Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Cho Nạn Đói Thế Giới mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tham lam không sự khan hiếm
Kinh điển Vệ đà của Ấn Độ cung cấp cho chúng ta một số hiểu biết về bản chất của lòng từ bi và tâm linh:
Đây Tất cả mọi thứ animate hoặc vô tri vô giác trong vũ trụ đều được kiểm soát và sở hữu bởi Chúa. Do đó, người ta chỉ nên chấp nhận những điều cần thiết cho bản thân, được đặt sang một bên là hạn ngạch của mình, và người ta không nên chấp nhận những điều khác, biết rõ họ thuộc về ai.
Bằng cách sắp xếp thiêng liêng, mẹ thiên nhiên cung cấp nhu cầu của tất cả các thực thể sống. Tuy nhiên, vượt qua sự tham lam vô độ, xã hội hiện đại đã mù quáng cướp đi trái đất của những tài nguyên quý giá, và do đó cướp đi hàng tỷ người ở các nước đang phát triển về hạn ngạch lương thực do Chúa ban cho.
Tuyên bố này rõ ràng được chứng thực bởi thực tế là hơn một phần ba tổng số ngũ cốc được sản xuất trên thế giới đang được cung cấp cho gia súc và các vật nuôi khác. Do đó, có vẻ như giải pháp cho nạn đói thế giới nằm ngoài ranh giới của những nỗ lực nhân đạo tốn kém và mệt mỏi của một số tổ chức phi chính phủ và nguyên nhân sâu xa cần phải nhắm đến, cụ thể là lòng tham. Trong một thời gian dài, các cá nhân và các quốc gia giàu có đã chiếm nhiều hơn phần tài nguyên của Trái đất và giờ phải chấm dứt hoàn toàn sự háu ăn ích kỷ của họ.
Hơn nữa, khi chúng ta nhận ra sự bình đẳng của tất cả chúng sinh, chúng ta sẽ tự nhiên muốn chia sẻ tiền thưởng của trái đất với những người khác và từ bỏ mọi xu hướng ích kỷ. Biểu hiện tai hại nhất của sự ích kỷ là sự tăng trưởng của nông nghiệp nhà máy. Các vùng đất rộng lớn hiện đang cần để trồng trọt để nuôi hàng tỷ động vật được nuôi để làm thức ăn mỗi năm. Theo các nhà khoa học tại Viện Smithsonian, tương đương với bảy sân bóng đá được ủi đất mỗi phút, phần lớn để tạo thêm chỗ cho động vật nuôi. Trong số tất cả đất nông nghiệp ở Mỹ, gần 80% được sử dụng để nuôi động vật, đó là khoảng một nửa tổng diện tích đất của Hoa Kỳ10 Hơn 260 triệu mẫu rừng của Hoa Kỳ đã bị chặt phá để tạo ra đất trồng trọt để trồng ngũ cốc nuôi động vật nuôi. Hơn nữa, để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nông nghiệp chăn nuôi, hơn 35% tổng sản lượng ngũ cốc trên thế giới được cung cấp cho chăn nuôi chứ không phải cho con người.
Hành Động Vì Một Thế Hệ Không Nạn Đói
Người dân chờ nhận lương thực cứu trợ tại Kasala, CHDC Congo. Ảnh: AFP/TTXVN
Mục tiêu xóa bỏ nạn đói được FAO nhấn mạnh năm nay khi tình hình an ninh lương thực thế giới đang trở thành vấn đề nóng. Cuộc chiến chống nạn đói đang đứng trước những áp lực mới. Nạn đói và suy dinh dưỡng đang gia tăng trở lại, đe dọa xóa bỏ hàng loạt tiến bộ đạt được trong những thập niên gần đây. Theo báo cáo an ninh lương thực và dinh dưỡng thế giới 2018, FAO thống kê 821 triệu người trên thế giới đang bị suy dinh dưỡng mãn tính. Thế giới hiện nay đang tạo ra một lượng lương thực đủ để nuôi dân số toàn cầu, nhưng cứ 9 người trên thế giới lại có 1 người bị đói kinh niên. Số người thiệt mạng vì đói mỗi năm nhiều hơn số người chết vì bệnh sốt rét, lao và AIDS cộng lại. Suy dinh dưỡng gây tổn thất tương đương 3.500 tỷ USD/năm cho nền kinh tế toàn cầu.
