Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Cho Học Sinh Trong Một Số … mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(MÃ MÔ ĐUN TH 43)
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH
TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC
@&?
Tháng 11 năm 2019
1.
Mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học
Kiến thức
:
trang bị cho HS hệ thống những kiến thức cơ bản ban đầu về môi trường phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lí của HS. Cụ thể :
+ Có những hiểu biết cơ bản ban đầu về tự nhiên, về môi trường
+ Nhận thức được mối quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau giữa con người với MT, những tác động của hoạt động con người đối với MT.
+ Những vấn đề của MT tự nhiên và toàn cầu, hậu quả việc MT bị biến đổi xấu đi gây ra.
+ Nội dung và các biện pháp BVMT.
+ Các chủ trương, chính sách và pháp luật BVMT của nước ta và trách nhiệm của mỗi công dân.
Thái độ
:
Cần hình thành cho các em ý thức quan tâm đến môi trường và thái độ trách nhiệm đối với môi trường:
+ Từng bước bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý thiên nhiên, tình cảm trân trọng tự nhiên và có nhu cầu bảo vệ môi trường
+ ý thức được về tầm quan trọng của trong sạch đối với đời sống của con người, phát triển thái độ tích cực đối với môi trường.
+ Thể hiện sự quan tâm tới việc cải thiện môi trường để có ý thức sử dụng hợp lí chúng, có tinh thần phê phán đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
+ Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường sống.
Hành vi
:
Cần trang bị cho HS những kĩ năng và hành vi ứng xử tích cực trong việc BVMT :
+ Có kĩ năng đánh giá những tác động của con người đối với tự nhiên, dự đoán những hậu quả của chúng.
+ Tham gia tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo đảm sự trong sạch của môi trường sống, tham gia tích cực vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên.
– Để thực hiện mục tiêu GDBVMT ở cấp tiểu học cần tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT vào các môn học ở tiểu học.
– Thực hiện GDBVMT thông qua các hoạt động Giáo dục NGLL ở tiểu học.
– Quan tâm đến môi trường địa phương, thiết thực góp phần cải thiện MT địa phương, tạo thói quen ứng xử thân thiện với MT.
Tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT vào các môn học cấp tiểu học có 3 mức độ : Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ
Mức độ toàn phần : Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT.
Mức độ bộ phận : Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT.
Mức độ liên hệ : Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách lô gic với nội dung giáo dục BVMT.
2. Môi trường là gì?
– Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
– Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
3. Thế nào là môi trường sống ?
– Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa, lịch sử và mỹ học.
– Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội
* Môi trường tự nhiên
Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cõy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
* Môi trường xã hội
Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định … ở các cấp khác nhau như: Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế giới sinh vật khác.
Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên …và chịu sự chi phối của con người.
* Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, học sinh, nội quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội, …
3. Giáo dục bảo vệ môi trường:
* Giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta.
Giáo dục môi trường vào bậc tiểu học để bảo vệ trẻ, các em như một bộ phận nhỏ của môi trường trước sự xuống cấp của nó, đồng thời coi trẻ em là một lực lượng bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường là một hoạt động quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.
Hoạt động giáo dục môi trường gắn nhà trường với thực tiễn, giúp các em mở rộng kiến thức, xây dựng những tình cảm tốt đẹp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em; biến quá trình giáo dục thành tự giác. Hoạt động giáo dục môi trường cần được quan tâm, chú trọng, đầu tư hơn nữa của các nhà quản lý giáo dục. Mục tiêu của giáo dục cần được xem xét với chú trọng đến giáo dục môi trường nhằm góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh.
* Ô nhiễm môi trường trên Thế giới
– Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng
+ Gia tăng nồng độ Co2 và So2 trong khí quyển
+ Nhiệt độ trái đất tăng: trong vòng 100 năm trở lại đây TĐ nóng lên 0, 5 độ và dự báo trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5- 4,5 độ so với TK XX.
+ Mức nước biển sẽ dâng cao từ 25- 145cm do băng tan, nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn.
+ Gia tăng tầng xuất thiên tai.
– Suy giảm tầng Ôzôn
– Tài nguyên bị suy thoái
– Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng
Nguyên nhân : Sự phát triển khu đô thị, công nghiệp, du lịch, đổ bỏ chất thải…
Hậu quả : hàng năm trung bình trên 20 triệu người chết vì các nguyên nhân môi trường.
