Xem Nhiều 6/2023 #️ Giải Pháp Lắp Điện Năng Lượng Mặt Trời # Top 11 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Giải Pháp Lắp Điện Năng Lượng Mặt Trời # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Lắp Điện Năng Lượng Mặt Trời mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo thông tư số 16/2017/TT-BCT do Bộ công thương quy định chính thức có hiệu lực vào ngày 26/10/2017 thực sự đã đưa điện năng lượng mặt trời trở thành một trong những nguồn năng lượng chính của Việt Nam trong tương lai gần. Có thể nói đây là giải pháp năng lượng được ưu tiên và khuyến khích lựa chọn vì ưu điểm tiết kiệm điện năng cũng như mang đến những ảnh hưởng tích cực đến môi trường.

Vậy hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì ?

Hệ thống điện năng lượng mặt trời được cấu thành chính từ các tấm pin mặt trời (pin quang điện). Các tấm pin năng lượng mặt trời trong hệ thống đóng vai trò hấp thụ ánh nắng mặt trời, chuyển hóa quang năng thành điện năng và điện năng được đưa lên điện lưới hoặc lưu trữ trực tiếp trên ắc quy để hoạt động độc lập. Hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa thành nguồn điện một chiều (DC) thành nguồn điện xoay chiều (AC) thông qua bộ chuyển đổi điện nối lưới (inverter).

Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời bao gồm:

Tấm pin năng lượng mặt trời Solar Panel

Inverter hòa lưới

Hệ thống giám sát từ xa qua internet, smart phone

Hệ thống khung đỡ, Hệ thống cắt sét lan truyền và tiếp địa, Cáp điện và các hệ vật tư,phụ kiện trong hệ thống

Đồng hồ đo đếm điện 2 chiều

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời trên mái (PV Rooftop)

Dưới ánh sáng mặt trời, các tấm pin mặt trời chuyển đổi bức xạ mặt trời thành nguồn điện một chiều (DC). Nguồn điện DC sẽ được bộ chuyển đổi điện (inverter) chuyển hóa thành nguồn điện xoay chiều (AC) để cấp cho tải sử dụng. Inverter được trang bị thuật toán  tìm điểm công suất cực đại MPPT (Maximum Power Point Tracking) nhằm tối ưu hóa năng lượng tạo ra từ hệ thống pin mặt trời.

Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng mà hệ thống điện năng lượng mặt trời được phân ra làm 3 giải pháp chính:

Hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới

Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập lưới

Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có lưu trữ (Hybrid)

3 lưu ý quan trọng khi lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời

Chuẩn bị thông tin: trước khi đầu tư  hệ thống điện năng lượng mặt trời, khách hàng nên chuẩn bị các thông tin cơ bản như diện tích mái, hóa đơn tiền điện hàng tháng và ngân sách đầu tư.

Chọn nhà cung cấp: liên hệ các nhà cung cấp để yêu cầu báo giá và so sánh giá giữa các bên là một phương án hiệu quả. Tuy nhiên,  hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời gian dài nên chi phí lắp đặt ban đầu không phải là yếu tố quyết định.

Một số câu hỏi quan trọng khách hàng cần quan tâm: Chất lượng và xuất xứ của tấm pin năng lượng mặt trời, Cam kết về bảo hành, Chính sách bảo hành & bảo trì, Công nghệ quản lý và cảnh báo lỗi. Cuối cùng và quan trọng nhất chính là năng lực thực tế của nhà cung cấp hệ thống điện năng lượng mặt trời, điều này được chứng minh qua các dự án lớn, uy tín cũng như số lượng khách hàng.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái 2Mw – Bình Thuận

Ưu điểm của điện năng lượng mặt trời

1. Khả năng tái tạo

Điện mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo, không giống như các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt… là những nguồn nhiên liệu không thể phục hồi. Theo tính toán của NASA, mặt trời còn có thể cung cấp năng lượng cho chúng ta trong khoảng 6,5 tỉ năm nữa.

2. Sự phong phú, dồi dào

Tiềm năng của năng lượng mặt trời là rất lớn – mỗi ngày, bề mặt trái đất được hưởng 120.000 terawatts (TW) của ánh sáng mặt trời, cao gấp 20.000 lần so với nhu cầu của con người trên toàn thế giới (1TW = 1.000 tỉ W).

