Xem Nhiều 6/2023 #️ Hệ Thống Bán Lẻ Kích Cầu Tiêu Dùng Cuối Năm # Top 7 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Hệ Thống Bán Lẻ Kích Cầu Tiêu Dùng Cuối Năm # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hệ Thống Bán Lẻ Kích Cầu Tiêu Dùng Cuối Năm mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hệ thống bán lẻ kích cầu tiêu dùng cuối năm

Hệ thống siêu thị mini Vinmart tại phường An Hưng, TP Thanh Hóa. Ảnh: Tiến Xuân

Những tháng cuối năm, Sở Công Thương sẽ rà soát, đôn đốc các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại… trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện các chương trình khuyến mại, nhất là với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, nắm bắt tình hình cung – cầu, giá cả các loại hàng hóa để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp.

Những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19, đã tác động tiêu cực đến hoạt động của ngành bán lẻ. Vài tháng trở lại đây, hoạt động kinh doanh của hệ thống bán lẻ đã có phần khởi sắc. Dịp cuối năm là cơ hội để các đơn vị kinh doanh thuộc hệ thống bán lẻ tăng doanh thu. Vì vậy, các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh đang thực hiện nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2020.

Dạo quanh một số hệ thống siêu thị trên địa bàn TP Thanh Hóa, như: Siêu thị Co.opmart, siêu thị Big C, chuỗi siêu thị mini của Vinmart… chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hàng loạt các chương trình khuyến mãi, giảm giá trên nhiều sản phẩm được áp dụng ngay từ tháng đầu của quý cuối năm. Cùng với việc giảm giá đồng loạt cho các sản phẩm, các siêu thị còn đa dạng các chương trình kích cầu tiêu dùng, như: Giảm giá sản phẩm, tặng quà kèm theo sản phẩm, nhân điểm tích lũy cho các thành viên, bán hàng đồng giá, tăng thời hạn bảo hành sản phẩm với các chính sách hậu mãi tốt. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, năm nay, để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân sau ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhiều siêu thị đã có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn hàng theo hướng hạn chế các mặt hàng cao cấp có giá thành cao, như rượu, bánh nhập khẩu; đồng thời, tăng tỷ lệ các sản phẩm được sản xuất trong nước với mẫu mã đa dạng, giá cả phù hợp để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Đối với hệ thống cửa hàng bán lẻ, nhiều giải pháp để kích cầu tiêu dùng cũng đã và đang được các chủ cửa hàng áp dụng.

Tiểu thương tại chợ thị trấn Thọ Xuân nhập về nhiều loại hàng quần áo phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm của khách hàng.

Chị Đặng Thị Huệ, một tiểu thương tại chợ Tây Thành, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa, cho biết: Chị kinh doanh mặt hàng quần áo thời trang. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến sức mua giảm. Để cải thiện doanh thu, chị phải kết hợp bán hàng trực tuyến và thực hiện nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng, như: Giảm từ 30 đến 50% giá thành cho các sản phẩm lẻ size, giảm giá 5-10% và miễn phí giao hàng khi khách hàng mua từ 2 sản phẩm trở lên; đơn hàng trị giá từ một triệu đồng thì được giảm 100.000 đồng hoặc tặng kèm một sản phẩm khác.

Cùng với việc thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá, ngay từ đầu quý IV, các đơn vị kinh doanh nằm trong hệ thống bán lẻ đã chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng dự trữ để phục vụ nhu cầu của khách hàng thời gian trước, trong và ngoài tết. Đơn cử như tại Siêu thị Co.opmart, các mặt hàng tiêu dùng, như: bánh kẹo, nước giải khát, quần áo, đồ gia dụng… đã được siêu thị chuẩn bị ngay từ tháng 10, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao của khách hàng vào thời điểm cuối năm.