– Gia tăng dân số
– Suy giăm tính đa dạng sinh học (đa dạng di truyền; loài; sinh thái)
Ô nhiễm môi trường Việt Nam
– Suy thoái môi trýờng đất : trên 50% diện tích đất tự nhiên của nýớc ta bị thoái hoá (bạc màu, phèn, xói mòn…).DT không gian sống đang ngày càng thu hẹp.
– Suy thoái rừng : chất lýợng rừng giảm và sự thu hẹp DT rừng.
– Suy giảm đa dạng sinh học : VN là 1 trong 10
trung tâm ĐDSH cao trên thế giới. Những năm gần đây bị suy giảm nhiều.
– Ô nhiễm MT nước
– Ô nhiễm MT không khí
– Ô nhiễm MT chất thải rắn
4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường tại trường tiểu học:
– Các cấp quản lý giáo dục cần nhận thức được vai trò to lớn của việc bảo vệ môi trường để từ đó coi giáo dục môi trường là một bộ môn trong chương trình học của bậc tiểu học, đồng thời biên soạn sách, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn này. Bên cạnh đó, tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường cho học sinh ở bậc tiểu học.
– Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường trong các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, sắp xếp và đưa vào kế hoạch sinh hoạt từng tháng.
– Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường trong các trường tiểu học. Áp dụng các công trình khoa học, triển khai các dự án bảo vệ môi trường vào thực hiện tại các trường tiểu học.
5. Kết luận:
– Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
– Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó; những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường; những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề.
– Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới.
– Sự thiếu hiểu biết về môi trường và GDBVMT là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó GDBVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường trong thực tiễn.
Giáo Dục Học Sinh Bảo Vệ Môi Trường Trong Trường
khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của riêng ai. Có một thực tế là hiện nay, trong khi các quốc gia phát triển có môn học riêng về môi trường thì Bảo vệ môi trường trong trường học ở một số nước đang phát triển như Việt Nam mới chỉ được đưa vào một số tiết học ngoại khóa.
Học sinh trường Ngô Thời Nhiệm trồng rừng
Hiện nay, kinh phí đầu tư vào các chương trình tuyên truyền môi trường của nhà nước không phải là nhỏ. Số tiền này được chi cho các hoạt động truyền thông, các cuộc thi ý tưởng, các ngày hội môi trường… Tuy nhiên, hiệu quả thu được từ những chương trình như vậy chưa hẳn đã cao so với giáo dục trong trường học. Bởi lẽ, giáo dục học đường là cách giáo dục thường xuyên và lay động lớn nhất đối với lớp trẻ. Song thật đáng tiếc là hiện nay, việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học chưa được chú trọng đúng mức.
Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành trong cộng đồng học sinh, sinh viên và đáng buồn là cả ở giáo viên. Có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào tình trạng hút thuốc trong trường học, xả rác bừa bãi, sử dụng điện nước lãng phí… Ngay trong những trường đại học, trường tư thục lớn, dù đã có những thùng rác phân loại nhưng rất ít người có ý thức phân loai rác.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi một môn học chính thức, nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Thầy cô cũng là những người ngày ngày tiếp xúc với học sinh, sinh viên. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng. Việc giáo dục bảo vệ môi trường sẽ được tích hợp vào các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Sinh học, Công nghệ ở cấp trung học cơ sở (THCS).
Đối với cấp trung học phổ thông (THPT) sẽ được tích hợp vào các môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Hoá học, Sinh học. Công nghệ. Nguyên tắc là lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các bài học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học. Việc tích hợp phải làm cho bài học sinh động , gắn với thực tế hơn nhưng không làm quá tải học sinh. Ở bậc học mầm non, việc giáo dục môi trường được thực hiện qua chuyên đề ” Bé làm quen với môi trường xung quanh”, thông qua các hoạt động vui chơi theo phương châm ” học mà chơi, chơi mà học” nhằm cung cấp và hình thành cho các cháu những hiểu biết đơn giản về môi trường sống, biết giữ gìn sức khỏe bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp để bảo vệ môi trường.
