Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Quan Trọng Để Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Nông Nghiệp Và Dịch Vụ, Tạo Bước Đột Phá Trong Phát Triển Kinh Tế Khu Vực Nông Thôn mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chương trình OCOP – giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn
()
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là: One commune one product, gọi tắt là Chương trình OCOP). Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng. OCOP yêu cầu cần được triển khai một cách có hệ thống với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, không phải là một phong trào hay cuộc vận động và không phải là nhiệm vụ của riêng ngành nông nghiệp.
Chương trình OCOP giải quyết hàng loạt vấn đề ở nông thôn như: hình thành và tái cấu trúc các hợp tác xã, doanh nghiệp ở vùng nông thôn trở thành chủ nhân của quá trình phát triển; tạo công ăn việc làm, thu nhập thông qua sản xuất và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế; đào tạo, huấn luyện nhân lực tham gia OCOP;…Đó là các vấn đề cốt yếu mà Đảng, Nhà nước đã xác định trong các Nghị quyết: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác; xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động; mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp, 15.000 hợp tác xã;…Vì vậy OCOP không đơn thuần là chương trình kinh tế, mà còn tham gia thực hiện các vấn đề về chính trị, xã hội ở vùng nông thôn do vậy cần có sự vào cuộc quyết liệt, sâu sát của cấp uỷ Đảng từ tỉnh đến huyện, xã để Chương trình được triển khai một cách có bài bản, nghiêm túc.
Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020; tỉnh Thái Nguyên đã ban hanh kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 12/9/2018 về việc thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020 và đang hoàn thiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025 với các mục tiêu cụ thể./.
* Chu trình OCOP
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thông qua Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 – 2025 tại kỳ họp định kỳ tháng 5/2019
Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo
Đề án“Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025”
Bài và ảnh: Phan Duy
(Văn phòng điều phối NTM tỉnh)
Ocop: Là Giải Pháp Để Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Và Tạo Bước Đột Phá Trong Phát Triển Kinh Tế Khu Vực Nông Thôn.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Ông Đồng Quang Thiều- Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương, tham luận tại hội nghị “Chương trình OCOP và khởi nghiệp trong chương trình OCOP”
Ký kết biên bản ghi nhớ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hệ thống siêu thị Big c tại Hội nghị
Tiềm năng phát triển, kết quả bước đầu và những tồn tại trong phát triển sản phẩm OCOPTiềm năng phát triển Sản phẩm OCOP Theo kết quả tổng hợp, tại 63 tỉnh, thành phố, đã xác định được có 6.010 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình(có đăng ký kinh doanh), trong đó có 3.126 doanh nghiệp (chiếm 76,6% số doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong cả nước), tổ chức sản xuất 4.823 sản phẩm lợi thế thuộc 06 nhóm sản phẩm, trong đó: Nhóm Thực phẩm có 2.584 sản phẩm; nhóm Đồ uống có 1.041 sản phẩm; nhóm Thảo dược có 231 sản phẩm; nhóm Vải và may mặc có 186 sản phẩm; nhóm Lưu niệm – nội thất – trang trí có 580 sản phẩm; nhóm Dịch vụ du lịch nông thôn có 201 sản phẩm với 413 làng bản Văn hóa gắn liền với du lịch.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, cho thấy hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trên đều có khả năng, dư địa phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và thương mại hóa, đây là một lợi thế rất lớn để các doanh nghiệp đánh giá lựa chọn dòng sản phẩm để khởi nghiệp. Doanh nghiệp chú trọng đầu tư, chỉ đạo tổ chức sản xuất một cách bài bản, đồng bộ, đáp ứng về chuẩn hóa sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ tạo nên thương hiệu cho sản phẩm, uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần vào sự thành công của mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp từ Chương trình OCOP một cách bền vững.
Sản phẩm trưng bầy tại Hội nghị
Kết quả đạt được Chương trình OCOP sau hơn 01 năm triển khai đã có những kết quả vượt bậc cả về số lượng sản phẩm tham gia chương trình, mẫu mã, chất lượng được từng bước khẳng định, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc sản của từng vùng quê gắn với bảo tồn văn hoá và đặc trưng của mỗi vùng miền. Trong 58/63 tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch/Đề án thực hiện Chương trình, có 19 tỉnh ban hành Kế hoạch, 34 tỉnh ban hành Đề án, 5 tỉnh ban hành cả Đề án và Kế hoạch(Còn 5 tỉnh đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng chưa phê duyệt đề án/kế hoạch triển khai Chương trình). Tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hóa OCOP đến năm 2020 là 3.749 sản phẩm. Trong đó nhóm Thực phẩm có 2.147 sản phẩm, nhóm Đồ uống có 387 sản phẩm, nhóm Thảo dược có 261 sản phẩm, nhóm Vải may mặc 100 sản phẩm, nhóm Lưu niệm, nội thất trang trí có 661 sản phẩm và nhóm Dịch vụ, du lịch và bán hàng có 193 sản phẩm. Tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt gần 9.583 tỷ đồng. Đã có 09 tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng và có Quyết định công nhận cho 470 sản phẩm OCOP, trong đó có 09 sản phẩm 5 sao, 03 sản phẩm đề xuất 5 sao, 160sản phẩm 4 sao, 308 sản phẩm 3 sao, bao gồm: tỉnh Bắc Kạn có 37 sản phẩm ( 05 sản phẩm 4 sao, 32 sản phẩm 3 sao); tỉnh Quảng Nam có 25 sản phẩm ( 05 sản phẩm 4 sao, 20 sản phẩm 3 sao); tỉnh Lào Cai có 46 sản phẩm ( 01 sản phẩm 5sao, 11 sản phẩm 4 sao, 34sản phẩm 3 sao); tỉnh Quảng Ninh có 196 sản phẩm ( 08 sản phẩm 5 sao, 62 sản phẩm 4 sao, 126 sản phẩm 3 sao); tỉnh Bến Tre có 45 sản phẩm (31 sản phẩm 4 sao, 14 sản phẩm 3 sao); tỉnh Nam Định có 36 sản phẩm (17 sản phẩm 4 sao, 19 sản phẩm 3 sao); tỉnh Thái Nguyên có 25 sản phẩm (13 sản phẩm 4 sao, 12 sản phẩm 3 sao), Hà Tĩnh có 09 sản phẩm (01 sản phẩm 04 sao và 08sản phẩm 3 sao); tỉnh Bình Định có 51 sản phẩm (03sản phẩm đề xuất 5 sao, 06 sản phẩm 4 sao, 42 sản phẩm 3 sao).
Nhiều địa phương đã ban hành cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy, tăng cường hoạt động triển khai Chương trình(Quảng Ninh, Quảng Nam, Lâm Đồng, Hà Nam, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình…). Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh đầu tiên của các nước đã vận động, thành lập Hội doanh nhân OCOP của tỉnh.
Bên cạnh đó đã ký kết kế hoạch phối hành động trong triển khai Chương trình với Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam; Tổng Cục Du lịch; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với phong trào khởi nghiệp trong sinh viên, đoàn viên từ OCOP; Trường đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội Văn hóa ẩm thực; các tổ chức quốc tế như: Saemaunl Hàn Quốc, WB, IFAD, UNIDO.
Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã nông nghiệp Mường Bi
Tập đoàn Central group, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng với UBND tỉnh Quảng Ninh, Bến Tre phối hợp tổ chức rất thành công hội chợ sản phẩm OCOP tại Siêu thị BigC Thăng Long Hà Nội và BigC An Lạc thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Quảng Nam, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Ninh Bình đã tổ chức hội chợ OCOP của địa phương, doanh thu từ các hội chợ là hàng chục tỷ đồng, từ hội chợ đã mở ra nhiều cơ hội về liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp trong nước. Công ty VN post mart phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương xây dựng sàn giao dịch điện tử và cung ứng sản phẩm OCOP theo yêu cầu của khách hàng và còn rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đã, đang sẵn sàng cam kết đồng hành cùng Chương trình OCOP, giúp đỡ địa phương trong công tác chứng nhận, chuẩn hóa sản phẩm.
Tổ chức Diễn đàn Kết nối mạng lưới IOCOP toàn cầu và Triển lãm quốc tế về phát triển phong trào OCOP(từ ngày 17 đến 20/4/2019 tại thành phố Hồ Chí Minh), Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã tham dự, chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn. Diễn đàn thu hút hơn 500 đại biểu, trong đó có tham luận của đại biểu từ 14 quốc gia, đồng ý tham gia mạng lưới iOCOP do Việt Nam khởi xướng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động chương trình khởi nghiệp từ OCOP trong lực lượng thanh niên, sinh viên(ngày 08/01/2019, tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh), Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã tham dự và phát biểu chỉ đạo. Tổ chức các hội thảo, tọa đàm cho sinh viên, thanh niên về chương trình khởi nghiệp; sinh viên, thanh niên toàn quốc cần trực tiếp tham gia vào các mô hình khởi nghiệp, chú trọng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tổ chức tốt các phong trào thanh niên tình nguyện để hỗ trợ chương trình khởi nghiệp từ OCOP cho thanh niên, sinh viên, khu vực nông thôn ngày càng thu được nhiều kết quả tích cực.
