Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Tài Chính Tăng Vốn Điều Lệ Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thực trạng vốn điều lệ và tỉ lệ an toàn vốn
Vốn điều lệ của một NHTM là cấu phần dùng để xác định vốn tự có cấp 1 của NHTM đó. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu về tỉ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu, các NHTM có thể tăng vốn bằng nhiều cách, trong đó tăng vốn điều lệ là một trong những cách giúp NHTM có thể tăng được CAR.
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định NHTM Nhà nước là NHTM trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. NHTM Nhà nước bao gồm NHTM do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Theo đó, trên thực tế hiện nay đang có 7 NHTM Nhà nước bao gồm 4 NHTM do Nhà nước sở hữu 100% và 3 NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Bốn NHTM do Nhà nước sở hữu 100% bao gồm Agribank và 3 NHTM cổ phần được Nhà nước mua lại là Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank) Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Ocean Bank) và Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CBBank), 3 NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ bao gồm Vietinbank, BIDV và Vietcombank. Do 3 NHTM cổ phần được Nhà nước mua lại đang trong quá trình kiểm soát đặc biệt nên gặp khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ.
Về vốn điều lệ của 4 NHTM Nhà nước lớn của Việt Nam, theo thống kê của NHNN, đến cuối tháng 6/2019, vốn điều lệ của 4 NHTM Nhà nước (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV) đạt 139.006 tỉ đồng. Trong đó, vốn điều lệ của Vietinbank là 37.234 tỉ đồng, cao nhất trong nhóm Big 4. Tiếp theo lần lượt là Vietcombank, BIDV và Agribank với vốn điều lệ tương ứng 37.089 tỉ đồng, 34.187 tỉ đồng và 30.496 tỉ đồng. Nếu so với tổng vốn điều lệ toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ở Việt Nam vào cùng kì thời điểm này là 586.932 tỉ đồng thì tỉ lệ vốn điều lệ của nhóm này chiếm 23,36% tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống các TCTD ở Việt Nam.
Thứ hạng này đã bị thay đổi vào cuối tháng 10/2019, BIDV đã phát hành riêng lẻ cho đối tác KEB Hana Bank của Hàn Quốc hơn 603,3 triệu cổ phần, tương ứng tỉ lệ 15% vốn điều lệ. Nhờ đó, vốn điều lệ của BIDV đã tăng thêm 6.033 tỉ đồng, từ mức 34.187 tỉ đồng lên hơn 40.220 tỉ đồng, cao nhất trong nhóm Big 4 đến thời điểm hiện nay. Sau giao dịch thành công này, tỉ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại BIDV đã giảm từ 95,28% xuống còn 80,80% vốn điều lệ. Tuy nhiên, tỉ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại BIDV vẫn còn cao hơn so với Vietinbank (64,46%) và Vietcombank (74,80%).
Về mức độ tăng vốn điều lệ của 4 NHTM Nhà nước lớn, trong vòng gần 5 năm trở lại đây, Vietcombank là ngân hàng được tăng vốn điều lệ nhiều nhất. So với đầu năm 2015, vốn điều lệ hiện có của Vietcombank đã tăng hơn 10.400 tỉ đồng, tương đương tăng hơn 39%. Trong năm 2016, Vietcombank đã phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỉ lệ 35% (tương đương hơn 9.300 tỉ đồng) và gần đây nhất là đầu năm 2019, vốn điều lệ của Vietcombank đã tăng hơn 1.000 tỉ đồng nhờ phát hành cổ phiếu cho GIC và Mizuho Bank. Trong khi đó, Vietinbank sau đợt tăng mạnh vào năm 2013 và 2014 nhờ phát hành cho cổ đông chiến lược thì đến nay gần như không tăng được vốn điều lệ. Agribank chỉ tăng nhẹ được vốn điều lệ khoảng 1.000 tỉ đồng. BIDV nhờ có đợt tăng vốn điều lệ vào thời điểm tháng 10/2019 vừa qua đã trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong 4 NHTM Nhà nước lớn cũng như trong toàn hệ thống các TCTD của Việt Nam.
