công tác dự báo nhu cầu lao động đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đối với một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn; tiếp tục tổ chức các hoạt động kết nối cung – cầu nguồn nhân lực theo từng lĩnh vực, ưu tiên các ngành du lịch, công nghệ thông tin, tự động hóa, cơ khí chính xác. Ngoài ra, nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ kỹ thuật cao.
PHONG LAN
Thu Hút Vốn Đầu Tư Trong Nước Cho Phát Triển Kinh Tế
Thực trạng thu hút đầu tư trong nước của tỉnh An Giang và các nhân tố ảnh hưởng
An Giang là một tỉnh trọng điểm trong khu vực kinh tế miền Tây Nam Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư thì trước hết An Giang phải làm tốt và đẩy mạnh, tận dụng tốt nguồn vốn đầu tư trong nước để tạo tiền đề cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Qua thực tế, thu hút đầu tư trong nước năm 2018 của tỉnh An Giang cho thấy, có 90 dự án được cấp mới, với tổng vốn đăng ký đầu tư 29.373 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2017, số dự án tăng 7,14% (tăng 06 dự án), tổng vốn đăng ký đầu tư tăng 83,70% (tăng 13.384 tỷ đồng). Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, đã có những hạn chế trong thu hút đầu tư trong nước trên địa bàn. Để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế – xã hội tỉnh An Giang, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu thực trạng khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế – xã hội Tỉnh và các nhân tố tác động.
– Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu, thống kê, so sánh, phân tích, đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu đặt ra của nghiên cứu. Đồng thời, việc nghiên cứu tình huống, đối chiếu cũng được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công tác thu hút vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế – xã hội tỉnh An Giang.
– Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng bằng cách khảo sát ý kiến chuyên gia, sau đó tổng hợp và khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang thông qua bảng câu hỏi nhằm xác định các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế – xã hội tỉnh An Giang.
Cụ thể, phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện; Kích thước mẫu: 300; Đối tượng chọn mẫu: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang; Phương pháp thu thập dữ liệu: Khảo sát bằng Bảng câu hỏi; Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu được phân tích trên phần mềm Excel, SPSS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng vốn đầu tư huy động trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2014 – 2018, vốn do Trung ương quản lý chiếm tỷ trọng bình quân 35%, có xu hướng giảm dần. Trong khi vốn do địa phương quản lý chiếm tỷ trọng bình quân 65% và đang có xu hướng tăng lên. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư có chuyển biến theo hướng huy động ngày càng nhiều các nguồn vốn trong dân cư. Tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội của Tỉnh vẫn còn cao trong tổng cơ cấu.
Để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội tỉnh An Giang, nhóm tác giả tiến hành khảo sát các lãnh đạo doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang. Thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 4/2019 đến tháng 7/2019. Cách thức khảo sát là Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang. Mục đích của khảo sát là xác định các nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước, từ đó tìm giải pháp thích hợp cho phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang. Tổng số lượng bảng câu hỏi phát ra là 300 bảng, trong đó có 18 bảng không hợp lệ, sử dụng được 282 bảng.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, Hệ số Sig.F = 0,00 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 5%, nên mô hình hồi quy có ý nghĩa, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y, chứng tỏ có sự tương quan (Mai Văn Nam, 2008). Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ. Có thể kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (Mai Văn Nam, 2008). Kết quả phân tích cho thấy, tất cả 9 biến đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê (Sig. <10%). Từ các kết quả trên, phương trình hồi quy ước lượng các nhân tố ảnh hưởng khả năng thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh An Giang ban đầu được thiết lập như sau:
Y= 5.243+0.264 chinhsachthue – 0.041 chinhsachuudai – 0.192 chinhsachdaotaonghe + 0.666 chinhsachgiathuedat + 0.698 hatangdiennuoc + 2.931 hatangthongtingiaothong + 0.854 chuyengiaocongnghe + 0.048 xuctienthuongmaidiaphuong – 0.872 baolanhtindung + 0.799 hotrotindung – 0.034 vanhoamoitruong
Tuy nhiên, qua kiểm định, xét thấy các biến: chinhsachuudai; chinhsachdaotaonghe; baolanhtindung; vanhoamoitruong mang dấu âm, không còn ý nghĩa thống kê, tương quan nghịch chiều. Vì vậy, mô hình hồi quy chỉ còn lại 07 biến:
Y = 5.243 + 0.264 chinhsachthue + 0.666chinhsachgiathuedat + 0.698 hatangdiennuoc+ 2.931 hatangthongtingiaothong + 0.854 chuyengiaocongnghe + 0.048 xuctienthuongmaidiaphuong + 0.799 hotrotindung
Dựa vào phương trình hồi quy cho thấy, 7 biến đưa vào mô hình đều có tương quan thuận với khả năng thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong đó, nhân tố “hạ tầng thông tin giao thông” là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước của tỉnh An Giang.