Tồn tại Bên cạnh những thành tựu đạt được thì lợi thế về sản vật, cảnh quan, văn hóa… ở các địa phương chưa được khai thác hết tiềm năng, sự chuyển biến phát triển kinh tế khu vực nông thôn nhìn chung còn chậm, một trong những nguyên nhân cơ bản là do các địa phương chưa xác định được các dòng sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường; công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế, mô hình sản xuất kinh tế hộ còn chiếm tỷ lệ rất cao, mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến(doanh nghiệp, HTX) còn thiếu cả số lượng và chất lượng; chế biến sản phẩm còn ở dạng thô; thiếu sự liên kết hiệu quả giữa các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân, chưa tận dụng hết tài nguyên nội tại ( nguyên liệu, lao động, văn hóa…); tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo và năng suất lao động khu vực nông thôn đạt thấp; công tác quản lý chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, quản lý nhà nước còn bất cập về định hướng quy hoạch sản xuất, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, kết nối thị trường. Chất lượng đội ngũ cán bộ vẫn còn tư tưởng làm cho, làm thay, người dân chưa chú trọng phát triển sản phẩm truyền thống có lợi thế theo quy mô hàng hoá; chuẩn hóa sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, của thị trường chưa thực sự được coi trọng (bao bì, chứng nhận an toàn thực phẩm, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc) cùng với đó là các vấn đề về ô nhiễm môi trường, sự dịch chuyển lao động trẻ có trình độ từ nông thôn ra thành thị là trở ngại cho sự phát triển sản phẩm văn hóa truyền thống cũng như phát triển kinh tế – xã hội khu vực nông thôn.
Toàn cảnh Hội nghị
Cơ hội và thách thức của khởi nghiệp trong Chương trình OCOPCơ hội Việt Nam là đất nước nông nghiệp, với văn hóa vùng miền đa dạng, mỗi vùng miền có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu khác biệt với những sản phẩm truyền thống, đặc trưng, lợi thế độc đáo khác nhau, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì thế, cơ hội khởi nghiệp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp rất lớn, ngoài ra trước vấn nạn thực phẩm bẩn đang hoành hành, nông sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo đang trở thành nhu cầu bức thiết, lượng tiêu thụ đang ngày càng gia tăng, trong khi cung chưa đủ cầu. Cơ hội xuất khẩu nông sản sạch, an toàn, nông sản hữu cơ ra thị trường thế giới còn nhiều tiềm năng do nhu cầu thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ trên thị trường thế giới đang tăng lên, mở ra cơ hội xuất khẩu tốt cho các tổ chức kinh tế trong nước.
Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ để phát triển sản phẩm OCOP của nhà nước thì nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến sản phẩm nông nghiệp nước ta có xu hướng gia tăng. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc… đang có kế hoạch đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, mang đến cơ hội cho doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này. Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn tại các trường đại học đáp ứng nhu cầu cho sản xuất rất dồi dào, các trung tâm đào tạo áp dụng tiến bộ, thiết kế sáng tạo sản phẩm OCOP và doanh nghiệp khởi nghiệp đang hình thành và phát triển.
Thách thức Phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trong những năm qua còn nhiều khó khăn, trước tiên phải kể đến thu nhập của người dân còn thấp và tư duy sản xuất chưa cao, khiến việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giá trị của sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao gặp không ít khó khăn, dẫn đến có sự thay đổi đáng kể về tập quán canh tác, nhưng vẫn rất chậm chạp.
Thiếu những chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp như: Hỗ trợ vốn để đầu tư cho sản xuất; quỹ đất đủ lớn để tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và xây dựng nhà xưởng. Thiếu hạ tầng kết nối, hạ tầng thông tin trong nông nghiệp nông thôn, do đó chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến kinh doanh sản phẩm phẩm từ nông nghiệp.
Tổ chức quảng bá, truyền thông sản phẩm chưa được tổ chức bài bản, quy mô, rộng khắp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại tại các hội chợ trong và ngoài nước để tìm kiếm thị trường còn gặp nhiều khó khăn và chưa thật sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp, dẫn đến sản phẩm nông nghiệp của chúng ta chưa tìm được thị trường ổn định và bền vững.
Định hướng và giải pháp phát triển khởi nghiệp trong OCOP Nhà nước ban hành những chính sách cụ thể và đầu tư đủ mạnh, có trọng điểm cho nông nghiệp để nông nghiệp nhanh chóng phát triển thành một nền nông nghiệp tiên tiến, có giá trị gia tăng cao, trong đó doanh nghiệp là đầu tàu trong việc tổ chức lại nông dân, lấy doanh nghiệp làm trung tâm và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất hàng hóa.
Để thu hút doanh nghiệp đầu tư, khởi nghiệp vào lĩnh vực phát triển sản phẩm nông nghiệp, cần có chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để giúp doanh nghiệp ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất thay cho các hình thức sản xuất truyền thống; Thực hiện tốt công tác quy hoạch, mở rộng đầu tư hạ tầng, bố trí đất đai để phát triển nông nghiệp và xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, cần có nguồn vốn đầu tư cho những sáng kiến khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ cho sản xuất.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, nhất là các doanh nghiệp liên kết sản xuất với nông dân theo chuỗi giá trị. Tăng cường sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa 4 nhà(Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông) trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ, huy động các nguồn lực, liên kết, hợp tác phát triển; tranh thủ mọi nguồn vốn từ ngân sách, các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ. Phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm đầu tư mở rộng sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ, tạo sản xuất ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, làm cơ sở để xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có uy tín trên thị trường. Đầu tư mạnh cho nghiên cứu về thị trường, về nghiên cứu khoa học công nghệ, từ kỹ thuật sản suất, chăm bón, thu hoạch, chế biến, bảo quản, lưu kho đến thị trường trong nước và quốc tế. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải phóng sức lao động là giải pháp có tính then chốt, đột phá để tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm.
Doanh nghiệp khởi nghiệp trước hết phải có đam mê và đối diện với khó khăn thất bại vì nếu không dám làm, không dấn thân, sợ thất bại thì không thể thành công. Nếu chưa có kinh nghiệm, phải đi học để học kinh nghiệm làm doanh nghiệp, phải biết xây dựng, phát triển các mối quan hệ, xây dựng kế hoạch phát triển khả thi và sản phẩm tốt để tìm nhà đầu tư. Muốn khởi nghiệp từ OCOP thành công, thì điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải xây dựng chuỗi sản xuất khép kín, thắt chặt liên kết giữa “4 nhà” và đó chính là bàn đạp vững chắc, thành công cho những doanh nghiệp chọn khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP.
Thực tế cho thấy rằng, con đường khởi nghiệp để dẫn đến thành công là một lộ trình sẽ gặp không ít khó khăn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, hợp tác xã cần phải có một ý chí, khát vọng vươn lên để làm chủ vận mệnh và cơ hội. Hy vọng rằng trong giai đoạn này, với những chính sách kịp thời của nhà nước cùng với những quyết tâm cao độ của các địa phương, của các doanh nghiệp sẽ góp phần củng cố, thúc đẩy những niềm tin, những ý tưởng khởi nghiệp của doanh nghiệp từ Chương trình OCOP phát triển mạnh mẽ và mục tiêu Quốc gia khởi nghiệp mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động trong tương lai gần nhất định sẽ thành công./.
Nhiều Vấn Đề Trọng Tâm Nhằm Tạo Bước Đột Phá Trong Phát Triển Kinh Tế
Tại Đại hội lần này, các đại biểu đã dành nhiều tâm huyết tham luận sâu về các vấn đề trọng tâm, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh giai đoạn 2020 – 2025, như các vấn đề về cải thiện môi trường đầu kinh doanh, đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở khu vực phía Bắc của tổ quốc; Tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn…
Đồng chí Lê Minh Nghĩa, đại biểu Đảng bộ Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phát biểu tham luận tại Đại hội.
ải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, đưa Thanh Hoá trở thành cực tăng trưởng mới ở khu vực phía Bắc của Tổ quốc (Tham luận của đồng chí Lê Minh Nghĩa, đại biểu Đảng bộ Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành trong tỉnh, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh tiếp tục được cải thiện rõ rệt; thu hút đầu tư đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong đó nổi bật là: Các chỉ số phản ánh môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh có sự chuyển biến tiến bộ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 xếp thứ 24 cả nước, tăng 7 bậc so với năm 2016; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh từ nhóm điểm trung bình và xếp thứ 27 năm 2016 tăng lên nhóm điểm cao và xếp thứ 11 cả nước. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư vào tỉnh.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX tiếp tục xác định một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025 là “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn”. Đồng thời, để đạt được mục tiêu Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị đã đặt ra cho Thanh Hóa là phấn đấu trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Hội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc thì việc tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp dẫn mới để thu hút đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Với vai trò là cơ quan tham mưu cho tỉnh về đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tôi xin đề xuất một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm như sau: Tập trung hoàn chỉnh và trình phê duyệt quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng; rà soát, điều chỉnh bổ sung các chương trình kế hoạch phát triển các ngành lĩnh vực phù hợp với quy hoạch tỉnh được duyệt. Tiếp tục tham mưu cho tỉnh các giải pháp lãnh đạo chỉ đạo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính. Rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, mẫu hóa các thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Đ ổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế. Chủ động xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các nhà đầu tư lớn . Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số cơ chế, chính sách của tỉnh, nhất là các cơ chế chính sách về ưu đãi đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng … Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nguyên tắc “2 đồng hành” và “3 cam kết” với các nhà đầu tư.
