Xem Nhiều 3/2023 #️ Giáo Án Công Nghệ 8 Bài 33: An Toàn Điện # Top 3 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giáo Án Công Nghệ 8 Bài 33: An Toàn Điện # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Công Nghệ 8 Bài 33: An Toàn Điện mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giáo án điện tử Công nghệ 8

Giáo án Công nghệ 8 bài 33

Giáo án Công nghệ 8 bài 33: An toàn điện được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Chương VI: AN TOÀN ĐIỆN

Bài 33: AN TOÀN ĐIỆN

I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:

Biết các biện pháp an toàn điện năng.

Hiểu nguyên nhân gây ra tai nại điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.

2. Kĩ năng:

Thực hiện các biện pháp an toàn điện.

3. Thái độ:

Tác phong làm việc theo qui trình.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Các trường hợp gây ra tai nạn điện.

2. HS: Các tai nạn điện mà em từng biết và cách xử lí hậu quả.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu quá trình sản xuất điện năng của nhà máy thủy điện?

Nêu quá trình sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện?

Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống? Cho ví dụ.

3. Đặt vấn đề: Từ xa xưa khi chưa có điện, con người bị chết do dòng điện sét. Ngày nay khi con người sản xuất ra điện, con người bị chết do bị điện giật càng nhiều hơn, và đa số là ở dòng điện hạ áp. Vậy, những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh những tai nạn đó? Đó là nội dung của bài học hôm nay.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện:

– HS chú ý lắng nghe.

– HS chú ý lắng nghe.

– Tránh sự rò điện.

– HS chú ý lắng nghe.

– Kết hợp tranh ảnh, khai thác kinh nghiệm của hs trong cuộc sống, GV hướng dẫn hs nêu được những nguyên nhân gây ra tai nạn điện.

– Gọi từng nhóm trả lời, mỗi nhóm ít nhất 3 nguyên nhân và các nhóm sau không được trùng với nhóm trước.

– GV giải thích hiện tượng phóng điện và lấy thêm ví dụ để HS dễ hiểu hơn.

→ GV kết luận chung về nguyên nhân gây tai nạn điện.

→ GV mở rộng:

– Điện giật là do dòng điện tác dụng đến hệ thần kinh và cơ bắpà người bị điện giật sẽ chết trong tình trạng ngat thở và co giật.

– Người da mỏng và da dày, da khô, da ẩm ướt da nào dễ bị điện giật hơn?

– Tại sao cần phải che chắn các cầu dao, cầu chì?

– Giải thích điện áp bước…

→ Các yếu tố gây nguy hiểm khi bị điện giật: cường độ dòng điện, thời gian dòng điện, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, điện trở người, hiện điện thế an toàn, ….

Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp an toàn điện:

– HS quan sát tranh

– Phải cắt nguồn điện và treo biển báo.

– HS tìm các dụng cụ cách điện.

– Hướng dẫn HS quan sát tranh (H33.4).

– Cho HS điền vào chổ trống trong SGK cho phù hợp với các biện pháp an toàn điện.

→ GV giải thích thêm phần nối đất và nối dây trung hòa cho các đồ dùng điện

– Khi sửa chữa điện cần lưu ý điều gì?

– Kể tên một số dụng cụ an toàn điện mà em biết?

Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà:

– Trả lời câu hỏi của GV.

– Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK?

– Học bài, học ghi nhớ SGK.

– Chuẩn bài mới bài thực hành.

5. Ghi bảng: I. Vì sao xảy ra tai nạn điện:

Chạm trực tiếp vào vật mang điện.

Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.

Đến gần dây điện đứt rơi xuống đất.

II. Một số biện pháp an toàn điện: 1. Một số nguyên tắc an toàn trong khi sử dụng điện:

Cách điện dây dẫn điện.

Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.

Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện.

Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.

2. Một số nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện:

Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện và treo biển báo.

Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện khi sửa chữa như găng tay, giày, thảm cách điện…..

IV. Rút kinh nghiệm

:…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài Giảng Công Nghệ 8, Bài 33: An Toàn Điện.

