Xem Nhiều 3/2023 #️ Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Sữa # Top 5 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Sữa # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Sữa mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sức hấp dẫn từ thị trường Trung Quốc

Báo cáo từ Cục Chăn nuôi cho thấy, hiện tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa là 2,09%/năm. Cùng đó, tốc độ tăng trưởng sản lượng sữa giai đoạn 2016 – 2018 là 8,52%. Theo ước tính của cục này, năng suất sữa trung bình của đàn bò sữa trong cả nước năm 2018 đạt trên 5.000 kg sữa/con/năm là khá cao. So sánh với năng suất sữa của các nước trên thế giới và trong khu vực, năng suất này là cao hơn các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, NewZealand, Brazil… Bởi vậy, sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội cạnh tranh khi đẩy mạnh xuất khẩu (XK).

Sữa của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm của Australia và NewZealand tại thị trường Trung Quốc

Theo Cục Chăn nuôi, sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam được XK đến 46 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, đến nay, Trung Quốc đã hoàn tất báo cáo đánh giá rủi ro mở cửa thị trường sữa cho Việt Nam. Sau hơn 6 năm đàm phán, ngày 26/4/2019, Nghị định thư về XK sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết, tạo cơ hội mở rộng cho sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam XK vào thị trường 1,4 tỷ dân này.

Báo cáo thị trường sữa toàn cầu 2018 của FAO cho thấy, Trung Quốc sản xuất 25,6 triệu tấn sữa, giảm 1,1% so với năm 2017 và để đáp ứng tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa trong nước, nước này đã nhập 14,6 triệu tấn sữa quy đổi. Đây là quốc gia có tiềm năng rất lớn cho XK các sản phẩm sữa của Việt Nam trong những năm tới.

Đánh giá về cơ hội XK sữa sang thị trường Trung Quốc, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, đến năm 2020, nước này cần tới 11 tỷ lít sữa, nhưng ngành sữa của Trung Quốc hiện có chi phí sản xuất còn cao cũng như các hạn chế nước và thức ăn chăn nuôi bò sữa sẽ tiếp tục tạo nên bất lợi cho ngành sản xuất sữa nội địa, vì vậy phải nhập khẩu các sản phẩm từ sữa chế biến là tất yếu.

Hơn nữa, kể từ khi xảy ra vụ sữa bột nhiễm melanine, chính người dân Trung Quốc cũng vẫn còn nghi ngại khi sử dụng sữa trong nước; chất lượng bò sữa hiện cũng có vấn đề do đồng cỏ bị ô nhiễm.

Tuy nhiên, điều ông Chinh lo ngại nhất là hiện nay sữa của Australia và New Zeland đang chiếm thị phần lớn trên thị trường sữa Trung Quốc, do đó sữa của Việt Nam vào Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh gay gắt với 2 “ông lớn” này.

Ở góc độ DN, ông Ngô Minh Hải – Chủ tịch Tập đoàn TH đánh giá, cánh cửa XK sữa vào thị trường Trung Quốc bước đầu đã mở nhưng không phải DN trong ngành sữa Việt Nam sẽ có thể dễ dàng đi qua. Các DN sữa phải đảm bảo được 2 yêu cầu quan trọng gồm duy trì chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm và đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ.

Chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Thực tế hiện nay cho thấy, việc đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm sữa là không hề dễ dàng do chăn nuôi bò sữa chủ yếu vẫn dừng ở quy mô nông hộ. Ông Tống Xuân Chinh cho biết, số lượng bò sữa nuôi trong nông hộ là 199.941 con, chiếm 70,65% tổng đàn bò sữa của cả nước. Quy mô nuôi dao động từ 5,4  – 10 con/hộ đối với chăn nuôi bò sữa.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2016, cả nước có 28.695 hộ chăn nuôi bò sữa. Trong đó, có 17.792 hộ nuôi dưới 5 con bò sữa/hộ, chiếm 62% tổng số hộ chăn nuôi bò sữa của cả nước; có 5.622 hộ nuôi từ 5-10 con bò sữa/hộ, chiếm 19,89% tổng số hộ chăn nuôi bò sữa của cả nước; có 3.564 hộ nuôi từ 10 – 20 con/hộ, chiếm 12,42% tổng số hộ chăn nuôi bò sữa của cả nước. Các hộ chăn nuôi quy mô trên 20 con/hộ còn hạn chế, chỉ chiếm 5,98% tổng số hộ chăn nuôi bò sữa của cả nước.

