Cập nhật thông tin chi tiết về Hậu Quả Của Việc Già Hoá Dân Số Ở Nhật Bản: Người Cao Tuổi Cố Tình Phạm Tội Để Được An Dưỡng Tuổi Già Trong Nhà Tù mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Pháp luật nghiêm khắc ở Nhật Bản
Nhật Bản được biết đến là một trong những đất nước phát triển hàng đầu trên thế giới, đặc biệt con người Nhật Bản sống rất nguyên tắc và rất tôn trọng luật pháp. Chính vì vậy, pháp luật ở đây có những quy định rất nghiêm ngặt, chỉ cần bạn phạm một lỗi nhỏ, hay ăn trộm một món đồ nhỏ cũng sẽ bị bắt.
Một ví dụ, đó là: Theo Quy định pháp luật tại Nhật Bản chỉ cần ăn cấp một chiếc bánh sandwich giá chỉ 200 yên cũng có thể bị phạt tù 2 năm.
2. Chế độ nhà tù “nhân đạo” của Nhật Bản khiến nhiều người muốn được vào tù
– Tại Nhật Bản, chi phí y tế hàng năm tại các cơ sở cải huấn tăng cao, chạm mức 6 tỷ yên (tương đương hơn 50 triệu USD) vào năm 2016, tăng hơn 80% trong – 10 năm qua.
– Môi trường sinh sống của các tù nhân khá tốt.
– Mỗi ngày điều được 3 bữa cơm đầy đủ.
– Được hưởng các chế độ chăm sóc y tế đầy đủ.
3. Tỷ lệ người cao tuổi phạm tội ở Nhật Bản ngày càng cao
Ngày càng nhiều người trên 65 tuổi phạm pháp. Năm 1997, nhóm tội phạm cao tuổi chỉ chiếm tỉ lệ một trong 20 vụ kết án nhưng 20 năm sau đó, con số này tăng lên một trong 5 vụ. Những người già cao tuổi thường tái phạm. Trong số 2.500 người trên 65 tuổi bị kết án, hơn 1/3 từng có 5 tiền án.
Nhưng phần lớn các vụ phạm pháp này không có gì nguy hểm cả, bởi họ chỉ ăn trộn những vật nhỏ, hoặc đe doạ người khác mà thôi. Có thể nói các người cao tuổi chỉ cố tình vi phạm để được vào tù mà thôi chứ không gây ra các vụ việc nghiêm trọng.
4. Nguyên nhân người cao tuổi ở Nhật Bản cố tình phạm tội để được vào tù
– Giảm bớt gánh nặng cho gia đình:
Hiện tại vấn đề già hoá dân số ở Nhật Bản đang trở thành một vấn đề bức thiết. Số người cao tuổi ngày càng gia tăng, trở thành gánh nặng lớn cho các thế hệ trẻ, áp lực về việc làm và kinh tế khiến họ không có thời gian chăm sóc cho người cao tuổi. Mà tính cách của người Nhật là không muốn làm phiền người khác, cho nên người cao tuổi lựa chọn cố tình phạm pháp để được vào tù sống.
– 40% người cao tuổi Nhật Bản đang sinh sống một mình – cảm giác cô đơn và lạc lỏng:
Cuộc điều tra năm 2017 của chính quyền thành phố Tokyo cho thấy hơn 50% tội phạm ăn trộm thường sống một mình hoặc hiếm khi trò chuyện cùng người thân. Họ cho biết cảm thấy đơn độc mỗi khi gặp khó khăn.
Những phạm nhân trong nhà tù Nhật Bản cho hay, họ không tới mức túng thiếu để phải đi ăn trộm, chỉ vì họ cảm thấy cô đơn và không biết phải đi đâu, làm gì nên họ lựa chọn vào tù. Trong đây họ được quan tâm, chăm sóc và có người cùng tâm sự.
– Nhà nước chi nhiều ngân sách cho các nhà tù:
Chính Phủ Nhật Bản chi ra 1,7 vnd cho mức sinh hoạt của 1 phạm nhân trong 1 năm. Vì vậy cuộc sống trong nhà tù của mọi người khá là ổn.
Những người cao tuổi khi vào tù sẽ được chăm sóc và quan tâm đầy đủ, ngày 3 bữa, không phải sống cô đơn và khổ cực như bên ngoài xã hội.
– Người cao tuổi xem nhà tù trở thành nơi an dưỡng tuổi già khi cuối đời:
Dù Nhà Nước đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ, chăm sóc cho người cao tuổi. Tuy nhiên mức độ già hoá dân số tăng quá nhanh, vẫn không đủ để hỗ trợ tất cả.
