Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Để Phát Triển Du Lịch Bền Vững mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
BHG – Sự tăng nhanh cả về lượng khách du lịch (DL) mỗi năm, nguồn thu từ DL, sự phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ… Những năm qua đã khẳng định DL Hà Giang đang có sức hút diệu kỳ; đặc biệt vào các thời điểm “vàng” như Lễ hội Hoa Tam giác mạch, Chợ tình Khâu Vai, mùa lúa chín Hoàng Su Phì… Nhưng để ngành “Công nghiệp không khói” vượt qua giai đoạn phát triển “nóng”, từng bước khẳng định vai trò “mũi nhọn” của mình trong phát triển kinh tế của địa phương thì cần nhiều giải pháp đồng bộ.
Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp, kỳ vĩ, lại là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc với nhiều nét văn hóa đặc sắc, nhiều truyền thuyết mang đậm sự huyền bí, nhiều di tích văn hóa tâm linh…, nên DL tỉnh nhà có tiềm năng lớn để phát triển ở tất cả các loại hình, như: DL khám phá, tham quan, nghiên cứu, hoạt động khoa học, giáo dục tại Công viên Địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn; DL trải nghiệm, sinh thái tại các làng văn hóa cộng đồng; DL văn hóa tâm linh, về nguồn với hệ thống di tích văn hóa, các cơ sở tín ngưỡng chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc; DL thương mại tại cửa khẩu biên giới và hệ thống chợ phiên; DL vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại nhiều cơ sở trên địa bàn tỉnh; DL nông nghiệp gắn với lợi thế cảnh quan đặc thù và phương thức canh tác độc đáo trên Cao nguyên đá.
Đông đảo khách du lịch đến Hà Giang trong mùa hoa Tam giác mạch. Ảnh: TƯ LIỆU
Bạn Nguyễn Hà Linh, đến từ Đà Nẵng cho biết: “Điều đặc biệt khi lên Hà Giang là được khám phá, trải nghiệm tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc, nhưng tôi hơi hụt hẫng vì các làng văn hóa DL chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm để cảm nhận rõ hơn về cuộc sống của người dân; chúng tôi đến chủ yếu chỉ tham quan, chụp ảnh xong ra về”.
Bên cạnh đó, một số lễ hội độc đáo, như: Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn, Lễ hội Chợ tình Khâu Vai, Lễ hội Đua cá (Yên Minh), Lễ Quýnh Héng của người Dao xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì); Lễ Cấp sắc; Lễ cúng Tổ tiên dân tộc Lô Lô…, dường như chỉ mới tái hiện, giới thiệu, quảng bá chứ chưa quan tâm nhiều đến phát triển và bảo tồn một cách bền vững trước sự du nhập của văn hóa ngoại lai không chọn lọc và tốc độ thương mại hóa ngày càng cao hiện nay.
Để phát triển DL chuyên nghiệp và bền vững, cần lắm những giải pháp đồng bộ, thiết thực và nói đi đôi với hành động, như: Tập trung đầu tư phát triển DL có trọng tâm, trọng điểm để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, đẩy mạnh công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc; xây dựng các làng văn hóa DL có chất lượng, phát triển các làng nghề; đầu tư tôn tạo nâng cấp các điểm DL tâm linh có giá trị; xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển DL; cải cách hành chính thu hút đầu tư, tăng cường quảng bá DL.
Nghiêm cấm mọi hoạt động DL làm ảnh hưởng xấu tới môi trường; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của người dân về DL bền vững, hạn chế những việc làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học như chặt phá rừng, săn bắn động vật hoang dã; xử lý nghiêm hiện tượng “chặt chém”, lừa gạt du khách; có biện pháp bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của du khách khi tham gia khám phá các tour DL mạo hiểm; nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý DL; thường xuyên kiểm tra vệ sinh ATTP; tạo mối liên kết vùng và tích cực thu hút đầu tư; đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ; xây dựng cộng đồng làm DL để mỗi người dân đều trở thành một hướng dẫn viên DL và nâng cao chất lượng cuộc sống từ chính sản phẩm DL họ tạo ra.
