Cập nhật thông tin chi tiết về Giúp Việc, Chức Năng Quán Xuyến Của Văn Phòng Quốc Hội mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghiên cứu sửa đổi Nghị quyết số 614/2008/NQ/UBTVQH12 theo hướng những nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc giao về VPQH, Viện Nghiên cứu lập pháp tập trung cho chức năng nghiên cứu.
Hoàn thiện cơ chế phân định trách nhiệm giữa Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban với Chủ nhiệm VPQH trong tổ chức, quản lý, chỉ đạo các vụ chuyên môn, trực tiếp giúp Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH. Không biến Chủ nhiệm các Ủy ban thành Thủ trưởng, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban thành một cấp xử lý các nội dung, công việc mang tính sự vụ, hành chính.
Trong khi chưa tăng số lượng Ủy ban của QH thì ngành, lĩnh vực mà Hội đồng Dân tộc và 9 Ủy ban của QH hiện nay phải đảm nhiệm vừa nhiều, vừa rộng. Đề nghị cần quan tâm bố trí đủ số lượng và có giải pháp để tăng chất lượng cán bộ, công chức ở các vụ trực tiếp giúp việc, đặc biệt là việc tổ chức công việc của các vụ này. Về lâu dài, có thể bố trí nhiều vụ giúp việc cho Hội đồng Dân tộc cũng như cho từng Ủy ban của QH. Trước mắt, nên thành lập các phòng trực thuộc Vụ trên cơ sở các nhóm công tác (theo lĩnh vực, mảng công việc) mà hầu hết các vụ đều hình thành để thực hiện nhiệm vụ.
Tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng của bộ phận bảo đảm cung cấp thông tin và các dịch vụ nghiên cứu để hỗ trợ tốt hơn cho ĐBQH và các cơ quan của QH.
Trải qua 12 khóa và năm đầu của nhiệm kỳ Khóa XIII, QH nước ta đang ngày càng phát huy được vai trò cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Các hoạt động của QH trên cả ba lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng có hiệu lực và hiệu quả. Trong điều kiện QH hoạt động theo kỳ họp, ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm là chủ yếu thì giải pháp quan trọng góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy giúp việc của QH.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Ngô Đức Mạnh: Thiết lập mô hình cung cấp dịch vụ chung cho UBTVQH, các cơ quan của QH và ĐBQH
Luật Tổ chức QH quy định UBTVQH tổ chức bộ máy giúp việc của QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH. Trên thực tế, trước khi Ban Công tác lập pháp được thành lập trong nhiệm kỳ QH Khóa XI, bộ máy giúp việc, hỗ trợ chung cho các cơ quan của QH và ĐBQH là VPQH với chức năng, nhiệm vụ do UBTVQH quy định.
Với việc thành lập Viện Nghiên cứu lập pháp, Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH đã hình thành nên hệ thống các cơ quan của UBTVQH hỗ trợ QH, các cơ quan QH, ĐBQH trong những nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ví dụ, cung cấp thông tin cho ĐBQH; tập huấn, nâng cao kỹ năng hoạt động cho các ĐBQH và kể cả công tác xử lý, đơn thư kiếu nại, kiến nghị của cử tri.
Có thể thấy, các quy định pháp luật hiện hành về việc hỗ trợ ĐBQH là chưa đầy đủ, cụ thể và chưa cập nhật với yêu cầu, đòi hỏi của ĐBQH. Ví dụ, các loại hình dịch vụ; yêu cầu nghề nghiệp; quy trình cung cấp, hỗ trợ ĐBQH chưa được quy chuẩn và xác lập trong bất kỳ một văn bản nào ở VPQH hoặc Viện Nghiên cứu lập pháp.