Quá trình tăng vốn điều lệ của các NHTM Nhà nước bị đánh giá là rất chậm trong thời gian qua. Giai đoạn từ năm 2015-2019, vốn điều lệ của 3 NHTM Nhà nước dường như không đổi. Cùng lúc đó, các NHTM cổ phần khác đã gia tăng mạnh được vốn điều lệ và rất ít trả cổ tức. Ví dụ Techcombank chỉ trong vòng 4 năm qua vốn điều lệ đã gia tăng nhanh từ mốc 10.000 tỉ đồng lên xấp xỉ các NHTM Nhà nước ở thời điểm cuối năm 2019. Thông tin tại buổi làm việc đầu năm 2020 của lãnh đạo Chính phủ với MB cho biết, 2 ngân hàng Vietcombank và Vietinbank sẽ được tăng vốn điều lệ trong quý I/2020 khoảng 10.000 tỉ đồng. Riêng Agribank sẽ được phép dùng toàn bộ lợi nhuận nộp ngân sách nhà nước năm 2020 để tăng vốn điều lệ. Đây là thông tin tích cực cho các NHTM Nhà nước trực tiếp tác động làm tăng tỉ lệ CAR cho các NHTM Nhà nước, đồng thời tiếp tục thể hiện vai trò chủ đạo của các NHTM Nhà nước trên thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam.
Về CAR của các NHTM Nhà nước, số liệu thống kê gần đây của NHNN cho thấy, tỉ lệ CAR bình quân của 4 NHTM Nhà nước lớn theo chuẩn Basel I chỉ đạt 9,4%, cao hơn mức an toàn tối thiểu theo quy định 9%. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với CAR của các NHTM cổ phần (12,1%) và thấp hơn so với mức bình quân chung của toàn hệ thống các TCTD (13%). Theo TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc phát triển Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, nếu tính theo chuẩn Basel II, CAR của NHTM Nhà nước lớn sẽ giảm xuống dưới 8%.
Thông tin từ NHNN, đến nay đã có 18 NHTM trong đó có 16 NHTM trong nước và 2 NHTM nước ngoài đáp ứng chuẩn Basel II. Trong số 4 NHTM Nhà nước lớn thì mới chỉ có Vietcombank và BIDV được NHNN chấp thuận thực hiện chuẩn Basel II. NHNN cho biết, những ngân hàng đáp ứng được chuẩn Basel II sẽ được NHNN cấp hạn mức tín dụng ở mức cao hơn so với tỉ lệ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc Vietinbank và Agribank sẽ gặp khó khăn trong hoạt động tăng trưởng tín dụng của năm 2020 nếu không đáp ứng được chuẩn Basel II.
Cơ chế tài chính giúp tăng vốn điều lệ
Báo cáo của NHNN gửi Quốc hội cho thấy, đến cuối tháng 8/2019, tổng tài sản của 4 NHTM Nhà nước (Agribank, Viecombank, Vietinbank và BIDV) đạt 5,081 triệu tỉ đồng, tăng gần 4 lần trong vòng 10 năm và chiếm 43,01% toàn hệ thống các TCTD. Tổng tài sản của các NHTM Nhà nước lớn đều đã vượt qua 1 triệu tỉ đồng, trong đó BIDV và Agribank đã cán mốc 1 triệu tỉ đồng từ năm 2016. Đối với Vietinbank và Vietcombank thì mốc này được vượt qua vào năm 2017 và 2018. Mặc khác, theo một thống kê của NHNN đến cuối tháng 6/2019, tiền gửi của khách hàng tại 4 NHTM Nhà nước đạt hơn 3,95 triệu tỉ đồng, chiếm tới 48% tiền gửi của cả hệ thống TCTD. Cho vay thị trường 1 của nhóm Big 4 này cũng đạt tới 3,652 triệu tỉ đồng, chiếm 47,9% toàn hệ thống các TCTD. Điều này cho thấy rõ vai trò chủ đạo của các NHTM Nhà nước trong hoạt động huy động vốn và cho vay nền kinh tế mà các NHTM tư nhân khó có thể thay thế được.