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, có thể nói rằng, không sợ thiếu bất kỳ nguồn lực phát triển nào, kể cả nguồn lực tài chính và nguồn lực khoa học công nghệ cao mà chỉ sợ thiếu cơ chế chính sách tốt và một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Nếu có cơ chế chính sách tốt, cộng với môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn thì tôi tin chắc rằng Thanh Hóa sẽ có đủ điều kiện để đạt được các mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 và trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Hội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc như Nghị quyết 58 đã đề ra.
Đồng ch í Tr ịnh Huy Triều, Tỉnh ủy vi ên, Phó Bí thư Thành ủy,
Chủ tịch Ủy ban nh ân dân thành ph ố Thanh H óa phát biểu tham luận tại Đại hội.
Để giải quyết các khó khăn, thách thức đối với thành phố Thanh Hoá trước mắt và lâu dài; xứng đáng với vai trò là một cực tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị; đồng thời phù hợp với xu thế thời đại và tình hình mới thì yêu cầu xây dựng thành phố Thanh Hóa thông minh là hết sức cần thiết.
Để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ 21, trong đó có mục tiêu xây dựng thành phố thông minh; Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố quyết tâm, đoàn kết, nhất trí, huy động sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững. Không ngừng nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, xây dựng thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh đứng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.
3. Xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm công nghiệp – đô thị – dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước. (Tham luận của đồng chí Nguyễn Tiến Hiệu, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.)
KKT Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là một trong 5 KKT trọng điểm để đầu tư phát triển giai đoạn 2013 – 2015 và là một trong 8 nhóm KKT ven biển trọng điểm của cả nước để tập trung đầu tư phát triển giai đoạn 2016 – 2020. Chương trình phát triển KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII, XVIII xác định là một trong 5 chương trình trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. KKT Nghi Sơn đã và đang khẳng định được là một trong những KKT ven biển hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư. Đến nay, KKT Nghi Sơn có 234 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư là 131.802 tỷ đồng và 19 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 12,7 tỷ USD; trong đó có nhiều dự án trọng điểm, quy mô lớn như: Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD; Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, 2…
Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định phương hướng phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trở thành một cực tăng trưởng mới trên cơ sở tập trung phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 5 trụ cột tăng trưởng, 6 hành lang kinh tế. Trong đó, KKT Nghi Sơn là trung tâm động lực phía Nam, chương trình phát triển KKT Nghi Sơn và các KCN tiếp tục được lựa chọn là một trong 6 chương trình trọng tâm giai đoạn 2021 – 2025 đồng thời xác định rõ: Xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm công nghiệp – đô thị – dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước. Do đó, để hoàn thành mục tiêu trong thời gian tới Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN cần tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Tiếp tục chọn cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, tinh thần phục vụ, năng lực chuyên môn, kiến thức xã hội của đội ngũ cán bộ, công chức. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn (vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách tỉnh, PPP, ODA, vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp…) để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KKT. Phối hợp chặt chẽ với thị xã Nghi Sơn và các huyện Nông Cống, Như Thanh tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư theo hướng thiết thực, có trọng tâm trọng điểm, định hướng tập trung vào các thị trường, đối tác có tiềm năng và thế mạnh
Khẩn trương triển khai lập và trình phê duyệt các Đồ án quy hoạch phân khu chức năng theo điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để kêu gọi đầu tư. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhanh chóng đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cảng Nghi Sơn thành cảng 1A, xây dựng trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại KKT Nghi Sơn. Tập trung đẩy mạnh xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi, có cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp từ ăm 1998, ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã có Chỉ thị số 13/CT-TU về thực hiện cuộc vận động thực hiện đổi điền, dồn thửa, theo đó đã có nhiều chương trình kế hoạch được ban hành triển khai trong lĩnh vực này, nhất là gần đây, nhiệm kỳ 2015 -2020,tỉnh ta đã tập trung và ban hành nhiều chương trình, đề án thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, trong đó có đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp đi kèm với hệ thống các chính sách để thực hiện” và Nghị quyết số 13 của BCH đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được ban hành vào ngày 11/01/2019.
Có thể nói đây là một trong những Nghị quyết chuyên đề rất quan trọng có giá trị thực tiễn cao, nên đã sớm đi vào đời sống sản xuất của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian qua.
Xác định được mục tiêu, ý nghĩa tầm quan trọng của Nghị quyết, Huyện Triệu Sơn đã quán triệt sâu sắc đến các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở những nội dung của Nghị quyết, trong đó xác định: Tích tụ, tập trung đất đai là nhiệm vụ, giải pháp đột phá quan trọng hàng đầu để chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất tập trung quy mô lớn, công nghệ cao và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Sau gần 02 năm triển khai thực hiện, nhờ có thêm các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh, cơ chế hỗ trợ của huyện mà việc tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã có những kết quả rất đáng mừng; đã tích tụ tập trung được 676 ha để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao
Hoàn thiện và có cơ chế chính sách của tỉnh đủ mạnh, tạo bước đột phá trong tích tụ đất đai để tổ chức lại sản xuất theo hướng lợi thế tuyệt đối của từng vùng, từng địa phương Tiếp tục đẩy mạnh chương trình chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp ổn định lâu dài Tập trung đẩy mạnh chương trình xúc tiến kêu gọi doanh nghiệp đến tìm hiểu, đầu tư xây dựng cơ sở và liên kết sản xuất với nông dân,
Với thời cơ vận hội mới, với hệ thống các quy định được thông suốt từ Trung ương đến cơ sở, với thực tiễn phong phú và quyết tâm chính trị cao, chắc chắn việc tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong đó có huyện Triệu Sơn trong những năm tiếp theo sẽ đạt được những kết quả tích cực, góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 19, nhiệm kỳ 2020-2025.
Đ và Doanh nghiệp tỉnh phát biểu tham luận tại đại hội. ồng chí Phạm Thị Thanh Thủy , Đoàn đại biểu đảng bộ Khối cơ quan
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội xây dựng đảng chính quyền trong sạch vững mạnh (Tham luận của đ ồng chí Phạm Thị Thanh Thủy Đoàn đại biểu đảng bộ Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh
Xuân Nghĩa
Giải Pháp Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Thanh Toán Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Published on
3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo, Thạc sỹ Lê Thị Hà Thu trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong Khoa Kinh tế Quản lý – trường Đại học Thăng Long cũng như Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và các anh chị tại Trung tâm thẻ của ngân hàng nói riêng đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận này. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tiễn nên bài khóa luận khó có thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Vân
4. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng đổi mới, sự ra đời của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên những thành tựu tiên tiến đã đáp ứng nhu cầu giao dịch của con người một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Thẻ thanh toán cũng là một trong những phương tiện điển hình đó, nó góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, tốc độ chu chuyển tiền tệ và giảm thiểu chi phí của xã hội như chi phí in tiền, vận chuyển, bảo quản, chi phí kiểm đếm,..v..v.. Trong những năm gần đây, thẻ thanh toán không còn là khái niệm xa lạ đối với mọi người bởi những tính năng vượt trội và tiện ích ưu việt. Nó giúp chủ thẻ tiết kiệm được thời gian và tăng tính an toàn. Bên cạnh đó, dịch vụ thẻ thanh toán cũng góp phần mở rộng mảng kinh doanh dịch vụ mới cho các ngân hàng thương mại vừa tăng thu nhập lại vừa giảm được rủi ro từ hoạt động tín dụng truyền thống. So với các nước trên Thế giới, thị trường thẻ Việt Nam còn khá non trẻ, tiềm năng phát triển còn rất lớn song lại gặp phải khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc và thay đổi thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt của người dân. Không những thế, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thẻ cũng tác động không nhỏ đến thị trường thẻ Việt Nam, đem lại nhiều thuận lợi nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã đi vào hoạt động được 25 năm nhưng lại là đơn vị tham gia thị trường thẻ muộn hơn so với các ngân hàng thương mại khác. Qua các báo cáo tổng kết chuyên đề hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, từ năm 2003 khi thành lập Trung tâm thẻ cho đến nay, mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận song tại ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế trong việc kinh doanh loại hình dịch vụ này. Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ, góp phần đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó, em đã quyết định chọn đề tài: ” Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán và dịch vụ thẻ thanh toán, những lợi ích mà phương thức thanh toán không dùng tiền mặt này đem lại cho khách hàng, cho ngân hàng và cho nền kinh tế. Qua việc phân tích và đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh nói chung và dịch vụ thẻ thanh toán nói riêng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Thang Long University Library
