Xem Nhiều 3/2023 #️ Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế, Tạo Đột Phá Trong Nhiệm Kỳ Mới # Top 5 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế, Tạo Đột Phá Trong Nhiệm Kỳ Mới # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế, Tạo Đột Phá Trong Nhiệm Kỳ Mới mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cây bưởi Diễn được coi là cây trồng mũi nhọn trong phát triển cây ăn quả tại huyện Yên Lập. Ảnh: Chí Thành

PTĐT – Nhiệm kỳ 2015-2020, mặc dù còn nhiều khó khăn song Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Yên Lập đã nỗ lực đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực với 20/21 chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lập lần thứ XXIII đề ra; thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng đạt nhiều kết quả, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 4.100 tỷ đồng với trên 500 công trình, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn. Thị trấn Yên Lập đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, huyện có 5/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới. 

Bước vào nhiệm kỳ 2020-2025, từ những bài học kinh nghiệm có được từ nhiệm kỳ trước, huyện Yên Lập đã đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ và giải pháp tích cực, có tính khả thi, hướng tới mục tiêu đưa huyện Yên Lập phát triển toàn diện, bền vững. Để tạo đột phá trong nhiệm kỳ mới, Yên Lập tập trung thực hiện 2 nhiệm vụ trọng điểm trong phát triển kinh tế là “Phát triển kinh tế đồi rừng trọng tâm là phát triển cây gỗ lớn, cây dược liệu và cây ăn quả” và “Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới”. Từ đặc điểm đất đai, khí hậu và trình độ canh tác, huyện Yên Lập tiếp tục xác định phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp bền vững là yếu tố đảm bảo thu nhập chủ yếu, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ và hướng đến sản xuất hàng hóa. Đến nay huyện đã từng bước hình thành 4 tiểu vùng kinh tế phù hợp với các loại cây trồng vật nuôi, trong đó lấy phát triển kinh tế đồi rừng là trọng tâm, tập trung vào phát triển cây gỗ lớn, cây dược liệu và cây ăn quả. Nhờ lợi thế thổ nhưỡng, huyện đẩy mạnh việc trồng và phát triển các loại cây dược liệu như quế, nghệ đỏ, đàn hương…tại vùng thượng huyện và hạ huyện.  Bên cạnh đó, huyện tiếp tục quảng bá đặc sản nếp Gà gáy Mỹ Lung và mở rộng diện tích cây bưởi, cây chè, xây dựng thương hiệu lợn rừng lai, cây măng gầy Trung Sơn… Chủ trương của huyện là đẩy mạnh dồn đổi, tích tụ đất đai gắn với thu hút các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nhất là các diện tích đất sau khi dồn đổi; từng bước tổ chức chăn nuôi theo hướng trang trại, tập trung quản lý sản phẩm khép kín từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ; khai thác diện tích mặt nước để phát triển thuỷ sản chất lượng cao; tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.  Yên Lập là huyện đi đầu trong thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng phòng hộ, phòng, chống cháy rừng; trồng rừng mới hằng năm từ 1.200ha trở lên, trong đó phát triển, mở rộng diện tích chuyển hóa và trồng cây gỗ lớn trung bình 400ha/năm. Nhờ lợi thế về đồi rừng, Yên Lập đẩy mạnh phát triển lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp như khai thác vật liệu xây dựng, chế biến chè, gỗ, tinh dầu quế, các ngành nghề phục vụ nông nghiệp, nông thôn, hướng tới mục tiêu đưa công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng 11,05%/năm. Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trọng điểm về đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, Yên Lập đã huy động các nguồn vốn để đầu tư, phấn đấu giai đoạn 2020 – 2025 tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt từ 5.000 tỷ đồng trở lên; tập trung hoàn thành hạ tầng các cụm công nghiệp, khu đô thị, khu nhà ở và các công trình, dự án trọng điểm. Trong đó đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp Lương Sơn, thị trấn Yên Lập kết nối với khu công nghiệp Cẩm Khê đồng thời quy hoạch, xây dựng mới Cụm công nghiệp Đồng Lạc, Mỹ Lung nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp dệt may và chế biến nông lâm sản, dược liệu giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ lấp đầy hai cụm công nghiệp thị trấn Yên Lập và Lương Sơn đạt 100%, đảm bảo 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường, xử lý chất thải.  Cùng với đó, tiếp tục thu hút các dự án đầu tư có tính kết nối liên vùng; mở mới tuyến đường đối ngoại kết nối trung tâm huyện với cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại nút giao IC10 và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 70B, tuyến đường nối Chiến khu Phục Cổ (xã Minh Hòa) với Chiến khu Vạn Thắng (huyện Cẩm Khê); phát triển giao thông nông thôn để đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân và giao thương hàng hóa. Đến năm 2025, phấn đấu tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hoá đạt từ 65% trở lên; huyện có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân đạt 17,5 tiêu chí/xã; có thêm 28 khu đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 5 khu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.  Để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại và dịch vụ, huyện chủ động tập trung giải phóng mặt bằng, thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, đưa vào hoạt động khu sinh thái dịch vụ tổng hợp Hồ thủy điện, khu vui chơi giải trí và trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp huyện Yên Lập. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm hàng hóa của địa phương thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ. Cải tạo, nâng cấp một số chợ nông thôn, phát triển hệ thống bán lẻ ở tất cả các xã trên địa bàn huyện.  Tiếp tục quảng bá, xúc tiến mời gọi đầu tư, tạo điều kiện mời gọi các nhà đầu tư xây dựng một số dự án phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái thuộc quy hoạch phát triển du lịch phía Tây Nam Phú Thọ như: Khu di tích lịch sử – văn hóa Căn cứ Tôn Sơn, Mộ Xuân- xã Xuân An, hướng tới phát triển du lịch sinh thái hồ Ngòi Giành sau khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác để kết nối với mạng lưới du lịch chung toàn tỉnh. Khuyến khích các làng nghề ở nông thôn phát triển nghề truyền thống; gắn phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với dịch vụ nhằm thu hút, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động tại địa phương, nâng tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ, thương mại đạt 7,35% trở lên.  Với truyền thống quê hương anh hùng, tiếp nối những thành tích đã đạt được, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Lập tiếp tục đoàn kết, khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo đột phá mới trong thực hiện hai nhiệm vụ trọng điểm trong phát triển kinh tế, hướng tới xây dựng huyện Yên Lập phát triển toàn diện, bền vững.  Trần Việt Hùng   Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Lập 