Sở dĩ các nông hộ chưa thể tăng quy mô đàn bò sữa là do chưa có cơ chế hỗ trợ. Đại diện HTX Nông nghiệp Evergrowth (Sóc Trăng) cho biết, việc phát triển chăn nuôi bò sữa tại địa phương này là rất có tiềm năng, nhưng cần tạo điều kiện cho nông dân, cần cho họ một cơ hội thực sự để phát triển nghề nuôi bò sữa.

Để ngành sữa Việt Nam phát triển, ông Chinh kiến nghị Bộ NN&PTNT xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa giai đoạn 2020-2030 để tăng cường phát triển ngành sữa, thúc đẩy XK sữa và các sản phẩm từ sữa.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh liên kết giữa nông dân và các DN XK sữa. Hay nói cách khác là tổ chức lại sản xuất của DN, HTX và người nông dân theo chuỗi giá trị. Có hai hình thức liên kết. Một là DN cung cấp giống, thức ăn đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, sau đó thu mua sữa từ các hộ dân này với giá sau khi đã trừ chi phí.

Hai là người dân trồng cỏ sau đó bán lại cho DN, đây là hình thức rất hữu hiệu, đặc biệt là những khu đất nông nghiệp không hiệu quả nên chuyển sang trồng cỏ.

Đây không chỉ là giải pháp giúp đẩy mạnh XK sữa mà còn giúp ngành sữa Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước. Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 4 về năng suất của đàn bò vắt sữa nhưng sản xuất trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu và hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn sữa và sản phẩm sữa về để phục vụ tiêu dùng trong nước.

Tính riêng trong năm 2019, nước ta đã nhập khẩu 962 triệu USD sữa và sản phẩm từ sữa. Điều đó cho thấy ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta có rất nhiều cơ hội phát triển.

4 Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Nông Sản Việt

Theo Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 1,7 tỷ USD. Với giá trị này, mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chỉ chiếm 5,9% thị phần, đây là một con số khá nhỏ so với nhu cầu của thị trường 51 triệu dân và có GDP đứng thứ 12 trên thế giới, với thu nhập bình quân 30.600USD.

Phát biểu tại Diễn đàn xúc tiến Thương mại sản phẩm Nông sản Việt Nam – Hàn Quốc, ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hiện nay có khoảng 7000 doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư các dự án FDI tại Việt Nam, đứng đầu trong danh sách các quốc gia có vốn đầu tư FDI tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư thương mại trên 68 tỷ USD.

Đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, các sản phẩm Việt Nam xuất sang thị trường Hàn Quốc chủ yếu là đồ gỗ, thủy sản và trái cây; với 5 loại trái cây tươi là dừa, dứa, chuối , xoài và thanh long. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, phân bón.

” Tuy nhiên, hiện nay kim ngạch XNK giữa hai nước chưa tương xứng với quan hệ hợp tác. Theo thống kê, kim ngạch XNK của 2 nước tương đương khoảng 2 tỷ USD, đây là một con số rất thấp, trong khi tiềm năng và nhu cầu của thị trường còn rất lớn”. Thứ trưởng Trần Thanh Nam chia sẻ.

Nhận định về tình hình hiện tại của nông sản Việt Nam, ông Hong Sun – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, cho biết, Việt Nam hiện đang có rất nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là đối với thị trường Hàn Quốc cần phải đáp ứng được các yêu cầu như: đồng bộ về chủng loại, chất lượng, kích cỡ, màu sắc, giống sản phẩm và phải có thương hiệu mạnh. Đối với giá, phải xây dựng được mức giá đảm bảo tính cạnh tranh so với các nước như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Mexico…

Ông Hong Sun cũng cho rằng, nông sản Việt Nam đang có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển vì Việt Nam có diện tích đất nông nhiệp lớn, có điều kiện khí thuận lợi để đa dạng hóa các loại cây trồng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có một vị trí thuận lợi, có nhiều cảng, cửa khẩu và có nguồn nhân lực trẻ dồi dào.

“Hiện nay, tại phía Bắc vẫn chưa có nhà máy chiếu xạ, để xử lý chiếu xạ đối với nông sản dành cho thị trường Mỹ. Các doanh nhiệp phải vận chuyển vào miền Nam để xử lý chiếu xạ, dẫn đến giá cả nông sản sẽ tăng cao vì phải tốn thêm chi phí vận chuyển. Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam, nhất là ở các tỉnh phía Bắc, Chính phủ cần hỗ trợ xây dựng nhà máy chiếu xạ tại khu vực này”. Ông Hong Sun đề xuất.

Ngoài ra, ông Hong Sun cũng đưa ra 4 giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam ra nước ngoài.

Một là: Đẩy nhanh việc xây dựng và tạo lập một nền nông nghiệp Hữu cơ với các sản phẩm hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra quốc tế.