5. Nam giai đoạn 2010 – 2012, xác định những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó có cái nhìn tổng quát, đưa ra được những phương hướng chiến lược phát triển dịch vụ thẻ thanh toán trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng gắn liền với phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và tư duy logic để phân tích chứng minh và đề ra các giải pháp. 5. Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm có 3 phần chính với nội dụng như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
6. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……………………………………….1 1.1. Tổng quan về thẻ thanh toán………………………………………………………………………1 1.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của thẻ thanh toán………………………………..1 1.1.2. Phân loại thẻ thanh toán………………………………………………………………………….2 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ thẻ thanh toán …………………………………..5 1.2. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ thẻ thanh toán đối với Ngân hàng thương mại và nền kinh tế…………………………………………………………………………………………….9 1.3. Những rủi ro trong dịch vụ thẻ thanh toán………………………………………………..10 1.4. Các hoạt động trong dịch vụ thẻ thanh toán………………………………………………11 1.4.1. Hoạt động phát hành thẻ ……………………………………………………………………….11 1.4.2. Hoạt động thanh toán thẻ ………………………………………………………………………12 1.4.3. Các hoạt động khác ……………………………………………………………………………….14 1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng thương mại …………………………………………………………………………………………………….14 1.5.1. Chỉ tiêu định lượng………………………………………………………………………………..14 1.5.2. Chỉ tiêu định tính…………………………………………………………………………………..15 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ thanh toán………………16 1.6.1. Nhân tố chủ quan…………………………………………………………………………………..16 1.6.2. Nhân tố khách quan ………………………………………………………………………………16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM …………………………………………………………………………………………………………….19 2.1. Cơ sở pháp lý……………………………………………………………………………………………19 2.2. Tổng quan về thị trường thẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay………………..20 2.3. Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam……….22 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ………………………………………………………..22 2.3.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam……………………………………………………………………………………………………………….23 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam những năm vừa qua………………………………………………………..24 2.4.1. Hoạt động huy động vốn………………………………………………………………………..24 Thang Long University Library
7. 2.4.2. Hoạt động cho vay …………………………………………………………………………………27 2.4.3. Hoạt động dịch vụ………………………………………………………………………………….30 2.4.4. Kết quả kinh doanh……………………………………………………………………………….32 2.5. Dịch vụ thẻ thanh toán tại Agribank…………………………………………………………34 2.5.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của Trung tâm thẻ Agribank ………………34 2.5.2. Các sản phẩm thẻ thanh toán của Agribank …………………………………………..36 2.5.3. Đặc điểm của dịch vụ thẻ thanh toán Agribank………………………………………37 2.5.4. Các nghiệp vụ trong dịch vụ thẻ thanh toán……………………………………………38 2.6. Thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại Agribank ……………………….41 2.6.1. Tình hình hoạt động thẻ thanh toán của Agribank những năm gần đây ….41 2.6.2. Kết quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại Agribank………………………….47 2.7. Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam………………………………………………………..54 2.7.1. Những kết quả đạt được ………………………………………………………………………..54 2.7.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân………………………………………………….55 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM…………………………………………………………………………………………………….62 3.1. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán ở Việt Nam trong thời gian tới ………………………………………………………………………………………………………………………62 3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của thị trường thẻ Việt Nam ………………………………………………………………………………………………………………………62 3.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của thị trường Việt Nam ………62 3.2. Phân tích ma trận SWOT đối với dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam……………………………………………….63 3.2.1. Điểm mạnh ……………………………………………………………………………………………63 3.2.2. Điểm yếu……………………………………………………………………………………………….63 3.2.3. Cơ hội……………………………………………………………………………………………………64 3.2.4. Thách thức…………………………………………………………………………………………….64 3.3. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ……………………………………………………………………….64 3.3.1. Định hướng chiến lược phát triển…………………………………………………………..64 3.3.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ thanh toán …………………………………………….65
8. 3.4. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ……………………………………………………………………….65 3.4.1. Giải pháp về công nghệ………………………………………………………………………….65 3.4.2. Giải pháp về sản phẩm…………………………………………………………………………..67 3.4.3. Giải pháp cho hoạt động Marketing……………………………………………………….68 3.4.4. Giải pháp cho hoạt động chăm sóc khách hàng ………………………………………69 3.4.5. Giải pháp cho hoạt động quản lý rủi ro ………………………………………………….70 3.4.6. Giải pháp về nguồn nhân lực………………………………………………………………….71 3.4.7. Mở rộng mạng lưới ĐVCNT, tăng cường hợp tác với các Tổ chức thẻ quốc tế và các đối tác khác………………………………………………………………………………………72 3.5. Một số kiến nghị……………………………………………………………………………………….73 3.5.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ………………………………………………….73 3.5.2. Kiến nghị với Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam…………………………………….73 Thang Long University Library
9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ATM : Máy rút tiền tự động Banknetvn : Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính Quốc gia BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CKKD : Chứng khoán kinh doanh DPRRTD : Dự phòng rủi ro tín dụng ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ EAB : Ngân hàng Đông Á EDC/POS : Thiết bị cà thẻ và đọc thẻ điện tử/Điểm bán hàng HĐKD : Hoạt động kinh doanh KDNH : Kinh doanh ngoại hối LNST : Lợi nhuận sau thuế LNTT : Lợi nhuận trước thuế NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHPH : Ngân hàng phát hành NHTM : Ngân hàng thương mại NHTT : Ngân hàng thanh toán Smartlink : Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink SPDV : Sản phẩm dịch vụ TCTD : Tổ chức tín dụng TCKT : Tổ chức kinh tế TCTQT : Tổ chức thẻ Quốc tế TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TTKDTM : Thanh toán không dùng tiền mặt VNBC : Công ty cổ phần thẻ thông minh Vina
10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1 Tình hình phát triển của Thị trường thẻ Việt Nam giai đoạn 2010 -2012…..20 Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012……………………………………..25 Bảng 2.3 Cơ cấu tín dụng của Agribank giai đoạn 2010 – 2012……………………………..29 Bảng 2.4 Cơ cấu doanh thu dịch vụ theo nhóm dịch vụ…………………………………………30 Bảng 2.5 Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank giai đoạn 2010 – 2012 ……………32 Bảng 2.6 Kết quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của Agribank ………………….42 Bảng 2.7 Doanh số sử dụng và doanh số thanh toán thẻ của Agribank……………………43 Bảng 2.8 Doanh thu từ dịch vụ thẻ thanh toán……………………………………………………..47 Bảng 2.9 Vị trí của Agribank trên thị trường thẻ ghi nợ nội địa……………………………..49 Bảng 2.10 Vị trí của Agribank trên thị trường thẻ tín dụng quốc tế ………………………..50 Sơ đồ 1.1 Phân loại thẻ thanh toán……………………………………………………………………….3 Sơ đồ 1.2 Quy trình phát hành thẻ thanh toán………………………………………………………12 Sơ đồ 1.3 Quy trình thanh toán thẻ……………………………………………………………………..13 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ……………………………………………………………………………………………………………..23 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thẻ Agribank …………………………………………35 Sơ đồ 2.3 Quy trình phát hành thẻ………………………………………………………………………38 Sơ đồ 2.4 Quy trình thanh toán thẻ……………………………………………………………………..40 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng doanh thu dịch vụ theo nhóm dịch vụ…………………………………..31 Biểu đồ 2.2 Số lượng máy ATM, EDC/POS trong giai đoạn 2010-2012…………………44 Biểu đồ 2.3 Thị phần thẻ thanh toán của Agribank tính đến ngày 31/12/2012………….49 Biểu đồ 2.4 Thị phần máy ATM của Agribank tính đến ngày 31/12/2012……………….51 Biểu đồ 2.5 Thị phần EDC/POS của Agribank tính đến ngày 31/12/2012……………….52 Thang Long University Library