Những Giải Pháp Đột Phá Phát Triển Kinh Tế

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và cụ thể hoá mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh đạt 10-11%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt 58-60 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế: Nông-lâm-thuỷ sản chiếm 28-29%; công nghiệp-xây dựng chiếm 30-31%; dịch vụ chiếm 39-40% GRDP. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 đạt 2.800-3.000 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 150 triệu USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 51-55 ngàn tỷ đồng…Tuy nhiên theo đánh giá chung, trong điều kiện quy mô nền kinh tế tỉnh ta còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh còn thấp; kết cấu hạ tầng KT-XH một số địa phương, lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguồn lực đầu tư phát triển còn nhiều khó khăn; tiềm năng và lợi thế mới tuy được phát hiện nhưng chậm được khai thác; năng lực sản xuất mới của các ngành công nghiệp, dịch vụ-du lịch tăng chậm, hoạt động doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế…đó là những thách thức đặt ra. Để đạt được những chỉ tiêu chủ yếu nêu trên, cần có những giải pháp mang tính đột phá trong định hướng phát triển trong giai đoạn tới để đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển cùng khu vực và cả nước…

Một góc Tp. Phan Rang – Tháp Chàm.

Và định hướng phát triển trọng tâm

Trước tiên, trên lĩnh vực kinh tế, để đạt được các chỉ tiêu chủ yếu như đã nêu trên, tỉnh ta xác định cần tạo bước đột phá trong định hướng phát triển về lĩnh vực nông, lâm và thuỷ sản. Theo đó, tập trung tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng cường ứng dụng khoa học- công nghệ; chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông-lâm-thuỷ sản, trên cơ sở phát huy lợi thế tùng vùng, từng địa phương, phát triển cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường; tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án ưu tiên về phát triển kinh tế biển, phát triển KT-XH miền núi, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các đề án về phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, phát triển rừng, về áp dụng công nghệ mới gắn với chủ trương tưới tiết kiệm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng…phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thuỷ sản tăng bình quân từ 6-7%/năm, chiếm cơ cấu 28-29% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) toàn tỉnh vào năm 2020; giá trị sản xuất đạt 125 triệu đồng/ha đất canh tác; đến năm 2018 có một huyện đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 có trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Công ty TNHH Thông Thuận quan tâm đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trên lĩnh vực công nghiệp, tập trung phát triển ngành có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Công nghiệp, mà trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế biến, phát triển năng lượng để tạo động lực tăng trưởng bứt phá kinh tế của tỉnh, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông-thuỷ sản, chế biến thực phẩm, đồ uống với nguồn nguyên liệu chủ động và là những sản phẩm có lợi thế của địa phương. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, sẽ hình thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu quy mô 10.000 tấn năm, sản xuất rượu nho quy mô 2-3 triệu lít/ năm, mở rộng nhà máy bia lên 10 triệu lít/năm. Tập trung khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế về phát triển điện gió, điện mặt trời, phấn đấu đến năm 2020 công suất lắp đặt 220MW; triển khai đầu tư và phấn đấu đưa vào vận hành Nhà máy Thuỷ điện tích năng Bác Ái công suất 1.200 MW vào năm 2020; phối hợp với các bộ, ngành Trung ương triển khai đầu tư xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ; đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án luyện cán thép tại Khu Công nghiệp Cà Ná và Dự án Cảng biển nước sâu Dốc Hầm (Thuận Nam). Lĩnh vực phát triển ngành dịch vụ cũng không kém phần quan trọng, trong đó tập trung phát triển về du lịch, bằng các giải pháp khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế về du lịch biển; các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh. Để thu hút du khách cần phát triển loại hình du lịch thuyền buồm cao cấp đầu tiên của Việt Nam hướng đến đối tượng khách du lịch có thu nhập cao; hình thành Câu lạc bộ du thuyền tại vịnh Vĩnh Hy (Ninh Hải)…phấn đấu đến năm 2020 thu hút trên 2,4 triệu khách…

Về lĩnh vực xã hội, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương, Nghị quyết của Tỉnh uỷ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đi đôi với bố trí sắp xếp lại hệ thống trường lớp học, đội ngủ giáo viên, phân luồng tiếp nhận học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh công tác dạy nghề. Coi trọng chất lượng đào tạo, đi đôi với mở rộng quy mô đào tạo đa ngành để phục vụ nhu cầu chuyển đổi nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Phấn đấu tạo việc làm mới cho 15,5 ngàn lao động/năm. Lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 60%, trong đó đào tạo nghề đạt 45%. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế, phục vụ tốt nhất việc chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Phát triển mạnh khoa học và công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, ưu tiên các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, nhân rộng các giống cây trồng, vật nuôi đặc thù có năng suất, chất lượng cao, tạo lợi thế cạnh tranh, phát triển sản xuất hàng hoá, gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu..