Bên cạnh đó, nhân tố về “hỗ trợ tín dụng” và “chuyển giao công nghệ” là những yếu tố có ảnh hưởng tiếp theo. Điều này chứng minh một thực tế là, các doanh nghiệp rất chú trọng cơ sở hạ tầng tại địa phương nơi họ đầu tư kinh doanh sao cho thuận tiện nhất. Cụ thể, khi doanh nghiệp đánh giá nhân tố “hạ tầng thông tin giao thông” tăng thêm 1 điểm, thì mức độ thu hút vốn đầu tư sẽ tăng thêm 2,931 điểm (tương ứng với hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa 2,931). Bên cạnh đó, nhân tố “hỗ trợ tín dụng” được các doanh nghiệp đánh giá tăng thêm 1 điểm thì mức độ thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng thêm 0,799 điểm (tương ứng với hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa 0,799)… Tương tự, nhân tố “chuyển giao công nghệ” được các doanh nghiệp đánh giá tăng thêm 1 điểm, thì mức độ thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng thêm 0,854 điểm (tương ứng với hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa 0,854).
Kết quả nghiên cứu xác định 07 nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang theo mức độ thứ tự quan trọng từ cao xuống thấp là: hạ tầng thông tin giao thông; chuyển giao công nghệ; hỗ trợ tín dụng; hạ tầng điện nước; chính sách giá thuê đất; chính sách thuế và xúc tiến thương mại địa phương.
Một số khuyến nghị
Trong những năm qua, An Giang đã cố gắng huy động các nguồn vốn cho đầu tư trong nước phát triển kinh tế – xã hội, tổng nguồn vốn huy động ngày càng tăng, cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế – xã hội còn thấp so với nhu cầu thực tế của Tỉnh
Từ định hướng công tác thu hút vốn đầu tư trong nước, nhóm tác giả đề xuất 7 nhóm giải pháp tương ứng với kết quả nghiên cứu về nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang. Các giải pháp này nếu được các ban ngành của tỉnh An Giang quan tâm xem xét và tổ chức thực hiện đồng bộ sẽ tạo bước chuyển tích cực trong công tác thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước cho Tỉnh.
Thứ nhất, về hệ thống hạ tầng thông tin và giao thông
Nhân tố hạ tầng thông tin giao thông là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước của tỉnh An Giang. Để cải thiện hệ thống hạ tầng thông tin và giao thông, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần: Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin liên lạc rộng khắp và nhanh chóng, đảm bảo quá trình phát triển hạ tầng thông tin đến năm 2020 đồng bộ; Đẩy mạnh công tác quy hoạch tỉnh và quản lý theo quy hoạch; Thực hiện đầy đủ và vận dụng các cơ chế, chính sách do Nhà nước ban hành để thu hút vốn theo hướng có lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án có vốn đầu tư lớn và những ngành, lĩnh vực mà Tỉnh khuyến khích đầu tư.
Thứ hai, về chuyển giao công nghệ
Cùng với nhân tố hạ tầng thông tin giao thông, nhân tố chuyển giao công nghệ có ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước của tỉnh An Giang. Do vậy, các giải pháp đề xuất hướng tới gồm: Khuyến khích phát huy sáng kiến, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, thực hiện nghiêm chỉnh quyền sở hữu công nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà sáng tạo, nhà sản xuất; Khuyến khích thành lập các tổ chức khoa học công nghệ ngoài nhà nước; Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng khoa học công nghệ Tỉnh; Tích cực hỗ trợ, tăng cường hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Tỉnh; Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách đặt hàng, đấu thầu, giao quyền sở hữu.