Tuy nhiên, nhìn chunh việc tăng vốn của Vietinbank và Agribank thời gian qua gặp không ít khó khăn trong khi từ năm 2014 đến 2019, các NHTM Nhà nước đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước 92 nghìn tỉ đồng bao gồm 60 nghìn tỉ đồng thuế và 32 nghìn tỉ đồng chi trả cổ tức bằng tiền. So với các NHTM cổ phần thì các NHTM Nhà nước có tỉ lệ trả cổ tức trên lợi nhuận cao hơn. Ngành Ngân hàng của Việt Nam có tiền lệ là có tỉ lệ giữ lại lợi nhuận rất cao để bổ sung vốn điều lệ liên tục qua các năm qua. Tuy nhiên, tỉ lệ trả cổ tức của các NHTM Nhà nước có tỉ lệ cao hơn hẳn.
Lý do gặp khó khăn trong tăng vốn điều lệ ngoài việc Quốc hội không cho phép sử dụng ngân sách Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước, còn do nhu cầu bổ sung vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước khá lớn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu CAR tối thiểu theo chuẩn Basel II, trong khi nguồn lực Nhà nước rất hạn chế. Mặt khác, quy định về tỉ lệ sở hữu Nhà nước trong các NHTM Nhà nước không thấp hơn 65% vốn điều lệ cũng khiến Vietinbank không thể tăng thêm vốn điều lệ. Do đó, để các NHTM Nhà nước có thể tăng được vốn điều lệ nhằm tránh gây xáo trộn không cần thiết về nhân sự và chiến lược kinh doanh, ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng của nền kinh tế, cần tạo ra được cơ chế tài chính thông thoáng để các NHTM Nhà nước có thể tăng được vốn điều lệ, nhằm đáp ứng được mục tiêu đến năm 2020, các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phài đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực an toàn vốn của Basel II trong “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Cơ chế tài chính để các NHTM Nhà nước có cơ hội để tăng vốn điều lệ là:
(1) Ngân sách Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu của NHTM Nhà nước phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 199/NĐ-CP của Chính phủ.
(2) Nhà nước chỉ cần nắm giữ tỉ lệ sở hữu Nhà nước thấp nhất là 51% vốn điều lệ của các NHTM Nhà nước. Trên thực tế, sự gia tăng tỉ lệ sở hữu vốn nước ngoài đã làm thay đổi đáng kể cách thức quản trị, chiến lược kinh doanh, đầu tư công nghệ, quản lý rủi ro và gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tư nhân lẫn NHTM Nhà nước.
(3) Tạo cơ chế cho phép các NHTM Nhà nước được sử dụng lợi nhuận giữ lại, chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng, phát hành cổ phần riêng lẻ tương tự như các NHTM cổ phần để tăng vốn điều lệ.
(4) Xây dựng lộ trình tăng vốn điều lệ một cách khả thi từ nhiều nguồn cho từng NHTM Nhà nước để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra trong “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến 2025, định hướng đến năm 2030”. Lộ trình tăng vốn cần gắn chặt và đảm bảo tính khả thi cũng như tính đồng bộ với định hướng chiến lược phát triển ngành Ngân hàng nói chung, các NHTM Nhà nước với vai trò chủ đạo nói riêng, kế hoạch thu chi ngân sách Nhà nước giai đoạn trung hạn, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của từng NHTM Nhà nước, cơ chế, chính sách quản lí tài chính của Nhà nước đối với NHTM Nhà nước.
Vốn Tự Có Của Ngân Hàng Thương Mại
Vốn tự có là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo luật định. Vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ VTC được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Theo điều 20, Luật các tổ chức tín dụng quy định: VTC của NHTM bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản Nợ khác (như chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhận chưa phân phối…).
Như vậy, vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm 3 bộ phận là: Vốn của NHTM, quỹ của NHTM và các tài sản Nợ khác được xếp vào vốn.