Phạm pháp để vào tù đã trở thành xu hướng của hầu hết người cao tuổi ở Nhật. Thậm chí có những người sau khi hết hạn ra tù, họ vẫn tiếp tục vi phạm để được trở lại nhà tù.
Có thể nói rằng, người già đã xem nhà tù như một nơi an dưỡng cuối đời của họ.
5. Tình trạng đáng báo động cho xã hội Nhật Bản
– Nếu tình trạng những người cao tuổi phạm pháp không giảm đi thì các nhà tù ở Nhật Bản sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng vì quá tải.
– Chính Phủ Nhật phải mở rộng thêm diện tích các nhà tù, thuê thêm các quản giáo cũng như phải chi thêm nhiều khoản tiền cho các dịch vụ y tế để chăm sóc cho người cao tuổi.
– Quản giáo phải trở thành điều dưỡng viên để chăm sóc cho người cao tuổi trong tù.
Chính vì thực trạng cũng như hệ luỵ mà vấn đề già hoá dân số gây ra đã ảnh hưởng trầm trọng đến sự cân bằng trong xã hội. Nhật Bản cần phải nhanh chóng tìm ra biện pháp để giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt.
Già Hóa Dân Số Ở Nhật Bản
Tổng quan dân số Nhật
Nhật Bản là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tuổi thọ dân số trung bình cao nhất trên thế giới. Tại Nhật có hơn 58.000 người trên 100 tuổi làm cho đất nước này đứng đầu trên thế giới về số người sống thọ trên 80 tuổi. Sự trường thọ của những người Nhật Bản là do chế độ ăn uống lành mạnh, chuyên tâm tập luyện thể dục thể thao, cùng điều kiện sống trong lành, sạch sẽ.
https://www.dkn.tv/suc-khoe/diem-danh-15-quoc-gia-co-tuoi-tho-cao-nhat-the-gioi-noi-dung-dau-dang-o-nhiem-khong-khi-nghiem-trong.htmlPhân bố độ tuổi của Nhật hiện nay
Số liệu dân số của Nhật Bản theo độ tuổi (ước lượng):
16.585.533 thanh thiếu niên < 15 tuổi (8.515.836 nam / 8.070.960 nữ)
80.886.544 người từ 15 – 64 tuổi (40.787.040 nam / 40.099.504 nữ)
https://danso.org/nhat-ban/
Đặc điểm dân số Nhật Bản
Độ tuổi lao động giảm dần
Một trong những đặc điểm dân số của người dân Nhật đó là những người trong độ tuổi lao động giảm dần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do vấn đề già hóa dân số ở Nhật Bản. Vấn đề độ tuổi lao động giảm dần dẫn đến hệ lụy đó là tạo thành gánh nặng cho nền kinh tế khiến cho nước Nhật phải đau đầu giải quyết vấn đề này. Nguyên nhân già hóa dân số ở Nhật Bản là do số người cao tuổi đang ngày càng tăng.
Tỷ lệ dân số phụ thuộc theo độ tuổi cao
Tổng tỷ lệ của dân số phụ thuộc tại Nhật Bản vào năm 2019 đó là 68,3%.
Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc:
Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc là tỷ lệ của những người dưới độ tuổi lao động <15 tuổi so với lực lượng lao động ở một quốc gia nào đó.
Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc tại Nhật Bản hiện nay là 21,5%.
Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc
Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc tại Nhật Bản là 46,8%.
https://danso.org/nhat-ban/Tình trạng người cao tuổi chưa được nghỉ hưu
Với vấn đề dân số già hóa ở Nhật dẫn đến nhiều hậu quả già hóa dân số ở Nhật đòi hỏi chính phủ nhật cần có các hành động triệt để, lâu dài. Mới đây thì chính phủ Nhật đã đề xuất dự thảo với mục tiêu đưa Nhật Bản nơi những người lao động từ 65 tuổi sẽ được khuyến khích nhằm giữ gìn sức khỏe, tiếp tục làm việc để giảm áp lực về lương hưu. Cùng theo dự thảo mới này thì cho phép người dân được trì hoãn thời điểm nghỉ hưu tới 70 tuổi và chính phủ cũng khuyến khích họ tiếp tục làm việc khi đã nghỉ hưu khi sức khỏe cho phép. Hiện nay độ tuổi nghỉ hưu chính thức ở Nhật là 65 tuổi nhưng thực tế các doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp Nhà nước bắt đầu để lao động cao tuổi có quyền được chọn thời điểm nghỉ hưu từ 60 – 70 tuổi.