Thứ ba, về hỗ trợ nguồn vốn tín dụng
Vốn tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang. Do vậy, đối với nguồn vốn tín dụng từ ngân sách, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên; Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp điều hành tiền tệ.
Từ định hướng công tác thu hút vốn đầu tư trong nước, nhóm tác giả đề xuất 7 nhóm giải pháp tương ứng với kết quả nghiên cứu về nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang. Các giải pháp này nếu được các ban ngành của tỉnh An Giang xem xét và tổ chức thực hiện đồng bộ sẽ tạo bước chuyển tích cực trong công tác thu hút vốn đầu tư trong nước trên địa bàn.
Đối với các nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại, tranh thủ khai thác các nguồn vốn điều chuyển từ trung ương, từ các dự án quốc tế, từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam… các nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất hợp lý để đầu tư vào các dự án phát triển tại Tỉnh. Ngoài ra, cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các thành phần kinh tế trên địa bàn Tỉnh đầu tư phát triển sản xuất.
Thứ tư, về hạ tầng điện nước
– Cần hỗ trợ đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp về việc ngăn ngừa sự cố, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục, phục vụ cho việc phát triển kinh tế; khai thác, phát triển mạnh nguồn năng lượng điện mặt trời tại An Giang, góp phần bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên quốc gia.
– Chủ động kêu gọi đầu tư các dự án BOT có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các công trình cấp nước, đa dạng hóa hình thức đầu tư theo hướng nghiên cứu khuyến khích hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức gián tiếp thông qua việc cho phép mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ sáu, về chính sách thuế
– Cần quan tâm điều chỉnh chính sách về thuế đối với các nhà đầu tư trong nước. Hiện nay, những quy định về thuế đối với các nhà đầu tư trong nước chưa được chú trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tại địa phương.
– Chính sách hỗ trợ tài chính cho việc đào tạo công nhân phục vụ cho các doanh nghiệp cần quy định những thủ tục cần thiết để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ này một cách hiệu quả. Những quy định này cần được thông báo công khai nhằm giảm chi phí về thời gian và tài chính đối với các nhà đầu tư.
Thứ bảy, về xúc tiến thương mại
Tiếp tục đẩy mạnh chương trình quảng bá hình ảnh địa phương và các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Tỉnh, giới thiệu môi trường đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư bằng hình thức khác nhau để phục vụ cho việc thu hút vốn đầu tư.
Bên cạnh các giải pháp trên, để hỗ trợ công tác thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội tỉnh An Giang, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị cơ sở; tăng cường hợp tác liên tỉnh, phối hợp giữa Tỉnh với các bộ, ngành trung ương từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển vùng…
Cục Thống kế tỉnh An Giang (2018), Niên giám thống kê An Giang năm 2018; Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, TP. Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức; Vũ Đình Tuấn (2012), “Thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lâm Đồng định hướng đến năm 2020”, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, Sử Đình Thành (2002), Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020, NXB Thống kê.
Tập Trung Thu Hút Đầu Tư Để Thực Hiện Hiệu Quả Các Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế
Kinh tế thành phố đang dần thích ứng với trạng thái xã hội “bình thường mới”. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã chủ trì phối hợp cùng các ngành tham mưu và được cuộc họp UBND thành phố thường kỳ thông qua 3 kịch bản phát triển kinh tế năm 2020. Trao đổi với Báo Đà Nẵng, ông Trần Phước Sơn (ảnh), Giám đốc Sở KH-ĐT cho rằng cần chủ động đẩy mạnh thu hút đầu tư để thực hiện hiệu quả đối với các kịch bản tăng trưởng.
* Ông có thể cho biết tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2020 của thành phố như thế nào?
– Covid-19 tác động rất mạnh và nhiều chiều lên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, trong đó 3 tác động chính vào tăng trưởng, đầu tư và thương mại; gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng; suy giảm tiêu dùng ảnh hưởng đến dịch vụ và du lịch.