Xung đột, biến đổi khí hậu, kinh tế suy thoái, bất bình đẳng là một số nguyên nhân chính khiến mục tiêu xóa sổ nạn đói toàn cầu trở thành thách thức. Các cuộc xung đột bạo lực trên toàn thế giới ngày một gia tăng cả về số lượng và cường độ, đặc biệt là ở các nước đã và đang đối mặt với mất an ninh lương thực. Hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đã ảnh hưởng xấu đến nguồn cung cấp thực phẩm cũng như thu nhập. Những yếu tố này, kết hợp với suy thoái kinh tế và tốc độ béo phì gia tăng nhanh chóng ở các nước phát triển, đang làm gián đoạn hơn một thập niên tiến bộ trong cuộc chiến chống nạn đói và suy dinh dưỡng.
Chỉ trong năm 2017, thế giới đã phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất từ trước tới nay, với 20 triệu người đứng trước nguy cơ chết đói ở 4 nước – Nigeria, Somalia, Nam Sudan và Yemen. Số người bị đói tăng thêm 38 triệu so với năm trước đó, FAO ước tính mỗi 12 giây có một trẻ em thiệt mạng do không có thức ăn. LHQ cũng cảnh báo nếu xung đột tiếp diễn và biến đổi khí hậu không được ngăn chặn, từ nay tới năm 2030, sẽ có 35-122 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, đồng nghĩa với nguy cơ cộng đồng quốc tế thất bại trong cuộc chiến chống nạn đói.
Trong bối cảnh này, Ngày Lương thực thế giới 2018 là thời điểm để cộng đồng quốc tế tăng gấp đôi nỗ lực, dùng hành động để hiện thực mục tiêu Xóa bỏ nạn đói (Zero Hunger) được nêu trong Chương trình nghị sự 2030 và Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Tháng 9/2015, 193 quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững của LHQ đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 và 17 Mục tiêu phát triển bền vững. Các nước tham gia đã cam kết chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự thịnh vượng cho tất cả mọi người. Nhiều mục tiêu, chẳng hạn như sức khỏe và giáo dục chất lượng cho mọi người, không thể đạt được mà không giải quyết nạn đói trước tiên. Mục tiêu xóa bỏ nạn đói do đó là một trọng tâm trong sứ mệnh của FAO.
Tuy nhiên, để đạt được Zero Hunger trên toàn thế giới yêu cầu cộng đồng quốc tế phải chung tay hợp tác chặt chẽ hơn với nhau, cả ở cấp độ toàn cầu và địa phương. Các chính phủ phải tạo cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân lớn hơn trong nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy các chương trình bảo trợ xã hội cho những nhóm người dễ bị tổn thương cũng như thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất thực phẩm với các khu vực đô thị.
Trong khi đó, giới nông dân sản xuất nhỏ cần áp dụng các phương pháp nông nghiệp mới, bền vững để tăng năng suất và thu nhập. Đảm bảo sức bền bỉ của các cộng đồng nông thôn trong thời đại mới đòi hỏi một cách tiếp cận chú trọng đến môi trường, tăng cường đổi mới công nghệ và tạo ra các cơ hội việc làm ổn định. FAO ước tính rằng sản xuất nông nghiệp phải tăng khoảng 60% vào năm 2050 để nuôi một dân số lớn hơn và giàu có hơn nữa
Nhưng tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là không đủ, đặc biệt là đối với những quốc gia đang phải hứng chịu xung đột, bạo lực hay thiên tai tàn phá. Đối với những khu vực này, việc cần thiết là đưa ra những hành động cụ thể, những sáng kiến quy mô hẹp hơn nhưng thiết thực mà chính quyền, nông dân, đại diện khu vực công và người dân có thể thực hiện – từ các chương trình hỗ trợ nông dân sử dụng hạt giống có khả năng chịu hạn hán cho tới việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh.