3. Nguồn cung bền vững và vô tận

Năng lượng mặt trời là vô tận, dư thừa để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của nhân loại, đủ dùng cho muôn vàn thế hệ về sau.

4. Tính khả dụng

Năng lượng mặt trời có thể được tiếp nhận và sử dụng ở mọi nơi trên thế giới – không chỉ ở vùng gần xích đạo trái đất mà còn ở các vĩ độ cao thuộc phía bắc và phía nam. Ví dụ, Đức hiện đang chiếm vị trí hàng đầu thế giới trong việc sử dụng năng lượng mặt trời và có kế hoạch tận dụng tối đa tiềm năng này.

5. Sạch về sinh thái

Theo xu hướng phát triển gần đây trong cuộc đấu tranh cho việc làm sạch môi trường trái đất, năng lượng mặt trời là lĩnh vực hứa hẹn nhất, có thể thay thế một phần năng lượng từ các nguồn nhiên liệu không tái tạo được và do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường từ sự tăng nhiệt toàn cầu. Việc sản xuất, vận chuyển, lắp đặt và vận hành các nhà máy điện mặt trời về cơ bản không phát thải các loại khí độc hại vào khí quyển. Ngay cả khi có phát thải một lượng nhỏ thì nếu so sánh với các nguồn năng lượng truyền thống, lượng khí này là không đáng kể.

6. Không gây tiếng ồn

Trên thực tế, việc sản xuất năng lượng mặt trời không sử dụng các loại động cơ như trong máy phát điện, vì vậy việc tạo ra điện không gây tiếng ồn.

7. Hiệu quả cao, chi phí hoạt động thấp

Chuyển sang sử dụng pin mặt trời, các hộ gia đình sẽ có được một khoản tiết kiệm đáng kể trong ngân sách chi tiêu. Việc bảo trì, duy tu hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời cho hộ gia đình đòi hỏi chi phí rất thấp – trong 1 năm, bạn chỉ cần một vài lần lau chùi sạch các tấm pin năng lượng mặt trời và chúng luôn được các nhà sản xuất bảo hành trong khoảng thời gian lên tới 20-25 năm.

8. Áp dụng rộng rãi

Phổ ứng dụng của năng lượng mặt trời rất rộng – cung cấp điện tại các khu vực không có kết nối với lưới điện quốc gia (ngay cả ở những quốc gia phát triển cao như Mỹ, Nga, Pháp… hiện cũng vẫn có những vùng sâu vùng xa được gọi là “điểm mù về điện” như thế); dùng để khử muối trong nước biển ở nhiều quốc gia châu Phi khan hiếm nước ngọt và thậm chí cả việc cung cấp năng lượng cho các vệ tinh trên quỹ đạo trái đất. Điện mặt trời gần đây được gọi là “năng lượng toàn dân”, phản ánh sự đơn giản của việc tích hợp điện mặt trời vào hệ thống cung cấp điện nhà, song song với điện lưới hoặc điện từ các nguồn cung khác.

9. Công nghệ tiên tiến

Công nghệ sản xuất pin mặt trời mỗi ngày một tiến bộ hơn – mô-đun màng mỏng được đưa trực tiếp vào vật liệu ngay từ giai đoạn sơ chế ban đầu. Tập đoàn Sharp của Nhật Bản cũng là một nhà sản xuất pin mặt trời, vừa giới thiệu một hệ thống sáng tạo các yếu tố lưu trữ năng lượng cho kính cửa sổ. Những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực công nghệ nano và vật lý lượng tử cho phép chúng ta kỳ vọng về khả năng tăng công suất của các tấm pin mặt trời lên gấp 3 lần so với hiện nay.

Bên cạnh đó, điện năng lượng mặt trời cũng có các nhược điểm như:

1. Chi phí cao

Có ý kiến cho rằng, điện mặt trời thuộc về loại năng lượng đắt tiền – đây có lẽ là vấn đề gây tranh cãi nhất trong việc sử dụng nguồn năng lượng này. Do việc lưu trữ năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình đòi hỏi khoản chi phí đáng kể ở giai đoạn ban đầu, nhiều quốc gia khuyến khích việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch bằng cách cho vay tín dụng để thực hiện hoặc cho thuê pin mặt trời theo những hợp đồng có lợi cho người thuê.