Một góc khu nghỉ mát Amanơi (xã Vĩnh Hải, Ninh Hải). Ảnh: V.Miên

Để đạt những mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh ta cũng xác định cần tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp mang tính đột phá như: Về lĩnh vực đầu tư phát triển, tập trung huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển từ mọi thành phần kinh tế; tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư; chủ động xúc tiến, kêu gọi đối tác đầu tư. Đầu tư đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm để phát huy hiệu quả cao nhất. Có chính sách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; khai thác tối đa nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương đầu tư các công trình trọng điểm tạo động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, kết cấu hạ tầng vùng miền núi, địa bàn khó khăn.Từng bước nâng cao tỷ lệ đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, bảo đảm tốt nhất nhu cầu cho tăng trưởng. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường. Có chính sách sử dụng và thu hút nhân tài, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người lao động được đào tạo lại, học nghề mới, tự tìm kiếm việc làm đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế – xã hội của tỉnh. Ngoài ra tỉnh cũng xây dựng chiến lược đẩy mạnh mối liên kết giữa các địa phương trong vùng; hình thành và phát triển cơ chế liên kết vùng để tạo động lực phát triển…

Nhật Nguyên

Triển Khai Nhiệm Vụ Đột Phá Về Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế Biển

Theo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày 05 tháng 3 năm 2020, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 26/NQ-CP ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngày 06/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 203/QĐ- TTg về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 26/NQ-CP nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 2091/BTNMT-TCBHĐVN trân trọng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển quan tâm triển khai một số công việc cấp bách như: Sớm kiện toàn cơ quan điều phối liên ngành chỉ đạo thống nhất thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển ở các địa phương có biển do Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người đứng đầu và tăng cường cơ sở vật chất, năng lực quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Biển và Hải đảo tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển; thống nhất giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối tham mưu UBND cấp tỉnh trong việc triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP ở địa phương.

Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 26/NQ-CP và chức năng, nhiệm vụ được giao, các địa phương có biển khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ, ngành, địa phương mình, tập trung và ưu tiên nguồn lực triển khai ngay các đề án, dự án, nhiệm vụ, nhất là các khâu đột phá chiến lược đến năm 2025 được nêu trong Nghị quyết; nghiên cứu lồng ghép các nội dung của Nghị quyết vào trong văn kiện Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 của các địa phương có biển.

Đề Xuất Các Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân Trong Thời Kỳ Mới

Hội thảo nhằm góp phần đánh giá tình hình phát triển kinh tế tư nhân, giải quyết những rào cản đối với phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững.

Chưa trở thành động lực của nền kinh tế

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam cho biết, sau gần 30 năm đổi mới, kể từ Đại hội VI của Đảng, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã ngày càng được coi trọng và khuyến khích phát triển.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó Chủ tịch VCCI phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN

Từ chỗ chỉ được thừa nhận và cho phép tồn tại trong nền kinh tế nhiều thành phần (Đại hội VI-1988), đến nay, kinh tế tư nhân đã được coi là “một động lực quan trọng của nền kinh tế và là một xu thế tất yếu giúp Nhà nước thực thi nhiệm vụ kinh tế đã đề ra” (Đại hội XII- ngày 28/1/2016). Đây là một bước tiến lớn về mặt nhận thức đối với kinh tế tư nhân.

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, chúng tôi Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, quan điểm, đường lối của Đảng đã được Nhà nước thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật. Các cơ chế chính sách đã tạo ra cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện, môi trường kinh tế- xã hội ngày càng thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong những năm vừa qua.

Trong hai năm 2015 và 2016, phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh, riêng năm 2016, có hơn 110 nghìn doanh nghiệp mới được thành lập, cao nhất trong những năm qua. Kinh tế tư nhân sử dụng 85% lực lượng lao động trong nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003- 2015 là 10,2%/năm, đóng góp khoảng 39-40% GDP của đất nước. Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn. Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh.

Kinh tế tư nhân chưa thật sự trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế tư nhân chủ yếu vẫn là kinh tế hộ cá thể. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trình độ công nghệ thấp, lạc hậu, đổi mới chậm.

