Xem Nhiều 3/2023 #️ Giải Pháp Erp Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất Tối Ưu Các Chi Phí # Top 11 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giải Pháp Erp Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất Tối Ưu Các Chi Phí # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Erp Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất Tối Ưu Các Chi Phí mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất đối với khâu lập kế hoạch

Quá trình phân tích, tính toán các nhu cầu về nguyên vật liệu, hàng hóa hay việc quản lý nhập kho; xuất kho; kiểm tra tồn kho,…diễn ra rất phức tạp trong các doanh nghiệp sản xuất. 

Các nhà quản lý cần đưa ra những kế hoạch phân bổ nên tập trung xử lý hàng hóa nào trước; nguyên vật liệu nào cần chuẩn bị để sản xuất tiếp theo,…Nếu không có đủ dữ liệu cho từng quy trình này; việc ra quyết định sẽ gặp khó khăn; có thể dẫn đến những sai lầm. 

Với những giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất; nhà quản trị không chỉ nắm bắt tình hình hoạt động một cách nhanh chóng và kịp thời mà còn dễ dàng đưa ra các hướng phát triển phù hợp; mang lại hiệu quả cao nhất.

Tình hình tài chính “luôn trong tầm mắt” nhờ ERP

Đối với doanh nghiệp, quản lý tài chính được đặt lên hàng đầu. Chỉ khi nào kiểm soát các dòng tiền, nhà quản trị mới có thể quyết định tiếp tục duy trì, thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất. 

Các hệ thống ERP tích hợp các nghiệp vụ kế toán như: báo cáo thu chi hàng ngày; các sổ cái, bảng công nợ,…Thông qua các báo cáo, nhà quản trị xác định được tài chính của doanh nghiệp để phân bổ nguồn thu chi cho hợp lý và hiệu quả nhất.

ERP giúp quản lý các giao dịch hiệu quả

Một trong những lợi ích của ERP chính là hỗ trợ doanh nghiệp quản lý danh sách các đối tác; khách hàng tiềm năng và lịch sử giao dịch cũng như đặc điểm của họ. 

Thông tin giao dịch như: hợp đồng, giá bán, tiến độ thanh toán,…đều được thể hiện chi tiết trên hệ thống. Nhà quản trị có đủ thông tin để sàng lọc; lựa chọn các đối tượng tiềm năng để hợp tác; góp phần tiết giảm thời gian và chi phí.

Tối ưu chi phí nhân sự và năng suất lao động 

Với quy mô hàng trăm hàng nghìn nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất; các khoản chi lương, bảo hiểm, thưởng,..thật sự rất lớn. Hơn nữa, nếu có 1 sự bất hợp lý nào đó thì có lẽ bạn cũng đã tưởng tượng được nó sẽ tốn kém và lãng phí như thế nào. 

Để giảm sự lãng phí, doanh nghiệp ứng dụng phần mềm vào quy trình. Những giải pháp ERP cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu: phát hiện và cung cấp dữ liệu để điều chỉnh các chi phí chưa hợp lý. Đồng thời, tự động hóa các quy trình giấy tờ thủ công và giảm nhân sự không cần thiết. 

Song song với việc tiết giảm chi phí chính là tăng năng suất làm việc. Bằng cách xây dựng chỉ số KPI cho từng bộ phận, nhà quản trị kiểm soát được tiến độ; hiệu quả thực hiện của mỗi cá nhân,bộ phận, phòng/ban; từ đó có các tác động thúc đẩy, động viên hoặc có chế tài phù hợp. 

Như vậy, áp dụng các giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất là cách thiết thực để doanh nghiệp tối ưu các chi phí và tăng doanh thu hiệu quả. Tuy nhiên, áp dụng như thế nào cho phù hợp và cần cân nhắc những điều gì; doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng và cần sự hỗ trợ chuyên môn. 

Bạn có thể yêu cầu tư vấn hoặc Demo phần mềm DIGINET ERP qua hotline: 0908 402 668. Đội ngũ của chúng tôi hơn 25 năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm được giải pháp tối ưu nhất. 