I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức: – Hiểu đư­ợc những nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể ng­ười. – Biết đ­ược một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống2. Kỹ năng: – Xác định được khoảng cách an toàn đối với điện lưới, điện cao áp – thực hiện được các nguyên tắc biện phán an toàn điện3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, an toàn khi sử dụng điệnII. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Vấn đáp tìm tòi, nêu vấn đềIII. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

Giáo viên: – GV nghiên cứu kĩ SGK và SGV, giáo án điện tử, máy chiếu

2. Học sinh: : Nghiên cứu kỹ Sgk

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định tổ chức : 2 . Kiểm tra bài cũ: ? Chức năng các nhà máy điện là gì? Chức năng các đư­ờng dây dẫn điện là gì ? Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống 3. Bài mới:

– Nêu các nguyên nhân chính gây ra tai nạn điện ( 3 nguyên nhân ) HS:- Quan sát tranh hình 33.1 SGK HS: Cho VD các tr­ường hợp tai nạn do nguyên nhân thứ 2 HS: Quan sát tranh 33.2, mô tả, kết luận ? Trong tr­ường hợp nào dây điện có thể bị đứt rơi vào ngư­ời ? Phải đề phòng ra sao HS: Quan sát hình 33.3

“Tai nạn điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây hoả hoạn, làm bị thư­ơng hoặc chết ngư­ời”I. Vì sao xảy ra tai nạn điện1. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện – Chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn hở – Sử dụng đồ dùng điện bị rò điện ra ngoài vỏ kim loại – Sửa chữa điện không ngắt nguồn điện2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với l­ới điện cao áp và trạm biến thế – Điện phóng qua không khí đến người gây chết người.3. Do đến gần dây điện đứt rơi xuống đất – Mư­a bão to, dây điện đứt, không đến gần chỗ dây điện đứt chạm xuống đất

GV: Trong khi sử dụng và sửa chữa, để tránh tai nạn điện cần tuân theo các biện pháp, nguyên tắc an toàn điện HS: – Quan sát hình 33.4, thực hiện yêu cầu tìm hiểu – Trình bày GV: Nhận xét, sửa chữa, kết luận

HS: Đọc SGK, trình bày các nguyên tắc GV: Cho VD giải thích từng nguyên tắc

HS:- Quan sát hình 33.5 – Kể tên, vật liêu, công dụng của các dụng cụ an toàn điện

II. Một số biện pháp an toàn điện1. Một số nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện – Thực hiện tốt cách điện dây dẫn – Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện – Thực hiện tốt nối đất các thiết bị đồ dùng điện – Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với l­ới điện cao áp2. Một số nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện – Cắt nguồn điện + Rút phích cắm điện + Rút cầu chì + Cắt cầu dao + Sử dụng các dung cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa để tránh bị điện giật và tai nạn khác – Sử dụng vật lót cách điện – Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện – Sử dụng các dụng cụ kiểm tra

4. Củng cố : – Tai nạn điện xãy ra thường do những nguyên nhân nào ? – Khi sử dụng và sửa chữa điện cần tuân thủ nguyên tắc nào ? – Làm bài tập 3 SGK. Bằng cách điền chữ Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào ô trống

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lỹ làm việc của bút thử điện Chuẩn bị bảng báo cáo thực hành theo mẩu trang 123

Giáo Án Công Nghệ 6 Bài 16: Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (Tiết 2)

Giáo án điện tử môn Công nghệ lớp 6

Giáo án Công nghệ 6 bài 16

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án – Bài giảng chúng tôi xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (Tiết 2) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải

1. Kiến thức: Nắm được cách chọn thực phẩm an toàn, các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm.

2. Kĩ năng: Thực hiện được việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình

3. Thái độ: Có ý thức lựa chọn thức ăn hợp vệ sinh để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống và thu dọn vệ sinh nơi ăn uống

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút)

– Kiểm tra sĩ số lớp học

Lớp 6A1…………………………………………………………

Lớp 6A2 ………………………………………………………

Lớp 6A3………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Cho ví dụ?

Làm thế nào để phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình?

3/ Bài mới: (35 phút)

a. Giới thiệu bài: (1 phút) Tiết học trước các em đã biết được những thực phẩm như thế nào là không an toàn. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu các biện pháp để giữ an toàn cho thực phẩm

b. Các hoạt động dạy và học: (34 phút)

? Những thực phẩm đã bị nhiễm trùng hay nhiễm độc có an toàn nữa không?

? Vậy an toàn thực phẩm là gì?.

– GV: Thực phẩm luôn cần có mức độ an toàn cao. Người sử dụng cần biết cách lựa chọn cũng như xử lí thực phẩm một cách đúng đắn, hợp vệ sinh.