Theo đánh giá của Sở Công Thương: Trong các tháng cuối năm, việc đẩy mạnh hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; góp phần khôi phục tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn bình thường mới. Theo đó, nhằm kích thích mua sắm tiêu dùng, các đơn vị, cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống bán lẻ đã và đang thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, tập trung vào các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết Tân Sửu 2021. Mục đích là duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Các nhóm hàng tập trung giảm giá kích cầu gồm: nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo. Đáng chú ý, nhiều hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi bán các giỏ quà tết có mức giá tương đương hoặc thấp hơn mặt bằng giá năm 2019 để thu hút người mua.

Để tạo điều kiện cho các đơn vị trong hệ thống bán lẻ kích cầu tiêu dùng, ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia hội chợ, phiên chợ hàng Việt, những tháng cuối năm, Sở Công Thương sẽ rà soát, đôn đốc các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại… trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện các chương trình khuyến mại, nhất là với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, nắm bắt tình hình cung – cầu, giá cả các loại hàng hóa để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp.

Nhờ đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, nên những tháng cuối năm thị trường hàng hóa và dịch vụ tương đối ổn định, đáp ứng tốt mọi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng sinh hoạt của Nhân dân. Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra nhộn nhịp, hàng hóa và sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú và nguồn cung ổn định. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 11-2020 ước đạt 10.683 tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Tiến Xuân

Kích Cầu Tiêu Dùng Cuối Năm

13/09/2021 09:15;    LÊ QUÂN (thực hiện)

Đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) chủ trì đã bắt đầu thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu. Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Nam xung quanh vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) dịp Tết Trung Thu, bà Lê Thị Hồng Cẩm – Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP cho biết, đoàn liên ngành sẽ xử lý nghiêm vi phạm để bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng.

Kích Hoạt Các Sự Kiện Kích Cầu Tiêu Dùng

Sức bật từ các Tuần hàng

Cửa hàng OCOP của Đồng Tháp đã xuất hiện ở Hà Nội từ khá lâu nhưng nông sản, đặc sản Đồng Tháp chỉ thực sự “bùng nổ” khi xuất hiện tại Tuần hàng cá tra/ba sa và đặc sản Đồng Tháp vừa được khai mạc cuối tuần trước ở siêu thị Big C Thăng Long.

Chị Trần Hồng Liên (phố Trần Duy Hưng, Hà Nội) cho biết rất ngạc nhiên trước các chủng loại phong phú của các sản phẩm chế biến từ cá tra, từ sen Đồng Tháp như chả lụa cá ba sa, basa tẩm bột sốt tartar, chabokki sốt cay, basa xẻ tẩm gia vị và trà lá sen, sữa hạt sen, bánh khoai môn hạt sen… Đây dường như cũng là suy nghĩ của khá đông người tiêu dùng xuất hiện tại Tuần hàng đặc sản của Đồng Tháp.

Ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, việc cá tra/ba sa được cung cấp thường xuyên cho các bếp ăn của quân đội đã minh chứng cho thấy giá trị dinh dưỡng của loại cá này. Do đó, ông kỳ vọng, Tuần hàng này sẽ là một cầu nối hữu hiệu để cá tra/ ba sa nói riêng, các nông sản đặc sản của Đồng Tháp có thể vươn đến mọi con phố của Hà Nội, thông qua các siêu thị như Big C, Hapro, Coopmart Hà Đông…

Ngoài ra, ông Dương cũng mong muốn đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) Đồng Tháp tìm hiểu kỹ hơn thị hiếu của người tiêu dùng Thủ đô, từ đó có phương thức sản xuất, chế biến sản phẩm phù hợp với văn hóa ẩm thực vùng miền, để có thể cung ứng những sản phẩm chất lượng tốt nhất và phù hợp cho Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng giám đốc Central Retail, cũng cho rằng, các Tuần hàng chính là cầu nối hữu hiệu để cung cầu gặp nhau khi khẳng định, trong và sau mỗi Tuần hàng, sản lượng tiêu thụ của các đặc sản, nông sản vùng miền ở các hệ thống siêu thị của Central Retail đều tăng khá.