Chính phủ, tổ chức, nông dân và khu vực tư nhân đã chứng minh nỗ lực và hành động cụ thể có thể tạo ra tác động rất lớn trong việc thúc đẩy mục tiêu xóa bỏ nạn đói. Tuy nhiên, khẩu hiệu hành động của Ngày Lương thực thế giới năm nay kêu gọi cả những nỗ lực hàng ngày của từng cá nhân. Bằng cách sử dụng tài nguyên của Trái Đất một cách khôn ngoan hơn, theo đuổi chế độ dinh dưỡng mạnh, giảm rác thải và lãng phí, tập trung vào lối sống bền vững hơn và chia sẻ những ý tưởng cũng như sáng kiến về một lối sống lành mạnh, tiết kiệm, mỗi người đều có thể góp một phần sức lực đưa thế giới đến gần hơn mục tiêu xóa sổ hoàn toàn nạn đói vào năm 2030.
Ngày Lương thực thế giới là cơ hội quan trọng để gửi một thông điệp mạnh mẽ tới cộng đồng: chúng ta có thể chấm dứt nạn đói và trở thành Thế hệ không còn nạn đói, nhưng mọi người cần phải làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu này. Đó cũng là ý nghĩa mà FAO muốn truyền đi: hành động không phải là một lựa chọn mà là bước đi cần thiết để xây dựng một tương lai thực sự bền vững cho tất cả mọi người.
Những Kết Quả Xoá Đói Giảm Nghèo Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, chính phủ Hàn Quốc không chú ý đến việc phát triển nông nghiệp nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các vùng đô thị, xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, thế nhưng 60% dân số Hàn Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo đói, tuyệt đại đa số là tá điền, ruộng đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa chủ, nhân dân sống trong cảnh nghèo đói tột cùng. Từ đó gây ra làn sóng di dân tự do từ nông thôn vào thành thị để kiếm việc làm, chính phủ không thể kiểm soát nổi, gây nên tình trạng mất ổn định chính trị -xã hội. Để ổn định tình hình chính trị -xã hội, chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại các chính sách kinh tế -xã hội của mình, cuối cùng đã phải chú ý đến việc điều chỉnh các chính sách về phát triển kinh tế -xã hội ở khu vực nông thôn và một chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn được ra đời gồm 4 nội dung cơ bản:
– Mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho hộ nông dân vay.
– Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao.
– Thay giống lúa mới có năng suất cao.
– Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành lập các HTX sản xuất và các đội ngũ lao động để sửa chữa đường xá, cầu cống và nâng cấp nhà ở.
Với những nội dung này, chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân dâncó việc làm, ổn định cuộc sống, giảm bớt tình trạng di dẩna các thành phố lớn dể kiếm việc làm. chính sách này đã được thể hiện thông qua kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông thôn nhằm cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa nền kinh tế phát triển nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn.
Đài Loan là một trong những nước công nghiệp mới (NIE S), nhưng là 1 nước thành công nhất về mô hình kết hợp chặt trẽ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ( mặc dù Đài Loan không có các điều kiện thuận lợi như một số nước trong khu vực) đó là chính phủ Đài Loan đã áp dụng thành công một số chính sách về phát triển kinh tế -xã hội như:
– Đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang trại gia đình với quy mô nhỏ, chủ yếu đi vào sản xuất nông phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá.
– Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, mở mang thêm những nghành sản xuát kinh doanh ngoài nông nghiẹp cũng được phát triển nhanh chóng, số trang trại vừa sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh ngoài nông nghiệp chiếm 91% số trang trại sản xuất thuần nông chiếm 90%. Việc tăng sản lượng và tăng năng suất lao động ttrong nông nghiệp đến lượt nó lại tạo điều kiện cho các nghành công nghiệp phát triển .
– Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nông thôn. Đài Loan rất coi trọng phát triển mạng lưới giao thông nông thôn cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.
Trong nhiều thập kỷ qua, Đài Loan coi trọng việc phát triển giao thông nông thôn đều khắp các miền, các vùng sâu vùng xa, công cuộc điện khí hoá nông thôn góp phàn cải thiện điều kiện sản xuất, điều kiện sinh hoạt ở nông thôn. Chính quyền Đài Loan cho xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp ngay ở vùng nông thôn để thu hút những lao đông nhàn rỗi của khu vực nông nghiệp, tăng thu nhập cho những người nông dân nghèo, góp phần cho họ ổn định cuộc sống. Đài Loan áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc đối với những người trong độ tuổi, do đó trình độ học vấn của nhân dân nông thôn được nâng lên đáng kể, cùng với trình độ dân trí được nâng lên và điều kiện sống được cải thiện,Tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 3,2%/năm(1950) xuống còn 1,5%/năm(1985). Hệ thống ytế , chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân cũng được quan tâm đầu tư thích đáng.
Ngoài Hàn Quốc, Đài Loan còn 1 số nước ASEAN cũng có những chương trình phát triển kinh tế -xã hội bằng con đường kết hợp giữa những ngành công nghiệp mũi nhọn với việc phát triển kinh tế nông thôn với mục đích xoá đói giảm nghèo trong dân chúng nông thôn. Điều đặc trung quan trọng của các nước ASEAN là ở chỗ những nước này đều có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, bước vào công nghiệp hoá có nghĩa là vào lúc khởi đầu của quá trình công nghiệp hoá.Tất cả các nước ASEAN (trừ Singapo) đều phải dựa vào sản xuất nông nghiệp, lấy phát triển nông nghiệp là một trong những nguồn vốn cho phát triển công nghiệp, điền hình là những nước như Thái Lan, InĐôNêXiA, Philipin và Malaxia. Tất cả những nước này phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn, đời sống kinh tế nghèo nàn lạc hậu, thu nhạp chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy mà chính phủ các nước này trong quá trình hoạch định các chính sach kinh tế -xã hội họ đều rất chú trọng đến các chính sách nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn , giành cho nông nghiệp nông thôn những ưu tiên cần thiết về vốn đầu tư đẻ tiến hành cuộc cách mạng xanh trong nông nghiẹp.Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn 2 của quá trình công nghiệp hoá, tất cả các nước ASEAN đều nhận thấy rằng không thể đi lên chỉ bằng con đường nông nghiệp mà phải đâù tư cho các ngành công nghiệp, dịch vụ. Chính vì lẽ đó mà các chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn cũng như các chương trình phát triển khác như chương trình xoá đói giảm nghèo không được chú trọng như ở giai đoạn đàu của quá trình công nghiệp hoá. Do vậy khoảng cách về thu nhập của những người giàu với những người nghèo là rất lớn. Sự phân tầng xã hội là rõ rệt gây mất ổn định về tình hình chính trị xã hội , từ đó làm mất ổn định trong phát triển kinh tế .
Sự phồn vinh của băng cốc ,Manila được xây dựng trên nghèo khổ của các vùng nông thôn như ở vùng đông bắc Thái Lan, ở miền trung đảo Ludon. Cho đến nay sự bất bình đẳng veg thu nhập ở Thái Lan vẫn tiép tục gia tăng, các thành phố lớn, các khu cônh nghiệp vẫn có tỷ lệ tăng trưởng cao,năm 1981 Bangkoc đóng góp 42% GDP , đến năm 1989 lên tới 48% cho GDP trong khi đó phần đóng góp cho GDP ở các vùng khác lại giảm xuống như ở miền bắc và miền nam Thái lan phần đóng góp đã giảm xuống từ 14,7% năm 1981 xuống còn 10% năm 1989.