11. 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về thẻ thanh toán 1.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của thẻ thanh toán Ngày nay, Thẻ thanh toán được ghi nhận là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại và thuận tiện nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ngân hàng lại không phải là nơi đầu tiên phát hành thẻ. Lịch sử hình thành phương thức thanh toán bằng thẻ được ghi nhận vào năm 1914 cung với chiếc thẻ thanh toán đầu tiên do Công ty Western Union của Mỹ cung cấp. Thẻ được làm bằng kim loại có dập nổi một số thông tin nhằm dạng khách hàng và lưu trữ thông tin cá nhân. Có thể nói, những tấm thẻ kim loại này chính là nền tảng đầu tiên cho việc ra đời những tấm thẻ nhựa sau này. Sau hơn 30 năm sử dụng, thẻ kim loại đã bộc lộ nhiều nhược điểm, Công ty Diners Club do Frank Mc Namara sáng lập đã phát hành tấm thẻ nhựa đầu tiên cho phép khách hàng – chủ thẻ có thể thanh toán trước và trả tiền sau. Thời gian đầu, phần lớn thẻ được phát hành nhằm phục vụ cho giới doanh nhân, sau một thời gian đi vào hoạt động, các công ty cũng như các ngân hàng nhận ra rằng giới bình dân mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai. Để mở rộng dịch vụ thanh toán khai thác đối tượng dân cư, hàng loạt ngân hàng đã phát hành các loại thẻ khác nhau nhưng thành công nhất là loại thẻ Bank Americard. Đến năm 1977, thẻ Bank Americard chính thức trở thành thẻ Visa, có quy mô phát triển lớn nhất trên toàn cầu. Dựa trên những thành quả của thẻ Bank Americard, một số tổ chức phát hành thẻ tại Mỹ đã liên kết lại với nhau hình thành nên Hiệp hội thẻ liên ngân hàng (gọi tắt là ICA) và cho ra đời sản phẩm thẻ Master Charge. Sau này, thẻ Master Charge đổi tên thành thẻ Master Card và trở thành tổ chức thẻ thanh toán quốc tế lớn thứ hai trên thế giới hiện nay. Với những thành công vang dội ở nước Mỹ, thẻ đã nhanh chóng được dân chúng ở các nước và các khu vực khác tiếp nhận nồng nhiệt. Năm 1960, chiếc thẻ nhựa Diners Club là loại thẻ đầu tiên có mặt tại Nhật Bản, mở đầu cho hoạt động thanh toán thẻ tại Châu Á. Mãi đến năm 1990, các loại thẻ được ưa chuộng mới xuất hiện tại Việt Nam, khi Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ký hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa với Chi nhánh Ngân hàng Pháp BFCE tại Singapore. Kể từ đó, phương thức thanh toán này mới chính thức du nhập và phát triển tại Việt Nam. Khi xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ, thẻ thanh toán được định nghĩa khá đơn giản. Theo chúng tôi “Thẻ thanh toán là một tấm thẻ được chủ thẻ sử dụng và được một thương gia chấp nhận để thanh toán cho việc mua bán hoặc thanh toán cho một số nghĩa vụ khác”. Còn theo Iris Payment Services Organisation Limited, “Thẻ thanh
12. 2 toán là một thẻ nhựa được chủ thẻ xuất trình trong một cửa hàng hoặc một nhà bán lẻ để thực hiện thanh toán. Thẻ thường được liên kết với một tài khoản thanh toán, khi một giao dịch được xử lý, số lượng bán được ghi nhận vào tài khoản ngân hàng của nhà bán lẻ và được rút từ tài khoản thanh toán của chủ thẻ”. Tuy có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1990 nhưng đến ngày 15/05/2007, theo Quyết định 10/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng, khái niệm về thẻ thanh toán mới chính được công bố. Thẻ được hiểu là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Thẻ thanh toán là loại thẻ được chủ thẻ sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. Có thể nói, thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán ứng dụng công nghệ điện tử, tin học kỹ thuật cao, gắn liền với sự phát triển của hệ thống Tổ chức tín dụng. Sự phát triển này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mở tài khoản tiền gửi để thực hiện thanh toán nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, thẻ thanh toán còn được dùng để đáp ứng các yêu cầu khác như xem số dư, sao kê tài khoản, chuyển khoản,..v..v..thông qua hệ thống máy rút tiền tự động. 1.1.2. Phân loại thẻ thanh toán Ngày nay, thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi không chỉ trong phạm vi của một quốc gia mà nó còn có thể được lưu hành trên toàn cầu. Ví dụ như thẻ Visa, Master, JCB… Nếu đứng trên nhiều góc độ khác nhau để phân loại thì các loại thẻ thanh toán rất đa dạng. Dựa vào các tiêu chí, thẻ thanh toán có thể được phân thành các loại sau: − Theo công nghệ sản xuất + Thẻ khắc chữ nổi: Đây là loại thẻ được làm dựa trên kỹ thuật khắc chữ nổi với các thông tin cần thiết được khắc nổi trên bề mặt thẻ. Công nghệ này được sử dụng từ khi phát hành tấm thẻ nhựa đầu tiên và hiện nay nó không còn được sử dụng vì kỹ thuật sản xuất thô sơ và rất dễ bị giả mạo. + Thẻ băng từ: Thẻ nhựa có dải băng từ dùng để chứa thông tin của chủ thẻ. Đây là loại thẻ được sản xuất trên kỹ thuật từ tính với một băng từ chứa hai rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm qua nhưng hiện nay nó đã dần được thay thế bằng những loại thẻ khác bởi một số nhược điểm như thông tin ghi trên thẻ không được cập nhật, thẻ chứa được ít dữ liệu và độ bảo mật không cao. Thang Long University Library
13. 3 Sơ đồ 1.1 Phân loại thẻ thanh toán (Nguồn: chúng tôi + Thẻ thông minh: Đây là thế hệ thẻ mới nhất và hiện đại nhất, được sản xuất trên kỹ thuật vi xử lý tin học. Trên bề mặt thẻ ngoài việc có một dải băng từ, thẻ còn được gắn thêm một “Chip” điện tử có cấu trúc giống một máy tính hoản hảo. Thẻ thông minh có nhiều nhóm với dung lượng nhớ của Chip điện tử khác nhau. Hiện nay có khoảng hơn 20 triệu thẻ thông minh trên thế giới song loại thẻ này vẫn chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam bởi nó đòi hỏi trình độ công nghệ kỹ thuật cao và tốn rất nhiều chi phí. − Theo tính chất thanh toán + Thẻ tín dụng: Đây là loại thẻ do ngân hàng phát hành, cho phép chủ thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt trong phạm vi hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành chấp thuận theo hợp đồng. Chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức
14. 4 tín dụng quy định mà không phải trả lãi nếu chủ thẻ hoàn trả số tiền đã sử dụng đúng kỳ hạn. Nếu chủ thẻ không thanh toán được hết số tiền đã sử dụng thì số nợ đó sẽ được tính theo lãi suất do Ngân hàng phát hành quy định. + Thẻ ghi nợ: Đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại ngân hàng phát hành. Chủ thẻ có thể dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi của mình, ngân hàng phát hành hoàn toàn không cấp tín dụng cho khách hàng. Khi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, giá trị giao dịch sẽ được trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua thiết bị điện tử đặt tại của hàng. + Thẻ rút tiền mặt: Đây là loại thẻ dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc tại các quầy ngân hàng. Thẻ rút tiền mặt cũng là một hình thức của thẻ ghi nợ tuy nhiên loại thẻ này chỉ có một chức năng duy nhất là dùng để rút tiền mặt, không có chức năng thanh toán tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Khách hàng phải ký quỹ tại ngân hàng hoặc phải được ngân hàng cấp hạn mức thấu chi mới có thể sử dụng được. + Thẻ liên kết: Đây là loại thẻ tín dụng liên kết giữa ngân hàng phát hành và doanh nghiệp. Loại thẻ này giúp chủ thẻ có thể mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mà không phải thanh toán bằng tiền mặt, ngân hàng phát hành sẽ trực tiếp trừ vào tài khoản tiền gửi của khách hàng. Bên cạnh đó, khi mua hàng bằng loại thẻ này, khách hàng sẽ được chiết khấu hoặc giảm giá. − Theo chủ thể phát hành + Thẻ do ngân hàng phát hành: Đây là loại thẻ do ngân hàng cung cấp cho khách hàng, giúp khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình hoặc sử dụng số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Thẻ này được phát triển rộng không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà đã phát triển trên phạm vi toàn thế giới. + Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đây là thẻ du lịch, giải trí cho các tập đoàn kinh doanh lớn như Diners Club, Amex. Thẻ cũng được sử dụng trên phạm vi toàn cầu với các quy trình thanh toán không khác nhiều so với thẻ do ngân hàng phát hành. − Theo phạm vi lãnh thổ + Thẻ nội địa: là loại thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, đồng tiền giao dịch là đồng bản tệ của nước đó. + Thẻ quốc tế: là loại thẻ không chỉ dùng tại quốc gia đó mà nó còn được sử dụng trên phạm vi quốc tế. Nói cách khác loại thẻ này được chấp nhận thanh toán trên toàn cầu, thường sử dụng loại ngoại tệ mạnh để thanh toán. Thang Long University Library
15. 5 Tóm lại, mặc dù được phân chia thành nhiều loại khác nhau nhưng các loại thẻ ngân hàng đều có một đặc điểm chung là dùng để thanh toán, chi trả tiền cho hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt. Nó thực sự đã trở thành một công cụ thanh toán tiện lợi, nhanh chóng và an toàn cho chủ thẻ. 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ thẻ thanh toán 1.1.3.1. Khái niệm dịch vụ thẻ thanh toán Trong thực tế đời sống hàng ngày, các hoạt động dịch vụ luôn diễn ra rất đa dạng ở khắp mọi nơi và không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của dịch vụ trong đời sống xã hội. Theo Phillip Kotler: “Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng, nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển giao quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất”. Theo Từ điển Tiếng Việt, dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, trang 256]. Tóm lại, khái niệm dịch vụ được phát biểu dưới nhiều góc độ nhưng tựu chung lại, dịch vụ là hàng hóa vô hình mang lại chuỗi giá trị thỏa mãn một nhu cầu nào đó của thị trường. Nó là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu. Bản thân ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt chuyên cung cấp các dịch vụ tiền tệ như nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh,…v..v… Dịch vụ thẻ thanh toán là một lĩnh vực kinh doanh mới của ngân hàng, tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất nhưng nó lại đáp ứng được các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Như vậy, dịch vụ thẻ thanh toán là một quá trình cung ứng phương thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thông qua vai trò trung gian của ngân hàng bằng cách trích từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền hoặc sử dụng số tiền trong hạn mức tín dụng thỏa thuận giữa ngân hàng và chủ thẻ để chuyển vào tài khoản cho người thụ hưởng. 1.1.3.2. Đặc điểm của dịch vụ thẻ thanh toán Đặc điểm của dịch vụ nói chung và dịch vụ thẻ thanh toán nói riêng đều có những nét cơ bản như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không tách rời và không thể lưu trữ được. Tính vô hình: Dịch vụ mang tính vô hình và nó không tồn tại dưới dạng vật thể. Đặc điểm này của dịch vụ gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, khó khăn hơn trong việc quảng bá và nhận biết dịch vụ. Khi khách hàng bỏ tiền ra để mua một bộ quần áo, thứ họ nhận được là vật chất, có hình dáng nhất định, hơn thế họ có thể cảm nhận được chất lượng của sản phẩm thông qua chất liệu tạo nên nó, qua giá cả, qua thiết kế,… Cũng với số tiền đó, nếu khách hàng