Giáo dục môi trường có thể bắt đầu từ những việc nhỏ. Các thầy cô nên lồng ghép vào bài giảng thực trạng môi trường hiện nay, các biện pháp cụ thể để Bảo vệ môi trường. Không chỉ trên bài giảng, nếu trong cuộc sống hàng ngày, các thầy cô đi tiên phong trong việc tiết kiệm năng lượng, nước, giấy, phân loại rác thải… thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi. Các thầy giáo có thể làm gương cho các học sinh, sinh viên bằng việc không hút thuốc lá trong trường học. Không chỉ kêu gọi và làm gương, các thầy cô nên khuyến khích học trò tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau.
Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình thành ý thức môi trường ở những công dân trẻ. Nhà trường tư thục cũng nên đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên sử dụng các phương tiện công cộng; xây dựng các quy định về tiết kiệm năng lượng, giấy, nước sạch. Có thể tin chắc rằng nếu ý thức bảo vệ môi trường trở nên thường trực trong trường học thì không chỉ các giáo viên, học sinh, sinh viên được hưởng một môi trường học đường trong lành hơn, mà về lâu dài, thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ môi trường.
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON XÃ YÊN MỸ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môI trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non yên mỹ
Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo.Tên tác giả : Trần Thị Tuyết Nhung.Chức vụ : Giáo viên.
Năm học 2012-2013
ĐẶT VẤN ĐỀ“Tất cả vì một thế giới ngày mai – Hãy chung tay bảo vệ môi trường”. Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách,có tính chiến lược toàn cầu.” Giữ gìn vệ sinh môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống là trách nhiệm của mỗi chúng ta”. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu- còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai cũng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì?Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta. Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: ” Giáo dục mầm non”.Giáo dục bảo vệ môi truờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạplên cây xanh…Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động làm ” Xanh- sạch – đẹp” cho đất nước và cho thế hệ mai sauTrên thực tế,ở trường mầm non xã Yên Mỹ nói chung và lớp mẫu giáo lớn (A2) nói riêng vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ mầm non còn hạn chế, chưa phát huy hết được việc cho trẻ hiểu về môi trường, được quan sát, tiếp cận, làm các trải nghiệm thực tiễn.Ở lớp, tôi nhận thấy có một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề môi trường của trường/ lớp, gia đình. Còn học sinh thì chưa tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc cây, thu gom lá, rác thải ngoài sân trường…Ví dụ như ăn kẹo hoặc ăn bánh xong không vứt ngay
vỏ vào thùng rác mà vứt dấu vào một xó kín đáo hay nhìn thấy vỏ bim bim, vỏ hộp sữa ngoài sân trường không nhặtbỏ vào thùng rác đúng nơi qui định…Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm noný thức bảo vệ môi trường. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Học Sinh Thcs Bảo Vệ Môi Trường Qua Môn Lịch Sử
Sống trong xã hội hiện đại, con người được chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, kéo theo đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và các lĩnh vực khác. Đời sống của con người ngày một nâng cao về mọi mặt, song hiện nay chúng ta lại đang phải đối mặt với một mối lo ngại được tạo ra bởi mặt trái của sự phát triển. Đó là tình trạng môi trường đang ô nhiễm trầm trọng, cuộc sống tốt đẹp của con người trên trái đất đang bị đe dọa. Đặc biệt là vào những thập niên cuối thế kỉ XX, ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề bức xúc, không còn là của riêng một quốc gia nào. Nó đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới. Hàng ngày, hàng giờ, chúng ta đang cảm nhận được sự thay đổi của trái đất như: Biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất khiến thiên tai, lũ lụt xảy ra thường xuyên, ô nhiễm nguồn nước, nguồn không khí, đất đai canh tác dần dần bị thu hẹp, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt…
Như vậy, nhiệm vụ của thầy cô giáo lúc này không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức phổ thông, mà còn phải tích hợp giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kĩ năng sống, ý thức trách nhiệm xã hội…, trong đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua các môn học và các hoạt động ngoại khóa là không thể bỏ qua.