Ở Malaixia chính phủ đã thực hiện chính sách phân phối lại trong nền kinh tế quốc dân, nhưng việc phân phối lại thì lợi ích vẫn chủ yếu tập trung cho tần lớp giàu có, những người nghèo khổ đặc biệtlà nông dân hầu như không được chia sẻ lợi ích đó, khái niệm công bằng ở đây là sự công bằng giữa tầng lớp giàu có.
Vào năm 1985 ở Malayxia có tới 82.000 hộ gia đình ở khu vực nông thôn thuộc diện nghèo đói.
Tình trạng nghèo khổ ở Philipin còn tồi tệ hơn, năm 1988 tỷ lệ nghèo đói ở Philippin lên tới 49,5% dân số trong 3,1 triệu hộ gia đình đói nghèo thì tới 2,2 triệu gia đình (72,8%) sống ở khu vực nông thôn, đời sống chủ yếu dựa vào nghề nông , còn 843.000 hộ (27,2%) sống ở khu vực phi nông nghiệp. Điều này cho thấy đa số những người nghèo Philippin sống tập trung ở khu vực nông thôn.
Tình trạng nghèo khổ ở các nước ASEAN vẫn tiếp tục gia tăng, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này, điều này cho thấy do sự tăng trưởng kinh tế không theo kịp sự tăng trưởng dân số, mặt khác là do quá trình chuyển dịch cơ cấu sang những ngành sản xuất công nghệ cao của một số nước ASEAN hiện nay làm cho nạn thất nghiệp ngày càng trầm trọng hơn.Để giải quyết tình trạng đói nghèo, chính phủ các nước ASEAN có rất nhều cố gắng.
Chính phủ Inđônêxia trong kế hoạch 5 năm lần năm đã tăng chỉ tiêu cho các hoạt động tạo ra những việc làm mới cho những người chưa có việc làm, nhằm tạo thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần tích cực cho công cuộc xoá đói giảm nghèo cho nhân dân.
Ở Thái Lan, một trong những biện pháp chống nghèo khổ mà nước này đã áp dụng là phân bố cơ sở sản xuất công nghiệp xây dựng mới về khu vực nông thôn, nơi có sẵn tài nguyên thiên nhiên nhằm thu hút số lao động dôi dư ở khu vực nông nghiệp( để khắc phục tình trạng dân lao động di cư vào thành phố kiếm việc làm) làm tăng thu nhập cho người dân và gia đình họ. Biện pháp này còn nhằm mục đích đô thị hoá nông thôn, đưa những vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi vào dòng phát triển chung của đất nước.
Những nỗ lực trong các giải pháp chống nghèo khổ của các nước ASEAN đã đem lại những kết quả đáng kể, song để khắc phục tình trạng đói nghèo có tính lâu dài bền vững thì chính phủ các nước này phải duy trì và đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển tạo nên cơ sở vật chất dể phân phối lại thu nhập qua sự điều tiết của chính phủ và khi nền kinh tế phát triển thì tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế được nâng cao, từ đó chính phủ đầu tư cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là chương trình xoá đói giảm nghèo một cách hiệu quả nhất.
Ngay từ khi Đại Hội Đảng XII của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1984, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực, nhung cái chính là cải cách cơ cấu nông nghiệp nông thôn.Mục đích của nó là làm thay đổi các quan hệ chính trị, kinh tế ở nông thôn, giảm nhẹ gánh nặng về tài chính đã đè quá nặng lên những người nghèo khổ ở nông thôn trong nhiều năm qua, phục hồi ngành sản xuất nông nghiệp.