Hai là: Chính sách tư vấn cho người nông dân về kỹ thuật, đảm bảo đầu ra cho người nông dân, nâng cao chất lượng cũng như sản lượng sản phẩm.

Ba là: Chính phủ cần hỗ trợ xây dựng nhà máy chiếu xạ tại miền Bắc đối với mặt hàng như quả Vải xuất sang thị trường Mỹ.

Bốn là: Hỗ trợ về chi phí máy bay để các doanh nghiệp xuất khẩu qua đường hàng không, thay vì chỉ xuất khẩu qua đường biển, giảm bớt thời gian và thu lại hiệu quả nhiều hơn cho các doanh nghiệp cũng như người nông dân.

Nhiều Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Năm 2022

Năm nay, đích đến của xuất khẩu Việt Nam là 300 tỷ USD, riêng Đồng Nai là 21,7 tỷ USD. Để hoàn thành kế hoạch ngoài nỗ lực của doanh nghiệp (DN), Chính phủ, các tỉnh, thành tập trung vào những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, thực hiện công tác phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng Việt.

Sản xuất mặt hàng dệt may xuất khẩu tại Công ty cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai (TP.Biên Hòa). Ảnh: H.Giang

Theo Sở Công thương, Đồng Nai đã có 6 năm liền xuất siêu, đi trước cả nước 2 năm. Năm 2019, xuất siêu của tỉnh chiếm hơn 30% xuất siêu của cả nước. Bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu, Đồng Nai hướng đến tăng kim ngạch xuất siêu.

* Giảm thời gian, thủ tục xuất nhập khẩu

Tại nhiều buổi họp bàn về tình hình xuất nhập khẩu hiện nay, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh lưu ý, năm 2020, thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng hơn nữa. Trong đó, sẽ đan xen giữa thuận lợi và thách thức, muốn vượt qua được những khó khăn DN phải tiến hành tái cơ cấu sản xuất. Mục tiêu để đáp ứng được các thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng các thị trường mới.

Năm 2020, Đồng Nai tiếp tục chính sách đồng hành cùng DN và dự kiến trong tháng 2-2020, UBND tỉnh sẽ tổ chức hội nghị gặp gỡ DN trong nước, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để nắm bắt những vướng mắc, kịp thời tháo gỡ giúp sản xuất, xuất khẩu ổn định hơn. Ngành thuế, hải quan của tỉnh cũng có kế hoạch gặp gỡ DN theo từng quý để ghi nhận những phản ảnh về thủ tục, chính sách tìm hướng giải quyết cho DN.

Ông Wu Minh Ying, Hội trưởng Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan tại Đồng Nai bày tỏ: “Năm 2019, tỉnh và các sở, ngành đã có nhiều hỗ trợ với DN Đài Loan trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nên đa số hoạt động hiệu quả. Năm nay, các DN mong chính quyền tỉnh tiếp tục hướng dẫn DN các chính sách mới, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu để giảm chi phí cho DN”.

Vấn đề nhiều DN mong muốn là các thủ tục xuất, nhập khẩu giải quyết nhanh gọn để có nguyên liệu sản xuất kịp thời, hàng xuất đi nhanh, giảm chi phí lưu kho…

Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai Phùng Thị Bích Hường cho biết: “Năm 2020, ngành hải quan tiếp tục cải cách hành chính, tăng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại cho DN. Ngành hải quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành, thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, giảm thời gian thông quan hàng hóa”.

* Tăng xúc tiến thương mại

Mỗi năm, Đồng Nai đều có những đợt xúc tiến thương mại sang các nước để tạo điều kiện cho DN phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu. Qua đó, giúp DN củng cố và tạo bước đột phá ở những thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng. Những quốc gia, vùng lãnh thổ xuất khẩu trọng điểm của Đồng Nai trong năm nay là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, ASEAN, Úc, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Ông Lê Văn Lộc, Phó giám đốc Sở Công thương chia sẻ: “Để đạt kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu của năm, tỉnh sẽ hỗ trợ giao thương giữa các DN, cơ sở sản xuất công nghiệp và nhà phân phối, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, lợi thế thương mại cho một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh”. Theo ông Lộc, tỉnh sẽ tập trung xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới, tận dụng tốt các cơ hội mở cửa của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký các thỏa thuận thương mại tự do.

Uyển Nhi

Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Sang Thị Trường Mỹ

Thành lập các tập đoàn công ty lớn hoặc liên kết các công ty có quy mô nhỏ để sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng chủ lực trên quy mô sản xuất lớn, có khả năng cạnh tranh cao, tạo ra nguồn cung cấp hàng hoá xuất khẩu ổn định và lâu dài, đáp ứng được nhu cầu đặt hàng nhanh với số lượng lớn của các đối tác Mỹ.