Giải pháp
Định hướng phát triển với quy mô dân số tầm trung
Giải pháp già hóa dân số ở Nhật Bản đang được đất nước Nhật thực hiện đó là định hướng phát triển với dân số tầm trung. Định hướng này góp phần làm giảm dân số già ở Nhật.
Tăng tỷ lệ sinh
Một giải pháp nữa để khắc phục vấn đề già hóa dân số đó là tăng tỷ lệ sinh.Việc tăng tỷ lệ sinh ở Nhật cũng khiến cho dân số cân bằng hơn. Và hiện tại Nhật Bản đang tích cực thực hiện giải pháp này.
Phụ nữ và người già tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động
Vấn đề già hóa dân số ở Nhật đang tạo gánh nặng cho nền kinh tế vì vậy giải pháp được đưa ra đó là những phụ nữ và người già phải tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động để giảm bớt gánh nặng này.
Nâng cao năng suất lao động
Hiện một giải pháp nữa đang được Nhật Bản tích cực thực hiện góp phần giải quyết vấn đề già hóa dân số đó là nâng cao năng suất lao động. Việc nâng cao năng suất lao động sẽ giúp tạo ra nhiều của cải hơn bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn lao động.
Thu hút lao động nước ngoài
Một giải pháp nữa cho nền kinh tế khi thiếu hụt nguồn nhân lực đó là thu hút lao động từ nước ngoài. Hiện nay thì Nhật Bản đang ngày càng có nhiều chính sách để giúp thu hút những người lao động từ nước ngoài.
Vấn Đề Già Hoá Dân Số Ở Nhật Bản Và Những Hệ Luỵ Của Nó
1. Tình trạng già hoá dân số ở Nhật Bản
Theo số liệu thống kê mới nhất của Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của Nhật Bản là 126.557.647 người. Dân số Nhật chiếm 1,63% dân số thế giới.
Trong năm 2020 này, người ta dự kiến rằng dân số Nhật Bản sẽ giảm 425.657 người. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm, vì số lượng người sinh ra sẽ ít hơn số lượng người chết:
– Có 2.530 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày.
– 3.762 người chết trung bình mỗi ngày.
– 66 người di cư trung bình mỗi ngày.
Vậy ước tính dân số Nhật Bản sẽ giảm trung bình 1.166 người mỗi ngày trong năm 2020.
Hiện tại số người từ 65 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao ở Nhật, trong khi đó số người trong độ tuổi từ 14 trở xuống tiếp tục có xu hướng giảm mạnh. Vấn đề này đã diễn ra ở Nhật Bản khá lâu và ngày càng nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng già hoá dân số ở Nhật bản
– Nguyên nhân hàng đầu đó là do thiếu ổn định về kinh tế: Tuy Nhật Bản là một nước có nền kinh tế hàng đầu, tỷ lệ người dân thất nghiệp khá thấp. Nhưng gần đây tỷ lệ công việc không ổn định càng nhiều, cộng với áp lực toàn cầu hoá bắt buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm bớt nguồn nhân sự. Vì thế nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng thất nghiệp và không có khả năng nghĩ đến việc lập gia đình.
– Tỷ lệ không muốn kết hôn tăng: Trước đây tỷ lệ kết hôn và sinh con trước tuổi 30 khá là cao. Nhưng hiện tại tỷ lệ này đã suy giảm. Càng lúc càng có nhiều người không muốn kết hôn, cho nên đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ trẻ em giảm mạnh trong những năm gần đây.
– Kết hôn muộn và sinh muộn: Hiện tại có rất nhiều bạn mong muốn kết hôn muộn, bởi vì các bạn điều mong muốn phải có được sự nghiệp và kinh tế ổn định. Chính điều đó đã dẫn đến kết hôn và sinh con muộn, thì dẫn đến tỷ lệ sinh con thứ 2 và thứ 3 rất thấp.
3. Những ảnh hưởng của vấn đề già hoá dân số đối với nhật Bản
– Kinh tế suy giảm: Chính Phủ Nhật Bản phải sử dụng nhiều ngân sách cho các chương trình phúc lợi xã hội, chính điều này đã làm cho cơ cấu tài chính quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Lỗ hổng giữa các thế hệ ngày càng gia tăng: Do nhiều người già có ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực chính trị nên chính sách quốc gia sẽ chú ý nhiều hơn tới các chương trình phúc lợi xã hội như y tế, lương hưu… Điều này đã làm dấy lên làn sóng phản đối từ các thế hệ trẻ, đe dọa đến sự thống nhất vốn có trong xã hội Nhật Bản.