Tác giả : Thái Hòa

CHIA SẺ:

Tối Ưu Hóa Chi Phí Logistics Cho Nông Sản

Chiều 8/9, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa phối hợp với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC), Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Hội nghị kết nối DN nông sản – đường sắt – hàng không” nhằm đưa ra giải pháp tối ưu hóa chi phí logistics cho hàng nông sản.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Như năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt gần 25,5 tỷ USD, trong đó có 6/9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD.

Tuy nhiên kết quả khảo sát DN logistics về phương thức vận tải, để vận chuyển hàng nông sản và hàng lạnh, đường bộ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu đối với các DN chủ hàng do sự linh hoạt, thời gian vận chuyển nhanh và cũng là một phương thức “truyền thống”, đặc biệt là đối với xuất khẩu sang các thị trường có chung đường biên giới với nước ta. Tiếp đến là đường biển do chi phí thấp, thích hợp với việc xuất khẩu sang các thị trường xa và với các mặt hàng có tính thời vụ thấp. Tỷ lệ sử dụng đường sắt và đường hàng không hiện nay chưa nhiều do chi phí vận chuyển cao, chưa phù hợp với các mặt hàng nông sản giá trị thấp, vận tải đường sắt thiếu kết nối linh hoạt…

Để đẩy mạnh khai thác vận tải hàng hóa đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp trên thế giới và ở Việt Nam từ đầu năm đến nay, các ngành vận tải hàng không, đường sắt đều đang nỗ lực nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ, hoàn thiện dịch vụ vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, dường như điều đó chưa đủ thu hút, kết nối DN nông sản. Nguyên nhân sâu xa được các các chuyên gia trong Diễn đàn Logistics Việt Nam 2019 chỉ ra không chỉ là thiếu thông tin, mà hơn thế là thiếu lòng tin giữa các DN nông sản và DN logistics làm cho hai bên tách rời nhau, không dám đến với nhau hoặc chưa đủ tin tưởng để đẩy mạnh quan hệ hợp tác.

Chính vì vậy, để tận dụng những ưu thế hiện có của vận tải đường sắt và đường hàng không nhằm cắt giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa nông sản, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, bên cạnh việc tổ chức các hội nghị, hội thảo… cần thông tin chi tiết, kịp thời cho các DN về các phương thức vận tải, cung cấp các gói ưu đãi nhằm kích cầu vận tải hàng hóa của các DN lớn trong ngành vận tải đường sắt, đường hàng không như Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Vietjet Air Cargo, Bamboo Airways…

Ông Đỗ Xuân Quang – Phó Tổng giám đốc Vietjet Air cho biết, vận tải hàng không chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng khối lượng hàng hóa của Việt Nam, tuy nhiên giá trị chiếm đến 25% tổng giá trị xuất khẩu của đất nước. Thị trường này được dự báo sẽ đóng góp khoảng 3 tỷ USD vào GDP của cả nước. Cơ hội để vận chuyển hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng qua đường hàng không là rất lớn bởi các chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không bên cạnh chính sách “Open Sky – Bầu Trời Mở” ở khu vực Đông Dương và các nước ASEAN. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hàng không đang trong giai đoạn sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới song song với hàng loạt các FTAs đã có hiệu lực như: AEC, CTPP, EVFTA…

Ngoài ra, việc ngày càng có nhiều các tập đoàn công ty đầu tư vào nông nghiệp với quy mô lớn cho xuất khẩu và thị trường thương mại điện tử đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ sẽ tạo cơ hội rất lớn cho hoạt động vận chuyển hàng nông sản.

Ông Vũ Tiến Dũng – Trưởng phòng hàng hóa của Bamboo Airways thì cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid và chính sách của Chính phủ đã cho phép khai thác các đường bay quốc tế… chắc chắn lượng hành khách đi từ Việt Nam đến các nước là rất ít mà chủ yếu là các chuyến bay trống. Vì vậy các DN phối hợp với các hãng bay tận dụng cơ hội này để vận chuyển hàng hóa với chính sách giá ưu đãi.