1. Vốn của ngân hàng thương mại a. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ được quy định trong điều lệ của NHTM và tối thiểu phải bằng vốn pháp định. Vốn điều lệ là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Nguồn hình thành vốn điều lệ phụ thuộc vào tính chất sở hữu của từng loại hình ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại Nhà nước do Nhà nước cấp 100%, đối với ngân hàng thương mại ngoài Nhà nước (NHTM cổ phần…) được hình thành do các cổ đông đóng góp dưới hình thức mua cổ phần hoặc các bên tham gia liên doanh đóng góp.
b. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định (TSCĐ)
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua TSCĐ để xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải… phục vụ công tác quản lý, kinh doanh của NHTM. Nguồn hình thành của loại vốn này có thể do ngân sách Nhà nước cấp (đối với NHTM Nhà nước) hoặc tích lũy trong quá trình hoạt động của NHTM.
c. Vốn khác
Ngoài 2 loại vốn trên, NHTM còn có các loại vốn khác như thặng dư phát hành cổ phiếu, lợi nhuận để lại không phân phối…
2. Quỹ của ngân hàng thương mại
Quỹ của NHTM bao gồm: – Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; – Quỹ dự phòng tài chính; – Quỹ đầu tư phát triển; – Quỹ khen thưởng; – Quỹ phúc lợi.
Những quỹ này được trích từ lợi nhuận hàng năm theo luật định, do vậy tỷ lệ trích, nội dung sử dụng quỹ phải theo đúng qui định.
3. Một số tài sản Nợ được xếp vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng
– Chênh lệch đánh giá lại tài sản: gồm chênh lệch đánh giá tỷ giá hối đoái, vàng bạc, đá quỹ; chênh lệch đánh giá lại các tài sản trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho NHTM (như chứng khoán, tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu…) và đánh giá lại TSCĐ, Nếu chênh lệch đánh giá có kết quả tăng (dư Có) sẽ góp phần làm tăng vốn của NHTM; ngược lại, nếu kết quả đánh giá có số chênh lệch giảm (dư Nợ) sẽ làm giảm vốn của NHTM. – Chênh lệch thu nhập, chi phí trong năm: nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì góp phần tăng vốn; ngược lại. – Kết quả lợi nhuận năm sau chưa phân phối.
vốn tự có là gì
vốn tự có của ngân hàng là gì
tại việt nam vốn tự có của ngân hàng thương mại gồm
thành lập ngân hàng thương mại
phương pháp tăng vốn tự có ngân hàng
vốn tự có của khách hàng bao gồm những gì
vốn tự có của ngân hàng
nguồn vốn khác trong ngân hàng thương mại
,
Ngân Hàng Thương Mại Tiếng Anh Là Gì? Các Chức Năng Chính Của Ngân Hàng Thương Mại
Như chúng ta đã biết, ngân hàng thương mại là thành phần quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đó là một tổ chức tài chính chấp nhận tiền gửi không kỳ hạn từ công chúng, chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác và thu lợi nhuận.
Định nghĩa ngân hàng thương mại trong tiếng Việt
Ngân hàng thương mại tiếng Anh là gì?
In addition, there are several commercial banks in the city.
Ngoài ra còn có một số ngân hàng thương mại trong thành phố.
Các chức năng chính của ngân hàng thương mại:
1. Chấp nhận tiền gửi:
Đây luôn là chức năng chính và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Có ba loại: Tiền gửi tiết kiệm, Tiền gửi vãng lai và tiền gửi cố định. Thông thường không phải trả lãi cho chúng, vì ngân hàng không thể sử dụng các khoản tiền gửi ngắn hạn này. Tiền gửi tiết kiệm được trả theo yêu cầu và có thể rút tiền bằng séc. Nhưng có những hạn chế nhất định áp dụng đối với người gửi tiền của tài khoản này. Tiền gửi vào tài khoản này được hưởng lãi suất danh nghĩa. Tiền gửi cố định được thực hiện trong một khoảng thời gian cố định. Lãi suất cao hơn được trả cho các khoản tiền gửi cố định.
Cung cấp cho công chúng các khoản vay có thế chấp phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiền tệ của họ. Các khoản cho vay có thể được cấp dưới các hình thức tín dụng tiền mặt, cho vay không kỳ hạn, cho vay ngắn hạn, thấu chi, chiết khấu tín phiếu, v.v. Theo hệ thống tín dụng tiền mặt, người đi vay được áp dụng một hạn mức tín dụng mà họ có thể vay từ ngân hàng. Tiền lãi mà người vay phải trả được tính trên số hạn mức tín dụng thực tế. Các khoản cho vay không kỳ hạn do ngân hàng cấp là các khoản cho vay có thể được ngân hàng thu hồi theo yêu cầu bất kỳ lúc nào.