2. Không ổn định

Có một thực tế bất khả kháng: Vào ban đêm, trong những ngày nhiều mây và mưa thì không có ánh sáng mặt trời, vì thế năng lượng mặt trời không thể là nguồn điện chính yếu. Tuy nhiên, so với điện gió, điện mặt trời vẫn là một lựa chọn có nhiều ưu thế hơn.

3. Chi phí lưu trữ năng lượng cao

Giá của ắc quy tích trữ điện mặt trời để lấy điện sử dụng vào ban đêm hay khi trời không có nắng hiện nay vẫn còn khá cao so với túi tiền của đại đa số người dân. Vì thế, ở thời điểm hiện tại, điện mặt trời chưa có khả năng trở thành nguồn điện duy nhất ở các hộ gia đình mà chỉ có thể là nguồn bổ sung cho điện lưới và các nguồn khác.

4. Vẫn gây ô nhiễm môi trường, dù rất ít

Mặc dù so với việc sản xuất các loại năng lượng khác, điện mặt trời thân thiện với môi trường hơn, nhưng một số quy trình công nghệ để chế tạo các tấm pin mặt trời cũng đi kèm với việc phát thải các loại khí nhà kính, nitơ trifluoride và hexaflorua lưu huỳnh. Ở quy mô lớn, việc lắp đặt những cánh đồng pin mặt trời cũng chiếm rất nhiều diện tích đất nhẽ ra được dành cho cây cối và thảm thực vật nói chung.

5. Sử dụng nhiều thành phần đắt tiền và quý hiếm

Việc sản xuất các tấm pin mặt trời màng mỏng đòi hỏi phải sử dụng cadmium telluride (CdTe) hoặc gallium selenide indi (CIGS) – những chất rất quý hiếm và đắt tiền, điều này dẫn đến sự gia tăng chi phí.

6. Mật độ năng lượng thấp

Một trong những thông số quan trọng của nguồn điện mặt trời là mật độ công suất trung bình, được đo bằng W/m2 và được mô tả bằng lượng điện năng có thể thu được từ một đơn vị diện tích nguồn năng lượng. Chỉ số này đối với điện mặt trời là 170 W/m2 - nhiều hơn các nguồn năng lượng tái tạo khác, nhưng thấp hơn dầu, khí, than và điện hạt nhân. Vì lý do này, để tạo ra 1kW điện từ nhiệt năng mặt trời đòi hỏi một diện tích khá lớn của các tấm pin mặt trời.

Bảng tính chi phí lắp đặt điện năng lượng mặt trời:

Công thức bảng tính dựa vào tiêu chuẩn PVGIS-CMSAF 1. diện tích lắp đặt trên dựa trên thực tế tấm pin chưa tính đường đi và các khoản trống khác 2. Hiệu suất tấm pin trong tổng thời gian sử dụng trung bình là 85% 3. Công suất/m2/ngày chọn 5.0 kWh/m2/ngày 4. Giờ nắng/ngày là 5H

Giải Pháp Điện Năng Lượng Mặt Trời Cho Tưới Tiêu

Trong những năm gần đây, do sự biến động của thời tiết, khí hậu, tình trạng hạn hán đã xảy ra thường xuyên và khá nghiêm trọng trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trước đây, chúng ta chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm nguồn nước, đầu tư, xây dựng công trình để quản lý, khai thác nguồn nước, còn việc sử dụng nước như thế nào cho hiệu quả chưa được coi trọng. Trong thực tế, do tập quán canh tác, sự hiểu biết còn hạn chế về kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật tưới, tiêu theo yêu cầu của cây trồng trong từng thời đoạn sinh trưởng đã dẫn đến việc sử dụng nước rất lãng phí.

Đối với các vùng quy hoạch phát triển nông nghiệp không tập trung hoặc những đồi núi , nương rẫy việc tiếp cận với nguồn điện lưới quốc gia thường rất khó khăn . Thế nên đối với vùng này như trước người làm nông nghiệp thường áp dụng các đầu máy nổ diezen kéo theo máy công tác , Nếu tính ra lượng chi phí đầu tư duy trì xăng dầu là rất lớn hơn nữa hệ thống máy , khung gá bệ đỡ cồng kềnh , di chuyển khó khăn .