Riêng bộ môn Lịch sử, một môn khoa học xã hội, với nhiệm vụ trọng tâm là giúp học sinh hình thành những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp về con người, về cuộc sống, về quê hương, đất nước, biết tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc mà ông cha ta đã làm nên trong quá khứ, về cội nguồn của dân tộc… để tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho các em trên con đường tiến đến tương lai. Ngoài ra, môn học này còn giúp học sinh có được những hiểu biết về văn hóa, xã hội, địa lí… đặc biệt tôi nhận thấy trong chương trình bộ môn Lịch sử THCS có rất nhiều bài học từ lớp 6 đến lớp 9, giáo viên có thể tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học và nhiệm vụ giáo dục trong thời kì mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra… Đó là lí do tôi chọn đề tài này: ” Một số biện pháp giáo dục học sinh THCS bảo vệ môi trường qua bộ môn Lịch sử”.
Thứ nhất: Tái hiện quá trình Lịch sử như nó đã tồn tại trên cơ sở nắm vững các sự kiện Lịch sử chính xác, khách quan, khoa học, bằng cách sử dụng các cách miêu tả, tường thuật kết hợp với tư liệu và đồ dùng trực quan để khắc sâu kiến thức cho học sinh, đồng thời liên hệ với tình hình hiện nay để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Ở bài mở đầu cho chương trình Lịch sử lớp 6 “Xã hội nguyên thủy”, chúng ta cho các em xem tranh ảnh về cuộc sống, sinh hoạt của người nguyên thủy kết hợp với việc miêu tả về các công cụ đá, cảnh săn bắn… để thấy được con người thời nguyên thủy đã dựa vào tự nhiên để tồn tại và phát triển như thế nào – Từ đó giáo dục học sinh, giúp các em hiểu thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo cuộc sống cho con người lúc bấy giờ. Nhưng giáo viên cũng cần nhấn mạnh rằng việc khai thác thiên nhiên thời kì đó chỉ ở mức độ nhỏ với những công cụ thô sơ ( công cụ đá…), không vì mục đích lợi nhuận và chưa gây ra những tác động xấu cho môi trường như hiện nay. Qua việc so sánh đó, chúng ta giáo dục các em phải biết sử dụng, cải tạo thiên nhiên hợp lí, có hiệu quả.
Thứ hai: Giáo viên cần giúp học sinh biết so sánh, đối chiếu kiến thức giữa các bài học, để rút ra nhận xét về vai trò của thiên nhiên với con người qua các thời kì lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy Lịch sử 6, bài 4 và bài 5 “Lịch sử thế giới cổ đại với sự hình thành các quốc gia đầu tiên ở phương Đông và phương Tây” chúng ta có thể cho học sinh so sánh với bài 1 “Xã hội nguyên thủy” để học sinh hiểu rõ rằng, trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, con người đã bớt lệ thuộc vào tự nhiên như thời kì nguyên thuỷ, và biết lợi dụng, khai thác những điều kiện thuận lợi của tự nhiên để cải thiện đời sống và tiến bộ về nhiều mặt. Điển hình như nhà nước đã ra đời ở những vùng thuận lợi cho sản xuất, cho cuộc sống của con người nói chung. Vì vậy, các quốc gia cổ đại thường xuất hiện ở lưu vực các sông ( Sông Nin ở Ai Cập; vùng Lưỡng Hà ở Trung Đông; Sông Hằng ở Ấn Độ; Sông Hoàng Hà ở Trung Quốc) hay những vùng thuận lợi cho việc buôn bán, giao thông (vùng ven Địa Trung Hải). Đó là một bước tiến của xã hội loài người.
Ví dụ 1: Dạy bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (Thế kỉ XIII)” (Lịch sử 7) có thể đặt câu hỏi: Bên cạnh những nguyên nhân thắng lợi mà các em đã được học, những yếu tố tự nhiên nào cũng góp phần mang đến thắng lợi cho những cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên ?
Gợi ý: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã biết dựa vào địa hình sông – núi hiểm trở, khai thác hiện tượng thiên nhiên, đó là sự lên-xuống của thủy triều, để đánh thắng giặc, làm nên chiến thắng vẻ vang trong trận Bạch Đằng năm 1288. (Có thể liên hệ thêm trận đánh của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938)
Ví dụ 2: Khi dạy xong bài “Lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỉ thứ XVI đến năm 1917)” (Lịch sử 8), giáo viên có thể đặt câu hỏi để kiểm tra:
Từ bao giờ thì con người có những tác động mạnh vào môi trường khiến tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm? Con người cần phải làm gì để khắc phục tình trạng đó ?