AN GIANG
Giải Pháp Để Du Lịch Phát Triển Bền Vững
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, năm 2018, du lịch Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng, đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản đề ra. Công tác quản lý nhà nước được các cấp, ngành phối hợp triển khai chặt chẽ; hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực du lịch được tăng cường. Công tác xúc tiến, quảng bá được quan tâm, bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc đa dạng thị trường khách quốc tế. Một số thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống như: Canada, Anh, Úc, Pháp có dấu hiệu tăng trưởng trở lại; đặc biệt, thị trường khách Hàn Quốc, Malaysia có sự tăng trưởng đột biến… Trong năm 2018, ước tính Khánh Hòa đã đón 6,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 15,6% so với năm 2017; trong đó có 2,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 37,9%. Tổng doanh thu từ các cơ sở lưu trú du lịch ước đạt 22.000 tỷ đồng, tăng 27,2%.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch của tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Việt Trung – Giám đốc Sở Du lịch cho biết: Thị trường khách Trung Quốc và Nga vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách quốc tế đến Khánh Hòa. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, đặc biệt là phục vụ khách Trung Quốc vẫn còn nhiều sai phạm, phát sinh nhiều vấn đề khó khăn cần được các cơ quan, ban, ngành phối hợp chặt chẽ để xử lý. Tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh du lịch vẫn còn tồn tại, đặc biệt là kinh doanh du lịch phục vụ khách Trung Quốc. Nhiều cửa hàng vẫn chấp nhận thanh toán bằng nhân dân tệ, thanh toán bằng máy POS không qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, hàng hóa không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở lưu trú thiếu phương tiện và phương án phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, chưa thực hiện thủ tục nghiệm thu công trình nhưng vẫn đi vào khai thác; tình trạng mạo danh hạng sao cơ sở lưu trú. Đặc biệt, lượng khách tăng cao đã khiến cơ sở hạ tầng giao thông bị quá tải, các trục đường chính như: Trần Phú, Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương, Nguyễn Thị Minh Khai thường xuyên xảy ra ùn tắc, kẹt xe…
Tăng cường quản lý, chú trọng quy hoạch
Năm 2019, du lịch Khánh Hòa đặt chỉ tiêu đón trên 6,8 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 3,3 triệu lượt, tăng 18%; phấn đấu đạt 18,5 triệu ngày khách lưu trú; doanh thu du lịch đạt 22.500 tỷ đồng…Tại cuộc họp, ông Nguyễn Sỹ Khánh – Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang đề nghị cần quan tâm hơn đến công tác quy hoạch du lịch. Thời gian qua, việc xây dựng khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh chưa được quản lý chặt đã dẫn đến những áp lực về hạ tầng đô thị, khó khăn trong quản lý. Trong khi đó, ông Cao Tấn Lợi – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải đề nghị các địa phương và ngành Du lịch cần quan tâm hơn nữa việc quản lý hoạt động của bè nổi du lịch, tuyên truyền để các công ty lữ hành không đưa khách đến các bè du lịch hoạt động trái phép; vận động các doanh nghiệp khai thác du lịch biển đảo hỗ trợ người lao động hoàn thiện bằng cấp về vận tải đường thủy theo quy định mới.
Theo Báo Khánh Hòa
Tìm Giải Pháp Phát Triển Du Lịch An Giang Bền Vững
Ông Guillaume Van Grinsven, chuyên gia cấp cao của Tổ chức Hỗ trợ Quốc tế Hà Lan PUM phát biểu ý kiến tại buổi hội thảo. Ảnh: Vương Trung -TTXVN
Các đại biểu tham dự hội thảo đã đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp để khai thác hết tiềm năng du lịch, chỉ ra hạn chế, xu thế và hướng phát triển đối với ngành Du lịch An Giang.
Một số đại biểu cho rằng, An Giang chưa khai thác hết tiềm năng du lịch, chưa có tính đột phá mặc dù đã có qui hoạch. Đặc biệt, An Giang chưa giữ chân được khách du lịch lưu trú tại địa phương.