Tìm Hiểu Giải Pháp Erp Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất

Giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất là gì?

Phần mềm ERP cho sản xuất là giải pháp được thiết kế nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng biệt dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Do đó, phần mềm đem lại các tính năng phù hợp đặc thù ngành sản xuất, nhằm cải tiến hiệu quả kinh doanh.

Tại sao doanh nghiệp sản xuất cần chọn giải pháp ERP chuyên biệt

Nhà quản trị cần có tầm nhìn khái quát tổng thể doanh nghiệp;

Cần phải tạo ra sự hợp tác và thúc đẩy hiệu quả giữa các bộ phận;

Giảm thiểu tối đa các chi phí trong hoạt động sản xuất;

Khi hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp, cần có giải pháp hỗ trợ sản xuất tinh gọn;

Truy xuất tài liệu tuân thủ pháp chế;

ERP cho ngành sản xuất giúp giải quyết những vấn đề gì?

Khi áp dụng phần mềm ERP, doanh nghiệp sản xuất sẽ nhận được những hiệu quả sau:

Tăng độ chính xác trong hoạt động kinh doanh: Giải pháp quản lý sản xuất cung cấp hệ thống quản trị nhất quán, từ đó rủi ro trong sản xuất được hạn chế tối đa. Phần mềm tạo ra cách thức phân tích dữ liệu sản xuất mới nhằm tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên thông tin. Kết quả đạt được là một hệ thống quản trị, vận hành nhà máy thống nhất, linh hoạt, hiệu quả và giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra.

Khả năng hiển thị trên toàn hệ thống: Trong nhà máy, khả năng hiển thị trên toàn hệ thống cho phép sản xuất và giao hàng kịp thời, giảm tốc độ từ chối sản phẩm, tăng thời gian quay vòng sản phẩm.

Quản trị hiệu suất sản xuất: Giải pháp cung cấp một giao diện hệ thống, nơi hiển thị hiệu suất thời gian thực của ca, dây chuyền sản xuất. Ngoài ra các dữ liệu chính xác về thời gian chết hay chu kỳ thời gian sản phẩm cũng được phần mềm cập nhật nhằm phản ứng nhanh với các sự kiện ngoài ý muốn như thiếu nguyên liệu hoặc hỏng thiết bị.

Sản phẩm chất lượng tốt hơn: Các phân tích quan trọng trong thời gian thực như các chỉ số hiệu suất và chất lượng, được hiển thị ở định dạng đồ họa trực quan cao, tăng khả năng phát hiện lỗi và giảm nguy cơ thu hồi sản phẩm. Ngoài ra việc ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất hỗ trợ cải tiến tiêu chuẩn của máy móc, dây chuyền sản xuất, hoạt động sản xuất, nhà máy,… Từ đó cải thiện chất lượng tổng thể.

Tăng năng suất: Phần mềm quản lý máy móc thông minh tại nhà xưởng, đảm bảo sản xuất hiệu quả và tinh gọn hơn bằng cách lập kế hoạch chính xác số lượng hàng hóa cần thiết. Điều này giúp bộ phận quản trị doanh nghiệp nắm bắt thông tin dưới nhà máy kịp thời. Từ đó tăng năng suất và đảm bảo thời gian hoạt động tối ưu, thúc đẩy sự phát triển trong tương lai và hiện tại của doanh nghiệp.

Các tính năng đặc thù của phần mềm ERP ngành sản xuất

Các tính năng đặc thù của phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất cần đáp ứng các hoạt động kinh doanh và sản xuất như sau:

Chức năng tập hợp nhu cầu sản xuất (MDS: Master Demand Schedule): chức năng này thực hiện việc tập hợp các yêu cầu về hàng hóa từ nguồn dự báo (Forecast) và đơn hàng của khách hàng (Sales Order) để lập ra nhu cầu hàng hóa cần sản xuất tại những thời điểm nhất định.