Trong bối cảnh đó, hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều giảm, trong đó một số ngành, lĩnh vực đình trệ hoặc đóng băng, gần như không có hoạt động sản xuất, kinh doanh như các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, vận tải…
Tuy nhiên, đến nay tình hình Covid-19 cơ bản được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội đang dần được khôi phục nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
Qua 6 tháng đầu năm 2020, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố ước tăng trưởng âm 3,61% so với cùng kỳ 2019. Điều này đặt ra nhiệm vụ xây dựng các kịch bản tăng trưởng kinh tế để nổ lực hoàn thành mục tiêu kép là phòng, chống Covid-19 hiệu quả gắn với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
* Các kịch bản tăng trưởng kinh tế – xã hội cụ thể được xây dựng như thế nào, thưa ông?
Trên cơ sở đó, dự báo tình hình kinh tế – xã hội của cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, kết hợp sự rà soát, tính toán theo các chỉ tiêu các cân đối lớn của Chính phủ về tăng trưởng của Việt Nam năm 2020, Sở KH-ĐT đã phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội và Cục Thống kê thành phố tham mưu UBND thành phố xây dựng 3 kịch bản kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng.
Kịch bản thứ nhất là Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát Covid-19, hầu hết các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng khống chế được dịch trong quý 3-2020. Với tình huống này, trong quý 3-2020, kinh tế thành phố Đà Nẵng trên đà phục hồi, tuy nhiên giá trị tăng thêm của các ngành vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực của bệnh dịch nhưng tác động ở mức khoảng 50-60% so với tác động bình quân 6 tháng đầu năm 2020. Sang quý 4, giá trị tăng thêm của tất cả các ngành cơ bản dự báo sẽ trở lại như dự kiến ban đầu. Theo kịch bản này, dự kiến tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) tăng khoảng 1,3% so với năm 2019.
Với kịch bản thứ hai, trong nước đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch bệnh, một vài quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng khống chế được dịch trong quý 3-2020, một số chỉ khống chế được dịch trong quý 4-2020.
Hiện nay kinh tế Đà Nẵng sẽ chưa thể phục hồi, giá trị tăng thêm của các ngành vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực của bệnh dịch tương đương bình quân 6 tháng đầu năm 2020. Sang đến quý 4, kinh tế mới bắt đầu phục hồi, tuy nhiên giá trị tăng thêm của các ngành vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Trong điều kiện này, dự kiến GRDP tăng trưởng âm khoảng 0,88% so với năm 2019.
Kịch bản thứ ba được đưa ra là Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch bệnh nhưng hầu hết các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng chưa thể khống chế được dịch trong quý 3 và kéo dài sang cuối năm 2020.
Với trường hợp này, kinh tế thành phố Đà Nẵng vẫn chưa thể phục hồi, giá trị tăng thêm của các ngành vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực của bệnh dịch tương đương bình quân 6 tháng đầu năm 2020, thậm chí ảnh hưởng mạnh hơn do hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ kéo dài. Dự kiến GRDP tăng trưởng âm khoảng 2,83% so với năm 2019.
Nhiều dự án đầu tư công đang được đẩy nhanh tiến độ. Trong ảnh: Thi công Dự án Thoát nước và xử lý nước thải khu vực phía đông thành phố. Ảnh: TRIỆU TÙNG
Lãnh đạo UBND thành phố đã nhận định trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, các kịch bản chủ yếu phụ thuộc vào bối cảnh chính là thời điểm các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, các nước ASEAN, EU khống chế được dịch bệnh.
Cùng với đó, tất cả các kịch bản cũng đã tính đến nỗ lực của chính quyền, người dân thành phố Đà Nẵng trong việc nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân trong trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, các nước trên thế giới đều được xem xét, cân nhắc một cách rất thận trọng để hạn chế sự bùng phát trở lại của Covid-19.
Khả năng kịch bản 1 là quá lý tưởng, trong khi kịch bản 3 hoàn toàn có thể xảy ra, khi hằng ngày trên thế giới vẫn có hơn 100 ngàn người mắc bệnh và trên 5 ngàn người tử vong. Do vậy, kịch bản 2 có thể là một lựa chọn phù hợp để làm định hướng phấn đấu trong xây dựng phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng trong 6 tháng cuối năm 2020
* Vậy, các giải pháp thực hiện để vận hành hiệu quả các kịch bản tăng trưởng kinh tế – xã hội trong thời gian đến là gì?