Không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng vào hệ thống siêu thị, các Tuần hàng cũng là kênh quan trọng để các DN “ít tiềm lực” làm thương hiệu có thể tiếp cận gần nhất khách hàng của mình. Ông Phan Trọng Tuệ, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Lương An, cho biết, ông thường xuyên tham gia vào các Tuần hàng để tìm những nguồn hàng chuẩn mà chưa có cơ hội giới thiệu đến người tiêu dùng để phân phối ở địa bàn Hà Nội.

“Bún gạo Jimmy rất ít người biết đến do một DN ở Bình Dương sản xuất nhưng sau khi công ty tôi tham gia các Tuần hàng, trực tiếp giới thiệu cho người tiêu dùng thì sản lượng phân phối đã tăng hơn rất nhiều lần trước đây. Ví dụ năm 2017, mỗi năm chúng tôi mới chỉ bán được khoảng 6,5 tấn bún gạo Jimmy, nhưng nhờ công tác xúc tiến quảng bá, tham gia các Tuần hàng, hội chợ này, hiện trung bình 1 tháng chúng tôi đã bán được 6,5 tấn bún gạo này” – ông Tuệ chia sẻ.

Kích hoạt các sự kiện kích cầu

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của Hà Nội rất lớn, trong khi sức sản xuất của DN trên địa bàn thành phố mới đáp ứng được 60%, sản phẩm chế biến chỉ cung cấp được khoảng 20% so với nhu cầu thị trường, riêng các sản phẩm thủy sản, hải sản đều phải thu mua từ các tỉnh và nhập khẩu… Do đó, Hà Nội thường xuyên có kế hoạch tổ chức các tuần hàng để người tiêu dùng Thủ đô có cơ hội tiếp cận nhanh nhất với các đặc sản vùng miền.

Đặc biệt, thời gian này, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, sức tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội giảm đáng kể nên các Tuần hàng chính là sự kiện kích cầu tiêu dùng hữu hiệu, nhằm tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Hà Nội. Đồng thời cũng là kênh để giúp các DN vượt khó sau đại dịch khi sản lượng xuất khẩu bị giảm trầm trọng do ảnh hưởng bởi Covid-19 trên toàn cầu.

Đó chính là lý do để Sở Công Thương Hà Nội tìm kiếm các nguồn hàng cung cấp cho Hà Nội trong thời điểm trước mắt và Tết Nguyên đán sắp tới. Hiện Sở đã lên kế hoạch tổ chức 60 sự kiện kích cầu tiêu dùng, 28 điểm bán hàng cho các tỉnh, thành từ nay đến cuối năm. Sở cũng đã gửi công văn thông báo nhận đăng ký tới Sở Công Thương của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bà Lan cũng cho biết, Hà Nội đã lên kế hoạch hỗ trợ tối đa cho các đơn vị, DN mang hàng cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô khi miễn phí mặt bằng đối với các điểm bán hàng đã có sẵn kiốt. Các DN các tỉnh, thành phố đăng ký tham gia chỉ phải đóng tiền điện, nước cho đơn vị quản lý. Ngoài ra, Sở Công Thương đang đề xuất Thành phố hỗ trợ kinh phí lắp đặt các kiốt đối với những điểm bán hàng chưa có kiốt như công viên, nhà văn hóa.

Điều lệ cuộc thi tìm kiếm tài năng Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2021

TT/ Theo Nhật Thu – chúng tôi

Nhiều Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch 6 Tháng Cuối Năm

(Chinhphu.vn) – Nhằm khôi phục hoạt động du lịch từ nay tới cuối năm, nhiều địa phương đã xây dựng các kịch bản hấp dẫn và thiết thực, trước mắt là tập trung phục hồi thị trường khách du lịch nội địa, tiếp đến là thị trường khách du lịch quốc tế.

Hà Nội thực hiện nhiều giải pháp để phấn đấu đón 11 triệu lượt khách nội địa từ nay đến cuối năm

Hà Nội phấn đấu đón 11 triệu lượt khách nội địa  

Theo các chuyên gia du lịch thế giới và Việt Nam, ngành du lịch sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi sau đại dịch COVID-19 và chỉ có thể phục hồi sau khi dịch được kiểm soát, các hoạt động kinh tế hoạt động trở lại bình thường.