Theo tôi, thứ nhất cần tính toán lại mô hình bộ máy/cơ quan để giúp việc/hỗ trợ ĐBQH. Đây là điều quan trọng tiên quyết để xây dựng mô hình bộ máy hoạt động hiệu quả, tránh trùng lặp và chồng chéo; đồng thời, phát huy được vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan. Thứ hai, xác định lại mô hình tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho ĐBQH: dịch vụ nghiên cứu, cung cấp thông tin, thư viện… trên cơ sở kiện toàn các tổ chức hiện có và phải thiết lập được mô hình cung cấp dịch vụ chung cho các cơ quan của QH, UBTVQH và các ĐBQH. Thứ ba, xác lập đầy đủ, toàn diện và đồng bộ các nguyên tắc cơ bản trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho ĐBQH như: có sẵn; được phân tích, tổng hợp; dễ truy cập, kết nối; và theo yêu cầu, nhóm đối tượng phục vụ… Thứ tư, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào việc tổ chức và cung cấp dịch vụ hỗ trợ ĐBQH. Thứ năm, tuyển chọn, phát triển và không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, hỗ trợ ĐBQH có đủ năng lực, chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ các ĐBQH.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền: Tính hợp lý và sự bất cập về mô hình tổ chức, chế độ làm việc của các vụ chuyên môn thuộc VPQH
Đặc điểm cơ bản của mô hình tổ chức các vụ của VPQH tham mưu, phục vụ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH theo Nghị quyết 02/NQ-UBTVQH9 là Thủ trưởng (Chủ nhiệm VPQH) ra quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, xếp lương, ngạch bậc công chức cũng như tổ chức đào tạo khen thưởng, kỷ luật công chức tại các vụ chuyên môn, nhưng lại không phải là người trực tiếp sử dụng cán bộ mà do Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban sử dụng. Mô hình tổ chức này được thể hiện như một đơn đặt hàng của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban đối với VPQH sao cho VPQH phải bảo đảm tổ chức bộ máy, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại các vụ chuyên môn phúc đáp được yêu cầu công việc của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban.
Về chế độ chỉ đạo, phương thức làm việc của các Vụ thuộc VPQH trực tiếp tham mưu giúp việc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH thực hiện theo Nghị quyết 417/NQ-UBTVQH11 thì đối với Phó vụ trưởng, chuyên viên, Vụ trưởng trong trường hợp này trở thành người quản lý mang tính chất hành chính, hình thức; có Thường trực Ủy ban chỉ đạo, điều hành qua Vụ trưởng đối với các mặt công tác của vụ, đồng thời trong trường hợp cần thiết kết hợp chỉ đạo công việc tới tận cán bộ nghiên cứu, thậm chí kể cả văn thư của vụ.
Như vậy, cùng là các vụ chuyên môn thuộc VPQH, cùng tham mưu phục vụ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, cùng do Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban chỉ đạo, nhưng chế độ, phương thức làm việc và kèm theo đó là chế độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết là đội ngũ lãnh đạo vụ rất khác nhau, không thống nhất. Thực tế này làm cho đội ngũ cán bộ, công chức các vụ chuyên môn hết sức lúng túng trong việc triển khai công việc cũng như băn khoăn rằng không rõ mình đã hoàn thành nhiệm vụ chưa, đã làm hết trách nhiệm chưa?
Tổ chức các vụ chuyên môn phục vụ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban theo Nghị quyết 417NQ/UBTVQH11 hiện nay có ưu điểm là người sử dụng lao động, là người quyết định về nhân sự, chỉ đạo đối với mọi hoạt động của vụ. Cơ chế và mô hình này rất đúng đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, điều cần nghiên cứu, mổ xẻ ở đây là người sử dụng lao động lại là một cơ quan hoạt động theo nhiệm kỳ, một cơ quan mang tính chất đại diện với chức năng chủ yếu là hoạch định, quyết định các chính sách chứ không phải là cơ quan quản lý, điều hành; và người lao động ở đây là một bộ máy cơ quan hành chính nhà nước với những đặc trưng vốn có của nó.
Qua thực tế hoạt động của một cán bộ làm công tác nghiên cứu tròn 20 năm tại QH xin nêu một số vấn đề vừa thực tế vừa mang tính nguyên tắc của mô hình tổ chức này. Và như trên đã trình bày theo tôi cần trở lại nghiên cứu một cách nghiêm túc mô hình tổ chức theo Nghị quyết 02/NQ- UBTVQH9 với những sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết hơn, rõ ràng hơn, phúc đáp yêu cầu của tình hình mới trong phục vụ sự đổi mới tổ chức và hoạt động của QH, các cơ quan của QH và ĐBQH.