Theo một số đại biểu, các sản phẩm du lịch của An Giang còn rất hạn chế, chưa thực sự thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách. Bên cạnh đó, du lịch An Giang chưa tập trung vào chất lượng trọng tâm, giá trị tăng thêm; chưa đáp ứng chất lượng phục vụ du khách quốc tế. Vì vậy, để khai thác hết tiềm năng du lịch tỉnh cần thiết phải giải quyết thông thoáng về cơ chế chính sách; chú trọng đặc biệt xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh; thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp du lịch tại thành phố Châu Đốc; phát triển du lịch làng bè…
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vương Trung – TTXVN
Ông Guillaume Van Grinsven, chuyên gia cấp cao của Tổ chức Hỗ trợ quốc tế Hà Lan PUM (Programma Uitzending Managers) cho rằng: Du lịch An Giang cần xem trọng các yếu tố an toàn và chất lượng dịch vụ tương xứng với giá trị. Trước mắt, tỉnh nên tập trung vào 4 sản phẩm trọng điểm khai thác du lịch đường bộ và đường thủy: Núi Sam (thành phố Châu Đốc), Núi Cấm (Bảy Núi – huyện Tịnh Biên), Óc Eo (huyện Thoại Sơn), Du lịch xanh và du lịch theo dòng, tạo tour nội tuyến Châu Đốc – Tịnh Biên – Thoại Sơn. Ngoài ra, để du khách đến tham quan tại An Giang quanh năm cần khai thác làng nghề thủ công truyền thống, duy trì giá trị hệ sinh thái tự nhiên, tạo ra sản phẩm phù hợp cho du khách nội địa và quốc tế…
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, dịch vụ tại các khu điểm du lịch ở An Giang phát triển tự phát không như mong muốn. Vì vậy, An Giang đang tập trung qui hoạch tổng thể du lịch, sắp xếp lại khu du lịch Núi Cấm, khai quật di chỉ văn hoá Óc Eo, tập huấn hướng dẫn người dân cùng làm du lịch, mở rộng hợp tác kết nối du lịch với các tỉnh, thành trên cả nước…tạo vòng du lịch khép kín trong thời gian tới.
An Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia. An Giang được thiên nhiên ưu đãi với phong phú cảnh quang đẹp và nhiều di tích như: Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên), đồi Tức Dụp (Tri Tôn), Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng (Long Xuyên), Khu di chỉ văn hoá Óc Eo (Thoại Sơn)…Nhiều năm qua, An Giang thu hút mỗi năm hàng triệu lượt du khách du lịch tới tham quan. Trong 9 tháng năm 2017, An Giang đón 7 triệu lượt du khách trong nước và quốc tế, đạt 102% so kế hoạch, về đích chỉ tiêu thu hút khách du lịch năm 2017 trước 3 tháng. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 3.400 tỷ đồng, đạt 95% chỉ tiêu năm 2017.
Phát Triển Du Lịch Hiệu Quả Và Bền Vững
Phát triển du lịch hiệu quả và bền vững
Những năm qua, kinh tế-xã hội Ninh Bình có nhiều khởi sắc, trong đó ngành Du lịch đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế, hiệu quả hoạt động du lịch của Ninh Bình vẫn còn ở mức khiêm tốn. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Ninh Bình đang quan tâm tìm giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình lên tầm cao mới với trọng tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Phát huy tiềm năng
Từ khóa “du lịch Ninh Bình” những năm gần đây tăng vượt trội trên các công cụ tìm kiếm trên Internet. Bởi nhắc đến Ninh Bình là người ta nghĩ đến một tỉnh với đa dạng các tiềm năng về du lịch như rừng, núi, sông hồ, đất ngập nước, đồng bằng và duyên hải, tạo nên nhiều hình thái cảnh quan, hệ sinh thái độc đáo, đa dạng có giá trị nổi bật thu hút du khách.
Có thể nói, đặc điểm địa hình và hệ sinh thái của Ninh Bình tạo nên hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên đặc sắc, đa dạng và nổi bật phù hợp với các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng sinh thái rừng, núi, hang động, biển, đất ngập nước, suối khoáng, đồng quê… như Vườn quốc gia Cúc Phương, Danh thắng Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, Vân Long, Kênh Gà…
Chiều sâu văn hóa, lịch sử gắn với lối sống, tôn giáo và hệ thống di tích hòa đồng với hệ sinh thái cảnh quan đã hình thành hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn gắn với các địa danh, di tích, lễ hội, ẩm thực, làng nghề… như Bái Đính, Hoa Lư, Phát Diệm… là cơ sở hình thành các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh đặc sắc.
Dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, du lịch Ninh Bình những năm qua có bước phát triển vượt bậc. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều khu, điểm du lịch mới với nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ giải trí được đưa ra phục vụ du khách. Hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch từng ngày được mở rộng quy mô và nâng dần về chất lượng. Hiệu quả kinh tế về du lịch tăng mạnh những năm gần đây thể hiện ở số lượng khách tham quan và tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch.
Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch, năm 2019, khách du lịch đến Ninh Bình đạt 7,65 triệu lượt khách, tăng 4,79% so với năm 2018. Trong đó, khách nội địa đạt 6,68 triệu lượt khách, tăng 3,9% so với năm 2018; khách quốc tế: 970 nghìn lượt khách, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2018.