Ứng dụng điện mặt trời cho hệ thống tưới tiêu Đối với các mô hình nông nghiệp thì hệ thống tưới tiêu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên hiện nay không phải mô hình nào cũng tạo được cho mình hệ thống tưới tiêu tốt. Vì các mô hình nông nghiệp thường nằm ở các vùng xa dân cư , một số nơi nguồn nước dẫn thấp và thường rất xa . Nguồn điện lưới chưa được kéo đến hoặc nguồn điện không ổn định, bị cắt thường xuyên. Việc này dẫn đến hệ thống tưới tiêu hoạt động không năng suất. Cây trồng bị thiếu nước và kém chất lượng hơn. Để giải quyết triệt để vấn đề đó chúng ta nên ứng dụng điện mặt trời cho hệ thống tưới tiêu . Về việc sử dụng mô hình theo cách truyền thống là tưới tập trung , việc này đòi hỏi công suất máy bơm phải lớn đi đôi với việc dòng điện kèm theo dây dẫn cũng phải lớn theo nhưng thông thường các khu nông nghiệp thường rất rộng kéo theo đó dây dẫn cũng phải dài dẫn đến sụt áp gây lãng phí trong việc mua dây , phụ kiện , máy công tác mà hiệu quả tưới tập trung không cao lượng nước tuy nhiều nhưng chỉ trong thời gian ngắn cây trồng không kịp hấp thu . Mô hình sử dụng điện mặt trời cho hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt Hệ thống tưới nước nhỏ giọt giúp cho cây trồng luôn được bổ sung đủ nước, đảm bảo được độ ẩm và chất lượng cây. Hệ thống sử dụng các tấm pin mặt trời để tạo ra nguồn điện. Nguồn điện này được hệ thống ắc quy lưu trữ lại và cung cấp cho motor. Motor này sẽ trực tiếp vận hành máy bơm nước từ ao, hồ, giếng…sau đó dẫn nước theo hệ thống ống nước đến từng gốc cây.Tùy theo mô hình trồng loại cây nào để chúng ta sử dụng các loại ống nước khác nhau. Ống nước sẽ chạy dọc theo hàng cây, mỗi cây sẽ được lắp đặt van nước điều chỉnh nhỏ giọt theo tiêu chuẩn.

Mô hình hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt áp dụng tấm pin năng lượng mặt trời

Việc áp dụng điện mặt trời cho hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt tiết kiệm được việc gây lãng phí nguồn nước , việc nhỏ giọt trong việc tưới tiêu cho cây trồng giúp cây trồng hấp thụ nước dần dần giữ cho đất luôn đủ độ ẩm cần thiết giúp cây phát triển , hơn nữa chúng ta cũng có thể châm thêm phân bón hòa tan trong nước giúp tiết kiệm chi phí và nhân công đồng thời việc này cũng mang lại hiệu quả cao hơn . Áp dụng tấm pin năng lượng mặt trời cho tưới tiêu nhỏ giọt đòi hỏi mức chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn nhưng đòi hỏi phải có bể chứa , nhưng bù lại đó về khấu hao lâu dài sẽ tiết kiệm cho các bạn một khoản chi phí không nhỏ từ việc áp dụng công nghệ này .

Giải Pháp Điện Năng Lượng Mặt Trời Hòa Lưới Là Gì ?

Tấm pin năng lượng mặt trời (NLMT) lấy năng lượng từ dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời được hấp thu trực tiếp qua tấm pin mặt trời chuyển hóa thành điện năng một chiều, sau đó qua bộ chuyển đổi hòa lưới trực tiếp bán vào hệ thống điện lưới Quốc Gia, nên được gọi là hệ thống điện mặt trời hòa lưới hoặc nối lưới.

I. Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới – Giải pháp tiết kiệm điện

Hệ thống pin năng lượng mặt trời hấp thu ánh sáng (bức xạ) từ năng lượng mặt trời và chuyển hóa thành nguồn điện một chiều (DC), sau đó nguồn điện một chiều nay thông qua bộ chuyển đổi hòa lưới Inverter chuyển hóa thành nguồn điện xoay chiều (AC) hòa đồng bộ với điện lưới Quốc Gia.