Hiện nay, dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ cũng như các nước trong khu vực, trong khi đó, tại nước ta, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, do đó, thị trường du lịch nội địa có khả năng phục hồi nhanh hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố có lợi cho quá trình hồi phục của du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Chính vì thế, từ nay đến cuối năm, để khôi phục lại “ngành kinh tế không khói”, Hà Nội phấn đấu đón khoảng 10-11 triệu lượt khách du lịch nội địa, bằng cách đưa ra nhiều kịch bản thiết thực và hấp dẫn, mở ra những xu hướng mới để doanh nghiệp chuyển động và thích ứng.

Hiện nay, an toàn du lịch trở thành mối quan tâm hàng đầu của du khách, cùng với đó là xu hướng lựa chọn các điểm đến gần, du lịch ngắn ngày theo các nhóm nhỏ và du lịch cá nhân. Bởi vậy, các doanh nghiệp du lịch xây dựng tour tuyến đều lựa chọn những điểm đến an toàn, thận trọng khi đặt các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống phục vụ khách; thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch bệnh cho du khách.

Hàng loạt các điểm đến tại Hà Nội như các di tích, bảo tàng, công viên, điểm mua sắm, các cơ sở lưu trú đều thực hiện các giải pháp kích cầu, thu hút khách bằng việc giảm giá vé, giá dịch vụ, tặng quà… cùng với đó là bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho du khách.

Sở Du lịch Hà Nội cũng đã ban hành và triển khai Kế hoạch kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn thành phố năm 2020. Theo đó, Sở tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch là thế mạnh của Hà Nội gồm du lịch di sản, sinh thái, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại…  

Bên cạnh đó, ngành du lịch tiếp tục xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, văn minh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, liên kết hợp tác thu hút khách du lịch trong nước.

Du khách thả diều tại bãi tắm Bãi Sau, TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Ảnh: TTXVN

Thúc đẩy liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ

Vào ngày 28/6 tới, tại Tây Ninh, UBND tỉnh Tây Ninh và UBND TPHCM sẽ tổ chức Hội nghị liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ.

Vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL vốn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, có các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ cao cấp, du lịch, viễn thông, tài chính, ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao…

Chính vì thế, song song với liên kết phát triển với 13 tỉnh, thành ĐBSCL, TPHCM tiếp tục xây dựng kế hoạch liên kết phát triển vùng Đông Nam Bộ, trong đó có hoạt động du lịch. Với nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, vừa có rừng, có núi, có sông và biển, cùng với nền văn hóa đặc sắc, vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch.

Trong khuôn khổ hội nghị cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động kết nối giữa các địa phương và doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh kết nối hoạt động du lịch, khảo sát các điểm đến để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Quảng Ninh bảo đảm môi trường du lịch an toàn, chất lượng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh về công tác bảo đảm môi trường du lịch trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý thị trường, giá cả, vệ sinh môi trường, vệ sinh – an toàn thực phẩm, trật tự đô thị, đặc biệt là các địa phương trọng điểm về du lịch như Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Các sở, ngành chức năng bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm an toàn tại các bãi tắm du lịch, có giải pháp hiệu quả kiểm soát các bãi tắm tự phát trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, kiểm soát việc bán đúng giá đăng ký và niêm yết; nghiêm cấm mọi hành vi trục lợi, tăng giá, bớt xén dịch vụ, “chặt chém” “cò mồi”…

Quảng Ninh cũng đang xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng. Theo đó, đến năm 2025 tỉnh sẽ đón 1,7 triệu lượt khách nội địa và 1,1 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt 5.950 tỷ đồng.

Năm 2030 Quảng Ninh sẽ đón 3 triệu lượt khách nội địa và 1,8 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt 12.160 tỷ đồng. Đặc biệt, đến năm 2025 du lịch cộng đồng sẽ tạo ra 4.200 việc làm và vào năm 2030 tạo ra 9.500 việc làm.

BT (tổng hợp)

Bạn đang xem bài viết Hệ Thống Bán Lẻ Kích Cầu Tiêu Dùng Cuối Năm trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!