Ở đây, lãi suất được trả cho toàn bộ số tiền vay không kỳ hạn được cấp. Các khoản vay ngắn hạn (như cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà, v.v.) được cho là các khoản vay cá nhân với một số bảo đảm. Tiền lãi phải trả cho toàn bộ số tiền vay. Trong trường hợp thấu chi, chủ tài khoản được phép rút số tiền vượt quá số tiền gửi ngân hàng.
Ở đây, người vay đã nhận được cơ sở này, phải trả lãi cho số tiền thấu chi. Một hình thức cho vay quan trọng khác của ngân hàng là thông qua chiết khấu hoặc mua hối phiếu. Một hối phiếu đòi nợ được ký phát bởi một chủ nợ ghi rõ số nợ và ngày mà nó phải trả. Các hối phiếu như vậy thường được phát hành trong thời hạn 90 tháng.
3. Tạo tín dụng:
4. Chuyển tiền:
Các ngân hàng thương mại có thể chuyển tiền của một khách hàng sang tài khoản của khách hàng khác thông qua séc, hối phiếu, chuyển thư, điện tín, v.v.
5. Chức năng của cơ quan:
Trong thời hiện đại, các ngân hàng thương mại còn đóng vai trò là một đại lý của khách hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng tính phí hoặc hoa hồng cho các chức năng này.
Ngân Hàng Thương Mại Và Vai Trò Của Ngân Hàng Thương Mại
Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Định nghĩa ngân hàng thương mại
Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động
chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Vai trò của ngân hàng thương mại (NHTM)
1. Vai trò tập trung vốn của nền kinh tế
Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử
dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông. Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay vay.
Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy trì họat động của mình.
Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư; chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếu công ty…
2.Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khỏan. Khi các khách hàng gởi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khỏan thanh tóan có giá trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví
dụ: chi phí lưu thông, vận chuyển, bảo quản…).
Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và độc
quyền quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán..) đã tiết
kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn,
thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Ở các nước phát triển phần lớn thanh toán
được thực hiện qua sec và được thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống
ngân hàng thương mại. Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các
doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân
hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay.
Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng hình thức chuyển tiền
bằng đện tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đến việc không sử dụng sec ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng. Họ thanh toán bằng cách nối mạng các máy vi tính của các ngân hàng thương mại trong nước nhằm thực hiện chuyển vốn từ tài khoản người này sang người khác một cách nhanh chóng.
3.Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp
Vào cuối thế kỉ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngân hàng không còn họat động riêng lẽ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là ngân hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệ thống các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt.
Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanh tóan trong hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trung ương mỗi nước. Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy
định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo thành tiền như sau:
Thanh toán
Tên các ngân hàng Tiền gửi mới Dự trữ bắt buộc cho vay mới
Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000. Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan. Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000. Dự trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000. Số tiền này được cho người cần vay vay,
Tài liệu tham khảo
người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền được trả gửi vào ngân hàng C. Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000. Và cứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0. Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000. Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp.
LÊ VINH DANH, Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương, NXB Chính Trị Quốc Gia, (1996) [32- 66]
NGUYỄN NINH KIỀU, Tiền tệ – ngân hàng, NXB Thống Kê, (1998) [75-85]
TRẦN VĂN HÙNG, NGUYỄN TRÍ HÙNG, TRƯƠNG QUANG HÙNG,
NGUYỄN THANH TRIỀU, CHÂU VĂN THÀNH, Giáo trình Kinh Tế Vĩ Mô, NXB GIÁO DỤC, (1999) [156-162] & [166-177]
TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH, TS. SỬ ĐÌNH THÀNH, Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống Kê, (2001) [235-274]
TS. LÊ VĂN TƯ, Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, NXB TK, 2001.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HCM, KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ, Kinh tế
chính trị Mác – Lê Nin, phần II, (2006)
GS.TS LÊ VĂN TƯ, Ngân hàng thương mại , Nxb Tài Chính, [2004]
www.sbv.gov.vn
( Trang web của Ngân hàng nhà nước Việt Nam )
( Trang web của Bộ Tài chính )
Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí
Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Tài Chính Tăng Vốn Điều Lệ Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!