– Địa vị trên quốc tế suy giảm.
4. Những giải pháp nhằm giải quyết tình trạng già hoá dân số và cải thiện nền kinh tế
– Gia tăng tỷ lệ sinh nở ở Nhật Bản: Giới trẻ ở Nhật hiện tại đang có xu hướng kết hôn muộn, bởi vì không đủ điều kiện kinh tế. Vậy trước hết để gia tăng tỷ lệ sinh nở, Nhật Bản cần giải quyết vấn đề việc làm cho các bạn trẻ, nhằm cải thiện cuộc sống từ đó gia tăng độ tuổi kết hôn.
– Nhật Bản cần gia tăng xây dựng các hệ thống y tế, dịch vụ chăm sóc cho trẻ em, thay vì cứ chú trọng quá nhiều cho người cao tuổi.
– Có nhiều biện pháp giúp phụ nữ và người già tham gia vào quá trình lao động thông qua việc cải thiện môi trường làm việc và môi trường xã hội.
– Phải có những biện pháp nhằm thu hút nguồn lao động nước ngoài đến làm việc và cống hiến. Nếu thu hút được đội ngũ tri thức trình độ cao, Nhật Bản sẽ có nhiều chương trình thúc đẩy kinh tế cũng như các lĩnh vực khác, và khi đó vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế cũng được cải thiện với những đóng góp xứng đáng.
Không chỉ riêng gì Nhật Bản mà các nước khác trên thế giới cũng đang dần dần rơi vào tình trạng già hoá dân số này. Các nước càng đẩy mạnh thêm nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Mong rằng bài viết này đã cập nhật cho các bạn được những thông tin hữu ích.
Già Hóa Dân Số Nhật Bản
Qua các phương tiện truyền thông, được biết vấn đề già hóa dân số ở Nhật rất nhiều nhưng khi tận mắt nhìn thấy người già lao động ở Nhật Bản, tôi mới cảm nhận sâu sắc thực tế này. Đây cũng là bài học cho Việt Nam khi tận dụng thời kỳ “dân số vàng” và nâng cao chất lượng dân số.
Người già có thể làm mọi việc
Lái xe phục vụ đoàn nhà báo chúng tôi là bác tài xế Sato, năm nay đã 70 tuổi. Ít ai nhận ra độ tuổi thực của bác nếu không được giới thiệu bởi trông bác rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Lái xe cho chúng tôi suốt một tuần lễ, đi từ thành thị đến nông thôn, qua bao nhiêu đèo dốc rừng núi, nhất là chặng đường đến núi Phú Sĩ nhưng bác vẫn bận áo trắng sơ-vin, giày tất trắng, đặc biệt là nụ cười hiền hậu. Như mọi tài xế ở Nhật Bản, đến bữa, bác Sato ăn cơm ở nơi khác và đúng giờ thì có mặt ở xe, nhanh nhẹn sắp xếp vali cho khách.
Dọc chuyến hành trình, chúng tôi còn nhìn thấy rất nhiều người già đang làm việc ở Tokyo, Kyoto, Nagayo, Chi ba…Người thì làm lao công ở công viên, chùa chiền, người thì làm bảo vệ cho các cửa hàng, cửa hiệu, nhiều người là tài xế xe buýt, phần lớn là các cụ ông. Họ mặc trang phục chỉnh tề, tươm tất, phong thái như người trẻ.
Nguyễn Hữu Quân – hướng dẫn viên của Vietravel, người có nhiều năm sống ở Nhật Bản, cho chúng tôi biết: Do chất lượng cuộc sống tốt nên người già ở Nhật sống rất lâu và họ sống rất độc lập, không lệ thuộc con cái. Thường thì họ sống với nhau hoặc sống một mình, đi làm như người trẻ, ăn các thức ăn nhiều chất dinh dưỡng và ăn rất khỏe. Con cái họ, vì áp lực công việc nên cũng ít khi về thăm cha mẹ.
Dọc đường đến núi Phú Sĩ, nhìn thấy nhiều ngôi nhà nhỏ bỏ hoang, chị bạn đồng nghiệp hỏi và được Quân giải thích: Những người già đã sống biệt lập ở đó, có khi mất rồi hàng xóm, con cái mới biết. Cũng có những đứa con mấy năm không về thăm cha mẹ nên không ít người già đã sống trong cô đơn. Nước Nhật văn minh và hiện đại thuộc hàng đầu thế giới, nơi con người như cỗ máy làm việc suốt ngày đêm, đến giấc ngủ cũng khó trọn vẹn, vì vậy về phương diện nào đó, người già không khỏi thiếu thốn về mặt tình cảm.