Thực tiễn cho thấy đối với mặt hàng dệt may, Mỹ không đặt đơn hàng lẻ. Một đơn hàng của Mỹ có thể lên tới cả triệu sản phẩm mà thời gian cung ứng hàng lại rất nhanh. Do vậy, cần đưa năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngành may lên cao và cần liên kết lại nhằm đủ sức thực hiện một đơn hàng.

Quy mô sản xuất của ta hiện nay còn quá nhỏ để có thể cạnh tranh vì sản xuất còn phân tán theo vùng và sản xuất thủ công là chính nên giá thành còn cao, chất lượng chưa đồng đều và sức cạnh tranh kém. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta cần tổ chức lại sản xuất ở quy mô hợp lý, kết hợp sử dụng lao động lành nghề và giản đơn, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, đưa hệ thống sản xuất của ta vào định hướng xuất khẩu các loại hàng hoá mà các đối tác nước ngoài cần chứ không phải dựa vào những gì mình có, cố gắng tận dụng phát huy những lợi thế so sánh của mình để tăng khả năng xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Để có quy mô sản xuất lớn hai yếu tố chính là vốn và thị trường. Vì vậy việc thu hút vốn là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh nhưng nếu thiếu thị trường thì cũng không thể tăng quy mô sản xuất.

Trung bình một công ty quy mô vừa ở Mỹ vào khoảng 100 triệu USD doanh số. Các công ty dưới mức này thường liệt vào dạng nhỏ. Các công ty siêu quốc gia cũng đang trên đường hội nhập và đang có xu thế sáp nhập để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, về vốn cần phát huy nội lực là chính, đồng thời có thể dựa vào nguồn vốn của các ngân hàng trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính, các nguồn viện trợ, các khoản vay ngắn, trung và dài hạn, các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc tiếp cận vốn trên thị trường chứng khoán. Kinh doanh càng phát triển sẽ tích luỹ được nhiều vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng đầu tư chiều sâu, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về thị trường, các doanh nghiệp phải dựa một phần lớn vào hệ thống toàn cầu mới giải quyết được trên cơ sở hội nhập tiểu khu vực, khu vực, châu lục, liên châu lục và toàn cầu, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên cơ sở giá thành hạ, chất lượng cao thì mới có khả năng mở rộng, giữ vững và phát triển thị trường. Sau khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, cánh cửa thị trường Mỹ sẽ được mở rộng với các hàng hoá xuất khẩu nếu như các doanh nghiệp của ta có khả năng sản xuất được các mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng được phía bạn chấp nhận, giá cả mang tính cạnh tranh.

Mỗi doanh nghiệp cần đặt lên hàng đầu mục tiêu nâng cao chất lượng hàng hóa của mình, từ đó nâng sức cạnh tranh của hàng hóa. Cùng với việc nâng cao chất lượng là việc giảm giá thành, đa dạng hóa mẫu mã, cải tiến bao bì … sao cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ. Các doanh nghiệp không thể đổ lỗi cho thiếu vốn hay thiết bị lạc hậu để biện hộ cho khả năng cạnh tranh yếu kém của hàng hóa của mình bởi vì còn rất nhiều yếu tố khác cũng tác động vào sức cạnh tranh của sản phẩm như các yếu tố vĩ mô (tỷ giá hối đoái, lãi suất, thuế khóa) và các yếu tố vi mô (quy trình sản xuất, kinh nghiệm quản lý của từng doanh nghiệp). Vì vậy trong tình hình hiện nay, do các nguồn vốn còn hạn hẹp, các doanh nghiệp cần chủ động vạch ra chiến lược cạnh tranh dài hạn cho hàng hóa của mình bằng cách tạo ra nét độc đáo cho sản phẩm dựa trên khả năng cắt giảm chi phí bình quân trong ngành cũng như hợp lý hóa quy trình sản xuất.

Trong điều kiện quốc tế hoá hiện nay, nền sản xuất nhỏ như ở Việt Nam có những điểm lợi thế tương đối là giá nhân công rẻ và có thể đầu tư thêm công nghệ để dần nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng cũng phải thấy rằng chỉ có thể làm thuê gia công và làm vệ tinh cho các công ty lớn mà thôi. Muốn vươn lên tự chủ cần phải tính đến quy mô sản xuất hợp lý, cần có vốn, nhân lực, công nghệ và thị trường là những yếu tố quan trọng nhất.