Bộ chuyển đổi này được lập trình tự dò Điểm công suất cực đại (Maximum Power Point Tracker_MPPT) từ các tấm pin nhằm tối ưu điện năng nhận được từ năng lượng mặt trời.

II. Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới hoạt động như thế nào?

• Khi công suất hòa lưới bằng công suất phụ tải điện, thì phụ tải tiêu thụ toàn bộ lượng điện năng từ tấm pin mặt trời.

• Khi công suất hòa lưới nhỏ hơn công suất phụ tải điện, thì hệ thống sẽ lấy thêm điện từ lưới bù vào cấp cho phụ tải, luôn đảm bảo thiết bị điện sử dụng ổn định

• Khi công suất hòa lưới lớn hơn công suất phụ tải điện, thì lượng điện năng dư thừa sẽ được đẩy ra lưới và được ghi nhận lại qua công tơ 2 chiều, cuối tháng sẽ được hoàn trả số tiền tương đương lượng điện năng đẩy ra lưới theo giá mua điện mặt trời của EVN.

III. Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới phù hợp với ai ?

Ứng dụng:  Thích hợp cho những nơi sử dụng nhiều điện vào ban ngày như: Hộ gia đình, văn phòng công sở, Trường học, nhà máy, xí nghiệp, khu trung tâm hành chính, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng,  văn phòng kinh doanh… Thiết bị phụ tải sử dụng nhiều điện vào ban ngày (máy điều hòa, dây chuyền sản xuất, thang máy, thiết bị chiếu sáng…) nhằm giảm lượng điện năng tiêu thụ từ điện lưới, giảm hòa đơn tiền điện hàng tháng.

Độ lớn của hệ thống có thể từ vài kW đến hàng MW phụ thuộc vào các yếu tố như: • Diện tích lắp đặt tấm NLMT (1kW công suất điện mặt trời cần diện tích khoảng 5-6m2) • Công suất điện tiêu thụ • Khả năng tài chính và nhu cầu của nhà đầu tư

IV. Ưu điểm của hệ thống điện mặt trời hòa lưới ?

A. Ưu điểm:

Là hệ thống đơn giản nhất, tối ưu nhất về chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế

Ít tốn kém nhất, cả về chi phí ban đầu và duy trì, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng

Lợi ích kinh tế lớn nhất

Thời gian hoàn vốn và bắt đầu sinh lời ngắn nhất

Lợi ích hệ thống mang lại:

Giải pháp thay thế vật liệu chống nóng mái nhà tuyệt vời mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ

Giảm lượng điện lấy từ lưới vào ban ngày, khi giá điện cao hơn ban đêm, tối đa hiệu quả giảm tiền điện.

Thời gian hoàn vốn ngắn (4 – 6 năm).

Hình ảnh công trình được nâng cao, nổi bật định hướng xanh và tính hiện đại của công trình

Có thêm nguồn thu từ bán lượng điện dư khi công ty Điện Lực mua lại

Sử dụng năng lượng sạch góp phần bảo vệ môi trường

Giảm tải cho điện lưới vào mùa khô và giờ cao điểm

Ví dụ minh họa: Một văn phòng doanh nghiệp hoạt động 8 tiếng và sử dụng 40kWh/ngày, có thể chọn phương án lắp hệ thống 5kWp pin năng lượng mặt trời hòa lưới.

Trung bình ở Việt Nam có khoảng 4 giờ nắng/ngày, vậy hệ thống 5kWp mỗi ngày sản xuất được 5kW x 4 = 20kWh, giúp giảm 50% lượng điện năng tiêu thụ trong 1 ngày của văn phòng đó.

B. Nhược điểm: 

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới đơn thuần không phù hợp với những nơi hay mất điện hoặc điện lưới không ổn định

Hệ thống không sử dụng hệ lưu trữ Battery Bank nên khi mất điện lưới, hệ thống sẽ off hoàn toàn cho đến khi có điện lưới trở lại.

Nếu khách hàng có nhu cầu thêm dự phòng điện cho một số phụ tải nhất định hoặc toàn bộ phụ tải thì có thể tham khảo Giải pháp điện mặt trời hòa lưới có sử dụng lưu trữ.