Trình độ quản trị, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh thấp, chủ yếu tham gia ở phân khúc thị trường có giá trị gia tăng thấp, năng lực hội nhập quốc tế hạn chế. Cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp tư nhân chưa hợp lý.

Hơn 80% doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Chỉ có hơn 10% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và khoảng 1% doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tình trạng vi phạm pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân khá phổ biến. Tình trạng sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm diễn ra nghiêm trọng, phức tạp…

Phát triển cộng đồng doanh nghiệp hình Kim tự tháp

Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN

Cũng theo báo cáo đề dẫn, những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến sự hạn chế và yếu kém của kinh tế tư nhân đó là, luật pháp, cơ chế chính sách của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính phiên hà; tình trạng quan liêu, lạm dụng chức quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của doanh nghiệp của một bộ phận cán bộ, công chức quản lý Nhà nước làm môi trường đầu tư thiếu an toàn, minh bạch, thuận lợi, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, nhất là các nguồn lực của Nhà nước, tiếp cận các cơ hội kinh doanh còn chưa được đảm bảo. Việc gia nhập và rút khỏi thị trường còn nhiều rào cản, tồn tại nhiều chi phí không chính thức.

Về phía kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, trình độ quản lý, năng lực tài chính còn hạn chế; thiếu chiến lược kinh doanh ổn định, phát triển lâu dài mà còn “ăn sổi, ở thì”, “lướt sóng”, tranh thủ quan hệ với cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước để “xin” dự án, cơ hội đầu tư…

Kiến nghị những giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, chúng tôi Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng T rường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, nên tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện thể chế phân bổ nguồn lực để các nguồn lực được huy động và sử dụng có hiệu quả cao, nhất là các nguồn lực của Nhà nước.

Môi trường thực sự bình đẳng, dỡ bỏ các rào cản cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển; Nâng cao chất lượng thể chế và quản trị của khu vực kinh tế tư nhân; Xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích áp dụng công nghệ và nuôi dưỡng đổi mới sáng tạo.

Phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực để nâng cao tính sẵn sàng về công nghệ cho khu vực tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp; Thiết lập nền quản trị quốc gia tốt, thực hiện chính phủ liêm chính, kiến tạo và phục vụ phát triển, xây dựng hệ thống dịch vụ công hiệu quả. Bộ máy hành chính xây dựng có trách nhiệm giải trình đối với công chúng, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nền vấn đề lợi ích nhóm đối với chính sách.

Đề xuất phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ mới, TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần tạo ra nhiều các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, đủ năng lực cung ứng cho các nhà đầu tư nước ngoài, xuất khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ nhằm phát triển một cộng đồng doanh nghiệp hiệu quả hình Kim tự tháp.

Trong cộng đồng doanh nghiệp hiệu quả có hình Kim tự tháp đó, phải có các doanh nghiệp đầu tàu, ở vị trí đỉnh của Kim tự tháp, với vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp còn lại, đó là các tập đoàn kinh tế tư nhân.

Theo TS. Phạm Thị Thu Hằng , cần giảm thiểu sự “lấn sân” của các Doanh nghiệp Nhà nước đối với khu vực tư nhân đồng thời có chính sách tăng cường phát triển khối doanh nghiệp tư nhân theo cả chiều dọc và chiều ngang để vừa giải quyết những cản trở chung đối với nền kinh tế vừa tạo nên những đột phát trong phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, những chính sách mà Chính phủ hướng đến phát triển doanh nghiệp tư nhân như: Định hướng, khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng phát triển bền vững; Đẩy mạnh quá trình thoái vốn, sắp xếp lại, cổ phần hóa hệ thống doanh nghiệp quốc doanh nằm nâng cao tính hiệu quả cho khu vực doanh nghiệp này; Tạo sự bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp khi kinh doan trên thị trường Việt Nam; Thúc đẩy việc đầu tư phát triển công nghệ mới; Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề; Hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân lớn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu…

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế, Tạo Đột Phá Trong Nhiệm Kỳ Mới trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!