Từ thời cận đại trở đi, sự lao động sáng tạo của con người đã tác động mạnh mẽ vào tự nhiên như chinh phục, cải tạo tự nhiên; khoa học- kĩ thuật phát triển, sản xuất tăng lên… đồng thời sự tàn phá của con người đối với tự nhiên ngày càng tăng, tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt. Đây là hiểm họa đối với con người, phải hứng chịu “sự trả thù của tự nhiên” do làm ô nhiễm, phá huỷ môi trường… và sau đó con người lại phải tốn kém không ít tiền của để tìm cách chế ngự, khắc phục những ảnh hưởng do chính mình gây ra, tuy vậy cũng không thể nào khôi phúc lại trạng thái ban đầu.
Ví dụ 3: Dạy bài 3, 4 “Chủ nghĩa Tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới; Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác” (Lịch sử 8) có thể đặt câu hỏi:
Hệ quả của cách mạng công nghiệp là gì? Ảnh hưởng của kiểu lao động mới đến sức khoẻ người lao động và môi trường sinh sống ?
Ví dụ 4: Dạy bài 12- Lịch sử 9 “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- kĩ thuật” có thể đặt câu hỏi:
Bên cạnh những mặt tích cực, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã mang lại những hậu quả tiêu cực nào cho thiên nhiên, môi trường?
(Gợi ý: Khoa học- kĩ thuật phát triển khiến cho con người có thể chế tạo ra các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. Nạn ô nhiễm môi trường, ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ… và cả những “bãi rác” trong vũ trụ, việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, những dịch bệnh mới nan y… đã đe dọa đến cuộc sống con người).
Khi dạy bài 12 “Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- kĩ thuật” (Lịch sử 9), để nhấn mạnh mặt trái của sự phát triển có thể cho học sinh xem một số bức tranh “biết nói” về tình hình môi trường hiện nay như:
Thứ 5: Khi tích hợp giáo dục môi trương giáo viên nên liên hệ tình hình thời sự nóng hổi hiện nay về vấn đề môi trường ở Việt Nam và thế giới như: Sóng thần ở các nước Đông Nam Á( Inđônêxia), hạn hán, cháy rừng, sạt lở đất ở các vùng núi… do biến đổi khí hậu. Ngoài ra giáo viên có thể kể thêm những câu chuyện thực tế về tình hình môi trường hiện nay ở nước ta: Hạn hán ở Tây Nguyên dẫn đến nguy cơ cháy rừng cao, thiếu nước sinh hoạt, băng tuyết ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, ngập lụt ở thành phố Hồ Chí Minh…để tăng sức thuyết phục với học sinh.
* Những bài học có thể tích hợp giáo dục môi trường trong chương trình Lịch sử THCS:
Sau khi tiến hành dạy tiết Lịch sử có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở Bài 12 ” NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT”, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với giờ học, hăng say phát biểu bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm riêng của mình về vấn đề bảo vệ môi trường. Khi bỏ phiếu thăm dò về giờ học ở cả 3 lớp 9 tôi giảng dạy, kết quả thu được cụ thể như sau:
Đây là kết quả rất đáng khích lệ, là động lực lớn cho giáo viên giảng dạy. Qua đây có thể thấy được việc đưa vấn đề giáo dục môi trường vào bài giảng Lịch sử là một trong những giải pháp tích cực để đổi mới phương pháp dạy học, thu hút sự quan tâm của học sinh với môn học này.
Bảo vệ môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu. Vì vậy là người thầy, người cô đứng trên bục giảng, chúng ta không thể không giáo dục học sinh của mình biết yêu quý, bảo vệ môi trường. Bởi bức tranh về môi trường thiên nhiên, cuộc sống trong tương lai của các em có tươi sáng hay không, là hoàn toàn phụ thuộc vào hành động ngày hôm nay. Nên ngay từ bây giờ, những người giáo viên chúng ta hãy cố gắng thực hiện nghiêm túc yêu cầu giáo dục lồng ghép tích hợp của Bộ giáo dục và Đào tạo đã đề ra cho các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng, với phương châm “Vì tương lai con em chúng ta”.
Bạn đang xem bài viết Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Cho Học Sinh Trong Một Số … trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!