Chăm lo gìn giữ môi trường sống
Người già ở Nhật Bản cũng là những người mẫu mực trong công việc và trong hành vi ứng xử với môi trường. Chính họ đã truyền đạt cho con cháu tư tưởng “dọn rác cũng là dọn sạch tâm hồn mình” theo thuyết thần đạo nên đời nối đời, người Nhật không ai vứt rác ra đường. Họ coi rác là tài nguyên, nếu có mẩu rác nào ngay lập tức nhặt lên đưa vào nhà và phân loại.
Cùng với các quyết sách của Chính phủ, đi đâu trên đất nước Nhật Bản cũng khó tìm thấy một mẩu rác. Tôi đã nhìn thấy một cụ già quét rác ở Hoàng Cung Tokyo. Cụ cặm cụi làm việc, tỉ mẩn, chỉn chu, không để ý gì đến xung quanh. Một cụ già khác ở chùa cổ Tokyo thì cẩn thận tỉa từng cành cây, nhổ từng bụi cỏ. Chính vì vậy, Nhật Bản dù có nhiều địa chỉ tâm linh, di tích danh thắng với hàng ngàn du khách viếng thăm nhưng tuyệt nhiên không một mẩu rác.
Đặc biệt, tôi để ý, như bao người trẻ khác, bác tài xế Sato không hề hút thuốc lá lúc chờ khách, nói năng rất nhỏ nhẹ. Đây cũng là hình ảnh mà tôi nhìn thấy ở bãi đỗ xe của thành cổ Osaka: Khi chờ khách, các bác tài xế già (có bác còn già hơn cả bác Sato, râu tóc bạc trắng) thường tranh thủ lấy báo ra đọc.
Giải pháp với già hóa dân số
Dân số của Nhật Bản đạt 127.162.625 người vào ngày 26/04/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Theo CNN, Nhật Bản cũng là quốc gia “siêu già” với hơn 20% dân số ở độ tuổi từ 65 trở lên. Năm 2018, dân số của Nhật đạt 124 triệu người, nhưng được dự báo sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 88 triệu người vào năm 2065. Để có thêm nguồn lực lao động, những năm qua, Nhật Bản đã có nhiều chính sách thu hút số lượng lờn lao động trẻ đến Nhật làm việc và Việt Nam là một trong số đó.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến thời điểm tháng 6/2018, người Việt Nam sống và làm việc tại Nhật Bản là 291.494 người, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2015 là 124.820 người. Với số lượng này thì Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Người Việt Nam (trong đó có Hà Tĩnh) sang Nhật làm đủ thứ nghề, từ lao động phổ thông trong các nhà máy đến phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng cửa hiệu. Lao động Việt Nam chất lượng cao rất ít ở Nhật.
Du học sinh Việt Nam cũng khá đông, thường các em đi làm thêm công việc phụ bán hàng tại các trung tâm mua sắm, phục vụ lễ tân, nấu nướng trong các nhà hàng, khách sạn. Thu nhập đủ để trang trải các chi phí học tập. Chúng tôi đã gặp các em trong các trung tâm mua sắm ở Tokyo, trong các khách sạn ở Nagayo, Kyoto…
Đang là quốc gia ở thời kỳ “dân số vàng”, Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để tạo ra nguồn lực lao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, cần tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam để tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người trẻ. Nhà nước cũng cần có chính sách thu hút nhân tài, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch để tăng năng suất lao động, cải thiện thu nhập cho người lao động.
Giáo dục ý thức, đào tạo kiến thức, kỹ năng lao động, làm tốt công tác hướng nghiệp cho người trẻ để họ có thể yên tâm ở lại làm việc và cống hiến ngay trên đất nước mình là vô cũng cần thiết. Bên cạnh đó, cần có chính sách chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là người cao tuổi để họ sống vui, sống khỏe, sống có ích, đóng góp sức mình xây dựng đất nước.
Bùi Minh Huệ
Các tin đã đưa
Bạn đang xem bài viết Hậu Quả Của Việc Già Hoá Dân Số Ở Nhật Bản: Người Cao Tuổi Cố Tình Phạm Tội Để Được An Dưỡng Tuổi Già Trong Nhà Tù trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!