Doanh thu du lịch đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2018, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Riêng trong 8 tháng đầu năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên ngành Du lịch bị thiệt hại nặng nề, toàn tỉnh ước đón được 1,87 triệu lượt khách, đạt 30,3% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt 1.067 tỷ đồng, bằng 38,03% so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển của du lịch Ninh Bình thời gian qua vẫn đang ở bước tăng trưởng ban đầu. Đó là sự gia tăng về quy mô đáp ứng nhu cầu lượng khách du lịch tăng nhanh. Tăng trưởng du lịch chủ yếu về lượng dựa vào đầu tư mở rộng. Giá trị sản phẩm du lịch chưa cao và chưa phát huy hết giá trị đặc sắc của tài nguyên du lịch, hiệu quả kinh tế du lịch còn chưa xứng với tiềm năng.
Ngoài ra, những yếu tố về hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch thiếu đồng bộ và hiện đại cùng với lực lượng lao động du lịch phần đông còn thiếu chuyên nghiệp. Hệ thống doanh nghiệp du lịch được hình thành và mở rộng nhưng chưa có doanh nghiệp lữ hành đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh vươn đến các thị trường xa để thu hút khách. Sự thiếu đồng bộ về chính sách, nguồn lực đầu tư hạn chế, xung đột lợi ích liên ngành với du lịch, nhận thức du lịch chưa thích ứng kịp… đang là những rào cản, thách thức đối với phát triển du lịch Ninh Bình.
Tầm nhìn chiến lược
Mặc dù còn nhiều khó khăn song với sức bật mạnh mẽ trong những năm qua có thể khẳng định rằng, du lịch Ninh Bình đang nổi lên với sức tăng trưởng mạnh mẽ, tương lai sẽ trở thành một trong những điểm đến đặc sắc trong vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông bắc.
Theo Quy hoạch tổng thể: “Đến năm 2020, Ninh Bình trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước; đến năm 2030, ngành Du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển”.
Ngành Du lịch cũng phấn đấu đến năm 2025, thu hút khoảng 8-9 triệu lượt khách, trong đó 1,5 triệu lượt khách quốc tế; tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 8.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 30.000 lao động, trong đó có 12.000 lao động trực tiếp.
Phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn, phát triển giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; áp dụng rộng rãi hệ thống du lịch thông minh, khẳng định Ninh Bình là điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách.
Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Ninh Bình đã xác định cần đổi mới các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng và nâng cao thương hiệu du lịch Ninh Bình. Theo đó, đẩy mạnh liên kết, mở rộng hợp tác phát huy tiềm năng, thế mạnh và khai thác các cơ hội, nguồn lực để phát triển gắn kết du lịch Ninh Bình với các địa phương trong cả nước và khu vực.
Cơ cấu lại thị trường khách du lịch đến Ninh Bình, tập trung khai thác thị trường khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và mở rộng thị trường đến các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, khu vực Tây Nguyên. Tăng cường liên kết với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận để mở rộng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế ở các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ, úc…
Ngành Du lịch cũng phối hợp với các cơ quan chuyên môn bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý theo hướng tăng số lượng lao động trực tiếp, chú trọng lao động lành nghề qua đào tạo, có tính chuyên nghiệp cao. Đến năm 2025, ngành Du lịch Ninh Bình phấn đấu cơ bản đáp ứng đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đào tạo nguồn nhân lực hướng tới tiêu chuẩn trình độ kỹ năng của khu vực và quốc tế.
Tỉnh cũng ưu tiên nguồn lực thích hợp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối các khu, điểm du lịch. Đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch một cách đồng bộ, có chất lượng cao với các sản phẩm du lịch đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư hệ thống khách sạn cao cấp, đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao, 8 đồng bộ về các dịch vụ; các dự án đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế xanh, tỉnh Ninh Bình đang nỗ lực xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện. Đẩy mạnh triển khai phổ biến quy tắc ứng xử văn minh du lịch tại các địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch.
Đồng thời thực hiện giải pháp lắp camera tại một số địa điểm có đông khách du lịch, tăng cường hiệu quả các đường dây nóng phục vụ khách du lịch, hình thành hệ thống kiểm soát an ninh, an toàn các khu, điểm du lịch kết nối với trung tâm hỗ trợ du khách.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động du lịch, quản lý điểm đến, quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt, Ninh Bình định hướng phát triển du lịch thông minh gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng công nghệ xanh – sạch – tái tạo.
Nguồn: baoninhbinh.org.vn
Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Để Phát Triển Du Lịch Bền Vững trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!