Năm 1985 Đặng Tiểu Bình đã nói:” Sự nghiệp của chúng ta sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu không có sự ổn định ở nông thôn..”. Sau khi áp dụng một loạt các chính sách cải cách kinh tế ở khu vực nông thôn, Trung Quốc đã thu được những thành tựu đáng kể, đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong thể chế chính trị , thay đổi về căn bản về cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi phương thức quản lý, thay đổi căn bản phương thức phân phối, phân phối theo lao động đóng vai trò chính, và Trung Quốc đã thực hiện thành công việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết cuả Nhà nước , thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Trong những năm Trung Quốc thực hiện chuyển hưỡng sang nền kinh tế thị trường thì sự phân hoá giàu nghèo đã tăng lên rõ rệt trong xã hội .Do chính sách mở cửa nền kinh tế , các thành phố lớn thì tập trung các nhà máysản xuất công nghiệp , tuy có phát triển một số nhà máy công nghiệp ở một số vùng nông thôn, song vùng giàu có thì ngày càng giàu có, vùng nghèo đói thì vẫn nghèo đói nhất là vùng sâu,vùng xa. Để khắc phục tình trạng nghèo khổ cho khu vực nông thôn chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp cơ bản nhằm xoá đói giảm nghèo cho nhân dân, trong đó có các giải pháp về tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xây dựng các vùng định canh, định cư, khu dân cư mới, chính sách này đã đem lại những thành công đáng kể cho nền kinh tế -xã hội Trung Quốc trong những năm qua.
Giải Pháp Nào Cho Vấn Nạn Thất Nghiệp?
PGS. Nguyễn Danh Nam. (Ảnh: NVCC)
Thưa ông, trên thực tế, mỗi năm có một lượng lớn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp và con số này đang tăng lên hàng năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Phải chăng căn bệnh trầm kha của ngành giáo dục vẫn là chất lượng đào tạo có vấn đề, thưa ông?
PGS. Nguyễn Danh Nam: Rõ ràng chất lượng giáo dục đại học của chúng ta hiện nay đang có vấn đề. Sản phẩm đào tạo của nhiều cơ sở giáo dục đại học không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Bộ GD&ĐT cũng đã tìm kiếm nhiều mô hình giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới để vận dụng vào Việt Nam. Trong đó, tiêu biểu là Chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng của Hà Lan (Dự án POHE). Tuy nhiên, để thực hiện thành công mô hình này cần có nhiều thay đổi trong chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước.
Thực trạng thất nghiệp sẽ chưa được cải thiện cho đến khi chúng ta giải quyết được các bài toán như quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phân luồng học sinh sau bậc trung học cơ sở. Đồng thời, nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết triệt để tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Phân tầng giáo dục đại học một cách hiệu quả (theo hai hướng nghiên cứu và hướng ứng dụng). Tăng cường gắn kết cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp để chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, hạn chế việc phải đào tạo lại gây lãng phí tiền bạc.
Nguyễn Danh Nam (thứ 3 từ trái sang) cùng sinh viên Indonesia và Việt Nam trong giờ dạy toán bằng tiếng Anh. (Ảnh: NVCC)
Nhiều người từng đặt câu hỏi: Trong khi con số trường trung cấp nâng cấp thành cao đẳng, trường cao đẳng nâng cấp lên thành đại học là thường xuyên, thì từ trước đến nay đã có trường đại học, cao đẳng nào bị đóng cửa vì đào tạo kém chất lượng?. Ông có cho rằng việc đào tạo tràn lan cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng?
Đây vẫn là bài toán quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo nghề. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng giáo dục đại học, tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn kiểm định quốc tế.
Nhiều trường đại học của Việt Nam đã tham gia kiểm định quốc tế theo Bộ tiêu chuẩn về Đảm bảo chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-AQ) hoặc châu Âu, châu Mỹ… để từ đó, thúc đẩy quá trình công khai hóa chất lượng đào tạo để xã hội được biết. Theo tôi nghĩ, trường nào không đạt chuẩn kiểm định thì phải giải thể hoặc tạm dừng tuyển sinh để nâng cao năng lực đào tạo.