– Sở KH-ĐT đã tham mưu UBND thành phố tập trung 8 nhóm giải pháp để điều hành phát triển kinh tế-xã hội thành phố trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2020. Các nhóm giải pháp đó là, tiếp tục phối hợp với các cơ quan Trung ương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng để kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV biểu quyết thông qua.
Thành phố tập trung hỗ trợ, duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, góp phần hạn chế suy giảm tăng trưởng kinh tế. Tiếp đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để đẩy mạnh thu hút đầu tư gắn mới đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án và thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2020; thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh quản lý công tác thu chi và điều hành có hiệu quả ngân sách Nhà nước; tiếp tục giải quyết và phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội; tăng cường các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, tập trung công tác xây dựng chính quyền, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo cũng như tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, an toàn giao thông và trật tự xã hội
* Còn giải pháp của ngành để đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển?
Tác động của Covid-19 làm “đứt gãy” chuỗi cung ứng toàn cầu, do vậy để tránh hệ lụy tương tự trong tương lai, nhiều tập đoàn có xu hướng chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang các thị trường khác. Việt Nam đã chống dịch hiệu quả, môi trường đầu tư liên tục được cải thiện nên có nhiều cơ hội đón làn sóng dịch chuyển đầu tư này. Trong dòng chảy ấy, Đà Nẵng có nhiều tiềm năng, lợi thế lẫn cơ hội trong thu hút đầu tư.
Rất nhiều năm qua, Đà Nẵng đã nỗ lực xây dựng một môi trường đầu tư lành mạnh, hấp dẫn. Trước đây cứ có vốn FDI là thu hút, dù nguồn vốn và dự án nhỏ. Tuy vậy, gần đây Đà Nẵng hướng đến những dự án FDI của nhà đầu tư lớn, công nghệ cao, không tác động, ảnh hưởng đến môi trường. Đây cũng là chiến lược thu hút đầu tư trong thời gian tới của thành phố. Bởi lẽ, các dự án của tập đoàn lớn ngoài đóng góp trực tiếp còn tạo động lực thúc đẩy các dự án phụ trợ đi kèm.
Đơn cử như dự án sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ của UAC tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng không chỉ có nguồn vốn đầu tư lớn, sản phẩm tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn tạo điều kiện thu hút các dự án phụ trợ đi kèm, hình thành khu phụ trợ cho Khu Công nghệ cao. Hơn nữa, một tập đoàn có thương hiệu lớn như UAC đầu tư vào Đà Nẵng sẽ giúp quảng bá, nâng cao hình ảnh, môi trường đầu tư của thành phố.
Theo tôi, có 3 yếu tố mà các tập đoàn lớn thường cân nhắc khi đầu tư vào Đà Nẵng, đó là môi trường đầu tư công khai minh bạch, nguồn nhân lực chất lượng cao để hấp thụ được công nghệ và chi phí hạ tầng logistics. Ở cả 3 yếu tố này, Đà Nẵng không ngừng quyết tâm cải thiện. Đặc biệt, trong thu hút đầu tư, không phải cứ kéo nhà đầu tư vào được đã là xong, mà khâu đồng hành, cùng tháo gỡ khó khăn vướng mắc với nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh mới là điều quan trọng, bền vững.
Hình ảnh nhà đầu tư hiệu quả tại Đà Nẵng sẽ là minh chứng thuyết phục để quảng bá, thu hút các nhà đầu tư khác đến với thành phố. Xác định ý nghĩa này nên thành phố đã thiết lập kênh đối thoại trực tiếp, sẵn sàng lắng nghe, kịp thời giải quyết vướng mắc cho nhà đầu tư. Cụ thể hiện nay thành phố đang tập trung gỡ vướng về thủ tục cho nhà đầu tư để sớm triển khai hàng loạt dự án trọng điểm như Khu du lịch Làng Vân, Tổ hợp công trình phục vụ lễ hội pháo hoa quốc tế, Khu đô thị đại học tại Hòa Quý, Khu đô thị An Đồn, Tổ hợp thương mại – tài chính – giải trí Getaway…
Xin cám ơn ông.
Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp: Giải Pháp Nào?
– Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, tạo điều kiện, đặc biệt ban hành nhiều chính sách ưu đãi và cơ chế mở cửa cho doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, số doanh nghiệp đầu tư vẫn còn khá khiêm tốn, làm thế nào để thu hút là bài toán khó hiện nay.
Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Chính sách ưu đãi lớn nhưng còn nhiều vướng mắc
Song song với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã có bước đầu tư hiệu quả vào lĩnh vực nông nghiệp.
Nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương trong tỉnh xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn và trình diễn các giống lúa mới, giúp nông dân nâng cao năng suất, giá trị trong nông nghiệp. Việc công ty cung ứng giống, tăng cường liên kết với các địa phương, xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình cánh đồng lớn, sẽ tạo điều kiện giúp người nông dân có nhiều cơ hội lựa chọn các giống lúa mới, có năng suất chất lượng cao, đồng thời tăng giá trị thu nhập từ việc tổ chức sản xuất theo quy mô lớn.
Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã thực hiện mô hình sản xuất lúa theo công nghệ hữu cơ SRI và SRI2 tại thị trấn Vạn Hà (Thiệu Hóa) với diện tích 100 ha. Đây được xem là mô hình mẫu trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất lớn vào lĩnh vực nông nghiệp. Không những được sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn là mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.
Đến nay số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn khá khiêm tốn. Cụ thể, tính đến thời điểm này, Thanh Hóa chỉ có khoảng hơn 770 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 90%. Tại hội nghị UBND tỉnh đối thoại với doanh nghiệp năm 2019, nhiều đại diện các doanh nghiệp cũng đã nêu những khó khăn trong việc hưởng ưu đãi của chính sách, cụ thể là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vì trình tự, thủ tục, hồ sơ khá phức tạp.
Theo ông Hồ Sỹ Lương – đại diện hợp pháp Công ty Thương mại Sao Khuê cho biết: “Hiện nay, yếu tố về quỹ đất cũng đang là nguyên nhân lớn đối với các doanh nghiệp khi muốn đầu tư hoặc mở rộng quy mô sản xuất. Theo đại diện của nhiều doanh nghiệp, đầu tư vào nông nghiệp thì phải cần quỹ đất lớn, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh khó tìm được quỹ đất có diện tích liền lên đến 100 ha”.
Thực tế cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa hấp dẫn các doanh nghiệp do không thu được lợi nhuận nhanh, quay vòng vốn chậm, việc đầu tư luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh, giá cả, thị trường. Thêm vào đó, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn yếu kém, nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, làm hạn chế sức cạnh tranh và thu hút đầu tư; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Bên cạnh đấy, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Giải pháp căn cơ thu hút doanh nghiệp
Năm 2018, sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định và đạt kết quả khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 12,72% trong tổng GRDP toàn tỉnh; tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2010 – 2019 đạt 2,3%/năm (năm 2018 tăng 2,68%, ước năm 2019 tăng 2,7%). Sản xuất trồng trọt đạt kết quả cao, sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 1,6 triệu tấn. Phát triển chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao. Sản xuất thuỷ sản, lâm nghiệp phát triển khá. Kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp được đẩy mạnh. Toàn tỉnh hiện có 637 hợp tác xã nông nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu, tăng thu ngân sách và giải quyết vấn đề việc làm cho lao động trong tỉnh. Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù vậy, sản xuất nông nghiệp trong tỉnh vẫn cần được quan tâm hơn nữa, để khắc phục những hạn chế về năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hiệu quả đầu tư và khả năng tiêu thụ sản phẩm để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020, xác định mục tiêu tổng quát là triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ trên cơ sở tạo đột phá về tổ chức sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị hàng hóa, các thương hiệu sản phẩm có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Đồng thời, tạo bước đột phá về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đột phá về chất lượng sản phẩm, đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn nhằm đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp với tốc độ cao và bền vững.
Bạn đang xem bài viết Giải Bài Toán Thu Hút Đầu Tư, Tạo Động Lực Phát Triển Mới trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!