Việc sử dụng hệ thống điện mặt trời hòa lưới Quốc Gia như một nguồn năng lượng tại chỗ sử dụng song song với các dạng năng lượng truyền thống không những góp phần tiết kiệm điện cho gia đình, giảm tải nhu cầu ngày càng tăng lên về năng lượng cho quốc gia, mà còn góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Với lượng kiến thức nhỏ bé trên, nếu còn điều gì vướng mắc chưa hiểu rõ, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0901 704 407 để được giải đáp thắc mắc.

Chúc Quý khách 1 ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc.

Giải Pháp Camera Dùng Năng Lượng Mặt Trời

lắp đặt camera quan sát sử dụng năng lượng mặt trời sử dụng cho những khu vực không có điện không có mạng vẫn có thể dùng camera quan sát từ xa

Qua bài viết này khách hàng có thểTự Lắp Ráp Hệ Thống Năng Lượng Mặt Trời Cho Camera

Năng lượng mặt trời là vô tận và là nặng lượng sạch xanh nhất hiện nay.

Giá thành để tạo ra 1W điện từ năng lượng mặt trời ngày càng giảm, hiệu suất của tấm thu nhiệt ngày càng tăng.

Đây là những lý do chúng ta cần quan tâm đến việc sử dụng năng lượng mặt trời vào ứng dụng camera hoặc các ứng dụng tiện ích khác.

Tự ráp hệ thống năng lượng mặt trời đơn giản bao gồm:

1. Tấm thu năng lượng mặt trời 20W

ứng dụng năng lượng mặt trời cho đèn led chiếu sáng.

2. Bộ sạc CMTP02 12/24V 2A, 5A

3. Acquy 12V/14Ah loại dùng cho xe đạp điện …

Sau khi ráp xong đem ra ngoài trời, đèn xanh ở Solar sáng, báo mạch đã hoạt động.

Đèn Load sáng là acquy đã đủ để bạn sử dụng.

Thông thường khi acquy 12V sạc đầy điện áp sẽ khoảng 13.8V -14.4V. Quá trình sử dụng acquy xuống dưới mức 10.5V mạch tự ngắt điện, đèn load tắt. Nhờ chế độ bảo vệ của mạch sạc, acquy không bị xả sâu giúp acquy bền hơn.

Với tấm thu năng lượng là 20W, trung bình mỗi ngày ở tp HCM 5 giờ nắng gắt : 20W*5giờ = 100W/ngày.

Trong đó 6 bóng đèn tiêu thụ: 1.5W*6 = 9W. Hằng ngày sử dụng 10 giờ: 9W*10 giờ = 90W/ngày

Chọn acquy 12V/14A: 12V*14A = 168W để “sơ cua”, bạn có thể chọn bình có dòng điện lớn hơn để có thời gian dùng lâu khi cúp điện hoặc vài ngày không nắng.

Với hệ thống NLMT đơn giản này bạn dùng để chiếu sáng, quạt, wifi, modem.

Dùng điện 12V DC trực tiếp từ acquy do đó điện áp “phẳng” với hiệu suất đạt 100% và an toàn nhất cho việc sử dụng điện.

Tạo ra điện từ NLMT không gây tiếng ồn, không dùng nguyên liệu vận hành nên thân thiện môi trường. Góp phần giảm tải cho lưới điện quốc gia vì nhu cầu dùng điện ngày càng tăng của mỗi cá nhân.

Hôm nay, mặc dù các tấm thu NLMT giá đã khá thấp khoảng 15.000đ – 20.000đ/W nhưng tính tổng chi phí đầu tư ban đầu lớn. Tuy nhiên, nếu bạn biết sau 12-25 năm(tùy chất lượng) các tấm NLMT vẫn hoạt động với hiệu suất 80%, nếu chia đều chi phí tạo ra điện từ NLMT cho từng ấy năm thì rất đáng quan tâm.

Cảm ơn các bạn đã xem, mời các bạn góp ý để bài viết hoàn thiện hơn.

2. Bộ sạc CMTP02 12/24V 5A:

3. Acquy 12V 14A, loại dùng cho xe đạp điện:

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Lắp Điện Năng Lượng Mặt Trời trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!