Lượng lớn sinh viên ra trường thất nghiệp là một sự lãng phí đối với xã hội. Vậy theo PGS., để cải thiện tình trạng thất nghiệp, chúng ta phải thay đổi từ đâu?
Đây là một sự lãng phí to lớn ngân sách của nhà nước và tiền bạc của nhân dân khi tốt nghiệp đại học, thạc sĩ có khi lại phải đi học lại trung cấp để kiếm việc làm, hay việc giấu bằng đại học để đi làm cho Samsung là những ví dụ điển hình… Do vậy, theo tôi nghĩ cần tăng cường quản lý vĩ mô từ phía Bộ GD&ĐT.
Nên khảo sát, thúc đẩy nghiên cứu dự báo nguồn nhân lực thị trường ở phạm vi quốc gia. Ở một số nước, chỉ tiêu tuyển sinh vào một số ngành nghề được kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý nhà nước để hạn chế tình trạng thất nghiệp.
Cần quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề theo từng vùng, miền một cách hợp lý. Điều này dẫn đến việc thành lập, sát nhập các đại học vùng, đại học trọng điểm đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và nguồn nhân lực cho các lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, cũng cần quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh đầu tư cho các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề theo quy hoạch trên.
Chất lượng đào tạo không đạt yêu cầu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp. (Nguồn: TDY)
Xã hội hóa giáo dục mạnh mẽ hơn, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm đối với giáo dục đại học. Theo tôi, cần có giải pháp thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ cũng như mối liên kết của doanh nghiệp vào quá trình đạo tào nguồn nhân lực (như quy định về thuế trong hỗ trợ đào tạo).
Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực ASEAN, đáp ứng nhu cầu về hội nhập khu vực. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nhập khẩu chương trình tiên tiến. Tiếp tục đánh giá hiệu quả của các chương trình tiên tiến, dự án chất lượng cao tại Việt Nam để có những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp.
Không chỉ vậy, các chương trình đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học nên tiếp tục đổi mới theo hướng giúp cho người học thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động, đặc biệt là sự di chuyển nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp. Đồng thời, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học…
Chính phủ đã chú trọng hơn đến khởi nghiệp với dự án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” chính thức được phê duyệt. Đây có phải là tín hiệu mừng, thưa PGS.?
Đây mới chỉ là một ý tưởng trong hỗ trợ. Một trong các hoạt động cơ bản của dự án là phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong đó, hỗ trợ nhập khẩu chương trình đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp, chuyển giao, phổ biến giáo trình khởi nghiệp cho một số cơ sở giáo dục và tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua đào tạo, huấn luyện, quảng bá sản phẩm, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học…
Để làm tốt công tác quy hoạch cần có kiểm định, đánh giá trước, sau đó đầu tư trọng điểm vào những trường có chất lượng, loại bỏ những trường kém chất lượng. Đồng thời, đẩy mạnh các nghiên cứu dự báo cơ cấu nguồn nhân lực quốc gia. Đổi mới chương trình đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học thì Việt Nam mới có thể tiến tới xuất khẩu lao động trình độ cao chứ không xảy ra tình trạng tỷ lệ sinh viên thất nghiệp cao như hiện nay.
Trân trọng cảm ơn PGS.!
PGS. TS. Nguyễn Văn Nhã: “Chưa đỗ ĐH, bạn vẫn có nhiều cơ hội khác”
“Rất nhiều nghề không cần bạn phải 10 toán, 10 văn, rất nhiều sự nghiệp vẻ vang mà không phải là kỹ sư, bác sĩ …
MC Lê Anh: “Người Việt trẻ, sao chịu để mình thất nghiệp?”
“Tôi đi dạy hơn 15 năm tại các trường Đại học rồi. Năm nào tôi cũng gặp những sinh viên mà thực sự tôi không …
Gần 200.000 thạc sỹ, cử nhân thất nghiệp?
Trong quý II, cả nước có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Trong đó, nhiều nhất là nhóm cử …
Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Cho Nạn Đói Thế Giới trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!