16. 6 đăng kí sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán, mặc dù họ nhận được yếu tố hữu hình là tấm thẻ có dập nổi tên và những thông tin cá nhân nhưng họ lại không thể cảm nhận được giá trị của dịch vụ thông qua các giác quan. Khách hàng chỉ có thể đánh giá được chất lượng của dịch vụ thông qua cách thức phục vụ của nhân viên và thông qua quá trình sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán. Nếu khách hàng gặp một nhân viên phục vụ thân thiện, nhiệt tình, nói chuyện duyên dáng thì họ sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, chất lượng dịch vụ tốt cho dù các ưu đãi của ngân hàng này chưa chắc đã bằng các ngân hàng khác. Nhưng nếu người khách hàng đó gặp phải một nhân viên ăn nói lạnh lùng, cau có và không có chuyên môn, họ sẽ cảm thấy không hài lòng cũng đồng nghĩa với chất lượng dịch vụ đó chưa tốt. Chính vì vậy, các ngân hàng cần phải làm cho tính chất vô hình này trở nên hữu hình bằng cách đưa ra các tiêu chi để đo lường chất lượng. Tính không tách rời và không lưu trữ được: Dịch vụ thẻ thanh toán không thể tách rời khỏi đơn vị cung ứng dịch vụ, trong khi hàng hóa vật chất tồn tại không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt nguồn gốc tạo ra nó. Với các sản phẩm vật chất, sau khi tiến hành trao đổi với người bán, chúng ta được quyền sở hữu chúng và có thể được nhận chế độ bảo hành theo quy định của nhà sản xuất. Còn với dịch vụ thẻ thanh toán, kể từ khi phát hành thẻ cho đến khi thẻ hết hạn hoặc chủ thẻ báo ngưng sử dụng dịch vụ, mọi hoạt động như rút tiền, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, chuyển khoản… đều có sự tham gia của đơn vị cung ứng dịch vụ. Hay nói cách khác, chủ thẻ và ngân hàng cung ứng dịch vụ luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, cả hai bên đều có trách nhiệm trong tất cả các giao dịch được thực hiện. Khác với sản xuất vật chất, sản xuất dịch vụ không thể làm sẵn để lưu kho sau đó mới đem tiêu dùng ở một thời điểm khác trong tương lai. Bởi lẽ khi nào có nhu cầu sử dụng, khách hàng mới trực tiếp liên hệ với ngân hàng để làm thủ tục cấp phát thẻ và tiến hành thanh toán bằng thẻ. Trong thực tế, nhu cầu này không ổn định và ngân hàng khó có thể dự đoán được. Chính vì vậy, các NHTM cần tăng cường và phát triển các dịch vụ tại máy ATM, các dịch vụ chăm sóc khách hàng CallCenter, SMS Banking, Mobile Banking…để có thế đáp ứng nhu cầu của người dân mọi lúc, mọi nơi. Tính không đồng nhất: Sản phẩm dịch vụ không tiêu chuẩn hóa được. Trước hết do hoạt động cung ứng, các nhân viên cung cấp không thể tạo ra được các dịch vụ như nhau trong những thời gian làm việc như nhau. Các sản phẩm vật chất thường được đánh giá chất lượng thông qua các bộ tiêu chuẩn được toàn thế giới công nhận như bộ tiêu chuẩn ISO 9000, bộ tiêu chuẩn ISO 14000….Còn với dịch vụ thẻ thanh toán, khách hàng tiêu dùng mới là người quyết định chất lượng dịch vụ dựa vào những cảm nhận của họ. Trong những khoảng thời gian khác nhau, sự cảm nhận cũng khác nhau, những khách hàng khác nhau lại có những cảm nhận khác nhau về chất lượng dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ chỉ có giá trị khi thỏa mãn nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng. Thang Long University Library
19. 9 d. Đối với nền kinh tế Thanh toán bằng thẻ giúp loại bỏ một lượng tiền mặt rất lớn ra khỏi lưu thông, tiết kiệm được nhiều chi phí kiểm đếm, in ấn, bảo quản, vận chuyển..v..v.. Hình thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế vĩ mô. Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế Thế giới, giúp cải thiện môi trường văn minh thương mại nói chung và môi trường văn minh thanh toán nói riêng. Không những thế, thanh toán bằng thẻ còn tạo môi trường thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư, giúp cho quốc gia hòa nhập vào cộng động quốc tế và nâng cao hệ số an toàn xã hội trong lĩnh vực tiền tệ. 1.2. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ thẻ thanh toán đối với Ngân hàng thương mại và nền kinh tế Dịch vụ thẻ thanh toán là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu thanh toán, vay tiền, gửi tiền một cách an toàn, nhanh chóng và chính xác. Nó đã được sử dụng rộng rãi trên Thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do như hiện nay, hệ thống các ngân hàng kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán ngày càng được mở rộng cả về quy mô lẫn số lượng. Điều đó đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có những chiến lược để chiếm lĩnh thị trường thẻ và phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của riêng mình. Phương thức thanh toán hiện đại này không chỉ đem lại lợi ích trực tiếp cho chủ thẻ, cho ngân hàng, cho ĐVCNT mà nó còn lại lợi ích cho cả một nền kinh tế. Với chủ thẻ, thẻ thanh toán như một chiếc ví thông minh, nhỏ gọn, tiện lợi mà lại rất an toàn. Chủ thẻ có thể thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ mà không cần đem theo tiền mặt, các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản, kiểm tra số dư… được thực hiện mọi lúc mọi nơi. Không những thế, khi thanh toán bằng thẻ, khách hàng còn được hưởng nhiều chương trình khuyến mại, các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm mà ĐVCNT cung cấp. Đối với ngân hàng, dịch vụ thẻ thanh toán vừa đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận dồi dào, lại vừa giúp ngân hàng tăng cường sức mạnh thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh nhưng cũng góp phần tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các NHTM trong nền kinh tế. Đa dạng hóa dịch vụ thẻ thanh toán cũng là một trong những phương thức giúp ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay tiêu dùng, từ đó sức mua tăng đã kích thích nguồn cung, tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Xét về tầm vĩ mô, dịch vụ thẻ thanh toán đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nền kinh tế xã hội của Đất nước, giúp Chính phủ kiểm soát lượng tiền trong lưu thông, tăng khối lượng chu chuyển thanh toán và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Do đó, việc phát triển dịch vụ thẻ
22. 12 Đối tượng phát hành: Thẻ thanh toán được phát hành cho cá nhân và doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng hoặc xin Ngân hàng cấp cho một hạn mức tín dụng. Nếu doanh nghiệp đề nghị phát hành thẻ thì cần ghi rõ người được ủy quyền sử dụng thẻ. Quy trình phát hành thẻ: Sơ đồ 1.2 Quy trình phát hành thẻ thanh toán (Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Trường Đại học Thăng Long) − Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ và hoàn thành một số thủ tục cần thiết như điền vào mẫu xin cấp thẻ, xuất trình một số giấy tờ khác như: Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, biên lai trả lương, nộp thuế thu nhập… − Bước 2: Ngân hàng phát hành tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo quy định. Trong khoảng thời gian quy định của từng ngân hàng, ngân hàng phát hành tiến hành thẩm định và sau đó ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối phát hành thẻ. Đối với thẻ ghi nợ, việc phát hành thẻ đơn giản hơn vì khách hàng đã có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ngân hàng. Còn đối với thẻ tín dụng, ngân hàng phải tiến hành thẩm định, kiểm tra kĩ lưỡng bộ hồ sơ của khách hàng. Nếu thỏa mãn các điều kiện, ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng để xác định hạn mức tiêu dùng cho mỗi chủ thẻ. − Bước 3: Tiến hành cấp phát thẻ cho khách hàng. Ngân hàng tiến hành mã hóa thông tin đưa vào cơ sở dữ liệu và in thẻ cho khách hàng. Khi giao thẻ cho khách hàng, nhân viên ngân hàng có trách nhiệm hướng dẫn chủ thẻ cách sử dụng và yêu cầu giữ bí mật về mã PIN (một dãy số chỉ có cá nhân chủ thẻ biết để có thể tiến hành các giao dịch). Nếu khách hàng làm mất tiền do để lộ mã PIN thì ngân hàng hoàn toàn không chịu trách nhiệm. Sau khi giao thẻ cho khách hàng coi như nghiệp vụ phát hành thẻ kết thúc. 1.4.2. Hoạt động thanh toán thẻ Hoạt động thanh toán thẻ là việc ngân hàng phát hành trích số dư tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ thanh toán dựa theo hạn mức tín dụng đã thỏa thuận với khách hàng để tiến hành chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ theo lệnh của chủ thẻ. Sau khi nhận được thẻ do ngân hàng phát hành cấp, chủ thẻ có thế tiến hành mua sắm hàng hóa, dịch vụ…bằng cách rút tiền tại máy ATM để thanh toán hoặc thanh toán bằng thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Thang Long University Library
23. 13 Quy trình thanh toán thẻ: Sơ đồ 1.3 Quy trình thanh toán thẻ (Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Trường Đại học Thăng Long) − Bước 1: Đơn vị chấp nhận thẻ khi nhận được thẻ từ khách hàng phải kiểm tra tính hợp lệ của thẻ bằng cách cà thẻ qua thiết bị hỗ trợ thanh toán. − Bước 2: Đơn vị chấp nhận thẻ thiết lập hóa đơn và trao hàng hóa dịch vụ cho khách hàng. − Bước 3: Đơn vị chấp nhận thẻ tiến hành giao dịch với ngân hàng thanh toán. Thanh toán thẻ nội địa: nếu thẻ của chính ngân hàng phát hành, ngân hàng sẽ trực tiếp trừ thẳng vào tài khoản của chủ thẻ. Nếu ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành cùng trong liên minh thẻ, dữ liệu được gửi lên hệ thống thanh toán bù trừ để trích từ tài khoản của ngân hàng phát hành chuyển vào tài khoản cho ngân hàng thanh toán. Thanh toán thẻ quốc tế: Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu cho Tổ chức thẻ quốc tế, sau đó Tổ chức thẻ quốc tế kiểm tra dữ liệu và tiến hành ghi có cho ngân hàng thanh toán, ghi nợ cho ngân hàng phát hành. Trong một số trường hợp, cơ sở chấp nhận thẻ phải liên hệ với ngân hàng phát hành hoặc Tổ chức thẻ quốc tế để cấp phép cho giao dịch mua bán hoặc ứng tiền mặt bằng thẻ. − Bước 4: Ngân hàng phát hành thẻ tiến hành thanh toán nợ. Định kì, ngân hàng phát hành phải lập bảng sao kê báo cáo cho chủ thẻ các khoản tiền đã sử dụng và yêu cầu thanh toán. Chủ thẻ sau khi nhận được sao kê có nghĩa vụ phải trả tiền cho những hàng hóa dịch vụ mình đã tiêu dùng.