Các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua Hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường, bám sát và tiếp cận được tiến bộ của thế giới trong sản xuất kinh doanh, chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trông chờ trợ giá, trợ cấp.

Việc tham gia các hội chợ triển lãm nhất là ở nước ngoài có thể gặp khó khăn về kinh phí do giá thuê gian hàng đắt. Vì vậy các doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt thông tin qua Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hoặc Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại hoặc nối mạng Internet để từ đó có thể tìm được những bạn hàng tin cậy, nắm bắt được tương đối chính xác nhu cầu thị trường đối với hàng hóa của mình cũng như khả năng cung cấp của thị trường đó, giá cả, chất lượng cho những mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất và kinh doanh trong nước.

Trước khi ra quyết định xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, một bước quan trọng không thể bỏ qua là phải nghiên cứu kỹ thị trường và đánh giá nghiêm túc thực lực của doanh nghiệp, sức cạnh tranh của sản phẩm, khả năng tiếp thị và tiềm lực tài chính. Việc lựa chọn đúng hình thức xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường đầy tiềm năng này. Để vào được thị trường Mỹ các doanh nghiệp có thể xuất khẩu gián tiếp qua đại lý. Khi đã quyết định xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, phương án tối ưu là phải vạch ra được chiến lược để thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu, thiết lập được quan hệ trực tiếp với mạng lưới tiêu thụ và người tiêu dùng.

Tổng kết kinh nghiệm của các công ty nước ngoài cho thấy, con đường tiến tới chinh phục thị trường Mỹ là phải biết sử dụng các đại diện bán hàng, đại lý, nhà phân phối và nhà bán lẻ. Đây là một nhu cầu bức xúc nhưng rất khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải làm dần, từng bước tìm hiểu. Mặt khác, bản thân các nhà nhập khẩu, nhà phân phối cũng sẽ tìm đến các doanh nghiệp Việt Nam để đặt hàng. Họ sẽ đưa ra các yêu cầu (thường là chất lượng, khối lượng hàng và thời gian giao hàng…) còn phương thức tiếp cận thị trường không đáng lo lắm vì tiềm lực tài chính của họ khá dồi dào. Các doanh nghiệp cùng ngành hàng ở Việt Nam nên liên kết với nhau để có thể đáp ứng được những đơn hàng quy mô lớn, thời gian giao hàng nhanh. Các doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng khi quyết định bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng bởi tại Mỹ việc bán hàng trực tiếp này kèm theo trách nhiệm rất lớn đối với người tiêu dùng.

Qua thực tế thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế Việt Nam, có thể thấy rõ năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn của các cán bộ, người lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Nội dung hợp tác với Mỹ bao gồm các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác về kinh tế cũng như khoa học công nghệ khá đa dạng. Trong khi đó trình độ cán bộ của ta còn hạn chế cả về kiến thức, kinh nghiệm và ngoại ngữ. Để đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho mục tiêu trên, cần quan tâm thích đáng đến công tác đào tạo cán bộ, cụ thể là tập trung vào 4 lĩnh vực sau:

– Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực hoạch định và thực hiện chính sách.

– Đào tạo cán bộ có trình độ đàm phán quốc tế.

– Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ nắm bắt được kịp thời các Hiệp ước quốc tế, các kết quả đàm phán trên bàn hội nghị, hiểu và vận dụng được những Hiệp ước và kết quả đàm phán đó vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh quốc tế. Để kinh doanh được với Mỹ, các doanh nghiệp cần hiểu và vận dụng được các luật lệ, chính sách thương mại của Mỹ.

– Đào tạo về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để cán bộ có đủ trình độ giao dịch quốc tế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải thường xuyên đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

Tóm lại, để chuẩn bị thực hiện Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, các doanh nghiệp cần sớm xúc tiến nghiên cứu để thâm nhập thị trường Mỹ, tìm hiểu đối tác, nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, cơ chế chính sách và luật pháp quốc tế; cần chủ động để đổi mới công nghệ, mẫu mã nâng cao chất lượng hàng hoá, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, cần xúc tiến khẩn trương việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề cho công nhân, cán bộ quản lý, kể cả giám đốc để nâng cao trình độ tiếp nhận công nghệ mới, nâng cao năng lực quản lý hiểu biết các chuẩn mực thông lệ quốc tế, chính sách thương mại thế giới và chính sách thương mại Mỹ trong cuộc làm ăn mới trên một thị trường mới. Sự chuẩn bị kỹ càng là điều kiện tốt để các doanh nghiệp nước ta chủ động hội nhập đón nhận những cơ hội và thách thức mới khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chính thức được thực thi.

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Sữa trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!