? Em hãy kể tên các thực phẩm mà gia đình thường mua sắm?

? Đối với thực phẩm tươi, sống, cần phải mua ntn?

? Đối với thực phẩm đóng hộp, có bao bì cần chọn mua như thế nào?

? Cần lưu ý gì khi mua cả thực phẩm chín lẫn thực phẩm phải chế biến, thực phẩm ăn sống?

– GV nhận xét, kết luận.

? Thực phẩm thường được chế biến tại đâu?

? Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào?

? Tại sao thức ăn không nên để lâu trong tủ lạnh?

– Cần bảo quản như thế nào đối với các loại thực phẩm sau đây:

+ Thực phẩm đã chế biến

+ Thực phẩm đóng hộp

+ Thực phẩm khô (bột, gạo, đậu hạt…)

* Kết luận: Sử dụng thực phẩm tươi ngon, hợp vệ sinh. Không sử dụng thực phẩm bị hư thối, biến chất, ôi, ươn.

– HS trả lời

– An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.

– HS lắng nghe.

– Cá khô, cà chua, rau, cá hộp, ớt, thịt…

– Đối với thực phẩm dễ hư thối phải mua tươi hoặc ướp lạnh.

– Đối với thực phẩm đóng hộp, bao bì cần chú ý đến hạn sử dụng.

– Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm ăn chín.

– Thường được chế biến tại nhà bếp.

– Mặt bàn, quần áo, giẻ lau, bếp, thớt

– Vì thức ăn bị biến chất, vi khuẩn vẫn xâm nhập được.

+ Thực phẩm đã chế biến cho vào hộp kín, để tủ lạnh.

+ Thực phẩm đóng hộp để tủ lạnh, mua đủ dùng.

+ Thực phẩm khô phơi khô, thường xuyên kiểm tra có biện pháp xử lí. và ghi chép.

II. An toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.

1. An toàn thực phẩm khi mua sắm

– Đối với thực phẩm tươi sống phải được mua tươi hoặc ướp lạnh.

– Đối với thực phẩm đóng hộp, bao bì cần chú ý đến hạn sử dụng.

– Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm ăn chín.

2. An toàn thực phẩm khi chế biến

– Thực phẩm đã chế biến cho vào hộp kín, để tủ lạnh.

– Thực phẩm đóng hộp để tủ lạnh, mua đủ dùng.

– Thực phẩm khô phơi khô, thường xuyên kiểm tra có biện pháp xử lí.

? Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn gồm những tác nhân nào?

? Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

– GV chú ý: Cần có thái độ phê phán, ngăn ngừa những hành vi gây mất an toàn thực phẩm.

* Chú ý: Khi có ngộ độc thực phẩm cần có biện pháp xử lí thích hợp hoặc đưa ngay đến bệnh viện để xử lí kịp thời.

Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:

– Do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của sinh vật.

– Do thức ăn bị biến chất.

– Do thức ăn có sẵn chất độc.

– Do thức ăn bị nhiễm chất độc

– Các biện pháp:

+ Không dùng các thực phẩm có chứa chất độc

+ Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm các chất độc hóa học

+ Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng

– HS: Chú ý lắng nghe, ghi nhớ

III. Biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm 1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:

– Do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của sinh vật.

– Do thức ăn bị biến chất.

– Do thức ăn có sẵn chất độc.

– Do thức ăn bị ô nhiễm chất độc, hoá chất

2. Các biện pháp phòng tránh nhiễm độc:

+ Không dùng các thực phẩm có chứa chất độc

+ Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm các chất độc hóa học

+ Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng

4. Củng cố – đánh giá: (3 phút)

Chúng ta phải sử dụng những loại thưc phẩm như thế nào để đảm bảo an toàn?

Nêu các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

5. Nhận xét – Dặn dò: (1 phút) Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài 17

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Giáo Án Nghề Điện Dân Dụng Bài 2: An Toàn Lao Động Trong Giáo Dục Nghề Điện Dân Dụng

Sau bài dạy giáo viên cần làm cho học sinh:

– Biết được những nguyên nhân thường gây tai nạ lao động trong nghề điện dân dụng.

– Hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thực hiện nguyên tăc an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.

– Biết được các nguyên tắc đảm bảo an toàn.

– Thực hiện đúng những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong nghề điện dân dụng.