25. 15 dịch vụ thẻ thanh toán có mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho bản thân ngân hàng hay không, doanh số giao dịch từng chủ thẻ giúp ngân hàng kiểm soát được số lượng thẻ ảo, qua đó ngân hàng có thể xem xét và đưa ra quyết định phát triển dịch vụ thẻ thanh toán. Ngoài ra, doanh số thanh toán thẻ phản ánh khối lượng tiền giao dịch thực hiện bởi chủ thẻ của ngân hàng A và chủ thẻ của các NHTM khác tại các máy ATM, EDC/POS của ngân hàng A, doanh số sử dụng thẻ phản ánh tổng số tiền mà chủ thẻ của ngân hàng A thực hiện giao dịch tại thiết bị ATM, EDC/POS của chính ngân hàng hoặc của những ngân hàng thương mại khác. − Số lượng thẻ phát hành trên thị trường: cho biết quy mô khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán. − Số lượng máy ATM, POS (Đơn vị chấp nhận thẻ): phản ánh mạng lưới hoạt động rộng khắp của dịch vụ thẻ thanh toán, số lượng này càng gia tăng thì khả năng phục vụ khách hàng càng cao. − Thị phần của các loại thẻ: cho ngân hàng biết được thế mạnh của mình trong dịch vụ thẻ thanh toán cũng như vị trí của ngân hàng trên thị trường thẻ Việt Nam để từ đó có các chiến lược và hướng đi đúng đắn. 1.5.2. Chỉ tiêu định tính − Tiện ích của dịch vụ thẻ: phản ánh mức độ đa dạng sản phẩm thẻ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, ngoài các tính năng truyền thống như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, các sản phẩm thẻ cần tích hợp nhiều hơn các tính năng khác như đặt vé máy bay trực tuyến, nạp tiền điện thoại thông qua tài khoản tiền gửi, thanh toán hóa đơn tiền điện, nước ..v..v.. − Gia tăng các dịch vụ đi kèm: thể hiện những lợi ích tăng thêm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ như chế độ Bảo hiểm, chiết khấu, giảm giá khi đi mua sắm ..v..v.. Qua đó cũng thể hiện mối quan hệ rộng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp. − Thời gian thực hiện nghiệp vụ: phản ánh trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ và khả năng sắp xếp các quy trình nghiệp vụ hợp lý của ngân hàng. Thời gian thực hiện càng được rút ngắn thì càng tiết kiệm được thời gian cho khách hàng và từ đó họ sẽ cảm thấy thoải mái mỗi khi đến giao dịch với ngân hàng. − Tính chính xác, độ an toàn và bảo mật: phản ánh trình độ khoa học công nghệ của ngân hàng kể từ khâu phát hành cho đến khâu thanh toán, làm tăng mức độ tin cậy của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán.
26. 16 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ thanh toán 1.6.1. Nhân tố chủ quan 1.6.1.1. Chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một yếu tố không thể thiếu của bất kì doanh nghiệp nào và ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Để thực hiện được nghiệp vụ về thẻ, các nhân viên phải nắm vững các quy trình nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ, hiểu biết về lĩnh vực tin học và không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Họ chính là những người trực tiếp chuyển giao dịch vụ đến với khách hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng rất cần quan tâm, có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực hợp lý, có như vậy mới đẩy nhanh được khả năng phát triển của dịch vụ thẻ trong tương lai. 1.6.1.2. Năng lực tài chính và trình độ công nghệ của ngân hàng Dịch vụ thẻ thanh toán là một dịch vụ ngân hàng hiện đại, nó gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ. Mọi khâu trong quy trình kinh doanh thẻ đều cần đến sự tham gia của những công nghệ hiện đại, từ sản xuất thẻ cho đến việc lắp đặt các thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ và rút tiền mặt. Trong ngành kinh doanh thẻ, những ngân hàng nào có được sản phẩm thẻ tốt, nhiều tiện ích và an toàn thì sẽ thu hút được số lượng lớn khách hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng rất cần có khả năng tài chính vững mạnh, nguồn vốn đầu tư vào công nghệ dồi dào để đảm bảo chất lượng phục vụ tốt, tính bảo mật cao, có như vậy mới bắt kịp được trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật hiện này. 1.6.1.3. Định hướng phát triển của ngân hàng Định hướng phát triển của ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong phát triển dịch vụ thẻ. Với những hoạt động cơ bản giống nhau nhưng mỗi ngân hàng có một hướng phát triển riêng để vận dụng tối đa những lợi thế của mình. Bản thân mỗi ngân hàng trong mỗi thời ký cũng sẽ có những mục tiêu khác nhau. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ sẽ được mở rộng khi ngân hàng chú trọng đến dịch vụ thẻ. Các ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chương trình mang tính chiến lược triển khai trong một thời gian dài dựa trên cơ sở điều tra, khảo sát các đối tượng khách hàng mục tiêu, môi trường cạnh tranh..và dựa vào nội lực của chính mình. 1.6.2. Nhân tố khách quan 1.6.2.1. Môi trường dân cư Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thẻ. Bởi lẽ thói quen ấy tác động đến khả năng hình thành môi trường thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và hình thức thanh toán qua thẻ nói riêng. Hoạt động thanh toán qua thẻ sẽ chỉ thực sự phát huy hết hiệu quả sử dụng của nó trong môi trường thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng. Thang Long University Library
27. 17 Nhận thức của người dân về thẻ thanh toán phản ánh trình độ dân trí của họ. Trình độ dân trí cao đồng nghĩa với một nền kinh tế phát triển về mọi mặt, có khả năng thích nghi và ứng dụng được những thành tựu khoa học kỹ thuật vào cuộc sống để phục vụ con người. Thu nhập của người dân cũng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của thẻ thanh toán. Khi người dân có thu nhập cao, họ bắt đầu nhận thấy rằng mang theo nhiều tiền mặt trong người hoặc cất trong nhà một lượng tiền lớn sẽ dễ gặp rủi ro hơn là đem gửi vào ngân hàng hay chỉ cần mang theo một chiếc thẻ có khả năng thanh toán khi đi mua sắm. Nhưng bên cạnh đó, nếu thu nhập quá thấp, dù khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán đến đâu đi chăng nữa thì ngân hàng cũng không thể đáp ứng được cho họ. 1.6.2.2. Môi trường kinh tế Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thẻ ngân hàng. Bởi khi nền kinh tế phát triển, thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện và nâng cao, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, họ mới có nhiều cơ hội tiếp xúc, hiểu biết và sử dụng các dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, một nền kinh tế phát triển sẽ thu hút các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các tổ chức thẻ quốc tế. Họ không chỉ đầu tư tài chính mà còn đầu tư cả công nghệ, nhân lực, tạo điều kiện cho thị trường thẻ của nước ta phát triển một cách nhanh chóng. 1.6.2.3. Môi trường công nghệ Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng như một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ đặc biệt là với hoạt động thanh toán thẻ. Chính vì vậy, các ngân hàng rất cần có vốn đầu tư công nghệ lớn để đảm bảo chất lượng phục vụ tốt, tính bảo mật cao, nhờ đó sẽ thu hút được đông đảo khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. 1.6.2.4. Môi trường cạnh tranh Hoạt động thẻ ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ mới mẻ của hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Chính vì vậy, yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này. Nếu thị trường chỉ có một ngân hàng cung ứng dịch vụ thẻ thì ngân hàng đó sẽ có lợi thế độc quyền nhưng thị trường thẻ lại khó trở nên sôi động do thiếu sự canh tranh về giá và chất lượng dịch vụ. Một khi có nhiều ngân hàng cùng tham gia dịch vụ thẻ, môi trường kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn, sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi các ngân hàng phải luôn đổi mới sản phẩm dịch vụ để giữ chân cũng như thu