Chức năng lập kế hoạch sản xuất (MPS: Master Production Schedule): thực hiện tạo các lệnh sản xuất dựa trên số liệu hàng hóa cần sản xuất (MDS).

Chức năng hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Resource Planning): hỗ trợ việc tính toán các yêu cầu về NVL dựa theo kế hoạch sản xuất. Trên cơ sở thông tin về kế hoạch sản xuất (MPS), phân tích năng lực (Capacity) và nguồn lực (Resource) của hệ thống sản xuất, MRP sẽ tự động tính toán nhu cầu nguyên vật liệu.

Định mức nguyên vật liệu và Công đoạn sản xuất (BOM – Bills of material, Routing): cho phép nhà máy xây dựng các định mức nguyên vật liệu cho các loại sản phẩm. Cho phép xây dựng BOM nhiều cấp, xác định các công đoạn sản xuất (Routing) và các nguồn lực tương ứng sử dụng trong từng công đoạn đối với sản phẩm.

Quản lý thông tin các công đoạn sản xuất (WIP- Work in Process): Chức năng này sẽ lưu trữ số liệu các nguyên vật liệu xuất ra cho sản xuất tại mỗi công đoạn sản xuất. Chức năng này hỗ trợ công tác quản lý nhà máy đạt hiệu quả cao.

Tính giá thành sản xuất: trên cơ sở xây dựng các định mức nguyên vật liệu, quản lý các công đoạn sản xuất và các chi phí phân bổ khác, chức năng tính giá thành sản phẩm của giải pháp ERP cho sản xuất sẽ thực hiện việc tính giá thành thành phẩm chính xác và nhanh chóng.

Tích hợp với các phân hệ khác: phân hệ Bán hàng (xác định nhu cầu từ các đơn bán hàng), phân hệ Mua hàng (tự động lập các yêu cầu mua hàng khi NVL không đủ để sản xuất), Quản lý kho (các NVL trong quá trình sản xuất xuất ra phân xưởng và thành phẩm được nhập kho),… từ đó giảm thiểu tối đa sai sót trong từng công đoạn.

Tính năng mở rộng: sử dụng cảm biến để thu thập thông tin tình trạng máy móc, thống kê sản lượng sản xuất của thiết bị theo thời gian thực và đồng bộ với hệ thống ERP, tích hợp hệ thống DMS trong quản lý kênh phân phối, tích hợp máy quét QR Code trong quản lý kho thông minh…góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Việc ứng dụng phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất là xu thế tất yếu để hiện đại hóa nhà máy sản xuất, cũng như tự động hóa công nghiệp quy trình. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu được tư vấn từ chuyên gia, hãy liên hệ qua số hotline: 0986.196.838

Doanh Nghiệp Nên Cắt Giảm Chi Phí Nào Để Tối Ưu Hóa Lợi Nhuận?

Cắt giảm chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận là nhu cầu của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, cắt giảm chi phí đôi khi phải gánh chịu nhiều hậu quả còn lớn hơn nhiều so với chi phí vừa được cắt giảm. Vì vậy, cắt giảm chi phí thế nào cho hiệu quả là điều doanh nghiệp cần phải cân nhắc.

Theo một nghiên cứu của Harvard Business Press, mức độ tác động của những khu vực cắt giảm lên mức tăng trưởng doanh thu của các công ty hàng đầu như sau:

Thực tế, không phải chi phí nào cũng xấu và cần cắt giảm. Vì vậy, trước khi thực hiện cắt giảm chi phí, doanh nghiệp cần phải xác định “Cái gì mang lại giá trị cho khách hàng?”, và xây dựng một chiến lược để bảo đảm những giá trị ấy luôn luôn được bảo tồn.

Doanh nghiệp cần lập một chiến lược và lộ trình cụ thể cho dự án cắt giảm chi phí và truyền thông thông suốt đến mọi thành viên trong doanh nghiệp, nhất là cấp quản lý, để đảm bảo sự tập trung và hạn chế những lo lắng, bất mãn trong tổ chức.