– Nghiêm túc thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong khi học tập và thực hành

Giáo án số 2 Ngày soạn: …………………. Nghề Điện dân dụng Chương mở đầu Bài 2: an toàn lao động trong giáo dục nghề điện dân dụng I. Mục đích: Sau bài dạy giáo viên cần làm cho học sinh: 1. Kiến thức: Biết được những nguyên nhân thường gây tai nạ lao động trong nghề điện dân dụng. Hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thực hiện nguyên tăc an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. Biết được các nguyên tắc đảm bảo an toàn. 2. Kỹ năng: – Thực hiện đúng những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong nghề điện dân dụng. 3. Thái độ: – Nghiêm túc thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong khi học tập và thực hành II.Tiến trình bài dạy. ổn định tổ chức lớp: Bài cũ: Câu 1: Em hãy cho biết nghề Điện dân dụng có triển vọng gì trong tương lai? Câu 2: Em hãy kể nội dung của Nghề Diện dân dụng? Nội dung bài mới. Đặt vấn đề: Thế nào là an toàn lao động, lao động điện? để đề phòng tai nạn điện ta làm thế nào? Để giải quyết cau hỏi ta học bài mới. Nội dung Hoạt động của thầy và trò I. Nguyên nhân gây tai nạn trong nghề điện dân dụng 1. Tai nạn điện. – Tai nạn điện là người là người lao động bị điện giật gây nguy hiểm đến tính mạng – Các nguyên nhân gây tai nạn: + Không cắt điện khi sửa chữa. + Vô ý chạm vào bộ phận mang dòng điện. + Đồ dùng bị rò điện. + Vi phạm khoảng cách an toàn của lướiư điện cao thế và trạm biến áp. + Điện áp bước: là điện áp giữa 2 chân người khi đứng ở vùng nhiễm điện. 2. Nguyên nhân khác. – Tai nạn do làm việc về điện trên cao. – Tai nạn do thực hiện công việc cơ khí: khoan, đục khi lắp đặt thiết bị . II. Một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. 1. Các biện pháp chủ động phòng chống tai nạn điện. – Che chắn, đảm bảo khoảng cách an toàn với các thiết bị điện. – Đảm bảo tốt về cách điện. – Sử dụng điện áp thấp, điện áp cách ly. – Sử dụng biển báo, ín hiệu nguy hiểm. – Sử dụng phương tiện phòng hộ an toàn. 2. Thực hiện an toàn trong phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất. a. Phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất phải đạt tiêu chuẩn an toàn lao động. b. Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc. c. Thực hiện nguyên tắc an toàn. 3. Nối đất bảo vệ. – Cấp III. Không áp dụng biện pháp bảo vệ. – Cấp II: Có cách điện tăng cường thêm . – Cấp I và OI: + Nối đất bảo vệ + Nối trung tính bảo vệ Mạng trung tính nối đất. + Cách thực hiện + Cọc nối đất + Tác dụng bảo vệ. 4. Củng cố. GV: yêu cầu HS trình bày nguyên nhân gây ta nạn , và biện pháp an toàn. 5. hướng dẫn học bài. – HS cần năm vững nội dung chính. – Đọc trước bài khái niệm chumng về đo lường điện HĐ1: Tìm hiểu Nguyên nhân gây tai nạn trong nghề điện dân dụng Hỏi? Tai nạn lao động là gì? Tai nạn điện là gì? HS: trả lời theo gợi ý . Hỏi? Cho biết các nguyên nhân gây ra tai nạn điện? HS trả lời theo gợi ý Ngoài các nguyên nhân trên còn nguyên nhân nào khác khi tiến hành lắp đặt đườc dây, thực hiện công đoạn lắp đặt cơ khí? HĐ2: Tìm hiểu Một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. Hỏi? Để tránh bị tai nạn điện ta phải làm gì? HS: trả lời Hỏi? Để tránh bị tai nạn điện trong phòng thực hành và trong phân xưởng sản xuất ta phải làm gì? HS: trả lời Hỏi? Với máy điện ta cần phải nối đất bảo vệ? Tại sao? GV: Yêu cầu HS đọc kiên thức bổ sung SGK: ” Mức độ tác động của dòng điện đối với cơ thể người” Câu hỏi: Nêu một số nguyên nhân gây tai nạn điện. Trình bày một số biện pháp bảo vệ an toàn điện trong việc sử dụng đồ dùng điện. Trình bày một số biện pháp an toàn điện trong sửa chữa điện.

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Công Nghệ 8 Bài 33: An Toàn Điện trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!