31. 21 Do nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng tăng cao, để Nhà nước có thể kiểm soát được khối lượng tiền tệ trong lưu thông, sự gia tăng của số lượng thẻ phát hành là một xu thế tất yếu. Đứng trước tình hình kinh tế trì trệ, lạm phát vẫn ở mức cao khiến các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn nhàn rỗi, hoạt động phát hành thẻ đã trở thành một kênh huy động vốn giá rẻ mà vô cùng hữu hiệu. Cùng với sự gia tăng về số lượng thẻ phát hành, số lượng máy ATM, EDC/POS cũng được các NHTM quan tâm đầu tư, cụ thể: năm 2011, tổng số máy ATM các NHTM đã lắp đặt là 13.648 máy, tăng so với năm 2010 là 1.948 máy, tương ứng tăng 17%, năm 2012, số lượng máy ATM đã tăng thêm 2.006 máy (tương ứng tăng 15%), nâng tổng số máy ATM lên 15.654 máy. Sự gia tăng số lượng máy ATM khá phù hợp với số lượng thẻ phát hành trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán của khách hàng, tránh được tình trạng quá tải và tăng được khả năng cạnh tranh giữa các NHTM. Bên cạnh đó, số lượng EDC/POS được lắp đặt cũng có xu hướng tăng, năm 2011 đạt 77.468 máy tăng thêm so với năm 2010 là 20.657 máy, sang đến năm 2012, tổng số lượng EDC/POS đã tăng lên 98.125 máy, tương ứng với mức tăng 27%. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, các trung tâm thương mại, các siêu thị lớn, các nhà hàng, khách hàng liên tục được xây dựng, các NHTM đã nhân cơ hội đó tăng cường lắp đặt thêm nhiều thiết bị EDC/POS tại các địa điểm này để bán chéo sản phẩm với các doanh nghiệp, làm tăng nguồn thu từ dịch vụ cho cả hai bên. Đồng thời, khách hàng lại không cần phải đem theo quá nhiều tiền mặt, vừa tiện lợi trong việc thanh toán lại vừa đảm bảo an toàn. Nhờ vào việc cải thiện và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc thanh toán, tính đến cuối năm 2012, số lượng và giá trị thanh toán qua EDC/POS tiếp tục tăng nhanh, đạt mức gần 21 triệu giao dịch và 95.000 tỷ đồng; nhận thức về thanh toán thẻ qua EDC/POS đã có sự chuyển biến tích cực ở các địa phương, nhận thức chung của xã hội về thanh toán không dùng tiền mặt đang thay đổi, xu hướng thanh toán bằng thẻ của dân cư cũng bắt đầu gia tăng. Một số đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) đã có những nhận thức tích cực về lắp đặt và chấp nhận thanh toán bằng thẻ qua EDC/POS. Qua những phân tích trên, ta có thể thấy Thị trường thẻ Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng phát triển tuy nhiên nó hoạt động vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và thiếu sự đồng bộ về công nghệ. Thêm vào đó, sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng nhỏ mới tham gia vào thị trường vẫn mang tính rời rạc, thiếu đồng bộ dẫn đến không đảm bảo chất lượng dịch vụ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển lâu dài, bền vững của thị trường thẻ. Sự liên kết giữa các ngân hàng còn lỏng lẻo, thiếu kinh nghiệm và chưa tạo được tiếng nói chung. Khi dịch vụ thẻ mới du nhập vào Việt Nam, ngân hàng duy nhất tổ chức cung cấp thí điểm dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với
32. 22 tư cách làm ngân hàng đại lý cho Ngân hàng Ngoại thương Pháp (BFCE). Dần dần, nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ thẻ thanh toán và những nguồn thu đáng kể mà dịch vụ này đem lại, các ngân hàng lần lượt chính thức tham gia thị trường thẻ, hình thành nên những mạng lưới liên kết phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ như hệ thống Banknetvn, VNBC, Smartlink. Cho đến nay, thị trường thẻ có 52 tổ chức đăng ký phát hành thẻ, tất cả các ngân hàng tham gia thị trường thẻ đều hướng tới một mục tiêu là đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của người dân, gia tăng thu nhập cho chính ngân hàng và tiết kiệm chi phí cho xã hội. 2.3. Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Tên gọi tắt: Agribank Địa chỉ: 18 Trần Hữu Dực, khu đô thị Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà Nội Website: chúng tôi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 1990, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 30/01/2011 theo Quyết định 214/QĐ-NHN, Agribank được chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước. Tháng 11/2011, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung vốn điều lệ, nâng tổng số vốn điều lệ lên 29.154 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, lần đầu tiên đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của NHNN Việt Nam. Năm 2012 trước nhiều khó khăn, thách thức, Agribank đã đóng góp tích cực ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đồng hành thủy chung tin cậy Thang Long University Library
33. 23 của 10 triệu hộ gia đình; đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu của mình. Trong suốt 25 năm đi vào hoạt động, Agribank đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận và vinh dự được nhận nhiều danh hiệu cao quý như: danh hiệu đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập hạng nhì, Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ… Không những thế, Agribank còn nằm trong Top 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín của Giải thưởng Sao Vàng đất Việt; Top 5 Ngân hàng giao dịch tiện ích; Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu; Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam theo nhận biết của người tiêu dùng; Doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 2.3.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, cùng với hơn 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trong nước và Chi nhánh nước ngoài tại Campuchia; trong đó có 158 chi nhánh loại 1 và loại 2, 776 chi nhánh loại 3 và 1.393 phòng giao dịch. Agribank hiện có 9 công ty trực thuộc, đó là : Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC), Công ty In thương mại và dịch vụ (PCC), Công ty Cổ phần Chứng khoán (Agriseco), Công ty Du lịch thương mại (Agribank tour), Công ty Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh (VJC), Công ty Cổ phần bảo hiểm (ABIC), Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính 2 (ALC II), Công ty Kinh doanh lương thực và Đầu tư Phát triển. Sơđồ2.1CơcấutổchứccủaNgânhàngNôngnghiệpvàPháttriểnnôngthônViệtNam (Nguồn: www.agribank.com.vn)
34. 24 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam những năm vừa qua 2.4.1. Hoạt động huy động vốn Theo bảng 2.2, nhận thức vai trò quan trọng của việc huy động vốn cùng với chủ trương tạo ra nguồn vốn tăng trưởng vững chắc, Agribank đã cố gắng trong công tác huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng trưởng. Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 505.792 tỷ đồng, tăng 30.851 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng với mức tăng 6,50%; sang năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt tới con số 557.028 tỷ đồng, tăng 51.236 tỷ đồng (tương ứng tăng 10,13%) so với năm 2011. Mặc dù tổng nguồn vốn có sự gia tăng nhưng đứng trên góc độ của một ngân hàng thương mại Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đó chưa cao và không đúng với kì vọng của Ban lãnh đạo ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, khiến cho nền kinh tế của nhiều nước trên Thế giới trong đó có Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng, đầu tư nước ngoài giảm mạnh kéo theo sự suy giảm sản xuất, đồng đô la mất giá. Lạm phát tăng cao khiến cho việc huy động vốn của Agribank gặp nhiều khó khăn. Để thu hút được nhiều vốn, Agribank buộc phải nâng lãi suất huy động để cạnh tranh với các NHTM khác nhưng lại phải chịu sự khống chế trần lãi suất từ phía Ngân hàng Nhà nước. Thang Long University Library
35. 25 Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Vốn huy động từ khách hàng 427.372 89,98 432.072 85,42 508.565 91,30 4.700 1,10 76.493 17,70 – Tiền gửi dân cư 257.901 60,35 306.675 70,98 395.038 77,68 48.774 18,91 88.363 28,81 – Tiền gửi TCKT 137.353 32,14 104.292 24,14 95.743 18,83 (33.061) (24,07) (8.549) (8,20) – Tiền gửi Kho bạc Nhà nước 32.118 7,52 21.105 4,88 17.748 3,49 (11.013) (34,29) (3.357) (15,91) 2.Vốn ủy thác đầu tư 9.769 2,06 12.086 2,39 11.519 2,07 2.317 23,72 (567) (4,69) 3. Tiền gửi, tiền vay TCTD 16.970 3,57 28.154 5,57 11.385 2,04 11.184 65,90 (16.769) (59,56) 4. Vay Ngân hàng Nhà nước 20.830 4,39 33.480 6,62 25.558 4,59 12.650 60,73 (7.922) (23,66) Tổng nguồn vốn huy động 474.941 100 505.792 100 557.028 100 30.851 6,50 51.236 10,13 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012 của NHNN&PTNTVN)
Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Quan Trọng Để Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Nông Nghiệp Và Dịch Vụ, Tạo Bước Đột Phá Trong Phát Triển Kinh Tế Khu Vực Nông Thôn trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!