Việc cắt giảm chi phí không thể diễn ra đồng loạt, mọi lúc mọi nơi mà cần phải xác định rõ: nơi nào cần cắt giảm, nơi nào có thể cắt giảm được và đâu là chỗ phải đầu tư. Có như vậy việc cắt giảm chi phí mới mang lại hiệu quả và không làm mất đi giá trị vốn có, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu không, sau khi cắt giảm chi phí, doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh thì càng nguy hại hơn.

Chẳng hạn, khi doanh nghiệp quyết định giảm số lượng nhân sự thì phải xác định vị trí nào cần cắt giảm và những ai cần phải giữ đồng thời có chính sách hợp lý để giữ và củng cố tinh thần cho đối tượng này để họ không lo lắng về tương lai của mình.

Mặt khác, khi giảm số lượng nhân viên thì doanh nghiệp đồng thời cũng phải đầu tư thêm trang thiết bị hỗ trợ và đào tạo phát triển đội ngũ thì mới đảm bảo được năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ, sử dụng phần mềm kế toán online để hỗ trợ kế toán viên các công tác sổ sách, giấy tờ.

2. Cắt giảm và phân loại khách hàng?

Khách hàng là người duy trì hoạt động của công ty, nên không doanh nghiệp nào muốn cắt giảm khách hàng. Tuy nhiên, thực tế, không phải khách hàng nào cũng mang lại giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí khá lớn để giữ họ, trong khi khoản lợi nhuận mà họ mang lại cho doanh nghiệp không đáng kể. Đây là phần chi phí phải mạnh dạn cắt bỏ.

Nhiều doanh nghiệp còn đầu tư phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM để theo dõi chi tiết thông tin khách hàng, lưu trữ lịch sử mua hàng, thanh toán, các sản phẩm mà khách hàng đã sử dụng.

Theo đó, một việc quan trọng cần phải tiến hành trong quá trình hiện thực hóa chiến lược cắt giảm chi phí là phân loại khách hàng. Cần xác định đâu là phân khúc khách hàng cần tập trung chăm sóc để duy trì và phát triển, và đâu là nhóm khách hàng không cần thiết phải tiếp tục đầu tư.

Kể cả trong bối cảnh doanh thu không tăng trưởng, nhưng nếu có thể cắt giảm chi phí hợp lý, lợi nhuận của doanh nghiệp hoàn toàn có thể tăng và không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.Để có thể đưa ra các chính sách phù hợp thì chủ doanh nghiệp cần nắm được chi tiết các báo cáo tài chính – nhân sự – bán hàng để có cái nhìn tổng thể về các vấn đề đang tồn động tại công ty, tốt hơn cả là sử dụng mộtphần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất ERP trong công tác quản trị, phát hiện và điều hành công ty.

3. Giải pháp giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí hiệu quả

Để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được các hiệu quả đặt ra, mỗi doanh nghiệp phải đưa ra được các biện pháp giảm chi phí, cách thức quản lý và kiểm soát cho phí tốt nhất. Cụ thể như:

Một là, xác định rõ các bước cần thiết khi tiến hành cắt giảm chi phí. Đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hai là, xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăng. Cần cắt giảm chi phí theo những phương thức hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ba là, sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững.

Bốn là, thường xuyên rà soát, nghiên cứu chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể.

Năm là, xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại. Doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể trong từng bộ phận DN và có giải pháp ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ.

Sáu là, các nhà quản lý cấp cao đóng vai trò xây dựng những trọng điểm và mục tiêu quản lý chi phí, còn các nhà quản lý cấp dưới là người thực thi những nhiệm vụ được đặt ra, trực tiếp xử lý các chi tiết kinh doanh, tìm ra những chi phí tốt và chi phí xấu; đồng thời, đánh giá các mặt lợi hại của việc cắt giảm các chi phí do các nhà quản lý cấp cao đề ra.

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Erp Cho Doanh Nghiệp Sản Xuất Tối Ưu Các Chi Phí trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!