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Văn Phòng Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia
Theo đó, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia do Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định thành lập, có chức năng giúp Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia gồm: Phục vụ Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia và các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; giúp Hội đồng bầu cử quốc gia, các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia soạn thảo các văn bản thuộc thẩm quyền theo phân công.
Cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định như sau: Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia có Chánh Văn phòng, các Phó Chánh văn phòng và các thành viên; Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia do Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia bổ nhiệm trong số các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia. Chánh văn phòng chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng bầu cử quốc gia về tổ chức, hoạt động của Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia.
Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia. Phó Chánh Văn phòng thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chánh Văn phòng; thành viên Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia do Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định gồm một số công chức của Văn phòng Quốc hội, cơ quan, tổ chức hữu quan và được tổ chức thành các Tổ giúp việc.
Nghị quyết cũng quy định, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia được sử dụng con dấu của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này; kinh phí hoạt động của Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia do ngân sách Nhà nước bảo đảm; Văn phòng Quốc hội bảo đảm điều kiện hoạt động của Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia. Nghị quyết 1000/2020/UBTVQH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày16/9/2020.
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Văn Phòng Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Và Hđnd Cấp Tỉnh
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14 về việc thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh. Tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND
Nghị quyết nêu rõ: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13.
Đối với địa phương thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND cấp tỉnh theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 4-10-2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh được thành lập trên cơ sở tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND cấp tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh; Văn phòng UBND cấp tỉnh.
HĐND cấp tỉnh quyết định thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Thường trực HĐND cùng cấp sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội.
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh là cơ quan tương đương Sở, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực HĐND cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, đại biểu HĐND cấp tỉnh.
Cụ thể, trong việc tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn gồm: Tham mưu, giúp Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động hằng tháng, hằng quý, 6 tháng và cả năm của Đoàn đại biểu Quốc hội, triệu tập các cuộc họp của Đoàn đại biểu Quốc hội, giữ mối liên hệ với đại biểu Quốc hội trong Đoàn; phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri; giúp Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh cũng có nhiệm vụ phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp công dân; tiếp nhận, tham mưu xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Trong việc tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, đại biểu HĐND cấp tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn gồm: Tham mưu, giúp HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND cấp tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hằng tháng, hằng quý, 6 tháng và cả năm; tham mưu, giúp Thường trực HĐND, Ban của HĐND cấp tỉnh xây dựng chương trình, tổ chức phục vụ kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND, cuộc họp của Ban của HĐND cấp tỉnh.
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND, cuộc họp của Ban của HĐND cấp tỉnh; tham mưu, phục vụ Ban của HĐND cấp tỉnh trong việc thẩm tra dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo; hoàn thiện các dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo của HĐND cấp tỉnh;
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh có nhiệm vụ tham mưu, phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND cấp tỉnh trong hoạt động giám sát, khảo sát; tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND; theo dõi, tổng hợp, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghị quyết về giám sát, chất vấn; phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu HĐND cấp tỉnh tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực HĐND cấp tỉnh tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật…
Không quá 3 Phó Chánh Văn phòng
Về cơ cấu tổ chức, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh có Chánh Văn phòng và không quá 3 Phó Chánh Văn phòng. Thường trực HĐND cấp tỉnh sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; xem xét, đánh giá công chức đối với Chánh Văn phòng.
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh được tổ chức thành các phòng gồm: Phòng Công tác Quốc hội; Phòng Công tác HĐND; Phòng Hành chính, Tổ chức, Quản trị.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Thường trực HĐND cấp tỉnh sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có thể quyết định thành lập thêm 1 phòng để phụ trách mảng công việc có tính chất tương đối độc lập, thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021.
Nghị quyết số 1097/2015/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh; Nghị định số 48/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế công chức của Văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hết hiệu lực kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 8 của nghị quyết này.
Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14 cũng quy định điều khoản chuyển tiếp. Theo đó, khi thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh, số lượng Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng có thể cao hơn số lượng quy định tại nghị quyết này.
Chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm điều chỉnh, sắp xếp lại số lượng cấp phó vượt quá quy định, bảo đảm trong thời hạn 3 năm kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành, số lượng cấp phó phải theo đúng quy định tại nghị quyết này.
Biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh sau khi được thành lập không vượt quá số lượng biên chế công chức được phê duyệt của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng HĐND cấp tỉnh trước khi thực hiện thí điểm hoặc hợp nhất.
Căn cứ vào tình hình thực tế, chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện tinh giản biên chế theo đúng quy định.
Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh sau khi được thành lập thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Cho Ý Kiến Về Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Văn Phòng Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Và Hđnd Cấp Tỉnh
Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Về tên gọi của Dự thảo Nghị quyết thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh, hiện còn 2 ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất đề nghị ghi rõ tên của Nghị quyết này là: “Nghị quyết về việc thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh”. Ý kiến thứ hai đề nghị xác định tên gọi là “Nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh”, bỏ cụm từ “thành lập”.
Cho ý kiến về thẩm quyền thành lập Văn phòng, Tờ trình nêu 2 phương án giao Thường trực HĐND cấp tỉnh quyết định thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh sau khi thống nhất với Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và phương án giao HĐND cấp tỉnh quyết định sau khi thống nhất với Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành lập để phù hợp với quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Về thẩm quyền thành lập, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với phương án giao HĐND có thẩm quyền quyết định việc thành lập cơ quan. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh là cơ quan tương đương cấp sở, vì vậy cũng cần giao HĐND cấp tỉnh quyết định. Nếu giao cho Thường trực HĐND cấp tỉnh thành lập Văn phòng thì chưa thực sự phù hợp về mặt pháp lý bởi khoản 4 Điều 43 của Luật Tổ chức Quốc hội giao chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm kinh phí hoạt động cho Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh là đã gián tiếp quy định thẩm quyền cho HĐND hoặc Uỷ ban nhân dân. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6 và Điều 104 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Thường trực HĐND cấp tỉnh không có thẩm quyền này.
Về vấn đề này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, nếu là văn phòng tại địa phương thì giao HĐND cấp tỉnh quyết định là phù hợp nhưng đây là văn phòng phục vụ hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội – là cơ quan Trung ương mà Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội không nằm trong chính quyền địa phương, tương đương cấp sở vì vậy đề nghị quy định Thường trực HĐND và Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn thống nhất thành lập.
Đối với quy định về số lượng và tên gọi các phòng, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với phương án thứ nhất nêu trong Tờ trình của Văn phòng Quốc hội, đó là Dự thảo Nghị quyết quy định cứng Văn phòng có 3 phòng và giao cho địa phương có thể quyết định thành lập thêm 01 phòng, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương.
Phó chủ tịch Thường trực Tòng Thị Phóng và Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương có thể quyết định thành lập thêm 01 phòng để phụ trách mảng công việc có tính chất tương đối độc lập, thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh và có khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu là 05 đến 07 biên chế tùy vào từng thành phố loại 1, loại 2 và loại 3.
Về số lượng trưởng, phó phòng, đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với phương án 1 trưởng phòng và 2 phó phòng. Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề xuất, biên chế của Văn phòng Đoàn sau khi hợp nhất không vượt quá số lượng biên chế của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng HĐND được cấp có thẩm quyền giao trước khi hợp nhất.
Về thẩm quyền thành lập Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị giao HĐND quyết định vì theo quy định của Luật Chính quyền địa phương, Thường trực HĐND không có thẩm quyền này.
Đối với kinh phí hoạt động, trụ sở, trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng đã quy định rõ giao cho chính quyền địa phương bố trí trụ sở của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh. Kinh phí của Đoàn Đại biểu Quốc hội do Văn phòng Quốc hội giao cho Đoàn Đại biểu Quốc hội ở địa phương. Kinh phí hoạt động của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh do chính quyền địa phương đảm bảo.
Nguồn: chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Giúp Việc, Chức Năng Quán Xuyến Của Văn Phòng Quốc Hội trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!